Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo Dân Sống Đạo - Bài 12: NGƯỜI VIỆT ĐI DỰ THÁNH LỄ

Bài số :  012

Đề tài: NGƯỜI VIỆT ĐI DỰ THÁNH LỄ

(ĐỨC CHA GIU SE VŨ VĂN THIỆN)

 

Thời gian gần đây, tôi hay để ý quan sát những người giáo dân đi lễ, để xem cách thức họ tham dự thánh lễ như thế nào, mỗi một tuần thì tôi đi 3-4 ngày trong giáo phận. Có thể đó là lễ cử hành bí tích thêm sức, có thể đó là lễ khánh thành nhà thờ, có thể là thánh lễ kỷ niệm 10 năm, 20 năm thành lập giáo xứ, có thể là thánh lễ quan thầy một ca đoàn / và khi quan sát thì tôi thấy là: có nhiều điều cần phải nói. Bởi vì cách thức dự lễ của một số người giáo dân cho thấy đức tin của họ như thế nào. Sau khi quan sát và tổng hợp các sự kiện Tôi thì có thể xếp vào 3 loại hình thức như thế này.

1. Có những người đi lễ như là đi tham dự một sự kiện xã hội / cách đây 2 ngày, tôi đi khánh thành nhà giáo lý, tôi để ý và thấy rõ lắm, có nhiều ông đi lễ, có phong bì cho vào túi, rồi đi lễ muộn, đợi khi linh mục giảng rồi mới tới, mà lại kéo ghế ra bóng cây mát mát để ngồi nói chuyện suốt trong khi tôi dâng lễ / khi lễ vừa xong thì đưa phong bì rồi vào ăn cỗ, xong rồi về. Đó là hình thức thứ nhất mà người ta tham dự một thánh lễ, giống như một sự kiện văn hóa. Y như đi khánh thành một ngôi trường, hay đi ăn tân gia tại một gia đình mà trong đầu óc họ không hề lắng đọng một tâm tình cầu nguyện và tâm tình đạo đức nào cả.

2. Một hình thức thứ 2 mà tôi thấy đó là nhiều người đi lễ muộn / nhiều người coi thánh lễ như là một việc mà mình đi cũng được mà không đi cũng được. Và họ không hề quan tâm đến nội dung của thánh lễ là gì. Bài giảng của linh mục chủ lễ là gì. Lời Chúa đọc trong thánh lễ hôm nay là gì? Đã đi muộn mà còn về sớm, thánh lễ đối với họ giống như là một công việc ngoài đời, dửng dưng, được chăng hay chớ. Tôi nói thế vì vừa rồi tôi cũng chứng kiến khi hát kinh Vinh danh, cũng có mấy người đi lại trong nhà thờ, hoặc là có mấy người mới ở ngoài bước vào.

3. Hình thức thứ ba mà tôi quan sát những người đi lễ, thì tôi thấy rằng: Người ta chẳng có chú ý gì, chẳng có tâm tình cầu nguyện gì, cho nên đi lễ thì nói chuyện búa xua. Bây giờ lại có cái điện thoại đó, các cha đang giảng mà cứ lướt điện thoại như thường. Nhất là mấy người ngồi bên ngoài / Rồi nếu là dịp lễ thêm sức, thì rất nhiều người cứ chen vào đứng gần , người nào cũng cầm cái điện thoại để chụp hình, để quay phim / Rồi trong khi tham dự thánh lễ cũng thế, nếu có nghi thức gì khác thường là họ cầm cái điện thoại lên quay phim, chụp ảnh. Vậy thì tôi đặt câu hỏi:  Những người ấy là phóng viên hay là người tín hữu đi dự lễ. Những người đưa điện thoại lên chụp hình thì chắc họ là phóng viên. Có mấy người ở xa đến dự lễ ở nhà thờ chính tòa , họ đến than phiền với tôi : Ở đây khi đi lễ, người ta nói chuyện nhiều lắm.

Thưa anh chị em thân mến, tôi quan sát một thực tế và tôi xin nhắc lại một nguyên tắc của giáo hội vẫn thường nói:

Cứ xem người ta dự lễ thế nào, thì ta kết luận đức tin của họ như vậy. Một người nào đi lễ sốt sắng đạo đức, có tâm tình cầu nguyện, thì đức tin của họ sâu sắc và chắc chắn. Còn người nào mà đi lễ biếng trễ, nói chuyện, đi đi lại lại trong nhà thờ, rồi đi muộn về sớm. Những người đó đức tin không ra gì, và khi chia sẻ những điều ấy, tôi muốn nói với anh chị em đây là một điều băn khoăn rất lớn của tôi.

Thưa anh chị em thân mến, đó là bối cảnh xã hội của miền bắc chúng ta / nó đã làm cho đức tin con người ra mờ nhạt, và coi việc phụng tự giống như một sự kiện văn hóa, một thói quen đi giải trí ,một phong tục, một tập quán, một cái gì thuần túy, hời hợt bên ngoài. Và khi nói như thế thì tôi xin gởi gắm cho anh chị em, là những người mà chúng ta hôm nay gọi họ là Giáo lý viên, những người được gọi là  Huynh trưởng. Tại sao tôi nói chữ được gọi. Bởi vì thật sự chúng ta chưa có những kiến thức cần thiết để chính thức trở thành một giáo lý viên, rồi sẽ là một cán bộ tôn giáo. Chúng ta chưa có những am hiểu và những kinh nghiệm hoạt động sâu sắc để thật sự trở thành một cán bộ tôn giáo , mà ở đây chúng ta đang là những người được chuẩn bị cho vai trò làm cán bộ tôn giáo. Chúng ta là những người được mời gọi và huấn luyện để làm cán bộ, làm Giáo lý viên mà hôm nay tại ngôi nhà thờ chính tòa này với tư cách là Giám mục giáo phận Hải Phòng, tôi ủy thác cho anh chị em, qua các Linh mục đặc trách. Tôi xin anh chị em hãy cộng tác với chúng tôi để mà dạy giáo lý, để mà truyền đạt kiến thức tín lý của giáo hội. Nhưng mà ở nơi chúng ta, đôi khi cách giữ đạo, cách tham dự thánh lễ cũng hời hợt và rơi vào một trong 3 trường hợp mà tôi vừa nhắc tới trên đây. Vì thế, thưa anh chị em thân mến , chúng ta cứ dừng lại ở một kiểu sống đức tin với thứ lý thuyết đời thường  . Chúng ta coi các cuộc rước xách, giống như một sự kiện văn hóa, chúng ta coi thánh lễ là một buổi trình diễn nghệ thuật, thì nguy hiểm vô cùng. Ở một vài nơi khi tôi về cử hành thánh lễ. Tôi thấy đội trống kèn người ta nghênh đón tôi tưng bừng ,long trọng lắm. Tôi không phủ nhận đó là cái tình quý mến mà địa phương đã dành cho tôi, và tôi rất cám ơn họ về cái tình quý mến ấy. Tôi không phủ nhận đó là dấu hiệu hữu hình của sự hiệp thông trong giáo hội và tôi cũng cảm ơn mọi người về tình hiệp thông ấy. Nhưng mà có điều thế này: Là khi họ đón tôi bằng đội trống, đội kèn rất long trọng, nhưng rồi sau đó khi tôi ra làm chủ lễ ,thì ban trống họ thu gọn trống và mang về hết, chẳng có ai ở lại dự lễ gì cả. Đội kèn vì còn ở lại thổi một hai bài ,cho nên họ còn nán lại. Nhưng mà một số những người thổi kèn ấy, trong khi tôi giảng lễ thế này thì họ đi ra ngoài hút thuốc lá…, họ giải lao. Vì thế tôi thấy đức tin của họ không có chiều sâu /  khi họ thổi một buổi kèn trong thánh lễ thì họ coi giống như là họ đang đi làm dịch vụ đám tang. Dịch vụ đám tang là thế nào ? Thưa, người ta biết lúc này thổi mội bài xong ra ngoài chơi, rồi đến chốc nữa lại vào thổi một bài nữa ,rồi lại ra ngoài chơi. Bởi vì người ta thổi kèn lấy tiền, làm để lấy tiền / cho nên lúc nào cần thì người ta mới thổi  !!

Thưa anh chị em thân mến, có rất nhiều điều mà tôi muốn chia sẻ và ngày hôm nay các cha cũng đã giúp cho anh chị em hiểu thêm một số kiến thức về tinh thần trách nhiệm của một ông cán bộ tôn giáo hay của một Giáo lý viên . Trong giáo hội cần có những giáo lý viên, những cán bộ tôn giáo để cộng tác với chúng tôi trong việc lo chuyển tải đức tin cho các thế hệ. Vì vậy khi tôi nhìn trong nhà thờ này. Tôi vui mừng vì có nhiều người có khả năng dạy giáo lý được. Nhưng cũng có những em còn bé quá, tôi nghĩ chưa chắc gì các em đó có đủ kiến thức về giáo lý. Nhưng mà hôm nay cha đặc trách quy tụ các em về đây. Nếu hôm nay các em chưa dạy giáo lý được thì phải cố gắng để mai sau dạy được. Mấy lớp giáo lý trước ,tôi thấy về đây đông lắm, nhảy nhót xong rồi đốt lửa tưng bừng lắm, lúc chia tay lại khóc sướt mướt. Xong rồi các lớp ấy khi ra về các giáo xứ, chẳng thấy họ làm được gì . Chắc chắn có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, vì không phải là đơn giản. Nhưng mà tôi muốn nói với anh chị em đang hiện diện trong ngôi nhà thờ này, là chúng tôi  rất kỳ vọng nơi anh chị em, nhất là gần đây, tôi giao cho cha Phê-rô Vũ Văn Thìn. đặc trách về giáo lý. Mấy năm trước đây tôi giao cho một cha khác, nhưng chẳng thấy cha nầy làm gì cả. Bây giờ cha Phê-rô vừa là đặc trách thiếu nhi thánh thể, vừa là đặc trách Giáo lý viên trong giáo phận .

Anh chị em thân mến. Tôi đã nói một hai lần rồi. Địa phận chúng ta năm nào cũng báo cáo sang tòa thánh: Chỉ có 850 giáo lý viên thôi . Trong khi ở các giáo phận khác, người ta có tới vài nghìn giáo lý viên. Mà trong số 850 giáo lý viên của cha Phê-rô Charnel Nguyễn Văn Hiệu đây, là người làm con số thống kê, bởi vì ngài giỏi tiếp pháp. Ngài làm bảng thống kê bằng tiếng pháp, ngài đưa cho tôi ký duyệt trước khi gởi sang tòa thánh. Tôi bảo là : sao cha vẫn cứ giữ con số 850  giáo lý viên, thì cha thư ký nói với tôi rằng: con giữ con số ấy là còn quá đấy, chứ thực tế chắc chỉ có được 500 thôi . Rất nhiều điều tôi muốn chia sẻ với anh chị em, nhưng mà đây là một thánh lễ nên chẳng nói dài dòng được. Tôi chỉ nhắc một điều mà lời Chúa hôm nay có nói với chúng ta: Chúa Giê-su đang hiện diện trong cuộc đời của chúng ta / Dạy giáo lý là nói về Chúa Giê-su, dạy giáo lý là làm cho Chúa Giê-su trở nên thân thiện, gần gũi với mọi người. Dạy giáo lý là chuyển tải giáo huấn của Chúa Giê-su đến cho mọi người. Dạy giáo lý là làm cho hình ảnh của Chúa Giê-su trở nên rõ nét hơn nơi cuộc sống và nơi gương mặt của những người Ki-tô hữu. Nhưng mà muốn dạy giáo lý cho người ta thì mình phải có kiến thức mới dạy được. Cho nên mấy khóa trước về đây nhảy nhót, ca hát, đốt lửa, dạy cách đứng lớp như thế nào, nhưng mà những người được gọi là giáo lý viên ấy chẳng biết tí gì về kiến thức giáo lý, nếu có biết thì chỉ biết rất ít, thì làm sao chuyển tải cho người khác được. Vì thế anh chị em phải học giáo lý. Chúng ta đừng vội cho mình là người có đủ rồi / chưa ăn thua gì đâu. Chúng tôi còn phải học giáo lý cơ mà . Bởi vì giáo lý là gì ? Giáo lý là một môn học để cho ta hiểu biết về Thiên Chúa, về đạo, về đức tin / mà học về Thiên Chúa thì vô cùng ,vô tận. Học về Thiên Chúa thì không bao giờ là đủ cả. Chính vì thế mà chúng ta trình bày về Đức Giê-su giống như quan niệm của các tông đồ trong bài phúc âm hôm nay: Khi thấy Chúa đi trên mặt biển thì các ông lại bảo nhau “ma kìa”. Tức là họ chưa thể xác tín rằng đấy là Chúa Giê-su. Vì thế mà các hình ảnh Chúa Giê-su của chúng ta nó cũng chỉ lờ mờ như một bóng ma. Kiến thức về đạo của chúng ta cũng chỉ lờ mờ như vậy thôi. Đương nhiên tôi cũng thưa với anh chị em: chẳng có ai mà nhìn thấy Chúa mặt giáp mặt như chúng ta nhìn thấy nhau. May ra chúng ta còn nhìn thấy Chúa lờ mờ như trong gương. Nhưng mà nếu chúng ta có lòng mến thì hình ảnh của Chúa sẽ rõ nét hơn nơi chúng ta và khi chúng ta nói về Chúa , chúng ta sẽ có đủ tự tin hơn / sẽ có sức thuyết phục với những người khác hơn . Một mẫu gương hôm nay mà chúng ta tôn vinh là chân phước Anre Phú Yên. Chân phước là bước thứ nhất được giáo hội tôn vinh, rồi sau đó mới có thể được phong thánh. Anre Phú Yên là một chàng thanh niên đã chấp nhận hy sinh tử đạo và cương quyết nêu lên một phương châm sống cho đời mình là : Tình yêu đáp lại tình yêu. Chúng ta hôm nay về đây dâng thánh lễ. Ôn lại cuộc đời của thánh nhân, ý thức mình là giáo lý viên trong giáo hội và thử nhìn lại cách thức sống đức tin của mình như thế nào. Tôi vừa mới nói một cách tổng hợp khi chúng ta có thể rơi vào 1 trong 3 trường hợp này .

_ Trường hợp thứ nhất đi tham dự thánh lễ giống như đi ăn tân gia, mang phong bì đi, ngồi gốc cây nọ nói chuyện vài câu. Ngồi chỗ kia nói chuyện vài câu, lễ xong thì ăn cỗ, rút phong bì chúc mừng và ra về / chẳng lắng đọng được thứ gì trong tâm hồn cả .

_ Trường hợp thứ hai: Người ta coi việc tham dự thánh lễ và luật giáo hội hay là những kiến thức giáo lý giống như là những chuyện thế gian. Vì thế mà họ đi lễ muộn, họ về sớm. Họ di chuyển liên tục trong nhà thờ, ngồi chỗ này một tí, ra chỗ kia một tí.

_ Trường hợp thứ ba: là họ quá khô khan, đi lễ mà cứ quay phim, chụp hình, lướt điện thoại và nói chuyện. Như thế họ cho chúng ta thấy họ có một đức tin hời hợt, và tôi  mong anh chị em đang hiện diện trong nhà thờ này khoảng 500 người, nếu 500 người hôm nay mà mọi người cùng giúp tôi chuyển tải các thông điệp mà tôi đang chia sẻ đây /chuyển tải những thao thức mà tôi đang trình bày , tới cho tất cả những người khác, thì chúng ta mới đúng là những giáo lý viên đích thực.      Tôi đang quá ước mong như vậy . Amen. **R

 

Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiện.

Giáo phận Hải Phòng.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1288
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  2481
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352785
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top