Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Lễ kính 2 Thánh Phê-rô và Phao-lô - 29/06

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 16,13-19)

13 Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai? "14 Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ."15 Đức Giê-su lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? 

"16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."17 Đức Giê-su nói với ông: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.

Bài chia sẻ của Yuse Luca:

1/ Giáo hội mừng kính 2 trụ cột của Giáo hội: Hai con người khác nhau hoàn toàn từ cá tính đến thân thế, nhưng 2 Ngài lại có nhiều cái chung. Chung ơn gọi, chung niềm tin vào Chúa Ki-tô, chung sứ mạng, cùng chịu chết tử đạo vì Chúa tại Roma. Hai Ngài cùng có triều thiên khải hoàn, cùng là nền móng của Giáo hội, cùng là biểu tượng của niềm tin Công giáo và cùng được Giáo hội mừng chung một ngày 29/06.

2/ Những điểm khác biệt và điểm tương đồng: Phê-rô thì hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa nhưng về sau lại yêu Chúa tha thiết. Thánh Phaolo trước kia ghét Chúa, ghét đạo Chúa thậm tệ, sau này Ngài yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia 2 vị có nhiều khác biệt, nhưng bây giờ cả 2 đã nên một trong tình yêu Chúa.

3/ Những người được đổi tên trong Thánh Kinh: Abram được đổi là Abraham để nhận sứ mạng cao cả; bà vợ ông là Sarai được đổi thành Sara; Giacop được đổi tên là Israel, người đã đấu vật với Thiên Chúa và đã thắng (ST 32,28-29) theo lời sứ thần Gabri-el, Đức Mẹ đặt cho con là Yesus, ông Giacaria đặt tên cho con trai là Yoan (TG).

4/ Ý nghĩa của tên gọi: Tên gọi nói lên sứ mạng, tên là biểu tượng một thân phận mới, một bản chất mới. Tên là hiện thân của một con người.

5/ Chúa Yesus đổi tên cho Simon: Chúa nhìn Simon và nói: Anh là Simon, con ông Yoan, anh sẽ được gọi là Kepha (Phero ) Yn 1,42)/ Chúa Yesus đã xây dựng Giáo hội trên nền tảng là Phêrô. Chúa còn trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô, vì ông là đá tảng, Trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy và quyền lực Satan sẽ không thắng nổi (Mt 16,18).

6/ Ơn kêu gọi cho Phao-lô: Saolo là một biệt phái nhiệt thành, ông là học trò của sư phụ Gamali-en. Trên đường tới Damas, một luồng sáng từ trời chiếu xuống, bao phủ lấy Saolo, ông ngã ngựa và đồng thời nghe một giọng nói: “Saolo, sao ngươi bắt bớ ta?”. Ông hỏi: “Thưa Ngài là ai”, và có tiếng trả lời: “Ta là Yesus mà ngươi đang tìm bắt” (Cv 9,1-5). Sau đó Saolo đã bị mù và được Chúa sai ông Annani-as đến chữa cho Saolo sáng mắt (Cv 9,6-18). Từ đó, Chúa Yesus đổi tên mới là Phao-lô và trao cho ông sứ mạng làm tông đồ dân ngoại (kể từ chương 13 TĐCV ông được đổi tên thành Phao-lô.

7/ Niềm tin của Phê-rô: Qua dư luận dân chúng, Chúa Yesus muốn hỏi các Môn đệ: “Các con bảo Thầy là ai?, Phê-rô đã nhanh nhẹn đáp: “Thầy là Đấng Ki-tô, con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16, 16). Chúa Yesus rất hài lòng về câu trả lời này, Chúa đã chúc phúc (Mt 16,17) và đặt Phê-rô làm đầu Hội Thánh (Mt 16,18).

8/ Phao-lô thể hiện niềm tin: Sau khi chịu phép rửa, Phao-lô đã mạnh dạn rao giảng về Chúa Ki-tô khiến cho nhiều người Do Thái ngạc nhiên, tự hỏi: “Ông này chẳng phải là người ở Yerusalem vẫn đi tiêu diệt những ai kêu cầu danh Đức Yesus sao? Chẳng phải là ông đến đây để với mục đích bắt trói và giải về cho các Thượng tế sao” (Cv 9,21). Phao-lô đã làm bẻ mặt những người Do Thái ở Đa-mát khi chứng minh Đức Yesus là Đấng Mesia (Cv 9,22), sau đó Phao-lô đã được các Tông đồ tin tưởng khi ông mạnh dạn rao giảng về Đức Yesus Ki-tô (Cv 9,28).

9/ Hai nhiệm vụ của 2 vị Tông đồ cả: Thánh Phê-rô tuyên xưng đức tin. Trên tảng đá Phê-rô, đức tin đã được xây dựng, Phao-lô thì làm sáng tỏ đức tin.  Vị Tông đồ dân ngoại đã hăng hái đem đức tin đi gieo trồng khắp nơi. Phê-rô củng cố đức tin, xây dựng nội bộ, Phao-lô lãnh sứ mạng truyền giáo, đem đức tin đến với muôn dân.

10/ Tính cách của Phê-rô: Tính Phê-rô nóng nảy, bộc trực, nhiều lúc ông khá liều lĩnh. Khi nói về Phê-rô, không ai quên được vết đen “chối Chúa”; nếu sau này có ai lên Thiên Đàng, xin đừng nhắc lại việc này khiến cho Thánh Phê-rô phải đỏ mặt, có người dùng những lời nhận định chua cay về Thánh Phê-rô. Nhưng nó cũng cho chúng ta thấy tính cách nghiêm trọng của vấn đề, vì Phê-rô là thủ lãnh Nhóm 12 và nhất là trước đó ông đã được Chúa Yesus cảnh báo nên cái tội to đùng ấy không thể dấu vào đâu được.

11/ Những điểm sáng chói của Phê-rô: Mong rằng những điểm sáng này sẽ làm mờ đi vết đen to lớn kia. Phê-rô có lòng quảng đại khi được Chúa gọi, ông đã nhanh nhẹn bỏ tất cả mọi sự để theo Chúa. Phê-rô có đức tin chân thành và lòng gắn bó keo sơn với Chúa: “Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai…”. Phê-rô có đức tính khiêm nhường rất đáng khâm phục ngay cả khi Chúa bảo Phê-rô là Satan thì ông cũng không giận Chúa. Tội ông chỉ vì sợ hãi, yếu đuối mà chối Thầy chứ trong lòng ông lúc nào cũng yêu Chúa. Không phải vì yếu đuối vấp ngã mà Chúa bỏ rơi ông, nhưng chính vì tình yêu chân thành mà Chúa đã chọn ông làm tảng đá.

12/ Những điểm tối và sáng của Phao-lô: Phao-lô là người Do Thái trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do Thái – Hy Lạp. Ông sùng đạo chính thống Do Thái theo môn phái thầy Gamlie-n, ông là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ đạo Chúa, ông tham gia vào vụ giết Stephano và ông đang trên đường đi Damas để bắt bớ các Ki-tô hữu. Khi được ơn trở lại, ông là một chứng nhân vĩ đại cho Chúa, ông là tông đồ dân ngoại. Ông nói: “Khi tôi biết Chúa Ki-tô thì những gì xưa kia tôi cho là có lợi; thì nay, vì đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi nếu so với mối lợi to lớn là được biết Đức Ki-tô và được kết hợp với Ngài. Như vậy nếu tôi được công chính thì sự công chính không do luật Moisen mang lại nhưng là sự công chính nhờ lòng tin vào Đức Yesus mang  lại) (Pl 3,7-9). Phao-lô đã hiên ngang vì mình được sống và được chết cho Đức Ki-tô. Ngài nói: “Khốn cho thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng,/// ai có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Chúa Ki-tô” (Rm 8,35-39).

13/ Điểm son của 2 Ngài: Hai vị Thánh đều có chung một lòng mến, một niềm tin và một khát vọng nên Thánh, cả hai đều có lỗi lầm, yếu đuối, và cả hai đều hối hận, đều yêu mến Chúa chân tình. Chúa đã chọn 2 vị làm Tông đồ nhờ nhân danh và nhờ quyền năng của Chúa Ki-tô, hai vị đã làm được nhiều phép lạ.

14/ Các phép lạ Thánh Phê-rô đã làm: Phê-rô với Yoan chữa lành một người què từ lúc lọt lòng mẹ thường ngồi ăn xin ở cửa hẹp (Cv 3,7-9). Phê-rô làm cho người chết sống lại (Cv 9,40-42). Phê-rô chữa nhiều người đau ốm bệnh tật mà dân chúng khiêng ra rận đường phố để khi Phê-rô đi qua, ít ra là cái bóng của ông phủ lên trên một bệnh nhân nào đó và tất cả đều được chữa lành (Cv 5,15-16).

15/ Các phép lạ Phao-lô đã làm: Phao-lô chữa lành một người bị bại chân bẩm sinh (Cv 14,8-10). Phao-lô cũng làm cho một người chết sống lại (Cv 20,9-12).

16/ Chúa cứu thoát Phê-rô đang bị bắt giam trong ngục: Khi Phê-rô bị bắt giam, ông đã được Thiên Chúa cứu thoát khỏi tay vua Herode (Cv 12,1-11).

17/ Hoa trái cuối cùng của 2 Ngài: Cả hai cùng bị bắt và chịu tử đạo, cả hai đã vui lòng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để làm chứng cho Chúa Ki-tô phục sinh. Cả hai đã nên trụ cột của giáo hội. Phê-rô là anh cả đứng đầu Tông đồ đoàn/// Phao-lô là Tông đồ dân ngoại, cả hai có nhiều điểm khác nhau nhưng cùng xây dựng nước Chúa. Họ khác nhau là để bổ túc cho nhau, cùng nhau thăng tiến trong sứ vụ Tông đồ. Phê-rô là đá tảng, còn Phao-lô là trụ cột của Giáo hội Chúa Ki-tô được phát triển thiên thu vạn đại. Hai Ngài khác nhau trong điều phụ nhưng lại giống nhau trong điều chính, đó là khuôn vàng thước ngọc cho việc hiệp nhất trong Giáo hội.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin Chúa giúp chúng con biết noi gương hai Thánh Tông Đồ Phero và Phaolo, can đảm tuyên xưng đức tin và hăng hái làm chứng cho Chúa giữa thế giới hôm nay. Amen.  ****


Trở lại      In      Số lần xem: 6898
Tin tức liên quan
  • THÁNH LUCA (18/10) / SỬ GIA ĐẦU TIÊN CỦA ĐẠO KYTO GIÁO / ROMA /
  • THÁNH AUGUSTINO (28/08) HỞI KẺ LÀM CON ,HÃY MAU QUAY VỀ .
  • Thánh Nữ Monica (27/08) XIN CẢM ƠN CÁC BÀ MẸ .
  • Thánh AMBRÔSIÔ - Giám Mục, TSHT (07/12)
  • Lễ kính Thánh Phan-xi-cô Assisi (04/10)/ CHẤN CHỈNH SỰ SA SÚT CỦA MỌI NGƯỜI
  • Kính các Thiên thần bản mệnh ( 02/10 ) / NGƯỜI VỆ SĨ KHÔNG CÔNG .
  • Kính Thánh Terexa Hài Ðồng Jesus (01/10) CÁCH SỐNG THÁNH ĐƠN GIẢN NHẤT
  • Lễ kính THÁNH GIOAN M VIANNEY (04/08)
  • Lễ mừng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả - 24/06
  • Kính Thánh Quan Thầy Matthias /Tông đồ (14/05)
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  446
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350750
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top