Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ - BÀI SỐ : 049

HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN 

BÀI SỐ :   049 

    ĐỀ TÀI  MỘT CUỘC PHIÊU LƯU CÓ ĐỊNH HƯỚNG/ 

Thứ tư,   30 / OCT / 2019

1. Abraham đã theo tiếng Chúa gọi như thế nào? Thiên Chúa đã chọn, đã gọi Abraham là tổ phụ một dân tộc đông đảo như sao trời, như cát biển / dù là lời hứa, nhưng Thiên Chúa vẫn thử thách ông. Cuộc thử thách đầu tiên là ông phải rời bỏ quê hương để đi đến một nơi xa lạ mà Thiên Chúa sẽ chỉ cho / rời bỏ một nơi ấm êm hạnh phúc để đi đến một nơi chưa hề quen biết. Đây là một cuộc phiêu lưu không định hướng. Vì ông biết tương lai mình sẽ ra sao nên chỉ còn biết phó thác vào Thiên Chúa.
2. Khởi đầu cuộc phiêu lưu như thế nào? Cuộc phiêu lưu khởi đầu bằng tiếng Chúa gọi đích danh ông Apram: Chúa nói với ông: Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi mà đi đến đất Ta sẽ chỉ cho / Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn và sẽ chúc phúc cho ngươi (St 12, 1-2).
3. Ông đã đi đâu và đi với ai? Lúc đó Abraham đã 75 tuổi, ông tức tốc lên đường, đem theo bà vợ Sara và người cháu là ông Lot cùng với số tài sản mà ông gầy dựng được cùng với gia nhân mà gia đình họ đã có tại Khanan. Họ liền đi tới đất Cana-an.
4. Tâm trạng của ông khi ra đi như thế nào? Dù biết cuộc ra đi sẽ bấp bênh, nguy hiểm ,cả mơ hồ nữa, ông không biết đất Canaan như thế nào. Đi như thế không phải là do ông mù quáng hay là phiêu lưu bất định, nhưng đây là ông đi theo tiếng Chúa gọi. Nhưng ông hết sức tin tưởng vào lời Thiên Chúa hứa nên cứ lên đường / còn tương lai thì ông để cho Chúa lo. *
5.
6. Đời sống gia đình có phải là một cuộc ra đi phiêu lưu không? Ông Apram ra đi cũng giống như việc xây dựng gia đình / người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắng khít với vợ mình (St 2, 24). Trước tiên hôn nhân cũng đâu khác gì một cuộc phiêu lưu, cũng là sự đáp trả một lời mời mọc, một cuộc ra đi không định hướng. Hai người chưa biết gì nhiều về nhau, hai bàn tay trắng và đang nhìn tương lai ở phía trước. Đức tin và lòng mến là nền tảng trong ơn gọi vợ chồng, người này đón nhận người kia bằng một sự tự do, một sự quyết tâm / nhưng cũng bao hàm rất nhiều sự khó khăn trắc trở, những nguy cơ và hai người cùng nắm tay nhau nhưng chưa có gì để bào đảm rằng: Họ sẽ đi đến thành công.
 
7. Phiêu lưu là gì ? Là buông mình theo sóng gió muốn trôi dạt đi đâu thì trôi, lênh đênh không biết đời mình sẽ đi về đâu. Cho nên người ta mới có câu: Con gái 12 bến nước , trong nhờ đục chịu. Người đàn ông cũng thế: hên xui 50/50 chưa biết tương lai sẽ như thế nào. Nhiều người bước vào đời sống hôn nhân mà không chuẩn bị gì cả. Họ phó mặc cho số phận mà không có chút gì cố gắng. Rõ ràng là họ đang dùng cuộc đời mình vào một canh bạc.*
8. Hôn nhân có được tự do lựa chọn hay không? Mỗi người có quyền chọn cho mình một cuộc sống thích hợp, muốn lựa chọn thì phải có tự do, chính vì tự do nên hôn nhân cũng là một cuộc phiêu lưu. Vì không ai trong 2 người có thề nắm chắc tương lai đời mình, nhưng một khi đã lựa chọn thì phải can đảm dấn thân, phải lấy hết can đảm để hành động, để sống theo sự lựa chọn đó. Tuy nhiên phiêu lưu hoàn toàn khác với liều lĩnh.
9. Thế nào là một sự lựa chọn quan trọng? Lựa một nghề rồi sau đó thay đổi nghề , thì việc lựa chọn này ít nguy hiểm, vì nó không ảnh hưởng nhiều đến đời sống, nhưng một khi đã lựa cho mình một hướng đi thì sự lựa chọn đó hết sức quan trọng. Trong đời ta có 3 bước lựa chọn thật quan trọng: Đó là ngày thụ phong linh mục, ngày khấn dòng và ngày hết hôn. Lựa chọn hướng đi thật quan trọng, nếu không ta có thể hối hận cả một đời.
10. Ai là người quyền thế nhất trên đời này? Một vị quan nọ, suốt đời là một trung thần tận tụy với đức vua / phút cuối ông đang lâm trọng bệnh, nhà vua đã hứa sẽ ban cho ông một ơn huệ, ông đã tạ ơn đức vua là xin rằng: Xin đức vua hãy cho thần sống thêm một ngày nữa , nhưng đức vua buồn bã trả lời: Khanh ơi, Ta rất yêu khanh nhưng điều khanh xin thì ta không thể . Qua câu chuyện ngắn ngủi này, ta thấy lựa chọn cho đời mình một hướng đi thật quan trọng. Nếu ta chọn sai, ta sẽ trắng tay.
11. Lo hay cưới ? Cha mẹ lo liệu cho con cái bằng việc dựng vợ gả chồng. Thay vì cưới gả thì người ta thay thế bằng một chữ lo. Cuối năm nay tôi sẽ lo cho cháu . Việc này là việc hỷ, song hỷ, sao lại gọi là lo ? Lo là phải, vì cha mẹ sinh con ra, lo cho con khôn lớn, lo cho ăn cho học, lo cho nó lập gia đình. Sau đó còn lo mãi nếu như con mình nó nghèo khổ và nhất là không có hạnh phúc, thì cha mẹ cứ thế mà lo buồn suốt thôi .
 
12. Cô gái lo điều gì? Cô gái thì lo bị thua thiệt, lo bị lệ thuộc vào đàn ông, lo rằng không biết chồng mình sẽ như thế nào? Cờ bạc, rượu chè, vũ phu, vô trách nhiệm. Nếu gặp chồng tốt thì mừng vui, nhỡ gặp phải một anh không ra gì thì biết than thở cùng ai đây ?
13. Tại sao phải hai người cùng lo ? Hôn nhân là một sự lựa chọn / lựa chọn sau đó thì phải dấn thân, dấn thân nhưng còn vấp phải số mệnh nữa. Dấn thân phải có tính toán chứ không thể là liều lĩnh , mà phải suy tính đắn đo, suy nghĩ và xin ý kiến với những tiền bối có kinh nghiệm, mặt khác phải luôn cầu xin ơn trợ giúp.
14.  Trong hôn nhân thì ta phải hứa gì ? Không ai biết rõ tương lai đời mình, hoàn cảnh, tính tình, cơ hội có thể tốt mà cũng có thể xấu / ai cũng thề hứa yêu thương trung thành với nhau, nhưng liệu hứa xong rồi có giữ được lời hay không ? Hoặc hứa mà còn đòi điều kiện, hứa như vậy thì đâu có thật lòng. Người tốt, hứa giữ lời là một điều hiển nhiên. Nhưng người xấu, dù có hứa ngàn lần …cũng chỉ làm khổ nhau thôi.
15. Lời hứa vô điều kiện ở đâu? Là lời hứa trước bàn thờ Chúa, trước vị đại diện, trước bà con hai họ. Lời hứa lúc đó còn có đi kèm với chiếc nhẫn kỷ niệm, nói lên tình yêu chung thủy. Làm sao để hai chiếc nhẫn luôn sát bên nhau giống như chiếc còng số tám trói buộc cuộc đời của 2 người lại với nhau vĩnh viễn.
16. Hôn nhân có đi kèm khổ đau không? Bí tích hôn phối nhắc nhở hai người rằng, người này tôn trọng sự thánh thiện của người kia, cùng giúp nhau sống thánh thiện trong tình yêu. Cùng sống đời dâng hiến cho nhau, cùng trao ban cho nhau con tim chân thành và chung thủy suốt đời. Sống kiếp vợ chồng mà cùng nhường nhịn nhau trong Chúa thì đâu khác gì hai người đã lĩnh triều thiên tử đạo trong bậc vợ chồng rồi .
17. Mẹ Maria xin vâng, ý nghĩa của lời đó: Mẹ cũng đang phiêu lưu như Apram, như mỗi chúng ta trước nhan Thiên Chúa, một cuộc phiêu lưu táo bạo nhưng đúng nghĩa. **R
GIUSE LUCA /KBX /KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 771
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  19
 Hôm nay:  2059
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407468
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top