Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

TH & TH TIN MỪNG KÍNH LTXC / CN II PS C / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH  C 

ĐỀ TÀI :  CHÚA PHỤC SINH ĐÃ HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỆ 

PHÚC ÂM:  Ga 20, 19-31  

PHÚC CHO AI KHÔNG THẤY MÀ TIN 

NẾU TÔI KHÔNG THẤY DẤU ĐINH Ở TAY NGƯỜI ,Ở CẠNH SƯỜN NGƯỜI ,THÌ TÔI KHÔNG TIN. 

 

KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA 

Chúa nhật II Phục sinh / C

Giáo hội dùng ngày này để mừng kính Lòng Chúa Thương Xót , vậy Chúa xót thương chúng con ở chỗ nào ?

1)Sau khi Chúa sống lại ,các tông đồ không bị Chúa quở trách lời nào / Lẽ ra khi Chúa bị khốn khó , bắt bớ , các ông cần phải làm điều gì đó để cứu thầy mình , nhưng các ông chỉ biết chối bỏ ,chạy trốn/ thật đáng trách . Thế nhưng sau khi Chúa sống lại và hiện ra với các ông / Chúa chẳng tỏ chút thái độ trách mắng nào / ngược lại Chúa làm như chẳng có chuyện gì xảy ra , coi như các ông không có chút lỗi lầm nào , Chúa quên hết , Chúa tha hết và chứng minh việc ấy bằng lời chúc bình an .
2)Sau đó Chúa Yesu ban Thánh Thần , Chúa ban quyền tha tội cho các ông , Chúa thiết lập bí tích hòa giải để các môn đệ thay quyền Chúa : tha hết tội cho chúng ta. Chúa không muốn nhớ cũng chẳng chấp những tội chúng ta đã phạm / Chúa sẵn sàng tha thứ hết .
Cả hai điều trên đây cho chúng ta thấy rõ : lòng Chúa xót thương chúng ta vô bờ / Chúa muốn chúng ta hãy luôn chạy đến với Chúa để nhận lãnh ơn tha thứ và tình xót thương bằng việc ban ơn cứu độ cho chúng ta . **R 

KBX / GIUSE LUCA / CĐ KT EMMAUS

Lòng Thương Xót Chúa Tồn Tại Đến Muôn Đời

SUY NIỆM CHÚA NHẬT LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT   /    (Ga 20, 19-31)
 
1) Khởi đi từ năm 1931, lòng thương xót Chúa đã mạc khải cho nữ Thánh Faustina về lòng tôn sùng lòng thương xót Chúa; mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã quyết định thiết lập lễ kính lòng thương xót Chúa vào Chủ Nhật thứ II sau Phục Sinh khi phong thánh cho nữ tu Maria Faustina Kowalska, ngày 30/4 năm 2000 và phổ biến Thông điệp đó trên toàn cầu.
Suy niệm đoạn Tin Mừng (Ga 20, 19-31) Chúa Kitô tỏ cho thánh Tôma thấy cạnh sườn, nơi trào ra nước và máu, suối nguồn ân sủng. Truyền thống Giáo hội đã coi đây như là nguồn gốc của bí tích hòa giải, nơi mà con người cảm nhận được sự tha thứ do lòng thương xót Chúa.
 
2) Cử chỉ trao ban bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những tác viên của Lòng Chúa Thương Xót. Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông: " Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" (Ga 20, 21- 23). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân "tha thứ các tội lỗi" diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi phục sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ đổ xuống trên toàn thế giới.
Chúa Kitô Phục Sinh đã ban tặng cho nhân loại hồng ân tha thứ, những con người lầm lạc đang bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, của ích kỷ và sợ hãi, tình yêu của Thiên Chúa tha thứ tất cả, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng. Đó là tình yêu có sức biến đổi con tim và ban tặng bình an. Thế giới ngày nay đầy những thương tích về thể lý, tâm lý và luân lý cần thiết biết bao lòng thương xót của Thiên Chúa!
 
3) Chúa nhật Lòng Thương Xót Chúa, Giáo hội lặp lại câu Thánh Vịnh mà suốt cả tuần Bát Nhật Phục Sinh toàn thế giới ca vang: "Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thủa" (Tv 117, 1). Lòng từ bi mạnh hơn tội lỗi và sự chết, ngày nay, nhân loại vẫn đang tiếp tục thừa hưởng lòng từ bi tuôn trào từ những vết thương vinh hiển và từ Trái Tim của Chúa, nguồn mạch không bao giờ cạn.
 
4) Trái Tim của Chúa Kitô đã trao ban tất cả cho con người: sự cứu chuộc, ơn cứu rỗi và ơn thánh hóa. Từ Trái Tim Chúa xuất phát ra hai tia sáng chiếu tỏa thế gian mà theo lời Chúa giải thích cho thánh nữ, "hai tia sáng này tượng trưng cho máu và nước". Máu nhắc lại hy tế trên đồi Golgotha và mầu nhiệm Thánh Thể; còn nước, theo hình ảnh phong phú của thánh sử Gioan, làm cho ta nghĩ đến bí tích Rửa Tội và hồng ân Chúa Thánh Thần  (x. Ga 3, 5; 4, 14).
 
5) Lời kinh chúng ta vẫn đọc: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa", diễn tả đúng thái độ mà chúng ta muốn có, để chúng ta đặt niềm tin tưởng, phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa, Ðấng cứu độ duy nhất của chúng ta! Những tia sáng của lòng từ bi Chúa mang lại niềm hy vọng cho những ai cảm thấy mình bị đè bẹp dưới gánh nặng của tội lỗi. Chúa Giêsu Kitô là Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa nhập thể. Vậy, chúng ta hãy luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Ðấng luôn chờ đợi và yêu thương chúng ta, đừng bao giờ đánh mất sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Ðấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng ta. Cả khi chúng ta xa rời, Thiên Chúa vẫn luôn gần gũi và sẵn sàng giang tay ra ôm ấp chúng ta vào lòng, nếu chúng ta trở về với Chúa.
 
6) Lạy Mẹ maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin giúp chúng con duy trì lòng tin vào Con Mẹ. Lạy thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, thánh nữ Faustina, xin trợ giúp chúng con, để chúng con được cùng với các thánh hướng nhìn về Ðấng Cứu Chuộc, và lặp lại lời nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa", bây giờ và mãi mãi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 

Các bà Maria trong Tân Ước  /  CN   2   PS C  / Vậy ai là người được Hội thánh Công giáo kính nhớ ?

Trong Tân Ước, có một số phụ nữ mang tên Maria ( tiếng Hípri: là Miryâm). (có 6 người mang tên Maria)

1. Maria,Mẹ Đức Giêsu. ( trừ Đức Mẹ ra ) / GH Roma chỉ kính nhớ có 1 bà : Thánh nữ M . Madalena  / Chính thống giáo kính cả 3 bà /

2. Maria, mẹ các ông Giacôbê (Thứ) và Giôxếp. Đôi khi bà này được đồng hóa với bà Maria vợ ông Cle-ôpát, chị thân mẫu Đức Giêsu. Bà này thường được nêu tên cùng với bà Maria Mácđala (Mt 27,56.61; 28,1; Mc 15,40.47; 16,1; Lc 24,10; Ga 19,25).

3. Maria ,ở Bêtania, em của cô Mátta và chị ông Ladarô (Lc 10,39.42). Bà này được tác già Tin Mừng IV đồng hóa với người phụ nữ xức dầu lên chân Đức Giêsu (Ga 11,1; 12,3). Một số người đồng hóa sai lầm bà này với người phụ nữ tội lỗi trong Lc 7,37-50.

4.Thánh nữ Maria Madala kính ngày  22/7 Bà là người trước đây bị quỷ ám, đã được Đức Giêsu chữa lành. Bà có mặt khi Đức Giêsu tắt thở và được mai táng trong mồ, và là người đầu tiên được gặp Đấng Phục Sinh (Mt 27,56.61; 28,1; Mc 15,40.47; 16,1.9; Lc 8,2; 24,10; Ga 19,25; 20,1.11.16.18). Bà không phải là Maria Bêtania hay người phụ nữ tội lỗi trong Lc 7,37-50. 

5. Maria, mẹ của Máccô: Cv 12,12.

6.  Maria ,Một Kitô hữu ở Rôma: Rm 16,6.

Lm FX  VŨ PHAN LONG

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH 

ĐỀ TÀI:   KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
 
Tung hô Tin Mừng:  x. Ga 20, 29
Haleluia. Haleluia. Chúa nói: “Này anh Tô-ma, vì đã thấy Thầy nên anh mới tin. Phúc cho những người không thấy mà tin.” Haleluia.
 
PHÚC ÂM:  Ga 20, 19-31
"Tám ngày sau, Đức Yesus đến."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:
19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Yesus đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Yesus đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” 26  Tám ngày sau, các môn đệ Đức Yesus lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Yesus đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” 28  Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” 29 Đức Yesus bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”.
30 Đức Yesus đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Yesus là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.    Đó là lời Chúa.
 
BÀI ĐỌC 1:  Cv 5, 12-16
"Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa; cả đàn ông đàn bà rất đông."
 
Lời Chúa trong sách Công vụ Tông Đồ:
 
12 Hồi ấy, nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ.
Mọi tín hữu đều đồng tâm nhất trí, thường hội họp tại hành lang Sa-lô-môn. 13 Không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Nhưng dân thì lại ca tụng họ. 14 Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông.
15 Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường, trên chõng, để khi ông Phê-rô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. 16 Nhiều người từ các thành chung quanh Yerusa-lem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành.   Ðó là lời Chúa.
 
BÀI ĐỌC II:  Kh 1, 9-11a.12-13.17-19 
 
"Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời."
 
Lời Chúa trong sách Khải huyền của Thánh Gio-an tông đồ:
 
9 Tôi là Yoan, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Yesus. Lúc ấy, tôi đang ở đảo gọi là Pát-mô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Yesus. 10 Tôi đã xuất thần vào ngày của Chúa và nghe đằng sau tôi có một tiếng lớn như thể tiếng kèn 11a nói rằng: “Điều ngươi thấy, hãy ghi vào sách và gửi cho bảy Hội Thánh”. 12 Tôi quay lại để xem tiếng ai nói với tôi. Khi quay lại, tôi thấy bảy cây đèn vàng. 13 Ở giữa các cây đèn, có ai giống như Con Người mình mặc áo chùng và ngang ngực có thắt đai bằng vàng.
17 Lúc thấy Người, tôi ngã vật xuống dưới chân Người, như chết vậy. Người đặt tay hữu lên tôi và nói: “Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. 18 Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời ; Ta giữ chìa khóa của Tử thần và Âm phủ. 19 Vậy ngươi hãy viết những gì đã thấy, những gì đang diễn ra và những gì sẽ xảy ra sau này.”    Ðó là lời Chúa.
 
 
Suy Niệm Lời Chúa  /  CN  2  PHỤC SINH - C
 
KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT  /   GA 20,19-31 
 
“VÌ THẤY NÊN TIN ”
 
Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20,27-29)
 
Suy niệm:
Ta hay nói: cứng lòng tin như Tô-ma. Thật là oan cho ông Tô-ma! Ta không nên trách ông cứng tin, trái lại, phải cám ơn ông, vì nhờ ông mà ta hiểu rằng tin vào Đức Ki-tô phục sinh không phải là điều dễ dàng chút nào. Ít ra cũng có người tỉnh táo như ông: đòi phải thấy tận mắt, sờ tận tay các vết thương của Đức Giê-su thì mới tin. Nhờ đó, ta thấy niềm tin vào sự kiện Chúa phục sinh là có cơ sở, đáng tin cậy bởi vì chính cá nhân ông Toma đã kiểm chứng. Thế là niềm tin của ta lại dựa vào những chứng nhân như ông.
 
Mời Bạn: Củng cố lại niềm tin vào Đức Ki-tô phục sinh, điều quan trọng nhất đối với Ki-tô hữu. Tô-ma đòi thấy mới tin, còn bạn, vì tin nên thấy: nhờ tin Đức Giê-su phục sinh bạn có thể thấy Người đang sống giữa nhân loại, đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể, đang hiện thân nơi những người anh chị em chung quanh ta .
 
Sống Lời Chúa: 1/ Ý thức Chúa Ki-tô phục sinh đang hiện diện đây, xin Ngài giúp bạn sống Tin Mừng Phục sinh trong đời thường của mình. 2/ Làm việc bác ái cho những người sống bên cạnh bạn để loan báo Tin Mừng Phục sinh.
 
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa nói với chúng con: “Phúc thay những ai không thấy mà tin”. Xin cho chúng con tin, dù không thấy Chúa, và vì tin, nên nhìn thấy Chúa đang hiện diện, đang thi ân giáng phúc cho chúng con. Amen.**R
 
NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG
 
ĐỀ TÀI : KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
 
Lời Chúa:  Ga 20, 19-31
 
1 Cái chết của Chúa Giê-su ảnh hưởng thế nào đến các môn đệ ? 
2 Vừa gặp lại các ông, Chúa nói điều gì ? 
3 Tại sao Giáo hội chọn chúa nhật II phục sinh để kính lòng thương xót Chúa ?
4 Lần đầu tiên gặp lại, có điều gì trở ngại không ? 
5 Vậy ông Toma có cứng lòng tin không ?
6 Sự phục sinh của Đức Kitô mang ý nghĩa nào ? 
7 Lợi thế của Tôma khi ông vắng mặt như thế nào? 
8/ Nhờ lỗ đinh, chúng ta có được điều gì ?
9/ Chúng ta thấy được gì qua cái chết của Chúa Giê-su ? 
10/ Mầu nhiệm cứu độ mang ý nghĩa gì ?
 
11/ Sự cứng tin của các tông đồ giúp gì cho chúng ta ?
12/ Chúng ta nghĩ gì khi hôm nay chúng ta có được Đức Tin Kitô giáo ?
13/ Chúng ta thử tìm lại cội nguồn Đức tin đầu tiên của chúng ta ? 
14/ Có điều nào chúng ta không thấy, không hiểu mà lại tin ? 
15/ Có bao nhiêu người chết được Chúa Giê-su cho sống lại ?  
16/ Những người này có được sống mãi không ? 
17/ Dựa vào đâu mà Tôma đã mạnh miệng ? 
18/ Bằng chứng nào có sức thuyết phục nhất ? 
19/ Hội đồng Do thái đã cấm đoán các ông ra sao ? 
20/ Các tông đồ đã làm chứng cách nào ? **R
 
 
BÀI   I 
 
ĐỀ TÀI : TỪ ĐÂU TÔI CÓ ĐỨC TIN 
 
Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:
 
1 Cái chết của Chúa Giê-su ảnh hưởng thế nào đến các môn đệ? Cái chết của Chúa Giê-su làm cho các ông hết sức dao động, các ông buồn phiền, hoang mang và thất vọng / Mộng ước mà các ông đeo đuổi từ 3 năm nay, bỗng dưng tan theo mây khói / Các ông tự hỏi: ngày mai mình sẽ làm gì? Trở về làng cũ, nghề xưa với ghe thuyền và chài lưới thì làm sao tránh được những cặp mắt chế diễu của bà con lối xóm?
2 Chúa Giê-su nói điều gì khi vừa gặp lại các ông? Lời đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh khi hiện ra với các môn đệ là lời chào chúc: Bình an cho các con / Từ những kẻ lo âu, dao động về cái chết của Thầy mình / các ông đã được Ngài biến thành những người được sai đi để làm chứng rằng Ngài vẫn đang sống và đang ở giữa họ: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con.
3 Tại sao Giáo Hội lại chọn ngày Chúa Nhật 2 Phục Sinh làm ngày kính lòng Chúa thương xót? Giáo Hội dựa vào sự kiện và ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay để nói lên điều đó/ Lẽ ra sau bao nhiêu lỗi lầm mà các môn đệ đã dành cho Thầy mình trong biến cố vừa qua / thì hôm nay trong lần gặp đầu tiên này, Chúa Giê-su phải quở trách, la mắng các ông nhiều lời nặng nề mới đúng / Nhưng với lời lẽ mà Thầy Giê-su dành cho các ông lại là lời chúc bình an / Lời chúc này mang ý nghĩa là Chúa Giê-su không chấp tội các ông, Chúa tha hết, Chúa quên hết / Chúa chẳng nhớ đến tội mà chỉ tỏ ra lòng Ngài rất mực yêu thương các ông, mong các ông đừng lo sợ đủ điều nữa, mà hãy bình an hạnh phúc!
4 Thế nhưng mọi sự xem ra có xuôi chảy không? Thưa không, vì trong số các môn đệ được diễm phúc gặp gỡ Chúa Giê-su Phục Sinh hôm nay, lại vắng bóng một người / và người đó chính là Toma / Ông quả thật là con người thiếu may mắn / và cũng chính vì nguyên do vắng mặt hôm nay, đã khiến cho ông trở thành kẻ cứng lòng tin trong sử sách!
5 Xin mời mọi người hãy đứng vào vị trí khách quan để xem ông Toma có cứng lòng tin hay không? Rõ ràng không hẳn là như thế / Bởi vì trước đó mấy ngày chính ông đã từng tỏ thái độ hăng hái quyết liệt cùng Thầy mình đi Yerusa-lem: “Nào chúng ta hãy cùng đi để được chết với Thầy” (Yn 11, 16).
6 Sự sống lại của Đức Kitô mang ý nghĩa nào? Đây vốn là hòn đá tảng, là nền tảng của đức tin Kitô giáo / là cốt lõi, là nền móng vững chắc của đức tin chúng ta / Thánh Phaolô đã khẳng định như thế và cũng chính là nội dung số một của việc rao giảng nơi các Tông Đồ sau này .
 
7 Lợi thế của Toma trong lần vắng mặt đầu tiên như thế nào? Ông đã được đền đáp một cách rất dồi dào ở lần Chúa Giê-su hiện ra sau đó 8 ngày / Trong lần hiện ra này, Chúa Giê-su đã cho Toma được xỏ ngón tay vào lỗ đinh, được xỏ bàn tay vào lỗ đòng nơi thân thể Ngài / Chính nhờ thế mà Toma đã trở thành một con người mới, niềm xác tín mới, niềm vui mừng mới!
8 Có phải do các lỗ đinh mà chúng ta có được niềm tin? Đây chỉ là chứng cớ, để làm nền tảng cho niềm tin, nhưng nhờ được hòa tan trong Đức Kitô qua những đau khổ của Ngài, mà cây Thập Giá là dấu chứng cho một tình yêu thương dạt dào ,do Chúa Giê-su đã thực hiện để cứu chuộc chúng ta!
9 Chúng ta thấy được điều gì qua cái chết của Ngài? Bằng chứng của tình yêu Thiên Chúa được xác định qua việc Chúa Kitô Phục Sinh / Cùng với niềm tin của Toma vào chính Đấng vừa trải qua những khổ đau của Thập Giá / cùng với cái chết đầy tủi nhục / Chính vì thế chúng ta không thể tách rời sự sống lại của Chúa với những đau khổ và cái chết tủi nhục / Có nghĩa là khi ta thấy những đau khổ và cái chết tủi nhục thì ta cũng thấy được sự sống lại vinh quang của Ngài.
10 Mầu Nhiệm cứu độ là gì? Thiên Chúa yêu thương loài người nên đã chịu đau khổ, chết nhục nhã để đền thay tội cho nhân loại / Sau đó mới sống lại vinh quang và dẫn đưa con người vào nơi vinh phúc!
11 Lời chứng và sự cứng lòng tin của các Tông đồ, giúp gì cho đức tin của chúng ta? Lời rao giảng và cuộc sống chứng nhân đức tin của các ngài là hoàn toàn đáng tin đối với chúng ta / Chúng ta phải biết ơn các ngài vì những thái độ cứng lòng tin đó / Chính sự cứng lòng tin lúc ban đầu và sự vững tin về sau này của các ngài , trở thành những lời chứng đáng tin cậy hơn dành cho những hậu sinh như chúng ta / Bởi vì đức tin không phải là một trò chơi dễ dãi, yếu ớt ,may ruổi / Nếu như thế thì chúng ta sẽ rất dễ dàng vấp ngã nơi chính những điều mà trước đó chúng ta đã mạnh dạng khẳng định.
12 Chúng ta cảm nghĩ gì khi hôm nay có được đức tin Kito-giáo? Chúng ta hãy cảm tạ Chúa và thầm cảm ơn cha mẹ, tổ tiên, ông bà, các Cha xứ, các giáo lý viên đã khởi sự dạy chúng ta có đức tin ngay từ đầu đời. Chúng ta hãy cảm ơn Giáo Hội Việt Nam, cảm ơn các Thánh Tử Đạo Việt Nam / với biết bao gương hy sinh anh dũng đã liều mạng sống để cho hạt giống Tin Mừng trổ sinh hoa trái trên quê hương chúng ta !
 
 
BÀI II : 
 
ĐỀ TÀI : NHÂN CHỨNG ĐỨC TIN 
 
Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:
 
13 Chúng ta thử đi lùi lại để tìm lại cội nguồn đức tin của mình: Chúng ta chưa thể dừng lại từ niềm tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, mà chúng ta cứ phải lùi lại mãi cho đến lúc gặp lại cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi tại Yerusa-lem / hay lại tìm gặp chính các Thánh Tông Đồ thời xưa, nhờ thế chúng ta biết rằng: Đức tin của chúng ta đang dựa vào lời rao giảng và sự làm chứng bằng mạng sống của các ngài.
14 Trong đời sống thường ngày, có điều nào chúng ta không thấy, không biết, mà lại vẫn tin không? Thưa có đấy! Có vô số điều mà bản thân ta không tự tìm ra, không trực tiếp có kinh nghiệm nhưng chỉ dựa vào lời kể của kẻ khác / Dĩ nhiên khi gặp những điều thật quan trọng liên quan tới mình, hay bà con thân thuộc của mình, thì chúng ta cũng tỏ ra rất thận trọng, chúng ta cũng tự hỏi: liệu người đang thuật lại kia có đáng cho ta tin cậy hay không ? Họ có thành thật trong những điều họ nói, họ có trực tiếp chứng kiến hay là chỉ nghe nói lại / Họ sẽ có lợi lộc gì trong chuyện này / Tóm rằng: không phải nghe thứ gì cũng đều tin và tin như nhau cả đâu !
15 Chúng ta có cần tìm hiểu về vấn đề hệ trọng này không ? Vấn đề đức tin tôn giáo là rất hệ trọng vì nó liên quan đến ý nghĩa và hạnh phúc của cuộc đời mình / Mà đức tin chúng ta đang có là đức tin Tông truyền, nghĩa là do các Tông Đồ truyền lại / Như vậy các ngài có đáng tin không ?
16 Tin là gì ? Là lý trí chấp nhận những điều mình cho là đúng mà mắt thường không thể thấy / Đức tin cũng không phải là một cảm nghĩ, một cảm xúc, mà phải dựa trên những sự kiện lịch sử / mà nền tảng của niềm tin Kitô giáo lại chính là việc Đức Yesus đã sống, sau khi đã chịu khổ nạn và Phục Sinh.
17 Hãy nói về ý nghĩa phụng vụ Lễ Phục Sinh qua các bài đọc: Lễ Phục Sinh hôm nay tràn ngập ánh sáng, hoa hương, đèn nến và tiếng đàn hát ca mừng chiến thắng đang làm nức lòng người tín hữu / nhưng các bài Lời Chúa lại diễn tả khác: Sách Công Vụ Tông Đồ thì thuật lại các hoạt động mạnh dạng làm chứng cho Chúa Phục Sinh / Còn sách Tin Mừng thì cho thấy tâm trạng buồn rầu lo âu, sợ hãi / làm như các Tông Đồ vẫn còn nghi ngờ về sự Phục Sinh của Thầy mình.
 
18 Có bao nhiêu người chết được Chúa cho sống lại, có ghi trong Tin Mừng ? Thưa có 3 người: a) Con gái vị thủ lãnh (trưởng hội đường ) (Mt 9, 23-25) / b) Con trai bà góa thành Na-im (Lc 7, 11-17) / c) Lazarô chết chôn đã bốn ngày (Yn 11, 1-44).
19 Những người này tuy được Chúa cứu sống nhưng họ có sống mãi không ? Chúa Yesus chỉ cứu nhất thời để tạo lòng tin nơi mọi người / rồi cả 3 cũng phải chết để chịu phán xét riêng và phán xét chung vào thời Cánh Chung.
20 Dựa vào đâu mà Toma đã mạnh miệng khi muốn cùng Thầy mình lên Yerusa-lem để cùng chết (Yn 11, 16)? Sau khi Toma chứng kiến Thầy mình cho Lazarô chết đã chôn 4 ngày được sống lại / Ông đã rất tin tưởng vào quyền năng của Thầy mình / Nhưng khi thấy Thầy mình cũng chết như mọi người nên lòng ông cảm thấy khó hiểu nên đâm ra hoài nghi / đòi phải xỏ tay vào các vết thương nơi mình Thầy / Sau đó khi đã tận mắt chứng kiến các lỗ đinh từ thân thể Thầy mình / ông đã mạnh mẽ tuyên xưng Thầy mình là Thiên Chúa và sau đó quyết tâm sống chết vì Thầy mình trên con đường truyền đạo như để chuộc lại lỗi lầm của mình!
21 Bằng chứng nào có sức thuyết phục nhất (sau khi Thầy mình Phục Sinh )của các Tông Đồ ? Đó là sự thay đổi triệt để và quá lạ lùng nơi các Tông Đồ trước và sau khi Chúa Phục Sinh / Niềm tin ấy đã biến đổi các ngài thành những con người hoàn toàn mới / Do đã tin vì nhiều lần được chứng kiến phép lạ/ tận mắt thấy chính Đức Yesus đã chết, nay vẫn sống / các ngài không biết làm gì hơn là làm chứng bằng mạng sống cho Chúa Kitô.
22 Hội Đồng Do Thái đã ngăn chặn, cấm đoán các ngài ra sao ? Dù bị ngăm đe, cấm đoán, bị điệu ra trước tòa, bị tra tấn, bị giam cầm / Các Tông Đồ vẫn khẳng khái chu toàn nhiệm vụ của mình à là chứng nhân ưu tuyển của Chúa Phục Sinh.
23 Các Tông Đồ đã làm chứng bằng cách nào ? Chẳng ai điên dại, dám phiêu lưu cả mạng sống của mình vì một chuyện vu vơ, không có thật / Đối với các Tông Đồ, sự Phục Sinh của Đức Kitô đã trở thành máu thịt, là lẽ sống / Các ngài còn coi đó là điều liên quan đến hạnh phúc mọi người / Khi đã xác tín điều đó, khiến các ngài dám hy sinh tất cả, chấp nhận tất cả mọi gian truân thử thách, kể cả cái chết khi đổ máu đào làm chứng cho Chúa Phục Sinh.**R 
 

BÀI III

ĐỀ TÀI : NHỮNG VẾT SẸO LÀM NÊN CHIẾN TÍCH 

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:
 
24 Vì sao thân xác chúng ta có những vết sẹo ? Hậu quả của những lần trầy trụa do té ngã / Có những vết sẹo khơi gợi lại cả một vùng trời kỷ niệm / Dù vui hay buồn thì vết sẹo cũng ghi lại những chuyện đã qua / Vết sẹo lành rồi nên không còn đau đớn như khi xưa, nhưng nó cũng làm mất đi một chút thẩm mỹ.
25 Khi Chúa Giê-su hiện ra thăm các môn đệ, thứ gì đã giúp cho họ nhận ra Chúa ? Họ nhận ra Ngài nhờ những vết sẹo / Ngài đã cho họ xem những vết sẹo ở tay và cạnh sườn Ngài / Những vết sẹo đó đã nói rõ lên rằng: Thầy chính là Đấng đã chịu đóng đinh và chịu đâm thâu qua / Thầy đã chết nhưng Thầy đã chiến thắng sự chết.
26 Những vết sẹo đó có làm Chúa xấu đi không ? Chúng ta ngỡ ngàng khi thấy những vết sẹo nơi Chúa Phục Sinh / Sẹo không đẹp đẽ gì nhưng đó lại là những chiến tích oai hùng / Kẻ chiến thắng mà không có chiến tích dễ bị coi là giả dối / Chiến sĩ ở hậu phương mà đeo huy chương thì rõ ràng chỉ là lính ma lính kiểng / Chúa không ngượng mà còn đưa cho các môn đệ xem.
27 Vinh dự của những chiếc sẹo ấy là gì ? Những chiếc sẹo ấy sẽ theo Chúa vào nơi Thiên Quốc / Chúng gợi lên những kỷ niệm buồn phiền, thất bại, đớn đau / nhưng nếu không có chúng thì chẳng có sự Phục Sinh.
28 Mỗi khi phạm tội, linh hồn chúng ta cũng có những vết sẹo / Chẳng cần phải xóa đi khỏi ký ức những vết sẹo đó / Ký ức của Chúa với cuộc Khổ Nạn kinh hoàng, cái chết đau thương nhục nhã / Chúng ta cũng sẽ lên Thiên đàng với các vết sẹo của mình / Sống ở đời này ai có thể tránh khỏi đau thương, té ngã, dập gãy, thương tích / nhưng nếu chúng ta sẵn sàng đón nhận mọi sự bằng một tình yêu, thì mọi thương tích sẽ trở nên nhịp cầu cứu độ.
29 Tin Mừng Phục Sinh là gì ? Là mừng vì các vết thương đã lành / Có những vết thương mà ta cứ tưởng nó sẽ không bao giờ lành, không bao giờ thành sẹo / Điều quan trọng hơn là chúng ta có dám cho người khác thấy sẹo của mình không.
 
30 Cuộc Khổ Nạn của Thầy Giê-su đã ảnh hưởng thế nào đến các môn đệ ? Cuộc Khổ Nạn đã làm cho các ông vấp ngã, bị thương / nhưng các vết sẹo của Thầy đã chữa lành các vết thương của các môn đệ / Chính Toma đã phải nhìn vào các vết thương của Thầy thật lâu, nhờ vậy ông mới khám phá ra từ trong đó ẩn chứa một tình yêu thương bao la!
31 Toma đã rất mong muốn điều gì ? Ông đã không dám mong muốn Thầy mình sẽ đích thân hiện đến để thỏa mãn những đòi hỏi tai quái của mình / Chúa đã đáp ứng bằng một tình thương xót khiến cho lòng ông tràn ngập một niềm cảm mến tri ân!
32 Trước đó lòng tin của ông như thế nào ? Trước đó cõi lòng Toma cứng cỏi khép kín và luôn tự cô lập / Sau đó ông đã bước vào thế giới của lòng tin / Ông đã tuyên xưng niềm tin vượt quá điều ông thấy, khi ông tuyên xưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa (Ông là người phàm đầu tiên tuyên xưng điều này).
33 Toma tuyên xưng niềm tin như thế nào? Ông chỉ thấy và chạm nhẹ vào các vết sẹo của Thầy mình, nhưng ông đã tin Thầy mình là Thiên Chúa của ông / Tin bao giờ cũng đi xa  hơn bước nhảy của mình / Tin là một bước nhảy xa hơn cái sự nhìn thấy của đôi mắt / Tin phải vượt xa hơn cái điều mình mong muốn nhìn thấy.
34 Chúng ta cần tin Chúa theo kiểu nào ? Chúng ta không được phúc thấy Chúa, thử Chúa theo kiểu Toma / nhưng chúng ta vẫn có thể thấy Chúa theo kiểu khác / Chúa đã hứa ban cho chúng ta phúc thứ 9 / Phúc này dành cho những ai không thấy mà tin / Cần tập nhận ra Chúa để mà tin / Đừng có lúc nào cũng đòi hỏi Chúa quá quắc như Toma / Bởi vì tin là phải hy sinh / đừng có theo thói thường tình để rồi lúc nào cũng nhỏng nhẽo.
35 Chúng ta cần phải tập nhìn thứ gì để tin Chúa ? Hãy nhìn lâu vào các vết sẹo của Chúa, hãy nhìn vào các vết sẹo của mình / của cả Hội Thánh, của cả thế giới / để rồi chúng ta phải biết rằng: Chúa Kitô vẫn đang có mặt khắp nơi, Ngài cũng đang phải trăn trở với những nghi ngờ, những thách thức, những vấp ngã của loài người / Nói chung Chúa Phục Sinh vẫn còn phải chịu khổ đau dài dài / Bởi vì con người chỉ muốn tin chút chút, tin có điều kiện mà không chịu hiểu rằng tin là phải hy sinh, là phải luôn nghĩ đến Chúa, đến tình yêu của Chúa và luôn luôn tìm cách đáp lại tình yêu đó cách trọn vẹn hơn.**R 
 
 
BÀI IV 
 
ĐỀ TÀI : LÝ DO ĐỂ TIN THEO CHÚA 
 
Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:
 
36 Tại sao người ta gán cho Toma biệt hiệu “cứng lòng tin” ? Thật ra Toma không cứng lòng tin hơn các Tông Đồ khác / Khi Chúa chết rồi / ai trong các ông cũng hoang mang sợ hãi / Khi nghe tin Chúa sống lại, ai cũng bàng hoàng bỡ ngỡ, nửa tin, nửa ngờ / Chính vì thế nên hai môn đệ trên đường đi Emmaus vẫn còn trong tâm trạng buồn bã / Dù các ông đã nghe các chị phụ nữ thuật lại nhưng các ông vẫn không tin, nên muốn bỏ về làng cũ vì mang tâm trạng thất vọng .
37 Chúa Giê-su đã làm gì để trấn an các ngài ? Chúa Giê-su đã phải hiện ra nhiều lần, mỗi lần hiện ra, Chúa lại phải trấn an các ngài, cho các ngài xem vết thương, cùng ăn cùng uống để các ngài tin.
38 Phản ứng từ các môn đệ ra sao ? Tuy các môn đệ chưa hoàn toàn tin, nhưng không ai dám phát biểu câu nào / Chỉ có Toma mới dám nói một câu quyết liệt: nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người … / Cũng chính vì câu nói mạng mẽ này mà suốt đời ông phải mang biệt danh là kẻ “cứng lòng tin”. Còn các môn đệ khác cũng nghi ngờ nhưng không dám nói .
39 Toma đại diện cho hạng người nào ? Người thời nay ai cũng muốn xem tận mắt, bắt tận tay, chỉ tin những gì thấy được, chỉ chấp nhận những gì sờ được / Đòi kiểm nghiệm mọi thứ / đòi tự mình thí nghiệm tất cả / không bao giờ chịu tin vào lời nói suông / Đây chính là chủ nghĩa thực dụng.
40 Ưu điểm của cách hành xử của Toma là gì ? Nhiều người đã cảm ơn Thánh Toma vì nhờ ngài mà các môn đệ khác được chứng kiến tỏ tường việc Chúa sống lại / Được nhìn rõ những vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người / Cũng nhờ Toma mà Chúa Giê-su lại hiện ra một lần nữa / cũng nhờ Toma mà chúng ta được Chúa Giê-su ban cho phúc thứ 9.
41 Tiêu chí mới của việc truyền giáo hôm nay là gì ? Việc Thánh Toma đòi xem vết thương ở chân tay và cạnh sườn Chúa, chứng tỏ rằng người thời nay sẽ không chịu tin vào lời nói suông nữa / Họ không chịu tin vào những lời nói đẹp, lý thuyết đẹp, những lời hứa xa rời thực tế.
 
42 Thực tế người thời nay họ muốn gì ? Họ muốn những lý thuyết đẹp phải được kiểm nghiệm bằng những kết quả đẹp / Những lời nói hay chỉ có giá trị khi đi đôi với những việc làm tốt / Vì thế, ai muốn làm chứng cho Chúa, người đó phải có một đời sống đạo gương mẫu / Không những phải siêng năng đọc kinh, đi lễ / nhưng phải sống gương mẫu trong cách ăn nết ở / Đừng nói một đàng, làm một nẻo như bọn Pharisieu.
43 Thực tế sẽ kết quả như thế nào qua cách sống đạo của chúng ta ? Người ngoại khó lòng mộ mến đạo nếu những người có đạo lại cũng sống chia rẽ bất hòa / Làm sao lời mình nói có sức thuyết phục khi người đi đạo vẫn còn ham hố danh vọng chức quyền đến nỗi sẵn sàng bán rẻ lương tâm của mình và tìm mọi cách để chà đạp bôi nhọ kẻ khác !
44 Tác dụng ngược là gì ? Nếu ta nói một đàng mà làm một nẻo, thì làm sao chúng ta có thể làm chứng tốt cho đạo được ? Tại sao người đi đạo vẫn còn gây bất công, gian tham của cải không phải là của mình ? Làm sao chúng ta có thể chịu đòn vọt tù đày, gươm giáo như các Thánh Tử Đạo được trong khi hôm nay chúng ta không thể thắng lướt được những gian tà, dâm ô trong chính con người của chúng ta ? Đức công bình chúng ta còn chưa giữ được thì mơ làm gì đến đức bác ái ?
45 Thói quen của người công giáo lâu nay là gì ? Chúng ta có thói quen giữ đạo trong nhà thờ, không bao giờ dám đem đạo, đem lời Chúa, đem luật Hội Thánh về nhà để tuân giữ !  Chúng ta chỉ to mồm khi đọc kinh, to mồm khi làm được chút việc thiện đính kèm với chiêng trống, gõ mõ / mỗi người cứ nhìn lên Thánh Giá sẽ thấy: không ai thoát khỏi ánh mắt trách móc của Chúa Giê-su / Ai dám nhìn ảnh Chúa trong khi mình dám ưỡn ngực / rõ ràng người ấy giả dối thập phần!   Mỗi người hãy thử xem !
46 Câu chuyện truyền giáo: Một ông trùm của giáo xứ Long Châu, giáo phận Nam Ninh / Trung Quốc / Trước đây chỉ có một gia đình ông theo Chúa / Sau đó gia đình ông tích cực rao giảng Lời Chúa, kết quả sau 20 năm, hầu như cả làng gần 500 nhân khẩu theo Chúa hết / Cứ mỗi dịp lễ lớn thì có vài chục( 20 )người theo đạo, xin rửa tội / Người ta hỏi ông nhờ bí quyết nào// một phút suy nghĩ rồi ông trả lời: Nhờ đời sống gia đình / Ở bên Trung Quốc, đời sống gia đình đang gặp khủng hoảng, vợ chồng bất hòa, con cái không vâng lời cha mẹ, có khi còn hành hung cha mẹ / Số gia đình tan vỡ ngày càng tăng / trong khi đó gia đình ông trùm vẫn trên thuận dưới hòa / vợ chồng kính trọng nhau, con cái vâng lời cha mẹ, anh chị em sống đùm bọc lẫn nhau, thấy thế người trong làng bảo nhau: đây là đạo tốt vì có thể bảo vệ hạnh phúc gia đình / Nhờ tấm gương sống đạo của gia đình ông Trùm  mà mọi người trong làng đều đi theo Chúa.
47 Câu chuyện truyền giáo ở Châu Phi  =Một chị phụ nữ da đen phát biểu trong ngày Quốc tế Truyền giáo :chúng tôi không có tiền để quảng bá thứ gì trên sách báo ,TV ,phim ảnh /chúng tôi chỉ gửi đến mỗi làng ,một gia đình công giáo sống đạo thật tốt ,thế là sau đó mọi người nhìn và theo /  **R
 
KẺ BẤT XỨNG / GIUSE LUCA / KT EMMAUS
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 1178
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  527
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350831
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top