Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 17 (TN A)

Thứ hai, 28/07/2014

Đề tài: Hạt cải và nhúm men (Mt 13,31-35)

1/ Khi sánh ví nước Trời với hình ảnh hạt cải và nhúm Men, Đức Yesus cho ta thấy một đặc tính của nước Trời: “Khởi sự trong khiêm tốn, nhỏ bé, nhưng sẽ thành tựu cách lớn lao, tốt đẹp”.

2/ Mỗi người khi chịu phép rửa tội, đều được mời gọi làm chứng cho sự hiện diện của nước Thiên Chúa, cho tha nhân bằng đời sống Đức tin qua lời nói và gương sáng.

3/ Việc rao giảng Tin Mừng có thể gặp khó khăn, thất bại trước mắt; nhưng hãy tin vào kết quả sau cùng. Sự phong phú mạnh mẽ của Nước Thiên Chúa sẽ vượt xa mọi khó khăn thất bại theo kiểu nhìn của con người.

4/ Qua sách Ngôn sứ Giêrêmia: 3 thúng bột khoảng 25kg; số lượng bánh làm ra đủ cung cấp cho 100 người ăn no. Dụ Ngôn “Men trong bột” nói lên sự tương phản giữa một số lượng nhỏ của Men và cho ra kết quả thật lớn.

5/ Ý Chúa Yesus muốn nói: Giáo hội của Ngài lúc đầu nhỏ bé nhưng sẽ nhanh chóng bành trướng phát triển sâu rộng. Giáo hội lúc đầu chỉ có một mình Chúa Yesus là Đấng sáng lập, qua bao nhiêu năm ẩn dật không ai biết tới, người nào biết thì lại khinh dể là con bác thợ mộc ở Nazaret.

6/ Họ hàng thân thuộc coi Ngài như người mất trí, Do Thái thì cho Ngài là tay sai của Bêldêbun. Đến khi Chúa chết, phục sinh và về Trời thì ngoài 12 Tông đồ, chỉ có một số ít người tin theo, tổng cộng chừng vài trăm người.

7/ Nhưng ngay sau ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngày đầu tiên Thánh Phêrô đã rửa tội cho 3.000 người; sau đó thêm được 5.000 người nữa, và cứ thế tăng dần lên đều đều.

8/ Tính đến năm 1950, số Tín hữu theo Chúa là 800 triệu người. Cho đến nay thì con số lên hơn 1,5 tỷ người (nếu tính cả chính thống giáo, công giáo tin lành và anh giáo). Nếu đem so với dân số Thế giới đã hơn 7 tỷ người, thì con số đó hãy còn quá ít, và Giáo hội Chúa vẫn là nhỏ bé, khiêm tốn để làm dấu chỉ cho nước Trời.

9/ Dụ Ngôn này làm bài học cho Tín hữu chúng ta: Chúng ta phải là Men để cảm hóa những người chung quanh. Tác động của Men là tác động âm thầm, êm ái, kín đáo chứ không như chất nổ C4.

10/ Chúng ta cũng tác động âm thầm như vậy, chúng ta không thể phát động phong trào rầm rộ; chủ yếu tác động của chúng ta là gián tiếp qua việc sống gương mẫu, gương sáng, minh chứng niềm tin sắt đá vào Thiên Chúa và sống bác ái yêu thương.

11/ Chúng ta trông cậy vào tác động của Chúa Thánh Thần qua lời cầu nguyện và lòng quảng đại hy sinh chia sẻ cơm áo. Đó cũng như là chút Men tốt để cảm hóa lòng con người. Chúng ta cũng nhớ rằng, công việc tốt sẽ có sức lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng.

12/ “Hữu xạ tự nhiên hương”: Có hương thơm ai cũng thích đến gần, chúng ta hãy cố gắng sống đúng như lời Chúa dạy.

Cầu nguyện: Hát bài truyền giáo: “Lạy Chúa xưa Chúa đã phán,….”

Thứ ba, 29/07/2014

Đề tài: Cầu nguyện và hoạt động (Lc 10,38-42)

1/ Chúa Yesus nói với Matta: “Matta ơi! Chị băn khoăn lo lắng về nhiều chuyện quá, chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi; Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy đi”.

2/ Tin Mừng cho ta thấy hai hình ảnh tương phản: Matta bận rộn tiếp khách qua việc phục vụ đồ ăn, thức uống. Ngược lại, Maria ngồi bên chân Chúa để nghe Người giảng dạy => Đó là hai khía cạnh trong đời sống Tông đồ của người Môn đệ.

3/ Thực tế trong cuộc sống, đương nhiên kiếp người là phải lệ thuộc vào việc ăn uống, gây ra biết bao phiền toái, thế nhưng không có lại không được. Ý Chúa muốn dạy ở đây là: Chúng ta đừng quá chú trọng đến việc ăn uống mà xao lãng đời sống cầu nguyện, hay ngược lại.

4/ Nếu chúng ta không bị quá lệ thuộc vào nhu cầu vật chất và chăm lo chuyên cần cầu nguyện đích thực thì chúng ta có thể phục vụ tha nhân bằng một tấm lòng yêu thương chân thật.

5/ Chỉ khi chúng ta tìm được thái độ dung hòa giữa hai nhu cầu này, chúng ta mới có thể đem niềm vui nước Trời đến cho nhân loại.

6/ Một chút tiểu sử về Thánh Matta: Ngài sống cùng thời với Chúa Yesus, là chị cả của Maria và Lazarô. Ngôi nhà Bêtamia của bà cách thủ đô Giêrusalem 3 cây số.

7/ Tin Mừng có nhắc đến bà 2 lần: Lần đầu bà tiếp rước Chúa và các Môn đệ tại nhà, bà lo tiếp đãi Chúa Yesus, trong khi Maria (em bà) chỉ ngồi tiếp chuyện với Chúa Yesus mà không chịu quan tâm phụ giúp bà. Lần thứ hai lúc Lazarô (em trai bà) chết, có Chúa Yesus đến cứu sống cậu em.

8/ Chúng ta hãy ghi nhớ gương sáng của bà, đó là tinh thần phục vụ, đặc biệt là phục vụ Chúa và các Môn đệ. Bà muốn rằng: “Những lúc Chúa và các Môn đệ mệt mỏi, thiếu thốn trên đường giảng dạy thì các Ngài hãy đến nhà bà để nghỉ ngơi và được bà bồi dưỡng chu đáo, không phải thiếu thốn gì”.

9/ Đời sống của bà nói lên tình bác ái Ki-tô giáo, là những việc thiên về thế gian, nên cũng thích hợp khi đem áp dụng bà trong tinh thần phục vụ anh em. Bởi khi chúng ta phục vụ anh em là chúng ta đang phục vụ cho chính Chúa.

10/ Nhiều người trong chúng ta thường phàn nàn: “Không có giờ, không có khả năng, không có phương tiện thì làm sao phục vụ”. Thật ra nếu chúng ta muốn thì có thiếu gì cách để phục vụ, chẳng qua đó chỉ là cái cớ để chúng ta khước từ mà thôi.

11/ Không có việc nào nhỏ mà lại không đáng làm, cũng không có việc nào nhỏ mà lại không có công phúc trước mặt Chúa. Chúa đã nói: “Cho dù bát nước lã”, chúng ta không thể giống nhau về khả năng, nhưng chúng ta giống nhau về sự cố gắng, thà không có tài mà cố gắng, còn hơn có tài mà không cố gắng. Tóm lại: “đừng lười biếng kẻo bị phạt nặng”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tinh thần hăng say phục vụ, phục vụ mọi người bằng bất cứ cách nào, miễn là đẹp lòng Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Thánh Matta chuyển cầu. Amen.

Thứ tư, 30/07/2014

Đề tài: Kho báu (Mt 13,44-46)

1/ Câu chuyện của Đức Hồng Y Cardjin, người sáng lập phong trào Thanh Sinh Công, kể lại câu chuyện đời mình: Cha tôi là một công nhân nghèo, khi tôi lên 13 tuổi. Một hôm tôi rón rén xuống nhà bếp, đến gần một bên cha tôi và rụt rè nói “Cha ơi, con có thể tiếp tục học không? Con muốn trở thành Linh mục”, nghe thế người ôm lấy tôi và nói: “Cha sẽ tiếp tục hy sinh để con được làm Linh mục, và người Cha đáng kính của tôi đã hy sinh đến cuối đời để cho tôi được sống trong ơn gọi Linh mục của mình.

2/ Người Ki-tô hữu hôm nay cũng đóng góp nhiều của cải để phát triển Giáo hội, họ dùng của cải trần gian để đánh đổi phần thưởng vĩnh cửu trên Trời. Đó cũng là tinh thần mà chính Yesus muốn các Môn đệ của Người phải thực hiện.

3/ Trở nên người Môn đệ, cũng chính là chọn Đức Yesus làm gia nghiệp và sẵn sàng đánh đổi tất cả để sống cho mình. Và vì Người, và chỉ ở nơi Người, chúng ta mới tìm được kho tàng quý giá nhất là sự sống vĩnh cửu. Thật đúng như Lời Chúa dạy: “Ta đến để cho chúng con được sống và sống dồi dào”.

4/ Bài Tin Mừng cho thấy thái độ khôn ngoan của ông nông dân và người lái buôn đá quý. Khi tìm được thứ quý giá, họ liền bán hết sản nghiệp để mua nó, vì họ biết rõ rằng: “Kho báu và viên ngọc đều đáng giá hơn mọi thứ tài sản mà họ đang có.

5/ Hai thứ quý giá mà Chúa Yesus đưa ra, tiêu biểu cho nước Trời, là thứ cao quý tột bậc mà không có thứ của cải nào sánh bằng. Mọi thứ khác khi đem so sánh đều bị lu mờ đi, và mọi giá trị khác đều phải nhường chỗ.

6/ Nước Trời là phần rỗi, là sự sống đời đời của chúng ta. Nó quý giá đến nỗi của cải thế gian không thể nào sánh bằng, đòi hỏi chúng ta phải tuyệt đối ưu tiên, phải sẵn sàng hy sinh để chiếm đoạt nó cho bằng được.

7/ Khi bước vào trần thế này, ai cũng muốn mở rộng đôi tay để chiếm lấy mọi sự. Thế nhưng khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta lại phải ra đi với hai bàn tay trắng, từ cát bụi chúng ta phải trở về với cát bụi. Chỉ có sự sống vĩnh cửu mới tồn tại muôn đời. Chính điều này khiến chúng ta phải lao nhọc tìm kiếm, phải hy sinh trọn vẹn để chiếm hữu nó.

8/ Chúng ta là kẻ phàm tục, luôn bị chi phối bởi những của ăn vật chất, vì đó là nhu cầu cần thiết. Nhưng có một điều quan trọng chúng ta không được quên đó là “Đời này là cõi tạm, nên hãy mau tìm ra ngay những thứ mang giá trị vĩnh cửu và mau đoạt lấy nó ngay kẻo muộn.

9/ Chúng ta hãy nhớ: Đời sống này là một dịp thuận tiện, mỗi ngày là một dịp may đang đi qua mau. Chúng ta luôn có đủ thời giờ, ý chí và tự do để lựa chọn, chiếm được nước trời hay không là do chính mình. Chúng ta hãy học thái độ khôn ngoan của 2 con người trong bài Tin Mừng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con theo Chúa luôn gặp phải những đòi hỏi nghịch lý của Tin Mừng. Nghèo là phúc, mất mát là lợi lộc, cho là nhận lãnh, chết là được sống. Xin Chúa ban cho chúng con ơn khôn ngoan trong việc lựa chọn. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

Thứ năm, 31/07/2014

Đề tài: Ngày phán xét (Mt 13,47-53)

47 "Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá.48 Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài.49 Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính,50 rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

51 "Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không? " Họ đáp: "Thưa hiểu."52 Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ."

Chia sẻ lời Chúa:

1/ Leonardo Da Vinci đã vẽ bức bữa tiệc ly mất bảy năm mới xong. Ông đã lặn lội tìm kiếm khắp nơi mới chọn được một chàng trai có gương mặt thân thiện để làm mẫu về Đức Yesus. Nhưng đến khi muốn vẽ gương mặt Yuda phản bội, ông cố đi tìm một con người có gương mặt hám lợi, đạo đức giả. Cuối cùng sau bao nhiêu năm tháng, ông cũng đã tìm được; nhưng thật bất ngờ, đó lại chính là người từng mà mẫu cho ông vẽ gương mặt Đức Yesus trước đó.

2/ Không ai biết được đời mình sau này sẽ ra sao? Dụ Ngôn trên đây dạy chúng ta phải biết kiên nhẫn với chính mình và tha nhân cho tới ngày Chúa đến, cần phải nhận ra sự bất toàn của mình để sẵn sàng đón nhận sự bất toàn của tha nhân.

3/ Người khôn ngoan là người biết dựa vào ân sủng của Chúa để thắng vượt được tội lỗi. Biết tìm kiếm Thiên Chúa và nương tựa vào Ngài để chiếm hữu được nước Trời.

4/ Dụ Ngôn lưới cá và cỏ lùng đều nói lên vấn đề kẻ tốt kẻ xấu sẽ phải sống chung với nhau. Nhưng ngày phán xét sẽ được phân biệt rõ ràng “Mỗi kẻ phải ở một nơi”.

5/ Những người đánh cá, sau khi kéo lưới vào bờ, họ thường ngồi để lựa cá tốt cá xấu, to nhỏ. Chúa Yesus cũng muốn dùng hình ảnh này để ám chỉ Giáo hội của Chúa, Giáo hội luôn có nhiều thành phần khác nhau, ai cũng có thể ở trong Giáo hội, không kỳ thị, phân biệt. Tuy nhiên sẽ đến ngày Chúa phân xử, lựa chọn kỹ càng; lúc đó Chúa sẽ quyết định.

6/ Chúa sẽ phân loại ra: Ai tốt, ai xấu, ai là con của Chúa, ai là con cái của ma quỉ, ai là thứ giả hình, giả mạo. Chúa Yesus còn nói rõ: “Các Thiên Thần sẽ tách biệt kẻ xấu ra khỏi người công chính, kẻ xấu sẽ bị ném vào lò lửa, còn người tốt sẽ chói sáng như mặt trời”.

7/ Dụ Ngôn lưới cá này nói lên 2 ý chính: Ở trần thế kẻ lành người dữ, kẻ tốt người xấu cùng chung sống với nhau. Thứ hai ngày tận thế kẻ dữ sẽ bị xử phạt nghiêm khắc và bị phạt; lúc ấy kẻ dữ người lành sẽ vĩnh viễn xa nhau.

8/ Dụ Ngôn này cũng nhằm minh chứng rằng: Nước Chúa Yesus thiết lập gồm có 2 chặng đường: Chặng trần thế và chặng tận thế. Lúc ở trần thế thì dành chung cho mọi người, mọi đời, mọi thời đại, mọi nơi cho đến tận thế. Đến ngày tận thế thì mọi sự sẽ được phận định rõ ràng. Đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ cho nghiêm túc.

9/ Đời này là tạm, đời sau mới vĩnh viễn; nhưng đời này có giá trị quyết định cho đời sau. Nghĩa là Thiên Chúa sẽ căn cứ vào những năm tháng chúng ta còn tại thế để mà thưởng phạt chúng ta. Vậy nên đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn tốt xấu, làm lành, lánh dữ, phải tỉnh thức để lập công.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con có được ơn khôn ngoan, không phải để cai trị kẻ khác, nhưng để biết lựa chọn và thực thi điều đẹp ý Chúa, để mai sau chúng con xứng đáng được Chúa ban thưởng nước Trời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.

Thứ sáu, 01/08/2014

Đề tài: Những người đồng hương (Mt 13,54-58)

54 Người về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: "Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?55 Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao?56 Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế? "57 Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giê-su bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi."58 Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.

Chia sẻ Lời Chúa:

1/ Đức Yesus về quê hương, giảng dạy như Đấng có uy quyền. Thế nhưng, dân chúng vì quá biết rõ về nguồn gốc của Người nên luôn tỏ ra nghi kỵ, chính vì lối nhìn thành kiến khiến cho họ vấp ngã và không tin vào Người.

2/ Những lối nhìn thành kiến luôn khiến chúng ta không nhận ra sự hiện diện của Chúa qua các dấu chỉ tầm thường của cuộc sống.

3/ Bài Tin Mừng kêu gọi chúng ta, nên nhìn lại chính mình và nên rà soát lại cách chúng ta nhìn tha nhân. Chúa Yesus muốn chúng ta luôn yêu thương, đón nhận và tha thứ chứ đừng nên xét đoán, kết án để loại trừ.

4/ Thiên Chúa đến với con người trong những cái tầm thường và bất ngờ nhất của cuộc sống. Để có thể nhận ra Chúa, con người phải vượt qua những cái nhìn hẹp hòi, gò bó trong những ý niệm hiểu biết quan thuộc của mình.

5/ Những người đồng hương có lẽ đã nghe đồn thổi về tiếng tăm của Chúa Yesus, và càng ngạc nhiên hơn khi nghe chính Chúa giảng dạy trong các hội đường của họ. Họ đã chứng kiến tận mắt những phép lạ Ngài đã làm ở nhiều nơi, và nhất là hôm nay chính tai họ đã nghe những lời khôn ngoan từ miệng Ngài giảng, đã gợi lên trong đầu họ một câu hỏi: “Phải chăng Ông này là Đấng cứu tinh mà Thiên Chúa đã gởi đến cho họ?”.

6/ Người ta bắt đầu tra cứu trong các sách Kinh Thánh và thấy rằng Đấng Cứu Thế phải xuất thân từ một nơi khác chứ không phải tại một làng nghèo nàn tăm tối như Nazaret. Họ lại điều tra về nguồn gốc của Chúa Yesus và thấy rằng cha mẹ anh em, dòng họ bà con của Ngài đều là những người nghèo mà họ biết quá rõ.

7/ Với cách suy nghĩ và lý luận rất khoa học ấy, đám người đồng hương của Chúa Yesus đã khước từ Ngài. Nguồn gốc nghèo hèn tối tăm của Ngài như một lá chắn khiến cho những người Nazaret không thể tin nhân Chúa Yesus.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban thêm Đức tin cho chúng con để chúng con có thể nhận ra Chúa ở bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống; xin giúp chúng con biết đón nhận Chúa trong những người an hem, nhất là trong những người nghèo hèn, bất hạnh, và cả những người thù ghét chúng con. Amen.

Thứ bảy, 02/08/2014

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu (Mt 14,1-12)

Đề tài: Cái chết của Yoan Tiên Hô

1 Khi ấy, tiểu vương Hê-rô-đê nghe danh tiếng Đức Giê-su, 2 thì nói với những kẻ hầu cận rằng : “Đó chính là ông Gio-an Tẩy Giả ; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.”

3 Số là vua Hê-rô-đê đã bắt ông Gio-an, xiềng ông lại, và tống ngục vì chuyện bà Hê-rô-đi-a, vợ ông Phi-líp-phê, anh của nhà vua. 4 Ông Gio-an có nói với vua : “Ngài không được phép lấy bà ấy.” 5 Vua muốn giết ông Gio-an, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ. 6 Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hê-rô-đi-a đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. 7 Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. 8 Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng : “Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả đặt trên mâm.” 9 Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. 10 Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gio-an. 11 Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ. 12 Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo cho Đức Giê-su.

Chia sẻ Lời Chúa:

1/ Tin Mừng thuật lại cuộc chạm trán giữa Yoan Tẩy Giả và Vua Herodê, một ông vua hám danh hám lợi. Cái chết của Yoan là một thất bại dưới sức mạnh của sự dữ, nhưng ông lại trở nên chứng nhân cho sức mạnh của Thiên Chúa.

2/ Cái chết của Yoan không gây nên một nỗi sợ hãi theo lẽ thường tình, nhưng đã cho thấy sức mạnh của người Môn đệ, sẵn sàng chết cho thế gian để chỉ sống cho Thiên Chúa, sẵn sàng để từ bỏ mọi sự để sống cho Thiên Chúa.

3/ Con đường theo Chúa là con đường Thập giá, con đường từ bỏ, là con đường hẹp khi phải đi theo Tin Mừng. Đó là con đường hy sinh, đau khổ, con đường này tuy ít ai đi nhưng là con đường bảo đảm cho sự sống đích thực đời sau.

4/ Câu chuyện về Vua Herodê: Vua Herodê có 8 người con, trong đó có 3 con trai cùng có tên Herodê. Ông Herodê anh đã lấy bà vợ là Hêrodia. Người em là Herodê Antipas hiện là vua Do Thái lúc đó, lấy Công Chúa con của vua Arêta, vương quốc Ả Rập; trong một chuyến đi Roma, ông ghé thăm anh mình là Herodê Philippe, nhà vua em lại say mê sắc đẹp của Hêrodia (người chị dâu). Hai người yêu nhau và muốn kết hôn với nhau, vì thế ông đã bỏ vợ và tiến tới hành động phi pháp là cưới Hêrodia, rồi đem về trong cung điện của mình.

5/ Herodê em là người có tính ham thích của lạ và khoái nghe hùng biện. Vì thế khi nghe đồn Yoan giảng dạy rất hay nên ông đã cho mời Yoan đến thuyết trình trong Triều, nhưng không phải để nghe diễn thuyết về chân lý, mà chỉ để thưởng thức tài hùng biện của Yoan.

6/ Thánh Yoan liền chộp lấy cơ hội này để thức tỉnh lương tâm tội lỗi của vua Herodê và Hêrodia. Ngài kịch liệt khuyến cáo nhà vua không được phép cưới vợ của anh mình. Herodê Antipas đã giật mình và phản công lại bằng cách tống giam Yoan vào ngục. Phần bà Hêrodia thì vẫn chưa hài lòng, vì Yoan luôn là mối cản trở hành động sai trái của bà, nên bà tìm mọi cách để giết cho được Yoan mới thôi.

7/ Câu chuyện tử đạo của Thánh Yoan Tiền Hô cho ta thấy số phận của các Ngôn sứ, vì đã can đảm đứng ra bênh vực điều ngay chính mà phải chịu thiệt thân.

8/ Đây cũng là điều nhắc nhở chúng ta: Vì Chúa, vì Giáo hội, vì điều công chính => Chúng ta sẵn sàng chấp nhận điều thiệt thòi hay đau khổ, để rồi Thiên Chúa sẽ đền bù lại cho chúng ta.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chuyên tâm giữ luật Chúa, sống đúng ý Chúa bằng cách tránh xa các dịp tội và không bao giờ thỏa hiệp với những con người tội lỗi, cho dù sự ngay thẳng ấy sẽ làm chúng con thiệt thân. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

  


Trở lại      In      Số lần xem: 2021
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  1339
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11404155
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top