Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN A 2017 (Giuse Luca)

Chia sẻ Lời Chúa hằng ngày

Thứ 2 -> Thứ 7  /  Tuần XIII Thường Niên A (03/07 -> 08/07/2017)

Thứ hai, 03/07/2017

Đề tài: NIỀM TIN VÀ BẰNG CHỨNG

KÍNH THÁNH TÔ-MA – TÔNG ĐỒ

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan (Ga 20,24-29)

24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." 26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em." 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." 28 Ông Tô-ma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! " 29 Đức Giê-su bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! "

 

SUY NIỆM:

1/ Ngày 22/2/1931, Chúa Giêsu đã truyền cho chị nữ tu Faustina Kowalska người Ba Lan thông điệp “Lòng Chúa thương xót”.

2/ Chúa Ki-tô phục sinh là một biến cố vĩ đại, vượt quá sự hiểu biết của con người. Vì thế ông Tôma đòi phải có chứng cứ về mặt thể lý do ông tự mình kiểm nghiệm thì ông mới tin, điều này khiến cho nhiều người cho rằng ông là kẻ chậm tin.

3/ Vì tình xót thương, Chúa Giêsu lại đích thân hiện ra để củng cố đức tin cho ông Tôma, sau đó ông liền tuyên xưng niềm tin vào Chúa phục sinh rằng: “Chúa Giêsu là Thiên Chúa”.

4/ Trong đời sống đạo, chúng ta cũng không thiếu những giây phút nghi nan do niềm tin bị chao đảo. Chúa luôn xót thương chúng ta nên thường dùng cách này hay cách khác giúp chúng ta nhận ra dấu chứng tình yêu của Ngài, nhờ đó chúng ta sẽ tin tưởng vào Chúa hơn.

5/ Thủ đô Giêrusalem đã trở lại cuộc sống bình thường. Những người khách hành hương trong dịp lễ vượt qua cũng đang trên đường trở về nhà, họ mang theo một câu chuyện lạ đang được khắp nơi đồn thổi: Một người quê ở Nazaret đã từ cõi chết sống lại.

6/ Về phần các Môn Đệ của Chúa Giêsu đang ở lại Giêrusalem, họ đã được biến đổi. Thời gian hiệu quả của ơn cứu độ đang bắt đầu từ các ông, nhưng không phải tất cả các Môn Đệ đều vui mừng, mà còn có một con người trong tuần lễ vừa qua đã giữ một thái độ rất dè dặt về sự kiện này.

7/ Đang lúc các Môn Đệ khác hân hoan vui mừng vì biến cố phục sinh, chỉ có một môn đồ giữ thái độ đa nghi. Ông tên là Tôma. Tên của người môn đồ này đã gây ấn tượng rất sâu sắc nơi các người tín hữu xưa và nay ở mọi thời đại.

8/ Xét về khía cạnh đức tin, Tôma có niềm tin sâu xa, ông là người đã đem Tin Mừng từ Palestina đến tận miền xa xôi Ấn Độ, để rồi cuối cùng Ngài tử đạo tại đây. Nhưng xét về mặt khác thì Tôma là người dám cả gan nghi ngờ Đức Ki-tô phục sinh.

9/ Chúng ta biết, Tôma như một trong số 12 Tông đồ được Chúa Giêsu tuyển chọn. Ngài có một chút bi quan và khá dè dặt. Tôma chỉ đứng nghiêm túc trong hậu trường, phải chờ tới cuối tuần lễ phục sinh thì đột nhiên Tôma bước vào sân khấu tham gia tấn tuồng phúc âm.

10/ Chính trong buổi Chúa phục sinh, lúc Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Đồ, thì Tôma đang trốn trên lầu tại Giêrusalem vì các ông đang sợ chính quyền vừa đóng đinh Thầy mình trước đó 48 giờ. Tôma đang sợ bị vạ lây, trong khi các Môn Đệ khác thì đang tràn ngập hân hoan.

11/ Từ câu chuyện Tôma, giúp ta nhìn ra 2 khía cạnh của con người ông. Thứ nhất: ông từ chối tin vì ông không được thấy gì hết. Ông không muốn tin sự việc thật quan trọng nhưng lại do những người khác kể lại, những người hay kể chuyện nhảm nhí, ông cũng không tin cả những người bạn thân thiết như Phê-rô, Giacobe, Mattheo, Maria Magdala. Ông không tin những kinh nghiệm của người khác kể lại, ông đã tự mình rời xa cộng đoàn.

12/ Khía cạnh thứ hai của Tôma: Vào cuối câu chuyện, chúng ta thấy rõ khía cạnh thứ hai của con người đa nghi, Tôma đã tuyên xưng đức tin của mình trước Đức Ki-tô phục sinh và tuyên xưng này thật là độc nhất vô nhị trong Tân Ước, vì nó vượt qua tất cả mọi lời tuyên xưng khác.

13/ Lời tuyên xưng của Tôma: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28). Đây là một lời tuyên xưng trung tâm, là trái tim của Ki-tô giáo, lời tuyên xưng này nói lên thiên tính của Chúa Ki-tô.

14/ Chúng ta thử tìm hiểu hai nghịch lý giữa niềm tin Phê-rô và ông Tôma: Phê-rô là thủ lãnh các Môn Đệ, nhưng ông đã mắc kẹt một lỗi lầm nặng nề vào trước ngày Chúa Giêsu chịu chết. Ông đã phản bội, chối bỏ thầy mình. Trong con người Phê-rô, chúng con nhận ra một con người yếu đuối tội lỗi, đầy lỗi lầm, ông rất cố gắng, nhưng đã thất bại, ông lại tiếp tục cố gắng, ông bất chấp tất cả. Sau cùng ông đã trở nên đại Thánh.

15/ Nhìn lại con người của Tôma: Chúng ta thấy ông là con người đa nghi, nhưng cuối cùng khi ông quyết định tin, ông đã có một sự xác tín dựa trên lý trí cá nhân chứ không dựa trên tâm lý của đám đông.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con nhận ra sức mạnh và sự yếu đuối mà con đang mang trong trái tim con, xin Chúa giúp con biết sử dụng cả hai để làm cho Chúa được mỗi ngày thêm vinh danh hơn. Amen.***

 

Thứ ba, 04/07/2017

Đề tài: QUYỀN NĂNG TRÊN THIÊN NHIÊN

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 8,23-27)

23 Đức Giê-su xuống thuyền, các môn đệ đi theo Người. 24 Bỗng nhiên biển động mạnh khiến sóng ập vào thuyền, nhưng Người vẫn ngủ. 25 Các ông lại gần đánh thức Người và nói: "Thưa Ngài, xin cứu chúng con, chúng con chết mất!" 26 Đức Giê-su nói: "Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin! " Rồi Người chỗi dậy, ngăm đe gió và biển: biển liền lặng như tờ. 27 Người ta ngạc nhiên và nói: "Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?"

SUY NIỆM:

1/ Muốn có sự bình an thì trong lòng ta lúc nào cũng phải có Chúa, tâm hồn có Chúa hiện diện như mặt hồ nước đang lặng sóng.

2/ Khi biển động mạnh, sóng nước ập vào thuyền nên các Môn Đệ sợ hãi dù các Tông Đồ là những ngư phủ giàu kinh ngiệm, nhưng với sóng gió lớn cũng khiến các ông sợ hãi. Các ông quên rằng Chúa đang ở giữa các ông => Các ông sợ vì yếu lòng tin.

3/ Sau đó các ông nhận ra Chúa đang ở giữa các ông nên các ông đã cầu xin Chúa cứu giúp. Chúa Giêsu đã ngăm đe gió và biển, khiến thiên nhiên phải lặng như tờ. Các ông vừa chứng kiến một phép lạ nhãn tiền khiến cho niềm tin của các ông thêm vững mạnh.

4/ Trong cuộc sống trần gian không thể thiếu những gian nan thử thách. Chúa cho bão tố xảy đến là để thức tỉnh chúng ta / Ngay cả trong giây phút đen tối nhất, Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện bên ta cho dù lúc đó ta tưởng chừng như Chúa đang ngủ. Cũng như các Môn Đệ, chúng ta cũng hãy chạy đến với Ngài và thưa: Lạy Thầy xin cứu, kẻo chúng con chết mất”.

5/ Khi thuyền các Tông Đồ gặp sóng to gió lớn quá nguy hiểm khiến các ông sợ hãi, nhưng sợ hãi như vậy liệu có quá đáng không? Vì sao Chúa lại khiển trách họ? Như vậy có lý không ?

6/ Lý do Chúa khiển trách là gì? Chúa khiển trách là đúng, vì có Chúa đang ở trong thuyền mà họ lại còn sợ, có Chúa bên cạnh thì họ không có quyền sợ nữa, vì Chúa là Thiên Chúa toàn năng, Ngài có toàn quyền trên trời dưới đất.

7/ Câu chuyện em bé trên chiếc tàu mà ba em cầm lái. Mọi người lo lắng chuẩn bị vì cơn bão đang ập đến, em vẫn tĩnh bơ chơi đùa, họ hỏi em: Vì sao ? Em bình tĩnh trả lời: Vì cha tôi đang cầm lái. Em bình tĩnh tin tưởng ở tài cầm lái của ba em.

8/ Phần chúng ta cũng vậy, chúng ta phải tin rằng Cha chúng ta đang ở trên Trời, Ngài là Thiên Chúa toàn năng, Ngài điều khiển hết mọi sự và có quyền trên mọi biến cố / như em bé ở trong câu chuyện trên đây, chúng ta phải tin tưởng ở Chúa vì 3 lý do:

9/ Thiên Chúa khôn ngoan vô cùngvì Ngài là Thiên Chúa quyền năng, là chủ tể vạn vật, Ngài sắp đặt mọi sự, không có gì xảy ra ngoài Thánh ý của Ngài, không có gì xảy ra mà không do Chúa ban phép hoặc làm ngơ.

10/ Lý do thứ hai: Thiên Chúa tốt lành vô cùng, Chúa dựng nên mọi sự là có ý mưu cầu hạnh phúc cho chúng ta / không có ai tin tưởng cầu cứu mà Chúa lại từ chối.

11/ Lý do thứ ba: Vì Chúa quyền phép, mọi sự nhờ Ngài mà có, rồi nhờ Ngài mà tồn tại. Thiên Chúa điều khiển mọi loài, Thiên Chúa cũng làm chủ thời gian, Ngài cầm quyền sinh tử, Ngài quyền phép như thế, lại đang ở bên chúng ta, chúng ta không phải lo sợ gì.

12/ Đứng trước mọi đe dọa, nguy hiểm, khốn khó, thử thách. Chúng ta phải chạy đến với Chúa, cầu xin Chúa, đừng bao giờ ngã lòng, chán nản, thất vọng. Vì Chúa đã hứa: Ai xin thì sẽ được. Chúng ta phải tin chắc như thế.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn vững tin, luôn trông cậy vào quyền phép và tình thương của Chúa, xin giúp con được ơn bền đỗ đến cùng. Amen.***

 

Thứ tư, 05/07/2017

Đề tài: LỢI HAY HẠI KHI GẶP ĐƯỢC CHÚA

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 8,28-34)

28 Khi Đức Giê-su sang bờ bên kia, và đến miền Ga-đa-ra, thì có hai người bị quỷ ám từ trong đám mồ mả ra đón Người; chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy.29 Chúng la lên rằng: "Hỡi Con Thiên Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông? Chưa tới lúc mà ông đã đến đây làm khổ chúng tôi sao?"30 Khi ấy, ở đàng xa, có một bầy heo rất đông đang ăn.31 Bọn quỷ nài xin Người rằng: "Nếu ông đuổi chúng tôi, thì xin sai chúng tôi nhập vào bầy heo kia."32 Người bảo: "Đi đi!" Chúng liền ra khỏi hai người đó và nhập vào bầy heo. Thế là tất cả bầy heo từ trên sườn núi lao xuống biển và chết đuối hết.33 Các người chăn heo chạy trốn vào thành, kể lại mọi sự, và những gì đã xảy ra cho những người bị quỷ ám.34 Bấy giờ, cả thành ra đón Đức Giê-su, và khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ.

SUY NIỆM:

1/ Ở Roma có một ngôi nhà mang tên “Nhà hồng ân” dùng để đón tiếp và giúp đỡ người nghèo. Ngôi nhà này được Đức Thánh Cha Paul II và Mẹ Thánh Terexa khánh thành vào năm 1988.

2/ Chúa Giêsu đã cứu 2 con người bị quỷ ám cho dù họ không xin Ngài. Ngài giúp họ phục hồi phẩm giá để tái hòa nhập cộng đồng, hai người này tuy đang sống nhưng giống như đã chết và Chúa Giêsu đã cứu họ.

3/ Dân làng Gadara đã chứng kiến một phép lạ. Tuy họ rất mừng vì nhìn thấy quyền năng của Ngài trên quỷ dữ, nhưng họ cũng đành xin Ngài ra đi, có lẽ họ sợ Chúa mà ở lại sẽ gây thêm thiệt hại vật chất cho họ.

4/ Họ đang coi trọng vật chất hơn sự sống của con người. Họ coi trọng 2000 con heo hơn là mạng sống của 2 con người bị quỷ ám, họ coi trọng vật chất nên sẽ đánh mất nhiều điều lớn lao mà cụ thể là sự sống đời đời.

5/ Trong cuộc sống đời thường, đôi khi chúng ta coi trọng lợi ích vật chất hơn mạng sống của những người chung quanh. Nhiều lần vì sợ thiệt hại nên chúng ta không dám đưa tay ra giúp đỡ những người chung quanh đang chịu đau khổ, nghèo khó, và như vậy chúng ta đánh mất cơ hội đón tiếp Chúa khi Ngài đang đến với chúng ta.

6/ Bài Tin Mừng kể lại câu chuyện: Cuộc đối đầu giữa Thiên Chúa và ma quỷ, giữa sự lành và sự dữ, như giữa màu trắng và màu đen.

7/ Thánh Gioan mô tả như là một cuộc chiến đấu quyền lực giữa Thiên Chúa và ma quỷ, giữa ánh sáng và bóng tối. Nơi nào đầy bóng tối sẽ không có ánh sáng, nơi nào mà ánh sáng ngự trị thì sẽ không còn bóng tối.

8/ Chúa Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa đã đến trong thế gian để chiếu soi vào bóng tối. Để đánh tan quyền lực của sự dữ, Chúa đến thì quỷ phải ra đi.

9/ Mục đích của ma quỷ là con người. Sự hiện diện của chúng lôi kéo con người vào con đường tội lỗi, phản bội, kiêu căng giống như chúng, không có con người thì ma quỷ sẽ thất nghiệp. Vì thế bằng mọi cách chúng phải ở gần con người, chúng làm mọi cách để gây khó khăn, không cho con người đến với Thiên Chúa.

10/ Khi bị trục xuất ra khỏi 2 con người: Rõ ràng chúng đang thất nghiệp nên chỉ có 2 người mà chúng phải ẩn nấp vào đó tới 2000 con quỷ. Khi bị mất chỗ nấp nên chúng còn luyến tiếc nên tìm mọi cách để ở gần con người. Vì thế nên chúng xin phép được nhập vào bầy heo.

11/ Thế nhưng khi chúng đối diện với Chúa Ki-tô, là ánh sáng nên chẳng có bóng tối nào để chúng ẩn nấp để tồn tại nên chúng đành xin nhập vào đàn heo và cả đàn heo phải nhào và chết chìm xuống biển. Điều này có nghĩa rằng: ma quỷ bị đánh bại, và những gì dính líu tới ma quỷ cũng bị đánh bại luôn, cùng chung số phận.

12/ Cho dù quyền năng của Thiên Chúa có hoàn toàn chiến thắng thế lực của ma quỷ, thì Chúa cũng đành bó tay trước sự tự do của con người. Cả dân chúng vùng Gadara đến đón Chúa Giêsu, nhưng không phải để trân trọng nhưng là để mời Chúa đi nơi khác.

13/ Con người nhẫn tâm từ chối Chúa vì con người quá quyến luyến của cải. Họ còn tiếc rẻ món mồi của quỷ dữ, họ sợ phải hy sinh thêm nữa, bởi vì khi Chúa Giêsu ở đàng xa mà họ đã mất đàn heo; nếu Chúa ở gần họ, chắc họ mất tất cả.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con biết khôn ngoan chọn lựa, nếu chọn Chúa thì đánh mất của cải, nếu con không chọn Chúa thì đời con sẽ khốn nạn biết chừng nào. Xin Chúa ban cho con chút ơn khôn ngoan. Amen.***

 

Thứ năm, 06/07/2017

Đề tài: MỘT CÁCH CHỨNG TỎ QUYỀN NĂNG THIÊN CHÚA 

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 9,1-8)

1 Đức Giê-su xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. 2 Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: "Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!" 3 Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: "Ông này nói phạm thượng." 4 Nhưng Đức Giê-su biết ý nghĩ của họ, liền nói: "Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? 5 Trong hai điều: một là bảo: "Con đã được tha tội rồi", hai là bảo: "Đứng dậy mà đi", điều nào dễ hơn? 6 Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà!" 7 Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. 8 Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.

SUY NIỆM:

1/ Bệnh nhân mắc chứng trầm cảm sẽ phục hồi nhanh chóng nếu người ấy có một lòng tin mạnh mẽ. Đây là phát hiện của tờ báo “sức khỏe cộng đồng” của Mỹ vào năm 1998.

2/ Những thân hữu và bạn bè của người bại liệt đã đặt trọn niềm tin vào Chúa Giêsu, cho dù họ không nói một câu nào nhưng những hành vi của họ đã làm chứng cho tấm lòng của họ.

3/ Chúa Giêsu đã cảm nhận được lòng tin của họ nên Chúa đã chữa lành cho người bại liệt, lại còn tha tội cho anh ta. Như vậy phép lạ hôm nay xảy ra là do đức tin của cộng đoàn.

4/ Đức tin là điều tối cần để con người đón nhận phúc lành từ Thiên Chúa. Chúa muốn hỏi chúng ta một câu: Chúng ta cần phải sống đức tin như thế nào để nhờ đức tin của ta, các bạn bè, thân hữu có cơ hội được gặp Chúa và được chữa lành.

5/ Tại sao Chúa Giêsu lại nói với người bại liệt: “Tội con đã được tha”. Có phải vì anh này có tội nên mới bị bại liệt như vậy chăng?

6/ Điều này theo hậu quả chung thì đúng. Bệnh tật là hậu quả của tội nguyên tổ, tuy nhiên không phải lúc nào bệnh tật cũng là hậu quả của tội. Chính Chúa Giêsu đã nói thế trong trường hợp Chúa chữa cho người mù từ thuở mới sinh, nghĩa là trong trường hợp cá nhân nên không nhất thiết người mắc bệnh tật lại là người tội lỗi.

7/ Ở đây Chúa Giêsu không muốn cải chính tư tưởng hẹp hòi của người Do Thái, vì họ cho rằng bệnh tật là do hình phạt của tội, nhưng Chúa dựa vào tư tưởng này mà hành động.

8/ Trong trường hợp người bại liệt này, có lẽ có sự liên hệ giữa bệnh tật và tội lỗi của anh ta, cho nên trước khi chữa bệnh Chúa Giêsu đã tuyên bố tha tội cho anh ta. Nguyên do là: người Do Thái cho rằng bệnh tật là do tội, nên nếu muốn được khỏi bệnh thì trước hết phải khỏi tội đã. Vì vậy khi Chúa tha tội cho người bại liệt là Chúa đã cất đi căn nguyên của bệnh tật, thì bệnh tật là hình phạt do tội cũng sẽ hết đi. Chúa Giêsu hành động như vậy là hợp với cách nghĩ của người Do Thái, và khi người bệnh được khỏi bệnh thì cũng có nghĩa là Chúa có quyền tha tội, mà quyền tha tội chỉ có ở nơi Thiên Chúa, và Chúa cũng muốn cho họ hiểu rằng: Ngài chính là Thiên Chúa quyền năng, nên Ngài có quyền tha tội.

9/ Người Do Thái luôn suy nghĩ, luôn công nhận như thế nhưng họ lại mâu thuẫn khi cho rằng Chúa Giêsu nói phạm thượng. Theo cách nghĩ của họ: Tội phạm đến Chúa, nên ngoài Chúa ra không ai có quyền tha tội. Họ suy luận thật đúng, vì nếu họ công nhận như thế thì họ lại phải công nhận Ngài là Thiên Chúa. Điều đó đối với họ là điều không thể.

10/ Vì vậy, để minh chứng Ngài là Thiên Chúa và có quyền tha tội nên Chúa Giêsu đã chữa lành cho người bại liệt. Như vậy Chúa đã dùng việc làm mà trả lời cho họ biết: Ngài đã chữa được cho người bại liệt, điều đó chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, và nếu Ngài là Thiên Chúa thì Ngài có quyền tha tội.

11/ Bài Tin Mừng cung cấp cho chúng ta một bằng chứng rõ ràng: Chúa Giêsu là Thiên Chúa, điều này đối với chúng ta là dĩ nhiên rồi, nhưng chúng ta cần ghi nhớ một điều: Khi có ai trong gia đình đau ốm, chúng ta cần lo liệu phần hồn cho người ấy trước, đừng để chậm trễ, kẻo lại không kịp, hoặc sẽ trở ngại cách này hay cách khác.

Cầu nguyện: Lạy Chúa xin ban cho con một con mắt đức tin để con có thể thấy những điều kỳ diệu Chúa làm trên trần gian này. Amen.***

 

Thứ sáu, 07/07/2017

Đề tài: CHÚA KÊU GỌI MATTHEU

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 9,9-13)

9 Bỏ nơi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi! " Ông đứng dậy đi theo Người.

10 Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ.11Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: "Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy? "12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi."

SUY NIỆM:

1/ Theo định kiến của người Do Thái thì thu thuế và tội lỗi thường đi đôi với nhau. Dù thế, Chúa Giêsu vẫn kêu gọi ông, và ông đã bỏ mọi sự mà đi theo Người.

2/ Ơn gọi là Chúa mời gọi, làm cho ta cảm nghiệm bằng một tình yêu thôi thúc từ bên trong, để ta tự hiến dâng đời mình phụng sự Thiên Chúa và phục vụ con người. Ơn gọi là một ơn ban của Thiên Chúa, nên không cho phép ta lý giải bằng những lý do…! Mỗi người chỉ có thể đáp trả ơn gọi ấy bằng cách mở con mắt tâm hồn ra, để đón nhận điều Chúa muốn và mở đôi tai ra để nghe lời Chúa kêu gọi.

3/ Người thu thuế tên là Lê-vi, tác giả bài Tin Mừng hôm nay. Ông đang ngồi tại bàn để làm một nhiệm vụ mà dân chúng cho là bất lương “vắt cổ chày ra nước”, vì ông làm nghề thu thuế. Một nghề mà ở bất cứ thời nào cũng cho là bất công, bất chính.

4/ Thời Chúa Giêsunước Do Thái bị Đế quốc Roma đô hộ, nên dân chúng càng ghét thu thuế và ghép họ vào thành phần “phản quốc”, bỏ đạo, không thể ăn năn hối cải được.

5/ Hôm nay Chúa Giêsu đến với Lê-vi, để minh chứng ngược lại với quan niệm đó: Lê-vi đang ở trong tình trạng tội lỗi, Chúa đến ngay bàn làm việc của ông để kêu gọi ông :“Hãy theo tôi”. Ông đã từ bỏ tất cả để đi theo Chúa ngay tức khắc. Ông đã đổi ý, và đổi đời liền sau khi nghe tiếng gọi của Chúa.

6/ Đối với Ông là một bữa tiệc mừng, nhưng đối với những bạn bè thu thuế thì đó là tiệc ly. Bữa tiệc hôm ấy có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, thế nhưng Chúa không thể dửng dưng trước những kẻ cứng lòng muốn phá đám họ, nên đã trách móc họ : “Kẻ yếu đau mới cần thầy thuốc”…

7/ Khi chúng ta có bệnh phần xác, chúng ta tìm đến bác sĩ. Khi chúng ta bệnh tật linh hồn, tức là có đời sống tội lỗi, chúng ta cần được Chúa Giêsu cứu chữa. Đức Mẹ cũng luôn kêu gọi: “Hãy ăn năn sám hối”, xin Mẹ dẫn dắt chúng ta đến để nhận sự tha thứ của Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa! Chúng con đầy tội lỗi yếu đuối. Xin Chúa ban cho chúng con ơn hối cải cho thật như Matthêu; như Giakêu; như anh trộm lành, để chúng con xứng đáng lãnh nhận sự tha thứ. Chúng con cầu xin nhờ Thánh Matthêu chuyển cầu. Amen.***

 

Thứ bảy, 08/07/2017

Đề tài: ĐỔI MỚI TÂM HỒN, ĐỔI MỚI CÁCH SỐNG, ĐỔI MỚI GIÁO HỘI

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 9,14-17)

14 Bấy giờ, các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng: "Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?" 15 Đức Giê-su trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay. 16 Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm. 17 Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai."

SUY NIỆM:

1/ Sau sáu tháng trị vì, Đức Thánh Cha Phanxico đang nghĩ cách để đổi mới Giáo Hội. Ngài đã có cuộc họp lịch sử với 8 vị Hồng Y cố vấn, chiếc áo của Mẹ Giáo Hội đã cũ, đã sờn, đã vá nhiều chỗ, đã bạc màu, đã vấy bẩn. Xin hãy may một chiếc áo mới, xin Chúa ban cho Mẹ Giáo Hội một chiếc áo mới.

2/ Hôm nay Chúa dạy con một dụ ngôn “áo cũ, vải mới / rượu mới, bầu da cũ”. Áo cũ mà miếng vá mới thì không thích hợp, rượu mới mà đổ vào bầu da cũ cũng không thích hợp, vì lợi bất cập hại.

3/ Qua dụ ngôn này, Chúa muốn dạy các Môn đệ của ông Gioan, các Môn đệ của Chúa, cũng như tất cả chúng con hôm nay: Đây là bài học Chúa muốn chúng con hiểu được những việc Chúa làm và giá trị tuyệt đối của Tin Mừng. Chúa muốn chúng con có một tư tưởng mới, một cách nhìn mới để hiểu được những điều Chúa muốn dạy và những việc chúng con cần phải làm cho phù hợp với thời đại chúng con đang sống hôm nay.

4/ Chúa không muốn chúng con cứ dùng những tư tưởng lỗi thời của Cựu Ước, cũng như áp dụng những tư tưởng hẹp hòi, cá nhân ích kỷ của tiền nhân, để rồi cứ sống sai lệch với những giáo huấn mới mẻ của Đức Ki-tô.

5/ Theo luật Do Thái thời Chúa Giêsu, việc ăn chay phải được tuân giữ cẩn thận, giữ chay là điều kiện không thể thiếu đối với những tâm hồn đạo đức.

6/ Bài Tin Mừng không nói rõ đây là thời điểm nào mà các Môn đệ Gioan Tẩy Giả và các người Phariseu ăn chay , nhưng các Môn đệ của Chúa Giêsu thì không. Bọn biệt phái đã chợp lấy cơ hội này để công kích Chúa Giêsu.

7/ Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp về việc giữ chay, nhưng Chúa lại lái câu chuyện sang một đề tài tổng quát hơn. Ở đây Chúa đã dùng lối ẩn dụ: “Tân lang” ám chỉ Chúa Giêsu, “đám cưới” là ơn cứu độ; hai câu sau: “vải mới, rượu mới” là lề luật mới do Chúa đem đến, “áo cũ, bình cũ” là lề luật cũ trong Cựu Ước mà người Do Thái chỉ muốn nắm giữ theo mặt chữ mà không có chút tâm tình nào.

8/ Chúa Giêsu muốn gián tiếp trả lời họ: Tại sao Ngài và các Môn Đệ không giữ chay, bởi vì Ngài là Đấng Kyto / Nếu đang có sự hiện diện của Đức Ki-tô,  là nguồn ơn cứu độ, là nguồn hạnh phúc mênh mông, là niềm vui tràn ngập thì cớ gì mà họ phải ăn chay, khóc lóc, thảm sầu làm gì ?

9/ Hãy đợi đến khi không còn sự hiện diện của Ngài nữa, lúc đó hãy than khóc cũng không muộn. Đây cũng chính là lời tiên báo về con đường Thập Giá của Ngài, đây cũng là lời công bố sớm nhất về cuộc tử nạn mà các sách Tin Mừng khác chưa nói đến.

10/ Sẵn đây Chúa cũng khai mạc một luật mới, một hiến chương nước Trời mới. Luật này đòi hỏi mọi con người, cụ thể là những người tin Chúa phải thay đổi hoàn toàn đời sống, phải lột xác .

11/ Chúa dùng một kiểu Dụ Ngôn gợi hình, tức là Chúa muốn quyết liệt khẳng định:Đây là lúc phải sống theo luật mới của Tân Ước.

12/ Chúa Giêsu đã đưa ra một số chứng từ cụ thể trong Tin Mừng để thấy bản chất về luật mới của Chúa Giêsu: Thương yêu là căn bản của các mối tương giao của con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải từ trong thâm tâm, không được sống kiểu trình diễn, khoe khoang các việc đạo đức. Chúa chỉ cần thành ý, thành tâm, làm nhiều hơn nói, không câu nệ, máy móc, nhưng phải biết uyển chuyển theo tiêu chuẩn bác ái.

13/ Thời đại hôm nay con người phải thờ Chúa trong tinh thần và chân lý, chứ không cần những thứ bề ngoài, phụ thuộc, rườm rà. Sống với nhau bằng yêu thương chứ không phải là hận thù, ghen ghét, ích kỷ, loại trừ/ Con người mới là phải yêu thương nhau và thích nghi trong mọi hoàn cảnh.

Cầu nguyện : Lạy Chúa, xin giúp con chỉ nghĩ, chỉ nói, chỉ hành động theo những gì Chúa dạy trong Tân ước : đó là yêu Chúa thì phải thương anh em /để chúng con không câu nệ trong cách tuân giữ lề luật, hầu sống xứng đáng là môn đệ của Chúa Kitô. Amen /

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2960
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  436
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11416115
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top