Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 10 TN C - 2016 / Giuse Luca

CHÚA NHẬT   10   THƯỜNG NIÊN   C  /  05/06/2016

ĐỀ TÀI:  CON TRAI BÀ GÓA THÀNH NA-IM SỐNG LẠI

Lời Chúa: Lc 7, 11-17

Tung hô Tin Mừng:   Lc 7, 16

Haleluia. Haleluia. Vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 7, 11-17

"Này người thanh niên, tôi bảo anh: Hãy trỗi dậy."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.

11 Một hôm, Đức Giêsu đi đến thành kia gọi là Na-im, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. 12  Đức Giêsu đến gần cửa thành, đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà góa. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà. 13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa!” 14 Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giêsu nói: “Này người thanh niên tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!” 15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. 16 Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Một vị Ngôn Sứ Vĩ Đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người”. 17  Lời này về Đức Giêsu được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/Chết phần xác là gì ?

2/Chết tâm linh là gì ?

3/Người đời quan niệm về cái chết như thế nào ?

4/Một khía cạnh đau buồn của cái chết là gì ?

5/Ý nghĩa từ cái chết của Chúa Giêsu là gì ?

6/Cái chết của Chúa đã ảnh hưởng thế nào trên cuộc đời của chúng ta ?

7/Cái chết của Chúa đem lại sự kỳ diệu nào ?

8/Giờ đây những kẻ chết đang mong muốn điều gì ?

9/Anh thanh niên đã gặp may như thế nào ?

10/Hoàn cảnh của bà goá ra sao ?

11/Tâm tình của Chúa Giêsu dành cho bà góa.

12/Bà đã thưa gì cùng Chúa ?

13/Đám đông hôm nay đã rút ra được điều gì ?

14/Sự kiện hôm nay nhắc nhớ chúng ta điều gì ?

15/Tại sao con người không gặp toàn hạnh phúc ?

16/Chúa có thể giúp gì cho chúng ta ?

17/Tại sao con người trở thành chai lỳ ?

18/Chúa chạm tay đến quan tài, ý nghĩa của này là gì ?

19/Bối cảnh phép lạ nào xảy ra ở đâu ?

20/Chúa Giêsu gặp đámg tang này vào lúc nào ?

21/Pháp lạ này ẩn chứa điều gì ?

22/Nhờ đâu Yoan tẩy giả nhận ra Đấng Thiên Sai ?

23/Dấu hiệu nào cho thấy Chúa Giêsu là Đấng được sai đến ?

24/Phép lạ này thể hiện đặc tính gì nơi Chúa Giêsu ?

25/Tại sao Chúa làm phép lạ ở Naim ?

26/Ai có thể cho kẻ chết sống lại ?

27/Năng lực lời Chúa mạnh mẽ như thế nào ?

28/Chúng ta cần phải làm gì ?   **R

 

 

Bài 1: Ý NGHĨA CỦA SỰ CHẾT

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/ Chết là gì? Là mũi ngừng thở, là tim ngừng đập, là thể xác không còn chấp nhận đồ ăn, thức uống / tai không còn nghe, mắt không còn thấy / miệng không nói được nữa / Đó là chết về phần xác / thể lý.

2/ Chết về phần tâm linh là gì? Là sinh khí lìa khỏi xác, là linh hồn về với Chúa / Chết là một sự di chuyển chỗ ở / Cái chết đối với những kẻ tin Chúa là được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu bên  Chúa!

3/ Những kẻ không có niềm tin, họ quan niệm thế nào về cái chết? Họ cho rằng chết là hết / Nếu con người là một nửa Thần linh, một nửa thú vật / mà chết là hết thì thật là hoang phí / Vì sao? Vì con người có biết bao tài năng nổi trội, trong khi con thú thì chẳng có được gì nhiều / Con người thì quá khôn ngoan, quá đẹp đẻ, quá thú vị, quá đáng yêu, quá đáng nhớ,…

4/ Một khía cạnh khác của cái chết là gì? Chết là để lại một sự trống vắng mà không có gì có thể bù đắp được / Điều đó là gì? Là tình nghĩa vợ chồng, là tình cha con, là tình mẹ con, là tình anh em ruột thịt, là tình bà con, là tình bè bạn chòm xóm mà đương sự đã có một thời quý mến, thương yêu / Làm  sao có thể lấp đầy khoảng trống? Làm sao cho vơi bớt nhớ thương?

5/ Cái chết của Chúa Giêsu là gì? Là kết thúc một nhiệm vụ, là chu toàn trách nhiệm mà Chúa Cha đã trao phó / Sự chết của Chúa Giêsu đã đóng ấn trên tất cả những lời tiên báo của các Thánh tiên tri / Cái chết của Chúa đã chiến thắng tử thần, cái chết của Ngài hoàn tất Ơn Cứu Độ / Chết là bước ra trước Ngai Tòa Thiên Chúa để lãnh nhận quyền cai trị, quyền xét xử, quyền tha tội cho muôn dân / Chết là trao lại nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho các Tông đồ / là trao lại nhiệm vụ truyền giáo cho tất cả những ai đang tin vào Chúa Kitô Phục Sinh.

6/ Cái chết của Chúa Giêsu đã ảnh hưởng gì đến chúng ta? Cái chết của Chúa đập tan mọi xiềng xích tội lỗi / là giải thoát tất cả những ai đang bị tử thần khống chế / Chết là xóa tan bóng tối bằng ánh sáng Phục Sinh / Chết là biến đổi những nỗi khổ đau thành nguồn hạnh phúc / Chết là biến đổi thế giới hư nát mau qua, trở thành một Thiên đàng hạnh phúc vĩnh cửu / Chết là phá tan cánh cửa mồ của sự độc ác, ích kỷ / để từ nay mọi người được sống trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

7/ Sự kỳ diệu của sự chết: Chết là sự kết nối diệu kỳ giữa Chúa Kitô là đầu, với thân mình là Hội Thánh, với chi thể là chúng ta, là những ai có niềm tin vào Đấng Cứu Độ / Chết là đi về cùng Cha / Chết là trở về nơi đã ở trước kia / chết là đi dọn chỗ sẵn cho một đoàn con đông đảo!

8/ Kết quả cái chết của Đấng Kitô là gì? Chết là một cuộc diễu hành trong ánh sáng vinh quang chiến thắng / Chết là một cuộc trở về ngoạn mục để rồi đầu đi đến đâu thì thân xác và các chi thể cũng sẽ đến đó / Chúa Kitô đã về quê trời / thì các chi thể cũng sẽ về đó / Nếu đầu được vinh quang hạnh phúc thì chi thể cũng sẽ được sống trường sinh bất diệt.

9/ Mỗi người có ý niệm gì về chính mình? Mỗi con người là xác đất vật hèn / ai cũng luôn mang trong mình rất nhiều thiếu sót, bất toàn / lỗi trách nhiệm với Chúa, với gia đình, với anh em / từ khi mở mắt chào đời cho đến khi chui vào quan tài / Đây là khoản thời gian của sự yếu đuối, tội lỗi.

10/ Giờ đây người chết đang mong muốn điều gì? Giờ đây kẻ nằm trong quan tài không còn khả năng để tự cứu mình / Người ấy chỉ biết cậy trông vào sự xót thương của Chúa, vào lòng quảng đại của những người còn sống / Chúng ta sẽ giúp gì cho họ đây ?

11/ Điều gì là sự may mắn nhất cho kẻ đã chết? Người thanh niên con bà góa thành Na-im, quả thật quá may mắn, may mắn vì anh ta được gặp Chúa! May mắn vì anh ta được Chúa thương cho sống lại / để chi ? Để anh ta có giờ để sửa sai lỗi lầm, để bù đắp tội lỗi, để ăn năn sám hối / để đoái công chuộc tội / Thật đáng mừng cho chàng thanh niên / Nhưng cũng đáng buồn cho tất cả chúng ta vì đây chỉ là trường hợp điển hình / và rất khó có hy vọng điều này được lặp lại.

 

Bài 2: CHÚ GIẢI BÀI TIN MỪNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

12/ Diễn tiến câu chuyện như thế nào? Chỉ có Tin Mừng Luca ghi lại việc con trai bà góa thành Na-im được Chúa Giêsu cho sống lại / Lúc đi, không chỉ có Nhóm Mười Hai mà có đám đông dân chúng cùng đi / Chữ Na-im có nghĩa là đáng yêu, vui thích / Na-im cách Ca-pha-na-um 40 cây số về phía Tây Nam / và cách Yerusalem về phía bắc 96 cây số / Địa danh này gần thành Nazaret, cách nhau khoảng 8-10 cây số.

13/ Hoàn cảnh của bi kịch như thế nào? Chúa Giêsu và đám đông đi đến gần cửa thành, thì thấy người ta đang khiên người con trai duy nhất của bà góa để đem đi chôn / Một khung cảnh hoàn toàn tuyệt vọng / Bà góa có một cậu con trai bị chết, đây quả là một sự đau đớn tột cùng vì đây là mối tình thân duy nhất và cũng là chỗ dựa duy nhất của bà!

14/ Lời Chúa nói “Bà đừng khóc nữa”, mang ý nghĩa gì? Chúa Giêsu khẽ bảo: bà đừng khóc nữa, lời này có âm hưởng từ Lc 6, 21: Phúc cho anh em là kẻ bây giờ đang khóc…” Lc_8, 52 / mang ý nghĩa rằng: trong khi thi hành sứ vụ của Đấng được Chúa Cha xức dầu/ Chúa Giêsu  minh chứng rằng: quyền năng và uy quyền của Người có thể làm cho kẻ chết sống lại.

15/ Luca đoạn 7, câu 14: Người sờ vào quan tài (đang để mở) / Khi Chúa nói: Tôi bảo anh hãy chỗi dậy / Phép lạ chỉ xảy ra xoay quanh Đức Giêsu / Tin Mừng không đề cập việc anh thanh niên có nói gì hay không, Chúa Giêsu trao anh thanh niên lại cho bà mẹ, Tin Mừng cũng không ghi lại bà mẹ có nói gì không / Nhưng Tin Mừng chỉ thuật lại phản ứng của đám đông rất đáng được chú ý vì đây chính là điểm nhấn mạnh của đoạn Tin Mừng này!

16/ Sự kiện này gợi nhớ đến điều gì ở Cựu Ước? Việc này gợi nhớ lại lúc Ngôn Sứ Êlia cho con trai của bà góa Sa-rép-ta sống lại (1 vua 17, 10) cả hai câu chuyện đều cho thấy cả hai việc đều xảy ra ở cửa thành (1 vua 17, 22) / Như vậy Tin Mừng Lc 7, 15 rõ ràng ám chỉ đến (1 vua, 17, 23).

17/ Trong phép lạ này, người ta đã thừa nhận Chúa Giêsu là ai? Họ mặc nhiên thừa nhận Chúa Giêsu là Đấng Messia (Lc 7, 16) / Sau này khi các môn đệ Yoan đến hỏi: Thầy là ai, Chúa Giêsu đã trả lời: Người mù được thấy, kẻ què được đi, người chết sống lại…. (Lc 7, 22) những dấu chỉ đã chứng thật: Chúa Giêsu là Đấng Messia / và chúng ta cũng thấy các phép lạ này đã gầy dựng nền tảng  đức tin cho mọi người.

18/ Đoạn 7, câu 15: Các hình ảnh: quan tài, đám đông than khóc, tiễn đưa, người phụ nữ đau khổ => tất cả chỉ là thực tế nói lên một cái chết về thể lý (thể xác).

19/ Điểm nhấn mạnh của đoạn Tin Mừng là gì? Không phải là hình ảnh người thanh niên hay bà mẹ anh ta / nhưng chủ yếu nói lên điều Đức Giêsu đã giảng dạy và làm / để mọi người chứng kiến các việc làm kỳ lạ của Đức Giêsu trong khi Người rảo qua các làng mạc để tiếp tục cuộc hành trình lên Yerusalem / Đó là nơi cuối cùng mà Người phải đến!

20/ Đoạn 7, câu 16 và 17: Dân chúng kinh sợ => thông thường chữ “kinh sợ” có nghĩa là sợ hãi / nhưng trong trường hợp này nó có nghĩa là kinh ngạc, ngạc nhiên / Ở đây cũng phần nào nói lên hàm ý là kinh sợ trước những việc lạ lùng mà Chúa Giêsu đã làm.

21/ Chữ “tôn vinh Thiên Chúa” nói lên điều gì? Đây là nét đặc trưng của những ai đã chứng kiến các phép lạ lớn lao (Lc 2, 20).

22/ Dân chúng thường bình luận như thế nào về Chúa Giêsu? Thánh Luca thường thuật lại cách tóm tắt các nhận xét của dân chúng về Chúa Yêsu (Lc 4, 15) / nhận xét của dân chúng thường trái nghịch lại với cách nhận xét của giới lãnh đạo / Những nhận xét tích cực của dân chúng cho chúng ta thấy họ nhận ra Đức Giêsu và các lời bình luận của họ đã chứng minh điều đó / Nhìn lại đoạn khởi đầu của sứ vụ của Ngài , Đức Giêsu đã được đa số dân chúng khâm phục và quý trọng.

23/  Dân chúng nhận ra điều gì? Họ nhận thấy một Ngôn sứ của Thiên Chúa đã xuất hiện / Ngay từ đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã được phát họa như là một vị Ngôn sứ qua lời chất vấn của Chúa Giêsu đối với những kẻ nghi ngờ Ngài trong Hội Đường: “Không một Ngôn sứ nào được chấp nhận…” / cho tới thời của Công Vụ Tông Đồ, Đức Giêsu vẫn được hiểu như là vị Ngôn sứ mà ông Moi-sen đã nói tới Cv 3, 22.

24/ Thánh sử Luca đã cho chúng ta thấy điều gì về Đức Giêsu? Thánh Luca cho thấy chính Đức Giêsu là vị Ngôn sứ cao cả ấy / nhưng ông cũng không sao lảng vai trò Con Thiên Chúa của Đức Giêsu / Điều này được minh chứng qua cách dân chúng đón nhận Lời Chúa / Đây cũng chính là sứ điệp mà Tin Mừng muốn loan báo là: Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người / Sự thật này được Chúa Giêsu chứng minh bằng những việc làm quyền uy và được dân chúng đáp lại một cách tích cực / Chỉ có giới chức tôn giáo là từ chối sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu (Lc 19, 41-45) / và rõ nét nhất là ở dụ ngôn những tá điền vườn nho độc ác (Lc 20, 9-18)

 

Bài 3: NỖI KHỔ NHẤT CỦA KIẾP NGƯỜI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

25/ Hoàn cảnh của bà góa này ra sao? Cứ sự thường, thì đây là một hoàn cảnh hoàn toàn tuyệt vọng / Cuộc đời của bà từ nay chẳng còn ý nghĩa gì nữa / Làm thân đàn bà, trong một xã hội Do Thái trọng nam khinh nữ / vừa bị khinh dễ, vừa bị góa chồng, càng có cớ để bị khinh dễ hơn / Vì bị liệt vào hàng ngũ những người cằn cỗi / không sinh sản / Tất cả mọi hy vọng của bà đều đổ dồn vào đứa con duy nhất và bà coi nó là lẽ sống của đời bà / Thế nhưng mọi sự đã sụp đổ trong khoảnh khắc / vì con bà đã chết / Thật là vô phương cứu chữa / bà đã tuyệt vọng ,lê lết theo sau quan tài của con.

26/ Tâm tình của Chúa Giêsu đối với bà ra sao? Thấy bà, Chúa Giêsu đã cảm động / Ngài thông cảm với nỗi đau khổ của bà / Ở nơi Ngài, sự thông cảm luôn mang nỗi hy vọng, chan chứa tin vui dành cho kẻ thất vọng / Chúa bảo bà: “Bà đừng khóc nữa” / Ý Chúa muốn bảo bà rằng: Bà hãy còn hữu ích, con bà sẽ sống lại / Chúa sẽ trả lại cho bà niềm hy vọng.

27/ Bà đã thầm thưa gì cùng Chúa? Thưa Ngài, làm sao mà tôi không khóc được / Tôi khổ lắm, tôi chán lắm / Tôi không còn thiết sống nữa / Nhưng trái với những điều bà đang nghĩ, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho chàng thanh niên sống lại / khiến cho mọi người phải kinh hãi, thán phục.

28/ Đám đông đã rút ra được điều gì? Cũng như bà góa, đám đông đã tìm lại được niềm hy vọng / Hôm nay họ đã hiểu và xác tín rằng: tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn tất cả / đã vượt thắng tất cả!

29/ Sự kiện này nhắc nhớ chúng ta điều gì? Nó nhắc chúng ta nhớ rằng: Chết là một trong những điều quan trọng nhất trong đời / Cuộc đời con người có 3 thứ quan trọng: sinh ra, sống và chết / Sinh ra thì chẳng biết lúc nào / Chết thì càng khó biết hơn / Còn lại cuộc sống thì đầy những đau khổ: sinh ra là khổ, sống là khổ, khổ vì nghèo, khổ vì bệnh, khổ vì già yếu, khổ vì đói,…. / Cuối cùng cái chết đến là khổ nhất.

30/ Định mệnh của con người là gì? Chúa Giêsu hiểu rõ đến những vấn đề này của con người / Đó là sinh, lão, bệnh, tử / Đối với đứa con trai của bà góa: đã sinh ra, đã bệnh và đã chết / Chúa đã ra tay can thiệp để con người biết rằng: Ngài cầm quyền sinh, tử.

31/ Tại sao con người không gặp toàn hạnh phúc? Nếu đời người chỉ toàn hạnh phúc, an vui / thì họ còn cần đến Chúa làm gì? Nhưng thử hỏi có ai trên đời này toàn hạnh phúc, an vui không? Cho nên chúng ta luôn cần đến Chúa / Vì đời ai lại không gặp đau thương sầu khổ.

32/ Chúa có thể giúp gì cho chúng ta bớt khổ? Tất cả mọi đau khổ lớn nhỏ trên đời, của mỗi người, cả tinh thần, lẫn thể xác ,Chúa đều biết hết / Chúa luôn thông cảm và sẵn sàng cứu giúp / Chúng ta đừng bao giờ tuyệt vọng, mà hãy luôn tin tưởng cầu xin cùng Ngài / Ngài sẽ ra tay cứu giúp / như đã gúp mẹ con bà góa thành Na-im

33/ Qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra được điều gì? Tất cả mọi người hôm đó chẳng có ai mở lời xin Chúa cứu giúp / Chúa ra tay chỉ vì Ngài động lòng thương / Chúa chạnh lòng trước cảnh tre già khóc măng non / Chúa cứu sống đứa con trai xong, lại còn tế nhị trao lại cho mẹ nó / quả là ưu ái.

34/ Trái tim con người vì lý do gì đã trở nên chai lỳ? Hiện tại, người ta đang chạy theo chủ nghĩa thực dụng / Chỉ để ý tới những cái gì có lợi cho mình, mà không còn cảm được cái hại cho người khác! Chính vì thấy người nghèo thường quá nên họ không còn cảm được cái khổ của người nghèo /thấy người bệnh thường quá nên không còn cảm được nỗi đau của người bệnh / Thấy người tội lỗi quen quá nên dửng dưng nhìn người ta ngày càng chìm sâu trong tội.

35/ Trái tim của chúng ta làm bằng gì? Trái tim của tôi làm bằng đá hay làm bằng thịt / Khi thấy được nhu cầu của người khác, xin hãy giúp họ cách tế nhị , nhẹ nhàng như Chúa tế nhị trao lại đứa con cho bà góa.

36/ Chúa chạm đến quan tài, việc này bị coi như đã phạm luật ô uế / nhưng để an ủi gia đình người chết, hãy tiến lại gần họ / Chúa đã không ngại gì bởi vì khi muốn yêu thương giúp đỡ ai , đòi chúng ta phải biết hy sinh.

37/ Lời cầu nguyện: Lạy Chúa, con chỉ nghe toàn những tiếng gọi của nhu cầu bản thân / còn tiếng Chúa gọi sao mơ màng quá / khó nghe quá / Chúa đã gọi người thanh niên chỗi dậy từ cõi chết / Xin Chúa cũng hãy gọi con quay lại từ những đam mê bất chính của con.

 

Bài 4: DẤU CHỈ CỦA ĐẤNG THIÊN SAI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

38/ Bối cảnh của phép lạ này ở đâu? Luca là tác giả Phúc Âm duy nhất ghi lại cảnh tượng cảm động này / Ông đặt đoạn này sau phép lạ Chúa chữa lành người đầy tớ của viên đại đội trưởng mà không cho biết thời gian / Ông chỉ nói xảy ra ở thành Na-im / Đây là một làng nhỏ cách Capha-na-um khoảng 7-8 giờ đi bộ / khoảng 40km / ở hướng tây nam, về phía hướng núi Taborê/ cách Nazaret 8km về hướng đông nam / Ở hướng đông, gần làng, người ta thấy những ngôi mộ được đào sâu trong các vách đá.

39/ Chúa Giêsu gặp đám tang này vào lúc nào? Người ta đưa đám ma vào lúc gần tối / Theo tục lệ Đông phương / người chết được đặt vào quan tài không đóng nắp / Ngoài Chúa Giêsu và các môn đệ, còn có một đám đông đi theo Ngài / Bên đám tang chàng thanh niên cũng có một đám đông dân thành đi đưa tiễn / Những chi tiết này rất quan trọng, vì đó là bằng chứng cho thấy phép lạ được thực hiện cách công khai / Do đó không phải là một chuyện hoang đường hay bịa đặt.

40/ Giai thoại phép lạ này chứa  đựng điều gì? Nó chứa đựng một giáo thuyết thần học sâu xa / Vì nó nói lên một dấu chỉ Thiên Sai / là dấu chỉ Thiên Chúa cho phục sinh kẻ chết / Đây là dấu chỉ mà cũng là bằng chứng để sau này Chúa Giêsu dùng để trả lời câu hỏi mà các môn đệ của Yoan Tẩy Giả hỏi Chúa Giêsu về “Kẻ chết được sống lại” (Lc 7, 22).

41/ Yoan Tẩy Giả nhờ đâu mà nhận ra được Đấng Thiên Sai? Yoan Tẩy Giả, với tư cách là một Elia phải đến trước (Mt 17, 9-13) sẽ nhận ra cách chắc chắn / Bởi vì Tiên tri Êlia và tiên tri Êlisê đã chẳng phục sinh người con trai độc nhất của một bà góa (1 vua 17, 17-24) / và của một bà quý phái đó sao? 2 vua 4, 21-37.

42/ Tại sao Thánh Luca lại cẩn thận nhắc đến tên thành Na-im? Chính vì Na-im rất gần với cổ thành Shu-nem, là nơi mà tiên tri Elisê đã cho con trai độc nhất của một bà góa quý phái sống lại (2vua_4,8) / Câu nói “Sau đó Chúa Giêsu trao nó lại cho người mẹ” ở Lc 7, 15 cũng giống với 1_vua 17, 23 (theo bản Lxx) / việc dân chúng chứng kiến phép lạ đã hô to lên: một Đại Tiên tri đã xuất hiện giữa chúng ta (Lc 7, 16) / cho thấy họ đã nghiệm ra có sự trùng hợp giữa các phép lạ này và những phép lạ trong Cựu Ước / Họ còn chú giải thêm: “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người” / Chứng tỏ họ nhận ra ý nghĩa Thiên Sai của phép lạ này / Ý nghĩa mà các môn đệ của Yoan Tẩy Giả cần phải báo cáo lại cho   sư phụ   của họ.

43/ Dấu hiệu nào cho thấy Chúa Giêsu thật sự là Đấng được Chúa Cha sai đến? Qua phép lạ thể hiện lòng nhân từ này, Chúa Giêsu đã tỏ ra Ngài là Đấng mang đến hòa bình và niềm vui / Phải chăng hành động cứu rỗi của Ngài đã biểu lộ ra giữa mọi người khi Ngài đi ngang qua và làm phước (CVTĐ 10, 38) / đó chính là dấu hiệu minh chứng Ngài là Đấng Được Sai đến!

44/ Phép lạ này thể hiện đặc tính gì ở nơi Chúa Giêsu? Đây là phép lạ thể hiện lòng thương xót / Chúa động lòng thương bà (câu 13) / bởi vì Con Thiên Chúa không thể hờ hững trước nổi thống khổ của loài người => (Do Thái 4, 15-16 / Do thái 2, 17-18) / Nếu phép lạ cho người chết sống lại là cao điểm của sự can thiệp đầy lòng nhân từ của tình yêu Thiên Chúa thì chúng ta có thể tin chắc rằng: Ngài không thể để các tâm hồn đau khổ vì tang sầu hay lo lắng mà không an ủi họ (Lc 4, 18-19) trái tim Chúa đầy lòng thương xót đối với mọi nỗi thống khổ của nhân loại.

45/ Phép lạ cho con bà góa Na-im có liên quan đến các phép lạ nào? Khi Chúa Giêsu phục sinh đứa con duy nhất của bà góa thành Na-im / Chúa đã hành động như Êlia đã làm đối với bà góa Serepta (2_vua 3, 32-37) / các Tin tri không làm phép lạ tại quê hương mình / cũng như Chúa Giêsu không làm phép lạ tại Nazaret / nhưng Chúa lại làm tại Caphana-um cho con gái ông Giai-rô (Mt 9, 23-26)/ và cho Lazaro tại Yerusalem (Yn 11, 32-44) / Hoặc ở Na-im, sát bên cạnh làng của Ngài là Nazaret / Tại Na-im, dân chúng đã nhìn nhận Ngài là Tiên tri của Thiên Chúa / nhưng ở Nazaret thì không / cho dù là họ đã nghe các phép lạ xảy ra ở chỗ này, chỗ kia.

46/ Ai có thể cho kẻ chết sống lại? Chỉ một mình Thiên Chúa, Đấng làm chủ sự sống, sự chết mới có thể cho kẻ chết sống lại / Nếu Chúa Giêsu tự cho mình làm phép lạ phục sinh / là qua phép lạ đó, Ngài muốn chứng minh Ngài cũng là Thiên Chúa (Yn 5, 21) / Nhưng thực ra Ngài luôn luôn hiệp nhất trong hành động với Thiên Chúa Cha (Yn 11, 41-42) / Nếu Ngài cho các Thánh có khả năng phục sinh kẻ chết (CVTĐ 20, 9-12) / thì luôn luôn là do quyền năng của Chúa ủy thác cho các Đấng ấy Nhân Danh Ngài mà thi hành.

47/ Ai là người được Chúa Giêsu động lòng thương? Chính là bà mẹ của chàng thanh niên / Vì bà là góa phụ, lại chỉ có một cậu con trai độc nhất / Chúa Giêsu cũng xót thương các bà mẹ đã mất con vì chiến tranh, bệnh tật, tai ương / Nước mắt các bà mẹ đã làm cho Chúa mủi lòng / vì Chúa là Đấng an ủi những tâm hồn sầu đau (2 Cor 1, 4 / 7, 6) / Vì Chúa có khả năng biến các giọt nước mắt cay đắng thành niềm hoan lạc (Kh 3,17 / Kh 21, 4) / Cũng giống như khi Chúa hoán cải Augustinô để đáp ứng những giọt nước mắt âm thầm đau khổ của bà mẹ Monica.

48/ Hành động của Chúa Giêsu mang giá trị gì? Mang một giá trị tiên tri / vì sau này khi Đức Maria trở thành góa phụ của Thánh Giuse / Mẹ sẽ thương khóc cái chết của Chúa Giêsu, là người con trai độc nhất của Mẹ / Nhưng vào ngày Phục Sinh, chính Chúa Giêsu lại trao hiến lại cho Mẹ: người Con đã phục sinh từ cõi chết.

49/ Năng lực lời của Chúa Giêsu mạnh mẽ như thế nào? Chỉ một lời Chúa Yessu đủ khả năng ban sự sống cho thân xác / cũng chỉ một lời của Ngài phán đủ ban sự sống cho linh hồn mọi người / Thay vì Chúa nói: hãy chỗi dậy / Chúa lại nói: tội con đã được tha.

50/ Chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta hãy tín thác vào Chúa, để Chúa Giêsu phục sinh chúng ta / Ngài là Chúa, là chủ cả vũ trụ, là chủ của sự sống muôn loài, Ngài hằng thương xót loài người chúng ta / “xin Chúa hãy mau ghé lại mà cứu chúng con”. Như đã từ ghé lại và đụng vào quan tài chàng thanh niên năm xưa.

 

TÓM Ý

1/Chết phần xác là gì ? Là mũi ngừng thở, tim ngừng đập, tai không nghe, mắt không thấy, miệng không nói được, máu ngừng lưu thông, đây là cái chết thể lý.

2/Chết tâm linh là gì ? Là sinh khí lìa khỏi xác, linh hồn về với Chúa. Cái chết của những kẻ tin Chúa là được về hưởng hạnh phúc bên Chúa.

3/Người đời quan niệm về cái chết như thế nào ? Chết là hết, chết là một sự hoang phí của Đấng tạo hoá. Bởi vì con người quá thông minh, quá đẹp, quá tài trí ,quá thú vị, quá đáng yêu, đáng nhớ, thế mà chết là chấm dứt tất cả.

4/Một khía cạnh đau buồn của cái chết là gì ? Người chết để lại sự trống vắng, tiếc thương, dang dở cho người ở lại. Làm sao lấp đầy những khoảng trống, làm sao cho vơi bớt tiếc xót, nhớ thương ?

5/Ý nghĩa từ cái chết của Chúa Giêsu là gì ? Chúa chết là kết thúc nhiệm vụ cứu độ, là chu toàn bổn phận mà Chúa Cha trao phó. Chúa chết để đóng ấn lên tất cả những lời tiên báo của các tiên tri. Chúa chết là đã chiến thắng tử thần, Chúa chết là về trời để lãnh nhận vương quyền thống trị, quyền xét xử, quyền tha tội cho loài người và trao lại nhiệm vụ loan báo tin mừng cứu độ cho những ai tin và đi theo Chúa Kyto Phục Sinh.

6/Cái chết của Chúa đã ảnh hưởng thế nào trên cuộc đời của chúng ta ? Chúa chết để đập tan xiềng xích sự chết, giải thoát mọi người khỏi ách thống trị của Satan. Chúa chết để biến đổi nỗi thống khổ thành sự vui mừng. Để từ nay con người được sống trong tình yêu của Thiên Chúa.

7/Cái chết của Chúa đem lại sự kỳ diệu nào ? Chúa Ki-tô là đầu, Chúa chết để kết nối đầu vào thân thể của Hội Thánh, vào với các chi thể là tất cả những ai tin vào Đấng Cứu Thế. Chúa chết là đem tất cả chúng ta đi về cùng Chúa Cha.

8/Giờ đây những kẻ chết đang mong muốn điều gì ? Người chết đang nằm trong quan tài, họ cảm thấy mình hoàn toàn bất lực. Họ không thể tự cứu mình, họ chỉ biết  cậy trông vào tình xót thương của Thiên Chúa qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Ki-tô.

9/Anh thanh niên đã gặp may như thế nào ? Anh quá may mắn vì đã gặp được Chúa, quá may vì Chúa đã cho anh sống lại. Để làm gì ? Để anh ta còn có dịp, có giờ, có thời gian để sửa sai lỗi lầm, để sám hối, để bù đắp, để chuộc tội. Anh ta thật đáng mừng, còn chúng ta thì thật đáng lo. Vì đây chỉ là một trường hợp điển hình.

10/Hoàn cảnh của bà goá ra sao ? Với một đất nước có truyền thống trọng nam khinh nữ thì đây chính là một hoàn cảnh tuyệt vọng. Cuộc đời bà từ nay đã mất hết ý nghĩa. Bà goá chồng, người ta đã khinh dễ bà, nay bà lại mất con, mất một chỗ dựa duy nhất, người ta có cớ để khinh dễ bà nhiều hơn. Điều lớn lao nhất chính là lẽ sống của đời bà đã đi theo đứa con trai duy nhất xuống mồ.

11/Tâm tình của Chúa Giêsu dành cho bà: Chúa cảm động, Chúa cảm thông, Chúa chia sẻ nỗi khổ của bà, Chúa an ủi bà : “Bà đừng khóc nữa” và Chúa trả lại niềm hy vọng và lẽ sống cho bà.

12/Bà đã thưa gì cùng Chúa ? Thưa Ngài: Tôi khổ lắm!, Tôi chán lắm! Tôi không muốn sống nữa. Nhưng trái với những gì mà bà vừa thầm nghĩ, Chúa đã cho con bà sống lại khiến cho bà vô cùng mừng vui. Khiến cho mọi người kinh hãi, thán phục.

13/Đám đông hôm nay đã rút ra được điều gì ? Cũng như bà goá, Chúa Giêsu đã lau khô bao giọt nước mắt. Hôm nay mọi người hiểu rằng : Thiên Chúa quyền năng, ngài mạnh hơn tất cả, Ngài chính là niềm hy vọng và niềm vui của mọi người.

14/Sự kiện hôm nay nhắc nhớ chúng ta điều gì ? Chết là 1 trong 3 điều quan trọng của cuộc đời: Sinh ra, sống và chết. Sinh ra thì không ai biết trước lúc nào, giờ chết lại càng không biết, còn lại là cuộc sống khổ đau bệnh tật, nghèo khó, già yếu. Ngẫm lại cái chết là khốn khổ nhất, câu chuyện hôm nay nhắc chúng ta nhớ rằng : Thiên Chúa cầm quyền sinh tử.

15/Tại sao con người không gặp toàn hạnh phúc ? nếu thế gian chỉ toàn an vui hạnh phúc thì con người đâu cần Thiên Chúa làm gì ? Bởi vậy, chúng ta luôn cần đến Chúa vì đời chúng ta toàn khổ đau, khốn khó.

16/Chúa có thể giúp gì cho chúng ta ? Mọi sự xảy đến trong cuộc đời mỗi người, Chúa đều biết hết. Chúa rất cảm thông và sẵn sàng ra tay cứu giúp với điều kiện chúng ta đừng tuyệt vọng nhưng hãy cầu xin trong sự tin tưởng, phó thác.

17/Tại sao con người trở thành chai lỳ ? Con người ngày nay đang chạy theo lối sống thực dụng. Chỉ ngó đến cái lợi cho bản thân mà chẳng cảm nghĩ gì đến cái hại cho kẻ khác. Người giàu vì vô cảm nên chẳng có chút cảm xúc nào đối với người nghèo. Thấy người nghèo nhiều quá, thấy người bệnh nhiều quá, thấy tội lỗi nhiều quá nên ai cũng nhìn cách  dửng dưng, không còn biết xót thương là gì nữa. Chúa Giêsu thì khác, ngài rất dễ động lòng, ngài rất dễ xót thương.

18/Chúa chạm tay đến quan tài, ý nghĩa của này là gì ? Dù biết chạm tay vào là phạm luật ô uế, nhưng để an ủi người mẹ ,Chúa không ngại khi muốn yêu thương giúp đỡ ai. Việc bác ái đòi ta phải biết hy sinh cho nhau, không ngại khổ, sợ khó.

19/Bối cảnh phép lạ nào xảy ra ở đâu ? Thánh Luca đặt phép lạ này sau việc Chúa chữa người đầy tớ viên đại đội trưởng. Ông chỉ nơi xảy ra là ở thành Naim, một làng nhỏ cách Capharnaum khoảng 8 giờ đi bộ (40km Tây Nam) Ở phía hướng núi Tabore, cách Nazaret 8 km.

20/Chúa Giêsu gặp đámg tang này vào lúc nào ? Vào lúc gần tối, bên đám tang chàng thanh niên, cũng có một đám đông dân chúng đưa tiễn. Đây là bằng chứng cho thấy phép lạ đã xảy ra cách công khai. Cho nên không phải là chuyện hoang đường, bịa đặt.

21/Pháp lạ này ẩn chứa điều gì ? Phép lạ chứa đựng một giáo thuyết thần học. Đây là một dấu chỉ minh chứng Chúa là Đấng Thiên Sai. Là dấu chỉ Thiên Chúa quyền năng có thể cho kẻ chết sống lại. Đây cũng chính là bằng chứng để Chúa Giêsu trả lời câu mà những môn đệ Yoan tẩy giả đến hỏi :Thầy là ai .

22/Nhờ đâu Yoan tẩy giả nhận ra Đấng Thiên Sai ? Yoan tẩy giả đóng vai Elia phải đến trước (Mt17,9-13). Ông chắc chắn đã nhận ra. Trước đây tiên tri Elia và Eliseu cũng đã phục sinh cho người con trai độc nhất của một bà goá (1 Vua 17,17-24) và cho một bà quý phái đó sao (2 Vua 4,21-37) .

23/Dấu hiệu nào cho thấy Chúa Giêsu là Đấng được sai đến ? Qua phép lạ chứng tỏ lòng nhân từ này, Chúa muốn cho mọi người thấy ngài mang đến bình an và niềm vui. Phải chăng hành động cứu rỗi của Ngài, là dấu hiệu minh chứng Ngài là Đấng được sai đến.

24/Phép lạ này thể hiện đặc tính gì nơi Chúa Giêsu ? Đây là phép lạ thể hiện lòng Chúa thương xót. Bà chưa xin Chúa điều gì. Nhưng bởi vì Thiên Chúa không thể hờ hững trước nỗi thống khổ của con người (Dt4,15-16;/ Dt2, 17-18). Thiên Chúa không để cho các tâm hồn chịu đau khổ mà không an ủi họ (Lc4,18-19). Trái tim Chúa đầy lòng xót thương đối với nỗi khổ của nhân loại.

25/Tại sao Chúa làm phép lạ ở Naim ? Chúa cứu sống con trai bà goá thành Na-im / Elia cứu mẹ con bà giá thành Sarepta. Các tiên tri không làm phép lạ tại quê hương mình. Chúa Giêsu cũng không làm phép lạ tại Nazaret. Ở Na-im dân chúng đã nhìn nhận Chúa Giêsu là tiên tri của Thiên Chúa. Nhưng dân chúng ở Nazaret thì không. Cho dù họ có nghe phép lạ chỗ này ,chỗ kia.

26/Ai có thể cho kẻ chết sống lại ? Chỉ có Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn loài và làm chủ sự sống mới có thể cho kẻ chết sống lại. Chúa Giêsu tự mình phục sinh và qua phép lạ này Chúa Giêsu muốn minh chứng Ngài là Thiên Chúa (Yn5,21). Nhưng thực chất, Ngài luôn hiệp nhất trong hành động với Chúa Cha. Nếu Chúa có thể ban khả năng phục sinh kẻ chết cho các thánh (CVTĐ 20,9-12) thì luôn luôn là do quyền năng của Chúa uỷ thác cho các đấng ấy nhân danh Ngài mà thi hành.

27/Năng lực lời Chúa mạnh mẽ như thế nào ? Chỉ một lời, Chúa Giêsu đủ khả năng ban sự sống trở lại cho một thân xác. Chỉ một lời Ngài phán cũng đủ khả năng ban sự sống cho linh hồn mọi người. Thay vì nói : hãy trỗi dậy, cũng đồng nghĩa với câu nói : tội con đã được tha.

28/Chúng ta cần phải làm gì ? Hãy tín thác vào Chúa, hãy trao phó mạng sống của chúng ta cho Chúa vì Ngài làm chủ vũ trụ, làm chủ sự sống của muôn loài. Chúa luôn thương xót chúng ta. Xin Chúa hãy ghé lại, xin Chúa hãy đụng vào thân con. Xin Chúa hãy phán một lời, xin Chúa hãy xót thương chúng con.  **R

Giuse Luca / Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1414
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  2486
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405302
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top