Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

SỐNG ĐẠO MÙA VỌNG A / 2016

Luật sĩ, biệt phái là những ai,

nhiệm vụ của họ là gì? cách phân biệt họ

 

Các luật sĩ (tiếng Hípri sopherim) là những nhà thông thái thuộc thời đầu của Đền Thờ thứ hai, có nhiệm vụ dạy Luật truyền khẩu và chính thức công bố những quy định và luật lệ theo Tora. Sau này, họ là những chuyên viên chép và bảo toàn các bản văn thánh. Họ là các chuyên viên về bản văn Kinh Thánh / sau Lưu đày Babylon, họ điều hành quốc gia Do Thái. Họ nối tiếp các ngôn sứ và đi trước Phái Pharisêu. Về phương diện lịch sử, thời đại các luật sĩ bắt đầu với ông Étra, là người đã đưa dân Do Thái từ Babylon về Giuđêa vào đầu thế kỷ 5. Tên gọi sopher dẫn xuất từ động từ “đếm”: các luật sĩ đếm các con chữ của bản văn Kinh Thánh, và quan tâm giúp đọc chính xác tối đa các từ của bản văn Kinh Thánh. Sau này, tên gọi luật sĩ được áp dụng cho các chuyên viên có nhiệm vụ viết mọi bản văn thánh. Họ không làm thành một nhóm tôn giáo, nhưng là một nghề, nghề viết hay ghi chép các tư liệu. Ở đây chỉ xin dựa vào các Tin Mừng để tìm hiểu (riêng Tin Mừng Gioan không bao giờ nói đến các luật sĩ).

Thường thường các luật sĩ làm việc với các nhà lãnh đạo Do Thái (các thượng tế và kỳ mục trong Thượng Hội Đồng), do đó họ có một thứ uy quyền nào đó về chính trị và tôn giáo. Thánh Máccô giới thiệu họ như là những chuyên viên về Luật Môsê. Có một số luật sĩ thuộc phái Pharisêu, Xađốc và Êxêni. Họ được coi như là những người chống đối Đức Giêsu, nhưng Mc 12,28-34 nói đến một luật sĩ đồng ý với Đức Giêsu về điều răn thứ nhất. Thánh Mátthêu không phân biệt giữa luật sĩ và Pharisêu, nhưng cho thấy phái Pharisêu mới là kẻ thù của Đức Giêsu. Thánh Luca thường đồng hóa các luật sĩ với người Pharisêu và liên kết họ với các thượng tế và kỳ mục.

Có thể nói rằng Đức Giêsu đã gặp gỡ những loại luật sĩ khác nhau khi đi rao giảng trong miền Galilê và Giuđê. Tại Galilê, có thể Người đã tranh luận với các luật sĩ trong các làng mạc, là những người không có học vấn cao. Trong các thành phố lớn hơn như Caphácnaum, có lẽ Người đã gặp những luật sĩ có học thức hơn, hiểu biết Lề Luật và có khả năng đọc và giải thích các bản văn thánh ở nơi công cộng. Tại Giêrusalem, Đức Giêsu đã có thể gặp các luật sĩ có trình độ cao hơn nữa, đang làm việc trong chính quyền và có một vị trí xã hội khá cao, và làm lãnh đạo một số nhóm tôn giáo. Do đó, ta có thể cho rằng các luật sĩ có can dự vào việc bắt Đức Giêsu, vì có một số đang là cố vấn của Caipha.

Y phục của họ được mô tả ở Lc 20,46.

 

2. Phái Pharisêu có lẽ là phái phức tạp nhất. Vào thời Đức Giêsu, có khoảng 6.000 người Do Thái thuộc phái Pharisêu và họ thuộc 7 loại Pharisêu. Tên gọi “Pharisêu” do từ ngữ Hípri perusim, có nghĩa là những người tách biệt; do đó có lúc chúng ta gọi họ là những “người Biệt phái”. Phái Pharisêu gồm các luật sĩ, các chuyên viên Luật và cả một số tư tế nữa. Họ tổ chức thành tập thể tôn giáo với mục đích giữ cho các thành viên sống sốt sắng và trung thành với Luật. Họ là những thủ lãnh tinh thần của dân Do Thái tại đất Israel vào thời kỳ Đền Thờ thứ hai. Người ta cho rằng giáo thuyết Pharisêu bắt đầu vào thời Étra và Nơkhêmia, 5 thế kỷ trước Đức Giêsu. Étra và Nơkhêmia đã thiết lập một Do Thái giáo dựa trên Tora cho dân Do Thái tại Giuđa và toàn đế quốc Ba Tư. Nhiều người Pharisêu muốn tạo quan hệ với Đức Giêsu bằng cách mời Người dùng bữa (Lc 7,6; 11,37; 14,1). Một vài người công khai bênh vực Đức Giêsu (Lc 13,31; Ga 7,50). Tuy nhiên, một số đông kịch liệt chống đối giáo lý và bản thân Đức Giêsu. Họ có những ưu điểm là nhiệt tâm (Mt 23,15), ưu tư về sự trọn lành và trong sạch (Mt 5,20), giữ Luật Môsê tỉ mỉ, gắn bó với truyền thống khẩu truyền sống động. Nhưng có một số người quá thông hiểu luật lệ, đã giết chết giới răn của Thiên Chúa dưới những truyền thống của nhân loại (Mt 15,1-20) và khinh chê những kẻ ít học, nhân danh sự công chính của riêng họ (Lc 18,11t). Họ tránh mọi giao tiếp với những ngưới bị coi là tội lỗi. Nhưng bởi vì họ nói nhưng không sống được lý tưởng đó, nên Đức Giêsu trách họ “giả hình”.

Hiện nay tại Israel, không còn luật sĩ và người Pharisêu nữa. Hiện nay có các kinh sư (rabbin) là những nhà lãnh đạo tinh thần của dân Israel.

Tóm lại :

Luật sĩ: Là những quan chức trong hàng ngũ lãnh đạo Do Thái giáo / họ là những người giàu có gia thế thuộc giới quý tộc Do Thái. Họ chuyên học luật của Thiên Chúa để ghi chép ,giải thích và dạy dỗ dân chúng ; họ có quyền xét xử, buộc tội những ai vi phạm lề luật.

Biệt phái: Cũng là những người thuộc giới quý tộc tôn giáo, họ cũng rành luật, họ chuyên giữ luật bề ngoài, và chuyên đi rình mò bắt bẻ coi ai phạm luật thì xử phạt. Họ là công cụ để thi hành luật pháp trong đạo Chúa thời bấy giờ .

Nhưng họ nói mà không làm …..!

 

Năm xưa Chúa vẫn thường nặng lời la rầy hai hạng người này. Theo trí hiểu của con, con hiểu rằng: những người này thông giỏi luật, biết rõ lề luật, có quyền giải thích luật theo ý của họ, làm cho luật Chúa ngày càng thêm nặng nề, việc này không giúp được ai sống tốt hơn, nhưng chỉ làm cho người ta chán ngán Thiên Chúa và hiểu sai về đạo Chúa. Dân chúng lại cho rằng: Thiên Chúa của Do Thái giáo cũng không khác những vị thần ngoại lai. Ngài cũng so đo, tính toán, cũng rình mò, cũng oán phạt nếu dân chúng nếu ai lỡ sai phạm. Chính vì thế nên họ nghĩ rằng :số người đạt được hạnh phúc do Thiên Chúa của Do Thái mang lại thì không nhiều.

Theo như Kinh Thánh mô tả thì biệt phái , luật sĩ chỉ là những kẻ hám danh, ích kỷ, giả hình. Lúc nào miệng cũng nói luật Chúa, Lời Chúa, nhưng họ không thực thi mà chỉ rình mò xem lúc nào có ai lỡ vấp phạm thì họ dùng luật này để trừng trị nặng nề. Chính vì cái kiểu giải thích luật như vậy nên dân chúng cho rằng: giữ lề luật chỉ là một việc làm bó buộc, bất đắc dĩ. Vì thế dưới con mắt của công chúng thì Luật sĩ, Biệt phái không khác gì những kẻ giả hình. Dân chúng ghét thái độ sống đạo của họ, vì lúc nào lên hội đường ,họ cũng coi mình như những vị thánh, dạy người khác phải làm điều này điều nọ, chê bai trách móc những người kia giữ đạo không tốt, không đúng; còn họ thì một ngón tay cũng không muốn đụng vào / họ cũng tham lam, gây bất công , cũng dâm ô ,độc ác và luôn tìm cách bóp méo lề luật sao cho phù hợp với ý muốn và hoàn cảnh sống sai trái của họ.

Phần con là hậu bối của thời đại hôm nay, con không biết nhiều về lịch sử của Giáo hội, nhưng nhìn qua các biến cố, các sự kiện ở thời trung cổ. Con nhận thấy rằng: Giáo hội bị chia rẽ ra làm nhiều nhánh ,chính là vì các vị lãnh đạo thời hậu Tông Đồ đã không sống đúng với chân lý và lời dạy tinh tuyền của Chúa Kyto / các Ngài đã để cho chức quyền, danh vọng, tiền bạc xâm nhập vào đời sống của các Ngài, khiến cho các Giáo huấn và những lời rao giảng của các Ngài đã không thuyết phục được ai , nên từ đó mới phát sinh ra sự bất phục tùng mà điển hình là các kiểu giải thích Lời Chúa sai lệch và các kiểu sống đạo vùng miền không vâng lời ,không tuân phục  , không sống đúng tín lý của các nhóm ly giáo ,lạc giáo.

 Thật ra ở vào thời đại hôm nay, số giáo sĩ đâu có thiếu, có quá nhiều là đàng khác. Nhưng các chủ chăn thời đại hôm nay không còn nhiệt tình, không muốn xả thân như các Thừa sai năm xưa khi đi giảng đạo tại Á Châu nói chung, và tại Việt Nam nói riêng cách đây hơn 400 năm . Ngày xưa lúc thấy dân chúng đi theo đông đảo,  Chúa Gie-su cũng muốn chọn thật kỹ nên đã đưa ra điều kiện rất khó, “Ai theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập Giá mình mà theo Ta ”. Về thời sau này ,không biết Thánh Giá mà Chúa Giêsu nói trước đây là loại Thánh giá nào /có còn sù sì nặng nề như Thánh Giá mà Chúa Giê-su đã từng vác không . 

Ngày xưa Chúa Giêsu nói với những người đi theo Chúa: “Ai tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau lưng thì không xứng đáng với nước Thiên Chúa”. Nhưng con thấy rất rõ, có nhiều môn đệ cứ muốn được làm theo ý mình , muốn được ở những nơi thoải mái, sung sướng / thế thì làm sao có thể toàn tâm toàn ý để sống chết vì con chiên / làm sao dám bỏ mạng vì đoàn chiên. Các Ngài không chịu làm công tác mục vụ đầy đủ, không muốn giải tội nhiều, không muốn chăm sóc các hội đoàn / một năm chưa đi thăm giáo dân 1 lần, nếu có thăm thì cũng chỉ thăm những người giàu có, chức quyền của giáo xứ. Còn những người nghèo khác thì chẳng có được diễm phúc nầy. Bởi vậy, khi các Ngài lên tòa giảng, giáo dân ở bên dưới chỉ nghe những điều không thực tế / Nếu có kêu gọi  giáo dân đóng góp cho việc bác ái thì không biết các môn đệ có thật tâm lo cho người nghèo hay không ? Con thấy ngày xưa Chúa thường hay đến những vùng dân ngoại để rao giảng, để chữa lành, để cứu giúp, không biết ngày nay các môn đệ của Chúa có làm được những điều đó hay không, hay chỉ là hô hào cho người khác làm. Như vậy thực tế sống đạo hôm nay là gì ?

 Chúa kêu gọi mọi người phải làm ,nhưng vì Chúa chỉ nói chung chung cho nên cứ người này chỉ qua người kia, rồi rốt cuộc ai mới là người lãnh trách nhiệm thi hành ? Ngày xưa con thấy người ta hoan hô Chúa, sau đó là người ta hoan hô các Tông Đồ. Ngày nay lâu lâu mới có  một người được hoan hô, thế giới này có bao nhiêu tỷ con người mà chỉ có Thánh Martin Da đen được hoan hô, gần đây nhất thì có thánh Terexa Calcutta , ôi ! thật là quý hiếm !

 Thánh Martin là một trợ sĩ, Thánh Terexa là một nữ tu. Vậy còn các Giám Mục, các Linh Mục , các tu sĩ thánh thiện khác đâu rồi mà chúng con chưa thấy ? Các Ngài chỉ nói, chỉ giảng thôi sao ?

Ngày xưa có một vị Thánh Linh Mục coi xứ , đó là cha Thánh Gioan M. Vianney, nhưng sau này, hàng bao nhiêu thế kỷ mà chẳng thấy Giáo hội tôn phong một vị Linh Mục nào là mẫu gương của đức bác ái, là mẫu gương của các Linh Mục coi xứ nữa. Vậy chỉ có bên Pháp mới có một Linh Mục Thánh, còn bên toàn cõi Á Châu đông đảo này lại không có vị Linh Mục thánh nào sao ?

Chúa ơi, nói đến giáo dân với Lời Chúa. Xin hãy lên trang Facebook mà coi / quá đông, quá nhiều là đàng khác , đây có phải điều đáng mừng không ? Vì sao? Vì dân chúng, vì giáo dân hôm nay quá thông thạo Kinh Thánh , họ quá giỏi / ai cũng nói được, ai cũng giảng được, ai cũng thực hành được, ai cũng sống tốt, ai cũng đáng được thưởng. Vậy xin Chúa đừng buồn, vì tất cả chúng con đều đã sống Thánh, đều đã chuẩn bị sẵn sàng / xin Chúa hãy mau đến. Nếu không tin, xin Chúa hãy nhìn xuống các giáo xứ chung quanh đây / rồi Chúa sẽ thấy, nhà thờ nào cũng giăng đèn kết hoa, làm hang đá, đèn đuốc rực rỡ, đẹp hết biết luôn Chúa ơi, chúng con đã chuẩn bị đầy đủ để đón Chúa, xin Chúa hãy mau mau đến…. /

Nhưng Chúa Giêsu buồn bã trả lời:

-Đây mới chỉ là hình thức bên ngoài thôi con ơi ! Bao nhiêu năm rồi cũng chỉ là bề ngoài / còn bên trong thì ….Ta thấy vẫn thế, có khác chút nào đâu, có thay đổi gì đâu ? 

-Chúa ơi / Chúa nói thế làm chúng con xấu hổ quá .Không lẽ chúng con toàn là luật sĩ biệt phái không thôi sao ?

-.............   !!!

Lạy Chúa, chúng con xin lỗi Chúa, qua 3 ngày tĩnh tâm và một ngày lãnh ơn xá giải . Chúng con đã hiểu rất rõ về màu nhiệm Nhập thể , về tình thương mà Thiên Chúa dành cho chúng con . Cho nên mùa Giáng sinh năm nay chúng con sẽ làm lại, chúng con sẽ dọn lòng cho sạch đẹp ,trang trọng, xứng đáng hơn. Xin Chúa thương xóa tội, và giúp chúng con làm lại cho tốt hơn ,chuẩn bị mùa vọng xứng đáng hơn , để chúng con đón mừng Chúa Giáng sinh thật sự vào cõi lòng mỗi người chúng con , Amen. **R


Trở lại      In      Số lần xem: 913
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  1292
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349782
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top