Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ - BÀI SỐ : 052

HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN 

BÀI SỐ :   052 

    ĐỀ TÀI :   ĐẠO NGHĨA VỢ CHỒNG.

Thứ tư,   20 / NOV / 2019

TIỂU MỤC: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

1. Lý do người biệt phái ghét Chúa Giêsu là gì? Do là họ ganh ghét, họ không muốn ai hơn họ, nhất là một người thấp hèn, vô danh tiểu tốt của Chúa Giêsu, còn họ là những kẻ mang danh là bậc thầy trong thiên hạ. Họ muốn tìm sơ hở, muốn gài bẫy để Ngài mất mặt với dân chúng. Họ cố lục lọi trong ký ức, trong các điều luật trong sách kinh thánh. Hôm nay họ đến mang theo một chất vấn về ly dị. Đây là một vấn đề gay go, khó giải quyết lại dễ đụng chạm. Vì nó mang bản chất đúng với tham vọng của cánh đàn ông. Luật Moisen thì cho ly dị, còn Chúa Giêsu thì không ( Đnl 24, 1-4).
2. Lập trường của người Do Thái có mấy trường phái? Thưa: Có hai trường phái; phái Hillel thì rộng rãi, họ cho phép ly dị dễ dàng. Ví dụ người vợ nào nấu ăn không ngon, thì đây cũng là một lý do cho phép ly dị; còn phái Shammai thì khắt khe hơn, chỉ cho phép ly dị trong một số ít trường hợp. Ví dụ: Khi người vợ ngoại tình.
3. Chúa Giêsu đã thoát bẫy theo cách nào? Đã là cái bẫy thì sẽ có nhiều cam go, vì dù Chúa trả lời cách nào đều cũng bị dính bẫy, hoặc là quá rộng, hoặc quá hẹp. Cho nên Chúa Giêsu đã khôn ngoan, Ngài trả lời bằng hai trích đoạn trong sách kinh thánh, cụ thể là sách Sáng Thế (St 1, 27 và St 2, 24). Đó là những luật do Thiên Chúa thiết lập, bao gồm hai định chế của hôn nhân. Đó là: Đơn hôn và vĩnh hôn. Như thế có nghĩa là ai đã kết hôn đúng phép thì không bao giờ được ly dị. Bởi vì: Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly (Mt 19, 6).
4. Người biệt phái ngụy biện như thế nào? Rõ ràng thua nhưng họ chưa chịu thua, họ trích 1 câu trong sách Đệ Nhị Luật, nội dung cho phép ly dị, nhưng phải viết chứng thư đưa cho người bị ly dị, nhưng Chúa Giêsu quyết liệt hơn khi cho rằng: Đây là cái lý cùn của loài người. Bởi vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Moisen mới cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu không được phép như thế đâu. Điều nầy cho thấy rằng vì con người ích kỷ, chỉ muốn thỏa mãn nên đặt điều kiện thỏa mãn nhục dục lên trên hết / lên trên cả ý muốn của Thiên Chúa, vì khi họ chấp nhận ly dị, là họ đã bất trung, lại còn gây bất công cho nhau trong đời sống vợ chồng.
5. Hậu quả của ly dị là gì ? Hậu quả do ly dị mang lại thật là tai hại, chúng ta thấy Thiên Chúa quá khôn ngoan khi đặt ra luật đơn hôn và vĩnh hôn, để bảo vệ cho hạnh phúc trong hôn nhân. Đồng thời cũng đem lại trật tự cho xã hội loài người.
6. Tình hình hôn nhân hôm nay như thế nào? Tình hình hôn nhân và hạnh phúc gia đình ngày nay càng sa sút trầm trọng. Hôn nhân mà tan vỡ thì nền tảng của xã hội càng lung lay, nền móng không vững thì ngôi nhà vững thế nào được.
7. Lý do của việc sa sút là gì? Ai cũng nhìn thấy rõ nền tảng gia đình ngày nay đang sa sút trầm trọng. Hôn nhân bị tan vỡ, xã hội lung lay/ nếu nền tảng không vững thì xã hội vững thế nào được. Người ta khinh thường định chế hôn nhân, người ta muốn phá bỏ hôn nhân bằng những tư tưởng phóng khoáng / lồng những phim ảnh đồi trụy vào đó khiến người ta coi hôn nhân như một hài kịch. Họ muốn diễn thế nào là theo ý họ, theo kiểu hay thì ở, dở thì đi / thay tình như thay áo. Liên hiệp quốc đã chọn 1994 làm năm quốc tế gia đình. Giáo hội cũng đồng hành với thế giới về vấn đề tốt đẹp nầy.
 
8. Việt Nam có nhãn quan về hôn nhân như thế nào? Người Việt Nam vẫn cho rằng hôn nhân là điều gì đó rất thiên thánh do trời cao xếp đặt. Họ hàng đều mừng vui khi hai trẻ chọn lựa và kết hợp với nhau. Người Việt còn thần thánh hóa hôn nhân khi cho rằng vợ chồng lương duyên là do ông Tơ bà Nguyệt se kết. Hai vị thần này dùng dây xích trói buộc hai người vào với nhau / đã có thần linh nhúng tay vào khi không ai có thể cưỡng lại được. Đây cũng là một điều tâm linh hết sức tốt đẹp dành cho người Việt trong hôn nhân. Từ đó, chúng ta mới dùng những từ: Duyên số, duyên kiếp, duyên phận, thiên duyên để quan niệm về sự tốt đẹp của hôn nhân.
9. Thế nào là đạo nghĩa vợ chồng? Hôn nhân trong xã hội Việt có nhiều điểm tương đồng với truyền thống Kitô giáo / người Kitô hữu luôn dùng từ ngữ bí tích, ơn gọi để nói về sự tốt đẹp của hôn nhân và luôn coi hôn nhân công giáo như là sự ràng buộc tinh thần.
10. Nho giáo quan niệm thế nào về hôn nhân? Vợ chồng luôn được coi như một đạo lý sống làm người / người ta gọi là đạo vợ chồng, nghĩa phu thê. Cũng như đạo quân sư phụ, trung với vua, tôn kính thầy, hiếu với cha mẹ. Trọn đạo vợ chồng ý nói rằng hai người đã đi đến đích điểm của hôn nhân. Họ đã đạt được hạnh phúc, khác xa với quan niệm hôn nhân không hạnh phúc là địa ngục của trần gian.
11. Thế nào là hôn nhân thiên thánh? Ở Việt Nam hôn nhân luôn mang đậm chất tôn giáo, các đám cưới Việt Nam, cô dâu chú rể một là tới nhà thờ, hai là tới chùa hay thánh thất. Hoặc bàn thờ tiên tổ tại tư gia, và có ý nhờ những người đã chết về đây chứng giám hôn ước của đôi bạn trẻ để các ngài chúc phúc cho, như là lễ gia tiên, để ông bà nhắc nhớ đôi trẻ phải giữ trọn đạo vợ chồng / không được lìa bỏ nhau dù ở bất kỳ hoàn cảnh ,thời điểm nào.
12. Ông bà đã cảnh báo đôi trẻ thế nào? Đạo vợ chồng luôn được mọi người quan tâm gìn giữ, người ta phân tích kỹ lưỡng khách quan khi nói về hôn nhân:               
 
-Đạo vợ chồng không phải tôm cá.
-Đang mua mớ nọ, lại chồm mớ kia.
 
13. Cuộc sống hôn nhân bắt nguồn từ đâu? Cuộc sống hôn nhân Kitô giáo được bắt nguồn từ thượng đế, câu chuyện thánh kinh đã kể rằng: Thiên Chúa tạo dựng con người từ bùn đất, thổi sinh khí vào, sau đó cho Adam ngủ say, Ngài lấy bớt 1 xương sườn tạo nên 1 phụ nữ là bà Eva. Sau đó thượng đế kết hợp và chúc phúc cho cả hai hãy sinh sôi đông đúc và thống trị mặt đất. Cũng do lời chúc nầy mà Việt Nam quan niệm đông con nhiều cháu là một hồng phúc / cho nên ngày tết người ta vẫn chúc nhau: Đa tử, đa tôn, đa phú quý.
14. Chúa Giêsu đã nói gì về hôn nhân? Do đôi vợ chồng đầu tiên trong lịch sử tạo dựng nhân loại, sau nầy Đức Kitô đã nhắc lại khi phải tranh biện với đám người biệt phái về luật ly dị. Chúa tái xác định giá trị tinh thần của hôn nhân khi nói rằng: Từ đầu Thiên Chúa đã không cho phép vợ chồng loài người ly dị nhau, rồi Ngài khẳng định: Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly (Mt 19, 6). Đây cũng chính là câu trả lời mà Chúa muốn dành cho các cặp vợ chồng người Việt Nam hôm nay. Đó là: phải nhất phu, nhất phụ.
 
15. Ai già mà lại không xấu xí? Người thiếu nữ lúc trẻ đẹp, lấy chồng là để cậy nhờ vào lúc tuổi già, nếu trẻ thì lấy mà già thì chê. Đó không phải là cách cư xử của những con người bội bạc hay sao? Đây là một câu trả lời chính xác mà các ông chồng phải học ….cho thuộc. **R
GIUSE LUCA / KBX / KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 842
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  1697
 Hôm qua:  2176
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11402527
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top