Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

63/ Mẹ và Con

Tháng năm dưới cầu nước chảy,

vò võ thân cò, tóc mẹ điểm sương

Có những cái phi thường rất thường - và vì thường quá nên người ta dễ xem thường. Nhưng đâu phải vì bị xem thường mà một điều phi thường phải biến thành thường. Và có những lúc nào đó giữa cuộc đời thường, do một cơ duyên bất chợt, người ta sững sờ nhận ra điều mình vẫn tưởng là thường ấy thực sự không phải là thường.

Mỗi lần như thế, họ thấy mình lớn lên hơn một chút, bớt kiêu ngạo hơn một chút, và 'người' hơn một chút...

Một trong những thực tại hẩm hiu đó là người MẸ!

Còn gì thường hơn ý nghĩ rằng tôi có mẹ - thường đến nỗi tôi chẳng bao giờ tò mò nghĩ xa hơn. Trong số những thứ mà tôi có, tôi có mẹ, thế thôi! Đó không là vấn đề, cũng chẳng là mầu nhiệm. Tôi cho sự hiện hữu của mình là tất nhiên, tất yếu. Thế giới thụ tạo này đều bất tất, ngoại trừ... tôi!

Ồ không, đã có một lúc tôi bắt đầu có. Thiên Chúa có thể và thực sự dựng nên tôi từ hư không; nhưng Ngài đã muốn dùng mẹ làm chặng đường cuối cùng để chuyển hư không thành thực hữu - là tôi đây. 

Đi trong cuộc đời, tôi mải lo chiếm hữu - nếu không những điều xấu thì những điều tốt. Tôi thường hướng về Chúa để bày tỏ lòng tri ân về những điều tốt lành mà mình có được: kiến thức, danh dự, tiền bạc, tình bạn, tình yêu... Tôi ít khi nhớ tạ ơn về cái có đầu tiên của mình: tôi có. Chính vì thế mà với tôi, mẹ vẫn nhàn nhạt, xa xa.

Từ khi có tôi, tôi có mẹ. Mẹ là gia nghiệp tôi lãnh nhận trước nhất và trực tiếp nhất, ở ngoài tôi. Gia nghiệp này đã dọn sẵn cho tôi. 

Ấy chính người đàn bà ấy, với tất cả những hay dở của bà -chứ không phải một ai khác - là mẹ tôi, trong ý định muôn đời của Đấng Tạo Thành. 

Như bất kỳ ai, chàng trai Giêsu Nadarét cũng có một người mẹ:

"Tháng thứ sáu, Thiên Chúa sai thiên sứ Gabrien tới một thành của Galilê tên là Nadarét, đến với một trinh nữ... trinh nữ ấy tên là Maria."  (Lc 1,26-27).   

Mẹ là mạc khải đầu tiên, từ khi tôi còn chưa biết đọc Thánh Kinh, chưa biết nghe giáo lý - rằng Thiên Chúa sáng tạo vì yêu thương, và rằng Ngài trung tín yêu thương vì Ngài đã sáng tạo. Thật vậy, phải mất một thời gian khá lâu tôi mới bập bẹ được tiếng "mẹ" đầu tiên - tiếng "mẹ" ấy hầu như chỉ là một vỏ âm thanh vô tư, vô tình, vô nghĩa lý. Nhưng mẹ thì đã gọi "con ơi" thật nồng nàn thiết tha trong sâu thẳm lòng bà, tự thuở nào tôi mới tượng hình trong dạ. Tình yêu ấy bằng lời thì ít, bằng im lặng thì nhiều. Mẹ đã một lần rút ruột sinh con, mẹ chấp nhận suốt một đời làm thân tằm rút ruột. Tôi chỉ có một việc là nhận lãnh, nhận lãnh và nhận lãnh...

Lớn lên, trường đời dạy tôi: Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại! Tôi hiểu rằng nhận lãnh một chiều là bóc lột. Nhưng cơ hồ đó là cái hiểu chỉ để sống với đời - chứ không phải để sống với mẹ tôi. Đã bao lần tôi phải trả giá đắng cay, vì lỡ không sòng phẳng với đời; nhưng tôi đâu có phải trả giá nào vì không sòng phẳng với mẹ tôi đâu! Kỳ thực, mẹ cũng chẳng bao giờ quyết liệt lập luận với tôi: hòn đất ném đi hòn chì ném lại!

Mẹ không lập luận, không đòi buộc. Mẹ chỉ biết yêu thương và âm thầm nhẫn nại đợi chờ. Tình yêu giúp người ta hy vọng. Mẹ vẫn hy vọng một ngày tình yêu của tôi lên tiếng - và cơ sở của niềm hy vọng ấy không phải gì khác ngoài tình mẹ yêu tôi.

Ngày Giêsu vừa đến tuổi khôn, mải mê lêu lổng, đến độ lạc mất mẹ ba ngày. Kiếm tìm đôn đáo, gặp được, mẹ Người nói:

"Sao con nỡ làm thế? Cha con và mẹ đã lo lắng tìm con." (Lc 2,48).

Một lời trách nhẹ! Hơn một lời trách: một xác nhận yêu thương! Và hơn cả một lời xác nhận yêu thương: một diễn tả niềm hy vọng tình yêu được đáp trả. Đừng quên, Giêsu bấy giờ đã lớn khôn rồi.

Với thời gian, tôi cũng lớn khôn. Mẹ thì già đi. Tháng năm làm thân cò vò võ. Tôi bước ra với đời, chân trời lồng lộng thênh thang. Mẹ rút về ở phía sau, dõi trông theo, bồn chồn, hy vọng. Không phải vì mẹ vuột mất tôi (bà nào có ý níu tôi bao giờ!) - nhưng vì đó là qui luật của tình yêu. Tình yêu thật thì mở rộng ra chứ có thể nào khép lại? Mẹ tự đồng hoá với tôi; và khi dâng hiến tôi cho đời, ấy là mẹ tự hiến cho đời.

Một cách nào đó, thật bất ngờ, mẹ sẽ hiện diện với tôi trong lần cuối cùng dâng hiến - như:

"Đứng bên thập giá Đức Giêsu, có mẹ Ngài..." (Ga 19,25).

Có những cái phi thường rất thường. Song đừng vì thường quá mà nỡ xem thường, người ơi!

Lm. Lê Công Đức


Trở lại      In      Số lần xem: 1358
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  2265
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352569
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top