Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 6 Thường Niên A.2017 (Giuse Luca)

Chia sẻ Lời Chúa hằng ngày

Thứ 2 -> Thứ 7 / Tuần 6 Thường Niên A (13/02 -> 18/02/2017)

Thứ hai, 13/02/2017

Đề tài: BIỆT PHÁI ĐÒI ĐIỀM LẠ BỞI TRỜI

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô. (Mc 8,11-13)

11 Khi ấy, những người Pha-ri-sêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giê-su, họ đòi Người một dấu lạ từ trời để thử Người. 12 Người thở dài não nuột và nói : “Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ ? Tôi bảo thật cho các ông biết : thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả.” 13 Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền qua bờ bên kia.

SUY NIỆM:

1/ Theo Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận: Chúa đặt ra điều kiện quá dễ để Chúa thực hiện phép lạ đó là: Phải có Đức tin bằng hạt cải thì người đó có thể dời núi lấp sông.

2/ Khi Chúa Giêsu rao giảng, Ngài dùng lời nói và việc làm để bày tỏ, để Mạc Khải nước Thiên Chúa. Lời nói là các giáo huấn của nước trời, việc làm là các phép lạ kèm theo để giúp lời giảng mang lại tính thuyết phục.

3/ Trong các chương trình xiếc thì các màn biểu diễn ảo thuật chỉ có tính cách mua vui. Còn trong các phép lạ của Chúa Giêsu là để con người nhận ra tình yêu của Thiên Chúa, để bộc lộ căn tính của Đấng Cứu Thế là con Thiên Chúa.

4/ Tin Mừng hôm nay thuật lại chuyện mấy ông Phariseu xin Đức Giêsu làm phép lạ nhưng bị Chúa từ chối. Bởi vì họ muốn thấy phép lạ chỉ để thỏa mãn tính tò mò, điều này là trái với Thánh ý Chúa nên Chúa không đáp ứng yêu cầu của họ.

5/ Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mc 8,1-10) lần hai ở biển hồ vùng Betsaida. Chúa Giêsu và các Môn đệ xuống thuyền đi sang phía tây, nhưng cập bến chưa lâu thì các Ngài gặp phải nhóm gồm cả Biệt phái và Sa-đốc cùng kéo đến để rình mò tranh luận và thử thách Chúa.

6/ Họ yêu cầu Chúa cho xem một phép lạ cả thể trên trời. Lời yêu cầu này chứng tỏ họ quá cố chấp không chịu tin vào Chúa, cho dù họ đã chứng kiến quá nhiều phép lạ khác nhau mà Chúa đã làm như là: Trừ quỷ, chữa bệnh cho kẻ chết sống lại và bánh hóa ra nhiều.

7/ Chúa không bao giờ chiều ý những kẻ tà tâm luôn muốn thử thách Chúa. Chúa biết rõ tà ý của đám Biệt Phái này, vì cho dù họ có thấy được phép lạ cả thể từ Trời thì họ cũng chẳng tin đâu.

8/ Bởi thế Chúa đã tỏ ra buồn ảo não và nhất mực từ chối không làm phép lạ. Ngài đồng hóa họ với thế hệ cha ông họ trong sa mạc thuở xưa, thế hệ mà cha ông họ đã nhiều lần thử thách Thiên Chúa và không chịu tin vào Người (Ds 14,11.22).

9/ Chúa thấy rõ sự cứng lòng tin của họ, vì có nói với họ cũng vô ích, nên Chúa lại xuống thuyền qua bờ bên kia.

10/ Thái độ của Chúa từ chối, bỏ họ lại mà đi nơi khác, có ý nói lên rằng: Nước trời đã đến, Chúa huấn luyện các Môn đệ và rao giảng rất gấp nên Người dứt khoát chứ không còn thời gian để chần chừ hay để nói chuyện phiếm nữa.

11/ Chúa phải đương đầu với nhóm Biệt Phái, chúng ta cũng phải đương đầu với nhóm người chuyên chê bai, chỉ trích, dèm pha, ghen ghét của người đời, và có khi cả người thân nữa. Nếu gặp hoàn cảnh này, ta hãy nhớ lại câu chuyện của Chúa để tìm cách khích lệ, nâng đỡ cho số phận người Tông đồ.

12/ Chúa từ chối không phải vì giận dỗi, vì ghen ghét nhưng vì Chúa tôn trong sự tự do của con người trong việc tin nhận hay từ chối Chúa. Vì Chúa không muốn làm phép lạ để mưu cầu danh vọng và ép buộc chúng ta phải tin vào Người.

13/ Trong hành trình đức tin, đường đi có lúc sáng, có lúc tối. Đức tin luôn đòi hỏi phải có sự thử thách, khó nhọc, chọn lựa, hy sinh, dấn thân. Nếu đức tin mà đòi phải thấy thì không còn là đức tin nữa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho ý muốn của con luôn phải phù hợp với Thánh ý Chúa. Amen.**

 

 

Thứ ba, 14/02/2017

Đề tài: MỘT SỰ HIỂU LẦM ĐÁNG BUỒN

THÁNH CYRILLÔ (ĐAN SĨ) – THÁNH MÊTHÔĐIÔ (GIÁM MỤC)

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô. (Mc 8,14-21)

14 Khi ấy, các môn đệ Đức Giê-su quên đem bánh theo ; trên thuyền, các ông chỉ có một chiếc bánh. 15 Người răn bảo các ông : “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê !” 16 Các ông mới bàn tán với nhau về chuyện các ông không có bánh. 17 Biết thế, Người nói với các ông : “Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh ? Anh em chưa hiểu chưa thấu sao ? Lòng anh em ngu muội thế !18 Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư ? Anh em không nhớ sao : 19 khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh ?” Các ông đáp : “Thưa được mười hai.” 20 “Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh ?” Các ông nói : “Thưa được bảy.” 21 Người bảo các ông : “Anh em chưa hiểu ư ?”

SUY NIỆM:

1/ Người mẹ đang nấu canh, sai con gái nhỏ lấy cho mình một muỗng cà phê muối. Con bé vâng lời làm ngay, nó mang đến cho mẹ mình một muỗng vừa cà phê vừa muối. Người mẹ bực mình la toáng tên: “Sao con không hiểu ý mẹ?”.

2/ Tâm trạng của bà mẹ trên đây có thể diễn tả sự bực mình của Chúa Giêsu đối với đám Môn đệ của mình.

3/ Đang khi Chúa Giêsu muốn cảnh giác các Môn đệ phải tránh xa các thói xấu của những người Phariseu và phe nhóm của Hêrôđê thì các ông lại tưởng Chúa đang nói về chuyện cơm bánh.

4/ Các Môn đệ đã theo Chúa nhiều năm, đã chứng kiến các phép lạ Chúa hóa bánh ra nhiều để nuôi sống hàng ngàn người. Ấy thế mà các ông vẫn cứ lo chuyện không có bánh ăn.

5/ Thực tế các ông cũng chưa hoàn toàn hiểu và tin vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Các ông cũng chưa hiểu được ý muốn của Người là gì.

6/ Bài học hôm nay ghi lại việc Chúa muốn dạy các Môn đệ về bài học: Tránh men Biệt Phái và men Hêrôđê.

7/ Lúc vội xuống thuyền sang bờ hồ bên kia, các ông đã không kịp sửa soạn lương thực, nên trên thuyền chỉ còn một tấm bánh, các Tông đồ bèn bàn tính việc đi mua bánh. Bấy giờ Chúa Giêsu mới răn dạy các ông hãy giữ mình tránh cho khỏi men Biệt Phái và men Hêrôđê.

8/ Men: Là một yếu tố gây nên tình trạng biến chất, có thứ men tốt cũng có thứ men xấu gây nên tình trạng hư thối (1 Cor 5,7-8). Các Rabbi coi đó như là chiều hướng xấu nơi con người. Ở đây trong đoạn Mc 8,15, thì men chỉ hướng xấu là những thái độ thù nghịch của người Biệt Phái cũng như của nhóm Hêrôđê đối với Đức Giêsu (Mc 2,16/Mc 3,6/ Mc 7,1-13/ Mc 6,14-16)

9/ Các Môn đệ cũng có thể bị mù quáng, cũng có ý xấu, cũng có những thái độ xấu đó, nếu các ông không chịu tin các dấu lạ (Mc 6,34-44/ Mc 8,1-10) nhằm tỏ bày ý nghĩa thực thụ sứ mạng của Đức Giêsu.

10/ Biết rõ tâm trạng của các Môn đệ về vấn đề bánh ăn, Chúa Giêsu đã dựa vào đó để dạy các Môn đệ bài học tin tưởng vào Chúa quan phòng.

11/ Sau khi trách các Môn đệ chậm tin, Chúa Giêsu gợi ý cho các Môn đệ nhớ lại phép lạ hóa bánh ra nhiều cả 2 lần, để các ông tin tưởng vào quyền năng và tình thương quan phòng của Chúa được biểu lộ qua phép lạ hóa bánh ra nhiều.

12/ Anh em đã hiểu chưa? Khi đặt câu hỏi này, Chúa muốn nhắn nhủ các Môn đệ: Rằng các ông đừng quá lo lắng cho cuộc sống vật chất hơn sự sống tinh thần. Hãy giữ cho tâm hồn mình khỏi bị lây những thói hư tật xấu của bọn giả hình.

13/ Điều này thật đúng với tâm lý của chúng ta: Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng: Trong quá khứ, Chúa đã ra tay can thiệp, cứu giúp chúng ta, nhưng trong hiện tại khi ta gặp khó khăn thử thách, phản ứng đầu tiên của chúng ta là lo lắng hoảng hốt, nghi ngờ, bối rối chứ không chịu giữ bình tĩnh và tin chắc rằng Chúa vẫn tiếp tục ở với chúng ta.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con tín thác vào Chúa và luôn luôn biết Thánh ý Chúa trên hết mọi sự ở đời này. Amen.**

 

Thứ tư, 15/02/2017

Đề tài: CHÚA CHỮA NGƯỜI MÙ

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Marco (Mc 8, 22-26)

22 Đức Giê-su và các môn đệ đến Bết-xai-đa. Người ta dẫn một người mù đến và nài xin Đức Giê-su sờ vào anh ta.23 Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: "Anh có thấy gì không? "24 Anh ngước mắt lên và thưa: "Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại."25 Rồi Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn; anh thấy tỏ tường mọi sự.26 Người cho anh về nhà và dặn: "Anh đừng có vào làng."

SUY NIỆM:

1/Mù loà là một trong những bệnh tật gây khốn khó nhất cho con người, thế nhưng chúng ta vẫn thấy có rất nhiều người cố gắng sống vui tươi và hữu ích. Họ vẫn sống lạc quan khi học hành, làm việc, ca hát, vui chơi vì họ tin rằng một ngày nào đó họ sẽ được chữa lành.

2/Đối với anh mù trong câu chuyện Phúc Âm hôm nay: Ngày vui đó chính là ngày anh gặp được Đức Ki-tô và được Chúa chữa lành.

3/Qua cách sống của anh mù, Chúa muốn chúng ta phải có tinh thần lạc quan và vui sống, luôn tin tưởng vào Chúa, cho dù cuộc đời anh có nhiều vất vả gian nan, nhưng anh thấy đời vẫn tươi đẹp vì có Thiên Chúa luôn hiện diện bên anh.

4/Rút ra từ bài học hôm nay: Chúng ta hãy luôn sống vui tươi, bình an và luôn tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa.

5/Phép lạ hôm nay xảy ra sau khi Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều. Lần thứ hai và trước khi Phê-rô tuyên xưng niềm tin Đức Giê-su là con Thiên Chúa, vào khoảng giữa năm thứ hai của đời sống công khai của Chúa Giê-su, tại thành phố Bessaida miền Galile.

6/Hôm nay Chúa làm phép lạ có hơi cầu kỳ, khác thường, Chúa muốn chữa dần dần như vậy để chuẩn bị lòng tin. Cho nên người mù sau khi được sáng mắt thì anh ta đã hết lòng tin tưởng vào Chúa Giê-su.

7/Hôm nay Chúa chữa lành cho anh mù hết bệnh cả hai loại mắt: Mắt thể xác và mắt linh hồn, đồng nghĩa với việc anh ta tìm được ánh sáng tự nhiên và cả ánh sáng siêu nhiên. Bài Tin Mừng hôm nay Chúa muốn khẳng định rằng : Đức tin là điều tối cần cho việc sống đạo.

8/Vì vậy, chúng ta cần tin rằng : Trên vạn nẻo đường đời, không phải chúng ta phải nhọc công đi tìm Chúa nhưng là chính Chúa theo đuổi và tìm kiếm chúng ta. Một điều nữa giúp chúng ta củng cố niềm tin đó là : Trong mọi biến cố của cuộc đời, lúc nào Thiên Chúa cũng hiện diện và có mặt kịp thời, cho dù trong an vui hạnh phúc hay lúc thất bại khổ đau, và mời gọi chúng ta hãy mạnh dạn tin tưởng vào tình thương của Ngài.

9/Cho dù xem ra những lúc chúng ta gạt bỏ và từ khước Ngài, thì Chúa vẫn tiếp tục theo đuổi chúng ta. Ngài đúng là người tình chung thuỷ, lúc nào Ngài cũng chờ đợi, nài nỉ, vỗ về, tha thứ và mời gọi chúng ta.

10/Vì Thiên Chúa quá yêu thương chúng ta, nên chúng ta phải luôn tin tưởng vào Chúa trong bất cứ hoàn cảnh vui hay buồn. Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Chúa, hãy phó thác, tin tưởng vào Chúa ngay khi chúng ta vấp ngã vì yếu đuối, hãy hết lòng trông cậy vào lòng từ bi hay tha thứ của Chúa.

Cầu Nguyện: Lạy Chúa, chính vì mắt chúng con mù loà nên chúng con không thể nhận ra những ơn phần hồn, phần xác. Xin Chúa thương chữa lành, để con có thể thấy Chúa ở khắp nơi. Thấy mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của con là vì lợi ích cho linh hồn con, Con xin cảm tạ Chúa bằng tâm tình của người mù hôm nay. Amen.**

 

Thứ năm, 16/02/2017

Đề tài: CHÚA BÁO TRƯỚC PHẦN THƯỞNG VÀ NHỮNG KHỐN KHÓ CHO NHỮNG NHỮNG AI ĐI THEO CHÚA

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Marco (Mc 8,27-33)

27 Đức Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai? "28 Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó."29 Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phê-rô trả lời: "Thầy là Đấng Ki-tô."30 Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.

31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người.33 Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."

SUY NIỆM:

1/Vào thời Thế Chiến thứ 2, giữa Đồng Minh và Đức Quốc xã. Thánh Maximilianô Kolbê đã dám hy sinh mạng sống của mình để chuộc mạng cho một bạn tù khác, Ngài đã được Đức Gioan Paul II phong lên bậc hiển thánh vào năm 1982.

2/Hôm nay Chúa Giê-su cũng muốn báo trước cho các môn đệ biết con đường thập giá mà Chúa sắp đi qua, chính con đường này mà Ngài đã mang ơn cứu độ đến cho nhân loại.

3/Con đường theo Chúa có rất nhiều gian nan thử thách, cạm bẫy, khó khăn đang chờ đón người môn đệ Chúa. Nếu chúng ta can đảm đối diện với những thứ đó bằng tâm tình phó thác và yêu mến Chúa thì cũng chính là lúc chúng ta cùng vác thập giá với Đức Ki-tô.

4/Tất cả những ai đi theo Chúa, gắn bó với Chúa, thì Chúa sẽ không để họ phải thất vọng. Bởi vì phần thưởng mà Chúa dành cho họ thật lớn lao, đó là sự sống vĩnh cửu với Thiên Chúa ở đời sau.

5/Một câu hỏi được đặt ra: Chúa Giê-su là ai? Theo như cảm nhận của các môn đệ thì dân chúng rất hoang mang về Chúa Giê-su. Họ chỉ nhận ra Chúa ở một khía cạnh nào đó, có thể là một Ngôn Sứ vĩ đại cỡ như Elia hoặc Gioan Tẩy Giả.

6/Còn đối với các môn đệ thì : Chúa Giê-su chính là Đức Ki-tô, vị thiên sai, mà cụ thể nhất chính là lời long trọng tuyên xưng của Phê-rô: “Thầy là Đấng Ki-tô”.

7/Giữa hai luồng tư tưởng, lại có sự trái ngược : Dân chúng chỉ coi Đức Giê-su như kẻ dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Còn Phê-rô lại tuyên xưng chính Chúa Giê-su là Đấng Thiên Sai, là con Thiên Chúa, là Đấng được sai đến để cứu chuộc nhân loại.

8/Chính Chúa Giê-su đã xác nhận lời tuyên xưng của Phê-rô là đúng, và Chúa còn báo trước cho các ông biết : cách mà Ngài thực hiện sứ mạng cứu độ ấy như thế nào. Ngài bị trao nộp, bị hành hung, bị giết chết và tất cả đều diễn ra đúng như lời Chúa tiên báo.

9/Dân chúng hôm nay cũng đặt ra cho chúng ta một câu hỏi : Người khác có nhận ra tôi là Ki-tô hữu hay không? Cách mà chúng ta hiện diện, cách chúng ta cư xử, sống, hành động, giao tiếp, có giúp cho người khác nhận ra chúng ta là Ki-tô hữu hay không? Chúng ta phải tự xưng, tự giới thiệu hay chỉ cần cách chúng ta sống sẽ giúp người khác nhận ra chúng ta là Ki-tô hữu và cảm phục chúng ta?

10/Chúa Giê-su đã đi con đường đau khổ mới tới được vinh quang/ Bởi vì đường Thánh Giá mang chúng ta đến sự sống vĩnh cửu. Vì thế, khi chúng ta sống trong nghèo hèn cơ cực, chúng ta hãy tự nhủ mình rằng : Chúng ta đã đi chung đường với Đức Ki-tô cho nên thập giá là bình thường, không đau khổ mới là sống khác thường. Cho nên đường Thánh Giá mới đưa ta tới vinh quang Phục Sinh.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Xin cho con vui lòng vác Thập giá theo Chúa, để chúng con cũng được Phục Sinh với Chúa trong Nước hằng sống. Amen.**

 

Thứ sáu, 17/02/2017

Đề tài: ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐI THEO CHÚA

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Marco (Mc 8,34-9,1)

34 Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.36 Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?37 Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?38 Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người."

Mc 9: 1 Đức Giê-su còn nói với họ: "Tôi bảo thật các người: trong số những người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết, trước khi thấy Triều Đại Thiên Chúa đến, đầy uy lực."

SUY NIỆM:

1/Một ông nông dân đi làm, chợt nhìn thấy một thanh niên mình đầy vết máu nằm ở vệ đường. Trong lòng ông bỗng nổi lên một sự giằng co: Cứu giúp hay cứ bỏ mặc? Nếu cứu giúp thì có thể anh bị phiền hà, bị đổ tội. Ngược lại nếu ông bỏ mặc thì trong lòng ông lại cảm thấy bất an. Cuối cùng ông chọn giải pháp thứ nhất.

2/Thiên Chúa ban món quà lớn nhất cho con người chính là sự sống. Ai cũng chỉ có một đời để sống, tuy nhiên vì một mục đích cao cả nào đó, chúng ta có thể hy sinh cả tính mạng mình.

3/Khi Chúa Giê-su mời gọi mọi người đi theo mình, Ngài đòi hỏi người đi theo phải từ bỏ chính mình, cùng sống, cùng chịu đau khổ, cùng vác thập giá, cùng chết với Người. Sau đó là cùng Phục Sinh và cùng hưởng phúc với Người.

4/Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta đi theo Chúa. Từ bỏ mình chính là từ bỏ những tính mê tật xấu, từ bỏ tái tôi kiêu ngạo, tự ái để yêu thương và phục vụ tha nhân.

5/Hôm nay Chúa đưa ra ba lời khuyên: Lời khuyên thứ nhất Chúa bảo “Hãy vác thập giá mà theo Chúa”, nghĩa là chúng ta phải đi theo con đường Chúa đã đi. Chúa chịu khổ, chịu chết thì chúng ta cũng phải chấp nhận những đau khổ, trái ý trong cuộc sống để cứu lấy mình. Cũng có nghĩa là chúng ta vác thập giá mà theo Chúa.

6/“Được cả thế gian mà mất linh hồn”: Nghĩa là nếu được tất cả mà mất linh hồn thì ích gì. Ý Chúa muốn dạy rằng: Không có gì có thể so sánh với linh hồn mình, phải sẵn sàng hy sinh tất cả để cứu linh hồn mình, chứ đừng nên làm điều ngược lại. Chúng ta mất thứ gì khác thì có thể tìm lại được nhưng nếu mất linh hồn là mất đời đời.

7/Thứ ba: “Ai hổ thẹn vì tôi”. Nghĩa là ai không dám tuyên xưng Chúa là gián tiếp chối Chúa. Chúng ta thường không dám công khai chối Chúa, nhưng thiếu gì cách chúng ta gián tiếp chối Chúa, như khi chúng ta ăn nói thô tục, thiếu bác ái trong lời nói, làm ăn xảo quyệt, gian dối. Vì nếu chúng ta ăn nói, sống như vậy thì làm sao người khác nhận ra Chúa được.

8/Chúng ta chối Chúa khi chúng ta ngại đến nhà thờ đọc kinh thờ phượng Chúa, không dám xưng mình là người công giáo khi ra ăn ở nơi quán xá mà không chịu làm dấu thánh giá trước khi ăn, khi người khác phỉ báng đạo Chúa ta nghe mà không dám lên tiếng bênh vực, khi bị chỉ trích.

9/Sống đạo như thế là họ đã mặc nhiên chối Chúa trước mặt người đời, vì khi chúng ta im lặng trước sự dữ thì cũng có nghĩa là chúng ta đồng ý, đồng loã, bao che với những điều xấu.

10/Mỗi người hãy tự kiểm điểm lại mình xem: Chúng ta đã thực hành ba điều Chúa dạy như thế nào? Chúng ta có vui lòng vác thập giá mình mà đi theo Chúa không? Chúng ta có dùng hết sức mình đi tìm kiếm lợi lộc trần thế để mà bỏ Chúa hay không? Có bao giờ chúng ta gián tiếp hay trực tiếp chối Chúa hay không?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con hiểu Chúa, tin Chúa, yêu Chúa trên hết mọi sự và dùng cả đời mình để làm chứng cho Chúa bằng việc sống bác ái yêu thương. Xin giúp con sống vì Chúa và vì tha nhân mà thôi. Amen.**

 

Thứ bảy, 18/02/2017

Đề tài: CHÚA GIÊ-SU HIỂN DUNG

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Marco (Mc 9, 2-13)

2 Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông.3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.4 Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su.5 Bấy giờ, ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a."6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng.7 Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người."8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông mà thôi.

9 Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì.11 Các ông hỏi Đức Giê-su: "Tại sao các kinh sư lại nói ông Ê-li-a phải đến trước? "12 Người đáp: "Đúng thế, ông Ê-li-a đến trước để chỉnh đốn mọi sự. Vậy sao có lời chép rằng Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê?13 Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến, và họ đã xử với ông theo ý họ muốn, như Sách Thánh đã chép về ông."

SUY NIỆM:

1/ Kể từ khi tổ tông phạm tội, con người mất đi những ơn ngoại nhiên nên cuộc đời ai cũng bếp bênh, đau khổ do bệnh tật, chết chóc, sinh ly. Vì thế con người luôn có ước vọng về một cuộc sống hạnh phúc trường sinh.

2/ Trước đó Chúa Giê-su đã từng báo trước cho các môn đệ biết về cuộc khổ nạn mà Ngài sẽ phải trải qua. Hôm nay Chúa dẫn 3 Môn Đệ thân tín lên một ngọn núi cao, ở đó Chúa cho các ông chiêm ngưỡng dung nhan thần tính chiếu sáng của Ngài.

3/ Khi được chiêm ngắm khung cảnh chói sáng tuyệt vời đó, các ông quá ngạc nhiên nên chẳng biết nói gì, thưa gì cùng Chúa Giê-su. Chỉ có Phê-rô buông một câu nói như đang trong một giấc mơ.

4/ Qua biến cố này, Chúa muốn nhắc các ông phải kiên vững hơn nữa trong cuộc hành trình đi theo Người. Bởi vì nguồn gốc của Ngài là Thiên Chúa, mà vinh quang của Ngài là chốn trời cao.

5/ Qua cảnh tượng Chúa Giê-su hiển dung, hôm xưa cũng như hôm nay, Chúa nhắc chúng con phải luôn khao khát, ước mong sau này được về Trời, được gặp Chúa, được chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa. Thứ vinh quang rạng ngời đó ở trần gian không bao giờ có, và cũng không thể so sánh được.

6/ Sự kiện Chúa Giê-su hiển dung thì 3 Tin Mừng Nhất Lãm đều không nói rõ thời gian xảy ra, cũng không nói rõ đã xảy ra ở nơi nào. Nhưng theo truyền khẩu thì sự kiện này xảy ra trên núi Tabor, một ngọn núi trọc, cao cỡ 300m ở mạn Đông-Nam Nazaret.

7/ Cùng đi với Chúa Giê-su, có 3 môn đệ thân tín. Trong lúc Chúa hiển dung thì có 2 nhân vật nổi tiếng thời Cựu Ước xuất hiện, đó là Moisen và Elia, hai môn đệ này đã đàm đạo với Chúa Giê-su, để làm chứng cho mọi người biết : Chúa Giê-su chính là Đấng mà Moisen nói trong sách luật, còn Elia như là ngôn sứ dọn đường cho Chúa.

8/ Hôm nay khi Chúa hiển dung, có tiếng Chúa Cha phán trong đám mây, xác nhận Chúa Giê-su là con của Ngài và truyền cho các môn đệ hãy nghe lời Ngài dạy dỗ.

9/ Lời này cũng giống hệt như lời phán khi Chúa Giê-su vừa chịu phép rửa xong. Như vậy, một lần nữa Chúa Cha đã công khai xác nhận với các môn đệ rằng: Chúa Giê-su chính là Đấng Messia, đấng được Thiên Chúa sai đến => Hãy nghe và tuân giữ lời Ngài.

10/ Việc Chúa hiển dung có ý nghĩa như thế nào? Nghĩa là Chúa thay hình đổi dạng trước mắt các ông, dung mạo Chúa khác thường. Có nghĩa rằng : Đây mới là chân tướng đích thực của Ngài. Ý Chúa Giê-su muốn nói với các môn đệ: Ngài là vinh quang của Thiên Chúa.

11/ Mục tiêu của việc hiển dung là : Để củng cố lòng tin cho các môn đệ, khích lệ cho các ông đừng ngã lòng khi thấy Chúa chịu khổ hình, chết và phục sinh. Nếu không cho các môn đệ biết thì sợ các ông không chấp nhận nổi, nên trong sự kiện hiển dung hôm nay Chúa muốn các ông biết rằng : Chúa sẽ vinh quang sáng láng như vậy sau khi phục sinh.

12/ Nói tóm lại : Muốn được vinh quang với Chúa thì phải trải qua cuộc khổ nạn như Ngài, một thử thách đầy đau thương.

13/ Bài học chúng ta phải ghi nhớ, đó là: Chúa phải chọn con đường thập giá để đi tới vinh quang. Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy đi theo con đường Ngài đi.

14/ Chúa nói thế nào? Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo. Thập giá của Chúa thì quá nặng nề đau đớn, còn thập giá của chúng ta chỉ là những đau khổ hàng ngày, ai lại không có, ai mà không đau khổ.

15/ Những đau khổ này là hậu quả của tội, Chúa chẳng muốn mà chúng ta cũng chẳng muốn, nhưng nó cứ luôn xảy đến. Chúng ta hãy xin ơn trợ giúp và bình an giải quyết sao cho đẹp ý Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù con là phàm nhân, xin Chúa giúp con luôn ngưỡng vọng về trời cao, nơi có nguồn hạnh phúc vĩnh cửu bên Chúa. Amen.**

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2554
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1816
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11428081
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top