Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

CHIA SẺ LỜI CHÚA HẰNG NGÀY / NGÀY THỨ NHẤT / TUẦN II / NGÀY 19 JAN TN A

CHIA SẺ LỜI CHÚA MỖI NGÀY 

 NGÀYTHỨ NHẤT / TRONG TUẦN II / MÙA TN A   

      ĐỀ TÀI :  GIOAN GIỚI THIỆU VÀ LÀM CHỨNG VỀ CHIÊN THIÊN CHÚA.

II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN  II  TN / A  

PHÚC ÂM:  Ga 1, 29-34
Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian.
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan:
29  Khi ông Gioan thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. 30  Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trỗi hơn tôi, vì có trước tôi.
31  Tôi đã không biết Người, nhưng tôi đến làm phép rửa trong nước để Người được tỏ ra cho dân Israel.” 32  Ông Gioan còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. 33 Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” 34 “Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI : GIOAN GIỚI THIỆU VÀ LÀM CHỨNG VỀ CHIÊN THIÊN CHÚA.
 
1. Đại ý bài Tin Mừng hôm nay là gì? Đây là lần làm chứng lần thứ 2 của ông Gioan về Đức Kitô. Ông xác nhận Đức Giêsu chính là Đấng Kitô, là chiên Thiên Chúa, Đấng chịu sát tế để xóa bỏ tội trần gian. Ông đã được báo trước những dấu chỉ cho thấy rằng: Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì Đấng ấy sẽ là người được Thiên Chúa tuyển chọn.
2. Ta hiểu thế nào về danh xưng: Chiên Thiên Chúa? Vào thời xuất hành Thiên Chúa dạy dân Do Thái phải ăn thịt chiên trong ngày trốn chạy khỏi đất Ai Cập / mà dân Do Thái gọi là lễ vượt qua. Vì thế sau này gọi là Chiên trong Lễ Vượt Qua, được ghi trong sách Xuất Hành (XH 12, 3-46). Tin Mừng Gioan hôm nay cũng cho thấy Chúa Giêsu chính là Con chiên lễ vượt qua. Vì nó trùng hợp 3 sự kiện mang 3 ý nghĩa: 
a) Philatô xét xử Chúa vào lúc 12 giờ trưa trong ngày áp lễ vượt qua, trùng với giờ mà các tư tế giết chiên trong đền thờ Giêrusalem để mừng Lễ Vượt Qua. 
b) Cành Hương Thảo: Người Do Thái lấy một cành hương thảo nhúng vào chậu máu chiên và quét lên khung cửa nhà mình. Điều này giống như hành động của tên lính nhúng miếng bọt biển vào dấm chua, buộc vào cành hương thảo đưa lên miệng cho Chúa Giêsu nếm (Ga 9, 4) (Ga 19, 29). 
c) Là chỉ thị của Moisen cấm đánh gãy xương con chiên bị giết trong biến cố vượt qua / mà quân lính cũng không đánh giập ống chân của Chúa trên thập giá.
3. Thế nào là chiên gánh tội? Trong lễ xá tội của người Do Thái, họ bắt một con chiên đem cho tư tế, vị tư tế sẽ đọc danh sách các thứ tội của dân và kêu gọi mọi người hãy sám hối / sau đó vị tư tế đặt tay lên đầu con chiên, ngụ ý rằng: Ông sẽ trút hết các tội lỗi ấy lên đầu con chiên rồi đuổi nó vào sa mạc. Người ta làm như vậy là đề xin Đức Chúa xóa tội cho mình. Đây cũng là hình bóng của Đấng Cứu thế mà Isaia đã tuyên sấm.
4. Gánh tội hay xóa tội? Gioan dùng chữ xóa tội là làm cho mất đi (1Ga 3,5) xóa tội là giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Ý trong lễ chiên vượt qua là nhờ máu chiên quét lên trên khung cửa nhà mà các con trai đầu lòng của người Do thái khỏi bị tiêu diệt. Cũng vậy, nhân loại nhờ cái chết của chúa Giêsu nên họ sẽ được xóa bỏ tội lỗi / giống như cất đi một gánh nặng đang đè lên trên lưng họ.
5. Người đến sau tôi, nhưng vì đã có trước tôi: Tuy về tuổi tác thì Chúa nhỏ tuổi hơn Gioan 6 tháng, nhưng về bản tính Thiên Chúa thì người hiện hữu từ trước muôn đời.
 
6. Cơ hội nào để Chúa tỏ mình ra? Là dịp Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu, chính là cơ hội để người tỏ mình là Đấng Thiên Sai cho dân Do Thái biết.
7. Dấu chỉ nào để Gioan nhận ra Đấng Thiên Sai? Việc Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu, sẽ có dấu chỉ: Thần Khí Thiên Chúa tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Đức Giêsu, để Gioan nhận ra thân phận Đức Giêsu: Người chính thức là Con Thiên Chúa. Hình chim bồ câu không khẳng định là hình dáng Chúa Thánh Thần, nhưng là Thánh Thần đáp xuống nhẹ nhàng như chim bồ câu trên Đức Giêsu và lưu lại trên người, mang ý nghĩa qua việc tuôn đổ ơn Thánh Thần ban sự sống để thiết lập một dân mới / cũng như lưỡi lửa không tượng trưng cho Thánh thần nhưng tượng trưng cho việc các tông đồ được Thánh Thần ban cho các ơn để các ông có đủ điều kiện để công bố Tin mừng khắp thế gian.
8. Tôi không biết người: Ý nói tự mình Gioan không thể nhận biết Người là Đức Kitô con Thiên Chúa, nhưng do chính Thiên Chúa, Đấng đã sai Gioan làm phép rửa, Ngài đã dạy cho ông biết: Đó chính là Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần.
9. Làm phép rửa trong Thánh Thần là thế nào? Là ám chỉ công việc của Chúa Giêsu là xóa bỏ tội lỗi, bằng cách tuôn đổ ơn Thánh Thần xuống cho những kẻ tin và lãnh nhận phép rửa để được ơn tha tội.
10. Thế nào là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn? Đấng Thiên Chúa tuyển chọn cũng đồng nghĩa với Con Thiên Chúa như lời sấm của Isaia (Is 42, 1).Việc Chúa Giêsu được tuyển chọn gắn liền với việc Ngài được ban Thánh Thần để chu toàn sứ mạng Thiên Sai.
11. Nguồn gốc của Lễ Vượt Qua là gì? Moise là người được Chúa sai đi gặp Pharaon, vua Ai Cập để thuyết phục nhà vua trả tự do cho dân Israel, để cho họ thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập / được vào trong sa mạc để thờ phượng Đức Chúa tại núi Sinai, nơi ông Moisen đã gặp Chúa. Lúc đầu Phara-on cương quyết từ chối, Moisen phải sử dụng cây gậy thi thố 10 phép lạ chứng minh quyền năng của Đức Chúa của con cháu Giacop mạnh hơn các tà thần của dân Ai Cập. Nhưng chỉ đến phép lạ thứ 10 là tiêu diệt các con trai đầu lòng người Ai Cập, thì Phara-on mới chịu khuất phục và đồng ý cho con cháu Giacop ra đi.
 
12. Thiên Chúa đã truyền phải chuẩn bị lễ vượt qua như thế nào? Moise vâng lệnh Chúa truyền cho mỗi nhà trong dân Israel phải giết một con chiên đực một tuổi, ăn thịt chiên với bánh không men và rau diếp đắng. Họ phải lấy máu chiên bôi lên thành cửa nhà của họ. Đêm ấy sứ thần hủy diệt của Đức Chúa đánh phạt Ai Cập bằng cách giết chết các con trai đầu lòng của dân Ai cập / còn nhà nào có bôi máu chiên lên thành cửa thì các con trai đầu lòng trong các nhà ấy sẽ khỏi phải chết.
13. Ý nghĩa của Đức Giêsu là con chiên đền tội: Trong đền thờ mỗi ngày: Sáng và chiều, người ta đều giết chiên dâng lên Đức Chúa làm của lễ đền tội thay cho dân (XH 29, 31). Khi giới thiệu Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, Gioan làm chứng rằng Đức Giêsu là lễ vật mới của thời Tân Ước, được dâng lên Thiên Chúa trên bàn thờ thập giá, thay thế cho con chiên được dâng lên theo luật Moisen. Như vậy là Chúa Giêsu đã bãi bỏ luật tế lễ cũ mà thiết lập luật lễ tế mới. Nhờ đó chúng ta được thánh hóa nhờ máu Chúa Giêsu đã đổ ra và chỉ một lần là đủ (DT 10, 8.10).
14. Tóm lại ý nghĩa của Chiên Thiên Chúa: 
a) Chúa Giêsu là con chiên cứu độ / Ngài chết để cứu chuộc muôn người. 
b) Chúa Giêsu là con chiên gánh tội và xóa tội trần gian khi chịu hiến tế để đền tội thay cho chúng ta. 
c) Chúa Giêsu là con chiên đã chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang để ban ơn cứu độ cho nhân loại.
 
15. Các tước hiệu của Chúa Giêsu: Ta là ánh sáng trần gian, Ta là mục tử nhân lành, Ta là bánh hằng sống, còn trong thánh lễ thì Giáo Hội vẫn dùng tước hiệu: “Chiên Thiên Chúa.”
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / KINH THÁNH EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 510
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  2261
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405077
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top