Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 3 Thường Niên A.2017 (Giuse Luca)

Chia sẻ Lời Chúa hằng ngày

Thứ 2 -> Thứ 7 / Tuần 3 Thường Niên A (23.01 -> 28.01/2017)

 

Thứ hai, 23/01/2017

Đề tài: SỰ NGOAN CỐ CỦA KẺ PHẠM THƯỢNG

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Marco (Mc 3,22-30)

22 Còn các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.

24 Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Xa-tan làm sao trừ Xa-tan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền;25 nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững.26 Vậy Xa-tan mà chống Xa-tan, Xa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số.27 Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó. 28 "Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha.29 Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời".30 Đó là vì họ đã nói "ông ấy bị thần ô uế ám."

SUY NIỆM:

1/  Sách Samuel có kể rằng: Khi vua Saul chiến thắng quân Amalek, ông đã ngoan cố không thi hành luật tru hiến, nên ông đã bị Đức Chúa loại bỏ không cho ông làm vua nữa.

2/ Trước sự ngoan cố của đám Kinh sư, Chúa Giêsu cho biết: Ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần thì sẽ không được tha tội. Vì Chúa Thánh Thần là Thần chân lý, Ngài giúp chúng ta nhận ra đâu là sự thật, đâu là dối trá. Khi đã được Chúa Thánh Thần hướng dẫn mà ta vẫn ngoan cố, cứ cố chấp trong sai trái, không chịu ăn năn, nhìn ra sự thật, thì họ đã phạm đến Chúa và sẽ không được tha thứ tội.

3/ Thánh Marco đưa ra hai lần can thiệp đầy thô bạo của những người bà con của Chúa (Mc 3,20-21) và (Mc 3,31-35). Marco còn nói đến một cuộc đấu khẩu giữa Chúa Giêsu và đám kẻ thù lộ diện của Ngài (Mc 3,22). Cuộc tấn công này rất nghiêm trọng khi nhóm thủ lãnh Biệt phái đến từ Gierusalem. Lời cáo buộc của họ thật nặng nề.

4/ Những người bà con thì  gán cho Chúa là đồ điên (Mc 3,21), còn các Kinh sư thì gán cho Ngài là một cộng tác viên của Belzebun. Đây là một trong những tên gọi dành cho tên đầu đảng Satan, tên này còn được gán cho một thần linh dân ngoại là ông hoàng Sa-al.

5/ Trong thế giới Do Thái thời Chúa Giêsu, việc trừ quỷ khá phổ biến và cũng được mọi người chấp nhận. Đương nhiên các vị thủ lãnh kia cũng không phủ nhận việc Chúa Giêsu cũng trừ được quỷ (Cv 19,13)

6/ Ai trừ quỷ cũng được chấp nhận, chỉ riêng Chúa Giêsu thì họ cho rằng Ngài đã dựa trên một năng lực siêu nhiên của chính Satan chứ không phải được sự hỗ trợ từ Thiên Chúa.

7/ Khi nghe những lời vu khống này, Chúa Giêsu đâm ra bực tức nên không thể nào để yên. Ngài liền dùng cách so sánh hình ảnh để buộc họ phải suy nghĩ, đó là: “Nước nào chia rẽ, nước đó sẽ lụi tàn; gia đình nào chia rẽ thì gia đình đó cũng tàn lụi” (Mc 3,24-25). Lý luận của Chúa thật vững vàng, nếu Satan tự chống lại mình thì chắc chắn nó sẽ bị tiêu diệt (Câu 26).

8/ Từ khía cạnh này, Chúa Giêsu lại đưa ra tiếp câu chuyện thứ hai. Chúa chẳng cần phải đưa ra những lời dài dòng giải thích bằng lý luận, mà Ngài chỉ cần đưa ra câu chuyện bằng hình ảnh, là người nghe sẽ rút ra kết luận được ngay: Chúa Giêsu là Đấng Messia, đang cướp bóc ngôi nhà của Satan, là gã lực sĩ. Muốn chiến thắng thần dữ này, trước tiên Chúa phải cột được hắn lại, cùng theo ý nghĩa của đám Luật sĩ, Chúa Giêsu đã tận diệt được vương quốc của Satan.

9/ Chúng ta có thể nhớ lại lời kêu la của quỷ dữ: “Hỡi ông Nazaret, ông muốn gì ở chúng tôi ? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao” (Mc 1,24). Rõ ràng: Chúa Giêsu không phải là người được Satan hỗ trợ, nhưng là Đấng nắm chủ quyền trên Satan.

10/ Chúa Giêsu đã kết thúc cuộc khẩu chiến bằng lời cảnh báo nghiêm khắc của Ngài dành cho các đối thủ. Mọi thứ tội của con cái loài người đều được tha, ngoại trừ thứ tội này. (Mc 3,28-30).

11/ Lời tuyên bố quá mạnh bạo này khiến cho tất cả mọi độc giả, mọi Môn Đệ của Chúa ở mọi thời đại đều phải để tâm suy nghĩ. Người ta phê phán và bình phẩm nhiều về tội phỉ báng Chúa Thánh Thần, một thứ tội không thể tha này.

12/ Vậy tội nào là thứ tội không thể tha ? Người ta liệt kê ra những tội mà họ có thể cho là đáng chết, nhưng vẫn chưa tìm ra tội nào thật sự là không thể tha thứ. Chúa Giêsu nói thế, bởi vì bọn Luật sĩ bảo rằng: ông ta đã bị thần ô uế ám (Câu 30), nhưng Marco đã cẩn thận minh chứng rằng: Ngay từ buổi đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã được Thánh Thần tấn phong, chính Thánh Thần đã cư ngụ nơi Chúa Giêsu từ lúc Ngài chịu phép rửa, và giúp Chúa Giêsu chu toàn mọi công việc để giải thoát loài người khỏi sự dữ. (Mc 1,9-12).

13/ Vậy nên đám Luật sĩ cho rằng: Chúa Giêsu đã dựa vào nặng lực của quỷ, tức là họ đã cố ý khép kín tâm hồn mình lại, không thèm đón nhận ơn tha thứ mà Chúa thương ban cho tất cả mọi người. Vậy chỉ riêng tội nghịch tặc này cũng đủ để cho Thiên Chúa không thể nào ban ơn tha thứ cho họ được.

14/ Cuối cùng, khi chúng ta đọc qua đoạn Tin Mừng này và suy gẫm cẩn thận. Chúa Kitô và những người đang tin theo Ngài đã phải hứng chịu bao nhiêu lời tố cáo sai lệch của đám người Do Thái thù nghịch. Vì đám người này không chịu nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Messia, là Đấng chiến thắng thần dữ. Sau đó chúng ta mới có thể rộng đường lựa chọn: hoặc là theo Chúa Giêsu, hoặc theo bè lũ Satan.

15/ Là những người đi tìm chân lý, chúng ta đừng để mình trở thành kẻ phạm đến Chúa Thánh Thần. Chúng ta nên mở rộng tâm hồn để đón nhận sự thật, hãy tuân theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, đồng thời biết mau mắn thống hối ăn năn, để xứng đáng đón nhận ơn tha thứ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy ngự đến, xin soi lòng mở trí và giúp chúng con tránh khỏi những học thuyết sai lầm nguy hại. Amen.--**

 

Thứ ba, 24/01/2017

Đề tài: ĐƯỢC LÀM CON CHÚA

THÁNH PHANXICO SALESIO – GIÁM MỤC, TSHT

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô (Mc 3,31-35)

31 Khi ấy, mẹ và anh em Đức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho mời Người ra. 32 Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng : “Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy !” 33 Nhưng Người đáp lại : “Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?” 34Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói : “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. 35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.”

SUY NIỆM:

1/ Một người làm quan, cả họ được nhờ; hoặc theo thói đời: “thấy sang bắt quàng làm họ”. Những người bà con của Chúa chắc chắn cũng đang mang cùng tâm trạng như thế, một khi được làm người họ hàng với một con người nổi danh.

2/ Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một quan niệm đúng đắn: Anh chị em của Chúa không chỉ vì mối tương quan thân thuộc, nhưng trên hết phải là cùng thực thi ý muốn của Thiên Chúa.

3/ Chúng ta thường tự hào vì mình là con cái Chúa, được tạo dựng cùng hình ảnh với Thiên Chúa. Hơn nữa, khi đã là Ki-tô hữu, chúng ta có quyền hãnh diện mình đang thuộc về Đức Ki-tô.

4/ Thật ra chỉ là hữu danh vô thực nếu ta chỉ thờ Chúa bằng môi bằng miệng, còn lòng ta thì lại quá xa cách. Muốn được xứng đáng danh nghĩa là con Chúa, chúng ta cần thực thi giáo huấn của Người.

5/ Sự kiện xảy ra sau câu chuyện (Mc 3,20-27) Bà con hay tin Chúa Giêsu đã làm quá sức mình đến nỗi quên ăn, quên nghỉ. Một mặt khác đã gây ra bao thù địch, nên họ muốn đến bắt người đem về nơi nào yên ổn, giữ gìn và  tẩm bổ sức khỏe cho Chúa.

6/ Họ cũng sợ và muốn tránh, để đám Biệt phái không gây khó dễ khiến đụng chạm đến giáo quyền, thế quyền, sau đó có thể liên lụy đến bà con họ hàng.

7/ Lần này lại có sự hiện diện của Đức Mẹ cùng với bà con đến và muốn gặp Chúa Giêsu khi Người đang giảng dạy ở Capharnaum. Lúc đó đang có đông đảo dân chúng đến nghe.

8/ “Thưa Thầy có Mẹ…” Câu này cho thấy mối quan hệ thân thuộc của Đức Giêsu là có thật và rất cần thiết. Điều này còn nói lên khía cạnh “rất là người” của Chúa Giêsu, đây là điều minh chứng Chúa Giêsu cũng là con người như mọi người, có gia đình, có bà con họ hàng cụ thể.

9/ Điều này cũng giúp ta xác tín rằng: Chúa Giêsu là con một Thiên Chúa nhập thể, Ngài có đầy đủ tất cả những liên hệ máu mủ của thân phận con người.

10/ Ai là mẹ tôi? Chúa mở đầu bằng một câu hỏi để gây chú ý cho mọi người về chân lý mà Chúa sắp Mạc Khải.

11/ “Đây là Mẹ tôi…” Chúa Giêsu giới thiệu về mối liên hệ thiêng liêng trong gia đình Thiên Chúa. Chúa cũng giới thiệu cách thế để trở nên anh em họ hàng thiêng liêng với Chúa là.... thực thi Thánh ý Chúa.

12/ Chúng ta không thể căn cứ vào câu trả lời trên đây để kết luận rằng: Chúa Giêsu coi thường thân mẫu của mình. Ý Chúa muốn dạy chúng ta rằng: Con người không chỉ có mối liên hệ cốt nhục ở đời này, nhưng một gia đình thiêng liêng sẽ bao gồm những ai dám dấn thân cộng tác và nhận lãnh ơn cứu chuộc, thì đều trở nên anh em của Chúa (Rm 8,15-17). Điều này Mẹ Maria là gương mẫu số một, vì Mẹ luôn làm theo Thánh ý Thiên Chúa và cũng là mẫu gương đồng công cứu chuộc tuyệt hảo nhất mà chúng ta cần noi theo.

13/ Chính vì thế, những ai nhiệt thành giúp việc truyền giáo, đem sự sống thiêng liêng của Chúa cho đồng loại của mình, thì Người cũng coi họ như những người mẹ đồng công cứu chuộc của Người vậy (1Cor 4,15). Kết luận rằng: Người yêu mến Thánh mẫu và anh em của Người, xét về phương diện truyền giáo thì hơn cả tình cốt nhục thế gian.

14/ Những Ki-tô hữu ý thức việc bổn phận đối với gia đình tự nhiên thế nào, thì cũng phải biết xây dựng tình liên đới thiêng liêng là Giáo hội, giáo xứ nói riêng và cho tất cả những ai cùng tùng phục yêu mến và âu yếm gọi Thiên Chúa là Cha của mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã hạ mình xuống thế để làm anh em nghĩa thiết với  con, xin giúp con luôn nhẫn nại với mọi người anh em con, để con luôn xứng đáng là con yêu của Chúa. Amen.

 

Thứ tư, 25/01/2017

Đề tài: THÁNH PHAOLO TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Marco. (Mc 16,15-18)

15 Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."

SUY NIỆM:

1/Rất nhiều người trong số các trẻ em đường phố bị dính vào ma túy, nhiều em đã hiểu được tác hại của ma túy sau thời gian dài khốn khổ vì nghiện ngập. Nhiều em đã quyết tâm cai nghiện, nhiều em đã nhận ra, đã làm lại cuộc đời; nhiều em sau khi cai nghiện thành công đã hợp tác mở ra những trung tâm cai nghiện, để quy tụ các em đường phố về đây để giúp họ thay đổi cuộc đời.

2/Hôm nay Giáo hội long trọng mừng lễ Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại. Ông Saolô, vào khoảng năm 33-35, khi ông đang trên đường từ Jerusalem đi Damascus để bắt bớ các tín hữu Kito giáo, Saolô đã bị một luồng ánh sáng từ trời quật ngã, sau đó ông hoàn toàn thay đổi.

3/Chính Chúa Kitô Phục sinh đã đích thân chọn ông làm Tông Đồ. Từ sau cuộc trở lại cho đến hết đời, Thánh Phaolô đi truyền giáo khắp các thành thị của Đế quốc Roma.

4/Chúng ta cũng được Chúa Giêsu kêu gọi như Thánh Phaolo. Chúa muốn chúng ta hoán cải để trở về với Chúa và hăng say loan báo Tin Mừng của tình yêu.

5/Trước khi gặp một biến cố đưa Ngài trở lại đạo công giáo bằng một cuộc biến đổi xoay Ngài 180 độ. Đây là một biến cố mà nôm na ta gọi là cải tà quy chính.

6/Thánh Phaolô sinh tại Tarsus, thuộc xứ Cilicia vào khoảng năm thứ 5 sau công nguyên. Ngày Ngài chịu phép cắt bì theo luật đạo Do Thái, cha mẹ đặt tên cho Ngài là Saolô, sau này mới đổi thành Phaolô.

7/Cha mẹ ông thuộc nhóm bảo thủ nghiêm ngặt, khắt khe, vì thế Ngài được giáo dục theo kiểu Do Thái giáo rất cặn kẽ, đồng thời cho ông học thêm nghề dệt để mưu sinh. Năm 15 tuổi, ông được gởi đến Jerusalem theo học với một ông thầy nổi tiếng, đó là Gamaliel.

8/Ở đây ông theo nghề của cha mình, là nghề Biệt phái và trở thành người nhiệt thành số một lúc bất giờ. Ông thông thạo 2 thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ Aram và tiếng Hy lạp, đó là hai nền văn hóa đúc kết nên con người của ông, làm cho ông có thể đứng vững chắc trong hàng ngũ Do Thái giáo lúc bấy giờ.

9/Ông có hai quốc tịch: Do Thái và Roma. Ông đã lập gia đình nhưng lại góa vợ rất sớm, ông là người hăng say đến độ cuồng tín đối với luật lệ của tiền nhân.

10/Ông từng tham dự vào việc đổ máu Thánh Stephano, ông từng hứa sẽ tiêu diệt hết đám tà đạo do Chúa Giêsu sáng lập. Ông nhất quyết lôi tất cả những ai tin theo Chúa Giêsu ra công nghị và nếu cần thì ông sẵn sàng giết họ.

11/Vào mùa hè năm 36, ông xin phép các lãnh đạo Do Thái và đang khi cầm trát để bắt bớ giết hại người Kitô giáo. Lúc ấy ông lên đường đi Damas, một thành phố cách Jerusalem 200km, ông dẫn theo một nhóm tùy tùng hăng say không kém gì ông.

12/Khi đang đi đến gần Damascus. Vào khoảng giữa trưa, thì một sự kiện khác lạ xảy đến đột ngột: một luồng ánh sáng chói lòa ập xuống bao trùm lấy ông, khiến ông ngã ngựa té xuống đất và hai con mắt trở nên mù không thấy gì nữa.

13/Đúng vào lúc đó thì có tiếng gọi đích danh tên ông “Saolô! Saolô! Sao ngươi bắt bớ ta?”. Theo trí hiểu của dân Do Thái thời đó thì tiếng gọi từ trời như thế chỉ có thể đến từ Thiên Chúa, và được lập lại đúng tên Saolô hai lần. Cũng theo quan niệm Do Thái thì tiếng gọi ấy là của Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa thường gọi tên người ta hai lần trong những lần Ngài muốn nói chuyện với con người.

14/Lúc đó Saolô biết ngay đó là tiếng Thiên Chúa gọi mình, nên ông kính cẩn thưa: “Thưa Ngài, Ngài là ai?”. Bình thường khi Thiên Chúa trả lời thì Ngài thường tự xưng mình là Jave, là Đấng tự hữu, nhưng lần này câu trả lời lại khác hẳn: “Ta là Giêsu Nazaret mà ngươi đang tìm bắt”.

15/Câu trả lời này thật là khủng khiếp! Vì sao Saolô biết câu trả lời này là của Thiên Chúa, nhưng ông không ngờ Thiên Chúa chính là Đấng xuống thế làm người mang tên Giêsu và bằng lòng chịu chết trên Thập Giá để cứu chuộc nhân loại.

16/Theo truyền thống Do Thái dạy rằng: Chúa là Chúa, người là người chứ không thể có chuyện Thiên Chúa nhập thể và trở nên người-Chúa, và có thể chịu khổ nhục như thế. Đấng mà ông ghen ghét, khinh dễ và cố sức xóa sổ, xóa tên trong lịch sử Do Thái.

17/Câu trả lời ấy chính là một sự thật mà ông không hề ngờ tới. Bắt hại người tin theo Chúa là bắt hại chính Chúa, nếu động chạm đến người tin Chúa là đụng chạm đến con mắt của Chúa, đến chính thân mình Chúa.

18/Hoặc nói theo kiểu vị thầy Gamaliel của Saolô: Đánh giặc với Môn Đệ của Chúa Giêsu là liều mình đánh giặc, chống lại chính Đức Chúa Trời.

19/Saolô lúc này quá khiếp sợ vì  ông mới khám phá ra sự thật. Nhưng Saolô đã chỗi dậy đi tiếp vào Thành để gặp ông Khanania, là người mà ông được Thiên Chúa báo trước để ông ấy nói cho Phaolô phải làm gì. Phaolô đã đổi đời từ đây.

20/Phaolô đổi đời là quay 180 độ. Ông từ bỏ đạo Do Thái và trở lại Đạo Kitô giáo, sau đó Ngài trở thành vị Tông Đồ vĩ đại để truyền bá Tin Mừng của Đức Kitô.

21/Qua sự kiện này, chúng ta thấy ở mọi lãnh vực Thiên Chúa đều có thể can thiệp được. Tại sao Saolô đang bắt hại đạo Chúa mà đột nhiên sau đó lại trở thành một Tông Đồ nhiệt thành của Chúa ? Đây không phải là một trạng thái tâm lý bệnh hoạn, ảo tưởng, mà đây chính là một phép lạ của Thiên Chúa.

22/Những ai hôm nay đang sống trong tội lỗi, chúng ta hãy xin Chúa can thiệp vào đời sống của chúng ta, đời này không thiếu những con người chống đối, bách hại đạo Chúa, gây muôn vàn khó dễ cho Hội thánh. Xin Chúa hãy là ánh sáng chiếu soi chân lý, xin hãy lấy đi đôi mắt u mê của thân xác chúng con và thay vào đó đôi mắt tâm hồn sáng suốt hơn. Để chúng con nhận ra Chúa là ai và anh em là ai, để con sống đạo như Thánh Phaolo. Amen.**R

 

Thứ năm, 26/01/2017

Đề tài: CHÚA SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI THỰC TẬP

Kính Thánh Timôthêô và Thánh Titô

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca. (Lc 10,1-9)

1 Khi ấy, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. 2 Người bảo các ông :

“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. 3 Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. 4 Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. 5 Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói : “Bình an cho nhà này !” 6 Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy ; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. 7 Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. 8 Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. 9 Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ : “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.”

SUY NIỆM:

1/ Mỗi người chúng ta khi được lãnh nhận bí tích rửa tội, chúng ta cũng đã trở thành Môn đệ của Chúa Ki-tô và được Người sai đi.

2/ Hành trang mà mỗi người lãnh nhận không phải là tiền bạc, bị gậy, áo quần, học vấn. Nhưng là ân sủng và quyền năng của Đức Ki-tô.

3/ Lời dặn dò cụ thể, thực tế, rõ ràng dành cho từng người. Những gì mà Chúa Giêsu căn dặn các Môn đệ ngày xưa, xem ra không còn hợp thời trong cuộc sống của chúng ta hôm nay.

4/ Ngày xưa với hôm nay có rất nhiều thay đổi. Ngày xưa đi bộ, mang bị gậy; ngày nay đã có các phương tiện  giao thông, liên lạc tối tân hơn. Nhưng tinh thần của người Môn đệ năm xưa và hôm nay thì không có gì thay đổi.

5/ Bổn phận của các Môn đệ là đại diện cho Chúa, đại diện cho Đấng sai Chúa Giêsu  đi, bổn phận của các ông là rao giảng và chữa lành.

6/ Bài Tin Mừng không cho biết các Môn đệ được sai đi đâu, nhưng chúng ta có thể hiểu là các ông được sai đi cho toàn thể nhân loại.

7/ Các Môn đệ phải chấp nhận tính cấp bách của nhiệm vụ cũng như phải đối diện với thái độ thù nghịch của những nơi mà các ông sắp phải  đến. Các ông phải hành động theo tư cách chứng nhân và không được chùn bước vì bất cứ lý do gì.

8/ Các Môn đệ phải gặt nhanh tay kẻo lúa hư nên không còn thời giờ để lo lắng những công việc xã hội khác.

9/ Nhiệm vụ các ông là phải rao giảng, phải chữa lành. Nhiệm vụ ấy phải là trọng tâm, không cần phải để ý đến việc chào hỏi, của ăn, áo mặc, tiện nghi vật chất.

10/ Sứ điệp mà các Môn đệ cần rao truyền là: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần….các ông cần phải gặt vội vã kẻo lúa hư đi.

11/ Gặt lúa là công việc của chủ ruộng, là công việc của Thiên Chúa, các ông chỉ là những người thợ.

12/ Chúa Giêsu ghi nhận: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”. Chúa mời các Môn đệ phải xin chủ sai nhiều thợ gặt đến, như thế Chúa Giêsu có ý nhắc nhở rằng: Thiên Chúa là Chúa tể của dân chúng nên những gì có liên hệ đến dân chúng thì đều ở dưới quyền cai quản của Thiên Chúa.

13/ Ai muốn giúp đỡ dân chúng thì không được theo sáng kiến riêng, hoặc là dám nhân danh mình, nhưng phải được Chủ mùa sai đi.

14/ Chúa Giêsu đã sai các Môn đệ đi, người không phải Chủ mùa nhưng Ngài làm là nhân danh Chủ mùa. Ngài làm vì lòng từ bi xót thương dân, các Môn đệ phải chu toàn sứ mạng Chúa giao theo chiều hướng này.

15/ Hành lý các ông mang đi không có gì ngoài một sứ điệp mà các ông cần truyền đạt. Các ông chỉ ra đi với tư cách là sứ giả của sứ điệp này nên các ông không cần mang theo thứ gì khác.

16/ Các ông không cần bận tâm về điều gì khác, các ông chỉ nên chu toàn sứ điệp mà các ông đã lãnh nhận mà thôi. Một đòi hỏi phải khó nghèo, khiêm nhường và chấp nhận yếu đuối thì luôn đi ngược lại với cơn cám dỗ là muốn đạt được hiệu năng cao bằng mọi giá.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin sai con đi, này con xin đến để thực thi ý Chúa. Amen.**R

 

Thứ sáu, 27/01/2017

Đề tài: HẠT GIỐNG MỌC LÊN ÂM THẦM

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô. (Mc 4,26-34)

26 Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng dụ ngôn này : “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất.27 Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. 28 Đất tự động sinh hoa kết quả : trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. 29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm ra gặt, vì đã đến mùa.”

30 Rồi Người lại nói : “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây ? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ? 31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất.32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.” 33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. 34 Người không bao giờ nói với họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.

SUY NIỆM:

1/Theo thống kê của cơ quan truyền giáo toàn cầu thì 3 tôn giáo lớn thờ Thiên Chúa bao gồm: Công giáo, Tin lành và Chính thống. Hiện nay có khoảng 2,3 tỷ người, đây là tôn giáo có sức phát triển mạnh nhất.

2/ Đầu thế kỷ 20: Ki-tô giáo có khoảng 1.600 giáo đoàn, nhưng đến nay sau một thế kỷ, con số ấy đã tăng lên 42.000 giáo đoàn.

3/ Nước Thiên Chúa được sánh ví như hạt giống âm thầm mọc và lớn lên. Chúng ta cần phải kiên nhẫn, đừng đòi hỏi có sự tăng trưởng nhanh trước mắt, nhưng cứ vâng nghe Lời Chúa Giêsu dạy, cứ cố làm hết sức mình rồi tin tưởng và chờ đợi ngày mùa gặt bội thu. Là ngày tận thế.

4/ Nước trời như hạt cải, tuy nhỏ bé nhưng mãnh liệt. Hãy tự hỏi xem chúng ta đã đóng góp gì cho sự tăng trưởng ấy ?

5/ Chúa bảo chúng ta hãy lắng nghe và thực hành Lời Chúa, cầu nguyện nhiều cho việc truyền giáo và sống bác ái phục vụ tha nhân. Những hạt giống âm thầm ấy sẽ lớn mau, mạnh, sẽ góp phần vào việc làm cho nước Chúa mau trị đến.

6/ Chúng ta cần liên kết cả hai Dụ ngôn: Gieo hạt giống xuống đất (Mc 4,26-29) và Dụ ngôn người gieo giống (Mc 4,3-8). Vì cả hai Dụ ngôn này diễn tả về những giai đoạn tiến triển kế tiếp nhau: Gieo hạt, nảy mầm, cây lúa mọc lên, mùa gặt.

7/ Trong nước Thiên Chúa thì hạt giống là Tin Mừng. Hạt giống đã được Chúa Giêsu gieo xuống đất khi Tin mừng đã được rao giảng.

8/ Thiên Chúa vẫn âm thầm hoạt động. Ngài ban cho nước Thiên Chúa một sức mạnh thầm kín giúp nước ấy phát triển đến hồi viên mãn vào ngày cánh chung.

9/ Trong giai đoạn rao giảng Tin Mừng. Mọi người cần phải bình thản và kiên nhẫn chờ đợi trong sự tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa đang âm thầm hoạt động giữa lòng giáo hội.

10/ Qua Dụ ngôn này => Chúng ta cần vững tin vào ơn Chúa đang hoạt động âm thầm trong Hội thánh, trong mỗi công việc của Giáo hội, trong mỗi công việc của mỗi người chúng ta.

11/ Chúng ta cần hiệp nhất với Chúa. Nhờ đó chúng ta an tâm, kiên trì và bền đỗ trong mọi công việc hằng ngày và trong các hoạt động của Giáo hội.

12/ Chúng ta phải chăm chỉ gieo vãi hạt giống Lời Chúa, thông truyền giáo huấn của Chúa, tinh thần của Chúa cho mọi người ở mọi nơi, trong mọi lúc.

13/ Chúng ta không chỉ cậy dựa vào những hoạt động bề ngoài, nhưng cần phải luôn tin tưởng vào những hoạt động âm thầm của các việc Tông đồ truyền giáo.

14/ Bởi vì ơn Chúa hoạt động cách âm thầm và kín đáo nên người Tông đồ cần phải kiên trì, nhẫn nại, dẻo dai trong lúc chu toàn nhiệm vụ. Cũng đừng hấp tấp đi tìm những thành quả trước mắt để tự mãn, để rồi khi bị thất bại thì sẽ buồn chán, tiêu cực.

15/ Mặc dù giai đoạn đầu của nước Thiên Chúa rất khiêm tốn chỉ có 12 Tông đồ, nhưng Tin Mừng phải được loan báo cho mọi dân tộc.

16/ Trước khi Chúa quang lâm, nhiều cơn bách hại sẽ xảy ra với biết bao gian nan thử thách (Mc 13,5-23)

17/ Trong hoàn cảnh như thế, Dụ ngôn hạt cải sẽ giúp ta có lòng tin tưởng mãnh liệt, một niềm cậy trông vô bờ bến vào cuộc chiến thắng cuối cùng của Thiên Chúa.

18/ Đã là Tông đồ, chẳng những phải chu toàn việc lớn mà còn phải chu toàn cả việc nhỏ. Phải chứng tỏ lòng chúng ta yêu mến Chúa qua việc sống thánh như thánh Têrêxa nhỏ là một điển hình dễ hiểu nhất của Dụ ngôn hạt cải.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho nước Chúa mau trị đến, con đây bất tài nên chỉ dám đóng góp bằng những việc làm thật nhỏ để cộng tác với Chúa mà thôi. Amen **R

 

Thứ bảy, 28/01/2017

Đề tài: CÓ CHÚA LÀ CÓ BÌNH AN

MÙNG MỘT TẾT (ÂM LỊCH)

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô. (Mc 4,35-41)

35 Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ : “Chúng ta sang bờ bên kia đi !” 36 Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền ; có những thuyền khác cùng theo Người. 37 Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.38 Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói : “Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao ?” 39 Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển : “Im đi ! Câm đi !” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. 40 Rồi Người bảo các ông : “Sao nhát thế ? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao ?” 41 Các ông sợ hãi kinh hoàng và nói với nhau : “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?”

SUY NIỆM:

1/ Con Thiên Chúa giáng sinh làm người để Mạc Khải cho loài người biết tình yêu của Thiên Chúa Cha. Nhưng vì thấy Chúa Giêsu cũng giống người như mình nên con người chỉ thèm nghe bằng đôi tai vô tình, và không để ý đến lời thì thầm đầy yêu thương, nên con người càng đi xa Thiên Chúa.

2/ Chỉ khi khốn cùng ta mới cần có Chúa, mới biết Chúa đang đồng hành với ta. Các Tông đồ vẫn sống bên cạnh Chúa hằng ngày, thế nhưng vì “quen quá hóa nhàm”, thành ra họ cứ tưởng là Chúa đang ngủ quên.

3/ Chính khi con thuyền gặp sóng to gió lớn. Họ mới bừng tỉnh và kinh ngạc khi Chúa truyền cho biển lặng sóng im.

4/ Sau những Dụ ngôn về nước Thiên Chúa (Mc 4,1-33). Thánh Marco ghi lại một số phép lạ, một phép lạ điển hình là Chúa dẹp yên sóng gió trong bài Tin Mừng hôm nay là để tỏ uy quyền thiên sai của mình.

5/ Biển: Theo quan niệm của người Do thái biển là nơi hổn mang, chứa đựng toàn sự dữ. Biển cũng là nơi xuất phát những sức mạnh đối nghịch với con người và với Thiên Chúa.

6/ Việc Chúa dẹp biển lặng sóng yên là để tỏ quyền năng của Chúa trên sự dữ.

7/ Việc Chúa Giêsu nằm nghỉ: Gợi cho ta nhớ đến sự vắng bóng của Chúa, Chúa nằm yên trên thuyền là hình ảnh hội thánh đang tại thế, Chúa vẫn hiện diện nhưng nhìn bề ngoài chúng ta không thấy. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy Chúa qua các dấu chỉ bằng con mắt Đức Tin.

8/ Chúa lên thuyền và truyền lệnh cho các Tông đồ chèo thuyền qua bờ bên kia. Chi tiết này giúp ta nhận ra việc Chúa trao quyền điều khiển Giáo hội cho các Tông đồ, để các ông tự lèo lái con thuyền đến bến bình an.

9/ Con thuyền sang được bờ bên kia là hình ảnh hội thánh vượt biển trần gian. Cuộc hành trình này đầy cam go thử thách, nhưng vì có Chúa hiện diện trong Hội thánh, nên Hội thánh sẽ được bảo đảm là sẽ vượt thắng mọi thử thách.

10/ Chúa đang ngủ: Là có Chúa hiện diện cách vô hình, các Tông đồ chưa nhận ra quyền năng của Người nên các ông đã hoảng sợ khi gặp sóng gió bão táp.

11/ Chúa Giêsu là đầu của nhiệm thể, nên khi ta tin Chúa, ta được hiệp nhất với Chúa và được hiệp thông quyền năng như Người.

12/ Khi ta gặp đau khổ mà ta tin vào Chúa, ta sẽ được vượt qua.

13/ Khi ta chết đang lúc tin Chúa, ta sẽ được phục sinh với Người.

14/ Khi còn sống ở đời này mà ta tin Chúa, ta sẽ hưởng được hạnh phúc đời này, đời sau.

15/ Chúa thức dậy ngăn đe gió bão, gợi ta nhớ đến Chúa Phục Sinh.

16/ Lời Chúa quyền năng: Có sức ngăn đe gió bão, có sức xua tan ma quỉ. Lời đó diễn tả Chúa chiến thắng Satan sau khi Chúa Phục sinh.

17/ Qua bài Tin Mừng: Chúng ta xác tín sự hiện diện cách vô hình của Chúa  trong Giáo hội nên chúng ta sẽ an tâm hơn khi gặp thử thách vì có Chúa  luôn gìn giữ, chở che và giúp ta sớm về được quê trời.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, khi con lâm cảnh khốn cùng, con khẩn xin Chúa, xin đáp lời và nhậm lời con. Amen.***

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2329
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  19
 Hôm nay:  1364
 Hôm qua:  2348
 Tuần trước:  18164
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11397422
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top