Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 17 Thường Niên - C 2016 / Giuse Luca

Chia sẻ Lời Chúa hằng ngày

Thứ 2 -> Thứ 7  /  Tuần 17 Thường Niên C (25/07 -> 30/07/2016)

Thứ hai, 25/07/2016

Đề tài: PHỤC VỤ ĐÚNG CÁCH  

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Matheu (Mt 20,20-28)

20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. 21 Người hỏi bà: "Bà muốn gì? " Bà thưa: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy." 22 Đức Giê-su bảo: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? " Họ đáp: "Thưa uống nổi." 23 Đức Giê-su bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầ y đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được." 24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. 25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. 27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. 28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người."

SUY NIỆM:

1/ Trong dánh sách 12 Tông Đồ Chúa chọn/ có 2 người cùng mang tên Giacôbê: Một người là anh của Thánh Yoan Tông Đồ, cả hai cùng là con ông Giêbêđê, Ông có tên là Giacôbê Tiền, còn một người là Giacôbê nữa con ông Alphe, mang tên là Giacôbê Hậu. Giacôbê Tiền được kính vào ngày 25/07 hàng năm.

2/ Giacôbê Tiền xuất thân trong một gia đình ngư phủ tương đối khá giả ở Betsaida.Thân sinh là ông Giêbêđê (Mc 1,19-20). Giacôbê là một trong 4 Môn Đệ được kêu gọi đầu tiên tại biển hồ Galile (Mc 1, 16-20).

3/ Trong các biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu thì vị Tông Đồ này luôn có mặt. Ông đã chứng kiến Chúa chữa cho bà nhạc mẫu Thánh Phê-rô khỏi bệnh (Mt 1,29-31), con gái ông Giairô sống lại (Mc 5, 37-43), Chúa biến hình trên núi (Mc 9,2-8), và lúc chúa Giêsu hấp hối ở vườn cây dầu (Mt 26,37).

4/ Hai anh Hai anh em Giacôbê và Gioan được Chúa đặt cho một biệt hiệu khá nổi là: "Boanergès": Có nghĩa là con thần sấm sét (Mc 3,17). Chắc cũng vì cá tính của Giacôbê nóng nảy khi Chúa Giêsu và các Môn Đệ đi vào một làng Samari và dân làng này không đón tiếp. Thấy vậy, Giacôbê và Gioan cùng đề nghị xin Chúa thiêu đốt thành này (Lc 9, 54).

5/ Theo sách Công vụ kể lại thì Thánh Giacôbê chịu tử đạo đầu tiên dưới thời vua Hêrôđê Agrippas I, vào khoảng năm 44 (SG): Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê (Cv 12,1-2). Đây là thời kỳ bách hại dữ dội trong suốt ba thế kỷ đầu và chỉ tạm lắng sau sắc chỉ Milan của hòang đế Constantinople vào năm 313.

6/ Thi hài của Thánh nhân được cải táng về Santiago De Conpostela bên Tây Ban Nha/ và nơi đây trở thành một trong những nơi hành hương nổi tiếng thời trung cổ, và là đền thánh đức tin cho toàn thể Châu Âu.

7/ Giacôbê được Chúa yêu thương cách riêng: Ngài là một trong ba vị được chứng kiến biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, Ngài là một trong ba Tông Đồ cùng đi với Chúa Giêsu vào vườn Cây Dầu lúc khởi đầu cuộc Thương Khó.

8/ Bà mẹ của các con ông Giêbêđê cùng với các con đến gặp Chúa Giêsu/ Bà xin Chúa dành cho các con của bà hai chỗ ưu tiên trong nước vinh quang mà Ngài sắp đến. Chúa Giêsu quay sang hai anh em và hỏi họ có thể chia sẻ số phận với Người không? Và Chúa đề nghị họ uống chung chén với Người. Đây là một dấu chỉ của tình thân hữu. Cả hai người cùng đáp: “Thưa được”.

9/ Thánh Clementê thành Alexandria kể lại: Khi vị tông đồ nước Tây Ban Nha được điệu ra trước tòa xử, thần thái của Ngài liêm chính đến độ kẻ tố cáo Ngài sau đó đã đến xin Ngài tha lỗi. Thánh Giacôbê đã ôm hôn kẻ tố cáo mình, và nói: “Anh hãy bình an”. Hai người sau đó cùng được hưởng triều thiên tử đạo.

10/ Khi suy về cuộc đời thánh Giacôbê: Chúng ta được lợi khi nhìn thấy những khuyết điểm của thánh nhân, cũng như của các Tông Đồ khác. Các ngài thiếu can trường, thiếu khôn ngoan, cũng chẳng đơn sơ. Các ngài cũng ham hố, hiếu thắng, thích tranh cãi và thiếu đức tin. Tuy nhiên, thánh Giacôbê là vị Tông Đồ được tử đạo. Như thế, thì Thiên Chúa cũng có thể ban ơn phù trợ, cũng có thể thực hiện phép lạ nơi chúng ta.

11/ Ngày nay trên thiên quốc, thánh Giacôbê ắt phải tri ân Thiên Chúa rất nhiều vì đã hướng dẫn thánh nhân đi con đường khác với con đường mà ngài đã mơ tưởng trước đó.

12/ Thiên Chúa là Đấng tốt lành, vô cùng khôn ngoan, và tràn  đầy yêu thương vượt quá trí hiểu của chúng ta. Trong nhiều trường hợp, Chúa không ban cho chúng ta những điều chúng ta xin (như thánh Giacôbê xin), nhưng đó lại là điều thích hợp và lợi ích nhất cho chúng ta.

13/ Thánh Gioan Kim Khẩu viết: Chúng ta hãy xem xét cách  Chúa Giêsu đặt câu hỏi với Thánh Giacôbê như một lời vừa mời gọi, vừa nói khích. Chúa không nói: “Ngươi có dám chịu đổ máu không?” Nhưng Chúa lại hỏi: ‘Ngươi có thể uống chén Ta sẽ uống hay không?”

14/ Chúa Giêsu gọi cuộc Khổ Nạn của chúa là phép rửa, để nhấn mạnh đến những đau khổ của Người, sẽ là nguyên nhân, là khởi đầu cho cuộc thanh tẩy toàn thể nhân loại. Chúa cũng đang mời gọi chúng ta. Chúa cũng khuyến khích chúng ta đừng đầu hàng, đừng chán nản khi những khuyết điểm, yếu đuối của mình quá lớn, quá rõ rệt. Nếu chúng ta đến với Chúa Giêsu để xin ơn trợ giúp, Chúa sẽ ban cho chúng ta ơn can đảm để tiếp tục trung thành với sứ mạng, vì Chúa luôn nhẫn nại và cho chúng ta có đủ thời gian cần thiết để cải thiện tính nết xấu và luyện tập nhân đức.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Thánh Giacôbê vinh dự là Tông Đồ đầu tiên chịu tử đạo, để làm chứng cho Tin Mừng. Xin Chúa ban cho con được ơn sức mạnh nhờ vào lời chuyển cầu của Thánh nhân, để con luôn được ơn nâng đỡ, phù trì. Amen.

 

Thứ ba, 26/07/2016

Đề tài: THIÊN CHÚA LUÔN NHẪN NẠI TRONG VIỆC XÉT XỬ

KÍNH THÁNH JOACHIM & THÁNH ANNA – SONG THÂN ĐỨC MARIA

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 13,36-43)

36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe." 37 Người đáp: "Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. 40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.  41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.

SUY NIỆM:

1/ Ở thời đại nào cũng có những người muốn sàng lọc xã hội. Từ xa xưa có Tần Thủy Hoàng/ thời đại gần đây thì có Hiller, Pônpốt, gần đây nữa thì thường xảy ra các cuộc nội chiến. Nếu họ làm vì mục đích thấp hèn thì họ luôn coi thường công bình, bác ái/ cho nên sinh mạng con người bị họ đánh giá rẻ mạt.

2/ Dụ Ngôn cỏ lùng trong ruộng lúa qua bài Phúc Âm hôm nay cho con thấy Thiên Chúa xử sự rất kiên nhẫn. Ngài luôn đợi đến ngày cuối cùng mới ra tay phán xét để phân biệt kẻ dữ người lành.

3/ Thiên Chúa luôn xót thương nên lúc nào Ngài cũng kiên nhẫn chờ đợi ngày chúng con quay về nẻo chính đường ngay. Hôm nay con là người xấu, nhưng ngày mai con có thể trở thành người tốt hay ngược lại.

4/ Bài học Chúa muốn dạy con là chớ vội đánh giá người khác và cũng không nên quá tự mãn về mình. Mọi người cần phải tận dụng thời giờ và cơ hội Chúa ban để càng ngày càng tự hoàn thiện mình và sống tốt lành như Cha trên trời.

5/ Chúa Giêsu đã giải thích ý nghĩa Dụ Ngôn: Người gieo giống là Chúa Giêsu, hạt giống tốt là con cái Chúa, thửa ruộng là thế gian, là nơi con người sống và làm việc/ Cỏ lùng là người xấu, là kẻ dữ,là kẻ thù, là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế, lúa tốt là người lành thánh, được thưởng vào Thiên Đàng, cỏ lùng là người xấu, bị đốt đi, bị cho vào hỏa ngục.

6/ Dụ Ngôn này hợp lý và rất dễ hiểu. Thế gian có người tốt kẻ xấu lẫn lộn, người lành người dữ sống bên nhau chẳng có nơi nào ở thế gian mà chỉ toàn người tốt, cũng chẳng có nơi nào lại toàn kẻ xấu.

7/ Nhưng có một sự thật từ Dụ Ngôn này: Cỏ lùng là cỏ xấu nên chẳng bao giờ nó thành lúa được. Cũng thế, cây lúa luôn là cây lúa, cho hạt nhiều hay ít chứ không thể nào trở thành cỏ lùng được.

8/ Nhưng con người thì không phải vậy. Bản tính con người khi Chúa vừa tạo thành thì nó tốt lành, nhưng khi lớn lên thì con người tốt hay xấu là do người ta tự thêm vào hay bớt đi/ có người trước kia là lúa tốt, mà nay lại biến thành cỏ lùng/ ngược lại, có người trước kia là cỏ lùng thì bây giờ lại trở thành lúa tốt.

9/ Dĩ nhiên, cũng có người suốt đời là lúa tốt, cũng có người suốt đời làm cỏ lùng.Điều quan trọng chúng ta cần nhớ là: Tới khi chết, chúng ta đang ở trong tình trạng nào, cỏ lùng hay lúa, đó là trách nhiệm tùy vào mỗi người.

9/ Chính vì thế nên yếu tố trách nhiệm cũng như khả năng biến đổi tốt xấu là do ý chí của mỗi người. Chúng ta cần cố gắng giảm thiểu những cái xấu, tức là giảm thiểu tình trạng tội lỗi, tức là cỏ lùng/ và phát triển đến mức tối đa, mức cao nhất những yếu tố tốt lành, thánh thiện tức là trở thành lúa tốt.

10/ Hơn nữa, trong cuộc sống hằng ngày, ngoài việc giảm thiểu cỏ lùng để thêm lúa tốt, tức là: Bớt nghĩ xấu, bớt nói xấu, bớt làm điều xấu và cố gắng gia tăng việc phúc đức. Mỗi người cần cố gắng làm sao để khi nhắm mắt xuôi tay, kết thúc cuộc đời mà vẫn đang ở trong tình trạng lúa tốt.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con mau mau quay về để hưởng được sự khoan hồng của Chúa, xin giúp con luôn biết đoái công chuộc tội.   Amen.

 

Thứ tư, 27/07/2016

Đề tài: KHO BÁU

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 13,44-46)

44 "Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. 
45 "Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.46 Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.

SUY NIỆM:

1/ Câu chuyện của Đức Hồng Y Cardjin, người sáng lập phong trào Thanh Sinh Công, kể lại câu chuyện đời mình: Cha tôi là một công nhân nghèo, khi tôi lên 13 tuổi. Một hôm tôi rón rén xuống nhà bếp, đến gần một bên cha tôi và rụt rè nói “Cha ơi, con có thể tiếp tục học không? Con muốn trở thành Linh mục”, nghe thế người ôm lấy tôi và nói: “Cha sẽ tiếp tục hy sinh để con được làm Linh mục, và người Cha đáng kính của tôi đã hy sinh đến cuối đời để cho tôi được sống trong ơn gọi Linh mục của mình.

2/ Người Ki-tô hữu hôm nay cũng đóng góp nhiều của cải để phát triển Giáo hội, họ dùng của cải trần gian để đánh đổi phần thưởng vĩnh cửu trên Trời. Đó cũng là tinh thần mà chính Giêsu muốn các Môn đệ của Người phải thực hiện.

3/ Trở nên người Môn đệ, cũng chính là chọn Đức Giêsu làm gia nghiệp và sẵn sàng đánh đổi tất cả để sống cho mình. Và vì Người, và chỉ ở nơi Người, chúng ta mới tìm được kho tàng quý giá nhất là sự sống vĩnh cửu. Thật đúng như Lời Chúa dạy: “Ta đến để cho chúng con được sống và sống dồi dào”.

4/ Bài Tin Mừng cho thấy thái độ khôn ngoan của ông nông dân và người lái buôn đá quý. Khi tìm được thứ quý giá, họ liền bán hết sản nghiệp để mua nó, vì họ biết rõ rằng: “Kho báu và viên ngọc đều đáng giá hơn mọi thứ tài sản mà họ đang có.

5/ Hai thứ quý giá mà Chúa Giêsu đưa ra, tiêu biểu cho nước Trời, là thứ cao quý tột bậc mà không có thứ của cải nào sánh bằng. Mọi thứ khác khi đem so sánh đều bị lu mờ đi, và mọi giá trị khác đều phải nhường chỗ.

6/ Nước Trời là phần rỗi, là sự sống đời đời của chúng ta. Nó quý giá đến nỗi của cải thế gian không thể nào sánh bằng, đòi hỏi chúng ta phải tuyệt đối ưu tiên, phải sẵn sàng hy sinh để chiếm đoạt nó cho bằng được.

7/ Khi bước vào trần thế này, ai cũng muốn mở rộng đôi tay để chiếm lấy mọi sự.Thế nhưng khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta lại phải ra đi với hai bàn tay trắng, từ cát bụi chúng ta phải trở về với cát bụi. Chỉ có sự sống vĩnh cửu mới tồn tại muôn đời. Chính điều này khiến chúng ta phải lao nhọc tìm kiếm, phải hy sinh trọn vẹn để chiếm hữu nó.

8/ Chúng ta là kẻ phàm tục, luôn bị chi phối bởi những của ăn vật chất, vì đó là nhu cầu cần thiết. Nhưng có một điều quan trọng chúng ta không được quên đó là “Đời này là cõi tạm, nên hãy mau tìm ra ngay những thứ mang giá trị vĩnh cửu và mau đoạt lấy nó ngay kẻo muộn.

9/ Chúng ta hãy nhớ: Đời sống này là một dịp thuận tiện, mỗi ngày là một dịp may đang đi qua mau. Chúng ta luôn có đủ thời giờ, ý chí và tự do để lựa chọn, chiếm được nước trời hay không là do chính mình. Chúng ta hãy học thái độ khôn ngoan của 2 con người trong bài Tin Mừng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con theo Chúa luôn gặp phải những đòi hỏi nghịch lý của Tin Mừng. Nghèo là phúc, mất mát là lợi lộc, cho là nhận lãnh, chết là được sống. Xin Chúa ban cho chúng con ơn khôn ngoan trong việc lựa chọn. Chúng con cầu xin, nhờ Thánh Linh, Chúa chúng con. Amen.

 

Thứ năm, 28/07/2016

Đề tài: PHÂN LOẠI CÁ

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 13,47-53)

47 "Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. 48 Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. 49 Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, 50 rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 51 "Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa hiểu." 52 Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ." 53 Khi Đức Giê-su kể các dụ ngôn ấy xong, Người đi khỏi nơi đó.

SUY NIỆM:

1/ Trong cuộc sống ở trần gian, cái tốt và cái xấu luôn đan xen lẫn lộn/ Cái giả và cái thật luôn đứng chen nhau, khiến cho chúng ta khó lòng mà phân biệt đâu là thật, đâu là giả.

2/ Cuộc đời tại thế của con cái Chúa là thời gian thử luyện. Nơi đây kẻ tốt người xấu luôn sống cùng nhau, ta có thể trở nên tốt hay xấu là do sự lựa chọn của mình. Sự lựa chọn này đôi khi khiến cho linh hồn ta giằng co, rối rắm.

3/ Chúa Giêsu bảo chúng ta luôn phải biết tỉnh thức cầu nguyện để khỏi sa vào chước cám dỗ/ và cũng để khỏi trở thành kẻ xấu, cá xấu.

4/ Người Môn Đệ của Chúa phải luôn sống gương mẫu, công chính. Vì nếu đợi đến ngày chung thẩm, thì mọi chuyện sẽ đầy bất ngờ, Thiên Chúa sẽ phân định cá tốt, cá xấu để luận phạt hay ban thưởng vinh quang. Mọi sự đều tùy vào chúng ta.

5/ Dụ Ngôn hôm nay cũng không khác gì Dụ Ngôn cỏ lùng. Cả hai cùng nói về vấn đề kẻ tốt người xấu sống lẫn lộn nhau và sự phân biệt tốt xấu chỉ thật sự diễn ra vào ngày chung thẩm, là ngày phán xét cuối cùng.

6/ Việc chọn lựa cá tốt cá xấu là việc của ngư phủ sau khi lưới được kéo vào bờ. Cá tốt, cá to thì thu gom lại/ cá xấu, cá nhỏ thì loại bỏ đi. Chúa Giêsu muốn dùng hình ảnh này để ám chỉ nước Chúa.

7/ Giáo hội Chúa cũng có nhiều thành phần khác nhau, tốt xấu khác nhau. Ai cũng có thể vào trong giáo hội, không phân biệt, không kỳ thị, không kén chọn. Tuy nhiên, sẽ có một ngày Chúa phân xử, chọn lựa kỹ càng/ tới lúc đó Thiên Chúa mới quyết định ai là người tốt, ai là con cái thật của Thiên Chúa, ai là kẻ giả mạo.

8/ Chúa Giêsu còn nói rõ: Thiên Thần sẽ tách biệt giữa kẻ xấu và người công chính/ kẻ xấu sẽ bị ném vào lò lửa, nơi đó lửa không hề tắt/ còn người công chính sẽ sáng chói như mặt trời.

9/ Dụ Ngôn này nói lên 2 ý chính: Thứ nhất, ở nơi trần thế này kẻ tốt người xấu được ở bên nhau, cùng chung sống với nhau/ Thứ hai, tới ngày tận thế thì kẻ dữ sẽ bị nghiêm trị, phán xét và bị phạt.

10/ Lúc ấy kẻ lành, kẻ dữ sẽ vĩnh viễn xa nhau. Cho nên Dụ Ngôn này cũng có ý minh chứng rằng: Nước trời gồm 2 chặng rõ rệt: chặng trần thế và chặng tận thế/ chặng trần thế dành chung cho mọi người, mọi nơi, mọi thời đại cho tới ngày tận thế.

11/ Chặng tận thế sẽ được phân định rõ ràng giữa kẻ lành và người dữ/ giữa nơi ở hạnh phúc và nơi ở khốn cùng. Đây là điều chúng ta cần suy nghĩ cho nghiêm chỉnh.

12/ Đây là đời tạm, đời sau mới là vĩnh viễn. Nhưng cuộc sống đời này lại có giá trị quyết định cho số phận đời sau/ có nghĩa là Thiên Chúa sẽ căn cứ vào những tháng năm chúng ta sống ở trần gian để mà thưởng phạt chúng ta. Vì thế chúng ta phải biết lựa chọn giữa hàng ngũ kẻ tốt và người xấu, phải làm lành lánh dữ, phải tỉnh thức, phải lập công.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy hướng dẫn và dạy dỗ con để con luôn trở nên những con người tốt trước mặt Chúa trong ngày chung thẩm. Amen.***

 

Thứ sáu, 29/07/2016

Đề tài: LỄ KÍNH THÁNH MATTA

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca (Lc 10,38-42)

38 Trong khi thầy trò đi đường, Đức Giê-su vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. 39 Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. 40 Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: "Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!" 41 Chúa đáp: "Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! 42 Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi."

SUY NIỆM:

1/ Trong những năm công khai giảng dạy, Chúa Giêsu được nhiều người thương mến và giúp đỡ. Trong số đó những người phụ nữ đi theo Chúa, đặc biệt có một gia đình mà Chúa thường đến thăm và quan tâm tận tình. Đó là chị em trong gia đình Matta, các Tin Mừng ghi nhận có ít là 3 lần (Lc 10, 38-42/ Yn 11, 1-45/ Yn 12, 1-11).

2/ Nói đến Matta, chúng ta không quên nhắc đến một địa danh lịch sử, gắn liền với tên tuổi của Thánh nữ. Trong cuốn “Hành hương đất Thánh”, LM Nguyễn Hữu An có viết: Bêtania một làng nằm ở phía đông nam núi cây dầu, thuộc vùng phụ cận Giêrusalem, trên đường nối liền với Giêricô. Bêtania bây giờ là Elazariyeh (nhà của Lazarô) .Nhìn từ xa, làng Bêtania được mô tả như là “nơi tốt đẹp đáng ghi nhớ, nơi ẩn náu của sự bình yên”.

3/ Bêtania bây giờ cũng chỉ là một làng nhỏ. Dân số hiện nay khoảng 5 nghìn người. Bêtania ngày nay là vùng đất tự do, chẳng thuộc quản lý của Israel hay của Palestine. Từ Giêrusalem về Bêtania xe hơi chạy khoảng một giờ đồng hồ.

4/ Câu chuyện Chúa Giêsu cùng các Tông Đồ vào nhà Matta nghỉ ngơi, khi các Ngài đang trên đường rao giảng Tin Mừng cho chúng ta hình dung được một nét đẹp trong bức chân dung của người Tông đồ phục vụ anh chị em mình.

5/ Trong khi cô em ngồi lắng nghe lời chúa, thì Matta lại tất bật với công việc một người nội trợ tuyệt vời. Chúa Giêsu không có ý xem nhẹ thái độ đón tiếp của bà. Bởi Chúa cũng cần lắm những cộng sự viên năng nổ, thích hoạt động như Matta.

6/ Chúng ta thử làm một cuộc so sánh giữa hai chị em thì chúng ta phải khẳng định rằng: Maria thiên về đời sống nội tâm, còn Matta thì hướng về sự chia sẻ, trao ban. Cả hai đều có cách thế thể hiện tình yêu nhận lãnh từ Thiên Chúa và trao ban cho con người.

7/ Khi Matta ra chào đón Chúa vào viếng thăm người em trai mới qua đời, Matta đã chân thành bộc bạch cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết, nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên chúa, thì Người cũng sẽ ban cho” (Yn 11,21).

8/ Cho dù Lazarô đã chết, thế nhưng Matta vẫn tin rằng: Chúa Giêsu là sự sống vĩnh cửu của con người. Nói rõ hơn: Matta tin nhận Thầy Giêsu là Đấng Thiên Sai, là Đấng Messia mà Thiên Chúa ban tặng cho nhân lọai.

9/ Thánh Matta còn có một lòng tin tưởng mạnh mẽ đối với Chúa, và phải chăng vì lòng tin ấy mà bà đã đáng cho Chúa ra tận mồ để cải tử hoàn sinh cho em bà Lazarô.

10/ Theo sử gia Barôniô, người ta còn được biết thánh Matta đã không quản ngại đường xa và cũng không sợ nguy hiểm để đi theo Chúa trong những ngày Chúa chịu tử nạn. Bà cùng với Mẹ Maria đã đau đớn chứng kiến cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu trên thập giá. Bà cũng có mặt trong giờ táng xác Chúa. Sau cùng thánh nữ cũng được hạnh phúc trông thấy Chúa hiển vinh trong ngày phục sinh và nhiều lần khác trước khi Chúa về trời.

11/ Sau khi Chúa Giêsu về trời, người Do thái cố chấp bắt đầu truy nã ráo riết và khủng bố các môn đệ của Chúa/ và những tín hữu của Ngài. Theo một tục truyền cố cựu nhất thì chính quyền Do thái đã tịch thu tài sản của gia đình thánh nữ rồi bắt các chị em của Matta phải sống lênh đênh trên một chiếc thuyền mục nát trong biển cả không có buồm, không có mái chèo.

12/ Thiên Chúa quyền năng không bỏ rơi những con người đã phó thác vào Chúa, tin tưởng và mến yêu Người. Thiên Chúa đã hướng dẫn con thuyền của chị em Matta cập bến Marsillia bình an vô sự. Dân thành đã đổ xô ra đón tiếp và hỏi han về gia đình thánh nữ, về cuộc hành trình kỳ lạ này/ và nhận ra các ngài là phái đoàn Thiên Chúa gởi tới để rao giảng Phúc Âm cho mình. Từ đó họ đua nhau trở lại chịu phép rửa tội. Họ ngoan ngoãn tuân giữ những lời chỉ giáo huấn vàng ngọc của các tông đồ tiên khởi ấy. Mấy năm sau, Lazarô được cử làm giám mục Massilia, nước Pháp.

13/ Tương truyền rằng sau khi thánh nữ Matta qua đời, một thiên thần hiện đến cùng Đức Giám mục Périgeaux và truyền phải đem mai táng xác thánh nữ ở Tarascon. Từ đó Tarascon trở nên nơi hành hương sầm uất, ngày ngày nhiều người đến khấn xin trên mồ của thánh nữ. Nơi đây Chúa chữa nhiều người nhờ vào lời bầu cử của thánh nữ.

14/ Đầu thế kỷ 6, Hoàng đế Clovis bị bệnh thận rất nặng, các bác sĩ đều bó tay. Khi nằm ở giường bệnh, hoàng đế nghe nhiều người kể lại các phép lạ nơi mồ thánh nữ. Vì thế, một ngày kia Hoàng đế thân hành đến viếng mồ của Thánh nữ với ý nguyện xin được khỏi cơn bệnh trầm kha. Chúa đã ban cho hoàng đế được như ý. Vừa chạm đến mồ, vua tự nhiên thấy trong mình sảng khoái và hết bệnh. Để ghi ơn thánh nữ, vua đã dâng kính hết khu đất chung quanh và biến Tarascon thành một nơi hành hương đầy thắng cảnh.

Cầu nguyện: Lạy Thánh Matta là nữ đồng trinh đang vinh quang rực rỡ trên Thiên Đàng. Xin cầu cho chúng con là những con người còn lưu lạc ở trần gian biết theo gương yêu mến Chúa tận tình và dám hy sinh mọi sự, để chỉ lấy Chúa làm phần gia nghiệp đời con. Amen.

 

Thứ bảy, 30/07/2016

Đề tài: CHỨC QUYỀN ĐÈ BẸP LƯƠNG TÂM

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 14,1-12)

1 Thời ấy, tiểu vương Hê-rô-đê nghe danh tiếng Đức Giê-su, 2 thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Đó chính là ông Gio-an Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ." 3 Số là vua Hê-rô-đê đã bắt trói ông Gio-an và tống ngục vì bà Hê-rô-đi-a, vợ ông Phi-líp-phê, anh của nhà vua. 4 Ông Gio-an có nói với vua: "Ngài không được phép lấy bà ấy." 5 Vua muốn giết ông Gio-an, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ. 6 Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hê-rô-đi-a đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. 7 Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. 8 Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: "Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả đặt trên mâm." 9 Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. 10 Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gio-an. 11 Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ. 12 Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo cho Đức Giê-su.

SUY NIỆM:

1/ Vua Herode và quan Philato đều biết Chúa Yusus vô tội / nhưng vì quyền lợi, chức quyền nên cả hai cùng để cho tiếng nói lương tâm phải chết, khiến cho Chúa Giêsu và Yoan Tẩy Giả phải chết theo.

2/ Việt Nam đứng vào hàng thứ nhì trên thế  giới về tội ác nạo phá thai. Một trong những nguyên nhân ấy là do chức quyền, danh lợi và sự ích kỷ của bản thân. Một người khổng lồ đi tàn sát một con kiến, một con người lại đi tàn sát một sinh vật chưa phát triển thành con người,nó không có chút khả năng tự vệ nào trong khi miệng họ vẫn không ngừng hô hào: Hãy đối xử nhân đạo với nhau ,hoan hô cái tốt ,hãy sống tốt với nhau .

3/ Vua Herode cho dù không muốn chém đầu Yoan Tẩy Giả, nhưng vì một chút danh dự hảo huyền, ông đã ra tay giết chết vị tiên tri. Sau này quan Philato vẫn tin rằng: Đức Giêsu vô tội, nhưng vì sợ dân Do Thái, sợ mất ghế mà ông đành lòng chấp nhận cho người ta đem Chúa Giêsu đóng đinh vào Thập Giá.

4/ Thánh Phaolo đã nói lên điều nghịch lý này: Điều tôi muốn thì tôi không làm, còn điều tôi không muốn, tôi lại làm.

5/ Nhiều khi người ta cũng vì chút lợi lộc, chút thú vui chóng qua hay chút danh vọng đê hèn mà chúng ta lại cả gan thực hiện những hành vi trái ngược với lời dạy của tin mừng/ và nhẫn tâm chà đạp lên giá trị đạo đức mà Chúa Giêsu vẫn dạy.

6/ Tin Mừng hôm nay ghi lại cái chết của Yoan Tiền Hô. Ông Herode này có tính ham của lạ và khoái nghe hùng biện, vì thế khi ông nghe đồn Yoan giảng rất hay/ cho nên ông mời Yoan đến thuyết trình trong triều, nhưng không phải để nghe giảng thuyết về chân lý mà chỉ là để thưởng thức tài hùng biện của Yoan.

7/ Thánh Yoan muốn chợp lấy cơ hội này để thức tỉnh lương tâm tội lỗi của Herode và Herodiade. Ngài phản đối nhà vua không được lấy vợ của anh mình. Herode phản ứng bằng việc ra lệnh tống giam ông vào ngục.

8/  Phần bà Herodiade thấy thế nhưng vẫn để bụng và không hài lòng/ vì bà cho Yoan là mối cản trở cho hành động sai trái của bà, cho nên bà tìm mọi cách để trả thù cho bằng được thì mới hả dạ.

9/ Dịp may đã đến vào ngày sinh nhật của vua Herode/ Ông mở tiệc mừng với đầy đủ sự có mặt của các bậc khanh tướng công hầu và các mệnh phụ phu nhân. Khi thực khách đã no say và không còn trò gì hứng thú nữa thì ông bày ra một cuộc khiêu vũ với màn trình diễn của một vũ nữ tên là Salome, con gái riêng của bà Herodiade. Herode đang ngà ngà say, lại bị kích thích bởi một vũ điệu ma quái hấp dẫn của nàng vũ nữ nên vua mới lè nhè rằng: Con muốn gì cứ nói, ta sẽ chấp nhận và ông còn thể rằng: Bất cứ điều gì con xin ta cũng cho, dù là một nửa vương quốc của ta. Salome ra ngoài hỏi mẹ, quá trúng ý mình nên Herodiade đã xúi con ra xin cái đầu của Yoan Tẩy Giả.

10/ Thế là Yoan Tiền Hô đã phải chết. Ngài đã bị chém đầu vì bảo vệ chân lý, bảo vệ luân thường đạo lý.

11/ Câu chuyện trên đây cho ta thấy số phận của các Ngôn Sứ. Nếu can đảm bênh vực những điều ngay chính thì thế nào cũng phải thiệt thân/ nhưng Chúa Giêsu lại nói: Phúc cho ai phải chịu đau khổ vì sự công chính.

12/ Phần chúng ta là giáo dân, chúng ta có dám chịu một chút hy sinh, thiệt thòi vì Chúa, noi theo gương của các Thánh tử đạo VN không?

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn can đảm để con vác Thánh Giá hằng ngày mà theo Chúa đến cùng. Amen.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1355
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1523
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11404339
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top