Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ - BÀI SỐ : 046

HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN 

BÀI SỐ :   046 

    ĐỀ TÀI  CÓ CHÚA Ở CÙNG / CON KHÔNG PHẢI SỢ. 

Thứ tư,   09 / OCT / 2019

TIỂU MỤC:   HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

1. Hôm nay Tin Mừng thuật lại điều gì? Thuật lại việc Chúa Giêsu dẹp yên sóng gió khi các ông đang lênh đênh trên biển hồ. Các ông đã quá hoảng sợ nên đã cầu cứu với Chúa Giêsu, Chúa đã dẹp yên sóng gió một cách dễ dàng. Điều nầy Chúa để xảy ra một cách hết sức bình thường / một mặt Chúa muốn thử thách niềm tin của các ông, mặt khác Chúa muốn các ông hiểu rõ về sứ vụ cứu thế của Chúa. Dụng ý là để củng cố niềm tin cho các ông.
2. Chúa muốn dạy chúng ta điều gì qua hình ảnh của biển ? Biển chính là sự hỗn loạn, là vực sâu chết chóc, là nơi phát sinh những sức mạnh đối nghịch lại với Thiên Chúa và thường gây biết bao nguy hiểm cho con người.
3. Việc dẹp yên sóng gió nói lên điều gì? Chúa dẹp yên sóng gió là để bày tỏ quyền năng của Thiên Chúa trên sự dữ. Biển đời trên trần gian không thiếu những gian nan thử thách, làm cho cuộc sống loài người bị chao đảo, nhưng tất cả những điều đó không thể vượt qua được quyền năng của Chúa. Nếu chúng ta sống theo ý Chúa, thì chúng ta cũng sẽ thu được nhiều mối lợi từ biển cả.
4. Việc Chúa ngủ trên thuyền gợi cho ta điều gì? Chúa nằm ngủ trên thuyền là hình bóng Hội Thánh tại thế luôn có Chúa hiện diện, nhưng bề ngoài chúng ta không nhìn thấy, chúng ta chỉ có thể thấy Chúa qua các biến cố bằng con mắt đức tin. Cuộc đời chúng ta nhiều lúc cảm thấy vắng bóng Chúa, nhất là những khi chúng ta gặp thử thách / chúng ta cảm thấy như mình bị Chúa bỏ rơi. Nhiều lúc chúng ta cũng có thể nói: Lạy Chúa, Chúa đang ở đâu. Nhưng Chúa chỉ trả lời bằng ân sủng trong đức tin. Ý Chúa muốn nói rằng: Ta vẫn ở bên con, đừng sợ.
5. Chúa truyền cho sóng gió lặng yên nói lên điều gì? Ý Chúa muốn dạy rằng: Thiên Chúa là Đấng toàn năng trên mọi tạo vật. Cho nên muôn loài muôn vật đều phải vâng phục Ngài. Vì thế mỗi khi gặp khốn khó, chúng ta hãy kêu cầu Chúa, Chúa sẽ đến, sẽ cứu giúp, sẽ truyền cho sóng gió phải bặng yên. Cho nên khi hồn ta có Chúa, ta đừng nên sợ gì.
6. Chúng ta cần Chúa như thế nào? Thế giới này nếu không có ánh mặt trời, nó sẽ thật âm u lạnh lẽo, không có sinh vật nào có thể sống. Chúng ta cần Chúa như bông hoa cây cỏ cần ánh sáng, có ánh sáng, có Chúa thì muôn loài muôn vật sẽ sinh sôi và phát triển tốt đẹp / không có Chúa thì đời ta sẽ âm u, lạnh lẽo, sẽ phải chết.
7. Cánh buồm căng gió gợi lên điều gì? Ta là chiếc thuyền buồm, có gió thì buồm sẽ căng lên và lướt sóng / không có gió, không có ơn Chúa, con thuyền đời ta sẽ không đi được đến đâu. Gia đình chúng ta như chiếc thuyền buồm trên biển đời đầy sóng gió. Thuyền chỉ có thể lướt đi nhờ cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ có thể tiến tới khi có gió thổi.
8. Cánh buồm nói lên điều gì trong đời sống vợ chồng? Cánh buồm nói lên sự cố gắng của đôi vợ chồng, sự cố gắng này phải đồng đều và cả hai đều phải nhìn về một hướng. Thiếu cố gắng là như thuyền không có buồm, hay như cột buồm bị gãy. Cánh buồm phải luôn vươn lên để đón gió, tức là vợ chồng phải luôn cố gắng và bằng sự trợ giúp của ơn Chúa.
 
9. Gió nói lên điều gì? Thánh Phaolô đã không thể vượt qua các gian nan thử thách, ông cầu nguyện và Chúa đã bảo ông: Ơn Cha đủ cho con, khi nào Chúa cũng ban ơn trợ giúp đầy đủ / tùy theo hoàn cảnh, tùy theo công việc.
10. Có mấy thứ ơn Chúa? Thưa có 2: Ơn thánh hóa và ơn trợ giúp. Ơn Thánh hóa giúp ta giữ mình sạch tội trọng, luôn sống trong ơn nghĩa Chúa. Ơn trợ giúp là ơn hiện sủng. Khi nào Chúa cũng ban ơn đầy đủ, nếu cần thì tùy theo trường hợp mà Chúa sẽ ban thêm , để chúng ta hoàn thành công việc.
11. Gió và buồm có mối tương quan nào? Gió giúp cho buồm con thuyền căng lên và lướt sóng. Nếu buồm không căng thì gió không giúp cho thuyền tiến lên được. Cho nên ơn Chúa đổ xuống nhiều mà ta không biết tận dụng, thì ơn Chúa sẽ qua đi một cách vô ích, không giúp gì cho linh hồn chúng ta.
12. Hai mái chèo dùng đề làm gì? Ngoài buồm và gió, con thuyền còn có sự trợ giúp của hai mái chèo. Khi không có gió, khi gió không thuận thì ta dùng 2 mái chèo để đưa con thuyền đi. Hai vợ chồng là 2 mái chèo, khi gia đình gặp thử thách, không thuận buồm xuôi gió thì vợ chồng phải gồng mình lên để chèo. Nhưng hãy yên tâm vì có Chúa cầm lái, con thuyền gia đình ta sẽ về đến bến bình an.
13. Điều đáng ngại cho con thuyền là gì? Là sóng gió, đời sống gia đình luôn có nhiều điều phức tạp, trái ý. Đâu phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, nhưng không thiếu những lúc gió chướng, không thiếu những con sóng dữ, đó là lúc gia đình gặp thử thách. Người ta ví hôn nhân như một cuộc xổ số, hên xui, nhưng thật ra không phải như vậy. Vì cho dù là khác tuổi ,khác tính, nhưng nếu cả hai cùng thật tình yêu nhau, cùng khôn ngoan đồng lòng xử lý mọi tình huống, cùng nhẫn nhục hy sinh cho nhau tận tình , thì ta có thể vượt qua tất cả .
14. Hình ảnh nào nâng đỡ các cặp vợ chồng? Cả hai cùng vác thánh giá bước đi, nhưng ở phía sau luôn có sự nâng đỡ, trợ giúp của Chúa Giêsu, cho đôi vợ chồng dễ vác. Hình ảnh này nói lên rằng: Hôn nhân được coi như một thánh giá Chúa trao mà 2 vợ chồng phải cùng lao nhọc, đồng lòng thì mới vác được. Họ không lục đục vì luôn có Chúa cùng. Nếu họ không đồng lòng thì gia đình đó sẽ thất bại.
15. Câu chuyện cưa bớt thập giá, một đoàn người đi, ai cũng có một thập giá để vác, có người thấy nó nặng quá bèn cưa bớt đi, đến một nơi kia, có một vực thẳm mà không có cây cầu nào, mỗi người đều dùng thánh giá của mình để đặt xuống đó và bước qua. Thế nhưng nếu ai đó đã cưa bớt thánh giá thì nó sẽ hụt, không còn vừa với khoảng cách ấy nữa. Người ấy phải đứng lại với đầy vẻ tuyệt vọng. Vậy nên ta thấy Chúa đã cân sức vừa với từng người mà ban cho thập giá vừa sức / sức ai vác bao nhiêu thì Chúa trao cho bấy nhiêu. Cho nên mỗi người hãy bằng lòng với hoàn cảnh của mình. Đừng đứng núi này rồi trông núi nọ. Đời ai cũng có thất vọng, khổ đau và đau khổ trở thành người bạn không thể thiếu. Vì thế ta cần phải hiểu nguồn gốc của đau khổ.
16. Cuộc đời của Chúa Giêsu nói lên điều gì? Chúa đã đến thế gian, sống như một phàm nhân, Ngài sống khổ đau, chết tức tưởi. Đây là một mẫu gương. Chúa đã chết trên thập giá, Ngài biến thập giá thành chiếc cầu nối giữa sự chết và sự sống. Qua cái chết của Ngài, mọi thứ khổ đau nếu ta chịu vì Chúa, thì đau khổ đó sẽ dẫn ta đến với cuộc sống vinh quang mai sau. Cho nên từ nay thánh giá không còn là chướng ngại, nhưng là phương tiện đưa ta đến sự sống trường sinh. Vì thế muốn thành công, ta phải cộng tác với Chúa, đừng hành động một mình. Vì thế ta phải luôn cầu nguyện để xin ơn Chúa trợ giúp dẫn dắt . **R
 
GIUSE LUCA /KBX /KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 796
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  1139
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349629
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top