Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 2 Giáng Sinh A.2017 (Giuse Luca)

Chia sẻ Lời Chúa hằng ngày

Thứ 2 -> Thứ 7 / Tuần 2 Giáng Sinh A (02.01 -> 07.01/2017)

 

Thứ hai, 02/01/2017

Đề tài: TƯ CÁCH CỦA KẺ DỌN ĐƯỜNG

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan (Ga 1,19-28)

19 Và đây là lời chứng của ông Gio-an, khi người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: "Ông là ai? " 20 Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: "Tôi không phải là Đấng Ki-tô." 21 Họ lại hỏi ông: "Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không? " Ông nói: "Không phải." - "Ông có phải là vị ngôn sứ chăng? " Ông đáp: "Không." 22 Họ liền nói với ông: "Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông? "

23 Ông nói: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói. 24 Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu. 25 Họ hỏi ông: "Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ? " 26 Ông Gio-an trả lời: "Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. 27 Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người."

28 Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép rửa.

SUY NIỆM:

1/ Người ta bàn tán, nhận định về một Cha xứ là người keo kiệt ,tiện tặn, khó tính, chỉ thích đi xe cà tàng, ăn mặc lại giản đơn. Phần Cha xứ già, Cha đón nhận những lời bình phẩm ấy với thái độ hiền hòa, nhẫn nại, không tranh chấp, đôi co.

2/ Cha trung thành với bổn phận chủ chăn qua việc chăm lo cho con Chiên trong Xứ. Trước khi về nhà hưu dưỡng, Cha để lại tất cả số tiền dành dụm cho Cha xứ mới, là 4kg vàng để Cha xứ mới xây nhà thờ cho Giáo dân.

3/ Sứ mạng của Yoan Tẩy Giả là kêu gọi dân chúng sám hối, chuẩn bị tâm hồn, lãnh nhận phép rửa để đón Chúa Cứu Thế. Yoan ý thức mình chỉ là tiếng kêu chứ không phải là lời Thiên Chúa, chỉ là đầy tớ, là nô lệ bất xứng, không đáng cho chủ sai đi cởi quai dép cho khách.

4/ Bằng tấm lòng nhiệt thành, Yoan đã chu toàn bổn phận dẫn người ta đến với Chúa. Và khi Chúa Cứu Thế đến, Yoan đã hoàn thành sứ mạng của mình, tự rút mình vào quên lãng, để chỉ còn có một mình Chúa cho người ta trân trọng, đón nhận.

5/ Theo gương của vị Yoan Tiền Hô, Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy sống khiêm hạ như Yoan và chu toàn bổn phận giới thiệu Chúa cho người khác qua đời sống gương sáng của mình.

6/ Qua nhiều năm sống âm thầm ẩn dật trong hoang địa, Yoan đã xuất hiện để công khai thi hành Sứ mạng Tiền Hô, ông rao giảng và làm phép rửa. Lời rao giảng của ông luôn lập đi lập lại: “Hãy ăn năn, hãy sám hối”.

7/ Lời rao giảng và cách sống của ông đã làm rúng động mọi tầng lớp, mọi hạng người. Ai cũng chạy đến để xin ông dạy bảo, ai nghe lời ông thì đến chịu phép rửa của ông tại sông Yođan.

8/ Chính vì thế ông mới có biệt danh là “Yoan Tẩy Giả”. Đời sống của ông và lời rao giảng của ông đã có ảnh hưởng sâu đậm, khiến cho mọi người đều muốn làm theo những điều ông dạy bảo. Chính vì thế nên các nhà lãnh đạo đã thắc mắc: “Ông là ai ?”.

9/ Điều mà mọi người quan tâm đến phép rửa của ông, chính là: Không làm theo nghi thức quen thuộc là tự ai nấy rửa cho mình. Ông không chỉ rửa cho người ngoại, mà ngay cả người Do Thái cũng chịu phép rửa bởi ông, nhất là vì phép rửa của ông có liên quan đến nước trời và miệng ông luôn công bố: “Nước trời đã đến gần”.

10/ Họ đã điều tra xem ông có phải là Đấng Messia, có phải là Elia, hay một Ngôn sứ nào không? Họ nhận được câu trả lời là: “Hoàn toàn không phải”.

11/ Họ đã yêu cầu ông nói về mình, thì ông chỉ nói: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa, hãy san phẳng lối cho Chúa đi ”.

12/ Họ lại hỏi, nếu ông không là Đấng Messia thì tại sao ông lại làm phép rửa ? Ông không chối nhưng lại nói cho họ biết: “Ông chỉ là kẻ dọn đường!”. Ông chỉ làm phép rửa tượng trưng bằng nước, và là phép rửa tạm thời, để chuẩn bị cho phép rửa của Đấng Messia, Ngài đang ở rất gần, ông đang chuẩn bị giúp người ta sám hối, sửa soạn cho họ nhận ơn tha tội.

13/ Ông lại nhấn mạnh: “Tôi chỉ là tôi tớ của Đấng Messia, không đáng xách dép, cởi giày cho Ngài, chính Đấng ấy mới làm phép rửa, mới phán xét mọi người”.

14/ Sứ mạng của Yoan Tiền Hô là đi trước: mở đường, hô hào mọi người chuẩn bị sẵn sàng mọi sự cho tốt đẹp, để đón tiếp Chúa. Rõ ràng Yoan giới thiệu về Chúa, chính Chúa Yesus mới là Đấng Messia, là Đấng Ki-tô.

15/ Thánh Yoan Tẩy Giả lãnh nhận Sứ mạng Thiên Chúa trao, trong khung cảnh lịch sử của thời đại ông. Ông đã làm tròn sứ mạng là chuẩn bị cho Chúa Cứu Thế đến.

16/ Chúng ta là Kitô hữu, chúng ta cũng có sứ mạng làm kẻ dọn đường cho mọi người được đến gặp Chúa, gặp Đấng Kitô, bằng chính đời sống gương sáng của mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết phục vụ anh em bằng thái độ khiêm hạ, tận tình. Để cho anh em con có thể đến và gặp được Chúa, hầu lãnh nhận ơn cứu độ. Amen.**R

 

Thứ ba, 03/01/2017

Đề tài: NGƯỜI CÓ THÁNH THẦN HIỆN DIỆN

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 1, 29-34)

29  Khi ông Yoan thấy Đức Yesus tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. 30  Chính Người là Đấng tôi đã nói khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. 31  Tôi đã không biết Người, nhưng tôi đến làm phép rửa trong nước để Người được tỏ ra cho dân Israel.” 32  Ông Yoan còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. 33  Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” 34  “Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”

SUY NIỆM:

1/ Để biết ai là đội trưởng của một đội bóng đá, ta hãy nhìn vào cánh tay đeo băng, có chữ C (Captain) quanh cánh tay, người đó chính là đội trưởng.

2/ Kinh Thánh cho biết: Những vị có thần khí Chúa trong lòng như Moisen, Elia, Josue là những người được Mạc Khải những huấn lệnh của Thiên Chúa. Vì vậy Chúa muốn mọi người phải nghe lời chỉ dẫn của các Ngài.

3/ Hôm nay Thánh Gioan TG được Mạc Khải rằng: Khi thấy thần khí Chúa ngự trên người nào thì Đấng ấy là Đấng đến từ Thiên Chúa, Ngài là Đấng Messia. Hôm nay khi làm phép rửa xong, ông thấy thần khí Chúa ngự trên Đức Giêsu, như thế mọi người cũng phải nghe lời Đức Giêsu giảng dạy.

4/ Hôm nay Chúa Giêsu cũng đến sông Yođan như mọi người. Chúa đề nghị Gioan làm phép rửa cho Chúa , khi vừa thanh tẩy xong thì ông thấy thần khí Thiên Chúa đậu trên Đức Giêsu. Vậy nên ông hiểu Ngài là Đức Kitô. Nhân dịp này, ông đã chỉ vào Đức Giêsu và tuyên bố với mọi người rằng: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian.

5/ Hôm nay Gioan đã chính thức thi hành sứ mạng tiền hô khi ông chỉ cho mọi người thấy: Đức Kitô là con Thiên Chúa đã xuất hiện giữa mọi người bằng hình hài Đức Giêsu. Chúa đến để cứu chuộc nhân loại.

6/ Khi Gioan nói về Chúa Giêsu: “Đây Chiên Thiên Chúa…”. Ông có ý nói cho mọi người biết Chúa Giêsu đang phải làm một người chịu tội thay, như hình ảnh một con vật chịu sát tế.

7/ Chiên là con vật hiền lành đã đổ máu ra để chuộc tội cho dân Do Thái. Từ khi họ bị lưu đày sang Ai Cập, rồi từ thời Moisen, đó là con vật hy sinh, đây là lễ vật thời giao ước. Đây là hình ảnh chiên vượt qua mà Thiên Chúa đã giải thoát dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, từ đó hình ảnh chiên vượt qua mang biểu tượng cho con vật cứu độ của cả dân tộc.

8/ Hôm nay hình ảnh Chúa Giêsu cũng chính là chiên vượt qua, là con vật đáng thương. Con chiên đó chính là Đấng Cứu Thế, Đấng Messia mà mọi người luôn mong đợi. Hôm nay Chúa Giêsu xuất hiện để thực thi sứ mạng cứu chuộc mọi người.

9/ Bài Tin Mừng hôm nay nhắc chúng ta nhớ rằng: Gioan ý thức sứ mạng của mình nên đã nhiệt tâm hoàn thành sứ mạng đó và đã chỉ cho mọi người thấy Đức Kitô.

10/ Chúng ta là Kitô hữu, chúng ta cũng có sứ mạng làm Tông đồ rao giảng và giới thiệu Chúa cho người khác. Đời sống người Kitô hữu là một lời mời gọi mọi người đến với Chúa, chúng ta có thể mời gọi, cũng có thể xua đuổi, tất cả đều tùy thuộc vào cách chúng ta sống.

11/ Chúng ta cần phải sẵn sàng đối thoại trong kiên nhẫn cho dù gặp bao gian lao,/ hãy  chỉ cho mọi người thấy một tia sáng ở cuối đường hầm, giúp cho mọi người có được chút nghị lực để họ sống và an vui tìm về với Chúa , nhờ vào cách sống tích cực của chúng ta.

12/ Muốn cho người khác biết Chúa: Chúng ta hãy nói lời chân thật, không viễn vông dối trá, chúng ta hãy trở nên hạt giống tốt, để khi ai đó đón nhận, thì họ cũng có được sự tin tưởng và hy vọng. Xin cho con trở nên một Tiền hô của Chúa như Gioan.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe và thực thi lời Chúa truyền dạy, để con cũng trở nên Tiền hô đắc lực của Chúa. Amen.----**R

 

Thứ tư, 04/01/2017

Đề tài: GIỚI THIỆU CHÚA CHO NGƯỜI KHÁC

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (Ga 1,35-42)

35 Hôm ấy, ông Gio-an đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. 36 Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa.” 37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. 38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế ?” Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu ? 39 Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.

40 Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. 41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). 42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).

SUY NIỆM:

1/ Ơn gọi của mỗi Kitô hữu chính là làm vinh danh Chúa, và sinh ích lợi cho anh em khác.

2/ Hôm nay bài Tin Mừng tường thuật lại câu chuyện Gioan thới thiệu Chúa cho các Môn Đệ của mình “Đây là Chiên Thiên Chúa”, để các ông biết Chúa và đi theo Ngài.

3/ Điều này mới nghe qua, chúng ta thấy nó có chút mâu thuẫn, nhưng đều nói lên rõ nét về con người của Gioan. Ông muốn cho mọi người biết Chúa, để họ bỏ ông mà đi theo Chúa. Ông giới thiệu Chúa cho các Môn Đệ, để họ cũng bỏ ông mà đi theo Chúa. Sau cùng ông vui mừng vì tất cả mọi người đều đi theo Chúa, và ông đã vui mừng khi thốt lên rằng: Ngài phải lớn lên, còn tôi phải bé đi. Ông quả thật rất khiêm nhường.

4/ Gioan đã nhiệt tình giới thiệu Chúa: Đây là Chiên Thiên Chúa. Có lẽ dân chúng khi nghe Gioan nói thế thì họ chưa hiểu, nhưng nếu suy cho kỹ thì Chiên Thiên Chúa chính là Đấng gánh tội thay cho dân chúng.

5/ Bên cạnh đó, Gioan còn  giới thiệu để dân chúng và các Môn Đệ của ông đi theo Chúa, để họ sẽ có được hạnh phúc vĩnh cửu. Điều này chứng tỏ rằng: ông có tâm hồn thật rộng lượng và ông đã chứng tỏ lòng mình yêu Chúa thật.

6/ Ông An-rê đã nói cho Phê-rô biết: Ông đã gặp Đấng Messia. Vậy tiếng “Messia” có nghĩa là Đấng được xức dầu, chữ này đã trở thành tên riêng của Đức Giêsu, Ngài chính là niềm hy vọng của dân Do Thái, nhưng chỉ có danh hiệu Đức Kitô trong Tân Ước mới diễn tả được hết ý nghĩa của Chúa Giêsu.

7/ Chúng ta nhiều lần đọc thấy trong Tin Mừng: Người ta tuyên xưng Chúa là Đấng Messia, dân chúng đã ngạc nhiên về sự thánh thiện và quyền năng của Chúa Giêsu nên họ đã hỏi: “Ngài có phải là Đấng Messia không ? Anrê cũng đã nói với Phê-rô: “Tôi đã gặp Đấng Messia”. Nhưng khi Phê-rô tuyên xưng thì ông nói “Thầy là Đấng Kitô”.

8/ Chúa Giêsu muốn cho mọi người hiểu thế nào về Đấng Messia ? Chúa Giêsu không tự phong mà Ngài còn nghiêm cấm mọi người không được tỏ lộ danh tánh của Ngài, nhất là khi đứng trước tòa án Philato. Chúa không chối bỏ, nhưng Chúa muốn cắt nghĩa theo một chiều hướng khác, có nghĩa là Chúa không muốn ai đó hiểu chữ “Messia” theo nghĩa trần thế, là giải phóng Do Thái khỏi ách nô lệ của Roma. Mà Chúa chỉ muốn nói rằng: Ngài giải phóng con người khỏi ách tội lỗi và lập vương quyền thiêng liêng nơi tâm hồn con người.

9/ Thánh Phaolo muốn diễn tả sự vinh quang của Chúa Kitô vượt hẳn thứ vinh quang trần thế, vì Ngài chính là Thiên Chúa. Vì thế nên chữ “Kitô” không còn là một tước hiệu giữa muôn ngàn tước hiệu khác, nhưng nó đã trở thành tên riêng của Chúa. Vì thế tất cả những ai theo Chúa đều được mang danh là Kitô hữu, và việc mang tên này đã nối kết Đức Giêsu với niềm tin nơi mỗi người chúng ta.

10/ Ngày nay cho dù Chúa Giêsu đã về trời, nhưng chúng ta vẫn có rất nhiều dịp để tiếp xúc, gặp gỡ Ngài. Chúng ta có thể gặp Chúa qua Kinh Thánh, qua bí tích Thánh Thể, qua tha nhân nghèo khổ, bệnh tật. Chúa Kitô là đích điểm mà chúng ta phải hướng tới, Đấng mà mọi người cần phải biết, cần phải tin để được sống.

11/ Anrê và Gioan khi biết Chúa Giêsu, họ đã đi theo Chúa. Gioan Tẩy Giả vui mừng khi thấy các học trò của mình đi theo Chúa, Anrê đã dẫn Phê-rô đến gặp Chúa.

12/ Chúng ta cũng hãy dẫn nhiều người đến với Chúa. Nhưng dẫn họ bằng cách nào ? => Bằng sự tín nhiệm, bằng gương sáng, bằng lòng tin. Tin nhau qua lời nói của người khác, để chúng ta tin và đi theo Chúa. Ta hãy nghe rao giảng, rồi ta cũng đi rao giảng cho người chung quanh bằng đời sống đức tin đích thực của mình .

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con nhiệt tâm giới thiệu Chúa cho người khác. Amen.---**R

 

Thứ năm, 05/01/2017

Đề tài: NGỌC ẨN MÌNH TRONG ĐÁ

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gioan (Ga 1,43-51)

43 Hôm sau, Đức Giê-su quyết định đi tới miền Ga-li-lê. Người gặp ông Phi-líp-phê và nói: "Anh hãy theo tôi."44 Ông Phi-líp-phê là người Bết-xai-đa, cùng quê với các ông An-rê và Phê-rô.

45 Ông Phi-líp-phê gặp ông Na-tha-na-en và nói: "Đấng mà sách Luật Mô-sê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giê-su, con ông Giu-se, người Na-da-rét."46 Ông Na-tha-na-en liền bảo: "Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được? " Ông Phi-líp-phê trả lời: "Cứ đến mà xem! "47 Đức Giê-su thấy ông Na-tha-na-en tiến về phía mình, liền nói về ông rằng: "Đây đích thật là một người Ít-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối."48 Ông Na-tha-na-en hỏi Người: "Làm sao Ngài lại biết tôi? " Đức Giê-su trả lời: "Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi."49 Ông Na-tha-na-en nói: "Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en! "50 Đức Giê-su đáp: "Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa."51 Người lại nói: "Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người."

 

SUY NIỆM:

1/ Dưới con mắt người thế gian, thì vẻ bề ngoài thật quan trọng: Người giàu có sang trọng, thành đạt đeo nhẫn kim cương, dây chuyền vàng, áo quần toàn hàng hiệu. Càng sang giàu thì càng được kính trọng.

2/ Nhưng Thiên Chúa là Đấng quyền năng, Ngài thấu suốt mọi sự nên những thứ nằm sâu trong tâm can con người, Chúa đều thấy rõ. Và Chúa đã đánh giá chúng con bằng vẻ đẹp bên trong tâm hồn của mỗi người. Đây mới chính là thứ quý giá và quan trọng nhất đối với Chúa.

3/ Đức Giêsu là con Thiên Chúa, nên Ngài đầy quyền năng. Chúa có khả năng nhìn thấy mọi điều bí ẩn nơi tâm hồn của Nathana-en, và Chúa nhận ra ông có một tâm hồn ngay chính, lương thiện. Chúa khen ông là con người ngay thẳng, không có chút nào gian dối.

4/ Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu kêu gọi hai Môn Đệ là Philipphê và Nathana-en (Batôlômê-ô). Trên đường về Galilê, Chúa Giêsu đã gặp Philipphê, có lẽ ông này được Phê-rô và An-rê tuyên truyền về Đức Kitô nên khi gặp Chúa, Chúa chỉ nói mỗi một câu: “Anh hãy theo tôi!”, là ông đi theo Chúa liền. Sau đó ông lại đi chiêu mộ cho Chúa người khác, đó là Nathana-en.

5/ Như vậy các Tông Đồ được kêu gọi đầu tiên, đã nêu gương cho chúng ta: Khi người thứ nhất được Chúa gọi thì ông này liền đi loan báo cho người thứ hai, người thứ hai loan báo cho người thứ ba. Phê-rô chiêu mộ An-rê, hai ông này chiêu mộ Philipphê, Philipphê chiêu mộ Nathana-en. Vậy ta cùng tìm hiểu xem thái độ Nathana-en sau đó như thế nào ?

6/ Nathana-en là người Cana, cách làng Nazaret chừng 8,9 cây số. Những người ở các làng lân cận nhau thường có thói quen ganh đua, chèn ép nhau. Nathana-en cũng như thế, ông không hề có cảm tình tốt đối với dân làng Nazaret (là một xóm nhỏ bé, không có chút danh tiếng nào). Vì thế khi nghe Philipphê giới thiệu về Chúa Giêsu là một cư dân Nazaret nên ông nói ngay: “Từ Nazaret làm sao có cái gì hay được”, thì Philipphê nói ngay: “Thì cứ đến mà xem thử”.

7/ Nathana-en nghe lời đề nghị nên đến gặp Chúa Giêsu. Vừa thấy ông, Chúa Giêsu liền khen: Đây là một con người Israel, lòng dạ không hề có chút gian dối. Nhưng Nathana-en vẫn giữ vững lập trường thành kiến, nên ông đanh đá đáp “Làm sao Ngài lại biết tôi ?”. Lúc này Chúa phải dùng đến phép lạ, khi cho ông biết: “Trước phi Philipphê gọi  anh, lúc anh đang ở dưới gốc cây vả, thì tôi đã thấy anh rồi”. Điều này có lẻ phù hợp với lúc nào đó, ông đang ở dưới gốc cây vả và cầu xin cho được gặp Đấng Thiên Sai, và Thiên Chúa đã hứa cho ông như vậy. Câu nói của Chúa lúc này đã khiến ông sửng sốt nên ông liền thốt lên: “Thưa thầy, chính Thầy là con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel”.

8/ Sau đó, Chúa đã cho ông biết, ông sẽ còn thấy nhiều điều lạ lùng hơn nữa. Nghĩa là ông sẽ thấy rõ Ngài là con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai, là vua cả trời đất, mọi vật đều ở dưới bàn tay uy quyền của Chúa.

9/ Chúa Giêsu muốn chúng con rút ra một bài học thật hữu ích từ câu chuyện của Nathana-en hôm nay: Thành kiến sai lầm với ai đó là rất nguy hại, thành kiến sai sẽ đưa ta đến sự nghi ngờ, có thể đưa ta đến một kết luận sai lầm, thiếu suy nghĩ, lý luận lệch lạc, nó để lại trong chúng ta những ấn tượng đáng buồn. Vì thế trước khi muốn xét đoán ai, hãy tìm hiểu thật kỹ, phải thu thập tin tức chính xác. Đó là cách hành xử đúng mực của một người công chính, có lương tri, có trách nhiệm.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin gìn giữ linh hồn con luôn sáng suốt, ngay chính và trong sạch, để con xứng đáng là những Môn Đệ của Chúa. Amen.**R

 

Thứ sáu, 06/01/2017

Đề tài: LỜI CHỨNG DÀNH CHO ĐẤNG THIÊN SAI

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Marco (Mc 1,7-11)

7 Khi ấy, ông Gio-an rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. 8 Tôi thì tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần.”

9 Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. 10 Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Người. 11 Lại có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.”

SUY NIỆM:

1/ Chúng ta có thể phân biệt hai sản phẩm có hai xuất xứ khác nhau. Ví dụ: Một món hàng do Nhật sản xuất, một món do Trung Quốc sản xuất => Hai thứ có giá cả khác nhau, chất lượng cũng khác nhau, độ bền cũng khác nhau.

2/ Phép rửa của Gioan Tẩy Giả là do con người, còn phép rửa của Chúa Giêsu là do bởi Thiên Chúa. Nhìn bề ngoài thì giống nhau, nhưng hiệu quả thì khác nhau hoàn toàn, phép rửa của Gioan chỉ là hình thức sám hối, còn phép rửa của Chúa Gie-su là để tha tội.

3/ Phép rửa của  Gioan chỉ là hình thức hoán cải, còn phép rửa của Chúa Giêsu là phép rửa của Chúa Thánh Thần.

4/ Phép rửa của Chúa Giêsu: người Kitô hữu được tháp nhập vào thân thể Mầu Nhiệm của Thiên Chúa, tham dự vào cuộc tử nạn và phục sinh của Người, được tha thứ tội nguyên tổ, được ơn tái sinh và trở nên con cái Thiên Chúa. Vì thế phép rửa của Chúa Giêsu có giá trị vượt trội.

5/ Thánh Gioan định nghĩa: Thiên Chúa là tình yêu, nhưng chúng ta không hiểu được điều đó, vì thế Thánh Gioan giải thích: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để chúng ta nhờ Ngài mà được sống.

6/ Chính Chúa Giêsu cũng khẳng định điều này. Không có tình yêu nào lớn lơn là người đã thí mạng sống mình vì bạn hữu, bằng chứng là Chúa Giêsu yêu chúng ta nên Ngài đã chết vì chúng ta.

7/ Vậy Chúa Cha yêu chúng ta như thế nào?  Bằng chứng hiển nhiên là Chúa Cha đã sai chính người Con Một xuống thế làm người, chịu chết vì chúng ta. Đúng như lời Thánh Phao-lô nói: Thiên Chúa đã không dung tha cho chính con của Ngài, nhưng đã phó nộp Ngài vì chúng ta hết thảy. Làm sao Ngài lại không ban muôn hồng ân cho chúng ta để chúng ta được hạnh phúc với Ngài.

8/ Vì sao Chúa Giêsu Giáng Sinh ? Thánh Augustino giải thích rằng: Chúa Giêsu Giáng sinh là để cho chúng ta thấu hiểu lòng Chúa yêu thương chúng ta dường nào.

9/ Thánh Benado cũng xác nhận: Tôi tin chắc lý do cốt yếu của Đấng vô hình đã muốn hiện hữu trong thân xác hữu hình của chúng ta và sinh hoạt như loài người. Mục đích là để chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với loài người.

10/ Như thế chúng ta có thể hiểu rằng: Thiên Chúa nhập thể, là Thiên Chúa giáng sinh cũng có hồn xác như chúng ta. Ngài muốn san sẻ sự hiểu biết cho chúng ta về tình yêu, là để chúng ta cùng chung hưởng niềm hạnh phúc cũng như chịu đựng những đau thương, những yếu hèn của chúng ta. Nói tóm lại: Chúa Giêsu giáng trần vì yêu chúng ta, cốt yếu Ngài đem Tin Mừng cho chúng ta.

11/ Nếu Thiên Chúa không yêu chúng ta trước, thì liệu chúng ta có yêu mến Ngài không ? Đương nhiên là có! Nhưng vì Ngài yêu chúng ta trước cho nên chúng ta cần mau mắn đáp lại tình yêu của Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng vì thương ban cho chúng con biết bao ơn lành. Xin giúp con luôn đáp lại ân tình của Chúa bằng tấm lòng của người con thảo. Amen.---**R

 

Thứ bảy, 07/01/2017

Đề tài:  RƯỢU TÌNH KHÔNG ĐỦ UỐNG

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (Ga 2, 1-11)

1  Hôm ấy, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. 2  Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. 3  Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi”. 4  Đức Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi?  Giờ của tôi chưa đến”. 5  Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.

6  Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do Thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. 7  Đức Giêsu bảo họ: “Các anh hãy đổ đầy nước vào chum đi!” Và họ đổ đầy tới miệng. 8  Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc”. Họ liền đem cho ông. 9  Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại 10  và nói: “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ”. 11  Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.

 SUY NIỆM:

1/Khách mời quan trọng nhất trong đám cưới của chúng ta là ai ? Trong các đám cưới của chúng ta / Chúa Giêsu phải là một thành viên thân thuộc nhất của gia đình chúng ta / Ngài luôn sẵn sàng giúp đỡ / Ngài đang chờ đợi chúng ta chạy đến xin Ngài / giống như Đức Maria đã làm tại Cana.

2/Chúng ta cần phải nhờ cậy ai ? Tốt nhất là ta hãy cầu xin mọi việc qua Đức Maria tất cả những gì chúng ta cần trong đời sống hôn nhân / trong gia đình của chúng ta / Như thế sẽ không có thứ gì thiếu nữa.

3/Giáo dân Châu Âu có một phong tục như thế nào? Họ tâm niệm như thế này: a) Nếu bạn đi du lịch bằng đường bộ, hãy đọc 1 kinh Kính Mừng / b) Nếu bạn đi du lịch bằng đường biển, hãy đọc 2 kinh Kính mừng / c) Nếu bạn đi cưới vợ lấy chồng, hãy đọc 100 kinh Kính Mừng.

4/Tại sao như thế? Bởi vì đời sống hôn nhân gia đình đâu phải chỉ là một chuyến du lịch / mà là một cuộc hành trình dài đến mãn đời / Không có sự hiện diện của Chúa, không có Đức Mẹ / thì vợ chồng khó lòng trung thành với nhau cho trọn vẹn tình nghĩa thủy chung được / nhất là khi rượu nồng tình yêu đã hết.

5/Nhân loại đã làm đám cưới với ai ? Thiên Chúa Nhập Thể đã làm đám cưới với nhân loại / Vì yêu thương nhân loại / để nhân loại bắt tay nhau / Động cơ của hiệp nhất cũng như đầu mối của hạnh phúc lứa đôi là tình yêu thương / Tình yêu thương là sự tự nhiên nhất của loài người => là chuyện bình thường // giận ghét, thù oán, chia rẻ, phân ly là tình trạng bất bình thường.

6/Con người phải làm gì khi xảy ra tình trạng bất bình thường ? Mọi người phải cùng nhau dàn xếp để có thể trở lại tình trạng bình thường là yêu thương trong tình hiệp nhất.

7/Tại sao rượu nồng tình yêu lại chóng cạn ?  Thiên Chúa là tình yêu / nếu chúng ta không mời Chúa đến trong đời sống hôn nhân / gia đình sẽ có nguy cơ cạn dần thứ rượu nồng tình yêu.

8/Nếu muốn rượu không cạn, ta phải làm gì ? Chúa Giêsu phải có mặt trong gia đình, và mọi người trong gia đình phải biết sống với Ngài / yêu mến Ngài và kính trọng Ngài như một vị thượng khách / Khi đó tình yêu thương giữa mọi người trong gia đình sẽ như thứ rượu mới, luôn đầy tràn và đời sống gia đình sẽ luôn luôn là nguồn vui và hạnh phúc.

9/Tiệc cưới Cana thiếu rượu, gia đình chúng ta có thiếu thứ đó không ? Điều gì đã xảy ra ở tiệc cưới Cana, sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra ở hôn nhân gia đình chúng ta / Sự kiện đó muốn nói với chúng ta điều gì ? Mọi cuộc hôn nhân mẫu mực đều bắt đầu bằng một bữa tiệc rượu, vui và nồng nhiệt / Đôi tân hôn được bạn hữu, bà con vây quanh / Họ đến chúc mừng bằng quà cáp, bằng những lời chúc tụng / Đôn tân hôn hy vọng và mơ ước tràn đầy / Họ lên kế hoạch cho tuần trăng mật / sau đó là rượu uống thỏa thuê.

10/Tiếp theo sau đó là gì ? Sau khi từ tuần trăng mật trở về / bây giờ thực tế bắt đầu, họ tính toán công việc làm ăn / họ sắp xếp nhà cửa mọi thứ / và bắt đầu học cách sống chung cùng nhau / Hai người đều tin rằng tình yêu của họ đã được tiền định ở trên trời / và họ cũng rất tự tin rằng: cuộc tình của họ sẽ kéo dài muôn thuở / Bởi vì rượu tình yêu đang còn quá nhiều!*

11/Chén đĩa úp chung trong chạn vẫn phát ra tiếng kêu nghĩa là gì ? Những con người cận kề, sống cạnh nhau đương nhiên sẽ có những vấn đề nảy sinh / đụng chạm nhau và căng thẳng sẽ xuất hiện / Họ khám phá ra điều gì? Họ khám phá ra con người mà họ vừa cưới không phải là một thiên thần / nhưng là một con người đầy những tội lỗi và tính ích kỷ làm chủ / Họ quá ngạc nhiên về sự nghèo nàn, bủn xỉn mà họ vừa khám phá ra ở người bạn kia.

12/Kết quả sau cùng là gì ? Tuần trăng mặt đã qua / rượu tình đã uống gần hết / phần còn lại chỉ là một chút nước lạnh nhạt nhẽo, như là một chút tiềm năng còm cõi còn sót lại!

13/Những sự việc như thế này thường xảy ra ở đâu ? Ở trong các gia đình , trong cộng đoàn , nghề nghiệp, thậm chí cả trong ơn gọi Linh mục cũng như đời sống tu trì! Ở những nơi này cũng hết rượu nồng / Niềm vui còn lại chỉ là “nước” của thói quen / Đọc kinh, dự lễ chỉ là thói quen, chẳng có tâm tình gì / thứ còn lại chỉ là sự tẻ nhạt đi kèm với sự vỡ mộng, hối hận .

14/Hãy trở lại vấn đề: Khi rượu tình đã cạn, ta phải làm gì ? Chúa của những con người này thật sự đã cạn theo với rượu / không còn gì nữa / Thái độ này bao hàm 2 con người vị kỷ / vì thế trong lúc họ đang lợi dụng lẫn nhau / Họ bắt đầu để mắt đến những chỗ khác / những chỗ có hoa quả mà họ có thể đến hái ăn mà không mất chút công sức nào (ngoại tình).

15/Khi biết rượu đã cạn, họ cần phải làm gì? Trong lúc hết rượu, họ tìm cách xoay sở với nước/ Họ không nên thất vọng khi điều đó xảy ra / Trong khi chống trả lại cơn cám dỗ vì đã bỏ rơi mối tương quan và sắp sửa đánh mất chính mình và đang cố ngụp lặn trong một xã hội cuồng nhiệt / họ phải nổ lực cải thiện mối tương quan đó để khám phá ra ý nghĩa thật của tình yêu / Tình yêu vị kỷ sẽ qua đi / để cho một tình yêu mới sâu đậm hơn, ý nghĩa hơn phát sinh / Tình yêu mới này sẽ vui hơn khi mình cho đi hơn là nhận được / Đó là tình yêu quảng đại, hy sinh, tha thứ. **R

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1410
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  5981
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11423815
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top