Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ / BÀI SỐ : 011

 

HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN 

BÀI SỐ : 011 

                           ĐỀ TÀI :    THỰC THI GIAO ƯỚC  /  TUÂN GIỮ HÔN ƯỚC   .                  

Thứ tư,  06 / FEB / 2019

 

MỤC:   HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
 
BÀI SỐ :  011  /   ĐỀ TÀI :   KÝ KẾT  VÀ THỰC THI GIAO ƯỚC  . TUÂN GIỮ HÔN ƯỚC 
Thứ tư, 06 / Feb / 2019
 
1. Giao ước là gì? Ngày xưa Thiên Chúa ký kết với loài người, gọi là giao ước. Ngày nay nhân loại làm ăn với nhau thường ký những bản hợp đồng kinh tế / giữa các bạn trẻ nam nữ họ thường ký với nhau bằng giao ước hôn nhân. Thiên Chúa đã ký kết với dân riêng của Ngài, là dân tộc Do Thái, một giao ước trọng đại tại chân núi Sinai, qua trung gian là ông Moise.
2. Về sau, chúng ta còn ký kết giao ước nào nữa? Sau cùng Thiên Chúa ký kết với loài người một giao ước mới và là giao ước vĩnh viễn qua cái chết của Người Con yêu dấu, đó là Đức Giêsu Kitô.
3. Nội dung của bản giao ước Sinai là gì? Tại chân núi Sinai, Thiên Chúa đã ký một giao ước trọng thể qua trung gian ông Moise. Ông Moise đã đọc cho dân chúng nghe những điều luật mà Thiên Chúa muốn cho dân Ngài phải thi hành. Sau đó Moise đã dâng hy tế, đổ  phân nửa số máu của các con vật hiến tế lên bàn thờ, nửa số máu còn lại ông đã rảy lên dân chúng để đánh dấu sự hiệp nhất, kết nối giữa Thiên Chúa Giave và dân Israel. Sau đó, dân chúng cam kết tuân giữ mọi điều khoản của giao ước (Xh 24, 3-8).
4. Dân Israel có trung thành với giao ước ấy không? Qua dòng thời gian, dân Chúa đã phá vỡ giao ước để đi theo thờ các thần của dân ngoại. Nhưng Thiên Chúa vẫn tỏ ra kiên nhẫn, vẫn kêu gọi và mong chờ dân chúng sẽ quay trở lại ,qua lời dạy của các tiên tri.
5. Tại sao Thiên Chúa lại phải ký một giao ước mới? Chúng ta thấy cả hai giao ước đều được ký bằng máu, giao ước Sinai được ký bằng máu chiên bò. Giao ước mới được ký bằng máu của Con Thiên Chúa, qua cái chết thập giá / giao ước cũ có tính cách tạm thời, còn giao ước mới có tính cách trường cửu. Vì chính máu của Con Thiên Chúa đã đổ ra để đánh đổi cho sự sống của toàn thể nhân loại và đem con người trở lại địa vị làm Con Thiên Chúa.
6. Chúa Giêsu đã tuyên bố thế nào trong bữa tiệc ly? Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói đến máu giao ước nầy: Các con hãy cầm lấy mà uống, vì này là chén máu Thầy, máu giao ước vĩnh cửu ….(Mt 19,28).
7. Tại sao giao ước lại phải ký bằng máu? Máu tượng trưng cho sự hy sinh, đau khổ. Vì thế khi chấp nhận ký giao ước là chấp nhận hy sinh, có khi còn phải hy sinh cả tính mạng nữa.
8. Trong đời sống xã hội, con người liên kết bằng cách nào? Với con người giữa các quốc gia, họ liên kết với nhau qua các hiệp ước, khi làm ăn với nhau giữa các công ty thì có các bản giao kèo, hợp đồng. Bao gồm những giao kèo về quyền lợi, bổn phận, chúng có tính cách ràng buộc, hỗ tương cho nhau.
9. Những giao ước có giá trị thì người ta ký kết như thế nào? Nhiều khi người ta chích máu mình ra để ký kết, có khi người ta pha máu ấy vào rượu để uống: Gọi là”Uống máu ăn thề”. Những giao ước như thế này sẽ rất bền vững, kể cả cái chết.
 
10. Hôn ước là gì trong đời sống hôn nhân? Là một giao ước được ký kết song phương giữa nam và nữ, nó có tính cách bình đẳng để hai người trở thành vợ chồng theo pháp lý, được gọi là hôn ước. Hôn ước có thể lâu dài nhưng không vĩnh viễn. Vì người ta có thể tiêu huỷ nó nếu có sự đồng ý của hai bên. Đó là hôn ước thuộc phạm vi đời.
11. Hôn ước công giáo có gì khác biệt? Hôn ước công giáo có tính cách vĩnh viễn, không ai có thể phá huỷ được. “Vì sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly“ (Mt 19,6). Hôn nhân công giáo ngoài tính cách xã hội như là hôn nhân tự nhiên, nhưng về lãnh vực tôn giáo thì nó lại là một bí tích / mà bí tích này do chính Chúa Giêsu thiết lập.
12. Giá trị của các hiệp ước về mặt xã hội như thế nào? Theo nguyên tắc thì đôi bên phải thi hành những điều đã cam kết. Bên nào vi phạm sẽ bị phạt, nhưng trong thực tế người ta phá vỡ hiệp ước rất nhiều. Các hiệp ước phải có giá trị vĩnh viễn, nhưng thực tế mỗi hiệp ước chỉ có hiệu quả trong vòng độ 2 năm. Cụ thể trong 19 năm giữa hai thế chiến (1920-1939), người ta đã ký 4568 hiệp ước hoà bình. Nếu chỉ tính 11 tháng trước đệ nhị thế chiến, họ đã ký với nhau tới 211 hiệp ước rồi.
13. Hôn ước công giáo ràng buộc như thế nào? Hai người nam nữ đã ký kết hôn ước trước mặt vị đại diện của Hội Thánh và cộng đoàn Giáo xứ: Họ tuyên thệ rằng: Họ nhận nhau làm vợ chồng và hứa sẽ giữ lòng trung thành, chung thuỷ với nhau, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ hứa sẽ tôn trọng và yêu thương nhau suốt đời. Vì thế tờ hôn ước này không phải là: “Hay thì ở mà dở …thì đi”.
 
14. Tình hình ly dị hiện nay như thế nào? Tình hình thế giới thì việc ly dị xảy ra thường xuyên với 50 % gia đình phải chia tay nhau, riêng tại Việt Nam là 25 % / người ta coi nhẹ hôn ước. Cho nên họ có thể tự phá huỷ và còn dám nói với nhau những lời trâng tráo nhất.
15. Lời thề trong bí tích hôn phối có giá trị thế nào? Đây là một lời thề long trọng trước mặt Đấng tối cao, dưới sự chứng kiến của 2 dòng họ , của cộng đoàn giáo xứ và của vị đại diện giáo hội. Hai người phải thể hiện ý thức trách nhiệm bằng sự tự do lựa chọn của chính mình.
16. Điều nào dễ, điều nào khó? Tổ chức lễ cưới, đọc lời thề nguyền thì dễ, nhưng việc thi hành đầy đủ hôn ước mới là khó. Tạo được một gia đình hạnh phúc lại càng khó hơn. Hai người hãy cố đối diện với những sự thật mà mình đã chọn, cũng đừng cố tạo ra một đám cưới hoành tráng quá sức mình, để rồi thâm công đổ nợ, có khi lại là lý do để gia đình rạn nức đi đến …đỗ vỡ.
17. Thánh Phaolô khuyên ta thế nào? Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau. Hãy tha thứ cho nhau để Chúa cũng sẽ tha thứ cho anh em .(Ep 3,12-13).
18. Đức Khổng Tử dạy ta như thế nào? Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác, lại còn có câu khác: Mình muốn thế nào thì hãy làm cho người khác như vậy.
19. Vợ chồng nên cư xử với nhau thế nào? Nếu chồng đối xử tốt với vợ, thì làm sao vợ lại xử xấu với chồng được. Ngược lại nếu vợ tha thiết yêu chồng, săn sóc, trung thành với chồng, thì làm sao chồng có thể bỏ vợ được.
20. Lời kết: Hãy yêu, sẽ được yêu lại. Hãy cho sẽ được cho lại. Hãy xử tốt với người, thì người sẽ xử tốt lại. Bởi vì có cho đi thì mới mong được nhận lại chứ. **R
 
GIUSE LUCA /TRƯỞNG CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 933
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  1449
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417128
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top