Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Ơn Khôn Ngoan

1 / ƠN KHÔN NGOAN

Sagesse

Cùng với Đức khôn ngoan

Mọi sự tốt lành đã đến với tôi

Nhờ tay Đức khôn ngoan

Của cải quá nhiều không đếm xuể (Kn 7,11)

GIẢI THÍCH

Cho đến lúc này đây, đối tượng mà chúng ta học hỏi chính là linh hồn trung thành tìm kiếm Thiên Chúa, nó luôn làm theo sự thúc đẩy của ơn Chúa Thánh Thần, linh hồn ấy vươn lên nhanh chóng trên cõi cao siêu của vùng đất trong lành, và chẳng mấy chốc nó đạt tới chung cục của mọi ước mơ. Khi nó tìm thấy Đấng mà nó đã kiếm tìm, với bao hăng say và kiên nhẫn, nó chiếm hữu được Người ,nó cảm nhận được sự vui thỏa, và nhắc đi nhắc lại với một niềm vui khôn tả Lời của vị hôn thê trong sách diễm tình ca :

Người tôi yêu đã thuộc trọn về tôi, và tôi thuộc trọn về Chàng (Dc 2,16).

Ơn thông hiểu đã bắt đầu cho linh hồn này sở hữu kho tàng châu báu, bằng cách cho nó bước vào sự thông hiệp rất thân tình với Thiên Chúa. Nhưng bao lâu việc sở hữu này chưa được trọn vẹn, bao lâu linh hồn đó chưa hưởng trọn niềm vui với Đấng yêu dấu, bao lâu nó chưa thể yêu Người như nó có thể yêu ở dưới đất này, thì niềm hạnh phúc của nó chưa thể trọn vẹn.

 Bao lâu linh hồn chưa hưởng trọn niềm vui với Đấng yêu dấu. Nhưng chính nhờ ơn khôn ngoan đến hoàn tất công trình của ơn thông hiểu, đặt triều thiên cho sự hoàn thiện của linh hồn đó và đổ tràn cho nó bằng những lời chúc phúc.

 Có nghĩa là : Hai ơn thông hiểu và khôn ngoan đều kết hợp chặt chẽ với nhau. Hầu như mọi lúc, 2 ơn này đi liền với nhau trong sách thánh. Người ta có thể nói rằng :

Chúa Thánh Thần không thể nhắc đến ơn này mà không gợi đến ơn kia.

Ông Moisen đã nói : Chớ gì chúng ta được ơn khôn ngoan và trí hiểu (Đnl 32,29).

Vua Đa-vít mời các tội nhân hiểu và thưởng thức những sự việc của Thiên Chúa (Tv 93,8),

Vua Salamon cũng cầu xin : Lạy Đức Chúa ! Xin cho con khôn ngoan và thông hiểu .

Thánh Phao-lô viết cho giáo đoàn Epheso :

Xin Thiên Chúa ban cho anh em tin thần khôn ngoan và minh mẫn (Ep 1,17).

Chúa Thánh Thần không làm những chuyện nửa vời, Người không bao giờ đổ xuống cho linh hồn được ơn thông hiểu, mà đồng thời không đổ xuống dầu thánh của ơn khôn ngoan, để linh hồn yêu mến chân lý mà nó chiêm ngắm, để nó thưởng thức ơn đó và làm theo. Cũng vậy, sự hoàn thiện và hạnh phúc của các thánh trên trời chính là được xem thấy Thiên Chúa trong ánh sáng vinh quang / được vui hưởng và yêu mến Người cách trọn hảo.

Cũng vậy, sự hoàn thiện và niềm hạnh phúc của một linh hồn còn ở dưới đất này, cũng chính là được chiêm ngưỡng những chân lý thần linh trong ánh sáng của ơn thông hiểu, được thưởng thức chúng và yêu mến chúng nhờ bởi dầu thánh của ơn khôn ngoan.

Chúng ta hãy bắt đầu học hỏi tội lỗi đã phạm trong quá khứ. Hãy thanh tẩy tâm hồn chúng ta bằng sự hoán về ơn khôn ngoan, nhưng trước hết chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận những cải chân thànhcầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng trí khôn chúng ta và đốt lửa mến trong lòng chúng ta.

 

I-BẢN CHẤT CỦA ƠN KHÔN NGOAN.

Người ta có thể định nghĩa ơn khôn ngoan như sau :

*Là một sự hiểu biết bằng kinh nghiệm về những sự việc của Thiên Chúa, hoặc một sự được xức dầu thiêng liêng, đem đến cho chúng ta sự hiểu biết về những sự việc của Thiên Chúa và cho ta được thưởng thức những điều tốt lành đó.

Từ ngữ Sapiens : Khôn ngoan theo Thánh Isodore đến từ tiếng La tinh -> Sapor: Lý thú.

Sự khôn ngoan Sapienti-a có nghĩa là :  sự hiểu biết lý thú.

Thánh Bê-na-do chấp nhận từ nguyên nghĩa của Thánh Isodore, nhưng ngài thêm chữ « Đức » vào từ khôn ngoan. Sự khôn ngoan có thể được gọi là Đức Khôn Ngoan, Ngài nói thế -> vì cái lý thú mà nó thêm vào cho sự khôn ngoan, cũng như một thứ gia vị thiêng liêng, khiến cho cái nhạt nhẽo khô khan của nó trở nên êm dịu và ngon lành. Như trong bài giảng của Ngài, Ngài đã nói : Tôi không nghĩ rằng người ta có thể khiển trách người đã muốn định nghĩa sự khôn ngoan mà gọi nó là : « Sự thưởng thức vị ngon của những điều tốt lành ».

Thánh Bonaventura nói : Thiên Chúa thì vô cùng tốt lành và rất hay yêu thương, và tất cả những gì đến từ Người đều tốt lành, êm dịu. Cũng vậy, khi trí thông hiểu đã bắt đầu mở ra cho sự hiểu biết về sự thật. Vị giác nội giới của linh hồn cảm thấy thích thú về những gì nó nhìn thấy và như nếm được một vị êm dịu ngọt ngào. Vì sự khôn ngoan chính là hiểu biết về tình trạng êm dịu ngọt ngào  của tình yêu.

=> Vậy có 2 việc cần chú ý trong ơn khôn ngoan :

- Trước hết là sự hiểu biết về những gì thuộc về Thiên Chúa. Nhờ ơn này mà linh hồn được tràn đầy một thứ ánh sáng trong suốt hơn, siêu việt hơn các ơn khác vốn hoàn thiện cho trí thông hiểu. Nhờ ánh sáng này mà linh hồn chiêm ngắm các chân lý, không phải một cách khó nhọc bằng các phân tích, nhưng qua sự soi dẫn của ơn hiểu biết, để đi từ những hiệu quả đến nguyên nhân, từ các tạo vật đến Đấng tạo thành.

- Chính nhờ ơn khôn ngoan này mà chúng ta thấy được và thưởng thức được Thiên Chúa êm dịu ngọt ngào biết bao.  “Vì Người đã phán, và muôn loài xuất hiện,  Người ra lệnh truyền, tất cả được dựng nên.(TV33,9)

Các bậc tiến sĩ nói : Đức khôn ngoan làm cho người ta phán đoán theo nguyên nhân cao nhất . Người khôn ngoan biết rằng : Trên mọi thứ nguyên nhân đang chuyển động theo các chiều hướng khác nhau, chỉ có một nguyên nhân cao nhất và thống trị tất cả, nó là đúng nhất và tốt đẹp nhất, không có gì thoát khỏi nó, và nó điều khiển tất cả về một mối lợi to lớn nhất.

Nguyên nhân đó không là gì khác ngoài Thiên Chúa  /

 Người ấy là kẻ khôn ngoan và khôn ngoan siêu vượt trên mọi kẻ khôn ngoan. Vì kẻ ấy phán đoán và phối hợp theo những định luật hay lý luận của Thiên Chúa -> Thánh Toma nói thế.

Bây giờ chúng ta sẽ nói về những gì ơn khôn ngoan làm cho chúng ta : Với ơn khôn ngoan, người ta dò xét mọi sự, ngay cả những chiều sâu của Thiên Chúa (1Cor 2, 10). Cha Desurmont nói : Con người trở nên giống như những Thiên thần thượng đẳng, nó nhìn thấy trong Thiên Chúa, là chính nguyên nhân của mọi sự việc.

Đức Khôn Ngoan đã được truyền thụ những hiểu biết về Thiên Chúa và chính Đức Khôn Ngoan quyết định về những công trình của Người (Kn 8,4) »

Ơn khôn ngoan đem đến cho sự hiểu biết về Thiên Chúa một vị giác tuyệt vời, một sự ngọt ngào khôn tả, một dầu thơm khôn ví và một tình yêu đắm đuối. Thánh Benado so sánh Chúa Thánh Thần là tác giả của sự khôn ngoan với con người mang đầy sáp và mật ong. Bởi vì, Ngài  nói :

Người là Đấng an ủi, không chỉ mang ánh sáng chiếu soi tinh thần, mà còn cả sự ngọt ngào làm ngây ngất con tim và lôi kéo nó đến với tình yêu trong ánh sáng. Chính nhờ ơn này mà chúng ta nhìn thấy và thưởng thức Thiên Chúa êm dịu biết chừng nào (Tv 33,9).

Thánh Banaventura nói : Ơn khôn ngoan sáng chói như mặt trời và êm dịu hơn cả mật ong.  Quan niệm này về ơn khôn ngoan đã cho chúng ta thấy sự siêu việt của nó. Nó cao quý hơn tất cả, là cùng đích mà tất cả đều phải vươn tới. Cũng như cùng đích thâu tóm tất cả các ơn khác. Nó chứa đựng và làm cho các ơn khác nên trọn hảo, như thế người ta có thể nói rằng :

 Ơn khôn ngoan cũng là ơn kính sợ Thiên Chúa cách trọn hảo, cũng là ơn đạo đức cách trọn hảo, ơn hiểu biết trọn hảo, ơn sức mạnh trọn hảo, ơn lo liệu trọn hảo, ơn thông hiểu trọn hảo.

 Mọi lợi ích đến với chúng ta là do ơn khôn ngoan, nó nắm giữ trong tay những của cải giàu sang vô kể (Kn 7,11). Chúng ta hãy xem những của cải này là gì ?

 

II- NHỮNG HIỆU NĂNG CỦA ƠN KHÔN NGOAN MANG LẠI

1/ Sự kinh hãi và ghê tởm thú vui xác thịt -> Giữa những êm ái ngọt ngào linh thiêng của ơn khôn ngoan và những êm ái độc hại của những thú vui xác thịt, có một sự khác biệt vô cùng tận. Một sự chống đối mãnh liệt còn hơn cả giữa ánh sáng và bóng tối,   giữa lửa và băng giá. Thánh Giacobe gọi những sở thích của những thú vui xác thịt là sự khôn ngoan trần tục, của súc vật và của ma quỷ.

 Hậu quả của chúng là giảm sút đạo đức và sự mù quáng của tinh thần. Thánh Phalo nói : Con người sống theo thú tính thì không thể nhận biết những gì về thần khí của Thiên Chúa. Con người có những thú vui bị biến chất bởi những ước muốn xấu xa, không còn cảm thấy hương vị tốt đẹp của cuộc đời. ***

Cái khôn ngoan thú tính đó chỉ là điên rồ trước mặt Thiên Chúa (1Cor 3,19). Đó cũng là 1 sự điên rồ trước mặt một linh hồn được Chúa phú ban cho ơn khôn ngoan. Thánh Benado nói thế :

Ơn khôn ngoan của Thiên Chúa bóp nghẹt những tình cảm xác thịt, làm nhạt nhẽo những thú vui nhục dục, thanh tẩy lý trí, chữa lành vị giác của con tim, và trả lại cho nó niềm vui chân chính. ***

Chỉ có sự khôn ngoan đích thực mới tiêu hủy được những sở thích điên rồ của xác thịt, và chữa lành con tim khỏi vết thương của những ham muốn xác thịt xấu xa (Kn 9,19)

Một khi linh hồn đã thưởng thức được hương vị ngọt ngào của ơn khôn ngoan, nó không thể thưởng thức được những hương vị nào khác, nhất là những thú vui xác thịt chỉ đem lại cho nó một sự nhờm tởm ghê gớm, nó không thể hiểu được làm sao các linh hồn được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa lại có thể tìm thấy ở đó nguồn hạnh phúc của mình. Cho nên nó cảm thấy một tình thương bao la cho các linh hồn khốn khổ này. ***

Đối với nó, được huấn giáo bằng ơn khôn ngoan vượt lên trên mọi lạc thú thô lỗ kia, nó kêu lên cùng với thánh Phaolo : Tôi coi là phân thổ mọi thú vui điên rồ của thế tục. Tôi đã bị đóng đinh vào Thập Giá của thế gian, và thế gian cũng bị đóng đinh với tôi.

Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài Thập Giá của Đức Yesus, Chúa chúng ta (Gl 6,14) vì thế Thánh Giacobe khi kể ra bốn đức tính của ơn khôn ngoan đến từ Thiên Chúa đã nói : Tiên vàn Đức khôn ngoan là sự thanh tịnh hoàn hảo, Đức tính này dẫn linh hồn đến gần Thiên Chúa (Kn 6,19-20). Và người nói thêm : Đức Khôn Ngoan không thể chấp nhận dù là một chút dơ bẩn nào ( Kn 7,25).***

2/ Sự Bình An : Thánh Augustino đã đưa ra một định nghĩa chính xác cho sự bình an : Sự bình an không là gì khác ngoài sự yên tĩnh của trật tự / Sự  yên tĩnh của trật tự. Câu nói này diễn tả rất đúng tình trạng một linh hồn được dồi dào ơn khôn ngoan. Những kẻ vô ý thức cũng đặt hạnh phúc của họ trong những sự thuộc về thế gian này. Họ cho rằng, họ cũng hưởng sự bình an, nhưng sự bình an này âm thầm bị nhiễm độc bởi sự quấy nhiễu của những đam mê, những ức chế của lòng ham muốn, những cắn rứt của tiếng lương tâm, và sau này nó sẽ được thay thế bằng những lo âu của những cái chết không lành và những tiếng khóc than của nỗi thất vọng trong hỏa ngục.

Đó không phải là sự bình an mà ơn khôn ngoan ban tặng cho linh hồn, linh hồn này cảm thấy được bám chặt vào Thiên Chúa là Đấng điều khiển mọi sự trong một trật tự hoàn hảo. Thật vậy, hạnh phúc của con người là được ở gần kề bên Chúa (Tv 72,28). Thiên Chúa không thay đổi, Người làm mọi sự cách tốt đẹp và trọn hảo.

Người cho phép có sự dữ là vì sự lành. Linh hồn nào được tràn đầy ơn khôn ngoan thì biết điều đó. Vì thế, nó luôn ở trong sự bình an và thanh thản cho dù mọi sự có vẻ đảo lộn chung quanh nó. Cho dù linh hồn đó bị bão táp và gian truân ập đến, nó vẫn không mất đi chút nào sự bình an, sự lạc quan của nó.***

Cha Desurmont nói : Trên trời, các Thánh chiêm ngắm với một sự bình an phẳng lặng, không xao xuyến, tất cả những biến cố đang xảy ra trên sân khấu của trái đất. vì họ nhìn thấy Thiên Chúa vĩ đại, đang chơi vai trò của mình trong vũ trụ và đem tất cả tới cùng đích đáng tôn thờ của Người. Nơi trần gian này, những kẻ bắt chước, những người được chọn, nghĩa là những kẻ thánh thiện cũng thông phần vào cảnh bình an kia của thiên đàng. Bởi vì, nhờ sự công chính của linh hồn họ, họ cũng nếm hưởng được những gì Đức Chúa làm.***

Đức khôn ngoan cho chúng ta được nếm hương vị ngọt ngào của Thiên Chúa và nếm hưởng hương vị của tất cả các công trình của người. Mọi sắp đặt của sự quan phòng của Người, mà chẳng còn ham muốn gì khác nữa. Chính vì thế mà sự khôn ngoan tạo nên một sự bình an quá sâu sắc và quá bền vững. Nhờ đó linh hồn chỉ còn biết thưởng thức sự an lành và hạnh phúc trong việc sống theo thánh ý Chúa.

Nó không quan tâm đến những lý do đặc biệt nó có thể có, để thích hay không thích những gì xảy đến cho nó, hay những gì được ra lệnh cho nó, nhưng nó chỉ còn thấy một lý do duy nhất :

Thiên Chúa muốn như thế, Người mong ước được như thế.

Chỉ một lý do này xoá bỏ mọi lý do khác và nó cũng không mong ước điều gì khác. Nếu không phải chỉ để làm hài lòng Đức Chúa của nó, nó không còn sợ điều gì khác, nếu không phải là làm buồn lòng Người. Nó nhìn thấy Chúa trong mọi sự và mọi sự trong Chúa. Vì nhìn thấy mọi sự trong Chúa trong trật tự và trong ý định của Người, nên nó muốn được vui thích trong mọi sự, dù cho có đắng cay, chua xót do bản tính tự nhiên của nó. Thật vậy, đời sống trần gian này là một hương vị báo trước của niềm hạnh phúc của các Thánh trên trời mà Tiên tri Isaia đã nói :

Dân ta sẽ ở trong cảnh thái bình, trong nơi ở an toàn, trong chốn nghỉ thảnh thơi (Is 32,18).

Thánh Terexa nói : Chính đây là nhà tạm của Thiên Chúa, nơi mà linh hồn người yêu quý hưởng những ngọt ngào êm ái khôn xiết. Chính nơi này mà con chim câu (giống như con chim câu của ông Noe đã thả ra từ tàu thời Hồng Thủy để thăm dò nước cạn chưa?) và nó đã bay về mang theo một nhánh ô liu, báo hiệu cho ông là nó đã gặp được một cồn đất giữa những sóng gió bão bùng của trái đất.***

3/ Sự tiến bộ trong nguyện cầu: Ơn khôn ngoan hầu như tức khắc đem linh hồn vào việc cầu nguyện chiêm ngắm, ít là cách tích cực. Thánh Phanxico De Sales coi việc nguyện gẫm qua từng mảng một, từng đối tượng có đặc tính làm cho chúng ta xúc động. Nhưng việc chiêm ngắm lại đem lại một cái nhìn đơn giản và tập trung vào đối tượng mà linh hồn yêu thích. Ôi thật hạnh phúc cho những ai sau khi đã trải qua nhiều nguyên nhân làm cho họ phải yêu mến Thiên Chúa, thì nay lại gom tất cả vào chỉ một cái nhìn, và mọi ý tưởng của họ dừng lại nơi chỉ một kết luận, và đặt tinh thần của họ vào sự đơn nhất của sự chiêm ngưỡng, theo gương của Thánh Augustino và Thánh Bruno. ***

Khi các ngài âm thầm kêu lên trong linh hồn họ, bằng một sự tán thưởng vĩnh viễn, những lời yêu thương : Ôi nhân hậu, ôi tuyệt mỹ, vẻ đẹp luôn mãi cũ xưa và luôn mới mẻ, và theo gương Thánh Phanxico, quỳ gối mà chiêm ngưỡng, suốt đêm cứ lập đi lập lại :

Lạy Thiên Chúa của con, và là tất cả của con.

Deus meus et Omnia

Cũng nhiều khi ơn khôn ngoan đem linh hồn vào sự chiêm ngắm thụ động : Một tình trạng cao cả, nơi đây linh hồn nhận lãnh ánh sáng trực tiếp từ Thiên Chúa, ngất ngây trong vẻ đẹp vô tận của sự trọn hảo của Thiên Chúa. Linh hồn đắm chìm trong chiêm ngưỡng, với một cái nhìn đơn sơ và kéo dài tận hưởng trong đó một sự an bình khôn tả và sự an ủi ngọt ngào.

Dù trọn hảo đến đâu, những ánh sáng của ơn khôn ngoan không làm biến đi bóng tối của đức Tin, bóng tối này chỉ mờ nhạt đi trước ánh quang của thị kiến vinh phúc. Nhưng niềm tin này lại quá sự trọn hảo nhờ ơn quý giá kia, đến nỗi nó trở nên trong suốt giống như một tấm voan nhẹ, qua đó linh hồn nhìn ra sự hùng vĩ, mỹ miều, lòng nhân hậu vô biên của Đấng tạo thành và toàn bộ tất cả sự trọn lành của Thiên Chúa.

Thị kiến này dù là tổng thể, nhưng cũng cho linh hồn một ý tưởng vĩ mô về Thiên Chúa. Nó càng hiểu biết Người, nó càng nhận ra điều còn lại vô cùng to lớn, là càng phải hiểu biết Người hơn nữa. Cái nhìn tổng quát trên mặt biển cho người ta thấy sức mạnh vĩ đại của nước, hơn là khi người ta chỉ nhìn dòng sông đổ ra biển, Ơn khôn ngoan nâng linh hồn lên tới việc chiêm niệm cũng vậy. Khi linh hồn chiêm ngưỡng chân lý trong nguyên nhân đầu tiên của nó vốn là Thiên Chúa. Nó không thể rời mắt ra khỏi đó mà nhìn nơi khác nữa. Cũng như tác giả sách gương phúc nói : Nó tìm thấy tất cả trong sự đơn nhất, nó đem tất cả vào sự đơn nhất, nó nhìn thấy tất cả trong đó.

Ôi ! chân lý là chính Thiên Chúa ! xin làm cho con cũng nên một với Người, nhờ lòng ưu ái vô ngần của Người. Con đã chán ngán để đọc, con mệt mỏi phải nghe biết bao sự, chỉ nơi một mình Người con tìm được mọi sự. Tất cả các tiến sĩ thông thái, tất cả các tạo vật hãy im đi trước mặt Người, chỉ một mình Người, xin hãy nói với con (50,1 câu 3.

4/ Sự gia tăng tình yêu Thiên Chúa :Tình yêu phát sinh từ hiểu biết, hiểu biết càng trọn vẹn, tình yêu càng gia tăng. Nhưng sự hiểu biết mà Thiên Chúa ban cho qua ơn khôn ngoan thì trọn vẹn hơn những gì một linh hồn có thể hiểu được ở trần gian này.

Vì sự hiểu biết này còn kèm theo hương vị của những gì là thần linh, một sự êm ái dịu dàng khôn ví. Vì thế người ta gọi nó là sự hiểu biết kinh qua trải nghiệm. Người ta biết rằng Thiên Chúa tốt lành, và phục vụ người là điều hạnh phúc vì người ta cảm thấy điều đó. Tận đáy lòng mình, người ta nếm hưởng Thiên Chúa, người ta vô cùng hạnh phúc được ở bên Người. Và  như  nếm được những giọt nước đầy khoái lạc của đại dương bao la kia. Vốn là phẩm chất của chính bản thân Người.

Ôi, sự hiểu biết qua trải nghiệm này vượt quá xa trên sự hiểu biết thuần lý. Nó khác xa với hiểu biết rằng : Mật thì ngọt, vì người ta nghe nói vậy, vì người ta đã phân tích hóa học trên nó. Biết điều đó thì khác xa với những ai đã nếm được điều đó. Cũng vậy, biết rằng Thiên Chúa thì tốt lành và Người rất xứng đáng được yêu mến, thì khác xa với việc đã được nghe Người giảng thuyết, cũng là khác xa khi ta đọc về người trong các sách vở và hiểu biết Người, cảm nghiệm được Người trong thẳm sâu cõi lòng mình. Trong chiêm niệm và trong rước lễ, qua những tâm sự thân tình và những thông điệp dịu êm với Người.

Đã có biết bao những nhà thần học lỗi lạc, những giáo sư nổi tiếng của các Đại chủng viện hay các Đại học, với những kiến thức sâu rộng về Thiên Chúa và về các hoàn thiện của Người. Nhưng lại hoàn toàn xa lạ với việc cầu nguyện và ngay cả không thể ở trong tình trạng thân mật với Chúa trong một khắc đồng hồ.

Trong khi người ta vẫn gặp được các linh hồn đơn sơ, không một chút chữ nghĩa nhưng lại có được những lạc thú trong cầu nguyện. Họ thèm khát cầu nguyện và rước lễ. Họ nếm hưởng ở đó những dịu dàng khôn ví. Họ quên mọi sự ở dưới đất này, họ quên chính bản thân mình để chỉ còn chìm đắm trọn vẹn trong thần tính và mất hút đi trong đó cách vô cùng hạnh phúc.

Một hôm chân phước Gilles, một sư huynh I-ai nói với Thánh Bonaventura : Con thấy các Ngài hạnh phúc dường nào, các bậc thông thái, vì các Ngài được Chúa ban biết bao ơn phúc, để sử dụng chúng trong việc phục vụ Thiên Chúa. Trong khi chúng con đây, Gia tài của chúng con là sự ngu si, dốt nát và nghèo nàn.

 Chúng con chẳng làm được gì để làm vinh danh Thiên Chúa. Thánh Bonaventura đã trả lời : Hỡi người anh em, hãy biết rằng ơn mà Thiên Chúa ban cho anh được yêu mến Người đã đủ để phục vụ Người còn đẹp lòng Người hơn cả những người thông thái nhất có thể làm.

--Nhưng thưa cha ! làm sao một kẻ dốt nát, nghèo hèn như con lại có thể yêu mến Chúa bằng một người thông minh, sáng suốt ?

--Có chứ, thưa anh, người đó có thể và ngay cả một người phụ nữ đơn sơ, ngu dốt cũng có thể yêu mến Chúa cách trọn hảo hơn cả một tiến sĩ rất thông thái và sáng suốt. Và lúc đó, anh sư huynh tốt lành đó, lòng đầy một niềm hăng say tươi mới vội chạy đến một khu vườn sát bên thành phố, rồi anh hết sức hô to lên :

-- Hỡi những bà đơn sơ và ngu dại, hãy yêu Chúa Yesus Ki-tô, rồi các bà sẽ trở nên tốt lành, hoàn thiện và đẹp lòng Thiên Chúa còn hơn cả sư huynh Bonaventura. Sau đó, anh chìm đắm trong một sự khoái lạc suốt 3 tiếng đồng hồ.

Cha sở xứ ARS nói : Nếu không phải là Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta, chúng ta có cố gắng đến mấy cũng chẳng làm được gì. Sẽ không có chất lượng, cũng chẳng có hương vị gì trong tất cả những gì chúng ta làm. Nhưng nếu là Chúa Thánh Thần, thì đó lại là một sự ngọt ngào êm ái… đến chết được vì sung sướng. Một linh hồn sống trong Chúa Thánh Thần sẽ không bao giờ chán nản trước sự hiện diện của Chúa : từ trái tim nó toát ra lòng yêu mến …. Một linh hồn chiếm hữu được Chúa Thánh Thần, nếm được hương vị ngọt ngào trong lời cầu nguyện, đến nỗi nó thấy thời gian qua đi quá mau chóng, và nó không bao giờ để mất sự hiện diện của Chúa. Trái tim nó, trước thánh thể, trên bàn thờ, cũng như một trái nho dưới máy ép vậy.

Cha sở xứ ARS đã chú ý nhiều lần một người nông dân khốn khổ, đứng im trước nhà tạm trong nhiều giờ, mà chẳng biết đến những gì đang xảy ra chung quanh mình. Một hôm Cha sở thành lại gần và hỏi ông đang làm gì ? Ông đang nghĩ gì ? Người nông dân nghèo khó đó trả lời với một lòng đơn sơ thật đáng yêu :

-- Con ngắm Chúa, và Chúa ngắm con.

Tất cả niềm hạnh phúc của ông lúc đó là đứng trước sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa mình.

Thánh Terexa được ơn khôn ngoan tác động khi bắt đầu đọc kinh lạy Cha, bà đã ngừng lại trong suốt mấy tiếng đồng hồ ở câu : “Lạy Cha ! Chúa chúng con !”. bà không thể đọc thêm một chữ nào khác vì chỉ câu đó thôi đã làm dội lên một ánh sáng trong trí mình và đốt lên ngọn lửa yêu mến trong tâm hồn bà. Bà cứ đọc đi đọc lại câu đó và sung sướng ngọt ngào hưởng hương vị của nó.

Bà Thánh Gertrude đã lặp đi lặp lại đến một trăm sáu mươi lăm lần luôn với một hương vị mới, những lời này của Kinh Lạy Cha : “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Còn Thánh Phaxico Savie lại không ngừng kêu lên : O Altissima, O Santissima tri mitas, và Thánh Vincent de Paul nói : “Ôi Thiên Chúa tình thương, Ôi Thiên Chúa tình thương.

Làm sao không nhắc lại ở đây những lời tác giả sách Gương Phúc đặt vào miệng người tín hữu : “Ôi ! Lạy Thiên Chúa là tất cả của con, con đâu còn muốn gì hơn nữa ? Ôi Lời Chúa êm dịu, ngọt nào biết bao !” Nhưng chỉ cho những ai yêu mến Chúa chứ không phải cho thế giới này. Ôi ! Lạy Thiên Chúa là tất cả của con. Ai cảm nghiệm được Chúa thì nói sao cho đủ, nhưng chỉ nhắc đi nhắc lại thôi, đã là ngọt ngào biết bao cho kẻ yêu mến Chúa. Bởi mọi sự đều là hạnh phúc tràn trề khi Chúa hiện diện, nhưng tất cả đều là băn khoăn thao thức khi Chúa vắng mặt.

Có một sự khác biệt rất xa giữa hưởng thụ Đấng tạo thành và cái được tạo thành, giữa cái vĩnh hằng và cái hữu hạn, giữa ánh sáng thiêng liêng và ánh sáng tạm thời. Ôi ! ánh sáng vĩnh hằng, Người vượt lên trên mọi ánh sáng được tạo dựng, xin hãy xuyên qua từ trời mà xuống trên con, xin thẩm thấu vào tận đáy lòng con. Xin hãy thanh tẩy, hãy làm phỉ lòng, phỉ chí chúng con. Xin hãy soi sáng và làm cho linh hồn chúng con và mọi thế lực của nó nên sống động, hầu nó chỉ còn bám víu vào một mình Chúa, Đấng làm cho nó được thỏa lòng. Ôi, bao giờ mới đến giờ khắc mong đợi vì hạnh phúc kia. Lúc mà sự hiện diện của Người làm cho con được no thỏa và Chúa trở nên tất cả trong mọi sự cho con. Niềm vui của con chưa được trọn vẹn khi con chưa đạt được tới điều đó.

5/Sự rũ bỏ tổng quát mọi của cải thế gian,và lòng ước muốn của cải trên trời : Thánh Ignati-ô nói :Trái đất này đối với tôi là rẻ mạt khi tôi ngước mắt lên trời. Linh hồn đã nếm được những hương vị của ơn khôn ngoan cũng nói được như thế. Thánh Terexa khi ra khỏi những lời cầu nguyện cao siêu của mình, mà ở đó Bà đã cảm nghiệm được ân huệ của Thiên Chúa, đã nói : Tôi không biết phải nói đến mức nào, tôi nhận ra cái phù du và dối trá của tất cả những gì không nhắm tới việc phục vụ Thiên Chúa và đến mức nào lòng thương cảm của tôi đối với những ai không biết gì về sự thật đó. Như Đức Yesus đã nói với người phụ nữ Samaria : “Ai uống nước Tôi sẽ ban cho. Thì không bao giờ phải khát nữa”. Đấng cứu chuộc muốn nói về cái khát những thứ của cải, những thứ hạnh phúc trên trời mà một khi linh hồn đã được giải khát từ nguồn nước trong sạch của ơn khôn ngoan. Sẽ không phải khát nữa. Ôi, lạy Chúa! cùng với người phụ nữ Samari-a, chúng con cũng phải kêu lên : Xin cho con thứ nước đó, để con không phải uống thứ nước ô nhiễm của những phù vân giả trá ở đời này. Xin cho con thứ nước kia, để con có thể nói với vị tiên tri : “Tôi còn mong ước gì trên trời và dưới đất, nếu không phải là Người”. Ôi, Thiên Chúa của con! Thiên Chúa của lòng con và là phần phúc mãi của con đến muôn đời. Trong tình trạng tâm linh này, Thánh nữ Terexa còn nói : “Khi linh hồn được biết rõ ràng về chân lý, và luôn hướng về chân lý đó, thì nó coi mọi sự khác như trò trẻ con”. Ôi linh hồn ấy cảm thấy mình phải chịu biết bao cảnh nô lệ trong thân xác và cảnh khốn cùng của cuộc đời này. Nó cũng quá hiểu lý do đã làm cho Thánh Phao-lô phải van xin Thiên Chúa kéo mình ra khỏi hoàn cảnh đó. Cũng như vị tông đồ, nó cũng thốt lên Thiên Chúa tiếng nài van và xin Người giải thoát, nhưng với một tâm tình thiết tha và lòng ước muốn mãnh liệt đến nỗi nhiều khi nó như muốn chạy thoát khỏi nhà tù để bắt lấy cái tự do kia mà người ta chưa cho phép nó. Nó tự coi mình như một nô lệ bị bán đi và bị đày tới một vùng đất xa lạ, và điều làm nó đau đớn nhất là thấy chung quanh nó, người ta chỉ có một tình yêu say đắm cho cuộc đời này. Và quá ít kẻ bị đày ải như nó mà cũng rên xiết như nó, để xin được thoát khỏi cảnh tù đày của họ.

Nếu chúng ta không bám víu vào một cái gì ở trần thế này. Nếu chúng ta không đặt niềm hạnh phúc của chúng ta vào một đối tượng hay hư nát nào, lúc đó linh hồn chúng ta sẽ cảm thấy ngay sự thiếu vắng của Thiên Chúa và sự thèm khát hưởng mặt Người và đời sống đích thực mai sau. Sự thèm khát này sẽ làm dịu biết bao những sợ hãi của giờ sau hết đang đến với chúng ta. Tôi thường hay dừng lại ở suy nghĩ này : Mặc dù tôi ít yêu mến Chúa, mặc dù hạnh phúc của tôi mai sau là không chắc chắn . **Vì tôi chẳng có công nghiệp gì, nhưng chỉ cần ánh sáng kia mà Thiên Chúa đã ban cho tôi, để thường xuyên cảm thấy một sự chán ngấy ghê sợ. Là mình đang ở trong cái nơi hư vong đày ải này, thì các thánh sẽ phải cảm thấy chán ngấy đến thế nào ? vậy một Thánh Phaolo, một Thánh Madalena và biết bao thánh khác với một tình yêu Thiên Chúa cháy bỏng trong lòng, thì còn cảm thấy chán ngấy biết chừng nào ? Linh hồn thoát bỏ mọi của cải trần gian này, sẽ đưa mọi khát vọng của mình tới những của cải trên trời. Nó cháy lên niềm khao khát được chiêm ngưỡng mặt đối mặt với vẻ đẹp bất diệt, nó sẽ kêu lên : Ôi, hỡi niềm tin thánh thiêng ! chớ gì Đức Chúa cho bạn rút lui đi, để tôi được chiêm ngắm chân lý vĩnh hằng, trong cái vinh quang tròn đầy và trọn vẹn của Người. Linh hồn ấy chỉ còn biết tiêu hao trong ước muốn được thấy tấm voan trong suốt kia đang chia cách họ với Thiên Chúa sẽ rớt xuống. Đó chính là cuộc tử đạo nội tâm của mẹ lập dòng Carmelo với tâm hồn sốt mến như thiên thần, khi mẹ kêu lên -> Tôi sống nhưng tôi đang thoát sống trong ngất ngây, tôi mong chờ nơi Chúa tôi một cuộc sống quá siêu cao, đến nỗi tôi chết mất vì chưa được chết.

6/ Sự Thiên Chúa Hóa bản thể của chúng ta : Ơn khôn ngoan làm cho bản thể của chúng ta hóa thành Thiên Chúa, vì quá nhìn lên Thiên Chúa/ yêu Chúa, Nếm hưởng Chúa, mà người ta trở nên, bằng cách nào đó, giống như Người. Cũng như một cách rất tự nhiên, người ta nhập vào mình những phong tục của những người mà người ta yêu mến và sống với, và làm sao chúng ta lại không tái tạo nên hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta khi chúng ta mãi nhìn lên Người và thưởng thức vẻ đẹp cao siêu của của Người nhờ ơn khôn ngoan ? Và chính Thánh Phaolo cũng cho chúng ta hiểu về vấn đề đó khi ngài nói :

 Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu ánh vinh quang của Chúa như một tấm gương. Như vậy chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó,ngày càng rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là thần khí (1Cor 3,18). Cũng như sắt không thể ở lâu trong lò lửa mà không trở nên cũng đỏ hồng và cũng có được bản chất như lửa. Cũng vậy, linh hồn chúng ta không thể chìm lâu trong Thiên Chúa nhờ ơn khôn ngoan, mà không biến thành, có thể nói, cũng như Người !

Thiên Chúa là bản thể siêu việt, Người cai quản mọi tạo vật. Ơn Khôn ngoan gắn trái tim chúng ta vào Thiên Chúa thì  cũng nâng chúng ta lên trên mọi tạo vật. Ơn khôn ngoan khiến chúng ta vượt lên cả chính mình vì Thiên Chúa, và nếu chúng ta còn phải phục tùng các tạo vật, đó là vì Thiên Chúa muốn như vậy vì Người dấu uy quyền của Người dưới uy quyền của chúng (tạo vật).

Thiên Chúa thì bất di bất dịch, không thay đổi linh hồn được trang bị bởi ơn khôn ngoan. Cũng vậy, nó luôn bình lặng và thanh thản cũng như biển cả, chỉ dao động trên bề mặt, còn sâu dưới lòng biển thì hoàn toàn yên lặng. Linh hồn kia cũng vậy, tuy ở giữa những xáo trộn của cuộc sống, nó vẫn luôn là nó : Bình yên, tốt lành, thánh thiện. Bởi sự bình yên của nó được thiết lập trong thánh ý của Thiên Chúa.

Thiên Chúa thì không thể sai lầm, Người cũng không thể lừa dối ai. Khi người ta tuân theo sự hướng dẫn của Ơn khôn ngoan, người ta không bao giờ bị lừa dối, vì người ta chỉ muốn những gì Chúa muốn.

Thiên Chúa thì không thể phạm tội, vì Người chính là sự thánh thiện. Linh hồn nào sống dưới sự điều khiển của ơn khôn ngoan thì không thể phạm tội, Linh hồn ấy chỉ yêu thích, chỉ mong muốn được sống theo Thánh Ý Chúa. Bởi Thánh Ý của Thiên Chúa là lề luật của mọi sự thánh thiện.

Thiên Chúa thì hạnh phúc vô biên, ơn khôn ngoan làm cho chúng ta tìm được ngay ở dưới đất này niềm hạnh phúc trọn vẹn. Với ơn quý giá này, mọi ước nguyện của chúng ta đều được thành tựu. Vì người ta chỉ ước ao một điều duy nhất, đó là làm theo Thánh ý Chúa. Do đó, người ta vui sướng lãnh nhận bệnh tật, những trái ý, những buồn phiền của cuộc sống, với nụ cười trên môi, người ta đón nhận cái chết, và hơi thở cuối cùng chỉ là một hành động của tình yêu và sự vui mừng được vâng theo ý Chúa. 

Tóm lại : Nhờ ơn khôn ngoan người ta tham dự vào các thuộc tính của Thiên Chúa, người ta trở nên một bản thể đã được Thiên Chúa hóa.**

7/ Sự nên giống như Đức Ki-tô Yesus : Hệ quả tự nhiên của việc được Thiên Chúa hóa linh hồn chúng ta nhờ ơn khôn ngoan là làm cho chúng ta nên giống như Đức Ki-tô. Đây là mục đích cuối cùng của mọi việc làm của Chúa Thánh Thần trong chúng ta.

Người muốn hình thành Đức Yesus Ki-tô trong tâm hồn chúng ta. Như trước đây người đã làm trong lòng Đức trinh nữ Maria.

Hầu để chúng ta có thể nói như Thánh Phaolo : Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà chính Chúa Ki-tô sống trong tôi (Gl 2, 20).**

Ơn khôn ngoan làm cho chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa tất cả những gì Người yêu thích và tất cả những gì Người làm. Bởi Thiên Chúa lấy làm vui thích trong con của Người là Đức Yesus Ki-tô, là hình ảnh sống động của Người, là sự khôn ngoan vĩnh hằng mặc lấy bản thể như chúng ta, để dạy cho chúng ta phải sống như Người sống. Ơn khôn ngoan cũng làm cho chúng ta lấy làm vui thích trong Đức Yesus Ki-tô, chúng ta cảm nghiệm giáo lý của Người. Chúng ta vui thích noi theo gương sáng của Người, bằng mọi giá chúng ta muốn sống như Người, tái tạo hình ảnh của Người trong chúng ta cách trung thành như chúng ta có thể.

Cuộc sống của Đức Yesus Ki-tô là gì? Đó là liên tục sống theo ý Chúa Cha cách trọn hảo và yêu thương.

Từ khi sinh ra trong hang Belem, đến khi chết trên đồi Canve. Đức Yesus cũng chỉ sống theo ý Chúa Cha, Người chỉ sống và tìm làm theo ý Cha, Người không quan tâm đến chuyện gì khác. Mẹ Người sau khi đã tìm kiếm Người trong 3 ngày, đã than trách Người vì đã bỏ cha mẹ như thế, Người đã trả lời mẹ : “Sao mẹ lại tìm con, Cha-mẹ không biết con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?” (Lc 3,49). Và khi các môn đệ mời Người dùng bữa, Người đã trả lời : “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai thầy !” (Yn 4,34). Còn khi bản tính nhân loại của Người run sợ trước chén đắng đã chuẩn bị cho Người (305) thì Người kêu lên : “Lạy Cha ! Xin cho ý Cha được thực hiện chứ đừng theo ý Con”.

Nhưng nhất là khi Chúa Cha muốn Người phải chịu những đau khổ nhục nhã và cái chết thì Người lại vui hưởng và quá yêu thích Thánh Ý của Cha, Người nói : Tâm hồn con đã sẵn sàng, lạy Thiên Chúa của con, linh hồn con đã sẵn sàng (Tv 107,2). Người đã thổn thức bên cây Thánh Giá, Người đã ôm lấy nó, Người vác nó lên vai. Người chịu chết treo trên đó hoàn toàn tự nguyện, làm cho sự khôn ngoan của những nhà thông thái trên thế giới phải ngỡ ngàng, và làm cho sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa nổ tung ra (1Cor 1,24).

Sống theo gương mẫu Đấng tôn thờ này mà linh hồn yêu mến và cảm nghiệm được, lại trở nên giống Thiên Chúa nhờ ơn khôn ngoan, và chỉ còn có thể vui sướng trong Thánh Ý Thiên Chúa mà thôi. Tất cả các sự khác đối với nó là nhạt nhẽo, nó chỉ còn muốn, còn thưởng thức, còn tìm kiếm thánh ý Đấng yêu mến kia mà thôi. Nó cùng nói như Thánh Alfonso : “Ôi Thánh ý của Thiên Chúa mà con yêu quý dường nào, con yêu mến Thánh ý đó cũng như con yêu mến Chúa, bởi Thánh ý đó là Thiên Chúa”.

Cũng như Thánh Phao-lô, Thánh Alfonso noi gương Chúa Yesus trong mọi sự. Ngài vui mừng trong những tật nguyền, trong những sỉ nhục, trong những thiếu thốn, trong bắt bớ gian lao, trong đau khổ và mọi thứ lo âu chỉ vì tình yêu Đấng cứu chuộc bị đóng đinh của Ngài (2Cor 12,10).

Khi nói về những ân phúc cao cả nhất, Thánh Teraxa nói : Chúng ta đừng tưởng rằng Thiên Chúa chỉ muốn ban cho linh hồn những ơn an ủi và những điều ngọt ngào, đó là những sự sai lầm to lớn, vì ân huệ đặc biệt nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho ta ở đời này : Chính là biến cuộc đời chúng ta nên giống như Người con rất yêu quý của Người đã trải qua ở dưới đất này. Và tôi cũng tin chắc rằng : Khi Người ban cho chúng ta những ân huệ đặc biệt đó, thì đồng thời Người cũng ban thêm sức mạnh để chúng ta có thể chịu đựng được những đau khổ giống như Con của Người. Mà thật vậy, chúng ta luôn thấy những ai cũng giống như Chúa Yesus Ki-tô, thì càng phải chịu nhiều đau khổ hơn.

Vậy đây là hiệu quả cuối cùng và cao cả nhất của Ơn khôn ngoan, đó là biến đổi con người chúng ta nên giống Chúa Yesus Ki-tô do lòng yêu mến được chịu sỉ nhục và đau khổ.

Nếu đó là những hiệu năng của Ơn khôn ngoan thì không lạ gì trong sách Thánh có một bài ca tụng thật huy hoàng về nó, và khích lệ chúng ta mau chóng đạt được ơn đó .

Hạnh phúc thay người được trí khôn ngoan cũng như kẻ được tài phán đoán, vì được ơn khôn ngoan thì hơn được bạc, được hưởng lợi ích của khôn ngoan thì  hơn được vàng. Khôn ngoan quý hơn cả trân châu, không bảo vật nào của con có thể so sánh nổi. Bên hữu khôn ngoan là trường thọ, bên tả là danh giá, giàu sang. Đường khôn ngoan là đường thú vị, nẻo khôn ngoan là nẻo bình an. Khôn ngoan chính là cây sự sống, đối với người nào nắm được khôn ngoan, giữ được khôn ngoan quả là hạnh phúc (Cn 3,13-18)

Đây là bước đầu của khôn ngoan, con sẽ được khôn ngoan tán dương ca tụng, nếu con cùng khôn ngoan gắn bó, khôn ngoan sẽ đem vinh dự lại cho con. Khôn ngoan sẽ tặng con ngọc miện huy hoàng (Cn 4,7-9).

Bây giờ chúng ta hãy nghe lời chứng của Vua Salomon về ơn khôn ngoan mà ông đã lãnh được cách quá dồi dào : Vậy tôi nguyện xin Thiên Chúa ban cho tôi sự hiểu biết. Tôi kêu cầu và Thần khí Đức khôn ngoan đã đến với tôi. Đức khôn ngoan tôi đã quý trọng còn hơn cả vương trượng ngai vàng. Tôi coi là gì so với Đức khôn ngoan, đối với tôi trân châu bảo ngọc chẳng sánh được với Đức khôn ngoan, vì vàng bạc trên cả thế giới so với Đức khôn ngoan cũng chỉ là cát, bụi, bùn đất. Tôi đã ham chuộng Đức khôn ngoan hơn sức khỏe và sắc đẹp. Đã quý Đức khôn ngoan hơn ánh sáng vì vẻ rực rỡ của Đức khôn ngoan không bao giờ tàn lụi. Nhưng cùng với Đức khôn ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi. Nhờ tay Đức khôn ngoan, của cải quá nhiều không đếm xuể. Tôi vui hưởng mọi sự tốt lành ấy vì chính Đức khôn ngoan đem chúng đến với tôi, thế mà tôi lại không biết rằng : Đức khôn ngoan là mẹ sinh ra chúng, những điều tôi đã thành tâm học hỏi được. Xin truyền đạt hết, không dè xẻn chi, tôi không hề giấu diếm của cải của Đức khôn ngoan. Đức khôn ngoan là kho báu vô tận của con người. Chiếm được Đức khôn ngoan là nên bạn hữu với Thiên Chúa, và được Người tin cậy, vì đã tiếp nhận những lời dạy dỗ, bảo ban (Kn 7,7-14).

Từ thời trai trẻ, tôi đã yêu quý và tìm kiếm Đức khôn ngoan. Tôi tìm cách cưới Đức khôn ngoan làm bạn đời, và vẻ đẹp của Đức khôn ngoan làm tôi say đắm, nguồn gốc cao sang của mình, Đức khôn ngoan làm rạng ngời vinh hiển, bởi Đức khôn ngoan luôn sống cùng Thiên Chúa. Và Chúa tể muôn loài vẫn hằng yêu quý Đức khôn ngoan. Đức khôn ngoan đã được truyền thụ những hiểu biết về Thiên Chúa và chính Đức khôn ngoan quyết định về những công trình của Người (Kn 8, 24). Thế nên tôi đã quyết định cưới Đức khôn ngoan làm người chung sống suốt đời, vì tôi biết Đức khôn ngoan sẽ khuyên bảo tôi làm điều thiện, sẽ trợ lực cho tôi khi tôi gặp buồn phiền, lo lắng. Nhờ Đức Khôn Ngoan tôi sẽ được vẻ vang giữa muôn người và dẫu còn trẻ tuổi, tôi vẫn chiếm được sự nể vì của các vị bô lão (Kn 8,9-10).

Trở về nhà tôi nghỉ ngơi bên cạnh Đức Khôn Ngoan, vì làm bạn với Đức khôn ngoan thì không bao giờ bị cay đắng, và chung sống với Đức khôn ngoan chẳng khi nào bị đau khổ mà luôn thích thú, hân hoan. Tôi gẫm suy những điều ấy và thầm nghĩ trong lòng rằng : Thân thiết với Đức khôn ngoan là được trường sinh bất tử. Làm bạn với Đức khôn ngoan là một thú vui tuyệt diệu, bàn tay Đức khôn ngoan làm ra của cải ê hề, thường xuyên tiếp xúc với Đức khôn ngoan sẽ được nên sáng suốt, bàn luận với Đức khôn ngoan sẽ được nên sáng suốt, bàn luận với Đức khôn ngoan thì tiếng tăm sẽ lừng lẫy. Bởi thế tôi đi khắp ngã đường , tìm cách lấy được Đức khôn ngoan cho riêng mình (Kn 8,16-18)

 

III- PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐỨC KHÔN NGOAN

1/ Phương pháp thứ nhất: Đức khiêm nhường : chính những người khiêm nhường mới được Đức khôn ngoan đến để thông ban cho linh hồn họ và làm giàu cho họ bằng những ân huệ của mình (Cn 9,4)

Để tận hưởng Thiên Chúa tốt lành nhờ ơn khôn ngoan. Linh hồn phải lôi kéo Người đến với mình, nhưng không gì có thể lôi kéo Người cách mạnh mẽ nhất cho bằng Đức khiêm nhường

“Thiên Chúa bảo vệ kẻ khiêm nhường, Người yêu mến và an ủi nó, Người cúi mình xuống tận nó, đổ tràn trên nó những ân huệ dồi dào, Người bày tỏ cho nó những bí mật của Người, Người mời nó và nhẹ nhàng lôi cuốn nó đến với Người.

Hãy hiền lành và khiêm nhường thì Chúa Yesus sẽ ở với bạn, được ở với Chúa Yesus là cả một thiên đàng êm ái dịu dàng” (Gương phúc)

Thiên Chúa có thói quen ban kho tàng vô giá là ơn khôn ngoan cho những linh hồn biết mình nhỏ bé khiêm nhu. Thấu hiểu nỗi khốn khổ của mình, lo buồn thống hối về những lỗi lầm đã qua của mình (Tv 18,8). Chính vì thế mà Chúa Thánh Thần nói với chúng ta : Ở đâu có khiêm nhường, ở đó có khôn ngoan” (Cn 11,2)

Ai muốn tiến tới sự khôn ngoan thật, vốn là tình yêu trọn hảo, thì người ấy phải từ bỏ mọi danh vọng, yêu thích tình trạng bị khinh khi, sỉ nhục. Nếu còn ham muốn danh vọng là còn bị nô lệ, nó vốn sản sinh ra những sự dữ vô kể. Thánh Têrêxa đã nói là Ngài kinh hãi nó, và trong cuộc đời của bà, bà đã kêu lên : Tôi đã thấy có nhiều người, nhờ bởi sự thánh thiện và những việc làm thánh thiện của họ, làm cho biết bao người phải tán tụng ngợi khen. Lạy Chúa tôi, mà tại sao họ lại không đạt tới đỉnh của sự trọn lành ? Đó là mầu nhiệm gì vậy ? Ai đã kềm giữ họ lại, và ngăn cản họ tung cánh bay lên vậy ?

Chính vì họ còn vướng víu với vài điểm danh dự khốn khổ kia và còn tệ hơn nữa là họ không muốn từ bỏ nó. Vì ma quỷ bảo đảm với họ rằng : Họ không bắt buộc phải từ bỏ nó. Nhưng xin vì tình yêu Chúa, hãy tin lời tôi. Xin hãy nghe con kiến nhỏ này vì chính Thầy chí thánh đã truyền cho tôi phải nói :

Nếu ai không chịu sửa mình vì cái lỗi đó, nó sẽ như một con sâu, tuy không làm cho cây phải chết, nhưng nó sẽ cất đi vẻ đẹp của cây, làm cho nó ra ủ rũ và trở nên độc hại cho những cây ở chung quanh nó. Nó sinh ra những trái hư thối và phải vất bỏ.

Tôi đã nói nhiều lần, chỉ vì một chút gắn bó với danh dự, cũng đủ làm nên một âm thanh lạc lõng trong bài nhạc hòa tấu, làm mất giá trị của cả dòng nhạc. Chính nó thường làm hại rất nhiều cho đời sống Ki-tô giáo. Người ta cũng có thể so sánh nó như một căn bệnh dịch tả thật sự cho những linh hồn bước đi trên con đường của kinh nguyện.

Vậy nếu chúng ta muốn có Đức khôn ngoan, chúng ta hãy thích được mọi người quên ta đi và coi ta chẳng là gì, chúng ta hãy luôn suy gẫm lời Đức khôn ngoan của Chúa Kyto nhập thể: “Hãy học ở nơi ta vì ta hiền lành và khiêm nhường ở trong lòng, và các con sẽ được nghỉ ngơi trong tâm hồn” (Mt 11, 29). Chúng ta hãy thường xuyên đọc lời kinh này :

Lạy Chúa Yesus hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin hãy làm cho lòng chúng con nên giống Trái tim Chúa”

2/ Phương pháp thứ hai: Hy sinh các giác quan, Thánh Yacobe nói : Có một sự khôn ngoan trần thế, nó là của thú vật, của ma quỷ. Hoàn toàn chống lại sự khôn ngoan đã đến từ trời cao, thứ khôn ngoan kia cho người ta hưởng thụ những châm ngôn của người đời và những thú vui của giác quan và lấy chúng làm luật lệ cho cuộc sống.

Thứ khôn ngoan giả tạo đó chỉ là điên rồ trước mặt Thiên Chúa (1Cor 3,19). Nó dẫn dắt vô số các linh hồn đi trên con đường rộng để dẫn đến vực thẳm. Bao lâu một linh hồn chưa hoàn toàn từ bỏ thứ khôn ngoan xác thịt đó, nó không thể là đền thờ cho Đức khôn ngoan ngự trị (Kn 1,4).

Thánh Phao-lô nói : Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc về xác thịt. Còn những ai sống theo thần khí, thì hướng về những gì thuộc thần khí.

Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của thần khí là sự sống và bình an.

Thật vậy, hướng đi của tính xác thịt là sự phản nghịch cùng Thiên Chúa, vì tính xác thịt không phục tùng luật của Thiên Chúa, mà cũng không thể phục tùng được. Những ai bị tính xác thịt chi phối thì không thể làm vừa lòng Thiên Chúa. Nhưng anh em không bị tính xác thịt chi phối mà được thần khí chi phối, bởi vì thần khí Thiên Chúa đang ngự trong  lòng anh em (Rm 8,5-9).

Vì thế, chính bởi sự hy sinh các giác quan và các đam mê chúng ta bước đi những bước đầu tiên trên con đường của sự khôn ngoan đích thực. Đức khôn ngoan không cư ngụ trong những linh hồn yêu chuộng xác thịt (Gióp 28,13).

Chúa Thánh Thần chỉ cho những ai chiến thắng trên bản thân, được nếm hưởng Manna của Người (Kh 2,17).

Thánh Terexa nói với các nữ tu của Ngài rằng : Thật là một điều sai lầm khi tưởng rằng Thiên Chúa sẽ cho phép ta bước vào tình thân với Người / Ngài không dành cho những kẻ yểu điệu và quá mềm lòng với bản thân. Cha sở Thánh xứ ARS nói : Trên con đường hy sinh hãm mình, chỉ có những bước đầu tiên mới thật sự khó khăn .Vì chẳng mấy chốc người ta sẽ cảm thấy một niềm an ủi và một hương thơm mà người ta không thể bỏ qua khi đã được một lần nếm hưởng vị ngọt ngào của nó. Thánh Augustino nói :

Các bạn đừng nghĩ mình sẽ mất hạnh phúc khi phải từ bỏ chính mình. Nhưng ngược lại, bởi vì người ta đã đổi những thú vui xác thịt để lấy những thú vui tinh thần, đổi những thú vui của giác quan để lấy những thú vui của lương tri.

Giữa các công việc mục vụ của Ngài, các đêm canh thức cầu nguyện, những lần ăn chay, những khổ chế đủ thứ để hành xác và biến thân xác thành nô lệ, mặc cho các sự bắt bớ mà ngài liên tục phải chịu. Vị tông đồ của các dân tộc luôn cảm thấy lòng tràn đầy một niềm an ủi thiên quốc “Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó (2 Cor 7, 4), và Ngài còn nói:

Chúc tụng Thiên Chúa là thân phụ Đức Yesus Ki-tô, Chúa chúng ta, Ngài là Cha giàu lòng từ bi lân ái và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách. Để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết nâng đỡ những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. Vì cũng như chúng ta muốn chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi (2Cor 1, 3-5).

Vậy chúng ta hãy ghê sợ mọi thứ yếu nhược và mọi đam mê nhục dục. Chúng ta đừng sợ làm cho thân xác đau đớn đôi chút, chúng ta hãy cố gắng. Tùy theo sức lực, để tiến tới sự hy sinh thánh thiện, chúng ta hãy nói với Thiên Chúa cùng với tác giả sách Gương Phúc : Ôi lạy Thiên Chúa, Đấng là sự dịu dàng khôn tả, xin biến đổi mọi an ủi của xác thịt con cho nó thành cay đắng, vì chúng làm cho con quay lưng lại với tình yêu những của cải vĩnh hằng. Và lôi kéo con đến với chúng bằng một vài của cải hiện tại và nhạy cảm.

Lạy Thiên Chúa của con, xin đừng để cho nhục dục thắng được con, xin ban cho con sức mạnh để chống lại nó / Sự kiên nhẫn để chịu đau khổ, sự vững tâm để bền đỗ. Xin ban cho con, thay vì mọi an ủi của đời này, thì con được xức dầu của Thần khí và thay vì tình yêu xác thịt, cho con được tràn đầy tình yêu của danh Thánh Chúa (50,3 câu 26 Sách Gương Phúc).

3/ Phương pháp thứ ba: Từ bỏ mọi sự và tận hiến cho Thiên Chúa. Thiên Chúa xin trái tim của chúng ta, một trái tim trọn vẹn. Chỉ với điều kiện chúng ta dâng trái tim cho Người. Người mới cho lại toàn thân Người cho ta, và cho ta được nếm hưởng vị ngọt ngào của sự hiện diện của Người.

Trong kinh thánh, Người được gọi là một Thiên Chúa hay ghen, nếu chúng ta từ chối một phần nào của trái tim chúng ta, Người cho chúng ta cảm thấy sự ghen tuông của Người một cách thật kinh khủng.

Nếu chúng ta làm buồn lòng Chúa Thánh Thần bằng những lỗi phạm của chúng ta, những bất trung cố tình và thường xuyên. Thay vì chúng ta bước vào mối thân tình với Người, Người sẽ chối bỏ chúng ta cách ghê tởm và cho chúng ta cảm thấy chán ngán trong cầu nguyện. Rồi ta sẽ chu toàn nó cách trễ nãi và nguội lạnh. Rồi sau cùng ta sẽ bỏ bê việc cầu nguyện. Nhưng, để tận hiến trọn vẹn cho Chúa, ta phải bắt đầu bằng từ bỏ mọi tạo vật. Nhất là phải từ bỏ chính mình, việc hãm xác bề ngoài chưa đủ, phải biết hy sinh trong nội tâm và nhất là hy sinh con tim mình. Như thế linh hồn mới cảm thấy hoàn toàn tự do, và không một tạo vật nào có thể kềm giữ nó, hay làm cho nó phải chậm trễ.

Tác giả Sách gương phúc nói : “Có những người sẵn sàng từ bỏ chính mình, nhưng còn một vài hạn chế, những người khác lúc đầu thì từ bỏ nhưng khi cám dỗ đến, họ đã lấy lại những gì đã từ bỏ. Hai loại người trên đây không bao giờ có thể có được một con tim tự do và trong sạch. Chúa Yesus đã nói :

Họ chỉ bước vào được sự thân tình với Ta, sau khi họ đã hoàn toàn từ bỏ và liên lỉ hy sinh bản thân mình ( Gp 50.3 câu 3).

Chúng ta hãy cân nhắc kỹ những lời sau đây của Thánh Terexa về vấn đề này: Lỗi là ở phía chúng ta mà thôi. Nếu trong một thời gian ngắn, chúng ta không nâng mình lên tới một tình yêu đích thực, nguồn mạch của mọi lợi ích. Chúng ta quá chậm chạp để tận hiến cho Thiên Chúa một cách triệt để. Việc chuẩn bị nội tâm đó nơi chúng ta còn quá xa vời so với những gì Người đòi hỏi ở nơi chúng ta.

Vì Thiên Chúa không muốn chúng ta hưởng thụ một niềm hạnh phúc quá lớn lao đến thế mà lại không phải trả cho nó một giá cao. Ở trần gian này tôi biết không có gì để có thể mua được nó. Tuy nhiên nếu chúng ta hết sức cố gắng từ bỏ mọi tạo vật, để luôn hướng về trời, những mong ước và ý tưởng của chúng ta. Và nếu, noi gương các Thánh, chúng ta hoàn toàn sẵn sàng bước theo các ngài, thì tôi dám quả quyết rằng: Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta cái kho tàng châu báu kia.   

Nhưng khi chúng ta đã dành cho Chúa gia sản và vốn liếng của chúng ta, bằng cách hoàn toàn phó thác mọi sự trong tay Người. Như vậy, chúng ta giao nộp mình cho sự khó nghèo, đây là một hành động rất đẹp lòng Chúa. Nhưng lắm lúc, chúng ta lại gieo mình vào những lo toan, những hối hả để không bị thiếu thốn gì hay có chút của để dành.

Chúng ta lo tìm những bạn bè để họ cho chúng ta những thứ đó, rồi chúng ta lại dấn thân vào những lo lắng, những nguy hiểm lớn hơn nữa. Một khi có được những thứ đó, chúng ta cũng tưởng mình đã từ bỏ mọi vinh quang của thế trần. Khi đã bước vào đời sống tu trì, hay đã bắt đầu một cuộc sống tâm linh và bước đi trên con đường trọn lành. Nhưng nếu có ai xâm phạm một chút vào cái của cải, cái vinh dự đó, chúng ta liền quên hết những gì mình đã dâng cho Chúa, rồi để lấy lại cái đó và để được nâng mình lên hơn nữa.

Chúng ta cũng chẳng lo sợ gì để tước nó khỏi tay Người. Trong khi ít là với vẻ bề ngoài, chúng ta cũng đã tôn Người lên làm chủ ý muốn của chúng ta. Và chúng ta cứ xử sự như thế trong mọi lĩnh vực khác. Ôi! thật là một cách kỳ khôi để đi tìm tình yêu Thiên Chúa như thế!.

Người ta ao ước nó, người ta khao khát một tình yêu thật trọn vẹn. Nhưng ngay lúc đó người ta vẫn giữ lại những tình cảm riêng tư của mình. Người ta chẳng làm một cố gắng nào để thực hiện ước mơ tốt lành kia, cũng chẳng hoàn tất việc cất nhắc nó lên khỏi mặt đất. Và như thế người ta còn dám muốn mình được hưởng thật nhiều niềm an ủi thiêng liêng.

Điều đó là không thể được, và những dự trữ như thế thì không phù hợp với một tình yêu đích thực. Như thế chính bởi vì chúng ta không hoàn toàn và triệt để dâng hiến bản thân chúng ta, mà Thiên Chúa không ban cho chúng ta cái kho tàng tình yêu hoàn hảo kia.

Vậy, chúng ta hãy mau chóng dâng hiến toàn thân cho Thiên Chúa và Người sẽ ban tặng toàn thân Người cho chúng ta. Chúng ta sẽ tận hưởng Người và sẽ nghỉ ngơi trong Người!

4/ Phương pháp thứ 4: Cầu nguyện và suy niệm : Mọi sự khôn ngoan đều đến từ Thiên Chúa, Huấn Ca nói như thế (Hc 1,1). Còn Vua Salamon nói : “Chính Thiên Chúa ban cho ơn khôn ngoan” (Cn 2,6). Vậy chúng ta phải xin ơn đó ở nơi Thiên Chúa. Bởi Người chỉ ban cho ai xin Người. Thánh Augustino quả quyết như vậy. Chính vì thế mà Thánh Yacobe nói với chúng ta: “Nếu ai cần ơn khôn ngoan thì hãy xin Thiên Chúa, Người sẽ ban dồi dào cho hết mọi người (Gc 1,5)” Ơn khôn ngoan là một ơn quá lớn, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tự mình mà có được. Chính Thiên Chúa mới ban được cho chúng ta, chúng ta hãy noi gương vị Thánh khôn ngoan, đã hằng xin ơn đó với Thiên Chúa.***

Tôi đã nài xin Đức Chúa và Thần khí Đức khôn ngoan đã đến với tôi (Kn 7,7) và lời cầu nguyện này của Ngài thật đầy lòng sốt mến khát khao /

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA VUA SALOMON

=> Lạy Thượng Đế của bậc tổ tiên, lạy Đức Chúa từ bi lân tuất. Chúa dùng Lời Chúa mà tác thành vạn vật, dùng sự khôn ngoan Chúa mà cấu tạo con người, để con người làm chủ mọi loài Chúa dựng nên. Và sống sao cho thánh thiện, công chính mà chỉ huy cả vũ trụ này, cùng được một tâm hồn ngay thẳng để mà phân biệt phải trái. Xin rộng ban cho con Đức khôn ngoan hằng ngự bên tòa Chúa. Xin đừng đuổi con đi mà chẳng nhận lời con. Vì thân này là tôi tớ, con của nữ tì Ngài, số phận mỏng manh, cuộc đời ngắn ngủi, việc pháp đình và lề luật, con bé bỏng có hiểu chi. Quả thế, con người ta dẫu thập toàn đi nữa mà chẳng có Đức khôn ngoan của Ngài, thì cũng kể bằng không vậy. Nhưng chính Chúa lại tuyển chọn con, làm vua của Dân Ngài, và làm người xét xử con trai, con gái của Ngài. Đức khôn ngoan ở kề bên Chúa, biết những việc Chúa làm, hiện diện khi Ngài tạo dựng thành vũ trụ, biết rõ những gì đẹp mắt Chúa và phù hợp với huấn lệnh của Ngài. Từ cõi trời thánh thiêng Chúa ngự, xin gởi Đức khôn ngoan của Ngài tới, xin phái đến từ tòa cao vinh hiển, để phù trì và đồng lao cộng khổ với con, cho con biết điều đẹp ý Chúa. Vì Đức khôn ngoan hiểu biết tất cả, sẽ khôn khéo hướng dẫn con trong việc con làm, lấy quyền năng vinh hiển mà gìn giữ con. Nhờ thế, những gì con thực hiện sẽ làm vui lòng Chúa (Kn 9,1-12).

Chúng ta hãy than thở cùng với ơn rất thánh này và lập lại cùng với tác giả sách Gương Phúc : Ôi Yesus! vị hôn phu dấu yêu của lòng tôi, ôi tình yêu rất trong sáng và là Đức Chúa rất uy quyền của mọi tạo vật. Ai sẽ cho tôi đôi cánh muôn trùng tự do để tôi bay lên tới Chúa và được nghỉ ngơi bên Người. Đến bao giờ tôi mới được hoàn toàn chăm lo cho Người, và được biết Người êm ái dịu dàng đến đâu ? Ôi Đức Chúa của tôi. Đến bao giờ tôi mới có thể được hoàn toàn nghỉ ngơi an bình trong Chúa tôi ? và được sức mạnh của tình yêu Người tràn ngập tôi, để tôi không còn nghĩ gì đến bản thân mình, mà chỉ nếm hưởng một mình Chúa tôi, trong niềm hạnh phúc khôn tả mà không phải ai cũng cảm nghiệm được.

Nếu chúng ta muốn được nhậm lời cách mau chóng và chắc chắn, chúng ta hãy xin Thiên Chúa ơn khôn ngoan qua lời cầu bàu của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà Hội Thánh đã trao tặng tước hiệu là : Ngai vàng của Đức khôn ngoan   “Sedes Sapientiae ” Chúng ta hãy nhiệt tình chăm lo việc cầu nguyện bằng tâm trí (Oraison mentale).

Thánh Têrêxa nói : Thiên Chúa chỉ ban những ơn quá cao trọng đó ở trong lời cầu nguyện , trong suy niệm. Nếu chúng ta đóng cánh cửa đó lại, tôi không biết làm cách nào Người có thể ban ơn đó cho chúng ta. Thật là vô ích thôi, Người muốn vào trong một linh hồn để có được ở nơi đó sự nghỉ ngơi hoan lạc của Người và tràn ngập linh hồn đó bằng những êm ái dịu dàng của Người. Nhưng nếu Người lại không tìm được một lối nào để vào đó. Bởi vì, với những ưu đãi như thế, Người chỉ muốn có một mình linh hồn đó thôi. Thật trong sáng và nồng cháy ngọn lửa yêu mến để đón nhận những ơn trọng đó.

Nhưng thay vì việc chuẩn bị đó chúng ta lại dựng lên những chướng ngại vật ở trên các nẻo đường đi vào linh hồn chúng ta, mà chẳng chịu lo cất bỏ chúng đi, thì làm sao Người có thể đến với chúng ta và làm sao chúng ta có thể xin Người ban những ơn huệ vô giá kia.

Thánh nữ còn nói : Nếu người ta kiên trì lo việc cầu nguyện bằng suy niệm, thì tôi sẽ được tất cả nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa., ngay cả việc chọn người làm bạn tâm giao. Trong cầu nguyện bằng suy niệm, linh hồn từ từ trở nên thân mật với Thiên Chúa. Trước hết nhờ suy nghĩ, linh hồn thẩm thấu những sự thật siêu phàm, những nguyên nhân lớn khiến nó yêu mến Thiên Chúa. Nó ham thích hành động để đáp lại tình yêu của Người, và quyết tâm phụng sự Người thật tốt. Đó là những gì người ta gọi là tìm kiếm Thiên Chúa.

Sự tìm kiếm này không phải là dễ, công việc của lý trí đòi nhiều cố gắng, phải chiến đấu chống lại những phân tâm, những khô khan nguội lạnh, những cám dỗ đủ thứ của ma quỷ. ***

Phúc thay linh hồn không để mình rơi vào cách thất vọng, và trước mọi khó khăn vẫn trung thành với việc cầu nguyện trong suy niệm. Thiên Chúa sẽ không chậm trễ đem đến cho nó những ơn cần thiết, chẳng bao lâu nó cảm thấy mình không còn phải suy nhĩ nhiều và cũng không phải lý luận gì nữa, mà chỉ còn biết yêu mến thôi. Những tình cảm yêu thương không còn khó khăn đối với nó nữa, nó điều khiển ý muốn của mình rất dễ dàng và có ngay được sự dịu ngọt của lòng mến. Chính bởi sự vươn lên như thế với lòng mến mà người ta đến gần Thiên Chúa, và các Thánh gọi đó là : “Những bước chân của linh hồn”. Được nung đốt như thế bởi ngọn lửa tình yêu Thiên Chúa, linh hồn càng quảng đại đẹp lòng Chúa trong mọi sự, và tránh làm phiền lòng Người dù trong những sự nhỏ mọn nhất. Như chiến đấu chống lại những tật xấu, hăng say chịu sỉ nhục và làm những hy sinh, hãm mình. Thiên Chúa thưởng lòng trung thành của nó và càng lôi kéo nó đến gần với Người hơn.

Lúc này linh hồn cảm thấy một chiều hướng mạnh mẽ để giảm đi số lượng của tình cảm yêu thương, đơn giản hóa nó, và ngay cả chỉ đơn giản trong tình trạng yêu thương trước mặt Người. Nếm hưởng sự hiện diện của Người, và cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì được chiếm hữu Người và hoàn toàn ở trong Người. Đó là điều người ta gọi là : “Tìm thấy Thiên Chúa và ở trong trái tim cháy bỏng của Người”. Trong sự yêu thương chú tâm như thế vào Thiên Chúa đang hiện diện, linh hồn nhận thấy như trong một tấm gương trong sáng. Những lỗi lầm và nết xấu của mình, nó liền hạ mình xuống, và với một lòng hăng say thánh thiện để tự cải thiện mình, đồng thời nó tháo gỡ khỏi tinh thần và con tim mình mọi tạo vật ở đời này, để chỉ còn bám víu vào một mình Thiên Chúa.

Tất cả những gì không phải là Thiên Chúa, nó đều cho là phù vân giả trá, nó sẽ kêu lên : Chỉ một mình Thiên Chúa, một mình Thiên Chúa thôi !

Đó là tình yêu và niềm hạnh phúc duy nhất của tôi. Tôi còn ước ao gì khác ở trên trời, còn ước muốn gì khác ở dưới đất này nữa ? Nếu không phải là Người. Ôi lạy Thiên Chúa của tôi! Người là Thiên Chúa của lòng tôi và là phần gia nghiệp đời đời của tôi (Tv 72, 25). Ôi Thiên Chúa là tất cả của tôi, một mình Chúa là đủ cho tôi rồi, nhưng chỉ muốn một mình Chúa, chỉ nếm hương vị của một mình Chúa và chỉ vui hưởng trong Chúa mà thôi. Phải chăng đó là hiệu quả rất đặt biệt của Đức khôn ngoan ?


Trở lại      In      Số lần xem: 6644
Tin tức liên quan
  • Ý NGHĨA CỦA 3 LOẠI DẦU THÁNH / GIUSE LUCA
  • Tim hiểu Ơn Kính Sợ
  • Tìm hiểu Ơn Đạo Đức
  • Tìm hiểu Ơn Sức Mạnh
  • Tìm hiểu Ơn Lo Liệu
  • Tim hiểu Ơn Hiểu Biết
  • Tìm hiểu Ơn Thông Hiểu
  • Xin 7 Ơn CHÚA THÁNH LINH
  • Tuần 9 Ngày
  • Chúng Ta Phải Làm Gì Khi Biết Có Chúa Thánh Thần?
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  2672
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11420506
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top