Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo Dân Sống Đạo - Bài 9: ĐƯỢC NHƯNG KHÔNG, CHO NHƯNG KHÔNG

GIÁO DÂN SỐNG ĐẠO  

 BÀI SỐ : 9

Đề tài: ĐƯỢC NHƯNG KHÔNG, CHO NHƯNG KHÔNG

 

1. Được nhưng không, cho nhưng không nghĩa là gì ? Nói tóm tắt: Những của không do công khó của mình làm ra (ví dụ như: của cải do ông bà tổ tiên để lại, những khả năng, những thuận lợi, những vật chất cho Chúa thương ban), chúng ta tự mình không làm được gì nếu không có người sinh ra nuôi nấng, dạy dỗ, giáo dục; không ai ban cho trí thông minh, không ai ban cho cơ hội thuận tiện thì chắc chắn chúng ta không làm được gì. Ngay từ từng lứa tuổi, từng thời kỳ đều có những ân nhân, những ơn ban riêng giúp cho ta trưởng thành, trở nên người hữu dụng sau này.

 

2. Thiên Chúa đã ban ơn gì cho con người ? Nếu không có bàn tay của Thiên Chúa, thì con người chỉ là hư vô, nhờ ơn Chúa thương tạo dựng nên mỗi người có một thân xác, một linh hồn. Lúc đó chúng ta chỉ mới là một thụ tạo. Con người, nếu không kể đến bậc Thiên Thần thì ở trên trái đất này, con người là tạo vật cao trọng, khôn ngoan và đẹp đẽ nhất. Nhưng cũng chỉ là thọ tạo thấp hèn, chính cái thấp hèn ấy đã đưa con người đến chỗ phạm tội, đó là tội nguyên tổ. Sau đó nhờ Thiên Chúa xót thương, sai Con Một xuống thế cứu chuộc, con người thoát án tử, và nhờ vào công nghiệp và sự chỉ dẫn của Chúa Yesus, con người có thể trở thành con nghĩa tử của Thiên Chúa. Khi xét đến đây, chúng ta thấy con người chưa có chút công cán nào.

 

3. Những ơn nào là ơn nhưng không? Tất cả đều là những ơn nhưng không. Con người không có gì ngoài sự yếu đuối, tội lỗi và sự chết. Những ơn ta nhận được từ nơi Thiên Chúa đó là: Được làm người, được có cha mẹ, có gia đình là tổ ấm, được ơn thông minh hơn các loài vật khác, có trí khôn, có chữ viết, khéo tay, có con tim khối óc ,biết tính toán, biết yêu thương, biết tôn kính, biết nhớ ơn , biết đền ơn. Và ơn cuối cùng cũng là ơn trọng nhất, đó chính là ơn được tự do. Chúa không ép buộc ta phải thờ Ngài, không ép ta chỉ làm điều lành, không ép ta phải giữ luật Chúa, có nghĩa là ta làm gì tùy ý, kể cả việc tự đi tìm lấy cái chết hay sự sống. Ta có thể làm việc mạnh hơn, giỏi hơn, tính toán hoàn chỉnh hơn, chỉ huy xuất sắc hơn, lãnh đạo tuyệt vời hơn, nhờ đó ta có thể trở nên giàu có hơn, nhiều quyền lực hơn.

 

4. Tại sao ích kỷ lại là một tội ác? Con người càng văn minh, càng co cụm, càng thực dụng, càng ích kỷ, càng độc ác hơn. Ngày hôm nay thế giới của con người đã tiến một bước khá dài trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Thế nhưng con người càng giỏi thì càng thực dụng hơn, càng ích kỷ hơn, con mắt càng tối tăm hơn, tâm trí càng mù quáng hơn. Chỉ vì họ phát minh ra rằng: Càng ích kỷ thì càng giàu có, càng ác độc thì càng quyền uy; người ta chỉ sợ kẻ ác chứ không ai sợ kẻ hiền. Ông nhà giàu đã để mặc cho anh ăn mày phải chết đói trước cửa nhà mình, ông ta sống dư dật nhưng không thèm quan tâm đến ai. Thế nhưng Thiên Chúa đã chú ý đến ông khi ông đối xử ác với anh ăn mày. Tới lúc này Thiên Chúa mới ra tay bênh vực anh ăn mày, Thiên Chúa chỉ xét xử mỗi người chính vào lúc này đây.

 

5. Ăn cắp thứ gì thì không có tội? Tại sao ? Thiên Chúa ban tài nguyên cho thế giới và coi đây như là của chung, Chúa không chia đều, để cho mạnh ai nấy làm, có người giỏi thì lấy nhiều. Người giỏi là người khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi, người dở là người chậm chạp, tối tăm, yếu đuối. Người được nhiều phải có bổn phận san sẻ cho người không có. Chúng ta nhớ lại: Khi Chúa ban Manna cho dân Do Thái, mỗi người chỉ lấy vừa đủ phần ăn của mình, nếu ai lấy dư ra không ăn hết thì nó cũng tan chảy, thối rữa / những thứ này được coi là của cải vật chất. Nếu chúng ta lấy của người khác mà không có được sự đồng ý của chủ nhân thì ta phạm tội trộm cắp / thế nhưng có một thứ ta ăn cắp lại không có tội: Đó là nếu ta ăn cắp tài liệu Kinh Thánh, tài liệu Giáo lý thì không có tội. Bởi vì chỉ có những người muốn sống tốt, muốn làm lợi ích cho Chúa, cho giáo hội thì họ mới đi ăn cắp hai thứ này.

 

6. Bổn phận của con cái Chúa phải làm gì ? Khi Biệt Phái hỏi Chúa về điều răn nào quan trọng nhất ? Chúa Yesus đã trả lời: “Kính mến Thiên Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực và yêu thương anh em như chính mình”. Yêu Chúa là tôn kính Chúa, làm cho người khác biết Chúa  / ta phải chỉ cho họ, nói cho họ biết Thiên Chúa là ai, giúp họ hiểu Thiên Chúa là đấng đáng yêu mến tôn thờ như thế nào, làm cho anh em biết Chúa và chia sẻ của cải cho họ/ chia cho họ những gì tốt đẹp mà mình đang có, tức là ta đã yêu anh em như chính mình.

 

7. Có nên phó thác việc truyền giáo cho Chúa không ? Việc truyền giáo là việc của Chúa, nhưng trước khi Chúa lên trời Chúa đã chuyển giao công tác truyền giáo nầy lại cho Giáo hội, cho các Tông Đồ tiên khởi, và lệnh truyền ấy cũng có tác dụng lên tất cả mọi người Kito hữu hôm nay, bao gồm tất cả hàng giáo sĩ và giáo dân. Vì Chúa muốn chúng ta phải làm, nên bổn phận của chúng ta là phải bảo ban nhau, dạy dỗ nhau và cùng làm hết sức mình, chúng ta không thể phó thác điều này cho Thiên Chúa, nhưng chúng ta phải cùng nhau làm.*

 

8. Những Giáo sĩ học cao hiểu rộng, là tài sản của ai? Hàng Giáo sĩ bao gồm 3 bậc: Giám mục, Linh Mục, Phó tế. Một Giáo sĩ trước hết cũng chỉ là một thụ tạo, một con người được sinh ra có gia đình, có cha mẹ, được học hành trong một môi trường tốt, đạo đức. Đây cũng là một ơn nhưng không mà Thiên Chúa ban tại gia đình, sau này khi em này lớn lên, được Cha xứ giới thiệu, được mọi người trong Giáo xứ đồng lòng ủng hộ và cầu nguyện cho em vào trong chủng viện. Khi em này được lên chức Phó tế, Linh Mục, với biết bao ơn lành Chúa ban, với biết bao lời cầu nguyện, hy sinh, giúp đỡ của mọi người, cơm của nhà chung, cũng là cơm của giáo hội do giáo dân đóng góp. Cho nên vị Giáo sĩ sau này cũng thuộc về tài sản của Giáo hội nói chung, trong đó là công sức đóng góp của mọi người. Sau này khi vị Linh Mục này được cử đi học chuyên môn ở nước ngoài cũng là do công sức của Giáo dân đóng góp, là của chung, là của Giáo hội, là của mọi người.

 

9. Bổn phận những vị đó khi thành tài rồi thì phải làm gì ? Trước hết xin nói về ơn nhưng không: Được nhưng không phải cho nhưng không, những vị đó có nợ với Chúa, có nợ với Giáo hội, có nợ với cộng đoàn địa phương; mà hễ  nợ là phải trả. Việc này đồng nghĩa với câu được nhưng không phải cho nhưng không. Những vị này khi về lại địa phương phải đem hết tất cả những gì mình học được nơi Xứ người về dạy lại cho anh em, con cháu mình tại quê nhà. Làm vậy để chi ? Để trả nợ cho Chúa, cho những người ơn của mình, nếu có viết tài liệu mình học được ,ra thành sách, thay vì có điều kiện thì phát không cho mọi người để mở mang nước Chúa, nếu không có điều kiện thì khi in sách ra phải bán với giá vừa đủ công in, tiền giấy mà thôi. Đừng nên dấu hay giữ lại làm của riêng, vì những thứ kiến thức về Chúa là của Chúa, là của Cộng đoàn, đừng đem ra kinh doanh, tự lợi hay giữ lại để lấy tiếng hoặc làm bùa hộ mạng, hay để tranh giành quyền lực trong Giáo hội. Vì nếu làm như thế không khác gì ông nhà giàu ích kỷ kia / Thiên Chúa về sau này sẽ luận tội .

 

10. Bổn phận của người Kito hữu cần phải làm gì ? Việc truyền giáo là việc chung, là món nợ Lời Chúa mà ai cũng phải trả. Hằng ngày chúng ta thường đọc Kinh Lạy Cha nhiều lần “Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến”. Người Giáo sĩ học Kinh Thánh, rao truyền lời Chúa là bổn phận, người giáo dân cũng có chung một bổn phận nhưng vì ít có cơ hội học hỏi, nên họ hiểu Kinh Thánh rất lờ mờ. Nhiều Linh Mục khi lên giảng lễ, vì không có giờ soạn bài giảng nên các ngài giảng rất khó hiểu, người giáo dân học ít, kiến thức ít, trí khôn kém khi nghe Linh Mục giảng xong, họ cũng chỉ hiểu lờ mờ, lỏm bỏm, không chính xác, thế thì làm sao có thể đem ra thực hành /Làm sao  có thể nói cho người khác hiểu được ?

 

11. Bổn phận truyền giáo thuộc về ai ? Hàng Giáo sĩ tự đào tạo các chuyên viên, sự đào tạo này do Giáo dân đóng góp của cải vật chất, những gì thuộc về Chúa hãy trả lại cho Chúa, những gì thuộc về Giáo hội phải trả về cho Giáo hội, những gì của chung là của chung / xin đừng giữ làm của riêng .  

 

12. Câu chuyện thứ nhất: Phó thác mọi sự cho Chúa. Con có một người thầy dạy tu đức, bà là nữ tu của một Dòng tu lớn. Bà năm nay đã trên 84, già yếu, không còn đi dạy nữa, bà chỉ cầu nguyện, vẫn còn làm bề trên một chi nhánh. Bà rất đạo đức và có tinh thần phó thác cao độ /Lúc sinh thời , chính vì bị chị em ganh tức, bị bề trên không ưa nên nhiều khi bà bị đưa đi những nơi xa xôi hẻo lánh /thế mà trước lúc ra đi , bề trên không cho một xu dính túi . Nhưng khi đến nơi thì bà làm tốt mọi việc, lại còn thừa tiền để lại cho người kế nhiệm. Bà nói với tôi :“chúng ta không bỏ Chúa thì Chúa không bao giờ bỏ chúng ta”. Bà đi tới đâu sửa sang dọn dẹp, xây dựng đến đó mà trong túi bà không bao giờ có tiền, bà chẳng kinh doanh, cũng chẳng lo lắng gì. Bà giữ đức khó nghèo ,rất đáng để cho mọi người noi theo / Tôi học ở bà rất nhiều, và tôi là người đàn ông duy nhất là học trò của bà, bà không nhận tôi làm học trò nhưng đã dạy tôi rất nhiều điều, và tôi luôn kính bà còn hơn một người Thầy.

 

13. Câu chuyện thứ hai: Tôi quen với một Linh Mục Dòng Don Bosco, là Dòng chuyên dạy cho các em thiếu nhi, thanh niên cơ nhỡ. Một hôm tôi hỏi Cha để xin một ít tài liệu vì tôi là biên tập viên của trang web nên muốn có chút tư liệu về giáo dục thiếu nhi để post lên trang web của mình . Cha ấy bèn trả lời: Các Cha không dám để lộ tài liệu ra bên ngoài, sợ người ta ăn cắp. Thú thật khi tôi nghe câu trả lời này mà lòng thật đau buồn, các Ngài đi tu mà còn lo lắng đến tiền bạc của cải quá / nếu như các Vị cứ đem hạt giống ra gieo vãi, Thiên Chúa sẽ cho mọc lên rồi sau đó  Ngài sai ai gặt thì tùy ý. Nếu đắn đo suy tính lợi hại như thế thì chúng ta làm gì có được hơn 130.000 người tín hữu tử đạo và làm sao chúng ta có được 118 vị Thánh Tử đạo cho Giáo hội Việt Nam.

 

14. Lời kết: Chúa Yesus đã bỏ Trời, các Tông Đồ ngày xưa đi theo Chúa, các ông cũng bỏ tất cả kể cả mạng sống của mình; thánh nữ Terexa Calculta đã làm gì với dân Ấn Độ khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ ? Người Công giáo chúng ta đang sống trong Mùa Chay, đang sống trong năm Thánh / ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí là gì ? Bác ái là lấy của mình có mà cho người khác / chia của cải mình đang có như Yakeu. Chia sẻ là chia thứ mình đang có ,đang cần mà giúp người khác / bố thí là lấy của thừa mà thảy cho người nghèo / hai cử chỉ này hoàn toàn khác nhau / Xin cho các Linh Mục biết làm gương trong mọi lĩnh vực, các vị nói được thì xin hãy làm trước / ngay cả trong lĩnh vực Kinh Thánh, Giáo lý, chuyên môn cũng vậy ; vì chúng ta ai cũng hiểu rằng : Làm điều tốt cho tha nhân cũng là làm cho chính Chúa.  Xin các ngài hãy sống quảng đại hơn nữa ,để chúng con thấy và làm theo .**R

 

Yuse luca 


Trở lại      In      Số lần xem: 2653
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  867
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406276
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top