Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ - BÀI SỐ :021

HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN 

BÀI SỐ :   021 

                     ĐỀ TÀI CÁC MÓN GIA VỊ TRONG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH. 

Thứ tư,   17 / APRIL / 2019

 

TIỂU MỤC:   HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
 
BÀI SỐ :  021  /  Thứ tư, 17 / April  / 2019
 
ĐỀ TÀI :  CÁC MÓN GIA VỊ TRONG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH. 
 
1. Định nghĩa gia đình là gì? Gia đình chính là cái nôi, là nền tảng của xã hội cũng như của giáo hội, muốn ngôi nhà được vững chắc thì cần phải có nền móng. Thánh Phaolô đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề nên đã đưa ra một lời khuyên dành cho các gia đình tín hữu Côlosê.
2. Ngài dạy chúng ta như thế nào? Ai trong chúng ta cũng là con của Chúa, cũng là thành phần được Thiên Chúa tuyển chọn, Ngài hết mực yêu thương, nên đã thánh hiến chúng ta, Ngài dạy chúng ta khi sống với nhau trong cuộc sống hôn nhân thì phải có lòng thương cảm, khiêm nhu, nhân hậu, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau. Đừng trách móc nhau làm gì, vì ai cũng có lỗi lầm, cũng cần được Thiên Chúa tha thứ, nên anh em cũng hãy tha thứ cho nhau (Cl 3, 12-13).
3. Ngài ví tình yêu vợ chồng với thứ tình yêu nào khác? Tình yêu vợ chồng được ví với tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Chúa yêu Hội Thánh thế nào thì người chồng cũng phải yêu vợ nhiều như vậy / và Hội Thánh cũng phải đáp lại như vậy. Tình yêu giữa Hội Thánh với Chúa Kitô là hình mẫu để các bậc vợ chồng cần phải noi theo.
4. Tình yêu vợ chồng có thể nào bình lặng mãi mãi không? Trên nguyên tắc thì gia đình phải luôn trên thuận dưới hòa, ấm êm hạnh phúc như mặt nước hồ thu, nhưng hồ cũng có khi gợn sóng, nổi phong ba bão táp. Bởi vì trời thì cũng có lúc mưa, lúc nắng, có khi quang đãng, cũng có lúc âm u, cũng có những cơn bão bất thường. Ông trời còn có bệnh, huống chi là lòng con người.
5. Tình yêu có cố gắng mãi được không? Cho dù tình yêu có mặn nồng, đầm ấm cỡ nào thì cũng không tránh khỏi những va chạm nhỏ nhặt thường ngày. Đôi bạn trẻ lúc mới yêu nhau thì ai mà không tương tư, thương nhớ nhau . Lúc đó trong mắt nhau thì ai cũng là hoàng tử, công chúa. Họ sẵn sàng chiều chuộng nhau, săn sóc tỉ mỉ từng ly từng tí, không ai dám làm mất lòng ai. Lúc đó ai cũng là hoàng tử, công chúa của lòng nhau, cái gì cũng tốt đẹp, cả hai đều là hình mẫu đáng ước mơ của nhau.
6. Thực tế của tình yêu là gì? Sống với nhau ở thời gian đầu, ai cũng cảm thấy êm ấm hạnh phúc, thế nhưng khi đã chung đụng thực tế với nhau mỗi ngày thì những hình ảnh tốt đẹp kia liền biến mất, mà thay vào đó là những hình ảnh đen tối, biến dạng. Cho đến một lúc nào đó, nếu không biết kềm hãm thì trên môi miệng xinh tươi thuở nào đó, nay lại có thể thốt ra những lời chua cay mạt sát: Con đĩ này / Thằng quỷ kia. Lúc đó mới biết là chăn có rận. Lúc đó, nếu cả hai cùng không biết kềm chế thì những điều nhỏ mọn kia sẽ dễ dàng gây ra sự đổ vỡ đáng tiếc.
7. Bên trong lớp sơn phết là gì? Nhiều cặp trai gái chỉ muốn tô điểm cho vẻ hào nhoáng bên ngoài. Cho nên khi ván đã đóng thuyền, lúc ấy cả hai sẽ ngớ người ra khi cùng biết sự thật của nhau. Cho nên các vụ xung đột sẽ xảy ra thường xuyên hơn, nguyên do là vì cả hai cùng có một quan niệm không đúng về hôn nhân gia đình.
8. Họ thiếu những gì? Ở đây có 3 vấn đề chính yếu :
 
a) Hôn nhân gia đình là một sự kiện có yếu tố lâu dài và luôn biến đổi.
b) Tình yêu cần phải được chiếm hữu.
c) Không ai có thể thay thế được . (Đừng giải quyết vấn đề một cách tai hại nhất).
 
9. Tại sao hôn nhân cần yếu tố bền lâu? Hôn nhân mới chỉ là bước vào một cánh cửa, nó mới chỉ là khởi điểm của một tương lai lâu dài với biết bao bất trắc khó lường có thể xảy ra. Cho nên nếu chỉ bước vào cánh cửa hôn nhân thì chưa phải là đã bước vào thiên đường đâu .
10. Tại sao tình yêu hôn nhân phải cần yếu tố chiếm hữu? Hai người đều gọi nhau là người bạn đời. Hôn nhân có thời hạn lâu dài, vì thế cũng cần có yếu tố chiếm hữu, có nghĩa là phải làm sao để người bạn đời ngày càng yêu thích mình nhiều hơn, quý trọng mình hơn nữa.
11. Thế nào là cách giải quyết tai hại? Nếu cả hai không vượt qua được những nhiêu khê, trắc trở thì chớ nên nghĩ đến cách giải quyết đơn giản, nhiều người khi không còn yêu nhau, không còn có thể chung sống với nhau thì họ liền nghĩ đến chuyện đi tìm nguồn bình an hạnh phúc bên ngoài gia đình. Bởi vì hôn nhân là một bí tích, một khế ước, nó có liên hệ mật thiết đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình như là con cái, tương lai của nhau, không thể cứ nói không thích thì dễ dàng bỏ nhau. Nếu làm vậy, nhiều khi ta trở thành một con người quá nhẫn tâm đến độc ác.*
12. Thế nào là một món ăn ngon? Bún, phở, hủ tiếu, bò kho, các món ăn nói chung, nếu muốn ngon, vừa miệng thì phải có gia vị, có khi là do nước dùng, nước chấm, tương, ớt, tiêu hành, rau húng, lá ngò, chanh. Nhờ những gia vị linh tinh xem ra ít quan trọng này, nhưng nhờ có nó mà món ăn mới thơm ngon, khoái khẩu. Nhiều món ăn, chỉ cần thiếu chút ớt là mất ngon ngay. Nhiều món phải ăn khi còn nóng, chảy mồ hôi, nước mắt, thậm chí là nước mũi nữa, mới cảm nhận hết cái ngon của nó.
13. Tại sao những thứ gia vị kia có khi chẳng có giá trị gì? Tại sao chúng ta lại thích những thứ ngọt bùi, đắng cay. Nếu ăn riêng lẻ thì không ai thèm, nhưng nếu dùng chung như là một thứ gia vị không thể thiếu, thì nó vẫn là những thứ ẩn chứa nhiều yếu tố hạnh phúc. Cuộc sống gia đình cũng đâu khác gì một bát phở nóng với đủ các loại gia vị.
14. Kinh nghiệm sống của bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long là gì? Kiếp con người là thế, có cố tránh cũng không được. Người này chán muốn bước ra, trong khi đó biết bao nhiêu kẻ đang hăm hở bước vào. Vùng hạ lưu sông Cửu Long là vùng trũng, nhưng kèm theo lũ là phù sa và với biết bao nguồn lợi kèm theo. Tuy sống với lũ thì khổ thật, nhưng nó lại cho ta thật nhiều tôm cá , màu mỡ phù sa . Như vậy, chúng ta không còn cách nào khác là phải sống chung với lũ.
15. Người ta nói gì, hiểu gì về đời sống gia đình? Tình yêu luôn mang lại nhiều thú vị, nhưng đi kèm với nó là nhiều khổ đau, bất trắc, trách nhiệm. Nếu ta khôn khéo thì cho dù sống ở đâu, sống ở cấp độ nào, thì ta cũng tìm được nguồn an vui hạnh phúc. Nhưng một khi ta có bản tính bất nhẫn, thì cho dù là đang sống trên thượng giới, thì chúng ta cũng chẳng thể nào vừa lòng.
16. Làm sao để ta sống có hạnh phúc? Hãy cảm tạ Chúa vì mọi điều ta đang hiện có, nói chung: Ta hãy bằng lòng trong mọi hoàn cảnh. Đừng đứng núi này mà trông núi nọ. Người xưa có câu :
 
“Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc.
  Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhân, hà thời nhàn”.
      Biết nhàn thì ...mới nhàn , biết đủ thì …mới đủ !       
     
Sống cho đúng trong hoàn cảnh của mình , ta sẽ gặp được hạnh phúc.
Chúa Kitô đã đến và dạy cho ta một điều thật thú vị : 
 
< Chúa không chỉ cho ta cách thoát khỏi mọi khổ đau, 
Nhưng Ngài đã dạy ta cách sống chung với đau khổ một cách thật có ích > .  **R
 
GIUSE LUCA /KBX / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 1088
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  17
 Hôm nay:  775
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11351079
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top