Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Ngày Thứ Hai

Đề chủ dẫn: CẦU HỒN:

PHẦN I: CHUẨN BỊ (như ngày Chúa nhật, ngày nào cũng theo như vậy, hay tùy ý) (+)

 

PHẦN II: THÁNH HÓA GIA ĐÌNH:

A) Đề chủ dẫn: CẦU HỒN:

"Ai cũng phải chết", điều này không cần để chứng minh. Nhưng có điều quan trọng là chết bất ngờ nên Chúa cảnh tỉnh: Ngày giờ nào không ai biết được (Mt.23,26), Chúa bảo: “Tỉnh thức như đày tớ chăm chỉ” (Mt24,42-51) và phải khôn ngoan để dự phòng như trinh nữ khôn ngoan (Mt.25,1-13) chết rồi đâu có phải là hết. Con người đi vào cõi ngàn thu phải chịu phán xét (Mt.16,28). Quyền xét xử là do Thiên Chúa (Gio.5,20), chết rồi là phải bỏ lại hết, chỉ đem theo phúc–tội. Phúc được thưởng, tội bị phạt,… (Mc.16,19-31). Thiên Chúa có quyền trừng phạt (Mt.10,28), Chúa kêu gọi và cảnh cáo con người: Được lời thế gian mà mất linh hồn thì ích gì?(Mt.16,26). Hãy tìm nước Chúa trước mọi sự (Mt.6). Hãy vào cửa hẹp để được sống (Mt.7,13-14). Hãy thu tích của cải trên trời (Mt.16,19; 16,10). Không có việc lành thì bị phạt (Mt.7,15). Nhưng phải bền tâm vững chí mới được cứu rỗi (Mt.16,20). Và Chúa còn hứa hẹn cho những kẻ tin theo Chúa, sau khi chết sẽ được sống với Chúa như các Thánh đang sống (Gio.6). Chúa dọn chỗ cho ta trên Nước Trời (Lc.22,28) và (Gio.14,2) sẽ được ở với Chúa (Gio.17,24-26). Nhưng trước khi về với Chúa thì phải tin vào Chúa Kitô (Gio.17,2) thực hành điều Chúa dạy (Mt.25,31-46) như đầy tớ trung tín và trung tín cho đến chết.

Các Thánh đang hưởng hạnh phúc trên trời với các Thiên thần bên tòa Chúa, Chúa đã thưởng công các Thánh xứng đáng với công phúc của các Ngài. Các linh hồn nơi luyện ngục đang mong mỏi về với Chúa, nhưng đang cần được thanh luyện, vì “phải trả tới đồng xu cuối cùng” theo phép công bình của Chúa. Các Ngài không còn lập được công phúc cho mình nữa. Chúng ta có thể giúp đỡ các linh hồn bằng cách là lấy những công phúc của ta nhường cho các linh hồn để họ sớm về với Chúa. Ta sống tín điều hiệp thông khi cầu nguyện cùng các Thánh trên trời và cầu nguyện cho các linh hồn đau khổ trong luyện ngục.

B): Ý HƯỚNG THÁNH HÓA:

1. Kính nhớ  : Các Thiên Thần và các Thánh.

2. Thánh hóa: Người già cả, nghèo khó, tật nguyền.

3. Truyền giáo: Chăm sóc bệnh nhân và người nghèo.

4. Cầu nguyện: Cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục.

5. Bí Tích: Xức dầu Thánh.

6. Suy niệm: Ơn sống lành, chết lành.

Về phần này mỗi tối có thể chỉ nhắc một ý hay là nhắc tổng quát như sau:

Hôm nay là ngày thứ hai trong tuần ta dành kính nhớ các Thiên thần và các Thánh nam – nữ ,cũng như tưởng niệm các linh hồn đã qua đời. Có thể nói: Hôm nay là ngày các Thánh cùng thông công, ngày chúng ta suy nghĩ tới bốn sự sau: Con người phải chết, chết rồi sẽchịu sự phán xét của Chúa, có công thì được thưởng, có tội sẽ bị luận phạt: Thiên đàng để thưởng và Hỏa ngục là hình phạt. Ngày hôm nay cũng là ngày thánh hóa những người già cả, lão thành. Cuộc đời các Ngài đã ngã bóng và tàn lụi dần,… để chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cữu, như Đông tàn, chuẩn bị cho Xuân tới.

Ngày hôm nay cũng có thể nhắc nhở cho chúng ta nhiều về tình thân ái, khi chúng ta đến với những anh chị em nghèo khó, tật nguyền, già cả ốm đau để nâng đỡ họ… tinh thần và vật chất… những kẻ đang hấp hối cần ta nhất. Những linh hồn đã qua đời đang cần ta thương nhớ đến họ…

Ta hãy cầu xin cho mọi người biết sống trong Công bình, bác ái để chuẩn bị cho cái chết lành Thánh : Sống sao chết vậy, sống lành chết Thánh. Chết rồi con người không thể tự mình thay đổi tình trạng linh hồn mình.

Nhìn lên các Thiên thần đang phục vụ Chúa, chúng ta mong ước được như các Ngài. Nhìn lên các Thánh đang hưởng hạnh phúc bên Chúa, lòng chúng ta phấn khởi chừng nào. Nhưng nghĩ lại cuộc sống hiện thế của các Ngài làm cho chúng ta sợ. Nếu các linh hồn được về thế gian để được sống như ngày xưa, họ sẽ về ngay và sẽ sống như các Thánh đã sống như xưa vậy. Còn chúng ta chỉ mong muốn được hưởng như các Thánh mà lại sợ hãi không dám sống như các Ngài đã sống xưa. Không thể có Thiên đàng cho người lười biếngđược.

C) HỌC HỎI:

7. Hát Thánh vịnh: ĐC: Chúa là sự sáng (Tv.26)

X.1): Chúa là sự sáng là Đấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Đấng Phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai?

Đ: Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi.

X.2): Có một điều tôi xin cùng Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa và chiêm ngưỡng Thánh điện của Ngài.

X.3): Lạy Chúa xin nghe tiếng tôi kêu cầu, xin thương xót và nhậm lời tôi. Và lạy Chúa, tôi tìm ra mặt Chúa, xin Chúa đừng ẩn mặt xa tôi.

X.4):Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh, hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa.

8. Thánh Kinh: (một người đọc)
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philiphê (Phil.3,20-21)

Anh em thân mến, phần chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, nơi đó chúng ta mong đợi, nơi Đấng Cứu Chuộc là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Người sẽ biến đổi thân xác hèn hạ của chúng ta nên giống thân xác hiển vinh của Người, nhờ quyền lực mà Người vẫn có thể bắt muôn vật qui phục Người.

Đó là Lời Chúa. Tạ ơn Chúa.

a/ Quảng diễn vắn tắt:Quê hương chúng ta trên Trời. Đấy mới là quê hương đích thực và lâu dài. Cuộc sống tại thế là tạm gửi, mau qua, chóng hết vì đây không phải là quê thật, mà chỉ là con đường ta đi về trời, nếu ta bám víu vào đời sống này như Lời Chúa nói là ta sẽ mất, vì mọi sự sẽ qua đi tất cả. Thân xác hèn hạ thật, một chút tro bụi, nhưng nhờ Ơn Cứu Độ, Chúa Kitô sẽ thánh hóa ta và từ bụi đất thấp hèn, Ngài sẽ phục sinh ta và biến đổi ta nên giống thân xác Phục sinh vinh hiển của Người. Sung sướng cho ta chừng nào!

b/ Góp ý kiến:

Con người có hồn có xác vậy chết là gì?

Thiên đàng là gì? Sao gọi là quê ta?

Thân xác ta cần được biến đổi thế nào để được vào Thiên đàng?

c/ Đúc kết thực hành:

Đừng quá bám víu vào đời này, đời này sẽ qua đi.

Chỉ lo cho thân xác mà không lo cho linh hồn có phải là khôn ngoan không?

Thân xác người tín hữu dầu có hư nát, ta cũng phải tôn trọng vì sẽ được Phục sinh.

9. Giáo lý công giáo : (Sách GLCG)

Bài IX: Các Thánh thông công.

Bài XI : Tứ chung (bốn sự sau)

(Mỗi lần đọc 1,2 câu ... rồi giải thích).

10. Giáo huấn công đồng:

“Ước gì những người chịu đau khổ vì nghèo đói tật nguyền, đau yếu và những thử thách khác, hay bị bách hại vì sự công chính cũng biết kết hợp cách đặc biệt với Chúa Kitô Đấng đã chịu đau khổ để cứu chuộc thế giới, vì trong Phúc âm Chúa đã tuyên bố họ là người có phúc, và vì Thiên Chúa của mọi Ơn Phúc, Đấng đã gọi chúng ta đến sự vinh hiển muôn đời trong Chúa Giêsu Kitô, sau khi chúng ta chịu đau khổ trong một thời gian ngắn, chính Người sẽ làm cho chúng ta hoàn hảo, vững chắc và mạnh mẽ (1P.5,10) ; HCTL về GH số 41).

Với những người đau khổ, Công đồng nói: “Nhưng chúng tôi có một cái gì sâu xa hơn, quý giá hơn để mến tặng anh em, đó là chỉ có một chân lý khả dĩ trả lời cho Mầu nhiệm đau khổ và mang lại cho anh em sự an ủi chân thật. Đó là Đức Tin và sự kết hợp với Con Người đau khổ là Đức Kitô Con Thiên Chúa. Đấng bị đóng đinh vì tội lỗi và vì sự cứu rỗi của chúng ta. Chúa Kitô đã không trừ diệt sự đau khổ, Người cũng đã không muốn biểu lộ hoàn toàn mầu nhiệm của đau khổ cho chúng ta, Người đã nhận đau khổ cho mình, mà vì thế đã quá đủ cho ta hiểu rõ giá trị của đau khổ…. Xin hãy đinh ninh rằng anh em không cô độc, không bị loại trừ, bị bỏ rơi hoặc bị coi là vô dụng.

(Trích sứ điệp của người nghèo khổ)

D) THỰC HÀNH:

11. Luật sống: Điều răn VII và X: Hai điều răn này nói về đức công bình: làm hại, tước đoạt hay cầm giữ trái phép của cải người khác…làm hại về tinh thần cũng thế… ước muốn hay trù định làm như vậy cũng đã có tội rồi, hành động bề ngoài chỉ là hoàn tất tội phạm mà thôi. Đây là vấn đề phải xét tới mỗi ngày: “Điều gì con không muốn người ta làm cho con, thì con đừng làm cho người ta”.“Điều gì con muốn người khác làm cho con, thì con hãy làm cho người ta”.

12. Tu đức: Tập đức Công bình bác ái:

Đừng ăn ở bất công với ai cả, rất nguy hiểm.

Một người hay tham lam của cải của người khác thì không thể sống đức công bình.

Có đạo mà không có bác ái thì kể như không có đạo.

Phải có công bình đã rồi mới có bác ái được: Bác ái như hoa trái mà công bình là cây.

Công bình là cây, bác ái là trái

Đạo ta là đạo bác ái, không có bác ái thì kể như không có đạo vậy, mặc dù có rửa tội.

13. Gương sống Thánh: Một số vị Thánh trỗi vượt về Đức Bác Ái như Gioan Thánh Giá, Phanxicô khó khăn, Martinô, Gương của Tôbia, Anh em Maccabê,...

+++ Riêng Thánh Gioan Thiên Chúa: (1495-1550). Thánh nhân đã yêu tha nhân như chính mình, Ngài đã trở nên điên dại, vì yêu mến Chúa và yêu đồng loại, đặc biệt Ngài thương người đau khổ bệnh tật, bị xã hội bỏ rơi, những người nghèo như là con cái dấu yêu của Ngài vậy. Ngài gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Thiên Chúa quan phòng đã giúp Ngài thành công. Ngày nay, con cái Ngài khắp nơi trên thế giới đang giúp đỡ cho các bệnh nhân qua Dòng Ngài lập… một phần nào đã hàn gắn vết đau thương của nhân loại vậy.

Theo gương Thánh Gioan Thiên Chúa: Ta hãy cố gắng trở nên bạn thân của người nghèo khổ, tật nguyền, vì ta được kêu gọi làm bạn thân của Chúa Kitô nơi anh em đó.

E) Ý NGUYỆN CHUNG:

14. Đề nghị điều dốc quyết:

Bây giờ tôi chết thì sao đây? Vì biết rằng tôi sẽ bị xét xử rất ngặt về Đức Ái, nên  tôi quyết tâm thực hiện công bình bác ái với mọi người anh em bên cạnh.

15. Lời nguyện chung: (mỗi người xướng một câu)

ND.Trong các loài mà Chúa dựng nên thì Thiên thần là loài cao trọng nhất. Các Thiên thần được hưởng kiến Thiên Chúa, giúp việc Thiên Chúa và theo lệnh Chúa để phục vụ loài người chúng ta, và chuyển lời cầu của chúng ta lên tòa Chúa. Các Thánh Nam Nữ là anh chị chúng ta trong Chúa, bây giờ các Thánh cũng được hưởng kiến Thiên Chúa như các Thiên thần và có thể cầu bầu cho ta rất hiệu lực. Chúng ta hãy cùng với các Thiên thần và các Thánh cầu nguyện trong giờ này:

X.1): Chúng ta hãy cầu xin Chúa thương đến Giáo Hội Chúa, xin Chúa sai các Thiên thần Chúa canh phòng và gìn giữ Giáo Hội Chúa, xin cho mọi Kitô hữu luôn sống đẹp lòng Chúa như các Thiên thần Chúa trên trời.

Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

X.2): Chúng ta hãy cầu xin Chúa vì công nghiệp các Thánh Nam Nữ, xin Chúa chúc lành cho mọi con cái Chúa ở trần gian này. Xin cho mọi người biết noi gương các Thánh sống xứng đáng là con cái Chúa ở mọi nơi và mọi lúc.

X.3): Chúng ta hãy cầu xin Chúa đặc biệt thương đến các linh hồn nơi luyện ngục, nhất là ông bà, cha mẹ, anh chị em, ân nhân, thân nhân chúng ta đã qua đời. Cũng như mọi người đã an nghỉ trong Chúa, xin cho họ sớm được về trời hưởng kiến Chúa như các Thiên thần và các Thánh vì họ cũng là con cái Chúa.

X.4): Chúng ta hãy cầu xin Chúa chúng ta thương đến chúng ta là con cái Chúa đang sống hiệp thông với các Thánh trên trời, với các linh hồn nơi luyện ngục và với mỗi thành phần dân Chúa trên mặt địa cầu này. Xin Chúa hướng dẫn chúng ta đi đúng đường lối Chúa, để bảo đảm được về Trời.

X.5): Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi người chúng ta luôn sống tốt để được chết lành trong tình thương Chúa. Xin cho mọi người trong gia đình này bây giờ được xum họp yên vui và sau này được hưởng hạnh phúc bất diệt trên Trời.

+++ Gia trưởng: Lạy Chúa, xin cho chúng con nhờ sự phù trợ của các Thiên thần, nhờ lời cầu bầu cử và gương lành của các Thánh nâng đỡ, chúng con luôn luôn phấn khởi vượt qua con đường đau khổ của cuộc sống dương thế mà về quê trời. Xin cho anh chị em đã qua đời, được chóng về hưởng mặt Chúa trên trời.

Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

PHẦN III: TÔN SÙNG ĐỨC MẸ (như Chúa nhật)

PHẦN IV: CẦU HỒN:

16. Gợi ý: Chúng ta cầu nguyện cho tất cả các linh hồn nơi luyện ngục, nhất là ông bà tổ tiên, cha mẹ, ân nhân, thân nhân của gia đình ta đã qua đời. Không có ông bà, cha mẹ thì làm gì có ta, biết đâu vì lo cho ta khi còn sống mà bây giờ các linh hồn kia phải chịu thiệt thòi trước mặt Chúa. Xin Chúa trả ơn cho các linh hồn đã làm ơn cho ta.

17. Lời cầu hồn: Lạy Chúa là Đấng ban ơn tha thứ và yêu thương phần rỗi nhân loại, chúng con nài xin lòng từ bi Chúa, ban cho các linh hồn ông bà, tổ tiên, cha mẹ, ân nhân, thân nhân chúng con đã ly trần được đến hưởng hạnh phúc đời đời nhờ lời cầu bầu của Đức Maria vinh hiển trọn đời Đồng Trinh và toàn thể các Thánh. Nhờ Đức Kitô…. Amen.

18. Kinh vực sâu: (hãy hát cầu hồn)

PHẦN V: KẾT THÚC:

19. Lời giáo huấn của Chúa: (1 TX. 5, 9-10)

Thiên Chúa đã dành cho ta đón chờ Ơn cứu độ nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã chịu chết vì ta, để dù thức hay ngủ chúng ta cũng đến với Ngài.

20. Lời nguyện ban tối: Lạy Chúa, trong khi thân xác chúng con nghỉ ngơi lại sức, xin cho hạt giống nước trời chúng con đã khó nhọc gieo vãi suốt ngày hôm nay, được nảy nở và trổ bông chín vàng trong ngày mùa sau hết. Nhờ Đức Kitô…. Amen.

21. Lời chúc lành: Xin Thiên Chúa là Cha toàn năng ban cho ta nghỉ đêm yên lành và kết thúc cuộc đời viên mãn.

(Làm dấu Thánh giá).  

Bởi thế cho tới khi Chúa ngự đến trong uy nghi có tất cả các Thiên Thần theo Người (Mt.25,31) và khi sự chết đã bị hủy diệt, mọi vật đều quy phục Người (1 Cor.15,26-27) thì trong số các môn đệ Chúa có những kẻ còn tiếp tục cuộc hành trình nơi trần thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống này và đang được tinh luyện và có những kẻ được hiển vinh, đang chiêm ngưỡng (rõ ràng chính Thiên Chúa trong Ba Ngôi như Ngài hằng có). Nhưng hết thảy mỗi người chúng ta tùy cấp bậc và hình thức khác nhau đều hiệp thông trong cùng một Đức Mến Chúa, yêu người, cùng hát lên một bài ca chúc tụng và vinh quang Thiên Chúa chúng ta, vì tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô và nhận lãnh Thánh Thần Người đều hợp thành một Giáo Hội duy nhất và liên kết lại với nhau trong Người (Eph.4,16). Bởi vậy, sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với những anh em đã yên nghĩ trong an bình Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Nhưng trái lại, Giáo Hội xưa nay luôn tin rằng: Sự hiệp nhất đó còn được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng.

(HCTL về GH số 49)

“Chúa sẽ lau nước mắt trên mọi khuôn mặt, sẽ cất mọi sự sỉ nhục khỏi dân Người và khỏi cả mặt đất và Chúa đã hứa như thế. Ngày ấy, người ta sẽ nói: Đó, Người là Thiên Chúa chúng tôi, chúng tôi đã trông cậy Người cứu chữa. Người là Thiên Chúa, là Đấng chúng tôi trông cậy, chúng tôi hân hoan vui mừng, vì Người đã giải cứu (Is.25,8-9). Ta sẽ đổi màu tang cho họ nên hoan lạc, Ta sẽ an ủi làm vui họ sau cơn cùng khổ” (Jr.31,13).

“Giá như có người đeo nhẫn vàng, mặc áo đẹp vào nơi Hội Đường của anh em, lại có người nghèo áo quần bẩn thiểu cùng vào, mà anh em nhìn người mặc áo đẹp rồi bảo họ: Mời ông ngồi chỗ tử tế này; lại nói với người nghèo khó: Này đứng đó hoặc mày ngồi ở dưới bệ chân tao. Thế có phải anh em phân biệt và phê phán với những ý gian ác không?” (Giac.2,2-4).

“Ôi hạnh phúc cho tôi chừng nào, nhiều khi tôi đi ăn mà không có bánh, đi ngủ mà không có giường, tôi muốn thay quần áo mà không có để thay, chớ gì tôi được thiếu tất cả mọi sự” (Maria Mad.de Pazzi)

“Khi anh làm phúc cho người nghèo cái đó, không phải là lấy của anh, mà thực ra anh chỉ trả lại cho họ vốn liếng nhỏ nhoi của họ đó thôi. Bởi vì của cải là để cho mọi người hưởng chung mà anh lấy riêng cho anh. Trái đất này là của chung mọi người chứ đâu là của riêng người giàu” (T.ambrosio).

Người tham lam là thế nào? Là người không chịu bằng lòng với nhu cầu cần dùng. Kẻ cướp là thế nào? Là người tước đoạt, vơ vét của cải của người khác. Anh tưởng anh không phải là người tham lam, là kẻ cướp? Của chung… mà giữ lấy riêng cho mình như thế không phải là tham lam, là ăn cướp thì là gì? Lột áo kẻ khác là ăn cướp, có dư áo mà thấy người không có áo mặc cũng thây kệ, thì cũng là kẻ ăn cướp. Anh nhớ rằng gạo anh tích chứa trong kho lẫm là gạo của người nghèo, áo anh cất trong vali (tủ) là của người trần trụi, giầy dép anh để mốc meo trong xó nhà là giầy dép của người đi chân không”.

(Thánh Basilie)

Điều gì con không muốn kẻ khác làm cho con thì con đừng làm cho họ. Hãy san sẻ cơm bánh cho những người đói khát thiếu thốn, và chia áo cho kẻ trần truồng. Hãy luôn bàn hỏi với người khôn ngoan, hãy chúc tụng Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Cầu xin Người hướng dẫn bước đường con đi, và mọi điều con mưu toan, phải ký thác nơi Người.”

(Tobia.4,16-17; L9-20)

“AI KHÔNG LÀM VIỆC THÌ ĐỪNG ĂN”

(2 Thes. 3,10b).


Trở lại      In      Số lần xem: 2901
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1818
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352122
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top