Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa TUẦN 17 THƯỜNG NIÊN A 2017 (Giuse Luca)

Chia sẻ Lời Chúa hằng ngày

Thứ 2 -> Thứ 7  /  Tuần XVII  Thường Niên A (31/07 -> 05/08/2017)

Thứ hai 31/07/2017

Đề tài: PHẨM CHẤT CỦA NƯỚC TRỜI

THÁNH IGNATIÔ LOYÔLA – LINH MỤC

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 13,31-35)

31 Đức Giê-su còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: "Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình.32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được." 33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: "Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men." 34 Tất cả các điều ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn, 35 hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ từ tạo thiên lập địa.

SUY NIỆM:

1/ Linh Mục Charles De Foucauld sống giữa Sa Mạc Sahara để cầu nguyện, chiêm niệm, chầu Thánh Thể và sống bác ái/ Ngài đã xin Chúa ban cho một người có chung chí hướng, nhưng rốt cuộc chẳng có ai, nhìn có vẻ như Cha đã thất bại.

2/ Hạt giống ấy sau một thời gian chôn vùi vào lòng đất, đã đâm chồi nẩy lộc. Nhiều Hội Dòng theo tinh thần của Cha đã mọc lên khắp nơi, Cha chỉ xin một người/ nhưng Chúa lại ban hàng trăm, hàng nghìn tiểu đệ, tiểu muội sống theo tinh thần đó.

3/ Một nắm Men có thể làm dậy cả khối bột. Nước trời là ơn thánh sủng, tuy âm thầm nhưng rất hiệu nghiệm, rất mạnh mẽ giữa thế giới tâm hồn của con người.

4/ Ơn Thánh không hiệu quả theo kiểu bùng nổ, hào nhoáng bên ngoài, gây sự chú ý cấp kỳ/ Nhưng âm thầm mãnh liệt nơi các Bí Tích, nơi các Thánh Lễ hàng ngày.

5/ Ơn Chúa lúc nào cũng như Men trong bột, có sức mạnh lớn lên, biến đổi tâm hồn con người và biến đổi cả thế giới.

6/ Khi so sánh nước trời với hạt cải nhỏ mọc thành cây lớn, với nắm Men làm dậy cả khối bột. Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến sức mạnh của nước Trời , là khởi sự trong sự khiêm tốn, nhỏ bé, âm thầm/ nhưng khi thành tựu thì sẽ rất lớn lao và tốt đẹp.

7/ Chúa Giêsu muốn nói rõ hơn: Giáo hội của Chúa lúc đầu nhỏ bé, nhưng sau đó sẽ bành trướng và phát triển sâu rộng. Chúng ta thấy Giáo Hội lúc đầu chỉ có một mình Chúa Giêsu, là Đấng sáng lập, Ngài sống ẩn dật 30 năm trường, nào ai biết tới!

8/ Một số ít người biết Ngài thì lại khinh dễ, cho là Ngài chỉ là con bác thợ mộc ở Nazaret. Những họ hàng thân thuộc thì cho Ngài là người điên, mát, mất trí. Thế rồi khi Ngài chết, về Trời thì chỉ có 12 Tông Đồ, một số Môn Đệ và khoảng 400 tín hữu.

9/ Nhưng ngay sau ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Thánh Phê-rô hôm ấy đã rửa tội cho ba nghìn người. Sau đó thêm năm ngàn nữa và con số cứ thế tăng lên mãi.

10/ Đến năm 1950, con số đã lên đến 800 triệu/ Đến thế kỷ 21, con số có thể đã gấp đôi, khoảng 1 tỷ rưỡi kể cả Chính thống, Tin lành, Anh giáo.

11/ Nếu so sánh với cả nhân loại hiện nay là 7 tỷ thì số tín hữu Chúa vẫn còn là ít. Giáo hội Chúa vẫn còn là nhỏ bé, là thiểu số để làm dấu chỉ nước trời.

12/ Dụ Ngôn này cũng là bài học cho chúng ta hôm nay. Bổn phận chúng ta là phải cảm hóa những người anh em chung quanh/ tác động của Men là tác động êm đềm, thầm kín chứ không bùng lên như chất nổ.

13/ Tác động từ cuộc sống Ki-tô hữu của chúng ta cũng như vậy. Chúng ta không thể đi khắp nơi để giảng đạo hay có thể làm những việc Tông Đồ, bác ái rầm rộ/ chúng ta chủ yếu chỉ làm việc Tông Đồ cách gián tiếp qua các việc bổn phận.

14/ Chúng ta làm những việc nhỏ nhưng chúng ta làm cách chu đáo, làm với tác phong đạo đức/ Làm với cử chỉ đầy nhân ái, với một niềm tin sắt đá vào Chúa và sự cậy dựa vào Chúa Thánh Thần, bằng lời cầu nguyện tha thiết, bằng các việc quảng đại, hy sinh.

15/ Đây là loại Men tốt nhất, chính nhờ thứ Men này mà ta có thể cảm hóa lòng con người. Người đời có câu: Hữu xạ tự nhiên hương/ chúng ta hãy là thứ hương thơm đó, hương đó sẽ bay lên trước tòa Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho dân Chúa như dấu chỉ, như hạt giống, như nắm Men nước Trời trong trần gian, để Hội Thánh của Chúa mang lại ơn cứu độ cho mọi người. Amen.

 

Thứ ba, 01/08/2017

Đề tài: THIÊN CHÚA LUÔN NHẪN NẠI TRONG VIỆC XÉT XỬ

THÁNH ALPHONGSÔ MARIA LIGUORI – GIÁM MỤC, TSHT

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 13,36-43)

36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe." 37 Người đáp: "Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. 40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.  41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.

SUY NIỆM:

1/ Ở thời đại nào cũng có những người muốn sàng lọc xã hội. Từ xa xưa có Tần Thủy Hoàng/ thời đại gần đây thì có Hiller, Pônpốt, gần đây nữa thì thường xảy ra các cuộc nội chiến. Nếu họ làm vì mục đích thấp hèn thì họ luôn coi thường công bình, bác ái/ cho nên sinh mạng con người bị họ đánh giá rẻ mạt.

2/ Dụ Ngôn cỏ lùng trong ruộng lúa qua bài Phúc Âm hôm nay cho con thấy Thiên Chúa xử sự rất kiên nhẫn. Ngài luôn đợi đến ngày cuối cùng mới ra tay phán xét để phân biệt kẻ dữ người lành.

3/ Thiên Chúa luôn xót thương nên lúc nào Ngài cũng kiên nhẫn chờ đợi ngày chúng con quay về nẻo chính đường ngay. Hôm nay con là người xấu, nhưng ngày mai con có thể trở thành người tốt hay ngược lại.

4/ Bài học Chúa muốn dạy con là chớ vội đánh giá người khác và cũng không nên quá tự mãn về mình. Mọi người cần phải tận dụng thời giờ và cơ hội Chúa ban để càng ngày càng tự hoàn thiện mình và sống tốt lành như Cha trên trời.

5/ Chúa Giêsu đã giải thích ý nghĩa Dụ Ngôn: Người gieo giống là Chúa Giêsu, hạt giống tốt là con cái Chúa, thửa ruộng là thế gian, là nơi con người sống và làm việc/ Cỏ lùng là người xấu, là kẻ dữ,là kẻ thù, là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế, lúa tốt là người lành thánh, được thưởng vào Thiên Đàng, cỏ lùng là người xấu, bị đốt đi, bị cho vào hỏa ngục.

6/ Dụ Ngôn này hợp lý và rất dễ hiểu. Thế gian có người tốt kẻ xấu lẫn lộn, người lành người dữ sống bên nhau chẳng có nơi nào ở thế gian mà chỉ toàn người tốt, cũng chẳng có nơi nào lại toàn kẻ xấu.

7/ Nhưng có một sự thật từ Dụ Ngôn này: Cỏ lùng là cỏ xấu nên chẳng bao giờ nó thành lúa được. Cũng thế, cây lúa luôn là cây lúa, cho hạt nhiều hay ít chứ không thể nào trở thành cỏ lùng được.

8/ Nhưng con người thì không phải vậy. Bản tính con người khi Chúa vừa tạo thành thì nó tốt lành, nhưng khi lớn lên thì con người tốt hay xấu là do người ta tự thêm vào hay bớt đi/ có người trước kia là lúa tốt, mà nay lại biến thành cỏ lùng/ ngược lại, có người trước kia là cỏ lùng thì bây giờ lại trở thành lúa tốt.

9/ Dĩ nhiên, cũng có người suốt đời là lúa tốt, cũng có người suốt đời làm cỏ lùng. Điều quan trọng chúng ta cần nhớ là: Tới khi chết, chúng ta đang ở trong tình trạng nào, cỏ lùng hay lúa, đó là trách nhiệm tùy vào mỗi người.

9/ Chính vì thế nên yếu tố trách nhiệm cũng như khả năng biến đổi tốt xấu là do ý chí của mỗi người. Chúng ta cần cố gắng giảm thiểu những cái xấu, tức là giảm thiểu tình trạng tội lỗi, tức là cỏ lùng/ và phát triển đến mức tối đa, mức cao nhất những yếu tố tốt lành, thánh thiện tức là trở thành lúa tốt.

10/ Hơn nữa, trong cuộc sống hằng ngày, ngoài việc giảm thiểu cỏ lùng để thêm lúa tốt, tức là: Bớt nghĩ xấu, bớt nói xấu, bớt làm điều xấu và cố gắng gia tăng việc phúc đức. Mỗi người cần cố gắng làm sao để khi nhắm mắt xuôi tay, kết thúc cuộc đời mà vẫn đang ở trong tình trạng lúa tốt.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con mau mau quay về để hưởng được sự khoan hồng của Chúa, xin giúp con luôn biết đoái công chuộc tội.   Amen.

 

Thứ tư, 02/08/2017

Đề tài: KHO BÁU

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 13,44-46)

44 "Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. 
45 "Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.46 Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.

SUY NIỆM:

1/ Câu chuyện của Đức Hồng Y Cardjin, người sáng lập phong trào Thanh Sinh Công, kể lại câu chuyện đời mình: Cha tôi là một công nhân nghèo, khi tôi lên 13 tuổi. Một hôm tôi rón rén xuống nhà bếp, đến gần một bên cha tôi và rụt rè nói “Cha ơi, con có thể tiếp tục học không? Con muốn trở thành Linh mục”, nghe thế người ôm lấy tôi và nói: “Cha sẽ tiếp tục hy sinh để con được làm Linh mục, và người Cha đáng kính của tôi đã hy sinh đến cuối đời để cho tôi được sống trong ơn gọi Linh mục của mình.

2/ Người Ki-tô hữu hôm nay cũng đóng góp nhiều của cải để phát triển Giáo hội, họ dùng của cải trần gian để đánh đổi phần thưởng vĩnh cửu trên Trời. Đó cũng là tinh thần mà chính Giêsu muốn các Môn đệ của Người phải thực hiện.

3/ Trở nên người Môn đệ, cũng chính là chọn Đức Giêsu làm gia nghiệp và sẵn sàng đánh đổi tất cả để sống cho mình. Và vì Người, và chỉ ở nơi Người, chúng ta mới tìm được kho tàng quý giá nhất là sự sống vĩnh cửu. Thật đúng như Lời Chúa dạy: “Ta đến để cho chúng con được sống và sống dồi dào”.

4/ Bài Tin Mừng cho thấy thái độ khôn ngoan của ông nông dân và người lái buôn đá quý. Khi tìm được thứ quý giá, họ liền bán hết sản nghiệp để mua nó, vì họ biết rõ rằng: “Kho báu và viên ngọc đều đáng giá hơn mọi thứ tài sản mà họ đang có.

5/ Hai thứ quý giá mà Chúa Giêsu đưa ra, tiêu biểu cho nước Trời, là thứ cao quý tột bậc mà không có thứ của cải nào sánh bằng. Mọi thứ khác khi đem so sánh đều bị lu mờ đi, và mọi giá trị khác đều phải nhường chỗ.

6/ Nước Trời là phần rỗi, là sự sống đời đời của chúng ta. Nó quý giá đến nỗi của cải thế gian không thể nào sánh bằng, đòi hỏi chúng ta phải tuyệt đối ưu tiên, phải sẵn sàng hy sinh để chiếm đoạt nó cho bằng được.

7/ Khi bước vào trần thế này, ai cũng muốn mở rộng đôi tay để chiếm lấy mọi sự.Thế nhưng khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta lại phải ra đi với hai bàn tay trắng, từ cát bụi chúng ta phải trở về với cát bụi. Chỉ có sự sống vĩnh cửu mới tồn tại muôn đời. Chính điều này khiến chúng ta phải lao nhọc tìm kiếm, phải hy sinh trọn vẹn để chiếm hữu nó.

8/ Chúng ta là kẻ phàm tục, luôn bị chi phối bởi những của ăn vật chất, vì đó là nhu cầu cần thiết. Nhưng có một điều quan trọng chúng ta không được quên đó là “Đời này là cõi tạm, nên hãy mau tìm ra ngay những thứ mang giá trị vĩnh cửu và mau đoạt lấy nó ngay kẻo muộn.

9/ Chúng ta hãy nhớ: Đời sống này là một dịp thuận tiện, mỗi ngày là một dịp may đang đi qua mau. Chúng ta luôn có đủ thời giờ, ý chí và tự do để lựa chọn, chiếm được nước trời hay không là do chính mình. Chúng ta hãy học thái độ khôn ngoan của 2 con người trong bài Tin Mừng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con theo Chúa luôn gặp phải những đòi hỏi nghịch lý của Tin Mừng. Nghèo là phúc, mất mát là lợi lộc, cho là nhận lãnh, chết là được sống. Xin Chúa ban cho chúng con ơn khôn ngoan trong việc lựa chọn. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

 

Thứ năm, 03/08/2017

Đề tài: PHÂN LOẠI CÁ

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 13,47-53)

47 "Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. 48 Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. 49 Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, 50 rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 51 "Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa hiểu." 52 Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ." 53 Khi Đức Giê-su kể các dụ ngôn ấy xong, Người đi khỏi nơi đó.

SUY NIỆM:

1/ Trong cuộc sống ở trần gian, cái tốt và cái xấu luôn đan xen lẫn lộn/ Cái giả và cái thật luôn đứng chen nhau, khiến cho chúng ta khó lòng mà phân biệt đâu là thật, đâu là giả.

2/ Cuộc đời tại thế của con cái Chúa là thời gian thử luyện. Nơi đây kẻ tốt người xấu luôn sống cùng nhau, ta có thể trở nên tốt hay xấu là do sự lựa chọn của mình. Sự lựa chọn này đôi khi khiến cho linh hồn ta giằng co, rối rắm.

3/ Chúa Giêsu bảo chúng ta luôn phải biết tỉnh thức cầu nguyện để khỏi sa vào chước cám dỗ/ và cũng để khỏi trở thành kẻ xấu, cá xấu.

4/ Người Môn Đệ của Chúa phải luôn sống gương mẫu, công chính. Vì nếu đợi đến ngày chung thẩm, thì mọi chuyện sẽ đầy bất ngờ, Thiên Chúa sẽ phân định cá tốt, cá xấu để luận phạt hay ban thưởng vinh quang. Mọi sự đều tùy vào chúng ta.

5/ Dụ Ngôn hôm nay cũng không khác gì Dụ Ngôn cỏ lùng. Cả hai cùng nói về vấn đề kẻ tốt người xấu sống lẫn lộn nhau và sự phân biệt tốt xấu chỉ thật sự diễn ra vào ngày chung thẩm, là ngày phán xét cuối cùng.

6/ Việc chọn lựa cá tốt cá xấu là việc của ngư phủ sau khi lưới được kéo vào bờ. Cá tốt, cá to thì thu gom lại/ cá xấu, cá nhỏ thì loại bỏ đi. Chúa Giêsu muốn dùng hình ảnh này để ám chỉ nước Chúa.

7/ Giáo hội Chúa cũng có nhiều thành phần khác nhau, tốt xấu khác nhau. Ai cũng có thể vào trong giáo hội, không phân biệt, không kỳ thị, không kén chọn. Tuy nhiên, sẽ có một ngày Chúa phân xử, chọn lựa kỹ càng/ tới lúc đó Thiên Chúa mới quyết định ai là người tốt, ai là con cái thật của Thiên Chúa, ai là kẻ giả mạo.

8/ Chúa Giêsu còn nói rõ: Thiên Thần sẽ tách biệt giữa kẻ xấu và người công chính/ kẻ xấu sẽ bị ném vào lò lửa, nơi đó lửa không hề tắt/ còn người công chính sẽ sáng chói như mặt trời.

9/ Dụ Ngôn này nói lên 2 ý chính: Thứ nhất, ở nơi trần thế này kẻ tốt người xấu được ở bên nhau, cùng chung sống với nhau/ Thứ hai, tới ngày tận thế thì kẻ dữ sẽ bị nghiêm trị, phán xét và bị phạt.

10/ Lúc ấy kẻ lành, kẻ dữ sẽ vĩnh viễn xa nhau. Cho nên Dụ Ngôn này cũng có ý minh chứng rằng: Nước trời gồm 2 chặng rõ rệt: chặng trần thế và chặng tận thế/ chặng trần thế dành chung cho mọi người, mọi nơi, mọi thời đại cho tới ngày tận thế.

11/ Chặng tận thế sẽ được phân định rõ ràng giữa kẻ lành và người dữ/ giữa nơi ở hạnh phúc và nơi ở khốn cùng. Đây là điều chúng ta cần suy nghĩ cho nghiêm chỉnh.

12/ Đây là đời tạm, đời sau mới là vĩnh viễn. Nhưng cuộc sống đời này lại có giá trị quyết định cho số phận đời sau/ có nghĩa là Thiên Chúa sẽ căn cứ vào những tháng năm chúng ta sống ở trần gian để mà thưởng phạt chúng ta. Vì thế chúng ta phải biết lựa chọn giữa hàng ngũ kẻ tốt và người xấu, phải làm lành lánh dữ, phải tỉnh thức, phải lập công.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy hướng dẫn và dạy dỗ con để con luôn trở nên những con người tốt trước mặt Chúa trong ngày chung thẩm. Amen.***

 

 

Thứ sáu, 04/08/2017

Đề tài: NHÌN NGƯỜI KHÁC QUA LĂNG KÍNH

THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY – LINH MỤC

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu  (Mt 13, 54-58)

54 Người về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: "Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?55 Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao? 56 Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?" 57 Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giê-su bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi." 58 Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.

SUY NIỆM:

1/ Một thực tập sinh môn Thiên Văn, anh nhìn vào kính viễn vọng và phát hiện hình ảnh một con rồng trên mặt trăng. Anh vui mừng đi khoe với các bạn, và nhiều người đã đến xem thử. Một nhà Thiên Văn khác đã phát hiện ra đó là xác một con ruồi bị chết kẹt cứng trong ống kính quan sát.

2/ Ông ta bèn cho cậu sinh viên một lời khuyên: Này bạn, trước khi đưa ống kính nhìn lên trời, bạn hãy kiểm chứng xem nó có sạch không.

3/ Đây cũng là cái sai trong cách nhìn của người Do Thái trong bài Tin Mừng: Họ luôn nhìn người khác bằng lăng kính sai lầm, cổ hữu, đầy thành kiến. Vì thế họ không chịu tin Đức Giêsu là Đấng cứu thế, là con Thiên Chúa.

4/ Mỗi người chúng ta đều mang hình ảnh của Cha mình, là Thiên Chúa đáng kính, đáng yêu. Tuy nhiên nếu ta chỉ nhìn người khác bằng con mắt trần tục, thành kiến và cổ hủ như những người Do Thái trên đây thì ta chẳng thấy được điều gì tốt lành ngoại trừ những sai lầm giống như họ.

5/ Thiên Chúa được sai xuống làm người. Ngài là ngôi hai Thiên Chúa, Chúa đến với con người qua những cái tầm thường nhất và cũng bất ngờ nhất / để nhận được ra Chúa bên trong những con người thấp hèn, đói khổ. Chúng ta cần phải vượt qua những cái nhìn gò bó, hẹp hòi và những ý tưởng sai lầm quen thuộc nhất của mình.

6/ Những người đồng hương ở Nazaret, có lẽ họ đã nghe đồn thổi về Đức Giêsu và họ càng ngạc nhiên hơn khi nghe Chúa phát biểu rất khôn ngoan trong hội đường của họ nhân một lần Chúa trở về thăm quê hương.

7/ Sự khôn ngoan của Ngài, họ đã chứng kiến tận mắt, và nghe những phép lạ Ngài đã thực hiện ở vài nơi. Những thành tích bất ngờ này đã gợi lên trong đầu họ những câu hỏi: Phải chăng Ngài là Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa đã gửi đến cho dân tộc?

8/ Họ bắt đầu tra cứu bằng sách vở một cách hết sức khôn ngoan, khoa học. Họ mở Kinh Thánh và thấy rằng: Đấng cứu tinh sẽ xuất hiện từ một nơi khác chứ không phải ở một nơi hẻo lánh nghèo nàn như Nazaret. Họ đã điều tra về nguồn gốc của Chúa Giêsu và thấy rằng: Mẹ Ngài, anh em Ngài, dòng họ Ngài, bà con của Ngài cũng đều là những con người nghèo hèn mà họ quá biết rõ.

9/ Với cách suy nghĩ và lý luận hết sức khoa học ấy/ những người đồng hương này đã khước từ Ngài.

10/ Chính nguồn gốc nghèo khổ, tầm thường của Chúa đã làm nên một cái màn chắn/ khiến cho những người đồng hương không thể tin nhận Chúa Giêsu là đấng Thiên sai .

11/ Con người vì yếu đức tin nên thường có cái nhìn gò bó hẹp hòi/ nên họ không thể nhận ra Ngài cho dù ngài vẫn đang hiện diện trong cuộc sống của họ .

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin để chúng con có thể nhận ra Chúa trong mọi người anh em, nhất là những kẻ thấp hèn, đói khổ, bệnh tật/ những kẻ bất hạnh và ngay cả những người thù ghét chúng con. Xin cho con một lòng một dạ yêu họ như Chúa yêu , cho dù họ có nhìn con dưới khía cạnh nào thì con vẫn cứ bình yên trong Chúa . Amen.

 

Thứ bảy, 05/08/2017

Đề tài: CHỨC QUYỀN ĐÈ BẸP LƯƠNG TÂM

Cung hiến Thánh đường Đức Maria

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 14,1-12)

1 Thời ấy, tiểu vương Hê-rô-đê nghe danh tiếng Đức Giê-su, 2 thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Đó chính là ông Gio-an Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ." 3 Số là vua Hê-rô-đê đã bắt trói ông Gio-an và tống ngục vì bà Hê-rô-đi-a, vợ ông Phi-líp-phê, anh của nhà vua. 4 Ông Gio-an có nói với vua: "Ngài không được phép lấy bà ấy." 5 Vua muốn giết ông Gio-an, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ. 6 Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hê-rô-đi-a đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. 7 Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. 8 Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: "Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả đặt trên mâm." 9 Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. 10 Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gio-an. 11 Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ. 12 Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo cho Đức Giê-su.

SUY NIỆM:

1/ Vua Herode và quan Philato đều biết Chúa Yusus vô tội / nhưng vì quyền lợi, chức quyền nên cả hai cùng để cho tiếng nói lương tâm phải chết, khiến cho Chúa Giêsu và Yoan Tẩy Giả phải chết theo.

2/ Việt Nam đứng vào hàng thứ nhì trên thế  giới về tội ác nạo phá thai. Một trong những nguyên nhân ấy là do chức quyền, danh lợi và sự ích kỷ của bản thân. Một người khổng lồ đi tàn sát một con kiến, một con người lại đi tàn sát một sinh vật chưa phát triển thành con người,nó không có chút khả năng tự vệ nào trong khi miệng họ vẫn không ngừng hô hào: Hãy đối xử nhân đạo với nhau ,hoan hô cái tốt ,hãy sống tốt với nhau .

3/ Vua Herode cho dù không muốn chém đầu Yoan Tẩy Giả, nhưng vì một chút danh dự hảo huyền, ông đã ra tay giết chết vị tiên tri. Sau này quan Philato vẫn tin rằng: Đức Giêsu vô tội, nhưng vì sợ dân Do Thái, sợ mất ghế mà ông đành lòng chấp nhận cho người ta đem Chúa Giêsu đóng đinh vào Thập Giá.

4/ Thánh Phaolo đã nói lên điều nghịch lý này: Điều tôi muốn thì tôi không làm, còn điều tôi không muốn, tôi lại làm.

5/ Nhiều khi người ta cũng vì chút lợi lộc, chút thú vui chóng qua hay chút danh vọng đê hèn mà chúng ta lại cả gan thực hiện những hành vi trái ngược với lời dạy của tin mừng/ và nhẫn tâm chà đạp lên giá trị đạo đức mà Chúa Giêsu vẫn dạy.

6/ Tin Mừng hôm nay ghi lại cái chết của Yoan Tiền Hô. Ông Herode này có tính ham của lạ và khoái nghe hùng biện, vì thế khi ông nghe đồn Yoan giảng rất hay/ cho nên ông mời Yoan đến thuyết trình trong triều, nhưng không phải để nghe giảng thuyết về chân lý mà chỉ là để thưởng thức tài hùng biện của Yoan.

7/ Thánh Yoan muốn chợp lấy cơ hội này để thức tỉnh lương tâm tội lỗi của Herode và Herodiade. Ngài phản đối nhà vua không được lấy vợ của anh mình. Herode phản ứng bằng việc ra lệnh tống giam ông vào ngục.

8/  Phần bà Herodiade thấy thế nhưng vẫn để bụng và không hài lòng/ vì bà cho Yoan là mối cản trở cho hành động sai trái của bà, cho nên bà tìm mọi cách để trả thù cho bằng được thì mới hả dạ.

9/ Dịp may đã đến vào ngày sinh nhật của vua Herode/ Ông mở tiệc mừng với đầy đủ sự có mặt của các bậc khanh tướng công hầu và các mệnh phụ phu nhân. Khi thực khách đã no say và không còn trò gì hứng thú nữa thì ông bày ra một cuộc khiêu vũ với màn trình diễn của một vũ nữ tên là Salome, con gái riêng của bà Herodiade. Herode đang ngà ngà say, lại bị kích thích bởi một vũ điệu ma quái hấp dẫn của nàng vũ nữ nên vua mới lè nhè rằng: Con muốn gì cứ nói, ta sẽ chấp nhận và ông còn thể rằng: Bất cứ điều gì con xin ta cũng cho, dù là một nửa vương quốc của ta. Salome ra ngoài hỏi mẹ, quá trúng ý mình nên Herodiade đã xúi con ra xin cái đầu của Yoan Tẩy Giả.

10/ Thế là Yoan Tiền Hô đã phải chết. Ngài đã bị chém đầu vì bảo vệ chân lý, bảo vệ luân thường đạo lý.

11/ Câu chuyện trên đây cho ta thấy số phận của các Ngôn Sứ. Nếu can đảm bênh vực những điều ngay chính thì thế nào cũng phải thiệt thân/ nhưng Chúa Giêsu lại nói: Phúc cho ai phải chịu đau khổ vì sự công chính.

12/ Phần chúng ta là giáo dân, chúng ta có dám chịu một chút hy sinh, thiệt thòi vì Chúa, noi theo gương của các Thánh tử đạo VN không?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn can đảm để con vác Thánh Giá hằng ngày mà theo Chúa đến cùng. Amen.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1726
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  3
 Hôm nay:  1884
 Hôm qua:  2176
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11402714
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top