Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

DẠY CON NÊN NGƯỜI

Người ta chỉ làm cha, khi người ta có con. Như thế chính nhờ đứa con mà người đàn ông trở thành cha. Chữ cha ấy phải được viết hoa nắn nót. Rồi người cha là người mang một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng thật cao cả. Người cha là người đứng mũi chịu sào, là người thuyền trưởng để lái con thuyền gia đình. 

Đấy là một trách nhiệm nặng nề. Nhưng trách nhiệm nặng nề ấy không phải tự nhiên mà có, nhưng là do Chúa đã chọn và đặt cho chức vụ ấy. Người lái con tàu phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của con tàu và tất cả những người đi trong con tàu ấy. Người lái con tàu phải biết ĐỊNH HƯỚNG cho con tàu . Thật là nguy hiểm khi con tàu khởi hành mà người thuyền trưởng không định hướng cho con tàu. Con tàu cứ thả nổi lênh đênh giữa biển khơi. Con thuyền ấy sẽ bị gió biển thổi quay tít giữa đại dương. Chẳng đại dương nào mà không đầy sóng gió. Vì thế, một trách nhiệm rất nặng vai là người thuyền trưởng phải biết chuẩn bị như thế nào cho mọi thành phần trong thuyền có thể chịu đựng và vượt qua những sóng gió ấy.

Khi làm cha, là người đàn ông đã phải chiu trách nhiệm trên các đứa con của mình. Đứa con ấy không chỉ là con của mình, mà đích thực nó còn là đứa con của Thiên Chúa nữa. Đứa con cũng là sinh vật nhỏ bé, là một mầm cây vừa nhú. Nếu được yêu thương dạy dỗ, nó có thể trở thành Thiên Thần. Nếu không được quan tâm rèn luyện, nó có thể trở thành quỷ sứ. Chính vì thế, việc dạy dỗ con cái, là trách nhiệm thứ nhất và quan trọng nhất mà cha mẹ phải làm.

Có nhiều người đàn ông nghĩ rằng: việc dạy dỗ con cái chỉ là trách nhiệm của người mẹ. Thực ra đó là trách nhiệm của cha lẫn mẹ. Trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa, Đứa con phải nhận được nơi người cha sự cứng rắn và cương quyết; phải nhận được nơi người mẹ sự hiền dịu hài hòa. Vì thế, người cha phải lưu tâm đến sự dạy dỗ con cái. Dạy con là không phải đưa ra một nguyên tắc cứng ngắc, lấy cuộc đời mình làm khuôn mẫu là uốn con cái vào cái khuôn đó. Dạy con là phải dựa theo tính tình của con để rồi uốn nắn nó, để nó phát triển tính tình đó ở những mặt tốt và loại trừ đi những mặt xấu. Vì thế, một điều cơ bản đầu tiên mà người cha phải làm là phải tìm hiểu tính tình của con. Khởi đi từ đây, sẽ tìm cách để uốn nắn. Mỗi đứa con một tâm tính, không đứa nào giống đứa nào. Vì thế, mỗi đứa con sẽ được áp dụng một cách dạy dỗ khác nhau. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc chung mà đứa con nào cũng cần được nhận lãnh, tập luyện. Thực ra mục đích chính yếu của việc giáo dục là giúp người ấy trở thành một con người tốt. Nguời tốt là người có những thói quen tốt. Vì thế, muốn là người có thói quen tốt thì việc tập cho con những thói quen tốt là điều phải để ý ,lưu tâm. Vì thế, tập quán đầu tiên mà người cha phải tập cho con là:

1. Tập cho con SỰ NGAY THẲNG.

Sự ngay thẳng là một điều cực kì cần thiết cho một đời người. Khởi đi từ sự ngay thẳng trong lời nói. Một đứa trẻ làm sai thường dùng mọi cách để che đậy hoặc né tránh. Vì thế, người cha phải thẳng thắn chỉnh sửa ngay khi thấy con luôn lấp liếm và lẩn tránh sự thật. Có những đứa trẻ hay bịa đặt hoặc bẻ cong sự thật trong những câu chuyện. Phải nhắc bảo để chúng phải nói đúng. Khi chúng nói những lời gian dối, phải cảnh cáo ngay và nếu cần phải bắt chúng xin lỗi. Điều này phải được dạy dỗ trực tiếp bằng chính thái độ của người làm cha.

Khi ông nói sai, hay mắng chửi con cái không đúng, ông phải khiêm tốn nhìn nhận mình đã sai, và xin lỗi vợ con. Hành động ấy có một giá trị to lớn tác động đến sự ngay thẳng của con cái. Phải nhắc cho chúng lời dạy của Chúa:

 “Có thì nói có, không thì nói không, thêm bớt là do ma quỷ”.

Ngoài lời nói, phải dạy con ngay thẳng trong việc làm. Ngay thẳng trong việc làm là làm một cách có trách nhiệm. Có mặt cha mẹ hay không cũng phải làm một cách thật tình, không được làm một cách che dấu ,chiếu lệ qua mặt. Ngay thẳng trong việc làm còn là phải thật thà, không được ăn cắp. Đây là điều mà nhiều trẻ em bây giờ mắc phải. Đừng bao giờ cho phép để và sử dụng những gì mà con đem về có dấu hiệu của một sự trộm cắp. Phải nhắc nhở con ngay thẳng cả khi đi học, lúc làm kiểm tra. Không chấp nhận một sự mưu đồ để quay cóp. Thỉnh thoảng, cũng giả vờ“quên tiền” để thử con. Nhân cơ hội này để dạy dỗ trực tiếp. Phải ngay thẳng, không chỉ với của riêng mà cả với của chung nữa.

(Chuyện Mạnh Tử: đi chợ, giết heo)

Chính cha mẹ phải giữ lời hứa với lời nói của mình. Không bao giờ gian dối trong việc mua bán hay làm việc.

2. Biết LỄ PHÉP.

Lễ phép là tinh hoa của nhân loại. Chính sự lễ phép làm cho con người vượt lên các sinh vật. Phải tập cho con sự lễ phép với cha mẹ. Đừng vì quá yêu, quá chiều mà để con mất đi sự kính trọng đối với cha mẹ. Người cha phải nói vào tai con những sự hy sinh vất vả mà người mẹ đã dành cho nó. Thói quen quý báu của người Việt Nam là mời cha mẹ, anh chi trước bữa cơm là một tập quán rất hay. Ngay từ khi nó còn rất nhỏ đã phải tập cho nó sự biết vâng lời. Nó phải in vào đầu óc cái uy quyền của cha lẫn mẹ.

Đối với cha mẹ, từ còn bé, nó phải biết thưa gởi hẳn hoi. Đừng để nó nói chuyện xách mé. Và với anh chị, nó phải biết gọi là anh là chị. Bởi nếu không, anh chị em sẽ luôn lục đục đánh nhau. Phải biết lễ phép với những người lớn tuổi; phải biết chào hỏi khi gặp gỡ. Và đặc biệt hơn nữa, là trong lời ăn tiếng nói, phải rào ngay từ những khi con cái còn từ rất bé về những lời ăn nói tục tĩu. Có rất nhiều em mở miệng ra là đèo quẩy. Nếu một ngày nào đó. Khi ra trước tòa Chúa, Chúa hỏi: 

“sao con lại ăn nói tục tĩu như thế?” Rất đơn giản, em sẽ đáp: “Thưa Chúa, tại bố con dạy”.

Người cha mà luôn miệng chửi thề, chắc chắn các con sẽ là những người chuyên gia chửi thề. Có những người nói rằng: điều này là do thói quen thôi, chứ không cố ý. Nhưng xin nhớ, mình đã tập thói quen ấy, thì mình phải chịu trách nhiệm về nó. Để bỏ được thói quen chửi thề, người ta phải cố gắng từng giai đoạn. Mình sẽ quyết tâm từ sáng đến trưa không chửi tiếng nào cả. Rồi từ trưa đến tối, nhất định cố gắng ý thức không chửi trong và ba ngày sẽ giúp ta bỏ được. Ta chửi, rất nhiều khi ta không ý thức. Đưa ý thức vào trong lời nói, ta mới có thể bỏ được.

3. Tập cho con CÓ TRÁCH NHIỆM

Trong hoàn cảnh: “Mỗi gia đình chỉ có một đến hai con để nuôi dạy cho tốt” như ngày hôm nay. Thì việc nuông chiều con là điều được coi như là đương nhiên. Bao nhiêu gánh nặng, cha mẹ đều gánh hết: “để nó còn có giờ đi học, có giờ giải trí”. Đây là một sự sai lầm đáng trách. Được nuông chiều không bắt phải làm việc gì, tất cả mọi sự đều được cha mẹ làm cho. Như thế, dần dần nó sẽ nghĩ nó là mặt trời, mà cha mẹ và anh chị tất cả chỉ là những mặt trăng và tinh tú vây quanh nó.

Đứa con sống trong gia đình, nó phải có ý thức trách nhiệm trong gia đình, nó phải biết chia sẻ gánh nặng với mọi người trong gia đình. Vì thế, người nhỏ phải làm việc nhỏ. Phải tập cho nó phải biết tự lo cho bản thân, tự giặt giũ quần áo, tự làm lấy những đồ đạc riêng cho mình. Phải tập cho nó biết làm những việc nội trợ căn bản. Làm thế không phải là làm khổ nó, mà là giúp nó tránh khổ sau này. Nó phải chia sẻ cái gánh nặng chi tiêu trong gia đình. Trong những gia đình, từ nghèo đến trung bình, có những lúc phải cho nó biết nguồn thu nhập của gia đình, để nó bớt đua đòi phung phí. Nó phải biết đỡ dần phần nào trong trách nhiệm lao động của cha mẹ. Đây là một tổ ấm và con cái cũng có bổn phận CÙNG xây dựng mái ấm này.

4. Tập cho con CÓ Ý CHÍ.

Con cái dù nhỏ cũng là một nhân vị riêng. Nó phải tự xây dựng cuộc đời của nó, cả hiện tại cũng như trong tương lai. Đời người được ví như một chiếc thuyền nhỏ mà xã hội giống như một đại dương mênh mông. Chẳng đại dương nào mà không có sóng gió. Để chiến đấu và chiến thắng trước sóng gió của cuộc đời, người ta phải có ý chí.

Ngay từ nhỏ, phải tập cho con biết vượt qua những khó khăn. Những khó khăn sẽ khác ở trong những hoàn cảnh và lứa tuổi khác nhau, phải nhắc nhở và giúp chúng để chúng dám đối diện trước khó khăn, và vượt qua khó khăn. Khó khăn nào cũng phải vượt qua. Để vượt qua khó khăn, phải dám chấp nhận gian khổ. Đừng sợ khi thấy con khổ. Sự gian khổ sẽ làm cho con lớn lên và trưởng thành rất nhiều. Để vượt qua khó khăn, phải tập cho con biết tự tin.

Thí dụ: một đứa bé, hôm nay mẹ sai rửa bát nó rửa không được sạch lắm. Lần sau, nó đòi rửa nữa, người mẹ đừng bảo mày rửa bẩn lắm, cứ để đấy, tí nữa tao ngoáy mấy cái là xong. Làm như thế, trẻ con sẽ mất tự tin. Cứ để nó rửa và dặn nó phải làm thế nào cho sạch.

Có những em rất nhút nhát, việc gì cũng sợ không dám làm. Người làm cha, phải suy nghĩ bằng cách nào đó để con làm và làm thành công. Từ việc nhỏ đến việc lớn, từ dễ đến khó, em sẽ dần lớn lên trong tự tin. Có tự tin rồi, em mới có thể có ý chí để đối đầu với những khó khăn. Và như thế, em mới có hy vọng thành công trong cuộc sống.

5. Tập cho con CÁI TÂM THƯƠNG NGƯỜI.

Bản chất con người vốn ích kỷ. Ngay từ nhỏ, các em đã muốn giữ chặt những gì mình có. Từ những miếng ăn: cái kẹo, cây kem, đến những đồ chơi. Phải để ý đến điều này, tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Phải khéo léo giúp con mở rộng tâm hồn, biết thương với những người khổ hơn mình. Cắt nghĩa cho con về những khổ hạnh mà những người tật nguyền phải chịu. Khuyên bảo con để nó có thể dám cho đi những đồng tiền tích lũy của nó. Nhắc nhở nó, để nó đừng cười cợt, trêu ghẹo những người tật nguyền, bất hạnh. Không được kinh bỉ những người nghèo khổ. Không được chê bai những người xấu số. Nhắc nhở cho con về bổn phận của một người Kitô hữu. Không được dửng dưng với những đau khổ, tai ương của người khác. Nếu trong những gia đình Chúa ban cho khá giả, phải biết nhắc nhở con về những việc tiêu xài phung phí xa hoa. Đề nghị với nó, biết tiết kiệm hơn để góp phần làm giảm nhưng đau khổ của đồng loại.

Để kết thúc

Việc giáo dục con cái là một việc làm vô cùng khó khăn, đòi nhiều cố gắng và kiên trì. Để tập được cho con những thói quen tốt, đòi hỏi phải có sự ý thức sâu xa về trách nhiệm làm cha của mình. Những gợi ý trên đây, chỉ là đôi nét để hướng dẫn và giúp con cái xây dựng nhân vị của mình. Đó là nững đức tính căn bản để làm người hay nói văn chương hơn, đó là những đức tính nhân bản. Nhưng bấy nhiêu chưa đủ, để làm một người con Chúa, còn một yếu tố then chốt nữa, quan trọng hơn tất cả, đó là ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC. Tâm tình đạo đức, thói quen đạo đức, cách sống đạo đức….. mà ở đây chưa đề cập. Những người làm cha cần phải để tâm suy nghĩ và giáo dục con cái của mình theo chiều hướng này .

Con cái là tuổi già của cha mẹ.

Dạy tốt: sẽ là hạnh phúc,

Dạy xấu: sẽ là bất hạnh và nước mắt.

(Ngạn ngữ Ả- rập)     **R

 TG : D.TEHIM


Trở lại      In      Số lần xem: 2843
Tin tức liên quan
  • NGƯỜI NHẬT DẠY CON MÌNH THẾ NÀO . GIUSE LUCA
  • LÀM SAO CHA MẸ HIỂU ĐƯỢC CON ?
  • CHA MẸ DẠY CON MÌNH TRƯỚC, THẦY DẠY TRÒ SAU
  • DẠY CON NÓI SAI, HIỂU SAI, LÀM SAI
  • LỜI ƯỚC CỦA ĐỨA CON TRAI .
  • HÃY TRỞ NÊN MỘT NGƯỜI BẠN VỚI CON MÌNH .
  • CHIỀU CON VÀ HỆ QUẢ
  • HÃY YÊU THƯƠNG CÁC CON CỦA BẠN .
  • CÁCH DẠY CHO CON LỚN KHÔN
  • GIáo dục con cái trong gia đình Kitô giáo
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  1601
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11351905
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top