Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

NỖI ĐAU CỦA NGƯỜI Ở LẠI

Con chăm cha không bằng bà chăm ông!

Cuộc sống vợ chồng đến tuổi về già vốn dĩ đã trải qua bao nhiêu năm tháng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau đi trên con đường đời với biết bao thăng trầm, sóng gió. Vợ chồng bên nhau để đến hôm nay, khi cả hai cùng bạc phơ mái tóc, là cả một quãng đường dài để hiểu nhau từng tính ý, sở thích…và cả thói quen đi về có nhau.

Ấy mà đến gần cuối cuộc đời, một người ra đi mãi mãi. Người ở lại mang trong lòng một nỗi đau mất mát, sự hụt hẫng lớn, nỗi ray rứt không nguôi với những điều mình chưa làm được hoặc chưa kịp làm cho người bạn đời, nỗi cô đơn xâm chiếm vì mất đi người chia sẻ… Trong giai đoạn này, người chồng (vợ) còn lại dễ bị suy sụp về thể chất lẫn tinh thần. 

Một cụ ông chia sẻ: sau khi mất đi người bạn đời, cụ rơi vào trạng thái hụt hẫng và đau buồn tưởng chừng không gượng dậy được. Nỗi nhớ nhung những kỷ niệm ngày xưa, nỗi ray rứt không nguôi vì cảm thấy mình có lỗi trong sự ra đi của vợ. Phải mất một thời gian dài mới tìm lại được niềm vui trong cuộc sống. Mất đi người bạn đời là thiếu đi sự gắn bó yêu thương, những chăm sóc ân cần mà chỉ có vợ chồng sống với nhau cả đời mới thấu hiểu được những tâm tính, thói quen, sở thích của nhau. Lọai tình thương mang nặng tình nghĩa này, thì tình yêu thương của con cháu không thể nào thay thế được”.
Một cụ già khác trong ngày đám tang của vợ, ông cứ đi quanh chiếc quan tài, nhìn bà và nói: “sao bà bỏ tôi đi trước vậy ? đến lúc chết vẫn chưa nói được với nhau một lời”. Sở dĩ ông nói vậy là vì trước đây hai vợ chồng bất đồng về cách sinh hoạt, bà đã giận ông và không nói chuyện suốt nhiều năm liền. Đến khi bà bị bệnh nặng phải vào bệnh viện, ông đã không vào kịp để nói với bà những lời cuối cùng, cũng là những lời làm hòa của ông trước khi bà đi xa. Với nỗi niềm hối tiếc lẫn thương yêu và buồn đau mà không được giải tỏa, ông cũng đi theo bà sau đó một năm.

Tất cả những nỗi niềm, tâm lý đó của người già nếu không được con cháu hiểu và thông cảm, ắt hẳn người còn sống sẽ khó vượt qua được trở ngại lớn này. Cũng nói thêm rằng người già thường hay cảm thấy cô đơn, dễ tủi thân, lo lắng… huống hồ chi còn chịu sự mất mát người bạn đời gần gũi nhất, những lúc này người già dễ rơi vào trạng thái sống khép kín, có thể đưa đến trầm cảm.


Hổ trợ tinh thần cho người già trong hòan cảnh này thế nào ?

Làm thế nào để giúp cha (mẹ, ông bà) của mình vượt qua được trở ngại này để sống vui sống khỏe với con cháu ? Những lúc này, lời động viên, an ủi, chia sẻ của người thân là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, để ông (bà, cha, mẹ) cảm thấy được ấm áp hơn, được hiểu, được chia sẻ nhiều hơn, cảm thấy không bị cô đơn, con cháu cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Tôn trọng thương yêu, quây quần bên ông (bà, cha, mẹ), lắng nghe những lời ông nói hay tâm sự mặc dù những lời này có khi mình nghe rất nhiều lần rồi, tôn trọng sở thích của ông (bà, cha, mẹ). Tạo điều kiện để ông (bà, cha, mẹ) mình giao lưu ra bên ngoài với những người đồng tuổi. tham gia sinh hoạt các hội, câu lạc bộ người cao tuổi… để ông (bà, cha, mẹ) được nguôi ngoai nổi nhớ thương, vui sống với những niềm vui mới.
Sau khi chồng qua đời, mặc dù cuộc sống chung trước đây của hai vợ chồng không được mỹ mãn lắm, nhưng người vợ cảm thấy một sự trống vắng dâng tràn, bà thèm được nghe tiếng ông cằn nhằn (điều bà rất bực mình ở ông trước đây), bà đi ra vườn tìm hình bóng của ông mà trước đây mỗi chiều chiều ông hay chăm sóc cây kiểng, bà đi ra vào thẫn thờ như người mất hồn. Con cháu đã kéo bà về với thực tại bằng sự yêu thương, quan tâm tới bà nhiều hơn, dành thời gian cho bà nhiều hơn, để lấp đi nỗi cô đơn trống vắng trong lòng bà. Thời gian qua đi, nỗi đau nguôi dần, bà lại vui vẻ sống bên con cháu, tận hưởng những giây phút của tuổi già. Bà làm những việc bà thích mà trước đây bà chưa có thời gian làm do cuộc sống gia đình bận rộn, bà liên lạc với những người bạn cũ, có thêm bạn mới…. cuộc sống dường như mở ra một tia sáng, tia sáng soi rọi đến tận cuối con đường.
Biết rằng sinh tử là con đường ai cũng phải đi qua, nhưng trong cuộc hành trình Hôn nhân, sống chung  nhau gần cả đời người, chia sẻ nhau những vui buồn được mất, sự chia ly làm người ở lại có một khỏang trống, hụt hẫng, nuối tiếc, cho nên cần quan tâm chăm sóc yêu thương người thân già cả trong những hòan cảnh như thế này.  **R
 

Trần Thị Tâm Nhàn 

Chuyên gia tư vấn tâm lý


Trở lại      In      Số lần xem: 2247
Tin tức liên quan
  • Hôn nhân Công giáo - Bài 03: Tác hại của rượu (Giuse Luca)
  • Hôn nhân Công giáo - Bài 02: Hòa hợp trong hôn nhân (Giuse Luca )
  • Hôn nhân Công giáo - Bài 01: Hôn nhân và Tình dục (Giuse Luca )
  • NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHẤT LƯỢNG CAO ,ĐÂU RỒI ?
  • Còn Đó Những Nỗi Lo về gia đình
  • ĐỒNG TIỀN TRONG HÔN NHÂN
  • NGẪM NGHĨ VỀ TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG
  • GIA ĐÌNH LÀ GIÁO HỘI NHỎ
  • GIA ĐÌNH SỐNG TRONG ƠN CHÚA
  • MỘT LỜI KHUYÊN NHỎ / MỘT LỜI NHẮC NHỚ VỚI CÁC ÔNG .
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  1327
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406736
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top