Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 11 TN C - 2016 / Giuse Luca

CHÚA NHẬT   11   THƯỜNG NIÊN   C  /   12/ 06/ 2016

ĐỀ TÀI:  YÊU NHIỀU THÌ ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU

Lời Chúa: Lc 7, 36-50; 8,1-3

Tung hô Tin Mừng:   1 Ga 4,10b

Haleluia. Haleluia. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 7,36-50; 8,1-3

"Tội của chị rất nhiều nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.

7 36­ Một hôm, có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình. Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn. 37 Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. 38 Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.

39 Thấy vậy, ông Pha-ri-sêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: "Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi! " 40 Đức Giê-su lên tiếng bảo ông: "Này ông Si-môn, tôi có điều muốn nói với ông! " Ông ấy thưa: "Dạ, xin Thầy cứ nói." 41 Đức Giê-su nói: "Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục. 42 Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ hơn? " 43 Ông Si-môn đáp: "Tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn." Đức Giê-su bảo: "Ông xét đúng lắm."

44 Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-môn: "Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. 45 Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. 46 Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. 47 Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít." 48 Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Tội của chị đã được tha rồi." 49 Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: "Ông này là ai mà lại tha được tội? "50 Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an."

8 1 Sau đó, Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai 2 và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, 3 bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

----//----

1/   Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu muốn dạy ta điều gì ?

2/   Tại sao Chúa Giêsu lại bênh vực chị phụ nữ  ?

3/   Bối cảnh câu chuyện hôm nay trong bài Tin Mừng.

4/   Tại sao Chúa lại dùng bữa với những người ganh ghét Chúa ?

5/   Tại sao một người phụ nữ tội lỗi lại có thể tự do vào nhà người khác ?

6/   Điều mà ông Phariseu quan tâm là gì ?

7/   Sự khác nhau giữa hai sự kiện  xức dầu là gì ?

8/   Một quan tiền trị giá bao nhiêu ?

9/   Nước lã để rửa chân và cái hôn tượng trưng cho điều gì ?

10/   Chị phụ nữ hôm nay muốn bày tỏ điều gì ?

11/   Chị đụng vào Chúa, Chúa có bị ảnh hưởng gì không ?

12/   Ơn bình an là gì ?

13/   Câu chuyện bài Tin Mừng cho chúng ta bài học gì ?

14/   Chúa Giêsu muốn điều gì ở chúng ta ?

15/   Chúng ta cần tỏ thiện chí như thế nào ?

 

16/   Tại sao Chúa để người phụ nữ tội lỗi đến gần ?

17/   Điều nào Chúa muốn chúng ta phải tránh ?

18/   Chúng ta thường dựa theo tiêu chuẩn nào để xét đoán người khác ?

19/   Do đâu chúng ta thường xét đoán sai ?

20/   Chúng ta nên sống như thế nào ?

21/   Chị phụ nữ trong Tin mừng là người như thế nào ?

22/   Lời Chúa giảng có ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời của chị ?

23/   Từ hình ảnh của chị chúng ta học được bài học nào ?

24/   Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì ?

25/   Chúng ta cần làm việc gì ngay ?

26/   Chúng ta cần quyết định như thế nào ?

27/   Hãy so sánh dụ ngôn người con phung phá và chị phụ nữ hôm nay ?

28/   Cung cách nào của người phụ nữ khiến cho ta cần chú ý ?

29/   Tại sao câu chuyện lại xảy ra trong một khung cảnh mâu thuẫn ?

30/   Tình yêu của Chúa hôm nay là gì ? **R

=> Hãy tìm câu trả lời từ bài tóm ý .

 

Bài 1: LÝ DO ĐỂ ĐƯỢC THA THỨ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/ Ý của câu chuyện bài Tin Mừng hôm nay là gì? Thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu tỏ lòng nhân từ đối với một kẻ có tội biết chạy đến cùng Người để xin ơn tha thứ.

2/ Tại sao Chúa Giêsu bênh vực người phụ nữ? Chúa Giêsu rất yêu thích những kẻ tội lỗi biết bày tỏ lòng sám hối / Chúa đã công khai bênh vực người phụ nữ và còn khẳng định: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến rất nhiều.

3/ Bối cảnh của câu chuyện trong bài Tin Mừng: Chỉ một mình Tin Mừng Luca mới ghi lại việc Chúa Giêsu 3 lần được người Pharisieu mời đến nhà dùng bữa (Lc 7, 36 / Lc 11, 37 / Lc 14, 1) / Chúng ta không nên lẫn lộn câu chuyện mà Luca kể ra đây với câu chuyện xảy ra tại nhà ông Simon tật phong mà Thánh Mattheo kể (Mt 26, 6-13).  (cô Maria ,em của Mat-ta  )

4/ Tại sao Chúa dùng bữa với những người luôn ganh ghét Chúa? Chúa dùng bữa ở nhà người biệt phái /cho thấy Người không phân biệt đối xử / Ngài sẵn sàng đến nhà mọi người / Người đến nhà bọn biệt phái dù họ luôn chống đối Người (Lc 7, 36) / Ngài đến với người tội lỗi bị xã hội khinh rẻ (Lc 19, 5-6) / đến với nhà Lazaro ở Bêta-ni-a là bạn thân quen (Lc 10, 38) / Chúa đến nhà dùng bữa với họ là để biểu lộ sự thân thiện / miễn sao họ tỏ thiện chí mời Người đến và sẵn sàng đón tiếp Người.

5/ Tại sao một phụ nữ tội lỗi lại có thể tự do vào nhà? Theo phong tục Do Thái: nhà nào có đãi tiệc thì người ngoài đều có thể tự do ra vào / Chị đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm / bên Do Thái là vùng cận đông, có khí hậu nóng nực, nên người ta thích dùng dầu thơm khi trong nhà có đông người.

6/ Chị đứng đằng sau sát chân Người nghĩa là gì? Đức Giêsu nằm trên giường, đối mặt với bàn tiệc / “còn người phụ nữ thì đứng bên ngoài mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người / lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.”

7/ Điều mà ông Pharisieu quan tâm là gì? Là chính thân phận tội lỗi của người phụ nữ / chứ không phải do những cử chỉ chị làm để biểu lộ lòng quý mến với Đức Giêsu.

8/ Sự khác nhau như thế nào giữa người phụ nữ này và cô Maria em của Matta (Lc 10, 39) hay với Maria Macdala (Lc 8, 2)? Chúng ta cũng không nên lẫn lộn việc xức dầu ở đây với việc xức dầu ở Betania (Mt 26, 7-13) / Việc xức dầu ở Betania do cô Maria làm là để tiên báo cuộc Tử Nạn mà Chúa Giêsu sắp phải chịu.

9/ Nếu quả thực ông này là một Ngôn sứ … một người tội lỗi / Đối với người Pharisieu / người phụ nữ này là một người bị ô uế chiếu theo luật Moise / và nếu là một Ngôn sứ chân chính, thì lẽ ra Chúa Giêsu không nên để cho một người tội lỗi như thế đụng vào mình / để tránh khỏi bị ô uế theo.

10/ Một quan tiền trị giá bao nhiêu? Một quan tiền là một công nhật của một nông dân (Mt 20, 2 / thợ làm vườn nho).

11/ Nước lã … và cái hôn, tượng trưng cho điều gì? Đây là phong tục tỏ lòng hiếu khách của người Đông Phương (St 18, 4) / Nơi khác, Luca cũng nhấn mạnh đến tính hiếu khách của Matta, Maria (Lc 10, 38-42) và của ông Giakeu (Lc 19, 1-10) đối với Đức Giêsu.

12/ Người phụ nữ đã bày tỏ điều gì với Đức Giêsu? Tội của chị rất nhiều nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều / Lòng yêu mến là dấu chỉ chị đã được ơn tha thứ (Lc 19, 8-9) / “Lòng tin của chị đã cứu chị, hãy đi bình an” / Khi đến với Đức Giêsu, người phụ nữ đã công khai bày tỏ lòng tin / cũng chính lòng tin ấy đã giúp chị từ bỏ con đường tội lỗi / đó chính là lý do khiến chị xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ.

13/ Chị đụng vào Chúa Giêsu, Chúa có bị ảnh hưởng gì không? Thay vì làm cho Chúa Giêsu bị ô uế theo luật / thì chị lại được thanh tẩy và được ban ơn bình an / Nghĩa là chị đã được ban cho sự sống, cũng chính là ơn cứu độ (Lc 1, 79).

14/ Theo nghĩa của Kinh Thánh thì bình an là gì? Bình an là tràn đầy sự sống, là mức sung mãn của sự sống / là món quà cao quý nhất mà Đấng Messia ban tặng (Is 9, 5-6) / Bình an là sự tha thứ tội lỗi ,như khi Chúa hiện ra và ban bình an cho các Tông đồ ./

 

Bài 2: CÁI NHÌN KHOAN DUNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

15/ Trong chiến tranh thế chiến thứ I giữa Pháp và Đức, có một cuốn sách có kể lại câu chuyện giữa một người lính Pháp và Đức. Hai người cùng nhảy vào một cái hố để tránh bom đạn / người lính Đức đã nhanh tay hơn nên giết được kẻ thù…. / Anh đã hối hận nên lục bóp của kẻ thù…./ Anh đã có cái nhìn mới mẻ với người đã từng là kẻ thù của mình / và cái nhìn đó đã biến đổi anh lính Đức trở thành con người biết cảm thông và đầy tình người (tóm tắt)

16/ Câu chuyện về bài Tin Mừng cho chúng ta bài học gì? Cho chúng ta bài học về lòng bao dung của Chúa / và mời gọi chúng ta hãy sẵn sàng mở rộng vòng tay thân ái, cư xử thân thiện với hết mọi người, bất kể họ là ai => dù khác màu da, tiếng nói, khác môi trường sống và làm việc, khác tính tình, sở thích hay tôn giáo / Để từ đó chúng ta sẽ nhận ra mọi người đều là anh em, con cùng một Cha trên trời / và mọi người phải có bổn phận cư xử với nhau trong tình bác ái huynh đệ.

17/ Chúa Giêsu muốn điều gì ở nơi chúng ta? Chúa muốn chúng ta hãy mời Người đến thăm và ở lại với gia đình chúng ta bằng việc trưng bày ảnh tượng của Người trong phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn / Người cũng muốn đến viếng linh hồn chúng ta mỗi khi chúng ta đi tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ.

18/ Chúng ta cần có thiện chí như thế nào? Chúng ta phải dọn dẹp nhà cửa / loại bỏ những hình ảnh thiếu đứng đắn / từ bỏ những việc làm ăn bất chính / chừa bỏ những tính mê tật xấu / cùng những tội lỗi bất xứng khác.

19/ Tại sao Chúa Giêsu lại để cho người phụ nữ tội lỗi đến gần? Chúa để cho chị ta đến gần vì Người không xét đoán người khác theo hình thức bên ngoài như người Pharisieu vẫn làm / trái lại, Chúa luôn nhìn thấu tâm can của con người tội lỗi kia.

20/ Noi gương Chúa chúng ta phải tránh những điều nào? Chúng ta phải tránh xét đoán tha nhân qua dáng vẻ bên ngoài / không nên xét đoán ý trái và cư xử bất công khi hùa theo đám đông để lên án những người cô thân cô thế vì thực tế luôn chứng minh: có nhiều trường hợp người ta đã kết án oan sai / người bị kết án oan sai ở tù nhiều năm / sau đó, kẻ thật sự phạm tội bị bắt và thú nhận tội thì kẻ bị oan kia mới được giải oan!

21/ Thông thường người ta hay xét đoán kẻ khác dựa trên thứ gì? Người ta thường dựa vào tình cảm => yêu nên tốt, ghét nên xấu / Để tránh gây bất công, chúng ta cần xử sự như thế nào khi nghe một người nói xấu về kẻ khác? Chúng ta hãy cầu nguyện cho người mình đang có ác cảm, để xin Chúa giúp chúng ta sống đúng lời Chúa dạy: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em (Mt 5, 44).

22/ Do đâu chúng ta thường xét đoán người khác cách bất công? Thường do định kiến xã hội, hay do mối ác cảm tự nhiên / Nhiều khi chúng ta có cách cư xử hẹp hòi, đầy thành kiến đối với một số người có quá khứ không mấy tốt đẹp / Chúng ta không đủ dũng cảm để lội ngược dòng, để làm khác đi / để chọn cách ứng xử nhân ái, công minh hơn, noi theo gương Chúa.

23/ Chúng ta cần học theo Chúa bài học gì ở đoạn Tin Mừng này? Noi gương Chúa, chúng ta phải dám đứng về phía những người bị xã hội khinh dễ / can đảm bênh vực những kẻ cô thế cô thân / và luôn nhân hậu với những ai thật tình sám hối / Nhờ đó chúng ta xứng đáng mang danh là Kitô hữu và trở nên môn đệ đích thực của Chúa Kitô trước mặt người đời.

 

Bài 3: THIÊN CHÚA ĐI BƯỚC TRƯỚC

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

24/ Bài đọc I thuật lại điều gì? Bài đọc I thuật lại cho chúng ta Ngôn sứ Na-than trách cứ vua Đa-vít về tội vừa ngoại tình, vừa sát nhân / Vua Đa-vít đã ngoại tình với vợ ông U-ri-gia, một trong những sĩ quan trung thành nhất của mình / và vua đã bí mật đặt ông ở hàng đầu của trận chiến, chỗ mặt trận ác liệt nhất để cho ông phải chết / Vua Đa-vít đã nhận tội, sám hối nên Thiên Chúa đã thứ tha cho vua.

25/ Bài đọc II Thánh Phaolô dạy điều gì? Thánh Phaolô cảnh báo các tín hữu Ga-lát coi chừng tính tự phụ khi cho rằng mình được nên công chính chỉ nhờ vào việc thực thi lề luật / Thánh Phaolô dạy rằng: chính Đức Kitô đã phó mạng sống mình vì chúng ta / và chỉ mình Ngài mới có thể làm cho chúng ta nên công chính / Chính nhờ tin vào Ngài là nguồn ân sủng thánh hóa chúng ta.

26/ Hành động nào của vua Đavít không đẹp lòng Thiên Chúa? Vua Đa-vít đã ngoại tình với vợ ông U-ri-gia, người Khết, là một sĩ quan trung thành nhất của vua / Sau khi giết được U-ri-gia, lúc đó vua Đa-vít cưới bà vợ góa của U-ri-gia, đó là bà Bát-se-va / Ngôn sứ Na-than đã can gián vua về điều ô nhục vua đã làm (1 vua12,1) / Điều ô nhục càng lớn lao hơn vì Thiên Chúa đã ban cho vua biết bao ân huệ / Ngôn sứ đã kể cho vua dụ ngôn về một người giàu có với đàn gia súc đông đúc / Người này lại ra tay bắt một con chiên duy nhất của một người nghèo mà làm thịt đãi khách / Đa-vít bừng bừng nổi giận vì cách cư xử của người nhà giàu này / lúc đó tiên tri Na-than mới đáp lại => “kẻ đó chính là bệ hạ”.

27/ Những ân huệ lớn lao nào mà Thiên Chúa đã ban cho Đavít? “Chính Ta xức dầu tấn phong ngươi làm vua / Ta đã giải thoát ngươi khỏi tay vua Sa-un / Ta đã ban cho ngươi nhà của chúa thượng ngươi / Ta đã đặt các bà vợ của chúa thượng ngươi vào vòng tay ngươi / Ta đã ban cho ngươi nhà Israel và Yuda / Nếu bấy nhiêu đó mà ngươi còn thấy quá ít, thì Ta sẽ ban thêm cho ngươi gấp mấy lần như thế nữa / Vậy tại sao ngươi dám khinh dễ lời Đức Chúa mà làm điều dữ trước mắt Người?”

28/ Ngôn sứ Na-than đã nhắc cho vua Đavít tội gì? Hai tội: tội ngoại tình và sát nhân và tiên báo cho vua một loạt các hình phạt tiếp theo => “Gươm sẽ không bao giờ ngừng chém người nhà của ngươi” => ba đứa con của vua Đa-vít sẽ bị chết thảm (Ap-sa-lôm / Am-nôn / Adoni-gia-hu) / còn đứa con của tội ngoại tình cũng sẽ phải chết.

29/ Vì sao Thiên Chúa thứ tha cho vua? Bởi vì vua Đa-vít đã ăn năn hối lỗi nên Thiên Chúa đã bỏ qua lỗi của ngài / Ngài sẽ không phải chết / điều này nói lên lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.

30/ Con người được nên công chính nhờ vào điều gì? Thánh Phaolô cho rằng lề luật không giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi / Người công chính không phải nhờ làm những gì luật dạy/ Đối với người Do Thái: Lề luật là cách thức diễn tả ý muốn của Thiên Chúa / thực hành lề luật cách nghiêm túc là đang bước đi trên con đường công chính / Thánh Phaolô không phủ nhận giá trị của Lề luật, nhưng ngài cho thấy những giới hạn của lề luật và tinh thần lệ thuộc vào lề luật / Bởi vì khi chúng ta thực hành lề luật thì chúng ta dễ hiểu lầm là chúng ta đang kiến tạo ơn cứu độ cho chính mình mà không cần công nghiệp của Chúa Giêsu.

31/ Thánh Vịnh 143 đã khẳng định như thế nào? => Không phàm nhân nào được nên công chính vì đã làm những gì luật dạy / và đây là lời cầu nguyện của một người công chính: “Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện …. Trước nhan Thánh Ngài, không có người nào là công chính cả!”

32/ Tại sao chỉ có Đức Kitô mới là nguồn ơn cứu độ? Để có chứng minh thuyết phục, Thánh Phaolô đã dạy rằng: Đức Giêsu đã bị kết án nhân danh lề luật / vì thế Ngài đã giải thoát con người khỏi chế độ lề luật / Thế nên thánh nhân đã tuyên bố: “Ngài chết cho lề luật để sống cho Thiên Chúa”.

33/ Ý đồ của Thánh Phaolô là gì? Ý đồ về lời khuyên bảo của Thánh Phaolô không chỉ dành riêng cho Kitô hữu Galát, nhưng là tương lai cho toàn thể Giáo Hội / cốt là để mọi người đoạn tuyệt với Do Thái giáo và ngài công bố rằng Đức Kitô mới là lề luật mới! Luật duy nhất này mới có thể cứu thoát chúng ta / còn lề luật cũ không thể cứu độ con người.

34/ Tập quán của người Do Thái khi ăn tiệc như thế nào? Theo tập quán, Đức Giêsu nằm dài trên trường kỹ, đầu tựa vào khủy tay trái, tay phải được tự do để ăn uống, hai chân duỗi thẳng về phía sau, bỏ dép ra / Tư thế này cho phép người phụ nữ có thể đứng gần chân Chúa Giêsu.

35/ Cử chỉ của người phụ nữ tội lỗi như thế nào? Ở xứ Palestin, mỗi khi có một kinh sư nào được mời đến nhà dự tiệc, thì mọi người được tự do đến nghe những lời khôn ngoan của ông / Thói quen này giải thích sự có mặt của người phụ nữ vốn đã nổi tiếng tội lỗi trong thành / Chị bước vào nhà, tự biểu lộ tấm lòng khiêm hạ, bất chấp những đôi mắt soi mói nhìn chòng chọc vào chị / Chị đi thẳng đến chỗ Đức Giêsu / chứ không đến chỗ chủ nhà như phép lịch sự đòi buộc phải có / Chị tiến đến gần người mà chị vẫn nghe thiên hạ nói Ngài là bạn của những kẻ tội lỗi / chị đứng đàng sau, sát chân ngài mà khóc / Đức Giêsu không làm bất cứ cử chỉ nào để xua đuổi chị / Ngài chấp nhận những đụng chạm có nguy cơ gây ô uế cho Ngài / Chị đứng đó mà khóc, nước mắt của chị chắc hẳn là dòng nước mắt ăn năn, và còn hơn thế nữa, chắc chắn dòng nước mắt đó dâng trào niềm vui / Chị để nước mắt mình tưới ướt đẫm chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà lau và lấy dầu thơm trong bình bạch ngọc mà chị đem theo, đổ trên chân Ngài với thái độ đầy lòng tin yêu.

36/ Chúa Giêsu muốn dạy gì qua dụ ngôn hai con nợ? Người Pharisieu đón tiếp Chúa Giêsu, ông thầm nghi ngờ thanh danh của vị Ngôn sứ này /Chúa Giêsu đã đọc được tư tưởng thầm kín của ông, nên Ngài lịch sự ngỏ lời với ông / Chúa đã đưa ra dụ ngôn hai con nợ và kết thúc dụ ngôn bằng một câu hỏi / Người Pharisieu cảm thấy câu hỏi quá đơn giản nên đã trả lời ngay / nhưng sau đó Chúa Giêsu đã làm đảo lộn hoàn cảnh từ thái độ đón tiếp của ông, qua thái độ đón tiếp Chúa của người phụ nữ / Đây là một bài học khá thực tế và đáng ghi nhớ .

37/ Dụ ngôn ấy muốn minh chứng điều gì? Minh chứng cho sự tha thứ mà Chúa đã đi bước trước / Chính sự quảng đại tha thứ đã gây nên lòng yêu mến biết ơn sâu xa nơi người phụ nữ / Tuy nhiên câu kết luận của Chúa đã đi ngược lại lòng mong muốn của ông biệt phái: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bởi vì chị đã yêu mến nhiều.

38/ Thiên Chúa đã làm điều gì trước? Chính Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước, Ngài đi bước trước / nhưng Ngài lại dễ dàng tha thứ hơn cho những ai đến với Ngài bằng thái độ khiêm hạ về sự khốn cùng của mình / Dụ ngôn về người Pharisieu và anh thu thuế rất gần gũi với dụ ngôn mà Chúa vừa đưa ra   hôm nay.

39/ Chúng ta cần phân biệt điều gì? Thánh Luca đã nêu lên những người đi theo Chúa, trước tiên là Nhóm 12 / kế đến là nhóm các người phụ nữ / họ cũng là môn đệ của Ngài như bà Maria Macđala, bà đã được Chúa chữa lành khỏi bảy quỷ và đi theo Ngài / Như vậy người phụ nữ tội lỗi trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay và bà Maria Macđala là 2 nhân vật khác nhau / cho dù chúng ta có khuynh hướng lẫn lỗn giữa 2 người làm một / chỉ một mình Thánh Luca nói lên sự hiện diện của những người phụ nữ quanh Đức Giêsu / Luca cũng là Thánh sử duy nhất ban cho người phụ nữ một chỗ đứng thân cận cạnh Chúa Giêsu trong triều đại Tin Mừng Nước Trời.

 

Bài 4: KHÔNG TỰ BÀO CHỮA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

40/ Chị phụ nữ trong Tin Mừng là người như thế nào? Chị là một thiếu phụ tội lỗi / Chị đã có một dĩ vãng bê bối, khiến cho mọi người khi nghe tiếng, đều muốn tránh xa, như tránh một con bệnh truyền nhiễm.

41/ Lời giảng dạy của Chúa Giêsu có ảnh hưởng gì đến cuộc đời chị? Kể từ khi được nghe Chúa Giêsu giảng dạy, chị đã quyết tâm sám hối, làm lại cuộc đời / Hôm nay, khi nghe tin Chúa được mời dùng bữa tại nhà ông biệt phái, chị bất chấp mọi con mắt dòm ngó và mọi miệng lưỡi chê bai / chị đã tới, đổ thuốc thơm xức chân Ngài, lấy tóc chị để lau / Đây là cách chị biểu lộ lòng tan nát khiêm cung vì tội lỗi của mình.

42/ Từ hình ảnh ,việc làm của chị / chúng ta có thế thấy điều gì? Nhìn vào cuộc  sống riêng tư của chúng ta / mỗi người tự bản chất vốn chỉ là một chiếc bình sành dễ vỡ bất kỳ lúc nào / Từ thực tế cho thấy nhiều người trong chúng ta cũng đã từng sa ngã, vấp phạm nặng nề => điển hình như là Madalena, như Phêrô, như Augustinô / Thế nhưng điều quan trọng nhất chính là chúng ta phải biết tin tưởng vào lòng Chúa thương xót, để mà ăn năn sám hối, cải thiện lối  sống / mau quay về với Ngài.

43/ Chúa Giêsu đã dạy chúng ta điều gì? “Không phải những kẻ khỏe mạnh, mà là những ai đau ốm mới cần tới thầy thuốc // Ta đến không phải để tìm kiếm người công chính, nhưng đến để tìm kiếm người tội lỗi” / Một kẻ tội lỗi ăn năn sám hối khiến cho cả Thiên đàng vui mừng, hơn là 99 người công chính không cần phải ăn năn sám hối!

44/ Việc chúng ta cần làm ngay, là việc gì? Đó là hãy dứt khoát với tội lỗi, chúng ta đã biết: Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành, Thánh Thiện vô cùng / Còn tội lỗi thì xấu xa gớm ghiếc / vì thế Thiên Chúa và tội lỗi không thể sống chung với nhau / không thể nào cùng đi chung một con đường / Do đó chúng ta không được phép đứng trung lập, lững lơ con cá vàng, nhưng phải dứt khoát lựa chọn hoặc là Thiên Chúa, hoặc là tội lỗi, không thể có cả hai.

45/ Điều thứ hai chúng ta cần phải chọn là gì? Đó là hãy yêu mến Chúa / Chị phụ nữ đã bất chấp mọi sự dòm ngó, chê bai / Mức độ tha thứ đều tùy thuộc vào lòng yêu mến của chúng ta / càng yêu mến nhiều thì càng được tha thứ nhiều.

46/ Hãy so sánh câu chuyện chàng trai phung phá và câu chuyện người phụ nữ: chàng trai phung phá chỉ là một hình ảnh dụ ngôn / câu chuyện người phụ nữ là câu chuyện có thật / Giữa hai câu chuyện có nhiều điểm giống nhau / Chàng trai đã sống những ngày phóng đãng rồi cuối cùng phải đi chăn heo / Người phụ nữ cũng chạy theo thú vui, ngụp lặn hồn mình trong bùn nhơ tội lỗi, đến nỗi mọi người trong thành đều hay biết, kinh tởm, xa lánh, để rồi cuối cùng chị bị lương tâm cắn rứt, dày vò / Chàng trai đã quyết định chỗi dậy trở về nhà Cha, anh đã được cha già đón tiếp nồng hậu / và đã tha thứ hết mọi lỗi lầm của mình / Còn người phụ nữ cũng quyết tâm tìm gặp Chúa, thú nhận tội lỗi của mình, sau cùng chị cũng được tha thứ như lời Chúa phán: “Tội chị nhiều nhưng đã được tha vì chị đã yêu mến nhiều” / Trước lòng nhân từ của người Cha, đứa anh đã lên tiếng phản đối/ cũng y như thế, trước tình thương của Chúa Giêsu, bọn biệt phái đã lên tiếng chỉ trích người phụ nữ  .

47/ Một chi tiết nhỏ nào đáng được chúng ta chú ý? Đó là suốt cả câu chuyện, người phụ nữ không nói lời nào, chị chỉ biết yên lặng nhỏ những giọt nước mắt / Đây là những giọt nước mắt của lòng yêu mến chân thành, của một tâm tình sám hối ăn năn / những giọt nước mắt có sức mạnh hồi sinh vì nó rửa được những vết nhơ tội lỗi.

48/ Người ta cho rằng bữa tiệc hôm nay được diễn ra trong khung cảnh đầy mâu thuẫn / tại sao? Bởi vì một bên là căn nhà sang trọng của một thủ lĩnh biệt phái, một bên là hình ảnh Chúa Giêsu đơn sơ trong bộ quần áo của dân nghèo / Một bên là ông Simon đức cao vọng trọng, một bên là người phụ nữ bị coi là một đại tội nhân / Một bên là mâm cao cỗ đầy / người ta vui tươi ăn uống / một bên là người phụ nữ quỳ mọp xuống đất, gục đầu khóc không dám ngẩng mặt lên / Chính tại nơi đây, Chúa đã bày tỏ lòng yêu thương bao la của Người.

49/ Chúng ta nên đặt tên gì cho tình yêu của Chúa? Là tình yêu bao dung chấp nhận mọi người / Chúa chấp nhận ông Simon dù Chúa không ưa ông / bởi vì ông là người biệt phái luôn cho mình là đạo đức và luôn khinh miệt kẻ khác / Lối sống đạo của ông chỉ là hình thức bề ngoài / Chúa chấp nhận lời mời của ông đến dự tiệc, cùng ngồi đồng bàn, cùng chia sẻ món ăn và nói chuyện với ông / Bên cạnh đó Chúa còn chấp nhận người phụ nữ bị coi là người tội lỗi công khai / Chúa còn lên tiếng công khai bênh vực chị / Chúa cũng công khai bày tỏ thịnh tình với ông, thì Chúa cũng công khai bày tỏ thịnh tình với người phụ nữ / Điều này nói rõ rằng, Chúa sẵn sàng chấp nhận mọi người, không loại trừ ai / Chúng ta hãy ráng bắt chước.

 

TÓM Ý

1/Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu muốn dạy ta điều gì ? Tường thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu tỏ lòng từ bi đối với một tội nhân đã hết lòng ăn năn sám hối.

2/Tại sao Chúa Giêsu lại bênh vực chị ta ? Chúa Giêsu rất ghét tội nhưng lại rất thương yêu kẻ có tội hết lòng sám hối. Chúa công khai bênh vực chị rằng chị đã được tha vì đã tỏ lòng yêu mến Chúa nhiều.

3/Bối cảnh câu chuyện hôm nay trong bài Tin Mừng/ Chúng ta đừng lẫn lộn câu chuyện hôm nay (Lc7,36) và câu chuyện xảy ra tại nhà ông Simon tật phong mà Thánh Matheu  kể ( Mt 26, 6-13).

4/Tại sao Chúa lại dùng bữa với những người ganh ghét Chúa ? Chúa đến dùng bữa ở nhà người biệt phái, cho thấy rằng : Chúa không hề phân biệt đối xử : Nhà bọn biệt phái hay chống đối (Lc 7,36) / Đến với người tội lỗi (Lc 19,5-6) và đến với những người thân quen Lazaro (Lc 10,38). Chúa muốn biểu lộ sự thân thiện với mọi người nên hễ ai mời và đón tiếp là Chúa đến.

5/Tại sao một người phụ nữ tội lỗi lại có thể tự do vào nhà người khác ? Theo phong tục Do Thái thì nhà nào có tiệc , có mời các Rabbi đến thì người ngoài đều có thể tự do ra vào để nghe giảng . Do Thái là vùng cận đông, khí hậu nóng nực nên người ta thích dùng dầu thơm khi nhà có đông người.

6/Điều mà ông Phariseu quan tâm là gì ? Ông ta chỉ quan tâm đến thân phận tội lỗi của người phụ nữ, chứ không cần nhìn thấy tấm lòng chị quý mến Chúa Giêsu .

7/Sự khác nhau giữa hai việc xức dầu là gì ? Việc xức dầu ở đây là để xin ơn tha thứ tội lỗi (Lc 7,37). Còn có Maria, em của Matta, việc xức dầu này ở Betania do Cô Maria làm là để tiên báo cuộc tử nạn mà Chúa Giêsu sắp phải chịu (Mt 26,7-13)

8/Một quan tiền trị giá bao nhiêu? Là một công nhật của người nông dân (Mt 20,2) / Ông chủ trả cho thợ làm vườn nho.

9/Nước lã để rửa chân và cái hôn tượng trưng cho điều gì ? Đây là phong tục tỏ lòng hiếu khách của người Đông Phương (St 18,4).

10/Chị phụ nữ hôm nay muốn bày tỏ điều gì ? Tội chị thì quá nhiều, nhưng đã được tha vì chị đã yêu mến Chúa nhiều. Lòng yêu mến là dấu chỉ chị đã được ơn tha thứ. Ngụ ý Chúa muốn nói : Chỉ có ai sống bác ái mới đáng được Chúa yêu thương. Lòng tin đã giúp chị từ bỏ con đường tội lỗi khiến chị xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ.

11/Chị đụng vào Chúa, Chúa có bị ảnh hưởng gì không ? Chị là biểu tượng của con người bị ô uế theo luật . Nhưng khi đụng vào Chúa thì chị được thanh tẩy và được ơn bình an nghĩa là chị được ban sự sống và ơn cứu độ ngay lúc đó (Lc 1,79).

12/Ơn bình an là gì ? Bình an là có được sức sống sung mãn. Bình an là được tha thứ tội lỗi như khi Chúa Phục Sinh hiện ra ban bình an cho các Tông đồ.

13/Câu chuyện bài Tin Mừng cho chúng ta bài học gì ? Chúa muốn dạy chúng ta một bài học về lòng bao dung, tha thứ. Chúa bảo chúng ta hãy mở rộng vòng tay. Hãy cư xử thân thiện, quảng đại với hết mọi người. Nhờ đó chúng ta nhận ra mọi người cùng là anh em với nhau, con cùng một Cha trên trời. Mọi người đều là huynh đệ.

14/Chúa Giêsu muốn điều gì ở chúng ta ? Chúa muốn chúng ta hãy mời Chúa đến ở với chúng ta qua việc chúng ta trưng bày ảnh tượng Chúa ở trong nhà. Chúa cũng mời gọi chúng ta đến với Chúa qua việc đi tham dự thánh lễ và rước lễ.

15/Chúng ta cần tỏ thiện chí như thế nào ? Chúng ta hãy dọn dẹp nhà cửa, trưng bày lại bàn thờ. Loại bỏ những hình ảnh dung tục, từ bỏ kiểu làm ăn bất chính, sống gương mù gương xấu và những kiểu sống tồi tệ.

16/Tại sao Chúa để người phụ nữ tội lỗi đến gần ? Vì Chúa không muốn chúng ta xét đoán người khác theo hình thức bề ngoài như bọn Phariseu vẫn làm. Trái lại, Chúa nhìn thấu tâm can, muốn ta sám hối để Chúa ban ơn tha thứ.

17/Điều nào Chúa muốn chúng ta cần tránh ? Đừng xét đoán anh em, đừng xét đoán theo ý trái và hành xử bất công / đừng hùa theo dư luận để lên án những kẻ cô thế. Biết đâu họ bị oan sai và ai sẽ đền bù cho họ ?

18/Chúng ta thường dựa theo tiêu chuẩn nào để xét đoán ? Chúng ta thường dựa vào tình cảm lệch lạc, định khiến: yêu nên tốt, ghét nên xấu. Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp ta sống đúng lời Chúa dạy: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em (Mt5,44).

19/Do đâu chúng ta thường xét đoán sai ? Thường là do thành kiến, do ác cảm tự nhiên. Cách cư xử hẹp hòi với những người có quá khứ không trong sạch. Chúng ta hãy can đảm làm khác đi, hãy cư xử nhân ái theo gương Chúa.

20/Chúng ta nên sống thế nào ? Hãy can đảm đứng về phía những người bị xã hội loại bỏ. Hãy bênh vực người thế cô, hãy nhân hậu với những kẻ sám hối quay về ,nhờ đó chúng ta xứng đáng mang danh Ki-tô hữu.

21/Chị phụ nữ trong Tin mừng là người như thế nào ? Chị là một người đàn bà tội lỗi. Chị có một dĩ vãng bê bối, chị nổi tiếng xấu khắp nơi khiến cho mọi người nghe biết chị đều muốn xa lánh như tránh một loại bệnh truyền nhiễm.

22/Lời Chúa giảng có ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời chị ? Kể từ khi nghe lời Chúa Giêsu giảng dạy, chị đã quyết tâm sám hối, phải làm lại cuộc đời. Hôm nay chị nghe tin có Chúa Giêsu dự tiệc tại nhà ông biệt phái. Chị đã bất chấp mọi lời chê bai, chị đã đến để đổ thuốc thơm xức chân cho Chúa. Đây là cách chị biểu lộ tấm lòng tan nát khiêm cung vì tội lỗi của chị.

23/Từ hình ảnh của chị ,chúng ta học được bài học nào ? Mỗi người chúng ta đều là những chiếc bình sành dễ vỡ. Chúng ta yếu đuối, thường hay vấp ngã. Hãy nhìn Thánh Phê-rô, Thánh Phao-lô, Thánh Augustino…. Thế nhưng chúng ta phải biết tin tưởng vào lòng Chúa xót thương, mau mau sám hối, mau trở về với Chúa.

24/Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì ? Những kẻ đau ốm mới cần đến thầy thuốc. Chúa đến không phải để tìm kiếm người công chính nhưng là để tìm kiếm người tội lỗi. Một kẻ tội lỗi biết ăn năn, sẽ khiến cả thiên đàng vui mừng.

25/Chúng ta cần làm việc gì ngay ? Chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng tốt lành, còn ma quỷ tội lỗi thì xấu xa, gớm ghiếc. Thiên Chúa không thể sống chung với tội lỗi, cũng không thể chung đường với ma quỷ. Chúng ta không thể đứng trung lập nhưng phải chọn một trong hai, chúng ta không thể có cả hai.

26/Chúng ta cần quyết định như thế nào ? Khi yêu mến Chúa, chị phụ nữ đã bất chấp tất cả, không sợ ai dòm ngó ,chê bai. Chúa Giêsu nói : Mức độ tha thứ đều tùy thuộc vào lòng yêu mến của chúng ta. Ai yêu mến nhiều thì được tha thứ nhiều.

27/Hãy so sánh dụ ngôn người con phung phá và chị phụ nữ hôm nay ? Người con phung phá là một dụ ngôn, chị phụ nữ tội lỗi hôm nay là chuyện có thật. Chàng trai xài hết gia tài, chị phụ nữ sống tội lỗi đến độ cả thành đều biết và kinh tởm. Chàng trai quyết định trở về nhà Cha, chị phụ nữ quyết tâm đi tìm gặp Chúa, người Cha đã đón đứa con trong vòng tay yêu thương. Chị phụ nữ đã được Chúa Giêsu tha thứ. Bọn biệt phái như người anh cả, phê phán, ghen tức chỉ trích đứa em mình. Thiên Chúa nhân từ nên Ngài đã rộng lượng thứ tha.

28/Cung cách nào của người phụ nữ khiến cho ta cần chú ý ? Suốt câu chuyện, chị phụ nữ vẫn im lặng, không nói lời nào, chỉ biết nhỏ những giọt lệ thống hối, Đây chính là những giọt nước mắt thống hối chân thành. Những giọt nước mắt này có tác dụng làm cho tâm hồn chị hồi sinh và nó còn có thể rửa những vết nhơ tội lỗi do lòng Chúa thương xót.

29/Tại sao câu chuyện lại xảy ra trong một khung cảnh mâu thuẫn ? Căn nhà và hình ảnh một thủ lãnh biệt phái với áo quần sang trọng. Một bên là Chúa Giêsu với quần áo của người dân nghèo. Ông Simon đức cao vọng trọng, còn chị phụ nữ chỉ là một đại tội nhân. Một bên là mâm cao cỗ đầy, người ta vui vẻ ăn uống ,một bên là hình ảnh chị phụ nữ quỳ mọp đầu xuống đất, chỉ biết khóc chứ không dám ngẩng đầu lên. Còn Chúa Giêsu thì tỏ lòng yêu thương bao la. Còn ông biệt phái thì lòng đầy so đo, ghen tức, phê phán, chê bai  .

30/Tình yêu của Chúa hôm nay là gì ? Là tình yêu bao dung, dù Chúa Giêsu không ưa ông biệt phái, nhưng Chúa vẫn đến. Lối sống đạo của ông biệt phái chỉ là hình thức bề ngoài, Chúa chấp nhận lời mời, đến ngồi đồng bàn với ông. Chúa còn chấp nhận một người phụ nữ bị coi là một gương xấu công khai. Chúa bênh vực chị ta, Chúa cũng bày tỏ sự thịnh tình với cả hai loại người này. Điều này có nghĩa rằng: Chúa chấp nhận mọi người và không loại trừ ai. Chúng ta hãy khiêm tốn đến với Chúa và Chúa cũng sẽ xót thương chúng ta . **R

 

Giuse Luca / Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1394
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1417
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406826
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top