Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 12 (TN A)

Thứ hai, 23/06/2014

Đề tài: Đừng Xét Đoán (Mt 7, 1-5)

1/ Bài tin mừng Chúa Yesus căn dặn: Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, thế nhưng chẳng có người nào vô tội. Thế thì chúng ta thử xét xem những lần xét đoán ấy đúng sai, tốt xấu thế nào?

2/ Khi xét đoán ai, thì chúng ta tự cho mình là bề trên của kẻ ấy, hoặc là làm một ông quan tòa. Thế nhưng quyền này chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa.

3/ Thánh Yacobe nhắc nhở: Chỉ có một Đấng làm ra luật và vừa làm quan tòa. Đấng ấy có quyền sinh sát, còn ngươi là ai mà dám xét đoán người đồng loại?

4/ Thánh Phaolo càng nói mạnh bạo hơn: Quyền xét đoán anh em là quyền của Thiên Chúa, còn chúng ta không được và không nên xét đoán ai cả! Ngài căn dặn chúng ta hãy giữ thái độ khôn ngoan, đừng làm cho anh em vấp váp, sai phạm vì cớ mình.

5/ Chúng ta đừng dễ dàng, đừng vội vàng, hay vào hùa để lên án hay xét đoán kẻ khác. Chúng ta cần đề cao cảnh giác với những con người có miệng lưỡi độc địa, lòng dạ xấu xa.

6/ Chúng ta hãy bênh vực, bào chữa cho những anh em vắng mặt, kể cả những người xem ra không hợp tính với mình, không đồng quan điểm. Làm được như thế sẽ được Chúa ghi công.

7/ Chúng ta đừng xét đoán, đừng đồng lõa với kẻ xấu hay xét đoán phê phán kẻ khác bởi chúng ta xử với anh em ra sao, chúng ta sẽ bị Thiên Chúa xử lại như vây.

8/ Triết gia Hy Lạp Xenophon, sống vào thể kỷ V (trước CN) nói rằng: Thượng đế đặt vào con người 2 cái túi, cái túi phía trước đựng nết xấu kẻ khác, cái túi phía sau đựng xấu của mình. Bởi thế cho nên chúng ta chỉ thấy nết xấu của người khác mà không thấy nết xấu của mình.

9/ Chúa Yesus không muốn nhìn con người bằng một nhãn hiệu tội lỗi, nhưng nhìn bằng cái nhìn yêu thương của Thiên Chúa. Bởi thế nên cái hàng rào kỳ thị đã bị tháo gỡ.

10/ Chúng ta thường đánh giá anh em bằng định kiến cá nhân hơn là lấy cái nhìn dịu dàng, cảm thông của Chúa. Bởi thế Chúa kêu gọi chúng ta hãy tha thứ cho anh em để xứng đáng nhận được ơn tha thứ của Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, trước mặt Chúa tất cả chúng con đều là phường tội lỗi. Chúa muốn chúng con cùng tiến về phía trước để gặp Chúa và nhận ơn tha thứ, với điều kiện là không được chen lấn, dẫm đạp lên anh em, nhưng phải dìu dắt họ cùng đi đến. Chúng con cầu xin nhờ Chúa Thánh Linh, Chúa chúng con.

Thứ ba, 24/06/2014

Đề tài: Sinh nhật Yoan Tẩy Giả (Lc 1,57-66.80)

1/Nhiều người trẻ hôm nay đặt câu hỏi rằng: Cuộc đời hôm nay liệu có điều gì tốt. Thật  khó khi tìm được cho mình một câu trả lời, vì vả cuộc đời đều đầy dẩy những khó khăn, vui thì ít, buồn thì nhiều.

2/ Lại có số người bi quan khi cho rằng cuộc đời con người sinh ra là để chết, vì có biết bao khốn khổ, lo âu, bệnh tật; sau đó thì chuẩn bị để chết không biết lúc nào. Ngày xưa cái chết còn có thể dự đoán được, nhưng bây giờ thì cũng như bốc số hên xui.

3/ Chính vì cuộc đời quá tối tăm nên chúng ta cần có ánh sáng của niềm tin soi sáng. Nhời có đức tin nên chúng ta có thể hiểu rằng cuộc đời của mỗi người là vô giá, bởi cuộc đời của chúng ta có được là do hoa trái của tình yêu.

4/ Yoan Tẩy Giả ra đời là một tín hiệu báo trước niềm vui ơn cứu độ mà Thiên Chúa sẽ thực hiện để cứu nhân loại vì lý do quá yêu. Yoan Tẩy Giả ra đời báo trước sứ vụ mà ông sẽ lãnh nhận, đó là làm sứ giả cho Thiên Chúa.

5/ Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, mỗi người cũng lãnh nhận sứ vụ làm sứ giả cho Thiên Chúa. Chúa muốn đời sống của chúng ta phải bác ái, tha thứ, quảng đại, phục vụ để trở nên dấu chỉ về sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa nơi mỗi người và giúp họ nhận ra chúng ta là môn đệ của Đức Yesus bằng đời sống Ki-tô hữu gương mẫu.

6/ Yoan Tẩy Giả cũng xuất hiện để giúp chúng ta tin tưởng hơn vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, cũng nói lên rằng: Việc gì Chúa cũng có thể làm được, ban cho chúng ta được, miễn là chúng ta phải thật lòng tin tưởng cầu xin.

7/ Cuối cùng Chúa muốn chúng ta khi được sinh ra trong ơn nghĩa Chúa thì cũng phải luôn sống trong ơn nghĩa Chúa, và cần phải thi hành những điều Chúa muốn, cho dù điều Chúa muốn đó có gây thiệt hại cho mạng sống của Yoan hay cho mạng sống của Isa-ac con trai duy nhất của Tổ Phụ Abraham; hay có gây thiệt hại đôi chút cho chúng ta, thì chúng ta cũng hãy vì yêu mến Chúa mà thi hành.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa không kêu gọi chúng con phải sống như Yoan là hy sinh mạng sống mình cho vinh danh Chúa. Xin Chúa giúp chúng con sẵn sàng dâng lên Chúa những hy sinh nhỏ hơn, tuy ít nhưng do số đông góp lại để cho Chúa luôn vui lòng. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

Thứ tư, 25/06/2014

Đề tài: Tiên tri giả (Mt 7,15-20)

1/ Con người có đầu óc thông minh hơn hẳn các loài thụ tạo khác, đó là biết làm ra những dụng cụ và sử dụng chúng; nhưng có điều trớ trêu là bất cứ thứ gì được làm ra, thì trước sau gì cũng có xuất hiện sản phẩm giả.

2/ Có biết bao nhiêu thứ giả xuất hiện như là: Máy móc giả, đồ dùng giả, vàng bạc giả, bằng cấp giả, kể cả giáo sư giả, Linh Mục giả,… Phúc âm hôm nay cũng cho thấy có tiên tri giả xuất hiện.

3/ Trong bất cứ lãnh vực nào, hễ có thật thì có giả, thật giả rất khó phân biệt. Ngày xưa cũng có ngôn sứ giả.

4/ Chúa Yesus đưa ra một nguyên tắc để phân biệt về ngôn sứ giả: “Hãy xem quả thì biết cây”. Ngôn sứ giả thì bên ngoài trông có vẻ đạo đức, đạo mạo, thánh thiện như những ngôn sứ thật. Đó chỉ là lớp vỏ bên ngoài, còn nội tâm thì chúng ta chỉ có thể biết qua việc làm của họ, cái áo không làm nên Thầy  tu là thế.

5/ Vào thời Chúa Yesus, các Ngôn sứ giả chính là bọn biệt phái luật sĩ. Họ cắt nghĩa luật theo ý riêng của mình, và thay vì đạo là một sự hoan lạc thì họ biến đạo thành một gánh nặng. Thay vì làm vinh danh Chúa, họ lại làm vinh danh chính họ, họ làm cho dân chúng nghĩ sai về Thiên Chúa.

6/ Ngôn sứ giả là sống giả hình, hãy coi chừng cái kiểu sống đạo phô trương, giả hình. Chúng ta phải sống thành thật để được mọi người quý mến, thay vì sống giả dối thì trước sau gì cũng bị lộ chân tướng.

7/ Người đạo đức giả chỉ lừa người khác được một hay hai lần, nhưng cũng không bao giờ qua mắt được người chuyên môn.

8/ Giả dối thì lừa người đời được vài lần, nhưng chẳng bao giờ lừa được Thiên Chúa. Vì thế nếu muốn ở với Chúa, chúng ta cần phải sống thành thật.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, là Thiên Chúa đầy quyền năng, đầy yêu thương và chân thật. Xin Chúa giúp chúng con luôn sống chân thật với Chúa và với mọi người. Để chúng con luôn giống Chúa chứ không bao giờ giống ma quỷ là những kẻ dối trá.

Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh Chúa chúng con. Amen.

Thứ năm, 26/06/2014

Đề tài: Thực hành lời Chúa (Mt 7,21-29)

1/ Bài phúc âm hôm nay đề cập đến 2 vấn đề:

a) Muốn vào được nước trời thì phải thi hành Thánh ý Chúa.

b) Người khôn ngoan là người biết nghe lời Chúa và đem ra thực hành.

2/ Có nhiều thành phần đến nghe Chúa giảng: Có người vì cảm tình, có người tò mò, có người dò xét, có người thán phục; nhưng số người biết đem lời Chúa ra thực hành thì rất ít.

3/ Muốn biết giá trị của Lời Chúa như thế nào thì phải đem ra thực hành, sau đó mới biết đâu là vàng là ngọc, đâu là đúng, đâu là sai; cũng đừng phung phí khi đem lời vàng ngọc của Chúa mà bỏ đi!

4/ Chúa cũng nhắc: Không phải chỉ kêu tên Chúa suông mà được vào nước trời đâu, nhưng phải đứng lên dấn thân, đem ra thực hành Lời của Ngài.

5/ Thánh Yacobe nói: Đức tin không việc là là Đức tin chết, chẳng ích lợi gì; như đám mây không mưa, như nụ hoa không nở, như tàn lửa không cháy lên, như thể xác không hồn. Việc làm không Đức tin thì cũng vô ích.

6/ Ngày nay người ta chế tạo ra Robot làm được rất nhiều việc như là tiếp khách, phục vụ, đánh đàn, đệm đàn. Nhưng cho dù nó giỏi thế nào thì cũng chỉ là một mớ linh kiện với ốc vít, dây nhợ mà không hề có linh hồn.

7/ Người máy Robot không biết mình, không biết mình làm cho ai, để làm gì; nếu có một sự cố gì đó về kỹ thuật thì anh Robot này cũng chỉ đứng ì ra đó bất động, người ta nói Robot này hư hỏng, đã chết.

8/ Con người trước mặt Chúa cũng thế, con của Chúa mà không thực hành Lời Chúa thì cũng hư hỏng, cũng chết trước mặt Chúa vậy.

9/ Cho nên người Ki-tô hữu phải sống theo Lời Chúa dạy, đó là cách chứng minh Đức Tin và đang có sự sống của Thiên Chúa. Vậy chúng ta học đọc, hãy nghe, hãy thực hành lời Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa nói: “Người khôn xây nhà trên đá”. Xin Chúa giúp chúng con sống mỗi ngày biết đem lời Chúa ra thực hành để chúng con có được sự sống nhờ sống Lời Chúa.

Chúng con cầu xin nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

Thứ sáu, 27/06/2014

Lễ Thánh Tâm Chúa Yesus (Lễ trọng) (Mt 11,25-30)

1/ Trái tim là nơi phát xuất mọi suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của con người. Mọi dấu chỉ bên ngoài là sự biểu lộ tâm tình ẩn dấu bên trong.

2/ Tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ cách cụ thể qua Đức Yesus, để những ai tin và đón nhận sẽ trở nên Một với Đức Yesus, sau đó họ sẽ cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa.

3/ Yêu Chúa là trung thành bước theo Chúa trong cả những khó khăn thử thách. Yêu cũng là hy vọng. Tình yêu của Thiên Chúa luôn quảng đại, vượt qua mọi tính toán, đo lường của con người.

4/ Tất cả cốt lõi của Đạo Công Giáo được gom tóm trong một quả tim (Mt 11,25-30), bởi lẽ Thiên Chúa là tình yêu. Trong cuộc khổ nạn của Chúa Yesus, một người lính đã lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người, tức thì máu cùng nước chảy ra (Yn 19,34). Hình ảnh Chúa Yesus trên thập giá với trái tim bị đâm thâu, là đỉnh cao của tình yêu được tỏ bày. Nước và máu chảy ra, từ đó nguồn mạch tình yêu được khai sinh.

5/ Trong suốt cuộc đời, cả khi hấp hối trên thập giá, Đức Yesus yêu mến từng người và mọi người chúng ta. Người đã hiến mạng sống cho mỗi người chúng ta, Người đã yêu chúng ta bằng con tim nhân loại. Do đó, trái tim Chúa Yesus bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta và để cứu độ chúng ta, được coi là dấu chỉ và biểu tượng tuyệt vời của tình yêu mà Chúa Yesus không ngừng dâng lên cho Chúa Cha.

6/ Lễ Thánh tâm Chúa được thiết lập từ cuộc hiện ra của Chúa Yesus cho Thánh nữ Margarita Maria Alacoque vào những năm cuối thế kỷ XVII, vào năm 1899 Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII chính thức lập Lễ  Thánh Tâm Chúa Yesus cho toàn thể Giáo hội.

7/ Chúa Yesus đã hiện ra nhiều lần với Thánh Nữ và tỏ cho Thánh Nữ biết: Chúa đã yêu thương loài người đến mức nào?. Chúa nói với Thánh Nữ: “Nầy là Trái Tim đã yêu thương loài người đến nỗi không còn tiếc gì với họ”

8/ Tôn thờ Thánh Tâm là nòng cốt của Đức Tin Công Giáo. Hai Đức Giáo Hoàng Piô XI và Piô XII đã nói: Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Yesus là điều cốt yếu của đạo chúng ta. Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã dâng hiến toàn thể nhân loại cho Thánh Tâm Chúa. Vì tình yêu phát xuất từ trái tim Chúa là tình yêu Thánh hóa và cứu độ. Nhờ đó chúng ta được ơn hoán cải và sống bé nhỏ trong tình yêu trái tim Chúa.

9/ Ở Paray Le Monial bên Pháp, Chúa Yesus đã tỏ trái tim cho Thánh Nữ Margarita và dạy phải làm việc đền tạ đầu tháng (Thứ sáu đầu tháng).

10/ Một trái tim bằng thịt, không phải bằng kim loại, được đặt vào bên trong lồng ngực nhờ các xương sườn che chắn, nên rất dễ bị tổn thương. Thiên Chúa biết tôi mỏng giòn, như chiếc bình sành dễ vỡ nên Người rất yêu thương tôi, Người luôn bao bọc tôi bằng ân sủng của Ngài. Tình yêu của Thiên Chúa khiến tôi luôn tự hỏi: “Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm”.

11/ Trái tim là nguồn phát máu đi nuôi cơ thể; khi trái tim ngừng đập, lúc ấy con người không còn sự sống. Trái tim làm việc cật lực để cung cấp máu, không hề ngưng nghỉ một giây phút nào. Từ khi con người sinh ra đến lúc chết, tính ta mỗi phút trái tim chuyển được 10 lít máu, mỗi giờ 600 lít máu, mỗi ngày 14.000 lít máu, một năm 5.110.000 lít. Nếu ai sống đến 60 tuổi thì trái tim đã làm việc để chuyển đi 30 triệu lít máu. Mỗi ngày tim đập được 100.000 lần, nó có một sức mạnh có thể nâng được một toa xe lửa nặng 45 tấn lên cao 1 mét.

12/ Trái tim con người là để yêu thương, chứ không phải để phát sinh động lực để thù ghét. Chúa muốn chúng ta theo gương Chúa, hiền lành, khiêm nhường và yêu thương.

Cầu nguyện: Lạy trái tim Chúa Yesus hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin uốn lòng chúng con nên giống như rất Thánh Trái Tim Chúa.

Thứ bảy, 28/06/2014

Đề tài: Lễ Kính Trái Tim Đức Mẹ Maria (Lc 2,41-51)

1/ Đức Mẹ đã tỏ trái tim vô nhiễm nguyên tội cho ba thiếu nhi tại Fatima lần đầu tiên trong lịch sử loài người vào ngày 13/06/1917. Đó là trái tim bị gai quấn quanh.

2/ Ngày 13/07/1917, Đức Mẹ tiết lộ bí mật Fatima phần thứ ba. Mẹ cho các em biết rằng: Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng trái trái tim vô nhiễm nguyên tội của Đức Mẹ trên thế giới.

3/ Người mẹ luôn là biểu tượng cho tình yêu cao đẹp, linh thiêng. Cung lòng của Mẹ Maria đã được Thiên Chúa Thánh hiến trong tình yêu và ân sủng, để trở nên Cung điện xứng đáng cho Ngôi lời là Chúa Yesus ngự trị.

4/ Qua lời “Xin Vâng”, tâm hồn Mẹ đã được Thánh hiến để được thuộc trọn về Chúa và hoàn toàn suy phục Thánh ý Người trong mọi sự, mà đỉnh cao là tâm tình suy phục dưới chân Thập Giá.

5/ Chiếm ngắm trái tim nhân ái của Mẹ, sự khiêm nhường của Mẹ để học cách sống vì tình yêu. Một tình yêu không đầu môi chót lưỡi, luôn sẵn sàng suy phục và hiến dâng trong mọi hoàn cảnh.

6/ Trong Niên lịch phụng vụ của Giáo hội, lễ kính Thánh Tâm Chúa và trái tim Đức Mẹ đi liền nhau, các họa sĩ Công giáo cũng vẽ trái tim Chúa song song với trái tim Mẹ. Cả hai đều biểu hiện sự đau đớn giống nhau: Trái tim Chúa có vòng gai quấn quanh, trái tim Mẹ có lưỡi gươm đâm thâu. Hai trái tim biểu hiện cho sự thương mến của Chúa Yesus và Mẹ Maria đối với loài người chúng ta.

7/ Trên đồi Canve, hai trái tim cùng bị đâm thâu qua. Trái tim mẹ bị đâm thâu bằng thanh gươm, đúng như lời tiên tri Simeon đã tiên báo. Trái tim Con Mẹ đã bị đâm bằng lưỡi đòng của tên lính, máu cùng nước đã chảy ra đến giọt cuối cùng (Yn 19,31-37).

8/ Trái tim Con bị đâm thâu qua, thì trái tim Mẹ cũng đau đớn vô cùng. Máu và nước từ trái tim Con chảy ra, những dòng lệ từ đôi mắt Mẹ cũng tuôn rơi lai láng.

9/ Phúc âm Thánh Luca, ba lần trực tiếp nói về nền tảng chính yếu của lòng tôn sùng trái tim Đức Mẹ.

a) Mẹ Maria giữ kỹ mọi điều ấy và hằng ngày suy nghĩ trong lòng (Lc 2,19).

b) Mẹ Ngài giữ kỹ các điều ấy trong lòng (Lc 2,51).

c) Một mũi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà (Lc 2,35).

10/ Lời Thánh Hieronimo: Không trí khôn thụ tạo nào, không sức lực thụ tạo nào của nhân loại có thể biết được trái tim Mẹ Maria yêu mến Chúa chúng ta đến mức nào?

11/ Thánh Benado nói rằng: Tình Chúa yêu thương chiếm trọn trái tim Mẹ Maria, đến nỗi trái tim Mẹ đầy tràn tình yêu. Vì Thiên Chúa không làm bùng lên tình yêu trong trái tim nào khác như trong trái tim Mẹ, và vì Mẹ thoát khỏi mọi dính bén thế tục để Mẹ lãnh nhận ngọn lửa Thánh này.

12/ Thánh Phanxico De Sale: Mẹ Maria trung thành yêu mến Thiên Chúa trong những giờ phút đen tối, tuyệt vọng nhất. Đặc biệt lúc ở trên đồi Canve, Mẹ đạt đến trình độ yêu mến Chúa hoàn hảo nhất, cao cả nhất. Điểm căn bản là tâm hồn Mẹ chỉ tan hòa để kết hợp cùng Chúa và chỉ yêu mến một mình Thiên Chúa mọi lúc mọi nơi.

13/ Thánh Toma Villanova: “Bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi mà Ông Moisen trông thấy, là hình ảnh đích thực của Trái Tim Mẹ Maria”.

14/ Thánh Yoan Vianney: “Chúa con có đức công bình của Người, Mẹ không có gì, chỉ có trái tim tình yêu của Mẹ. Cho nên không ơn nào từ trời ban xuống mà không qua tay Mẹ”.

15/ Thánh Eymard:  “Ai muốn hiểu biết những bí nhiệm sâu thẳm tình yêu Thiên Chúa và những bí nhiệm của Thiên tính Chúa Yesus, thì phải học từ trái tim vô nhiễm Mẹ Maria”.

16/ Mạc khải Tư:

a) Mẹ  đã tỏ trái tim Mẹ cho Thánh Nữ Mechtilde năm 1298.

b) Cho Thánh Nữ Gertrude năm 1302.

c) Cho Thánh Nữ Brigitta năm 1395

d) Cho Thánh Catarina Laboure’ năm 1830

e) Cho Cha Carolo Des Genes năm 1836

f) Cho Nữ tu Justina Bisquey Burn năm 1840

g) Cho ba trẻ ở Fatima năm 1917

17/ Chúa Yesus và Mẹ Maria muốn thiết lập lòng sùng kính trái tim Mẹ trên khắp thế giới. Khi hiện ra lần thứ hai ngày 13-6-1917, Mẹ nói với Lucia: "Chúa Giêsu muốn thiết lập lòng sùng kính Trái tim Vô nhiễm Mẹ trên khắp thế giới => Mẹ hứa ơn phần rỗi cho những ai có lòng sùng kính đó. Linh hồn họ sẽ được Thiên Chúa yêu thương như những bông hoa Mẹ trang hoàng ngai toà Chúa... Không bao giờ Mẹ bỏ con. Trái tim Vô nhiễm Mẹ sẽ là nơi con nương ẩn và là đường dẫn đưa con đến cùng Thiên Chúa".

18/ Sau khi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917, ban hành mệnh lệnh: Tôn sùng trái tim Đức Mẹ, toàn thế giới Công Giáo quay về Mẹ Fatima. Do đó, ngày 8/12/1942, Đức Pi-ô XII long trọng dâng Thế giới cho Trái tim Vô nhiễm Mẹ. Tháng 5/1943, Đức Thánh Cha khuyến khích tín hữu Công giáo kêu cầu sự bầu cử của Đức Trinh Nữ bằng các đọc Kinh Mân Côi cầu nguyện cho thế giới hòa bình. Năm 1945, Ngài chính thức thành lập Lễ Kính Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ vào ngày 22/8.

Cầu nguyện: Lạy Trái tim Mẹ Maria Vô nhiễm nguyên tội. Xin cầu cho chúng con (3 lần).


Trở lại      In      Số lần xem: 1933
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  23
 Hôm nay:  3854
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11421688
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top