Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ - BÀI SỐ : 043

HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN 

BÀI SỐ :   043 

    ĐỀ TÀI :  LÀM SAO ĐỂ HÔN NHÂN CÓ HẠNH PHÚC            

Thứ tư,   18 / SEPT / 2019

TIỂU MỤC:   HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

ĐỀ TÀI: LÀM SAO ĐỂ HÔN NHÂN CÓ HẠNH PHÚC 
 
1. Hôm nay bài Tin mừng đề cập đến điều gì? Họ dùng vấn đề ly dị để thử Chúa, bởi vì luật Thiên Chúa thì cấm trong khi đó luật Moisen thì lại cho phép. Vì thế họ dùng câu hỏi nầy như một cái bẩy, Chúa trả lời kiểu nào cũng thua.
2. Người Do Thái thời đó hiểu thế nào về ly dị ? Trong Do Thái giáo có hai lập trường, phái Hillel thì rộng rãi hơn nên cho phép một cách dễ dàng, chỉ cần người chồng tìm được một cái cớ gì đó. Ví dụ như nấu ăn không ngon, thì cũng đủ lý do để ly dị / còn phái Shammai thì khắt khe hơn nên có rất ít trường hợp họ cho phép ly dị.
3. Luật pháp thời đó đánh giá người phụ nữ như thế nào? Người thời đó cho rằng: Phụ nữ chỉ là thành phần phụ thuộc cho nên họ chỉ coi trọng việc làm và sáng kiến người chồng là có giá trị. Cho nên đời sống của phụ nữ trong vai vợ luôn rất bấp bênh, nếu không nói là đã chịu rất nhiều bất công. Biệt phái thấy đây là vấn đề gay go nên họ quyết đem ra để bẩy Chúa. Họ dùng lối “(dao hai lưỡi) song đao luận” vì nghĩ rằng Chúa trả lời kiểu nào thì cũng sai vì luật có khi quá rộng, cũng có khi quá khắt khe.
4. Chúa đã trả lời dứt khoát như thế nào? Chúa cho biết: Ly dị dứt khoát là không được ,vì nó sai với ý định của Thiên Chúa thuở ban đầu, Chúa Giê-su đã trích một câu trong sách Sáng Thế: Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly (St1,27 và St 2,24). Và Chúa Giesus cho biết đây là định chế một vợ một chồng và bất khả phân ly.
5. Thế sao Moisen lại cho phép ly dị? Moisen là con người, là loài người, Thiên Chúa mới là đấng quyền năng, mới là chủ tể. Ngài mới có quyền thiết lập luật lệ và ban ra cho loài người, đòi buộc con người phải tuân giữ. Chính vì Moisen nương theo sự cứng đầu của dân Do Thái chứ thuở ban đầu thì không được phép như thế: Vì các ông lòng chai dạ đá, cũng có nghĩa rằng: Vì con người quá ích kỷ, quá bất công với phụ nữ khi đặt sự thỏa mãn dục vọng của mình lên trên hết / trên cả ý muốn và luật pháp của Thiên Chúa. Chính vì họ bất trung với Chúa được nên họ cũng cho rằng bất trung với nhau là một việc hợp lý và dễ dàng.
6. Hậu quả của ly dị là gì? Gia đình là nền tảng của xã hội và giáo hội / nền tảng mà không vững thì xã hội, giáo hội làm sao có thể kiên vững được. Ly dị là sự tan vỡ trong hôn nhân, là mái ấm trở thành địa ngục, là tình yêu trở thành mối hận thù. Ly dị đã để lại bao đau thương cho xã hội, làm tan nát hạnh phúc gia đình, làm mất đi ý nghĩa sự thủy chung ,bền vững của gia đình công giáo mà không có gì có thể bù đắp được. Người ta ví hôn nhân tan vỡ như thả diều mà bị đứt dây, sẽ mất xác và không còn gì.
7. Ngày xưa trong 3 tháng hè, học sinh thích thú những gì nhất? Cũng có rất nhiều thú vui cho thanh thiếu niên ,nhưng vui mà khuấy động nhất vẫn là đá banh và thả diều. Diều rất dễ làm, lại rẻ tiền và dễ chơi, nhất là những con diều có sáo với tiếng kêu vi vu, êm dịu, trầm bổng thật là thích thú. Mọi người say sưa nhìn theo những con diều bay tít thật cao, cao đến độ khó thấy, chỉ còn bé xíu. Con diều ngày xưa đơn giản chỉ là những nan tre với lớp giấy phết hồ, nó sặc sỡ là do giấy có nhiều màu sắc và sự khéo tay của mỗi chủ nhân . Với đủ mọi kiểu dáng, được buộc giữ bằng những sợi dây nhợ, cước, dù, to nhỏ tùy theo kích thước, cho nên thả diều chỉ thoải mái, chỉ đẹp ở nơi đồng trống.
 
8. Nhờ đâu con diều bay lên được? Đó là nhờ lực cản của con diều, sự trói buộc của sợi dây và sức gió thổi ở những độ cao thấp khác nhau. Gió càng mạnh thì diều càng bay cao. Nhưng lên cao quá, gió mạnh quá thì coi chừng …đứt dây.
9. Tại sao con diều có thể bay cao? Con diều bay lên được là nhờ sức gió và lực cản của con diều, mà lực cản thì tùy thuộc vào sợi dây. Nếu chỉ có gió và con diều, thì con diều không thể tự bay lên được, nó sẽ rơi xuống. Cho nên sợi dây dùng để ghì lại, có nghĩa là nhờ sự ghì lại mà con diều có thể bay lên cao / diều bay cao bao lâu còn gió thổi. Nói chung có 3 yếu tố :sức cản của con diều , gió thổi và sức ghì lại của sợi dây .
10. Nghịch lý ở đây là gì? Có gió, có sức cản, có sức ghì lại thì con diều có thể bay lên được. Thế nhưng nếu ta áp dụng vào chiếc xe đạp: Sức đạp (đôi chân) sức cản cái thắng, và sức gió thì xe đạp không thể nào nhúc nhích được , cho dù là gió có thổi mạnh . Sự giằng co ở con diều thì giúp diều bay lên. Đây là một sự bất hợp lý nhưng lại hết sức cần thiết.
11. Hôn nhân nếu đem so sánh với việc thả diều, ta nghiệm ra điều gì? Tình yêu vừa ngọt ngào, vừa đắng cay, ly cà phê cũng thế, nhiều triết gia ví hôn nhân như những chú cá trước cái rọ, nhiều chú cá đang bơi lội đằng trước cái rọ và rất hăm hở để tìm đường chui vào. Trong khi đó những chú cá bên trong lại đang tìm mọi cách để chui ra , đây chính là hành động dẫn đến tuyệt vọng. Biết rõ như thế nhưng thanh niên nam nữ rất ít người muốn sống độc thân, có người diễn tả rằng: Hôn nhân là một bộ phim mà 2 kẻ đóng vai chính đã chết ngay từ tập đầu tiên. Ngạn ngữ Tây Ban Nha thì cho rằng: 
 Kẻ độc thân đẹp và tự do như con công, khi đã đính hôn thì anh ta tự biến mình thành con sư tử. Nhưng sau khi hai kẻ ấy đã thành hôn thì cả hai lại biến mình thành hai con lừa. 
Nhưng cho dù hôn nhân là một tai họa, nhưng ai cũng thích đâm đầu vào. Sau đó mới khám phá ra rằng: mình là một con lừa.
12. Chơi diều và hôn nhân có phải là hai thú vui không? Diều là một thú vui giải trí hết sức tao nhã, nhưng nó cũng có nhiều sự cố bất ngờ xảy ra. Hôn nhân cũng thế, ai cũng thích, cũng hăm hở bước vào. Hôn nhân vẫn đẹp, vẫn cao quý và quá hấp dẫn, rất nhiều người ca tụng hôn nhân bằng những nét vẽ, những bài hát, những bài thơ, những hình ảnh hết sức cao đẹp. Hôn nhân cũng đẹp, cũng tao nhã, cũng quyến rũ còn hơn là thú chơi diều. Nhưng cái khó là làm sao để cánh diều hôn nhân có thể bay mãi trên bầu trời lộng gió, làm cho cuộc đời của cặp đôi thêm cao đẹp, nên thơ và ý nghĩa. Đây mới là điều hết sức khó.
13. Gió và tình yêu xuất phát từ đâu? Không ai biết điểm khởi đầu của gió, không ai biết nó từ đâu tới và đi mãi tận đâu, nhưng ai cũng biết có gió đang hiện diện, đời nầy nếu không có gió thì không khí sẽ oi bức lắm và con người sẽ rất khó sống. Tình yêu cũng thế, tình yêu có thể vào, có thể ra, có thể đến, rồi có thể đi. Con diều thì bay cao theo gió. Hôn nhân thì bay cao theo tình yêu, không có gió thì diều không thể bay. Hôn nhân không tình yêu thì hôn nhân cũng sẽ rơi xuống tan tành. Hôn nhân cần tình yêu để nâng đỡ. Khi nào tình yêu hết thì hôn nhân cũng chấm dứt.
14. Hôn nhân được làm bằng thứ gì? Nó được làm bằng tình yêu, nền tảng của hôn nhân phải là tình yêu. Móng không vững thì toà nhà sẽ sụp đổ, tình yêu phải vững thì tòa nhà hôn nhân mới vững. Nếu hai người chỉ lấy nhau vì danh vọng, tiền tài, sắc dục thì các thứ đó sẽ làm cho hôn nhân mau sụp đổ vì chúng rất mong manh, nay còn, mai… mất.
 
15. Vì sao 3 thứ kia không phải là thứ vật liệu vững chắc? Tiền tài, chức quyền danh vọng ở thời hôm nay không có gì vững chắc. Thời thế thay đổi cho nên địa vị con người cũng thay đổi. Hôm nay lên voi nhưng có khi ngày mai lại xuống chó.
16. Nhan sắc có bền vững không? Sắc dục không thể là nền tảng trong hôn nhân vì thời gian là kẻ thù của nhan sắc. Già thì xệ, thì xấu, tóc bạc, da trổ đồi mồi, còng lưng, mắt mờ, răng rụng …cho nên: 
 
Còn duyên như tượng tô vàng, hết duyên như ổ ong tàn ngày mưa. 
Còn duyên kẻ đón người đưa, hết duyên đi sớm về trưa một mình. (vọng cổ)
 
Có gió thì con diều mới bay cao nhưng nếu gió mạnh quá thì coi chừng ... diều đứt dây.
 
17. Thế nào là tình yêu không biên giới? Theo thánh Augustinô thì tình yêu không có mức độ, cũng chẳng có giới hạn, nhưng yêu thì vô hạn / Yêu vô giới hạn không có nghĩa là yêu bừa bãi, yêu vô trật tự, muốn yêu ai thì cứ yêu và muốn yêu thế nào cũng được. Nhưng yêu không biên giới phải là yêu theo chiều sâu, yêu nồng nàn say đắm. Cho dù phải hy sinh cả tính mạng / là yêu như Chúa yêu, vì không có tình yêu nào lớn hơn.../
18. Nhờ đâu mà con diều lên được cao? Diều lên cao, cần có sức gió, có lực cản của con diều mà còn nhờ vào sợi dây nữa. Ngày nào con diều dứt bỏ được sự ràng buộc của sợi dây / là nếu dây bị đứt thì con diều thay vì bay cao, thì nó sẽ lao xuống vực sâu, cho nên nếu không kềm hãm sự hiếu thắng, cứ muốn lên mãi, đó chính là sự khờ dại nhất / cho nên sự ràng buộc của sợi dây cũng là điều rất cần thiết để con diều khỏi bị rơi xuống.
19. Muốn khỏi bị rơi, ta phải làm sao? Tổ chức hay cộng đoàn nào cũng đều có luật lệ, nội quy, để mọi người theo sự ràng buộc đó mà sống cho có trật tự. Nếu trong cộng đoàn, trong gia đình mà xảy ra tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thì gia đình tổ chức đó sẽ mất đi sự yêu thương, hiệp nhất / sẽ dẫn đến tan rã. Vợ chồng trong gia đình cũng phải tự xây dựng luật sống cho riêng mình. khi đó gia đình mới trở thành tổ ấm, tổ êm, tổ hạnh phúc.
20. Đặc tính của hôn nhân công giáo là gì? Hôn nhân công giáo có 2 đặc tính, đó là : đơn hôn và vĩnh viễn / nghĩa là không được thay đổi (ly dị) không được đa thê (nhiều vợ) cả hai điều luật nầy là căn bản, là nền tảng nên không ai có thể châm chước , thay đổi được .
21. Tại sao có nhiều người phản đối 2 điều luật nầy? Người ta lý giải rằng: Khi hai người đã cạn tình thì không thể nào tiếp tục sống chung với nhau được. Bởi lẽ gia đình lúc đó không còn là tổ ấm, mà là hỏa ngục. Như vậy nếu bó buộc họ phải tiếp tục sống với nhau thì đó là hành vi vô nhân đạo, gây khó khăn, gây lãng phí thời gian, làm mất hạnh phúc của cả hai.
 
22. Cái lý của nó nằm ở chỗ nào? Nhập gia phải tùy tục / khi theo Chúa phải biết trước điều kiện để ta chuẩn bị và trù liệu cách nào để vượt qua, đã có rất nhiều người vượt qua được, tại sao ta không thể. Như vậy trước khi lấy nhau ta phải tìm hiểu kỹ về nhau, tính toán xem liệu khi chung sống với một người như vậy, ta dùng cách nào để vượt qua, liệu có vượt qua được không, sao ta không xin ý Chúa trước, sao ta không cầu nguyện trước, cầu nguyện trong thời gian chung sống và sau đó là cầu nguyện mãi mãi không ngừng. Xin Chúa cho hai đứa chúng con : nếu đã lấy nhau thì xin đừng để chúng con bỏ nhau. Nếu chúng con lấy nhau vì yêu thích nhau, thì chúng con phải yêu thích mãi mãi mới đúng chứ ? Hãy xin ơn Chúa trợ giúp, nếu không thì với bản chất yếu đuối, ta không thể nào thành công. Thất bại là do ta bỏ Chúa, tổ chức tiệc cưới mà không mời Chúa cùng dự, chung sống với nhau mà không mời Chúa đến ngự trị giữa gia đình.     Như vậy thất bại là tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng, chứ còn gì /  **R
 
GIUSE LUCA /KBX /CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 663
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1763
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352067
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top