Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia sẻ Lời Chúa Tuần 5 Mùa Chay - C 2016 / Giuse Luca

Chia sẻ Lời Chúa hằng ngày

Thứ 2 -> Thứ 7 / Tuần 5 Mùa Chay C (14/03/2016-> 19/03/2016)

Thứ hai, 14/03/2016

Đề tài: ĐẤNG LÀM CHỨNG CHO ĐỨC GIÊSU

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an. (Ga 8,12-20)

12 Đức Giê-su lại nói với người Do-thái: "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống." 13 Người Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su: "Ông làm chứng cho chính mình; lời chứng của ông không thật! "14 Người trả lời: "Tôi có làm chứng cho chính mình đi nữa, thì lời chứng của tôi vẫn là chứng thật, bởi vì tôi biết tôi từ đâu tới và đi đâu. Còn các ông, các ông không biết tôi từ đâu tới và đi đâu.15 Các ông xét đoán theo kiểu người phàm; phần tôi, tôi không xét đoán ai cả.16 Mà nếu tôi có xét đoán, thì sự xét đoán của tôi vẫn đúng sự thật, vì không phải chỉ có mình tôi, nhưng có tôi và Đấng đã sai tôi.17 Trong Lề Luật của các ông, có chép rằng lời chứng của hai người là chứng thật.18 Tôi làm chứng cho chính mình, và Chúa Cha là Đấng đã sai tôi cũng làm chứng cho tôi."19 Họ liền hỏi Người: "Cha ông ở đâu? " Đức Giê-su đáp: "Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi. Nếu các ông biết tôi, thì hẳn cũng biết Cha tôi."

20 Người đã nói những lời ấy, khi giảng dạy trong Đền Thờ, tại nơi đặt thùng tiền dâng cúng. Không có ai bắt Người, vì giờ của Người chưa đến.

SUY NIỆM:

1/ Giữa một đêm tối tăm mịt mù, người ta đang trông chờ và tìm kiếm một chút ánh sáng trong một căn phòng tối om vì bị cúp điện. Có ai đó bật quẹt châm vào một ngọn nến, tuy cây nến chỉ là một nguồn sáng nhỏ nhoi nhưng nó cũng mang lại một chút ánh sáng ấm áp cho cả căn phòng.

2/ Nhờ ngọn nến kia mà cả căn phòng được chiếu sáng. Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta hãy trở nên ánh sáng cho mọi người.

3/ Vâng nghe theo lời Chúa Giêsu dạy, chúng ta cũng muốn sống theo Người. Chúng ta hãy cố gắng sống sao để cho đời sống của chúng ta trở nên ánh sáng chiếu soi cho mọi người trong môi trường nhỏ bé chúng ta đang sống.

4/ Nếu chúng ta muốn như ngọn nến phát sáng, chúng ta phải đi trong ánh sáng của Chúa, chúng ta không thể tự mình phát sáng nhưng chúng ta cần phải biết nhận lãnh ánh sáng hay phản chiếu ánh sáng từ nơi Thiên Chúa, cũng giống như mặt Moisen phát sáng khi ông được đối diện với Thiên Chúa. Ngài chính là nguồn sáng vĩnh cửu.

5/ Chúa Giêsu nói những lời này khi Ngài đang giảng dạy trong đền thờ, tại nơi đặt thùng tiền dâng cúng. Họ chống đối nhưng không có ai bắt người vì giờ của Người chưa đến.

6/ Trong ngày bế mạc tuần lễ Lều (Yn 7,37a), nước và ánh sáng là hai yếu tố quan trọng trong nghi thức bế mạc kỳ lễ. Nước đã được nói đến trong (Yoan 7, 37-39), riêng trong Tin Mừng hôm nay đang đề cập đến ánh sáng.

7/ Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại lời Chúa Giêsu tự giới thiệu: Tôi là ánh sáng thế gian và cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu với người Do Thái liên quan đến bản thân Ngài.

8/ Sau khi Đức Giêsu dạy một bài học về lòng thương xót qua việc Chúa tha tội cho người phụ nữ ngoại tình (Yn 8,11). Sau đó Chúa giới thiệu cho người Do Thái biết: Chúa là ánh sáng thế gian, nghĩa là Ngài đang trong vai trò Đấng Mạc Khải, Ngài là ánh sáng phá tan bóng tối để chiếu soi cuộc sống cho nhân loại, Ngài cũng là ánh sáng, là con đường dẫn tới Thiên Chúa là nguồn sự sống. (Yn 1,4-5.9/ Yn 3, 19/ Yn 9, 5/ 1Yn 2,8).

9/ Người Phariseu không thèm quan tâm đến lời Chúa nói mà lại để ý đến hình thức và chú trọng đến cách Chúa nói. Vì họ cho rằng lời chứng của Chúa thì không xác thực, nên họ nói: ông làm chứng cho chính ông thì không xác thực.

10/ Chúa Giêsu quả quyết: Cho dù Ngài làm chứng cho chính mình nhưng chứng đó vẫn thật, vì chứng của Ngài tự Trời mà đến. Như vậy cùng lúc Chúa Giêsu cũng giới thiệu mình tự Trời mà đến, nghĩa là Ngài là Đấng Cứu Thế nên lời chứng của Ngài là xác thật.

11/ Chúa Giêsu phân tích như sau: Vì Biệt phái xét đoán theo kiểu người phàm nên lời xét của họ không đúng sự thật. Nhưng nếu Chúa xét đoán, thì sự xét đoán của Chúa đúng sự thật bởi vì Ngài xét đoán theo kiểu Thiên Chúa.

12/ Chúa Giêsu muốn nói đến đòi hỏi của lề luật về việc làm chứng phải có hai người. Có tôi và đấng đã sai tôi. Nên khi Chúa trưng dẫn lời chứng của Người thì còn có lời chứng của Chúa Cha nữa. ở đây Chúa muốn nhấn mạnh đến mối tương quan giữa Người và Chúa Cha, nên Chúa cũng muốn xác nhận lời chứng của Chúa là đúng sự thật.

13/ Các Biệt Phái muốn thấy Chúa Cha cách cụ thể nên đòi Ngài phải cho xem thấy nơi Chúa Cha ở. Đức Giêsu đã chỉ cho họ thấy: Ngài đồng bản tính với Chúa Cha nên “Ai thấy Tôi là đã thấy Chúa Cha”. Đây là cách Chúa đòi hỏi họ phải tin vào Ngài.

14/ Cuối cùng, mặc dù bọn họ rắp tâm bắt Chúa, nhưng giờ của Ngài chưa đến là giờ Ngài chịu chết trên Thập Giá.

15/ Lý do mà Luật sĩ, Biệt phái muốn tìm bắt Chúa Giêsu ? Vì họ gán cho Chúa tội phạm thượng vì dám tự cho mình ngang hàng với Thiên Chúa. Vì thế cho nên Chúa Giêsu đã tìm mọi cơ hội, mọi hình thức để giảng dạy, để đối thoại, để xác định Ngài là Đấng Cứu Thế, là con Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Cha.

16/ Những việc Chúa làm trên đây chỉ cho ta thấy rằng: Không phải nói về Chúa một lần là đủ, tìm hiểu Chúa một lần là xong. Nhưng phải học hỏi, tìm hiểu Chúa luôn mãi và cố gắng rao giảng lời Chúa mọi lúc mọi nơi.

17/ Khi rao giảng lời Chúa, chúng ta phải cố gắng vượt qua mọi thử thách, gian khổ, bách hại. Phải hết sức nhẫn nại kiên trì trong việc rao giảng khi thấy người nghe chưa hiểu, chưa đón nhận.

18/ Khi người nghe nại đến luật làm chứng thì Chúa Giêsu đưa ra lời chứng của Chúa Cha. Khi người nghe muốn thấy Chúa Cha thì Chúa lại dẫn dắt họ cách thấy Chúa Cha là vững tin vào Ngài. Mục đích rao giảng của Chúa là để người nghe nhận ra nguồn gốc thiên tính của Ngài.

19/ Noi gương Chúa Giêsu, các Tông Đồ cũng phải dựa vào nhu cầu thực tế của người nghe để truyền giáo.

20/ Qua phép rửa, chúng ta trở thành Kito hữu. Như vậy chúng ta được tham dự vào ánh sáng của Chúa Cha, chúng con là ánh sáng thế gian, là men trong bột, là muối cho đời.

21/ Muốn làm được điều này chúng ta phải sống đời gương sáng, đời sống gương mẫu, thánh thiện dưới con mắt tha nhân.

22/ Noi gương Chúa Giêsu người Tông Đồ phải tạo cho mình một đời sống đáng tin, đáng tin nhiệm. Nhờ đó lời giảng của chúng ta khiến cho người nghe dễ đón nhận.

23/ Chúa khiển trách thói xét đoán của Biệt Phái, theo kiểu người phàm -> Đó là xét đoán bất công, vụ hình thức, hẹp hòi, ích kỷ, lợi cho mình nhưng hại cho kẻ khác.

24/ Chúng ta cần noi gương Chúa, phải sống khoan dung không xét đoán, thứ tha để được tha thứ.

25/ Họ có óc vụ lề luật, vụ hình thức nên đã đưa ta nhận xét sai lầm về Chúa Giêsu. Điều này Chúa nhắc ta chú ý đến nội dung, đừng vụ hình thức, đến bản chất sự việc hơn là dáng vẻ bề ngoài, lúc đó nhận xét của ta sẽ công bình, khách quan, trung thực hơn.

26/ Biệt phái muốn biết về Chúa Cha cách cụ thể theo đầu óc phàm tục của họ, nhưng Chúa Giêsu đòi họ phải biết Thiên Chúa bằng đức tin. Thiên Chúa vô hình, vì thế ta chỉ biết Thiên Chúa bằng đức tin, mà đức tin ấy phải dựa vào bằng chứng cụ thể nơi con người, lời nói, việc làm của Chúa Giêsu. Nhờ đó chúng ta mới biết rõ về Chúa Cha.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con tỉnh thức để nhìn ngắm và suy niệm con đường Thánh Giá Chúa đã đi để con nhận ra tình thương ơn cứu độ của Chúa. Xin Chúa thánh hóa bản thân con và giúp con sống đúng phẩm giá của một người con Thiên Chúa. Amen.**R

 

TĨNH TÂM MÙA CHAY C 2016 - GX Tân Thái Sơn

Bài giảng số một : do Lm  YUSE ĐẶNG XUÂN AN / Tu đoàn Tông đồ Nhà Chúa.

Người lược ghi: Yuse Luca TRƯƠNG ĐÌNH NGHI

THỨ HAI , 14/03/2016  / LÚC 18.00

ĐỀ TÀI: NGƯỜI CHA NHÂN HẬU / (Lc 15,1-3.11-32)

1/ Thiên Chúa thương yêu chúng ta như thế nào ? Thiên Chúa không chấp tội, nếu Chúa chấp tội thì không ai trong chúng ta còn sống được trên trái đất này .

2/ Luật đời được áp dụng theo hình thức nào ? Công lý luôn đi đôi với hận thù, cả hai thứ luôn đồng hành với nhau, đó là mắt đền mắt, răng đền răng.

3/ Mùa Chay Giáo hội kêu gọi chúng ta làm gì ? Mùa Chay Thiên Chúa kêu gọi chúng ta mau trở về với chính mình, nếu chúng ta muốn nhìn ra bản thân mình đẹp, xấu thế nào, chúng ta cần phải có tấm gương, nếu không soi gương ,làm sao chúng ta có thể nhìn thấy mình. Vì thế chúng ta phải tìm cái gì đó để có thể so sánh .

4/ Chúng ta tìm thấy tấm gương ấy ở đâu ? Phúc Âm hôm nay Chúa cho ta 3 tấm gương để soi: Ta hãy nhìn vào ảnh người Cha là Thiên Chúa, nhìn vào người con cả là Luật sĩ, Biệt phái là những người đang ở trong Giáo hội / nhìn người con thứ là những con người đang đắm chìm trong tội lỗi.(xì ke ,ma túy ,gái điếm , trộm cắp …)

5/ Thánh Augustino đã thưa gì với Thiên Chúa ? Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa, biết con / biết Chúa là Đấng đáng tôn kính, yêu mến, để con yêu mến Chúa. Xin cho con biết con là đứa xấu xa tội lỗi ,để con khinh ghét chính con và ăn ở hiền hòa với anh em con.

6/ Tâm trạng của người con thứ như thế nào ? Mê tiền, muốn có tiền. Đây là chuyện bình thường của mỗi con người trong thời đại hôm nay, ai cũng muốn có nhiều tiền để xây dựng tương lai cuộc sống theo ý mình : có xe, có nhà, có vợ đẹp, con xinh, đầy đủ mọi thứ tiện nghi vật chất…. /Nhưng câu nói “Xin cha chia gia tài cho con ” của anh là quá phủ phàng, chẳng khác nào anh trù cho cha anh mau chết vậy .

7/ Người Do Thái chia gia tài như thế nào ? Theo nguyên tắc của họ: Anh con cả được chia 2 phần, những người còn lại mỗi người chỉ được 1 phần, cho nên người con thứ cũng chỉ được 1 phần. Thay vì phần hoa lợi đó do cha anh hưởng, đàng này anh đem bán hết cho người khác, anh đã cắt đứt tình yêu thương với cha mình và coi như cha mình đã chết.

8/ Tâm tình của người con thứ thế nào ? Anh gom toàn bộ tài sản phần của anh, anh tỏ ra mình là người con bất hiếu. Người cha thì đau đớn trong lòng, còn người con thì vui sướng được làm theo ý mình. Chúng ta cũng nhiều lần coi Thiên Chúa đã chết rồi, giả sử như trước đây Thiên Chúa còn sống thì hôm nay Ngài đã chết rồi, anh đã khước từ tình yêu của cha anh. Chúng ta cũng đã khước từ tình yêu của Thiên Chúa, Adam và Eva cũng khước từ tình yêu của Thiên Chúa. Hậu quả là tổ tông chúng ta đã chuốc lấy đau khổ và bất hạnh / chúng ta sống nếu không có Chúa thì hậu quả cũng y như vậy.

9/ Người con thứ tượng trưng cho những ai ? Họ là những người thu thuế, những người tội lỗi ; họ bị xã hội, Giáo hội Do Thái loại trừ. Nhưng Thiên Chúa thì không, Ngài vẫn hết mực yêu thương và chờ đợi họ .

10/ Hình ảnh người con cả thế nào ? Anh ta xem ra không có tội vì anh đã chu toàn mọi nhiệm vụ. Thế nhưng anh lại không thương cha anh, anh không coi mình là một đứa con, mà chỉ xem mình là người làm công, người làm công thì làm vì tiền, cho nên anh ta đòi công, đòi tiền “Cha xem, bao lâu nay con hầu hạ cha…”. Anh ta tượng trưng cho đám Biệt phái, Luật sĩ; “…mà cha không cho con thứ gì ?”, anh đã mắng chửi vào mặt cha mình, anh không coi ông là cha mình, anh không coi mình là con mà chỉ coi mình như một người làm mướn. Người con cả không nhận ra tình yêu nơi cha mình, anh đã tát vào mặt cha mình bằng một câu nói phũ phàng .

11/ Nếu chúng ta là người con cả thì sẽ thế nào ? Chúng ta cũng chu toàn việc đọc Kinh, dâng Lễ nhưng không có tâm tình cha con, cũng không có tâm tình với anh em mình. Chúng ta khinh bỉ, oán ghét anh em tội lỗi là những người đĩ điếm, xì ke, ma túy, chúng ta sẵn sàng loại trừ họ vì trong trái tim chúng ta không có tình yêu thương.

12/ Một câu chuyện: “Loại trừ Thiên Chúa”: Một hôm có hai vợ chồng kia mang tượng ,ảnh đến xin Cha Sở làm phép để đem về thờ. Cha Sở hết sức vui mừng vì tâm tình sống đạo, thờ Chúa của họ. Nhưng khoảng 3-4 tháng sau, người vợ mang ảnh tượng Chúa ấy trả lại cho Cha Xứ. Cha ngạc nhiên hỏi: Tại sao ? Chị ta với vẻ mặt tức giận nói với Cha Sở rằng: Cha coi, từ khi lấy con tới giờ, đêm nào anh ta cũng về muộn, say xỉn, đánh đập, chửi bới; con đã hết lòng nhịn nhục, to nhỏ khuyên can, ngoài ra con vẫn cầu xin Chúa ban cho gia đình con được bình an hạnh phúc. Thế nhưng nói mãi, khuyên mãi anh cũng chẳng thay đổi gì, cầu xin với Chúa mãi mà Chúa cứ lặng thinh, con chịu hết nỗi nên hôm nay con mang Chúa đến trả cho Cha, con không ở được với một người chồng như thế mãi được, con cũng không cầu xin với Đấng mà suốt ngày chỉ có làm thinh. Chị đã từ chối Chúa và đổ tất cả lỗi lầm ấy cho Chúa.

13/ Khi nào thì chúng ta bỏ Chúa ? Chúng ta đối xử xấu với nhau rồi chúng ta đổ cho Chúa, sau đó chúng ta bỏ Chúa. Chúng ta phân bua với Chúa: Người tội lỗi không hề đi lễ, nhà thờ, nhưng họ làm ăn lại lên như diều gặp gió; còn con đây, lễ nào cũng đi, hội đoàn nào cũng tham gia, lúc nào cũng cầu xin Chúa, nhưng mãi mà Chúa chẳng nhậm lời ,nên con nghèo rớt mầm tơi.

14/ Tâm tình người cha thế nào ? Người cha lòng đầy yêu thương, tuy mắt mờ, chân run, gối mỏi nhưng luôn trông ngóng con mình. Vừa thấy thấp thoáng bóng con từ đàng xa, tim ông đã rung lên vì sung sướng, ông chạy ra ôm nó, hôn lấy hôn để. Còn người con tuy mắt sáng, chân khỏe nhưng trong lòng nó lại không có tình, nó về không phải vì nó thương cha, nhưng nó về vì cái bụng, nó về vì muốn có cơm ăn no .

15/ Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế nào ? Thiên Chúa luôn yêu thương đợi chờ chúng ta, Ngài sắm áo mới (áo cưới) là ban ơn cứu độ// nhẫn mới là phục hồi quyền làm con, là quyền thừa kế / mang giày mới là sự tự do, người nô lệ chỉ đi chân đất, người con mới được mang giày. Người cha đã phục hồi toàn bộ quyền lợi cho đứa con vì yêu thương .

16/ Người con cả đã đối xử với em mình như thế nào ? Người con cả không thương em, không coi nó là em mình. Người Công giáo với nhau cũng nghi kỵ nhau, không coi nhau như anh em, Chúa Giêsu là Mục tử luôn đi tìm con Chiên lạc, Chúa luôn yêu thương vì Ngài là Thiên Chúa tình yêu, Chúa luôn mời gọi chúng ta đến với Ngài để được sống.

17/ Câu chuyện bà mẹ và đứa con sốt xuất huyết: Con bà nằm viện vì bị sốt xuất huyết nặng phải cần truyền máu, bà phải bán đi mái tóc để mua 1 bịch máu cho con. Nhưng bác sĩ bảo cần phải truyền thêm 1 bịch nữa. Hết đường ,nên người cha phải truyền máu mình cho con, người cha sau đó xanh xao mệt mỏi, còn đứa con nhờ máu của cha mình nên mới được cứu sống. Thiên Chúa cũng đã đổ hết máu mình mới cứu được chúng ta.

18/ Câu chuyện bà mẹ của tên tử tù: Đứa con trai phạm trọng tội nên đã bị tòa án xử tử hình. Sau khi thấy con mình vừa thi hành án xong, bà mẹ chạy lại bên xác con để xin ôm nó vào lòng, người lính thi hành án ngăn không cho bà lại gần, nhưng bà ban xin anh ta và nói: “Đối với xã hội, nó là tên tử tội nên đã bị loại trừ, nhưng đối với tôi nó vẫn là đứa con của tôi”.

19/ Tâm tình của Thiên Chúa như thế nào ? Thiên Chúa ,Ngài luôn là Cha, Ngài không bao giờ bỏ chúng ta, Ngài luôn yêu thương, đợi chờ chúng ta quay về để tha thứ và ban ơn.

20/ Soi gương người con cả, con thứ. Ta thấy mình thế nào ? Ta đã đối xử với cha mẹ mình thế nào ? Ta có từ cha, từ mẹ, có mong cho cha mẹ mình mau chết để chia gia tài không ? Ta có lỗi lầm thế nào với Thiên Chúa ? Ta đã đối xử với anh em ra sao ? Cha tôi luôn đi tìm tôi, đã bao lần tôi làm cho cha tôi đau khổ / có người mẹ nào lại không thương con. Sao Chúa lại không thương ta ? Tại sao con người lại không thương nhau ?

21/ Chúng ta thưa gì cùng Chúa? Chúng con luôn là tội nhân, chúng con thử hỏi Chúa: Tại sao Chúa yêu thương con nhiều như vậy? Con muốn trở về cùng Chúa, xin Chúa giúp con /

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dẫn dắt con trở về, xin cho con thấy những phức tạp, xấu xa, ích kỷ nơi tâm hồn con. Xin cho con nhận ra sự yếu đuối, khô khan,bội bạc / xin cất khỏi con những lo âu ,sợ sệt. Xin giúp con thu dọn những bề bộn, ngổn ngang trong tâm hồn con, xin cho con có trái tim yêu thương và bao dung như Chúa , để con luôn yêu mến Chúa và yêu thương anh em con. Amen.**R

Thứ ba, 15/03/2016

Đề tài: CON ĐƯỜNG KHÓ ĐI THEO

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an. (Ga 8,21-30)

21 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi, và các ông sẽ mang tội mình mà chết. Nơi tôi đi, các ông không thể đến được.” 22 Người Do-thái mới nói : “Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói : ‘Nơi tôi đi, các ông không thể đến được’ ?” 23Người bảo họ : “Các ông bởi hạ giới ; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này ; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này. 24 Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.” 25 Họ liền hỏi Người : “Ông là ai ?” Đức Giê-su đáp : “Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó. 26 Tôi còn có nhiều điều phải nói và xét đoán về các ông. Nhưng Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật ; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói.” 27 Họ không hiểu là Đức Giê-su nói với họ về Chúa Cha. 28Người bảo họ : “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy. 29 Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi ; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người.” 30 Khi Đức Giê-su nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.

SUY NIỆM:

1/ Khi chúng ta có dịp ghé vào các bệnh viện cấp cứu, chúng ta thường chứng kiến rất nhiều người nằm bất động trên những chiếc băng ca. Chỉ vì những phút giây nông nổi phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đua xe,… Giá mà họ chịu nghe theo những lời cảnh báo của những người thân, của các cơ quan an toàn giao thông thì có lẽ giờ đây họ không cần phải hối hận.

2/ Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc tranh luận quyết liệt giữa Chúa Giêsu và nhóm biệt phái. Họ tìm Đấng Cứu Thế mà không gặp, bởi vì họ không tin nhận đức Giêsu, họ thấy Người không đáp ứng những yêu cầu do họ nghĩ ra, hoặc Người không giống như những gì họ tưởng tượng về Đấng Cứu Thế.

3/ Có biết bao người rơi vào hoàn cảnh bi đát này vì họ không tin vào Đức Giêsu. Điều này đúng với những gì mà Chúa Giêsu đã nói với người Do Thái: “Các ông đã chết trong đống tội của mình”, vì họ đã không chịu đi vào con đường cứu rỗi của Chúa.

4/ Chúa Giêsu nói với người Do Thái: “Con đường Ngài đi, họ không đi được”. Cũng có lần Chúa nói như thế với các Môn đệ, người Do Thái đã đoán gần đúng khi họ tự hỏi nhau “Ông ấy sẽ tự tử hay sao ?”

5/ Hôm ấy Chúa Giêsu không chối cũng không nhận. Các Môn đệ hỏi Chúa tại sao chúng con không đi ngay được ? Chúa Giêsu trả lời: “Sau này các con sẽ hiểu”.

6/ Còn chúng ta hôm nay thì đã hiểu rồi: Con đường Chúa đi là con đường Thập giá, chính Chúa cũng khẳng định như vậy trong bài Tin Mừng: “Khi nào các ông giương cao con người lên, bấy giờ các ông sẽ biết tôi là ai?” Gương lên cao có nghĩa là bị treo lên thập giá, bấy giờ Ngài sẽ thành Thiên Chúa cứu độ. Chúa khẳng định mạnh mẽ như vậy bởi vì người Do Thái không tin Ngài là Thiên Chúa.

7/ Con đường mà Chúa  Giêsu đi, lại ngược với tư tưởng, cảm nghĩ và sự lựa chọn tự nhiên của con người. Đó là con đường đau khổ của cuộc đời trần gian, mọi người ai cũng muốn tìm an ủi trần tục ,danh vọng và dục vong hay ít ra ai cũng muốn có cuộc sống dễ chịu ở trần gian.

8/ Chúa Giêsu lại muốn chúng ta nhìn thẳng vào sự thật: Cuộc đời luôn có Thập  giá, đắng cay, khổ cực. Tự nhiên chẳng ai muốn những thứ đó, nhưng phải chấp nhận vì đó là con đường mà ai cũng phải trải qua trong thời gian chúng ta còn sống kiếp sống ở trần gian, là còn phải chịu đau khổ.

9/ Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy tin vào Ngài và hãy cầu xin để Ngài ban ơn trợ giúp để chúng ta đủ sức vác Thánh giá đời mình. Rước Chúa cũng là cách Chúa tiếp sức cho chúng ta.

10/ Khi chúng ta muốn dấn bước theo Chúa, chúng ta phải xét lại thái độ sống:Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận hy sinh, chấp nhận đi theo con đường Thập giá Chúa đã đi, hay chúng ta chỉ muốn bước theo Chúa khi gặp điều may lành, được hạnh phúc vật chất. Còn khi gặp thử thách thì chúng ta lại nghi ngờ, kêu trách Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con ơn can đảm biết phó thác tin tưởng vào Chúa để chúng con luôn an tâm vững bước theo Ngài trên mọi nẻo đường chông gai trần thế. Amen. **R

 

TĨNH TÂM MÙA CHAY C 2016 - GX Tân Thái Sơn

Bài giảng Số 2 : do Lm  YUSE ĐẶNG XUÂN AN / Tu đoàn Tông đồ Nhà Chúa.

Người lược ghi: Yuse Luca TRƯƠNG ĐÌNH NGHI

THỨ BA, 15/03/2016  / LÚC 18.00

ĐỀ TÀI: CÁCH THIÊN CHÚA XÉT XỬ CHÚNG TA . (NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH)

YN 8,1-11

1/ Hãy nhìn lướt qua buổi xét xử người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình: Theo luật Do Thái, tội ngoại tình phải bị bắt quả tang và phải có 2 người làm chứng. Chúng ta cần nhớ lại câu chuyện bà Susanna trong Cựu Ước / tại sao người chồng chị không rình bắt chị, mà sao các Luật sĩ, Biệt phái lại đi rình bắt, thế thì chồng chị ở đâu ? Hai người làm chứng đang ở đâu ?

2/ Một cuộc xét xử thật quái lạ: Chồng chị không đi rình mà những người mang danh đạo đức lại đi rình. Người ta đặt giả thuyết rằng: Những ông này thấy chị đẹp, các ông mê mẩn ,nhưng chị ta không đồng ý; thế là cả 3 ông (Kinh sư, Luật sĩ, Biệt phái) cùng hợp nhau lại để tố cáo chị . Câu chuyện xem ra thật lạ lùng và buồn cười / những ông mang danh đạo đức lại rổi hơi ,không có việc gì làm nên đi rình người khác.

3/ Biệt phái, Kinh sư, Luật sĩ là hạng người nào ? Họ là những người mang danh đạo đức, họ tự cho mình là người công chính. Nhưng thật ra trong thâm tâm họ lại có quá nhiều trọng tội, họ thèm khát nhục dục nên đã bỏ công đi rình, còn người chồng chị thì không quan tâm chuyện này nên anh ta không thèm để ý .

4/ Luật pháp Việt Nam ngày xưa xử tội này như thế nào ? Ngày xưa, người phụ nữ phạm tội này thì bị cạo đầu, bôi vôi, bỏ vào rọ, thảy xuống song cho chết .

5/ Tại sao họ lại tố cáo chị ta với Chúa ? Đây là vụ án người phụ nữ ngoại tình. Chị là bị cáo, Biệt phái, Luật sĩ là nguyên cáo, Chúa Giêsu là quan tòa.

6/ Họ muốn điều gì nơi Chúa Giêsu ? Bình thường thì họ có quyền ném đá chị ta mà không cần đến ai xét xử / họ đến dò hỏi Chúa không phải vì thịnh tình nhưng là để tìm cớ cáo tội Chúa bằng một câu hỏi mang màu sắc thân thiện, giả dối: “Còn Thầy, Thầy xử ra sao ?”. Họ muốn dùng vụ án này để kết án Chúa. Đến đây chúng ta xác định lại ý muốn của họ: Từ vụ án người phụ nữ ngoại tình,  họ đổi lại trở thành vụ án xét xử Chúa Giêsu.

7/ Tại sao có thể như thế được ? Bản chất lề luật Do Thái khi xét xử tội này thì người Do Thái không được kết án tử hình cho ai. Nếu Chúa đồng ý ném đá chị ta thì Chúa vi phạm luật Roma, còn nếu Chúa tuyên tha phạt thì Chúa vi phạm Luật Moisen. Hơn thế nữa, thường ngày Chúa vẫn giới thiệu Chúa Cha là Đấng đầy lòng nhân từ và yêu thương, nếu Chúa cho phép ném đá thì dân chúng sẽ tẩy chay Chúa. Vì họ cho rằng Chúa giả dối, nói một đàng làm một nẻo -> đàng nào cũng thua, cũng chết.

8/ Lúc này tòa án thay đổi nhân sự thế nào ? Bây giờ Chúa trở thành bị cáo, thẩm phán là đế quốc Roma, nguyên cáo là dân chúng.

9/ Cách Chúa Giêsu xử lý tình huống như thế nào ? Sau khi Chúa im lặng, cuối xuống đất viết 2 lần. Chúa muốn cho mọi người lắng đọng tâm hồn, sau đó Chúa mới nói: “Ai trong các ông sạch tội thì hãy ném đá trước đi”. Những người lớn tuổi cảm thấy mình có nhiều tội, tội của họ có khi còn nặng hơn chị đàn bà này, họ dấu kín trong thâm tâm họ, tuy không ai nói ra nhưng họ tự biết và tự động rút lui vì họ có quá nhiều tội. Sau đó đến lớp người trẻ, họ cũng bỏ đi, họ cũng có nhiều tội. Thế là không ai chịu ra tay ném đá, chỉ còn lại một mình Chúa Giêsu.

10/ Cuối cùng vào lúc này đây, tòa án lại chuyển đổi thế nào ? Lúc này bị cáo chính là dân chúng, là tất cả chúng ta. Như vậy ai đứng ra tố cáo chúng ta? Đó chính là lương tâm của ta, Chúa Thánh Thần là thẩm phán , Ngài đã lột trần tất cả tội lỗi của chúng ta.

11/ Chúng ta là giáo dân, chúng ta phạm tội gì ? Kẻ có vợ ,chồng mà phạm tội ngoại tình thì lỗi điều răn thứ 9. Chúng ta phạm tội cách nào ? Đủ cách, đủ thế, đủ kiểu: Chúng ta ước ao, chúng ta tìm mọi cách để lỗi phạm giao ước tình yêu vợ chồng. Đối với Chúa thì chúng ta lỗi giao ước đức tin, giao ước tình yêu với Chúa: Chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa, phải yêu Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực => Đây là tội vi phạm giao ước tình yêu.

12/ Qua bài đọc I, Chúa dạy chúng ta điều gì ? Dân Do Thái kêu trách ông Moi sen , bị Thiên Chúa phạt cho rắn hổ lửa ra cắn chết nhiều người, dân Do Thái đã sám hối, đã xin lỗi  nên Chúa đã thứ tha.

13/ Khung tội của chúng ta như thế nào ? Khung tội của chúng ta là phải sám hối, Chúa muốn chúng ta phải đi vào tĩnh lặng của tâm hồn, nhận ra lỗi lầm, sau đó chúng ta sám hối để được nhận lãnh ơn tha thứ.

14/ Chúa Giêsu xét xử ai trước ? Khi chúng ta muốn kết án anh em, chúng ta phải lấy cái xà trong con mắt mình trước. Hôm nay họ đến để xin Chúa xét xử chị phụ nữ thì Chúa lại xét xử bọn đạo đức giả trước, hòn đá mà họ mang đến để mong ném vào người phụ nữ thì Chúa dùng hòn đá ấy để ném vào lương tâm họ trước.

15/ Chúa làm gì với lương tâm chai lỳ của chúng ta ? Chúa cũng dùng hòn đá ấy để ném vào lương tâm của chúng ta, để mong chúng ta tỉnh thức, sám hối, đứng lên và đi về đường ngay nẻo chính, từ bỏ đường tội như người phụ nữ.

16/ Chúng ta đã phạm tội gì ? Chúng ta phạm tội ngoại tình trong đức tin: thay vì thờ Chúa, chúng ta lại đi thờ ngẫu tượng (sắc đẹp, dục tình, tiền tài, danh vọng), bọn giả hình yêu Chúa bằng mồm, chúng ta cũng kinh kệ, yêu Chúa bằng vẻ bề ngoài. Chúng ta cũng chỉ lừa dối, vi phạm giao ước vời Thiên Chúa như họ .

17/ Trên cây Thánh giá, Chúa Giêsu đã cử xử thế nào? “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha”, lúc khác Chúa lại nói: “Ta khát” / Chúa tự hỏi: “Sao loài người lại giết Ta”.Cuối cùng Chúa lại nói: “Lạy Cha, xin tha cho chúng…”.

18/ Chúa Giêsu đã xử người phụ nữ thế nào ? “Ta không kết án chị, hãy đứng lên về đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. Chúa đã xử chị bằng một bản án tình yêu, chị đã sám hối dưới chân Chúa, Chúa biết nên đã tha tội cho chị.

19/ Tên trộm lành đã thưa với Chúa điều gì ? Anh trộm lành nhận ra Chúa là Thiên Chúa và tuyên xưng Chúa Giêsu là vua nước Trời. Anh ta nói với anh trộm dữ: Chúng ta bị như thế này là đáng tội, còn ông này đâu có tội gì. Anh đã tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu nên Chúa đã tha hết lỗi lầm cho anh.

20/ Đức Hồng Y Thuận đã nói gì qua 2 trường hợp này ? Cả người phụ nữ ngoại tình và anh trộm lành khi được Chúa tha tội, Chúa đã quên mất nên không ra việc đền tội cho họ .

21/ Đối với Linh Mục, Tu sĩ, Chúa Giêsu đã nói gì ? Chúa bảo hãy nhận ra sự yếu đuối của mình, có bao giờ chúng con bỏ bổn phận, có bao giờ chúng con đòi lại 3 lời khấn. Linh Mục, Tu sĩ ai cũng đều có tham sân si, chúng con là Tu sĩ đã khấn hứa ,nếu sống lỗi đạo như vậy liệu có xứng đáng không ?

22/ Chúa hỏi giáo dân điều gì ? Các con giữ giao ước với Ta như thế nào ? Con cũng ngoại tình, cũng đã phản bội Ta cách này hay cách khác, chúng con phạm tội một cách kín đáo đến nổi  không ai biết. Thế nhưng Chúa Thánh Thần nhìn thấy hết, Ngài sẽ lột tẩy hết mọi sự, không ai có thể dấu được Ngài.

23/ Chúng ta nghĩ sao khi một tội mà cứ phạm hoài ? Sự thật là chị phụ nữ đã phạm tội. Chúng ta cũng thế. Chúa bảo chị ta đứng lên, đi về và từ nay đừng phạm tội nữa. Có khi một tội ta cứ xưng hoài, nhưng Chúa vẫn tin tưởng ở ta cho dù chúng ta cứ hứa hoài. Khi nghe câu Chúa nói: Ta không kết án con đâu / tâm hồn ta sẽ xao xuyến, ân hận và mau tìm đường sám hối.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, sám hối là điều không bao giờ dễ làm, không ai có đủ can đảm để nhận mình có tội. Nhưng hãy nhìn xem : Chúa là Đấng vô tội nhưng lại đứng chung với kẻ có tội. Xin cho con biết thường xuyên điều chỉnh cách sống của mình. Ước gì Chúa luôn ban cho con ơn hoán cải , để khi con dốc lòng sám hối thì xin Chúa thương tha tội cho con. Amen.**R

 

Thứ tư, 16/03/2016

Đề tài: AI LÀ CON CỦA ÁP-RA-HAM ?

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô Theo Thánh Gioan (Ga 8,31-42)

31 Vậy, Đức Giê-su nói với những người Do-thái đã tin Người: "Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi;32 các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông."33 Họ đáp: "Chúng tôi là dòng dõi ông Áp-ra-ham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự do? "34 Đức Giê-su trả lời: "Thật, tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội.35 Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi.36 Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do.37 Tôi biết các ông là dòng dõi ông Áp-ra-ham, nhưng các ông tìm cách giết tôi, vì lời tôi không thấm vào lòng các ông.38 Phần tôi, tôi nói những điều đã thấy nơi Cha tôi; còn các ông, các ông làm những gì đã nghe cha các ông nói."39 Họ đáp: "Cha chúng tôi là ông Áp-ra-ham." Đức Giê-su nói: "Giả như các ông là con cái ông Áp-ra-ham, hẳn các ông phải làm những việc ông Áp-ra-ham đã làm.40 Thế mà bây giờ các ông lại tìm giết tôi, là người đã nói cho các ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa. Điều đó, ông Áp-ra-ham đã không làm.41 Còn các ông, các ông làm những việc cha các ông làm."

42 Đức Giê-su bảo họ: "Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến. Thật thế, tôi không tự mình mà đến, nhưng chính Người đã sai tôi.

SUY NIỆM:

1/ Giới trẻ sa lầy:  Đây là điều mà nhà chức trách và các bậc cha mẹ đang lo lắng, số người trẻ chìm vào ảo giác của ma túy, họ lầm tưởng rằng khi sống như vậy là họ được giải thoát, được thăng hoa, hạnh phúc trong đời sống huyền ảo khi đắm mình trong khói thuốc. Thật ra họ đang tự dối mình, đang chạy trốn thực tế bằng những ý tưởng bất mãn, hay nói cho đúng hơn: Họ đang lẫn trốn trách nhiệm, họ không dám đối mặt khi sự trầm luân ngày càng hiện rõ một cách tồi tệ.

2/ Sự thật sẽ giải phóng là gì? Tức là giải phóng các ông khỏi những thành kiến sai lầm và dối trá. Chính những điều này trói buộc chúng ta rất nhiều, khiến chúng ta chẳng còn chút tự do nào. Chỉ khi nào chúng ta biết tìm kiếm và can đảm chấp nhận sự thiện hảo, chúng ta mới thật sự có được sự tự do.

3/ Lời Chúa chính là đường, là chân lý, là sự sống. Là Môn Đệ Chúa, chúng ta được mời gọi tìm đến trong Lời Chúa, tức là trong chân lý và sự sống. Nhờ đó chúng ta mới có được sự tự do, mới được giải thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi.

4/ Cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và Nhóm Phariseu càng lúc càng sôi động và căng thẳng. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chủ đề nổi bậc là ông Áp-ra-ham: Giữa Áp-ra-ham và người Do Thái, giữa Áp-ra-ham và Chúa Giêsu.

5/ Chúa Giêsu muốn định nghĩa bản chất của người Môn Đệ đích thực của Chúa chính là: Ở lại trong lời Người, lắng nghe và thực hành cách kiên trì và mãi như vậy.

6/ Chính việc thông hiểu lời Chúa và chân lý của Chúa, sẽ hướng dẫn người Môn Đệ sống đúng với phẩm giá con cái Chúa, là con cái của sự tự do.

7/ Người Do Thái khi nghe Chúa nói đến sự tự do, họ không tin là họ đang sống trong nô lệ tội lỗi, nhưng họ không thể hiểu.

8/ Chúa Giêsu giải thích: Ai phạm tội thì làm nô lệ. Người Do Thái tuy là dòng dõi Áp-ra-ham vì họ là dân Chúa chọn, nhưng họ vẫn còn mang thân phận nô lệ, vì họ chưa chịu tin nhận Chúa Giêsu.

9/ Chúa còn giải thích thêm: Vì họ là con cái Áp-ra-ham nhưng họ lại tìm cách giết Chúa và không chịu tin vào lời Người, vì thế nên họ vẫn là con cái của ma quỷ.

10/ Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, do Chúa Cha mà sinh ra. Nếu họ cũng là con cái Thiên Chúa thì họ cũng phải nhìn nhận Chúa Giêsu, vì Ngài cũng là con Thiên Chúa. Nhưng thực tế họ không nhìn nhận Người nên họ không phải là con Thiên Chúa.

11/ Noi gương Chúa, khi chúng ta đối thoai với người chống đối chúng ta, để tìm cách giải quyết vấn đề và tìm cơ hội để trình bày chân lý và sự thật. Khi đối thoại, chúng ta phải can đảm chấp nhận thất bại trong hiện tại, nhưng chúng ta vẫn hy vọng giúp ích được cho nhiều người qua các cuộc đối thoại này.

12/ Lời Chúa là ánh sáng, là sức sống để nuôi dưỡng chúng ta. Điều kiện để trở thành Môn Đệ là ta phải ở lại trong lời của Chúa bao lâu ta còn muốn làm Môn Đệ Chúa. Maria là mẫu gương, đã chọn phần tốt nhất khi bà ở bên chân Chúa.

13/ Ở trong tình trạng tội lỗi là làm nô lệ cho ma quỷ. Chúng ta thường chiều theo cám dỗ và ước muốn của xác thịt, thế gian và ma quỷ, đi ngược lại đường lối của Thiên Chúa, vì con người yếu đuối nên chúng ta cần khắc khe với bản thân và tránh xa các dịp tội.

14/ Nếu biết nhận thức mình là con Thiên Chúa, thì phải biết lắng nghe và thực hành lời Chúa. Nếu không thì chúng ta chỉ là con theo danh nghĩa chứ không phải là con đích thực.

15/ Nếu chúng ta tin nhận Chúa Giêsu thì chúng ta phải biết lắng nghe và thực hành lời Chúa. Nếu là con Chúa thì ta đừng phạm tội, vì phạm tội là cách ta chối Chúa.

16/ Vì sao Biệt Phái lại tỏ ra thù nghịch với Chúa Giêsu? Họ ghen tức vì thấy tự nhiên xuất hiện một bậc Thầy được dân chúng lắng nghe, mà ông Giêsu lại không thuộc phe phái mình. Thứ đến là họ lo ngại nếu Chúa Giêsu cải cách thì họ lại mất đi quyền lợi mà phe họ đang thắng thế. Điều Chúa Giêsu đưa ra khi nói về họ, có vẻ như rất hợp lý khi Chúa nói : Các ông đang làm những việc của Cha các ông (là ma quỷ).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn đi theo Chúa là Đấng thiện hảo, xin cho con luôn ở trong tình thương Chúa và tránh xa kiếp sống nô lệ của dục tình. Xin cho con luôn sống trong chân lý của Chúa. Amen.---

 

TĨNH TÂM MÙA CHAY C 2016 - GX Tân Thái Sơn

Bài giảng Số 3 : do Lm  YUSE ĐẶNG XUÂN AN / Tu đoàn Tông đồ Nhà Chúa.

Người lược ghi: Yuse Luca TRƯƠNG ĐÌNH NGHI

THỨ TƯ, 16/03/2016  / LÚC 18g:00

ĐỀ TÀI: LÒNG THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG

(Dựa theo bài Phúc Âm Luca 15 – Con Chiên Lạc / Đồng bạc đánh mất và người thu thuế)

1/Buổi tĩnh tâm đầu tiên, chúng ta suy niệm về điều gì? Về Dụ Ngôn hai người con. Qua hình ảnh này, ta thấy cách nào đó ta đã xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng Ngài luôn yêu thương và không chấp nhất tội của chúng ta.

2/Buổi tĩnh tâm thứ hai, chúng ta đã lãnh hội được điều gì? Về cách Chúa xét xử kẻ có tội qua bài Phúc Âm người phụ nữ ngoại tình. Chúa đã dùng một hòn đá để ném vào lương tâm chúng ta, để giúp chúng ta thức tỉnh và quay về.

3/Qua hai bài học trên đây, Chúa đã giúp gì cho ta? Chúa giúp chúng ta nhìn ra lỗi lầm của mình, ai cũng có tội nhưng Chúa đã quảng đại tha thứ. Đó là do trái tim rộng lượng của Ngài.

4/ Hoa tim vỡ là hoa gì? Là hoa Tigon: màu hồng, hoa có hình trái tim tan vỡ, nhiều người gọi đó là hoa đau khổ, một chùm hoa Tigon có nhiều trái tim vỡ.

5/ Ai có trái tim vỡ? Chúa Giêsu cũng là người như tôi, như anh, như mọi người, nó cũng có nhịp đập nhưng nó bị vỡ ra vì tội chúng ta. Người lính đến, khi thấy Chúa Giêsu đã chết, thay vì nếu tử tội chưa chết thì người lính này sẽ lấy búa đập cho bể ống quyển, lúc đó xác của tử tội sẽ không còn thứ gì chống đỡ nên bị kéo xuống, ngực tội nhân bị ép lại nên anh ta sẽ không còn thoi thóp được nữa, mà anh ta sẽ chết ngay. Nhưng khi anh lính thấy Chúa Giêsu chết rồi, anh muốn cho chắc ăn nên lấy giáo đâm vào cạnh sườn Chúa.

6/ Trái tim Chúa đang thổn thức điều gì? Trái tim Chúa đang khao khát nhưng vì bị lưỡi đòng đâm vào nên trái tim vỡ bục ra, chỉ còn một chút máu và nước Chúa cũng tuôn trào hết cho chúng ta. Một trái tim tan vỡ, diễn tả tình yêu của Thiên Chúa vỡ ra chảy hết máu mình ra cho Giáo hội, cho chúng ta và vì chúng ta.

7/ Câu này mang ý nghĩa gì? Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra… Tiên tri Hô-sê đã phải thốt lên : Hỡi Israel, tim Ta đã chống lại Ta, sự xúc cảm của tim Ta chống lại Ta. Có nghĩa là vì quá yêu nên trái tim đau khổ vì yêu đã phải vỡ ra.

8/Trung tâm của con người là đâu? Trong mỗi gia đình, mỗi khi có sự số gì xảy ra thì có một thứ gì đó nó thổn thức trong lòng mình, cái gì nó đập nhanh, nó nhức nhói, nó gây đau khổ nhất. Đó chính là trái tim ta.

9/Vì sao trái tim ta lại đau nhói? Ta đau nhói khi nhìn thấy đứa con bỏ nhà đi hoang, khi ta yêu ai đó mà không được yêu lại, khi con nó không nhận mình => Thì trái tim ta đau đớn cỡ nào? Trái tim nó diễn tả mọi cảm xúc của cuộc đời.

10/Chúa Giêsu có trái tim như thế nào? Chúa Giêsu có trái tim phung phí, Chúa diễn tả tình yêu của Chúa qua 3 bài Dụ Ngôn: Con chiên lạc, đồng bạc đánh mất và tâm tình người thu thuế. Chúa Giêsu cũng có trái tim như chúng ta, Ngài đi đến đâu, mang trái tim đi đến đó như loài người, trái tim Ngài luôn thổn thức, luôn chạnh lòng thương.

11/Những hành động nào diễn tả sự thổn thức, chạnh lòng thương? Khi đến Capharnaum, người ta chống đối Chúa, thế nhưng Chúa không thèm nhớ đến thái độ bội bạc của dân chúng, mà Chúa chỉ luôn lo lắng, dạy dỗ, cứu chữa cho mọi người. Chúa chạnh lòng thương khi nghe anh mù Thánh Giê-rico hô to “Lạy con vua Đa-vít, xin thương xót tôi”. Chúa chạnh lòng thương nên đã chữa cho anh.

12/Khi đến Thành Naim, Chúa đã làm gì? Từ tờ mờ sáng, người ta đã khiêng chàng thanh niên đi chôn, bà mẹ thì lê lết, khóc lóc đi theo. Khi nhìn xác con và vẻ tiều tụy của người mẹ, chồng chết rồi, con cũng chết luôn thì bà sống với ai. Chúa cũng chạnh lòng thương nên đã cho anh thanh niên sống lại.

13/Chúa Giêsu cũng thao thức, xót thương khi nghe chị Matta nói: “Em con chết rồi”. Chúa đã rơi lệ, Chúa đã khóc thương hoàn cảnh của chị Matta và cái chết của người bạn, cho dù Lazaro đã chết chôn 4 ngày nhưng Chúa cũng xót thương và cứu sống.

14/Chúa đi tìm ai? Chúa yêu thương chúng ta như vậy, Chúa đi tì tìm ai ? Chúa đi tìm chúng ta, Chúa đi tìm con chiên lạc, Chúa mong chờ người con hoang đàng, Chúa yêu thương chúng ta qua chuyện người phụ nữ tội lỗi tại nhà ông Simon Biệt phái. Chúa xác định: Cho dù chị ta tội lỗi, nhưng vì chị yêu Chúa nhiều nên sẽ được Chúa tha thứ nhiều, ai yêu Chúa ít thì được tha thứ ít. Chính vì thái độ chân thành của chị mà Chúa chạnh lòng thương nên ban ơn tha thứ.

15/Biểu tượng Năm Thánh lòng thương xót mang ý nghĩa gì? Chúa Giêsu vác một tội nhân trên vai, những kẻ tội lỗi là những kẻ lầm đường lạc lối. Chúa Giêsu vẫn luôn tìm ta trước vì lòng Chúa xót thương, ta trở về cùng Chúa thì cả thiên đàng sẽ vui mừng.

16/Chúa Giêsu hiền lành như thế nào? Chúa yêu thương và làm cho bao người tỉnh ngộ, Chúa mong chờ chúng ta nhận ra lỗi lầm, Chúa không muốn loại trừ ai, Chúa không nỡ dập tắt tim đèn còn bốc khói, Chúa không chặt đứt khi cây sậy chỉ mới bị dập.

17/Chúa thương kẻ có tội như thế nào? Chúa đã cảnh báo cho Phê-rô nhưng vì ông quá tự tin nên đã chối Chúa 3 lần. Chúa đã nói trước với Yuda nhưng tại Yuda chỉ muốn dùng sự tự do của mình và nghe lời ma quỷ.

18/Chúa đã dẫn dắt Phao-lô thế nào? Phao-lô nhiệt thành trong việc bắt đạo, Chúa đã tìm ông, đã dẫn dắt ông, đã cho ông té ngựa, Chúa đã nắm tay ông kéo ông đứng lên.

19/ Vì sao chúng ta là con chiên lạc? Vì chúng ta sống tự hào, ngạo mạn như Phariseu, làm thì ít mà khoe khoang, rêu rao thì nhiều. Ăn chay tuần Thánh mà chỉ mong cho đồng hồ mau chạy qua khỏi con số 12g đêm để ta ăn cái gì cho đỡ đói. Ta dùng ngày thứ ba béo Để ăn những món ngon vật lạ trước, hoặc là vào ngày Thánh đó thì ta lại ăn những thứ ngon hơn như là tôm hùm, cá chiên xù, mực nướng. Nếu ăn chay thì hãy xức dầu thơm, đầu chải láng, hãy xé áo chứ đừng xé lòng.

20/ Cách sống đạo của Phariseu ra sao? Phariseu thì tự cao tự đại, sống tiêu cực hay tích cực thì họ đều đem ra khoe, vì họ không sống khiêm nhường.

21/ Chúng ta sống đạo ra sao? Tôi sống đạo cũng lăng xăng, cũng khoe khoang,.. Chúa biết hết, thấy hết, nhưng Chúa chỉ cần ta sống khiêm nhường.

22/ Người thu thuế dâng cho Chúa thứ gì? Thu thuế chẳng có công trạng gì để dâng lên cho Chúa, anh ta cảm thấy mình tội lỗi nên xấu hổ đứng ở cuối nhà thờ để cầu nguyện bằng Thánh Vịnh 51: Xin Chúa xót thương con vì con tội lỗi, con xin dâng lên cho Chúa tấm lòng tan nát dày vò. Nếu ta sống được như người thu thuế thì Chúa mừng lắm, còn Phariseu thì chỉ biết ưỡn ngực xưng tên, không hề biết cảm ơn Chúa khi thấy Chúa đổ hết máu ra vì mình.

23/ Câu chuyện bà mẹ Thánh Monica và Augustino: Ông là đứa con ngỗ nghịch, quá bê tha với tứ đổ tường, mà nặng nề nhất là ông còn theo bè rối để chống phá đạo Chúa. Ông là kẻ cứng đầu. Nhưng nhờ lời cầu nguyện của bà mẹ Monica mà Chúa đã xót thương ban ơn tha thứ cho ông.

24/Câu chuyện hai vợ chồng cãi nhau và Kinh Cáo Mình: Hai vợ chồng về ở với nhau nhưng cứ cãi nhau hết ngày này qua tháng nọ, chẳng ai chịu ai. Hai vợ chồng bèn dắt nhau lên phân bua cùng Cha Xứ, hai người lần lượt đọc to cho Cha xứ nghe. Người chồng đọc trước “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi một phần”, người vợ cũng đọc “Lỗi tại em, lỗi tại em, lỗi tại em một phần”. Ai cũng có phần phải, phần quấy, tại sao không sửa chữa, không nhịn nhau. Cha Sở hòa giải.

25/Lỗi tại tội là vì cái gì? Khi đọc Kinh, chúng ta không chịu suy gẫm ý nghĩa của lời Kinh mình đọc nên cứ đổ tội cho kẻ khác.

26/Chúng ta dùng thứ gì để che dấu lương tâm?  Phariseu giữ đạo mang mặt nạ, chúng ta không dám lột mặt nạ ra khi đối diện, khi sống với nhau nên lúc nào cũng đối xử với nhau giả dối như Phariseu.

27/Tâm tình của con như thế nào? Con đi nhà thờ nhưng lại mang tâm tình của người thu thuế nên con chẳng dám nhìn Chúa đâu. Hôm nay, con xin bỏ mặt nạ giả dối của con ra, khi con chưa pham tội thì tâm hồn con có chút bình an, nhưng khi con phạm tội thì tâm hồn con tan nát. Con xin dâng lên Chúa như lễ phẩm của tình yêu.

28/Câu chuyện của Thánh Hieronimo và Chúa Kito Phục Sinh:

- Hôm nay Cha đến thăm con, con có thứ gì để dâng lên cho Cha không?

- Con chỉ có chiếc áo đời tu, con xin dâng lên Chúa trót đời tu của con.

- Áo đời tu là của con, con đi tu là để cho con. Ta không xin cái đó.

- Vậy con xin dâng lên Chúa cuốn Kinh Thánh con vừa mới dịch xong.

- Ta không cần nó, hơn nữa Cha không cần nó, nó không phải là thứ Cha cần.

- Vậy con không còn thứ gì nữa để dâng lên cho Cha ?

- Có! Vẫn còn một thứ mà con chưa dâng. Con hãy dâng nó cho Cha !.

- Thưa Cha! Con chẳng còn thứ gì khác nữa.

- Có, còn một thứ nữa mà con chưa dâng. Đó là “Tội của con”.

 

Cầu nguyện:  Lạy Chúa, khi con đến với Chúa, con thường mang mặt nạ, vì con sợ người khác thấy con người thật của con, con thường lấy vẻ đạo đức bề ngoài để che dấu cái trống rỗng bên trong. Xin Chúa giúp con lột bỏ mặt nạ, để con không còn dám lừa Chúa, lừa anh em và lừa chính bản thân con nữa. Amen.

 

Thứ năm,17/03/2016

Đề tài: THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Tin Mừng Chúa Giêsu Ki-tô theo Thánh Gioan (Yn 8,51-59)

51 Thật, tôi bảo thật các ông: ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết." 52 Người Do-thái liền nói: "Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám. Ông Áp-ra-ham đã chết, các ngôn sứ cũng vậy; thế mà ông lại nói: "Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết. 53 Chẳng lẽ ông lại cao trọng hơn cha chúng tôi là ông Áp-ra-ham sao? Người đã chết, các ngôn sứ cũng đã chết. Ông tự coi mình là ai? "54 Đức Giê-su đáp: "Nếu tôi tôn vinh chính mình, vinh quang của tôi chẳng là gì cả. Đấng tôn vinh tôi chính là Cha tôi, Đấng mà các ông gọi là Thiên Chúa của các ông.55 Các ông không biết Người; còn tôi, tôi biết Người. Nếu tôi nói là tôi không biết Người, thì tôi cũng là kẻ nói dối như các ông. Nhưng tôi biết Người và giữ lời Người.56 Ông Áp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ."

57 Người Do-thái nói: "Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Áp-ra-ham! "58 Đức Giê-su đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu! " 59 Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giê-su lánh đi và ra khỏi Đền Thờ.

SUY NIỆM:

1/ Trong 3 năm giảng dạy, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ để chứng tỏ thân phận của mình. Người Do Thái thì quá thành kiến, họ u mê nên không thể đón nhận sự thật. Họ một mặt phủ nhận quyền năng Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, một mặt họ tìm đủ cách để loại trừ Ngài.

2/ Chúng ta cũng có đôi mắt xác phàm như họ nên chỉ có thể nhận xét tha nhân theo dáng vẻ bề ngoài dễ đưa ta đến chỗ nhận xét sai lầm.  Bởi vì khi chúng ta làm điều gì, chúng ta không làm vì tình yêu Thiên Chúa, cho nên đôi khi chúng ta bị rơi vào cách cư xử tội lỗi; ta cố tình muốn bóp méo sự thật do những đam mê bất chính, khước từ chân lý, gạt bỏ luật Chúa và thích xử sự theo ý riêng của mình.

3/ Bài Tin Mừng Chúa Giêsu muốn nói đến hai quan điểm: Thứ nhất, Chúa muốn chúng ta lưu ý đến tương giao giữa Chúa và Thiên Chúa Cha/ Thứ hai, Chúa cho biết ai tuân giữ Lời Chúa thì sẽ không phải chết.

4/ Chúa Giêsu muốn nhắc đến mối tương giao mật thiết giữa Ngài và Cha Ngài.Chúng cũng quả quyết rằng: Chỉ có Ngài biết Chúa Cha còn người khác thì không biết, chính Chúa Cha đã sai Ngài đến trần gian, cho nên những lời mà Ngài dạy bảo chúng ta là lời của Thiên Chúa Cha. Cho nên một đời của Chúa Giêsu không bao giờ tìm vinh danh mình mà chỉ tìm vinh danh Đấng đã sai mình.

5/ Chúa Giêsu luôn cổ động, luôn quảng cáo, luôn Mạc Khải để mong ai cũng biết về cha mình. Ngài cũng như một sứ giả, một đại sứ luôn tuyên truyền để cho mọi người hiểu về đất nước của Cha mình.

6/ “Nếu ai tuân giữ lời Ta, người ấy sẽ không bao giờ phải chết”: Chính vì câu này mà người Do Thái bực tức, họ quan niệm về cái chết thể xác, họ cho rằng các tổ phụ, các tiên tri đều đã chết. Vậy thì Chúa Giêsu dựa vào đâu để nói câu đó?

7/ Họ cho rằng Chúa bị quỷ ám nên nói càn, nói gở. Người Do Thái tự hào khi họ là con cháu Abraham, và đây là lý do duy nhất để họ xứng đáng được vào nước trời => Vì Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham như thế.

8/ Nhưng Chúa Giêsu đã trả lời họ rằng: Con cháu theo huyết thống như vậy thì chưa đủ, bởi vì có nhiều thứ con cháu: Muốn vào được nước trời thì phải có Đức Tin và hành động như Abraham thì mới xứng đáng được hưởng lời hứa ấy.

9/ Nếu họ sống ngược lại với cách sống của Abraham, nếu họ phủ nhận Đấng được Thiên Chúa sai đến, nếu họ từ chối Đấng ấy và còn đem giết Ngài đi, thì đó chính là tội bội tín, tội bất hiếu; thì không những họ không được thưởng mà còn phải bị phạt nữa.

10/ Chúa là Thiên Chúa hằng sống, nên ai giữ Lời Chúa thì sẽ không bao giờ phải chết. Vì họ có Chúa ở trong lòng như cành nho liền với cây nho, vì thế nếu ai đặt trọn niềm tin vào Chúa được hiệp thông, được sống với Chúa. Mà sự sống ấy thì vĩnh cửu, sự sống đời đời.

11/ Hôm nay ai tuân giữ Lời Chúa thì được ở trong nước trời, được Chúa yêu thương và ở trong họ. Hãy cố gắng thực hành Lời Chúa để được hưởng mọi hiệu quả tốt đẹp do Lời Chúa mang lại.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin Chúa luôn ở bên con, xin Chúa nâng đỡ con để Lời Chúa hoàn thiện con, giúp con sống đẹp lòng Chúa. Amen.

 

 

Thứ sáu, 18/03/2016

Đề tài: KHÔNG TIN NÊN KHÓ ĐÓN NHẬN

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan (Yn 10,32-42)

32 Người bảo họ: "Tôi đã cho các ông thấy nhiều việc tốt đẹp Chúa Cha đã giao cho tôi làm; vì việc nào mà các ông ném đá tôi? "33 Người Do-thái đáp: "Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa."34 Đức Giê-su bảo họ: "Trong Lề Luật các ông, đã chẳng có chép lời này sao: "Ta đã phán: các ngươi là những bậc thần thánh""?35 Nếu Lề Luật gọi những kẻ được Thiên Chúa ngỏ lời là những bậc thần thánh, mà lời Kinh Thánh không thể bị huỷ bỏ,36 thì tôi là người Chúa Cha đã thánh hiến và sai đến thế gian, làm sao các ông lại bảo tôi: "Ông nói phạm thượng! vì tôi đã nói: "Tôi là Con Thiên Chúa"?37 Nếu tôi không làm các việc của Cha tôi, thì các ông đừng tin tôi.38 Còn nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó. Như vậy, các ông sẽ biết và ngày càng biết thêm rằng: Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha."

39Bấy giờ họ lại tìm cách bắt Người, nhưng Người đã thoát khỏi tay họ. 40 Đức Giê-su lại ra đi, sang bên kia sông Gio-đan, đến chỗ trước kia ông Gio-an đã làm phép rửa, và Người ở lại đó.41 Nhiều người đến gặp Đức Giê-su. Họ bảo nhau: "Ông Gio-an đã không làm một dấu lạ nào cả, nhưng mọi điều ông ấy nói về người này đều đúng."42 Ở đó, nhiều người đã tin vào Đức Giê-su.

SUY NIỆM:

1/ Một người thành phố và một người thổ dân cùng nghe giảng về đạo. Anh thổ dân xin gia nhập đạo ngay, còn anh người Kinh kia mãi sau mới gia nhập đạo. Hai người gặp nhau, anh người Kinh hỏi: “Tôi phải mất một thời gian mới có được lòng tin, nhưng sao anh có đức tin sớm thế”. Bạn thổ dân thật thà đáp: “Do bạn có chút khôn ngoan nên bạn có thứ để dùng, còn tôi không có nó nên tôi mau mắn đón nhận sự khôn ngoan của Thiên Chúa”.

2/ Trong các cuộc tranh luận với lãnh đạo Do Thái. Chúa Giêsu muốn Mạc Khải sự thật về Người, về mối tương quan giữa Người với Thiên Chúa Cha.

3/ Người Do Thái không thể tin và cũng không muốn tin. Họ khăng khăng coi người chỉ là một phàm nhân, họ đã ném đá Người vì cho rằng Người nói lộng ngôn khi dám xưng mình là Thiên Chúa.

4/ Vì họ cho mình là khôn ngoan nên quá tự phụ về sự hiểu biết khôn ngoan của họ.Nên họ không thể nhận ra chính Đức Giêsu là Đấng Messia mà họ đang mong chờ.

5/ Trước đây, theo phụng vụ cũ thì Chúa Nhật thứ V được gọi là Chúa Nhật ném đá.Nên các ảnh tượng trong nhà thờ, được che lại bằng tấm vải màu tím để nhắc lại sự kiện người Do Thái ném đá Chúa.

6/ Họ ném đá vì cho rằng Ngài lộng ngôn, phạm thượng khi dám xưng mình là con Thiên Chúa, nhưng Chúa đã tránh mặt đi. Bài Tin Mừng hôm nay một lần nữa cho biết người Do Thái lại lượm đá ném Chúa, nhưng lần này Chúa không tránh nữa, Ngài đứng lại để đối chất với họ. Có hai câu nói khiến họ bực tức ném đá Ngài: “Chúa Cha ở trong Tôi” và “Tôi ở trong Chúa Cha”. Qua hai câu này, Chúa Giêsu xác định Ngài là con Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa.

 7/ Đây là một Mạc Khải rất quan trọng: Nếu Chúa Giêsu chỉ là một người như mọi người, thì lời giảng dạy của Chúa cũng chỉ được người ta cho là hay hơn các lời giảng dạy của các bậc hiền nhân quân tử, hay của các vị sáng lập tôn giáo khác mà thôi, và cái chết của Ngài cũng chẳng có giá trị gì.

8/ Nếu Ngài là con Thiên Chúa, thì Ngài cũng là Thiên Chúa => Nên lời giảng của Ngài cũng sẽ quý giá hơn bất kỳ người nào và sự chết của Ngài mới có thể cứu chuộc được loài người.

9/ Người Do Thái xưa kia không chấp nhận, cũng không tin Ngài. Các phép lạ Chúa Giêsu làm nhân danh Chúa Cha, không những họ không tin Ngài mà họ còn coi là nhờ Tướng quỷ, là vì họ quá cố chấp và cứng lòng tin.

10/ Ngày nay cũng có biết bao con người cứng lòng tin như những người Do Thái thời Chúa Giêsu. Họ là những người không tin vào thần linh, cũng có thể là những người đã gia nhập giáo hội nhưng họ có lối sống đi ngược lại với niềm tin.

11/ Những con người có lối sống chỉ biết hưởng thụ và vô cảm với mọi người chung quanh, họ yêu cuồng sống vội.  Đây cũng là hình thức không đặt niềm tin vào thần linh.

12/ Hôm nay chúng ta hãy hướng lời cầu xin lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho những con người sống không có niềm tin. Xin Chúa giúp họ khi nhìn vào vũ trụ thiên nhiên, nhìn vào các tạo vật, nhìn vô bản thân mình để khám phá sự hiện hữu của Thiên Chúa và tin vào Chúa Giêsu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, khi thế giới phát sinh những con người vô thần, chính là do lỗi của những người Ki-tô giáo chúng con, tin Chúa nhưng không sống đúng đức tin khiến cho thế giới không thể tin vào Chúa. Xin Chúa giúp con kiểm điểm lối sống trong Mùa Chay này. Amen.

 

Thứ bảy, 19/03/2016

Đề tài: THÁNH GIUSE, BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mattheu (Mt 1,16.18-21.24a)

16 Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.

18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ."

24 Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy.

SUY NIỆM:

1/ Thánh Yuse, một con người im lặng, kín tiếng: Kinh Thánh không kể lại lời nói nào của Thánh Yuse. Đây là điều chúng ta cần lưu ý, thế giới hôm nay quá ồn ào với các loại âm thanh, người ta ai cũng muốn nói nhiều, nói to nói mạnh mồm, muốn dùng lời nói lấn át kẻ khác. Thích quảng cáo , thích tuyên bố nóng bỏng, nhưng ai nói nhiều thì càng sai lỗi nhiều và có thể vấp phạm bất kỳ lúc nào. Đó là tội nói xấu, nói hành người khác, nói nhiều thì dễ nói bậy nói sai ,nói dai, nói ẩu, khiến cho tình cảm bị sứt mẻ. Người xưa có câu: “Nhất ngôn xuất khẩu, tứ mã nan truy/ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

2/ Chúng ta hãy học cùng Thánh Yuse bài học yên lặng. Hãy biết yên lặng trong những giây phút căng thẳng, sóng gió. Bởi vì nếu biết yên lặng đúng lúc ta có thể ngăn chặn được 90% nguy cơ đỗ vỡ đáng tiếc, cho nên “Yên lặng là vàng”, là thái độ khôn ngoan nhất của con người, là phương thuốc  có thể chữa lành mọi tội lỗi xấu xa.

3/ Thánh Yuse, con người cần cù lao động: Kinh Thánh cũng không kể lại chi tiết về việc này nhưng chắc rằng Thánh Yuse phải là một bác thợ mộc siêng năng và nổi tiếng. Khi Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng công khai, người cùng quê với Chúa đã quá ngạc nhiên trước sự khôn ngoan của Chúa Yesu khi họ tự hỏi “Ngài chẳng phải là con bác thợ mộc đó sao?”, Thánh Yuse đã dùng đôi bàn tay lao động để phục vụ cho Chúa Giêsu và Đức Mẹ.

4/ Với Thế giới chúng ta hôm nay, lao động là ngôn từ được sử dụng và được nghe nói đến nhiều nhất. Chứng tỏ rằng: Lao động có một chỗ đứng thật quan trọng trong đời sống con người, con người sinh ra để lao động, con chim được sinh ra để bay, nhờ đó con người có thể biến đổi bộ mặt trái đất đem lại cho đời một ý nghĩa đáng sống như muối làm mặn cho đời.

5/ Cần nói ra cụ thể hơn: Nhờ làm việc mà chúng ta có miếng cơm manh áo, hạnh phúc ấm no. Chúng ta cảm thấy nhột khi nghe lời Thánh Phaolo nói “Ai không làm thì đừng có ăn”.

6/ Chúng ta cần suy nghĩ về câu chuyện: Con ve và con kiến. Con ve ca hát suốt mùa hè nên đã chết đói về mùa đông, con kiến thì cần cù tích trữ từng hột gạo cho nên dù gió bấc có thổi thì con kiến cũng không sợ túng thiếu.

7/ Sự nghèo túng đi gõ cửa nhà những con người siêng năng làm việc, nhưng nó không bao giờ dám bước vào. Ca dao Việt Nam có câu: “Có làm thì mới có ăn, tự dưng ai dễ mang phần đến cho/Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”

8/ Với xã hội chúng ta đang sống: Lao động là một cách để chúng ta trả nợ cho đời, cũng là cách chúng ta góp phần xây dựng xã hội. Sống trong xã hội, chúng ta cần nương tựa vào nhau để mà trao đổi, để mà sống.

9/ Chúng ta thường hưởng dùng những thứ do người khác mang lại như xăng dầu, đường sữa, nước mắm, hạt gạo,…do công của người khác. Thì hôm nay khi đến lượt , chúng ta phải đóng góp cho đời bằng những sản phẩm do công sức lao động của chúng ta mang lại.****

10/ Đối với Chúa: Lao động là cách thức chúng ta cộng tác với Ngài trong công cuộc sáng tạo, đúng như lệnh truyền của Ngài với tổ tiên chúng ta: “Hãy làm chủ cá biển chim trời và muôn loài trong vũ trụ”.

11/ Thánh Yuse là con người vâng phục ý Thiên Chúa:  Phúc Âm đã kể lại 3 lần Thiên Thần hiện ra trong giấc mộng để báo cho Thánh cả biết ý định của Thiên Chúa. Và lần nào Thánh cả cũng cuối đầu “Xin vâng” mà không hề có chút ý kiến phản dối. Lần thứ nhất, Thánh cả xin vâng để đón nhận Maria về nhà mình dù trong lòng đang phân vân nghi ngờ, lần thứ hai Thánh cả xin vâng khi đưa hài nhi và mẹ Ngài trốn sang Ai Cập, lần thứ ba Thánh cả xin vâng để trở về Palestine ở Nazaret => Cả 3 lần Thánh Yuse đều vâng lời mau mắn không hỏi tại sao?

12/ Chúng ta thì khác: Chúng ta thường tìm ý mình hơn ý Chúa và mỗi khi gặp phải tai ươn họan nạn chúng ta thường kêu trách, xúc phạm đến Chúa.Vì chúng ta cho rằng: Chúa bất công thiên vị, và luôn cho rằng :vâng lời chỉ là thái độ của kẻ hèn nhác, mất tự do, mất nhân phẩm.

13/ Noi gương Thánh Yuse: Chúng ta hãy sống yên lặng, làm việc và vâng phục Thánh ý Thiên Chúa để chúng ta trở nên những tôi tớ trung thành của Thiên Chúa như Thánh Yuse ngày xưa cũng như ngày hôm nay trên Thiên Đàng.****

Cầu nguyện: Lạy Đức Thánh cả Yuse, chúng con yêu mến Ngài. Xin chúc phúc cho con, gia đình con, cho mọi người mang tên Thánh Yuse và cho tất cả những ai có lòng trông cậy chạy đến kêu cầu cùng Ngài, xin giúp chúng con luôn vững tin và làm con thánh Cả trọn đời. Amen /

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1580
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  8102
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11425936
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top