Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

TH VÀ TH TIN MỪNG LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI / CN 20 TN C / GIUSE LUCA

LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

ĐỀ TÀI : ƠN CỰC TRỌNG DÀNH CHO MỘT PHÀM NHÂN

NGÀY 15 THÁNG 8

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM :

Alleluia, alleluia! - Đức Maria được mời gọi lên trời; đạo binh các thiên thần mừng rỡ hân hoan. - Alleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 1, 39-56

"Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại: Người nâng cao những người phận nhỏ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabeth, và khi bà Elisabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elisabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng:

"Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện".

Và Maria nói: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời".

Maria ở lại với bà Elisabeth độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà Mình. 

Đó là lời Chúa.

SUY NIỆM I :

ĐỜI TÔI LÀ MỘT LỜI CA NGỢI

“Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi.” (Lc 1,47)

Suy niệm: Lời ca ngợi Thiên Chúa của Mẹ Ma-ri-a cũng như của bà Ê-li-sa-bét là những lời phát xuất từ kinh nghiệm đức tin. Bà Ê-li-sa-bét nhìn xuống bào thai mình đang cưu mang và bày tỏ niềm vui sống động ngay trong chính bản thân mình: “Hài nhi nhảy mừng trong lòng tôi.” Mẹ Ma-ri-a cũng chia sẻ niềm vui khôn tả“thần trí tôi hớn hở vui mừng” bởi vì Chúa đã làm “biết bao điều kỳ diệu” nơi Mẹ. Mỗi người một cách, nhưng cả hai đều loan báo tin vui ấy bằng chính cảm nghiệm của mình. Thiên Chúa của cha ông không phải là một vị thần xa lạ, nhưng luôn đồng hành với lịch sử dân Chúa chọn, và hơn nữa, chính họ còn cảm nghiệm được bàn tay của Ngài can thiệp cách đặc biệt trong cuộc đời họ hôm nay, lúc này. Kinh nghiệm đức tin này làm cho họ luôn tràn ngập niềm vui dù khó khăn đầy dẫy, và nhất là làm cho tin vui họ loan đi có sức thuyết phục. Có gì đáng tin hơn lời của những chứng nhân?

Bạn ơi, phải chăng cuộc sống vội vã ngày hôm nay khiến chúng mình khó nhận ra lòng thương của Chúa trong từng khoảnh khắc ngày sống? Dù bận rộn xin bạn dành ít phút để dừng lại và nhìn lại để khám phá điều kỳ diệu Chúa đang làm nơi mình và nơi anh chị em.

Chia sẻ về một lần bạn được Chúa can thiệp trong cuộc đời và bạn cùng với cả nhóm tạ ơn Chúa về những hồng ân Chúa ban.

Sống Lời Chúa: Lặp lại lời ca tụng của Mẹ với niềm xác tín dâng lên Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, bản thân con và tất cả những gì con có đều là hồng ân Chúa ban. Con xin dâng hiến Chúa tất cả đời con để trở nên lời ngợi ca tình yêu và lòng thương xót Chúa.

 

SUY NIỆM II:

1. Mẹ Maria là ai? Giáo hội dành cho Mẹ rất nhiều tước hiệu, nhưng mọi danh xưng kia đều gói gọn trong danh xưng “Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu và cũng là Mẹ của mỗi người chúng con”.

2. Tên Maria gợi lên trong lòng chúng con điều gì? Một tình thương vô biên của một người mẹ luôn sẵn sàng yêu thương, cảm thông, tha thứ mỗi khi  chúng con lầm lỗi ,yếu đuối.

3. Mẹ Thiên Chúa có ý nghĩa như thế nào? Không có tên nào gợi lên lòng trìu mến bằng tên Maria. Con người chỉ biết cuối đầu trước một danh xưng mang ý nghĩa thật tuyệt vời, đó là Mẹ Thiên Chúa. Vì chính danh xưng này mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ biết bao đặc ân cao trọng mà bất cứ phụ nữ nào ở trần gian này cũng phải mơ ước.

4. Những đặc ân cao quý nào nữa? Ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn hồn xác lên trời là những đặc ân vô cùng quý giá. Chỉ có mình Mẹ có được và cũng chỉ có mình Mẹ hiểu thấu được giá trị của những ơn cao quý này. Hôm nay mừng lễ Mẹ lên trời, chúng ta xin Mẹ giúp chúng ta cảm nghiệm được đặc ân vô cùng cao quý ấy.

5. Điều gì cao quý nhất của con người trần gian ? Hạnh phúc lớn lao nhất của con người là được sinh ra có mẹ có cha, tiếng mẹ cha mang lại cho chúng ta một sự chở che , ấm áp, dễ chịu.

6. Chúa Giesu nhập thể như thế nào ?  Chúa Giê-su khi đến trần gian, Ngài không đi con đường nào khác, Ngài không sinh ra trong một cung vua, hay nhập thế như một vị Thần Thánh, Chúa chọn một gia đình có cha có mẹ, Ngài sinh ra một cách bình thường như bao trẻ em khác.

7. Con đường nhập thể của Chúa kỳ diệu như thế nào ? Con đường của Chúa thật lạ lùng. Mẹ Maria được chuẩn bị từ trước, Mẹ được sinh ra trong cung lòng bà Thánh Anna vào lúc bà đã tuổi già. Thánh GioanKim cũng đang trong độ tuổi không thể nào sinh con được nữa, nhưng Thiên Chúa đã làm một điều kỳ diệu khi bà Thánh Anna sinh ra một người con duy nhất, đó là Đức Trinh nữ Maria.

8. Tình thương của Thiên Chúa đối với loài người được thể hiện như thế nào ? Đức Mẹ cứ lớn lên trong ân sủng của Chúa. Thiên Chúa lại để ý và sủng ái Mẹ, cho dù loài người phản bội Chúa, lẽ ra Chúa loại trừ và tiêu diệt, nhưng Chúa vẫn một lòng yêu thương con người, Ngài đã cất nhắc Mẹ Maria lên làm Mẹ Chúa Kito, con một Thiên Chúa. Ơn cao quý này là một ơn nhưng không mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Mẹ Maria, chính vì thế mà Thiên Chúa dành cho Mẹ ơn vô nhiễm Trinh thai và ơn hồn xác lên trời. Mẹ Maria đã chấp nhận với tất cả lòng biết ơn và xin vâng tuyệt đối .

9. Mẹ Maria cảm nhận thế nào về kiếp sống con người ? Mẹ hiểu rõ hơn ai hết giới hạn phù du của kiếp con người. Eva đã phản nghịch lại lời giao ước và bà đã phải chết để rồi xác của bà sẽ trở về với cát bụi. Nhưng Mẹ Maria đã luôn làm theo ý Chúa, lời ″Xin Vâng″ đã nói lên tấm lòng cung kính, cảm tạ thẳm sâu của Mẹ. Mẹ đã tin tưởng phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa, Mẹ đã đi theo đường lối Chúa dạy và cộng tác vào chương trình đầy yêu thương của Thiên Chúa, Mẹ đã tin vào Lời Chúa hứa. Mẹ tin Chúa có thể làm được mọi sự ,nên sau khi chết Mẹ đã được Thiên Chúa đưa về Trời cả hồn lẫn xác.

10.  Ai có thể hưởng đặc ân cao quý này cùng với Mẹ ? Đặc ân cao quý này trước tiên chỉ có mình mẹ có được. Đây là đặc ân tuyệt vời mà chỉ mình Mẹ được thừa hưởng. Nhưng Thiên Chúa cũng đang mời gọi từng người chúng ta, Mẹ nhắn nhủ mọi người hãy đi vào chương trình của Thiên Chúa, bám chặt, tin tưởng, phó thác, cậy trông vào Chúa. Chúng ta hãy xin Mẹ cầu bầu để chúng ta cũng được về Trời như Mẹ.

11.  Những điểm đặc biệt nào trong cuộc đời Mẹ ? Trong cuộc đời Mẹ Maria có 4 điều đặc biệt :

a) Phụ nữ duy nhất được Thiên Chúa chọn là Mẹ Ngôi Hai nhập thể/

b) Mẹ sinh con mà không cần đến người nam nhưng lại do quyền năng Chúa Thánh Thần/

c) Mẹ sinh con mà vẫn còn đồng trinh/

d) Làm cho con trẻ Gioan nhảy mừng trong bụng mẹ.

12.  Điều nào được xem là nghịch lý ? Mẹ sống rất đơn sơ, khiêm tốn, không cầu danh tranh lợi, không ước ao được cao sang quyền quý, không muốn được hơn người, mà Mẹ lại hơn tất cả mọi người trần gian. Người đời lại quan niệm khác thường / họ quan niệm rằng : Muốn hơn người thì phải ước mơ cao, phải có mục tiêu lớn, phải có ước muốn trở nên vĩ đại, phải bon chen, phấn đấu, phải vượt qua mọi đối thủ.

13.  Cách dạy của Thiên Chúa có phải là nghịch lý hay thuận lý ? Thiên Chúa suy nghĩ và hành động khác hẳn với con người. Đức Mẹ đã nêu lên cách hành động của Thiên Chúa như sau : Phận nữ tì hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới/ Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người/ Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng…./ người giàu có lại đuổi về tay trắng.

14.  Trong 2 cách suy nghĩ, cách nào đúng nhất ? Cả hai cách nghĩ cùng có lý, đều đúng / nhưng hai cách ấy lại hoàn toàn khác nhau vì nó ở hai lĩnh vực, hai không gian khác nhau. Người đời thì không dựa vào đức tin thì chỉ đúng trong lĩnh vực nhỏ hẹp vật chất, trong thời gian nhỏ hẹp của người đời. Còn cách suy nghĩ theo đức tin thì rộng lớn hơn, siêu việt hơn, trong thời gian vĩnh cửu, vượt qua đời sống con người, vượt qua cả cái chết. Cách nào cũng có lý và cũng có người chọn. Nhưng nếu nhắm đến cái lợi ích lâu dài thì chẳng qua là do con người chưa thể thấy cái bất lợi , vì nó không đến ngay.

15.  Chúng ta nên dứt khoát như thế nào ? Khi chúng ta cần có một sự chọn lựa thì chúng ta phải dứt khoát chọn cái này và bỏ cái kia. Nhưng cách nào cũng đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ, nếu ta bỏ cái ngắn để lấy cái dài thì không phải là một sự hy sinh mà là sự lựa chọn tỉnh táo, khôn ngoan.

16.  Ai mới là người khôn ngoan ?Chúng ta, người Kito hữu cần xác định mục đích sống của đời ta là gì ? Một khi đã xác định được mục đích sống rồi thì chúng ta phải quyết tâm sống theo nền tảng đó. Lúc đó ta không còn nghĩ rằng mình hy sinh cái này, từ bỏ cái kia, lúc đó ta chỉ nghĩ đến cái mất, mà lại không nghĩ đến cái được. Vì có khi chúng ta lại nghĩ : Con cá sẩy là con cá to. Nhưng nếu cái được lớn hơn cái mất thì làm sao chúng ta lại gọi đó là sự hy sinh ? Chỉ khi cái mất lớn hơn cái được thì mới gọi là hy sinh mà thôi.

17.  Cách chọn lựa của Mẹ Maria như thế nào ? Sự khôn ngoan trên đây thật đáng khâm phục, nhưng nó lại mang tính chất vị kỹ. Mẹ Maria không dừng lại ở chỗ đó, mà Mẹ vượt lên cao hơn nữa. Sự thánh thiện của Mẹ vượt cao hơn tính vị kỹ đó. Mẹ được Thiên Chúa ban cho Mẹ vượt khỏi mọi tội lỗi, không hề bị kiềm tỏa bởi tội nên không bị tính vị kỹ cám dỗ, Mẹ luôn chiến thắng, động lực khiến Mẹ chiến thắng chính là lòng yêu Chúa và tình yêu tha nhân. Mẹ yêu tha nhân là vì tha nhân chứ không phải vì mình. Vì thế Mẹ không đặt hạnh phúc vĩnh cửu của Mẹ, mà Mẹ lại đặt vinh quang theo thánh ý Chúa lên trên. Vì thế Mẹ đạt được hạnh phúc vĩnh cửu ở mức độ cao nhất, trọn vẹn nhất. Mẹ đã sống tinh thần Tin Mừng cách trọn hảo nhất, cho nên việc Mẹ được hưởng cả hồn lẫn xác lên thiên đàng là trọn hảo nhất, là xứng đáng nhất.    **R

Cầu nguyện : Lạy Mẹ ,xin Mẹ giúp con luôn sống xứng đáng là con của Mẹ , để mai sau con cũng được lên Thiên đàng với Mẹ ,Amen  / **R

 

BÀI SUY NIỆM III

LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI

BÀI 1:  Các tin điều về Đức Mẹ: (Lc 1, 39-56)
 
1) Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa (431 /Ephêsô)
2) Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh (Lateranô /649)
3) Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8/12/1854)
4) Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (1/11/1950)
5) Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội (21/11/1964 Vat.II )  
 
Đối với Giáo Hội, với chúng ta, người Kitô hữu, thì đây là 5 Tín Điều. Tín Điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là do Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố vào ngày 01/11/1950. Đây là 1 đặc ân và cũng là 1 vinh dự của Đức Mẹ.
Trước hết lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, qua dòng thời gian được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong các sách Phụng vụ: 1) Lễ an nghỉ là Lễ Đức Mẹ Chết / 2) Lễ Chấm Dứt là lễ Đức Mẹ kết thúc cuộc sống ở trần gian / 3) Lễ Vượt Qua tức là Đức Mẹ vượt qua cuộc sống ở trần gian về cuộc sống ở Nước Trời / 4) Lễ Mông Triệu là lễ Đức Mẹ được Thiên Chúa đưa về Trời / 5) Cuối cùng là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cho tới ngày hôm nay lễ này được chính thức cử hành vào năm 650 tại Roma do Đức Giáo Hoàng Théôđôrê I thành lập / Toàn thể giáo dân hân hoan mừng lễ này rất sốt sắng, lễ này không những làm sáng danh Mẹ Maria, mà còn nhắm đến một chân lý bảo đảm cho giáo dân trong niềm tin vào sự sống lại bên kia thế giới. Tức là 1 bảo đảm cho Tín Điều => “Tôi tin xác loài người sống lại, tôi tin hằng sống vậy”. Bởi vì người ta thấy không những Chúa Yesus mà cả Đức Mẹ đã sống lại và lên trời cả hồn xác, để mở cửa Thiên Đàng đón nhận tất cả con cái sẽ lần lượt tiến về Thiên đàng sau này!
 
Đến đời Đức Giáo Hoàng Sergiô, khoảng đầu thế kỷ thứ tám, những cuộc cung nghinh ảnh tượng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được tổ chức tại nhiều nơi. Và chính Đức Giáo Hoàng Sergi-ô là một trong những Giáo Hoàng nổi tiếng nhất trong việc cổ võ và tôn sùng Đức Mẹ Hồn Xác lên trời! Tiếp đến thế kỷ thứ 9, để giáo dân mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời cách sốt sắng và long trọng hơn, Đức Giáo Hoàng Lê-ô thứ 4 đã sáng lập tuần Bát Nhật sau ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời để ghi nhớ công ơn Đức Mẹ đã cứu thành Roma thoát khỏi 2 tai nạn khủng khiếp: Nạn hỏa hoạn và nạn dịch tể, đã làm cho rất nhiều người phải mất mạng! Nhân dịp này ngài cũng công bố luật lệ cử hành ngày áp lễ, tức là lễ vọng / Liền ngay sau Đức Giáo Hoàng Lê-ô thứ 4, cũng vào giữa thế kỷ thứ 9 / Đức Giáo Hoàng Nicôla I lại ra luật phải ăn chay ngày áp lễ / ngày nay chỉ còn giữ lại việc cử hành thánh lễ vọng – riêng việc ăn chay và tuần Bát nhật không còn nữa!
 
Rồi để nhấn mạnh chân lý và tầm quan trọng của lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời cả hồn cả xác. Năm 1642, Đức Giáo Hoàng Urba-nô 8 đã nâng lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời lên hàng lễ trọng, buộc giáo dân phải tham dự, luật này ngày nay không còn buộc nữa! Trên đây là những bước cho đến ngày Đức Giáo Hoàng Pi-ô thứ 12 long trọng công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác lên trời vào ngày lễ các Thánh 1/11/1950 / Ngài lấy quyền Chúa Yesus ban cho, quyền ủy nhiệm của 2 Thánh Phêrô + Phaolô Tông đồ và quyền riêng của Ngài tuyên bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác lên trời là một tín điều buộc toàn thể Giáo Hội phải tin như một chân lý mạc khải – thêm vào đó, chính Thiên Chúa cũng đã làm 1 phép lạ lớn lao nơi mặt trời, trước con mắt chiêm ngưỡng của Đức Giáo Hoàng Pi-ô 12 đó là phép lạ mặt trời múa, phép lạ này đã xảy ra liên tiếp 4 lần trong các ngày 30, 31 tháng 10 / ngày 1 và 8 tháng 11 năm 1950 để củng cố và ghi dấu biến cố quan trọng đã diễn ra ở Roma đó là biến cố cho việc tuyên bố tín điều! Như vậy chính Thiên Chúa đã đóng ấn xác nhận việc Đức Giáo Hoàng tuyên bố tín điều này là đúng với Thánh Ý của Thiên Chúa – 
Mầu nhiệm Đức Mẹ Hồn Xác lên trời là một niềm vui mừng và phấn khởi cho toàn thể Giáo Hội công giáo – Không người tín hữu nào lại không vui mừng sung sướng khi thấy người Mẹ yêu quý của mình được tôn vinh / Chúng ta là những người con cái của Đức Mẹ, chúng ta vui mừng vì Mẹ được đưa lên trời và được tôn vinh làm Nữ Vương Trời Đất / thế nhưng việc tôn vinh Đức Mẹ, không phải để cho Đức Mẹ được cao sang, hưởng vinh phúc bên Chúa mà quên chúng ta / Ngược lại, Mẹ lên trời, Mẹ càng cầu bầu cho chúng ta đắc lực hơn – 
 
Mẹ sẽ là trung gian muôn ơn cho chúng ta như trong Công đồng Vaticano II trong Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” đã nói: Sau khi về trời, vai trò của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ không chấm dứt, nhưng Mẹ vẫn tiếp tục liên lỉ cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ, giúp chúng ta đường phần rỗi đời đời – với tình mẫu tử - tình mẹ chăm sóc con cái của Mẹ đang lữ hành trên dương thế đang gặp bao nguy hiểm, thử thách – Mẹ sẽ giúp chúng ta cho tới khi chúng ta đạt tới hạnh phúc quê trời”.
 
Tước hiệu Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Nữ Vương Trời Đất, Đức Mẹ là lầu đài chứa Hòm Bia Thiên Chúa (như trong bài đọc I) Đức Mẹ mang Chúa đi khắp nơi – Chúng ta cũng là con Đức Mẹ, chúng ta hãy trở nên những lầu đài chứa Hòm Bia Thiên Chúa di động, để chúng ta đi bất cứ đâu, chúng ta cũng mang Chúa đi theo để Thiên Chúa hiện diện khắp nơi và ban bình an cho mọi người!
“Mẹ ơi, con yêu mến Mẹ, con cậy trông Mẹ, Mẹ là tất cả của con”. Lời cầu này phải luôn ở trên môi miệng mỗi người chúng ta, để đi đâu chúng ta cũng được Mẹ che chở, ủi an, ban an vui, hạnh phúc xác hồn và sau này được hưởng vinh phúc trên trời như Đức Mẹ vậy ! **R
    
BÀI SUY NIỆM IV : CA TỤNG ĐỨC MẸ     (Lc 11, 27-28)
 
Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm” – Đây là một lời khen, lẽ ra Chúa Yesus phải hân hoan đón nhận lời khen này, nhưng không Chúa Yesus đã đáp lại ngay câu này: “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa”.
Người phụ nữ trong đám đông theo Chúa, khi bà nói lên câu này, ngụ ý của bà: thay vì nói: xem quả là biết cây!        (một lời khen).
Có phải Chúa Yesus trả lời như trên có có ý phủ nhận công lao của Đức Mẹ? Thưa không phải , nhưng là đúng như cách sống của Đức Mẹ thực hành Lời Chúa / Mẹ đã thi hành Thánh Ý Thiên Chúa luôn luôn và thi hành cách trọn vẹn, Mẹ luôn gặp gỡ và đón nhận Thánh Ý Chúa trong tĩnh lặng, trong cơn gió hiu hiu như Elia đã làm! Đức Mẹ luôn luôn trung thành với lời giao ước của mình! Lời Mẹ hứa, Mẹ luôn giữ cách trọn vẹn! Các đôi tình nhân, khi đứng trước bàn Chúa, trước vị đại diện Giáo Hội, trước cộng đoàn thì to tiếng hứa, nhưng khi về với đời thường thì không thực hiện được! Luôn tìm cách thất hứa, phản bội nhau / Chúng ta cũng thế, chúng ta đã từng khấn hứa rất nhiều, nhưng chúng ta không trung thành với lời mình hứa thành ra chúng ta chưa thể là lầu đài cho Hòm Bia Thiên Chúa ngự như Đức Mẹ Maria / Vậy nếu chúng ta muốn được Thiên Chúa chúc phúc như Mẹ Maria, chúng ta phải thay đổi cách sống, chúng ta hãy chạy đến với Mẹ để học hỏi cách trung thành với lời hứa của mình! Đức Mẹ luôn nhắn nhủ chúng ta bằng 3 huấn lệnh Fatima:
 
1. Yêu mến Trái Tim Đức Mẹ
2. Cải thiện đời sống / (chừa bỏ mọi nết xấu)
3. Siêng năng lần hạt mân côi mỗi ngày !
 
Tin đạo và sống đạo là một khoản cách khá xa – Đức Mẹ có gương sống đạo tuyệt vời ,đó là luôn tuân giữ lời Thiên Chúa dạy – Chúng ta hãy sống đạo như Mẹ / Hãy gặp gỡ Chúa trong thinh lặng, trong khiêm tốn – Vì Chúa chỉ thích trò chuyện cùng người khiêm tốn mà thôi.**R
 
BÀI SUY NIỆM V : CÁC TÍN ĐIỀU VỀ ĐỨC MẸ
 
1) Tín điều Đức Maria Mẹ Thiên Chúa: Linh mục Anatasiô công khai chối bỏ Thiên Chức Mẹ Thiên Chúa. Có sự đồng tình của Thượng phụ Nestôriô năm 428 cũng chấp nhận như vậy / Nên buộc các Nghị phụ của Công đồng Ephêsô phải tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày 22/6/431 / Lạc thuyết Nestorio đã tác hại trầm trọng đến đức tin và phần rỗi đời đời của các tín hữu (căn cứ vào 3 bức thư của Thánh Giáo phụ Cyrilo-Alexandria gởi Nestorio).
2) Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội: Đức Thánh Cha Piô-9 bằng trọng sắc Ineffabilis Deus đã long trọng tuyên bố tín điều này vào ngày 8/12/1854 / Sau đó hơn 3 năm, 25/3/1858 chính Đức Mẹ đã công nhận tín điều này khi hiện ra với chị Thánh Bernadetta và Mẹ đã xưng mình : Ta là Đấng Vô Nhiễm Trinh Thai (TCF 204)
3) Tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn lẫn xác: Qua tông hiến Munificentissimus Deus / Đức Thánh Cha Pi-ô 12 đã tuyên bố tín điều này vào ngày lễ các Thánh Nam Nữ 1/11/1950. Điều này đã được Thiên Chúa xác nhận khi làm phép lạ mặt trời nhảy múa 4 lần vào ngày 30+31/tháng 10 và ngày 1 và 8/11/1950 (TWTAF 3: 284-287) như là hiện tượng mặt trời nhảy múa trước kia lúc 13/10/1917 tại Fatima.
4) Đức Mẹ là Mẹ của Giáo Hội 21/11/1964/ Đây cũng là điều buộc ta phải tin: Trong kỳ họp kết thúc Công đồng chung (kỳ họp ba) Vaticanô II cũng là dịp công bố Hiến chế về Giáo Hội Lumen Gentium, trước mặt toàn thể các Nghị phụ của Công đồng / Đức Paulô 6 đã chính thức công bố tín điều này (CTFY 88). Và lập lại việc hiến dâng toàn thể thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội / Điều này đã được Đức Thánh Cha Piô 12 thực hiện 2 lần trước đó vào ngày 31/10/1942 và 07/07/1952.
5) Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh: Được Cộng đồng Lateranô tuyên tín năm 649 / Các Nghị phụ của Công đồng đã tuyên xưng rằng: Đức Maria sinh Chúa Yesus là bởi phép Chúa Thánh Thần mà không cần đến hạt giống của loài người / Nên Đức Mẹ vẫn còn trinh nguyên / Đức Yesus là Ngôi Lời đã được Thiên Chúa Cha nhiệm sinh từ trước các thời kỳ.
Lễ kính Trái Tim Đức Mẹ do bộ lễ nghi ban hành vào ngày 4/5/1944 được Giáo Hội mừng vào thời Trung cổ và được Giáo Hội chấp nhận vào đầu thế kỷ 19 do Đức Thánh Cha Pio 7 / Lễ này được Giao Hội cử hành vào ngày 22/8 hàng năm với bậc lễ hạng nhì. (TWTAF 82-83)**R
 
BÀI SUY NIỆM VI : LỊCH SỬ NGÀY LỄ 
 
1) Tại nhiều giáo xứ bên Ý, vào ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, người ta có tục lệ rước kiệu như thế này: Một kiệu Đức Mẹ từ cuối làng đi lên. Còn một kiệu Chúa Giêsu từ đầu làng đi xuống. Cả hai sẽ gặp nhau tại sân nhà thờ. Người ta sắp đặt để cả hai tượng đều cúi đầu chào nhau ba lần, rồi sau đó cũng tiến vào nhà thờ, tượng trưng cho việc Chúa Giêsu dẫn đưa Mẹ Ngài vào quê hương Nước Trời. Nghi thức này tuy đơn sơ nhưng lại gây một ấn tượng mạnh mẽ nơi những người  tham dự
2) Thực vậy, vào năm 457, Đức Giám Mục Giêrusalem đã viết nhưsau: Mẹ Maria qua đời, có các tông đồ vây quanh. Nhưng rồi sau khi chôn cất được ít lâu, ngôi mộ bỗng được mở ra, các tông đồ nhận thấy nó hoàn toàn trống rỗng và rồi các ông đã kết luận Mẹ đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác.
3) Chúa Giêsu đã không muốn để Mẹ Ngài phải chịu một giây phút nào dưới quyền lực của Satan và tội lỗi, nên đã ban cho Mẹ đặc ân vô nhiễm nguyên tội. Đồng thời Ngài cũng không muốn thân xác tinh tuyền của Mẹ phải chịu cảnh mục nát trong mồ, nên đã ban cho Mẹ đặc ân được về trời cả hồn lẫn xác. Thiên Chúa Ba Ngôi cùng với triều thần thánh trên trời mừng rỡ chúc tụng Mẹ. Đó là niềm hạnh phúc của những người thân yêu gặp lại nhau. Và đó cũng là niềm hạnh phúc mà mỗi người chúng ta đều luôn mong đợi.
4) Đúng thế, trong ngày lễ Mẹ về trời , chúng ta có thể nghĩ tưởng tới ngày chúng ta cũng sẽ được bước vào quê hương Nước Trời, sau một cuộc đời trung thành phụng sự Chúa. Chính tại quê hương Nước Trời này, chúng ta sẽ được gặp lại những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng có thể suy nghĩ về sự chết. Thực vậy, cái chết không còn là một ngõ cụt, một chấm dứt, như nhiều người thường bảo: chết là hết. Trái lại đối với chúng ta, những người có đức tin, thì chết là giây phút chúng ta được trở về  nhà Cha mình , được sinh ra cho cuộc sống vĩnh cửu, được gặp lại những người thân yêu như lời kinh nguyện Thánh Thể chúng ta vốn thường nghe đọc: Xin cho chúng con được đồng hưởng sự sống đời đời cùng với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và toàn thể các thánh …/
5) Chúng ta hãy sốt sắng đọc kinh Kính Mừng và đặc biệt chú ý tới lời kêu xin: Cầu cho chúng con là kẻ tội lỗi, khi này và trong giờ lâm tử. Vì thế, hãy cầu nguyện và ra sức uốn nắn những sai lỗi để đổi mới cuộc đời, nhờ đó trong ngày sau hết chúng ta cũng sẽ được Chúa đón nhận vào quê hương Nước Trời.
 
6) Từ tín điều Mẹ hồn xác lên trời, được mừng kính hôm nay, chúng ta rút ra được những kết luận nào. Kết luận thứ nhất, đó là Mẹ đã được đưa về trời, nơi mà một ngày kia chúng ta cũng sẽ đến. Thực vậy, sở dĩ Mẹ đã được đưa về trời một cách kỳ diệu vì Mẹ không hề phạm tội, nên thân xác Mẹ không thể bị huỷ hoại tiêu tan, cũng như thân xác Chúa Giêsu. Thân xác Mẹ trực tiếp đi từ tình trạng dương thế qua tình trạng vinh quang mà không phải nếm mùi hư nát.
7) Sự hiện diện của Mẹ trên trời là lời hứa hẹn cho chúng ta, bởi vì một ngày kia chúng ta cũng sẽ được ở đó với Mẹ. Tuy nhiên, vì mang thân phận tội lỗi, nên chúng ta sẽ không chuyển trực tiếp từ tình trạng dương thế qua tình trạng vinh quang, nhưng sẽ phải trải qua một thời kỳ huỷ hoại, một thời kỳ mục nát.. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như vậy. Khi mùa thu cuộc đời trở lại, chúng ta mất đi toàn bộ vẻ đẹp thân xác, để rồi sẽ bị rữa thối trong lòng đất lạnh, một khi chúng ta nằm xuống cùng với một cái chết. Thế nhưng khi giờ phút sống lại đã điểm, thì một thân xác mới mẻ và xinh đẹp sẽ nở tươi trên đống tro tàn bụi đất,
8) Thân xác hay chết này sẽ mặc lấy sự không hay chết và thân xác mục nát này sẽ  không còn mục nát nữa. Kết luận thứ hai việc Mẹ được đưa về trời còn là nguồn trợ lực cho chúng ta khi chiến đấu để chiếm lấy niềm vinh thắng mà Mẹ đang vui hưởng. Vì thế, chúng ta hãy tin tưởng chạy đến kêu cầu cùng Mẹ. Ông Douglas Hyde là một đảng viên Cộng sản, chủ bút một tờ báo lớn ở Anh Quốc. Ông đã kể lại sự mình trở về với Giáo hội như sau: Ngày nọ, tình cờ ông bước vào một nhà thờ Công giáo. Ngồi ở hàng ghế sau cùng, ông đưa mắt quan sát và nhận thấy có một thiếu nữ bước vào, vẻ mặt đầy âu lo. Cô ta đến trước bàn thờ Đức Mẹ, quỳ cầu nguyện một hồi lâu, sau đó đứng dậy ra khỏi nhà thờ. Lúc cô ta đi ngang qua, ông nhận thấy vẻ mặt đầy lo âu khi trước đã tan biến, nhường chỗ cho một vẻ mặt phấn khởi và hy vọng. Thế là ông cũng mon men đến bên bàn thờ Đức Mẹ và trình bày câu chuyện đời mình, nhưng ông không biết phải bắt đầu như thế nào. Sau này khi nhớ lại, thì hình như ông  đã nói với Mẹ: “Lạy Mẹ dịu dàng và đáng yêu, xin hãy tỏ ra nhân từ và khoan dung với con”. Nhờ Mẹ giúp đỡ, cuối cùng ông đã được ơn ăn năn trở lại. Hãy tin tưởng chạy đến với Mẹ, bởi vì xưa nay chưa từng nghe có người nào kêu cầu Mẹ, mà Mẹ chẳng nhận lời .
9) Chúa Thánh Thần, nguồn tình yêu của Thiên Chúa, sẽ giúp ta nhận biết tình yêu Thiên Chúa và soi sáng thúc giục ta đáp lại tình yêu ấy. Sau khi Đức Mẹ ngoan ngoãn nói lên lời “xin vâng”, Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy tâm hồn Đức Mẹ. Đức Mẹ mở rộng tâm hồn đón nhận và để mặc Người hướng dẫn cuộc đời mình. Từ đây, cuộc đời Đức Mẹ hoàn toàn biến đổi. Đức Mẹ trở nên một dụng cụ ngoan ngoãn trong tay Chúa Thánh Thần, hiến dâng trọn vẹn tâm hồn và thân xác để đáp lại tình yêu vô biên của Thiên Chúa.
 
10) Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy những tác động của Chúa Thánh Thần trên Đức Mẹ. Tác động thứ nhất là sự vội vã. Vội vã đây không phải là sự vội vàng hấp tấp, cũng không phải là nôn nóng lo âu. Sự vội vã  ở đây có nghĩa là sự nhiệt tình hăng hái, cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa trong tâm hồn, Đức Mẹ mau mắn, tha thiết muốn đáp trả. Nếp sống của cô thôn nữ Maria đã thay đổi. Từ một  thôn nữ dịu dàng, sống êm đềm trong cuộc đời bình dị, Đức Mẹ giờ đây trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn, hăng hái đền đáp lại Tình Chúa Yêu Thương. Từ một thôn nữ vui với công việc nội trợ, khép mình trong làng xóm, Đức Mẹ đã mở cửa ra đi. Sự mở cửa ra đi làm ta nhớ tới tác động của Chúa Thánh Thần trên các Tông đồ.     
11) Tác động thứ hai là tâm tình tạ ơn. Cảm nghiệm được tình Chúa thương yêu, lòng Đức Mẹ tràn đầy niềm cảm mến biết ơn. Niềm tri ân cảm tạ đầy ứ trong lòng chỉ chờ dịp tuôn ra thành lời. Cảm nghiệm về ơn lành vô biên của Thiên Chúa cũng là cảm nghiệm về sự thấp hèn bất xứng của mình. Hai cảm nghiệm song song đó càng nâng cao, càng đào sâu niềm tri ân cảm tạ. Cảm nghiệm ấy đã biến đổi Đức Mẹ, từ một cô gái kín đáo, âm thầm trở nên một thi sĩ, một ca sĩ lớn tiếng ca tụng Tình Yêu Thiên Chúa đối với kẻ nghèo hèn.  
12) Khi nghe bà Isave chào, Đức Mẹ đã ứng khẩu tán tụng Chúa bằng bài kinh ca ngợi tuyệt diệu. Tác động thứ ba là thái độ chia sẻ. Tình yêu Thiên Chúa bao la đã đổ vào tâm hồn Đức Mẹ tràn đầy niềm vui. Niềm vui thánh thiện và lớn lao đã thúc đẩy Đức Mẹ mau mắn lên đường đi thăm bà Isave. Đức Mẹ không đến để khoe khoang, nhưng để chia sẻ. Nhờ Đức Mẹ đến mà bà Isave và thánh Gioan Baotixita được chúc phúc. Đức Mẹ cũng đến để chúc mừng bà chị  họ đã được Chúa đoái thương. Tâm hồn được Chúa chiếm hữu đã khiến Đức Mẹ trở nên quảng đại và hiệp thông, sẵn sàng chia vui sẻ buồn với những người chung quanh.   
13) Tác động thứ bốn là dấn thân phục vụ. Niềm tri ân cảm tạ, niềm vui thánh thiện thực sự sẽ không dừng lại ở những bài ca trên môi miệng. Cảm nghiệm về Tình Yêu Thiên Chúa trong trái tim sẽ mau chóng biến thành hành động. Sự đền đáp tình yêu sẽ thúc đẩy người được yêu dấn thân phục vụ trong những việc làm cụ thể. Chính vì thế Đức Mẹ đã không ngần ngại ở lại phục vụ bà chị họ trong ba tháng.
14) Mừng lễ Đức Mẹ lên Trời một cách có ý nghĩa nhất, đó là ta hãy noi gương Đức Mẹ: xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn ta như Người đã đến trong lòng Đức Mẹ, giúp ta được những ơn lành Chúa ban và giúp ta mau mắn đáp lại tình yêu thương đó. Xin Đức Mẹ giúp chúng con biết ngoan ngoãn vâng theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng: để vội vàng ra đi, để hân hoan tạ ơn, để quảng đại chia sẻ và để dấn thân phục vụ  anh em. 
15) Sắp đến lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Lên Trời là lên thiên đàng. Mẹ Maria lên trời là một sự kiện đầy hân hoan. Sự kiện vui mừng này gợi lên trong chúng ta khát vọng như chính chúng ta cũng được lên trời. Nhưng, để theo Đức Mẹ lên trời, ta không thể tự mình lên được. Ta phải tuân theo chỉ dẫn của Mẹ. Chỉ dẫn của Mẹ rất đơn sơ: Hãy sống vâng phục thánh ý Chúa (Lc 1,18). Thánh ý Chúa về ta là thế nào? Tôi thiết nghĩ: Trong một nơi đặt truyền giáo là ưu tiên như tại đây, thì thánh ý Chúa về ta là lời Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ Người, trước khi Người về trời:“Các con hãy là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem... cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). 
 
CẦU NGUYỆN: Lạy Mẹ Maria, Thiên Chúa yêu Mẹ vì Mẹ khiêm tốn trong việc tôn thờ và thực thi điều Chúa muốn qua việc cộng tác với chương trình cứu độ. Xin mẹ giúp chúng con luôn yêu Chúa như Mẹ để mai sau chúng con cũng được về nơi vinh phúc cùng Mẹ muôn đời . Amen.**R
GIUSE LUCA / KT EMMAUS 
 
GHI CHÚ:
 
CÂU TRẢ LỜI CỦA LM FX VŨ PHAN LONG VỀ CÁC TÍN ĐIỀU ĐỨC MẸ
 
"Đức Maria, Mẹ Giáo Hội" không phải là một tín điều theo nghĩa là đã được một vị Giáo Hoàng nào công bố "tại tòa" trong cương vị là thầy dạy. Nhưng đây là một danh hiệu đã được Đức giáo hoàng Phaolô VI tuyên bố về Mẹ Maria tại Công Đồng Vaticanô II vào khóa họp thứ ba, ngày 21-11-1964. Hơn nữa, danh hiệu này đã được Thánh Ambrôsiô dùng vào thế kỷ 4 / Rồi vào năm 1748, đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XIV dùng và Đức Lêô XIII dùng vào năm 1885. Trong các giáo huấn, các Đức giáo hoàng Gioan XXIII, Phaolô VI và Gioan Phaolô II dùng thường xuyên danh hiệu này. Riêng Đức Phaolô VI còn dùng trong Lời Tuyên Xứng Đức Tin long trọng vào năm 1968. Nay danh hiệu này được đưa vào sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo. Một vài mốc lịch sử đó đủ để chúng ta coi danh hiệu này là một điều cần phải tin.**R
 
Lm  Fx Vũ Phan Long 
TTK /UBKT /HĐGM/VN
 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1744
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  1567
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11351871
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top