Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chương 1 (TT): QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO VỀ GIA ĐÌNH

IV. ĐẠO HIẾU

Đạo hiếu là đạo làm con phải có đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Thiên Chúa đã khắc ghi đạo hiếu vào tâm khảm của mỗi người, và Ngài cũng đã long trọng truyền dạy: “Phải thảo kính cha mẹ, kẻ nào chúc dữ cha mẹ thì đáng phải chết” (Xh.20,12).

Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta: 30 năm trọn niềm yêu mến vâng phục cha mẹ (Lc 2,51). Ngài cấm con cái không được lấy phần của cải nuôi cha mẹ để đem dâng cúng vào Đền thờ (Mt 15, 3-7). Trên thập giá, Ngài truyền cho Gioan thay Ngài để phụng dưỡng Mẹ Maria (Yn 19,27).

Người Việt Nam chúng ta thừa hưởng nền luân lý Á Đông đề cao đạo hiếu rất phù hợp với đạo Chúa (Điều răn 4). Nền tảng của đạo hiếu là yêu mến, tôn kính và đền ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên khi các ngài còn sống cũng như khi các ngài đã lìa trần.

Giáo Hội cũng dạy ta phải kính nhớ và cầu nguyện cho các ngài mỗi ngày. Phần tưởng niệm sau khi truyền phép trong Thánh lễ, Giáo Hội dâng lên Chúa những lời cầu xin cho các tín hữu đã qua đời “nhất là cho ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng con đang an nghỉ…”. Ngoài ra, hằng năm, Giáo Hội dành riêng tháng 11 để giáo dân tưởng nhớ, cầu nguyện cho những người đã khuất,  gọi là tháng các Đẳng-linh-hồn, hay nôm na gọi là tháng báo hiếu.

1/ Bổn phận đối với cha mẹ khi già yếu.

Cho dù xã hội, nhà nước, đoàn thể,…có dành sự nâng đỡ vật chất nào cho những người già yếu, hết lao động, thì con cái vẫn có những bổn phận đặc biệt đối với cha mẹ già yếu.

Con cái lúc nào cũng phải yêu mến, kính trọng, thăm viếng, hỏi han, săn sóc vật chất cho cha mẹ, nhất là khi các ngài đau yếu tật nguyền, phải lo để tìm thầy chạy thuốc và ở bên cạnh giúp đỡ, an ủi các ngài. Khi các ngài sắp lìa đời con cái phải lo liệu mọi cách, giúp các ngài chết lành (xem phần Bí Tích Xức Dầu). Con cái phải túc trực ở bên giường khi các ngài hấp hối để an ủi Cầu Nguyện và giúp các ngài về với Chúa an lành.

Khi các ngài lìa trần, con cháu phải có mặt đông đủ để lo tang chế, chôn cất cho xứng đáng. Đừng khóc lóc om sòm, ồn ào, rối loạn ( Mc 5,39) nhưng hãy lo đọc kinh cầu nguyện, dự lễ, xin lễ đều cầu cho các ngài sớm lên Thiên đàng. Khi thi hài các ngài nằm chờ ngày sống lại, hãy chôn cất tử tế nơi đất thánh, và phải trông coi mồ mã cho chu đáo.

Về chúc thư, di ngôn của cha mẹ: con cháu có bổn phận phải thi hành cho đúng đắn. Không gì bất hiếu cho bằng khi cha mẹ vừa nằm xuống, con cháu trong nhà đã tranh dành của cải, tị nạnh, chia rẻ, hận thù, oán ghét nhau.

2/ Bàn thờ gia tiên (tổ tiên).

Người Việt Nam có tập tục lập bàn thờ gia tiên, vừa để tỏ  lòng hiếu thảo đố với các đấng đã sinh thành ra mình, vừa để giáo dục con cái về đạo hiếu và tình gia đình ruột thịt. Ngày 14-11-1974, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra thông cáo chấp nhận những điểm sau:

a. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà, tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình…. Miễn là trên bàn thờ không bầy biện điều gì mê tín dị đoan, như hồn bạch…

b. Việc đốt nhang, hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên, là những cử chỉ, thái độ hiếu thảo, tôn kính được phép làm.

c. Ngày giỗ, cũng là ngày “kỵ nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương miễn là loại bỏ những gì là dị đoan, mê tín như: đốt vàng, mã… và giảm thiểu những lễ vật để biểu dương, đúng ý nghĩa thành kính, biết ơn ông bà, như dâng hoa trái, hương đèn,…

d. Trong hôn lễ, dâu rể được làm “lễ tổ” lễ gia tiên trước bàn thờ, giường tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, kính hiếu, trình diện với ông bà.

e. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương, vái theo phong tục địa phương, để tỏa lòng cung kính người đã khuất, cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

f. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành hoàng, quen gọi là “Phúc Thần” tại đình làng để tỏ lòng cung kính, biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc, hoặc là ân nhân của dân làng, chớ không phải vì mê tín như đối với các “yêu nhân”, “tà thần”.

V. PHỤ TRƯƠNG VỀ TỔ CHỨC GIA ĐÌNH

1/ Bàn thờ Chúa: Ngày xưa, Chúa nói với ông Giakêu: “Hôm nay, Ta muốn đến trú ngụ tại nhà ông” (Lc 19,5). Ngày nay, Chúa cũng muốn nói  với mỗi gia đình tín hữu như vậy.

Hãy dành chỗ danh dự nhất trong nhà cho Chúa ngự, vì Ngài là Chủ, là Vua của gia đình…. Hãy suy tôn Ngài và dâng lên Ngài những gì tốt đẹp nhất, cao quý nhất của gia đình, như gia đình Mat-ta, Maria và Lazarô xưa (Mt16,6-13).

Hãy đặt bàn thờ Chúa nơi danh dự nhất trong nhà, vì nếu ta xưng Chúa ra trước mặt thế gian, thì Chúa cũng xưng ta ra trước mặt Cha Ngài (Mt 26, 10-32).

Ảnh tượng Đức Mẹ và các Thánh, ta cũng phải đặt nơi xứng đáng, đừng để bừa bãi, bất kính.

2/ Sổ gia đình Công Giáo

Gia đình là một xã hội nhỏ, có nhiều kỷ niệm vui buồn, tự nhiên cũng như thiêng liêng, ta cần ghi nhớ. Cuốn sổ gia đình Công Giáo giúp ta việc hệ trọng đó. Mỗi gia đình phải có một cuốn ghi chép đầy đủ và rõ ràng về từng người. Trên thực tế cuốn sổ gia đình Công Giáo còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác. Tóm lại, gia đình tín hữu không thể thiếu cuốn sổ này. Nếu không thể kiếm được một cuốn in sẵn thì dùng một cuốn vở để thay thế.

a. Phần đầu ghi chứng chỉ hôn phối cha mẹ:

Tên thánh, tên họ và tên gọi:................................................................
Ngày và mơi sinh:

Con ông:...................................................................................................
Và bà:.........................................................................................................
Thuộc giáo xứ:.........................................................................................
Giáo phận:................................................................................................
(Ghi phần cha trước, mẹ sau)

Đã chịu phép Bí Tích Hôn Phối tại nhà thờ:......................................
Ngày:..........................................................................................................
Trước mặt linh mục:................................................................................
Và hai nhân chứng:................................................................................
(Hai cha mẹ, Linh mục chứng hôn và hai nhân chứng ký)

b. Những trang sau, mỗi trang dành cho một người con, ghi các chi tiết sau đây:

Con thứ:....................................................................................................
Tên thánh, tên họ và tên gọi:................................................................
Sinh ngày:................................................................................................
Tại:..............................................................................................................
Con ông:...................................................................................................
và bà:.........................................................................................................
Rửa tội ngày:............................................................................................
Tại nhà thờ:..............................................................................................
Do linh mục:.............................................................................................
Cha mẹ đỡ đầu:.......................................................................................
Rước lễ lần đầu ngày:............................................................................
tại................................................................................................................
Thêm sức ngày:.......................................................................................
tại nhà thờ:...............................................................................................
Do Đức Cha:............................................................................................
Người đỡ đầu:.........................................................................................
(Người rửa tội, người đỡ đầu, Linh mục chứng kiến Bí Tích Thêm Sức ký tên. Có thể ghi những ngày kỷ niệm khác như:  Lập gia đình, qua đời,…)

c. Trang cuối cùng ghi những kỷ niệm quan trọng của gia đình: sinh nhật của cha mẹ, lễ bổn mạng của cha mẹ, ngày thành hôn của cha mẹ, ngày giỗ ông bà nội ngoại, ngày cha mẹ tạ thế,…)

3/ Những sách cần thiết cho gia đình

a. Thánh Kinh: Kitô hữu được sinh ra bởi Lời Chúa. Lương thực để tăng trưởng Đức Tin là bởi Lời Chúa và Thánh Thể. Công đồng minh xác: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô (MK.25). Vì thế, mỗi gia đình tín hữu không thể thiếu một cuốn Thánh Kinh. Ít nhất phải có cuốn Tân Ước hay Phúc Âm (Tin mừng).

b. Sách lễ Giáo dân,  những sách Giáo lý, Mục lục, Kinh nguyện,… là những sách rất ư cần thiết giúp gia đình sống đạo. Ngoài ra, cũng nên sắm sửa những sách thiêng liêng, sách hạnh các Thánh, sách suy niệm Lời Chúa,… (Trích Huấn dụ lập lễ Thánh gia năm 1892 của Đức Thánh Cha Lêô thứ 13).

GIA ĐÌNH GƯƠNG MẪU: THÁNH GIA NAZARETH

“Để mở đầu công cuộc cứu chuộc, Thiên Chúa đã ban cho thế gian một mẫu gương gia đình do chính Thiên Chúa thiết lập. Người ta có thể tìm nơi gia đình đó một bức gương trọn hảo cho các gia đình.

Đó là gia đình Nazareth, nơi mà Chúa Cứu Thế đã sống ẩn dật với Mẹ Đồng Trinh và Thánh Cả Giuse, các Ngài đã chu toàn trách vụ làm cha mẹ đối với Chúa Giêsu.

Gia đình thánh này đã trở nên gương mẫu về mọi nhân đức cho cách gia đình, như tương thân tương ái, lễ giáo thánh thiện, hiếu thảo tuyệt độ.

Các người CHA GIA ĐÌNH chắc hẳn tìm học ở Thánh Giuse một mẫu mực khôn ngoan, quán xuyến và tiên liệu của chức vụ làm cha gia đình.

Các BÀ MẸ tìm thấy nơi Mẹ Maria một bức gương chói sáng về tình yêu, đức nết na, Đức Tin trọn hảo và tùng phục khiêm tốn.

Những NGƯỜI CON học với Chúa Giêsu về đức vâng lời, lòng tôn kính, biết ơn và noi gương cha mẹ trong việc mến Chúa, yêu người,….

Những NGƯỜI LAO ĐỘNG nghèo khó hãy vui mừng và hãnh diện vì những vất vả nghèo hèn của mình đã được Thánh Gia chia sẻ, những âu lo về cuộc sống hằng ngày đã được Thánh Gia chấp nhận. Thánh Giuse đã phải lao lực mới kiếm đủ cơm bánh nuôi vợ con. Những bàn tay của Chúa Giêsu phải mệt mỏi chai cứng với những dụng cụ thợ mộc,…. Những trằn trọc thao thức lo âu, hòa trong nước mắt của Mẹ Maria để dọn những bữa ăn ngon, những manh áo lành cho chồng con…

Người ta không thể tìm đâu được một gương mẫu gia đình hoàn hảo và cứu độ cho các gia đình Kitô hữu bằng THÁNH GIA, Chúa Giêsu, Đức Mẹ, và Thánh Giuse.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2939
Tin tức liên quan
  • NHỮNG KINH THƯỜNG ĐỌC TRONG GIA ĐÌNH / NHÀ THỜ .
  • CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
  • PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU GIÚP HƯỚNG DẪN GIỜ KINH TỐI
  • LÀ KYTO HỮU ,TÔI CẦN PHẢI LÀM GÌ ?
  • NGHI THỨC TÔN VƯƠNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
  • PHỤ LỤC 3: GIÁO LÝ SƠ LƯỢT
  • PHỤ LỤC I: NHỮNG NGHI THỨC CẦN TRONG GIA ĐÌNH CG
  • CHƯƠNG 3 (TT): BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH
  • Chương 3: BÍ TÍCH VÀ GIA ĐÌNH
  • Chương 2 (TT): Gia Đình Sống Đạo
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  4
 Hôm nay:  1228
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406637
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top