Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 15 TN C / NGƯỜI SAMARI NHÂN HẬU / Giuse Luca

CHÚA NHẬT  15 THƯỜNG NIÊN   C  

ĐỀ TÀI:  AI LÀ NGƯỜI ANH EM CỦA TÔI ?

 

Tung hô Tin Mừng:   x.Ga 6, 63c.68c

Haleluia. Haleluia. Lạy Chúa, Lời Chúa là Thần Khí và là sự sống; Chúa có những lời đem lại sự sống đời đời. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 10, 25-37

Ai là người thân cận của tôi  ?

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.

25 Một hôm, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”

26 Người đáp: "Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào? " 27 Ông ấy thưa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình." 28 Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."

29 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: "Nhưng ai là người thân cận của tôi?" 30 Đức Giê-su đáp: "Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31 Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. 32 Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua bên kia mà đi. 33 Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác." 36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" 37 Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/Cách mà người Do Thái thường sỉ nhục nhau là gì ?

2/Tại sao vị thông luật lại quan tâm đến sự sống đời đời ?

3/Ông hiểu thế nào về sự sống đời đời ?

4/Ông thông luật đang bận tâm về điều gì ?

5/Chúa Giêsu đã trả lời ông ta như thế nào ?

6/Ông thông luật đã chữa mình như thế nào ?

7/Vậy theo ông, ai là người thân cận của mình ?

8/Ý Chúa Giêsu muốn chứng tỏ điều gì ?

9/Tình trạng của con đường đi từ Yerusalem đến Yericho ra sao ?

10/Người đàn ông bị cướp là ai ?

11/Hai người đi qua đó là ai ?

12/Lối xử sự của người Samari như thế nào ?

13/Tại sao Chúa lại chọn một người Samari làm gương mẫu ?

14/Chúa muốn dạy gì qua câu chuyện trên đây ?

15/Vị thông luật đòi hỏi gì ?

16/Vị thông luật đang tranh luận với Chúa về điều gì ?

17/Chúng ta có được nỗi lòng nào giống như vị thông luật kia không ?

18/Chúa Giêsu đánh giá thế nào với những con người thực dụng ?

19/Người đời hôm nay đang nghĩ gì ?

20/Chúa Giêsu muốn thấy chúng ta ứng xử thế nào ?

21/Tình yêu người thật sự là gì ?

22/Hôm nay trong cuộc sống, chúng ta vẫn gặp những gì ?

23/Đức mến phát xuất từ đâu ?

24/Con người luôn ước muốn điều gì ?

25/Con đường nào dẫn đến sự sống đời đời ?

26/Trái tim người Samari như thế nào ?

27/Trái tim của thầy tư tế và Lê-vi bị gì ?

28/Người Samari nghe và thấy bằng gì ?

29/Người nào là thân cận của sân Isarel ?

30/Dụ ngôn này đang chỉ trích ai ?

31/Người thân cận của chúng ta là những ai ?

32/Con đường nào xa xôi nhất ?

  *Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: CHÚ GIẢI TIN MỪNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1)Đại ý bài Tin Mừng: Chúa Giêsu vừa mới đưa ra một sự so sánh giữa các môn đệ như là những kẻ bé mọn với các bậc khôn ngoan thông thái =>Lc 10, 21) / Người tuyên bố rằng các môn đệ có phúc vì được thấy, được nghe những điều mà các Ngôn sứ, các vua chúa không có được =>Lc 10, 23-24) / Hôm nay Thánh Luca tiếp tục tường thuật cuộc hành trình lên Yerusalem bằng cách giới thiệu một vị thông luật / ông này muốn thử tài khi hỏi Chúa Giêsu về giáo huấn của Ngài =>Lc 10, 25-28) / Mối phúc này được nói rõ hơn qua việc: khi muốn chứng tỏ tình yêu mến Thiên Chúa, thì phải thể hiện mình cũng yêu mến tha nhân / Sau đó vị thông luật còn tiếp tục cật vấn nên Chúa Giêsu đã đưa ra dụ ngôn người Samari nhân hậu /để minh họa tiếp những đòi hỏi của tình yêu thật sự.

2)Bản văn được chia làm mấy phần? Thưa có 2 phần chính:

a) Điều kiện để có được sự sống đời đời / Lc 10, từ câu 25 => 28.

b)Dụ ngôn về người Samari nhân hậu / Lc 10, từ câu 29 => 37.

3)Thái độ thử là gì? Thử ở đây diễn tả thái độ thù nghịch / Vị thông luật hỏi về người thân cận là ai, chính là cái bẫy mà ông ta muốn giăng ra cho Chúa Giêsu.

4)Câu 27: “Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của người” là gì? Vị thông luật trích dẫn sách Đệ Nhị Luật 6, 5 theo bản dịch  70 / Đây cũng chính là phần mở đầu của kinh Shema => là lời tuyên xưng đức tin mà mọi người Do Thái phải đọc mỗi ngày 2 lần.

5)Luca đoạn 10, câu 27 nói lên điều gì? Tim lòng là phản ứng cảm xúc nhanh nhạy nhất của con người / Linh hồn => là khả năng nhận thức / Sức lực là sức mạnh của bản năng / Trí khôn => là trí tuệ , là nơi có khả năng lên kế hoạch /Nếu tổng hợp hết những phần này lại với nhau => ý muốn diễn tả toàn thân con người.

6)Câu 27b / “yêu người thân cận như chính mình” ý muốn nói lên điều gì? Câu đáp này trích dẫn sách Lêvi 19, 18b / cũng trong bản dịch 70 / Toàn câu 27, 2 câu ở 2 sách khác nhau được nối lại như một ý tưởng duy nhất / nhưng trong Cựu Ước không có nơi nào liên kết hai câu này với nhau cả / Chúa Giêsu xác nhận cách làm này, Người đã đơn giản hóa cách giải thích, cũng như đã đào sâu toàn bộ 613 điều quy định của Lề Luật Moisen

7)Người thân cận là những ai? Ý nghĩa ở đây: người thân không phải chỉ là con cái Israel trong anh em / Theo như sách Lêvi 19, 34 / Tình yêu đó phải áp dụng cho những người ngoại kiều đang chung sống trong xứ =>ĐNLuật 19, 10) / không được ghét bỏ họ / Ở bài Tin Mừng, các thầy tư tế và Lêvi đã coi người bị nạn, người ngoại kiều, người Samari như kẻ thù / và đã không cứu giúp / cùng viện cớ rằng: mình không có bổn phận phải cứu giúp kẻ thù.

8)Câu 28: cứ làm như vậy sẽ được sống, nghĩa là: ai đưa điều răn yêu thương ra thực hành, thì sẽ được sống đời đời, gợi ý từ sách Lêvi 18, 5 / Lệnh truyền ở sách Lêvi mới chỉ là phần lý thuyết / Chúa Giêsu muốn chúng ta đem bài giáo lý này ra thực hành để được sống đời đời.

9)Từ Yerusalem xuống Giêricô / theo sử gia Giosép: Thành này không phải là Giêricô thời Cựu Ước / nhưng do vua Herodê Cha =>cả) thiết lập, thành này cách khoảng 300m về phía nam / bên bờ tây của cánh đồng Giođan / Thành phố Giêricô là “Thành phố chà là” =>2 Sb 28, 15) nằm kề ranh giới miền Pêrê / đường đi lổm chổm đá, cách Yerusalem 28km/ Đây là một địa điểm chiến lược mà đế quốc Roma rất quan tâm / là một tuyến đường giao thông quan trọng.

10)Thầy tư tế đang làm gì? Rất có thể thầy đã xong nhiệm vụ phục dịch ở đền thờ và đang trên đường về nhà / Truyền thống kinh sư sau này cho biết: Giêricô là nơi có rất đông các thầy tư tế cư ngụ.

11)Thầy Lêvi là ai? Tên của chức sắc này lúc đầu ám chỉ một thành viên của chi họ Lêvi / Họ là con cháu của người con thứ ba của ông Gia-cop =>St 29, 34) / Thời Cựu Ước, danh hiệu này =>thầy Lêvi) thường được dùng để gọi những người không thuộc dòng dõi Aharon / nhưng lại được giao cho nhiệm vụ làm những việc lặt vặt liên hệ đến việc phụng tự và các nghi thức ở trong Đền thờ.

12)Người Samari là ai? Tức là cư dân Samari / Samari là kinh đô của vương quốc phía bắc, do vua Omri sáng lập vào năm 870 Trước công nguyên / Sau này tên gọi Samari là tên gọi mang tính chủng tộc và tôn giáo để chỉ những người cư ngụ trong miền đất giữa Yude-a và Galile-a về phía tây sông Yodan / Sự đoạn tuyệt giữa người Do Thái và Samari được giải thích như sau: khi đế quốc Át-sua đưa dân Do Thái đi lưu đày/ khi họ chiếm đất vào năm 722 Trước công nguyên / và đưa một số người không phải là Do Thái vào làm thực dân chiếm đất ở miền đó =>2 vua 17, 24) / có lẽ chính vì thế mà những người này ở lại quê nhà trong thời gian Do Thái bị lưu đày / Khi người Do Thái hồi hương xây lại Đền thờ Yerusalem / đã bị những người này phá rối không cho xây / =>Er 4, 2-24 / Nkm 2, 19 / 4, 2-9) / Người Samari chỉ chấp nhận có bộ Ngũ Thư là Kinh Thánh và họ xây một đền thờ trên núi Garizim vào thời Hy Lạp / Nhưng đền thờ này lại bị phá hủy dưới thời Gioan Hiếc-canô, khoảng năm 128 Trước công nguyên.

 

Bài 2: Ý NGHĨA CỦA BÀI TIN MỪNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

13)Một cách gọi sỉ nhục người Do Thái là gì? Cách sỉ nhục trầm trọng nhất khi gọi họ là vị thần hoặc là người ngoại giáo / Cách gọi tồi tệ là gọi người ấy là một người Samari / Khi gọi một người Do Thái là người Samari ,thì chẳng khác nào miệt thị họ là đồ con hoang, một kẻ bỏ đạo, một kẻ lạc giáo / Chúa Giêsu có đủ lý do để coi khinh người Samari vì họ không giữ các truyền thống của tiền nhân / đã để đạo của họ lây nhiễm thói tục ngoại giáo và sống trong  tình trạng ô uế  về  tế tự.

14)Vị thông luật quan tâm đến sự sống đời đời như thế nào? Khi hỏi Chúa, ông có ý quan tâm đến sự sống đời đời / Ông hiểu rằng phải làm điều gì đó thì mới đạt được sự sống đời đời / chứ nó không xuất hiện kiểu của từ trên trời rơi xuống.

15)Ông hiểu điều này như thế nào? Ông đánh giá mối lợi này đi xa hơn là những mối bận tâm và lợi lộc do vật chất hằng ngày mang lại / Ông biết rõ mọi sự sẽ không chấm dứt sau khi con người chết đi, nhưng có một sự sống đời đời, và sự sống không hề bị mai một, lý do là sự sống sẽ vượt thắng cái chết , nếu ông chịu khó làm một điều gì đó.

16)Ông đang bận tâm về điều gì? Ông có mối bận tâm, có ý thức, có trách nhiệm với cuộc sống của ông / nên khi ông hỏi Chúa / ông muốn biết phải làm sao để khi chết rồi thì khỏi bị phạt / nhưng là được thưởng bằng một cuộc sống vĩnh cửu.

17)Vị thông luật đã giả định được điều gì? Ông giả thuyết rằng nếu có một sự sống đời đời/ Ông hoàn toàn đồng ý với Chúa Giêsu là muốn đạt được sự sống ấy thì phải yêu mến Thiên Chúa và người thân cận trong cuộc sống hiện tại / Chúa Giêsu đã đánh giá là ông trả lời hoàn toàn đúng và đề nghị ông hãy thực hành như thế / Vì nếu biết thôi thì chưa đủ, cần phải thực hành thì cái biết đó mới đem lại hiệu quả.

18)Vị thông luật đã chống chế, đã tự chữa mình bằng cách nào? Ông hơi bị sượng khi phải tìm câu trả lời vào lúc này / Ông đã tự đặt ra một câu hỏi có tính cách chống chế cho đỡ thẹn khi không biết nói làm sao cho hợp với cách sống sai của mình.

19)Vậy ai là người thân cận của tôi? Hay nói cho đúng hơn, ông muốn hỏi rằng: ai thuộc về khối những người mà tôi phải yêu thương như chính mình / Ông có ý chữa mình bằng cách tự đặt ra một giới hạn cho những người mà ông phải yêu thương / Đối với Do Thái, chỉ có người đồng hương mới được coi là thân cận / mà người ta phải yêu thương, giúp đỡ / Còn những người ở xa Israel, các kẻ thù của Israel thì chắc chắn không phải là người thân cận.

20)Khi đưa ra dụ ngôn, ý Chúa Giêsu muốn chứng tỏ điều gì? Chúa Giêsu vẫn tỏ ra mình đang làm chủ cuộc tranh luận / Chúa Giêsu coi câu hỏi của vị thông luật là quan trọng / vì Chúa đang nhắm đến mục đích là phục vụ công cuộc cứu độ các linh hồn.

21)Con đường đi từ Yerusalem đến Giêricô như thế nào? Con đường dài 28km băng qua sa mạc, đi bộ mất 5 giờ / Đây là con đường không an toàn, thường xuyên bị cướp bóc.

22)Người đàn ông bị cướp là ai? Là một người vô danh, không rõ địa vị, nòi giống, quốc tịch, tôn giáo, đã rơi vào tay bọn cướp / Ông bị cướp đánh nhừ tử rồi bỏ mặc bên vệ đường, dở sống, dở chết / Đây là một trường hợp hết sức quẩn bách / Một con người đang trong tình trạng cần được giúp đỡ / và ai giúp đỡ người ấy sẽ thành người thân cận,   điều này thật rõ ràng trước mắt mọi người.

23)Hai con người đi qua đó là ai? Là một thầy Tư tế và một thầy Lêvi =>câu 31-32) / Hai con người có tiếng là đàng hoàng / cả hai cùng có tư tưởng về Thiên Chúa và về đạo giáo rõ ràng / Hai vị đã thấy con người bị thương nằm đó, nhưng đã đành lòng né qua bên kia mà bước đi / Có thể họ sợ bị cướp tấn công, hoặc là sợ bị nhiễm uế / Họ đã để cho mối bận tâm về sự an toàn và tiện nghi mạnh hơn là sự đồng cảm xót thương người bị nạn / Họ đã trở nên vô cảm trước một người đang gặp cảnh khốn cùng!

24)Lối xử sự của người Samari như thế nào? Ông này đã xử sự khác hẳn / Chúa không gọi ông là người Samari nhân hậu / Chúa chỉ đơn giản gọi ông là một người Samari thôi / Ông cũng đang đi đường / ông cũng có những chương trình của ông / nhưng khi thấy kẻ bị nạn / ông đã đẩy những dự tính của ông qua một bên / Ông chỉ còn nhìn thấy sự cần kíp của con người đang nằm hấp hối bên đường kia / Ông đã đau lòng trước hoàn cảnh đáng thương / Ông tìm mọi cách để đưa anh ta ra khỏi tình trạng nguy kịch càng nhanh càng tốt / Ông đã tận dụng tất cả những gì ông đang có để cứu giúp người bị nạn =>câu_33_34) / Ông đã dẹp mọi công việc bận bịu của ông / để lo cho kẻ xấu số.

 

Bài 3: CHỈ CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

25)Tại sao Chúa lại chọn một người Samari làm kiểu mẫu? Chúa Giêsu cố tình chọn ông ta / Ông là hạng người lạc đạo, không hề có được kiến thức của nhà thông luật / càng không có phẩm cách của một Tư tế hay thầy Lêvi / nhưng ông lại tỏ ra hết sức nhân ái và đạo đức / Ông đã thực hành được hai điều răn quan trọng nhất của Cựu Ước dạy về đức mến / Do đó, chính ông mới đáng được gọi là người Israel chân chính.

26)Chúa Giêsu đã dạy điều gì qua câu chuyện dụ ngôn? Chúa Giêsu cho thấy rằng: trong vấn đề đức yêu thương, không thể vạch ra một giới hạn chính xác / Chúa không đưa ra tiêu chuẩn / không xác định con số đối tượng mà ta phải yêu thương / cũng như trong các trường hợp khác, Chúa muốn chúng ta thay đổi hướng nhìn / Đồng thời Ngài cũng mở rộng chân trời.

27)Vị thông luật đã hỏi gì? Ai là người thân cận của tôi? Kẻ mà tôi phải yêu thương là những ai? Hôm nay Chúa Giêsu lại đổi ngược câu hỏi: ai đã trở thành người thân cận của kẻ bị rơi vào tay kẻ cướp? Như thế Người đã thay đổi tầm nhìn / Dụ ngôn cộng với câu hỏi cuối cùng của Chúa Giêsu chính là câu trả lời, giải đáp câu hỏi đầu tiên của vị thông luật: Thưa Thầy ,tôi phải làm gì để có được sự sống đời đời làm gia nghiệp? =>câu 25).

28)Chúng ta nghiệm ra điều gì từ câu chuyện yêu thương người thân cận? Trong lãnh vực này, người ta không được nghĩ đến bản thân / Nhưng phải khởi đầu từ nhu cầu thực tế của bất cứ người nào mà ta gặp trên đường ta đi / Chỉ khi đó, đời sống của ta mới trở thành con đường ta đi và đưa ta đến cuộc sống vĩnh cửu.

29)Vị thông luật muốn đứng ở tư thế nào khi tranh luận với Chúa Giêsu? Ông ta cứ tưởng rằng có thể giữ cuộc tranh luận ở trạng thái lý thuyết / Nào ngờ Chúa Giêsu lại đưa ông đến với thực tại sống động bằng những sự kiện xảy ra trong đời sống thường ngày và đưa ông vào một tư thế phải lựa chọn / “Ông hãy đi và làm như vậy” =>câu 37) / Ông không thể ngờ rằng một người không tinh thông luật như Chúa Yêsu, lại có thể đặt ông vào một sự lựa chọn éo le mà ông không sao có thể tránh né được / Rõ ràng là: “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị”.

30)Mối bận tâm của chúng ta có giống với nỗi lòng của vị thông luật không? Nhiều người trong chúng ta có thái độ ngược lại với vị thông luật / Họ chẳng hề quan tâm tìm biết là sau khi chết, sự sống có được tiếp tục không / và việc này sẽ xảy ra như thế nào? Họ có quá nhiều chuyện bận bịu với cuộc sống hiện tại rồi / nên không muốn nặng lòng với những mối bận tâm về sự sống đời đời / Đàng khác, họ đang theo đuổi một lối sống thực dụng chứ không màng đến những thứ xem ra không có gì chắc chắn.

31)Thái độ đó đã bị Chúa Giêsu đánh giá như thế nào? Đối với những người chỉ chờ mong những gì có được trong đời sống hiện tại / chứ không chịu quan tâm đến đời sống mai sau có thể có / Chính thái độ này đã bị Chúa Giêsu đánh giá là khờ dại =>Lc_12,_13_21) / Người ta không muốn đưa ra một câu trả lời có trách nhiệm về sự sống đời đời / Họ đã không muốn dính dáng đến nó nên cũng có hàng ngàn cách để tránh né câu trả lời.

32)Người đời hôm nay đang nghĩ gì? Sự sống đời đời là một thực tại mà chúng ta cần đưa ra một quyết định / Bởi vì nếu không có sự sống đời đời / nếu chúng ta không có trách nhiệm trước Thiên Chúa Hằng Sống / thì cách nào mà chúng ta sẽ xử sự trên đường Giêricô cũng chẳng quan trọng vì chẳng bao lâu sau ,người ta cũng sẽ quên hết dù chúng ta làm đúng hay đã làm sai / Nhưng trách nhiệm của chúng ta là mai sau chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa / Ngoài việc trả lẽ trước mặt Chúa, người ta chỉ còn quan tâm đến một điều là: làm thế nào để sống càng lâu càng tốt / sống càng dễ chịu, càng tốt.

33)Chúa Giêsu không chấp nhận điều gì? Chúa không muốn nghe chúng ta trả lời: người thân cận là người bà con, người cư ngụ cùng khu phố, người cùng làm trong một xí nghiệp với tôi / Chúa Giêsu không chấp nhận thứ tình yêu có giới hạn / nhưng Chúa khẳng định rằng = bất cứ ai xuất hiện trên đường tôi đi , mà cần tôi giúp đỡ, họ đang trong cơn quẩn bách, đều là người thân cận mà tôi phải yêu thương và giúp đỡ.

34)Muốn thật sự giúp đỡ người lâm nạn, ta cần phải làm gì? Ta phải dấn thân trọn vẹn, cho dù việc ấy làm cho ta mất thời giờ và tốn tiền bạc, gây phiền toái, làm xáo trộn chương trình, thậm chí còn gây nguy hiểm cho mình nữa / Nhưng  đấy mới là thực sự yêu thương người thân cận / một tình yêu đưa đến sự sống đời đời.

35)Hôm nay trên đường đời còn có vô số những ai? Còn có vô số kẻ cướp, nên sẽ còn có vô số người bị rơi vào tay kẻ cướp, đang nằm trên đường ta đi, họ đang nửa sống nửa chết và đang chờ đợi ta ra tay trợ giúp.

36)Đức mến xuất phát từ đâu? Đức mến xuất phát từ đáy lòng, nó luôn thiết thực và hữu hiệu / Người Samari đã dừng lại băng bó vết thương, thanh toán tiền cho chủ quán / Ông không hề tìm hiểu đây là ai, có phải là kẻ thù của ông không / Ông chỉ biết đây là một kẻ đáng thương đang cần giúp đỡ / và ông đã ra tay cứu giúp.

 

Bài 4: TỪ TRÁI TIM ĐẾN ĐÔI TAY

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

37)Tại sao Chúa lại chọn một người Samari làm kiểu mẫu? Chúa Giêsu cố tình chọn ông ta / Ông là hạng người lạc đạo, không hề có được kiến thức của nhà thông luật / càng không có phẩm cách của một Tư tế hay thầy Lêvi / nhưng ông lại tỏ ra hết sức nhân ái và đạo đức / Ông đã thực hành được hai điều răn quan trọng nhất của Cựu Ước dạy về đức mến / Do đó, chính ông mới đáng được gọi là người Israel chân chính.

38)Chúa Giêsu đã dạy điều gì qua câu chuyện dụ ngôn? Chúa Giêsu cho thấy rằng: trong vấn đề đức yêu thương, không thể vạch ra một giới hạn chính xác / Chúa không đưa ra tiêu chuẩn / không xác định con số đối tượng mà ta phải yêu thương / cũng như trong các trường hợp khác, Chúa muốn chúng ta thay đổi hướng nhìn / Đồng thời Ngài cũng mở rộng chân trời.

39)Vị thông luật đã hỏi gì? Ai là người thân cận của tôi? Kẻ mà tôi phải yêu thương là những ai? Hôm nay Chúa Giêsu lại đổi ngược câu hỏi: ai đã trở thành người thân cận của kẻ bị rơi vào tay kẻ cướp? Như thế Người đã thay đổi tầm nhìn / Dụ ngôn cộng với câu hỏi cuối cùng của Chúa Giêsu chính là câu trả lời, giải đáp câu hỏi đầu tiên của vị thông luật: Thưa Thầy ,tôi phải làm gì để có được sự sống đời đời làm gia nghiệp? =>câu 25).

40)Chúng ta nghiệm ra điều gì từ câu chuyện yêu thương người thân cận? Trong lãnh vực này, người ta không được nghĩ đến bản thân / Nhưng phải khởi đầu từ nhu cầu thực tế của bất cứ người nào mà ta gặp trên đường ta đi / Chỉ khi đó, đời sống của ta mới trở thành con đường ta đi và đưa ta đến cuộc sống vĩnh cửu.

41)Vị thông luật muốn đứng ở tư thế nào khi tranh luận với Chúa Giêsu? Ông ta cứ tưởng rằng có thể giữ cuộc tranh luận ở trạng thái lý thuyết / Nào ngờ Chúa Giêsu lại đưa ông đến với thực tại sống động bằng những sự kiện xảy ra trong đời sống thường ngày và đưa ông vào một tư thế phải lựa chọn / “Ông hãy đi và làm như vậy” =>câu 37) / Ông không thể ngờ rằng một người không tinh thông luật như Chúa Yêsu, lại có thể đặt ông vào một sự lựa chọn éo le mà ông không sao có thể tránh né được / Rõ ràng là: “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị”.

42)Mối bận tâm của chúng ta có giống với nỗi lòng của vị thông luật không? Nhiều người trong chúng ta có thái độ ngược lại với vị thông luật / Họ chẳng hề quan tâm tìm biết là sau khi chết, sự sống có được tiếp tục không / và việc này sẽ xảy ra như thế nào? Họ có quá nhiều chuyện bận bịu với cuộc sống hiện tại rồi / nên không muốn nặng lòng với những mối bận tâm về sự sống đời đời / Đàng khác, họ đang theo đuổi một lối sống thực dụng chứ không màng đến những thứ xem ra không có gì chắc chắn.

43)Thái độ đó đã bị Chúa Giêsu đánh giá như thế nào? Đối với những người chỉ chờ mong những gì có được trong đời sống hiện tại / chứ không chịu quan tâm đến đời sống mai sau có thể có / Chính thái độ này đã bị Chúa Giêsu đánh giá là khờ dại =>Lc_12,_13_21) / Người ta không muốn đưa ra một câu trả lời có trách nhiệm về sự sống đời đời / Họ đã không muốn dính dáng đến nó nên cũng có hàng ngàn cách để tránh né câu trả lời.

44)Người đời hôm nay đang nghĩ gì? Sự sống đời đời là một thực tại mà chúng ta cần đưa ra một quyết định / Bởi vì nếu không có sự sống đời đời / nếu chúng ta không có trách nhiệm trước Thiên Chúa Hằng Sống / thì cách nào mà chúng ta sẽ xử sự trên đường Giêricô cũng chẳng quan trọng vì chẳng bao lâu sau ,người ta cũng sẽ quên hết dù chúng ta làm đúng hay đã làm sai / Nhưng trách nhiệm của chúng ta là mai sau chúng ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa / Ngoài việc trả lẽ trước mặt Chúa, người ta chỉ còn quan tâm đến một điều là: làm thế nào để sống càng lâu càng tốt / sống càng dễ chịu, càng tốt.

45)Chúa Giêsu không chấp nhận điều gì? Chúa không muốn nghe chúng ta trả lời: người thân cận là người bà con, người cư ngụ cùng khu phố, người cùng làm trong một xí nghiệp với tôi / Chúa Giêsu không chấp nhận thứ tình yêu có giới hạn / nhưng Chúa khẳng định rằng = bất cứ ai xuất hiện trên đường tôi đi , mà cần tôi giúp đỡ, họ đang trong cơn quẩn bách, đều là người thân cận mà tôi phải yêu thương và giúp đỡ.

46)Muốn thật sự giúp đỡ người lâm nạn, ta cần phải làm gì? Ta phải dấn thân trọn vẹn, cho dù việc ấy làm cho ta mất thời giờ và tốn tiền bạc, gây phiền toái, làm xáo trộn chương trình, thậm chí còn gây nguy hiểm cho mình nữa / Nhưng  đấy mới là thực sự yêu thương người thân cận / một tình yêu đưa đến sự sống đời đời.

47)Hôm nay trên đường đời còn có vô số những ai? Còn có vô số kẻ cướp, nên sẽ còn có vô số người bị rơi vào tay kẻ cướp, đang nằm trên đường ta đi, họ đang nửa sống nửa chết và đang chờ đợi ta ra tay trợ giúp.

48)Đức mến xuất phát từ đâu? Đức mến xuất phát từ đáy lòng, nó luôn thiết thực và hữu hiệu / Người Samari đã dừng lại băng bó vết thương, thanh toán tiền cho chủ quán / Ông không hề tìm hiểu đây là ai, có phải là kẻ thù của ông không / Ông chỉ biết đây là một kẻ đáng thương đang cần giúp đỡ / và ông đã ra tay cứu giúp.

 

TÓM Ý

1/Cách mà người Do Thái thường sỉ nhục nhau là gì ? Cách tồi tệ nhất khi gọi một người là Samari. Chẳng khác nào miệt thị họ là đồ con hoang, một kẻ bỏ đạo, một người lạc giáo. Chúa Giêsu có đủ lý do để coi khinh người Samari, vì họ không giữ thói tục của tiền nhân, bị lây nhiễm ngoại giáo và sống trong tình trạng ô uế về tế tự .

2/Tại sao vị thông luật lại quan tâm đến sự sống đời đời ? Ông ta hiểu rằng : Phải làm gì đó mới có sự sống đời đời. Chứ không thể là trên trời rơi xuống.

3/Ông hiểu thế nào về sự sống đời đời ? Ông biết rõ kiếp người sẽ chưa chấm dứt khi con người chết đi. Ông hiểu rằng : Ông có thể vượt thắng cái chết nếu như ông chịu khó làm một điều gì đó.

4/Ông thông luật đang bận tâm về điều gì ? Ông cho rằng : ông có trách nhiệm với cuộc sống mai sau của ông. Ông muốn hỏi Chúa Giêsu để biết : làm sao khi chết rồi thì khỏi bị phạt, mà còn được thưởng bằng một cuộc sống vĩnh cửu.

5/Chúa Giêsu đã trả lời ông ta như thế nào ? Chúa Giêsu hoàn toàn đồng ý với ý nghĩa mà ông đưa ra: Phải yêu mến Thiên Chúa và yêu người thân cận với ông ở cuộc sống này. Chúa Giêsu lại nhấn mạnh thêm : Biết thôi thì chưa đủ mà còn phải thực hành.

6/Ông thông luật đã chữa mình như thế nào ? Vì muốn đỡ thẹn nên ông đã lì lợm đặt ra một câu hỏi khác và mong rằng có sẽ phù hợp với cách sống sai trái của mình.

7/Vậy theo ông, ai là người thân cận của mình ? Ý ông muốn hỏi rằng : ai là người mà ông phải yêu thương như chính mình. Người Do Thái chỉ coi người đồng hương mới là thân cận còn những người ở xa, ngoại bang ,các kẻ thù của Israel thì không phải.

8/Ý Chúa Giêsu muốn chứng tỏ điều gì ? Chúa Giêsu đang làm chủ cuộc tranh luận nên Chúa coi câu hỏi này là quan trọng khi nhắm đến công tác phục vụ là cứu rỗi các linh hồn.

9/Tình trạng của con đường đi từ Yerusalem đến Yericho ra sao ? Con đường này dài 28km đi băng qua sa mạc, nếu đi bộ phải mất 5 giờ. Con đường này luôn bị cướp bóc.

10/Người đàn ông bị cướp là ai ? Một người vô danh, bị rơi vào tay bọn cướp, ông bị đánh thừa sống thiếu chết. Đây là trường hợp rất cấp bách, đang rất cần được sự giúp đỡ. Ai giúp ông ta sẽ trở thành người thân cận với ông ta.

11/Hai người đi qua đó là ai ? Một là tư tế, một là Lê vi, cả hai cùng có tiếng đàng hoàng, cả hai cùng tin Thiên Chúa và có đạo giáo rõ ràng. Hai vị đó cùng thấy rõ con người bị thương, nhưng cả hai cùng đành lòng bước qua một bên mà đi. Có thể họ sợ bị nhiễm uế hoặc sợ hao tốn thời giờ, tiền của. Trong lòng họ thích an toàn tiện nghi hơn là sự đồng cảm xót thương nên họ đã vô cảm trước cảnh khốn cùng.

12/Lối xử sự của người Samari như thế nào ? Ông này xử sự hoàn toàn ngược lại, ông đang đi trên đường, ông cũng đang có chương trình. Nhưng khi thấy có kẻ bị hoạn nạn, ông sẵn sàng dẹp chương trình của mình qua một bên. Ông chỉ còn nhìn thấy có một điều : Một người bị thương đang hấp hối, một hoàn cảnh đáng thương cho nên ông tìm mọi cách để đưa người ấy ra khỏi cảnh nguy kịch càng sớm càng tốt. Ông đã dẹp mọi thứ chỉ để lo cho kẻ xấu số.

13/Tại sao Chúa lại chọn một người Samari làm gương mẫu ? Chúa cố tình chọn ông vì ông là lương dân ,một con người khác đạo , nên chẳng có chút hiểu biết về luật. Càng chẳng có địa vị và phẩm cách như một tư tế hay là thầy Lê-vi. Nhưng ông lại đối xử rất nhân ái, do đó Chúa Giêsu muốn biểu dương ông như là một người Israel chân chính.

14/Chúa muốn dạy gì qua câu chuyện trên đây ? Chúa không vạch ra một giới hạn nào cho đức yêu người, cũng không quy định về đối tượng, mà Chúa chỉ muốn chúng ta thay đổi hướng nhìn, mở rộng lòng mình ra.

15/Vị thông luật đòi hỏi gì ? Ông ta quan tâm đến sự sống đời đời. Chúa bảo ông hãy yêu thương người thân cận. Ông lại hỏi : Ai là người thân cận và Chúa xác định là bất cứ ai đang ở trong tầm nhìn và ta thấy rằng họ đang cần cứu giúp.

16/Vị thông luật đang tranh luận với Chúa về điều gì ? Ông cứ tưởng rằng ông có thể thắng với mớ lý thuyết vô hồn. Nhưng ông đã lầm, Chúa Giêsu đã đưa ông đến một thực tại sống động đang diễn ra hằng ngày và bắt ông phải lựa chọn: hãy đi và làm như vậy .

17/Chúng ta có được nỗi lòng nào giống như vị thông luật kia không ?  Nhiều người trong chúng ta không hề quan tâm xem sau khi chết thể xác thì linh hồn chúng ta có tiếp tục sống  hay không. Họ có quá nhiều chuyện phải lo nên họ không muốn nặng lòng với những chuyện xa vời. Hơn nữa, họ đang hưởng thụ một kiểu sống thực dụng nên không thèm màng đến những thứ xem ra không có gì chắc chắn.

18/Chúa Giêsu đánh giá thế nào với những con người thực dụng ? Người đời chỉ xác định khôn dại tuỳ theo những gì họ có trong cuộc sống hiện tại. Nhưng Chúa Giêsu lại đánh giá những kẻ này là dại. Khi họ cố tình tránh né và không muốn có một câu trả lời đầy trách nhiệm đối với chính cuộc sống mai sau của họ.

19/Người đời hôm nay đang nghĩ gì ? Khi suy nghĩ đến sự sống đời đời, chúng ta cần phải chọn lựa và đưa ra một quyết định sáng suốt. Bởi nếu chúng ta không có sự sống đời đời thì việc gì chúng ta lại phải quan tâm là phải trả lễ thế nào trước mặt Thiên Chúa. Bởi vì mọi sự sẽ qua đi cho dù chúng ta có làm đúng hay sai trên con đường đi ngang qua Giericho. Người ta chỉ cần có cuộc sống dễ chịu hôm nay mà không hề quan tâm đến hậu quả mai sau.

20/Chúa Giêsu muốn thấy chúng ta ứng xử thế nào ? Chúa Giêsu muốn nghe ta trả lời người thân cận là ai ? Nhưng Chúa Giêsu không chấp nhận một tình yêu bị giới hạn. Chúa muốn chúng ta phải đối xử tốt với bất cứ ai đang khốn khổ mà mắt chúng ta nhìn thấy.

21/Tình yêu người thật sự là gì ? Nếu muốn có một tình yêu thương đưa ta đến sự sống đời đời, Chúa đòi ta phải dấn thân trọn vẹn, cho dù việc ấy khiến ta tốn tiền, mất thời gian, gây phiền toái, xáo trộn chương trình mà có khi còn gây nguy hiểm cho bản thân mình nữa, nhưng như thế mới thật sự là yêu thương.

22/Hôm nay trong cuộc sống, chúng ta vẫn gặp những gì ? Thành phố đang lập lại đội “SBC” có nghĩa là hôm nay vẫn còn vô số kẻ cướp, nên cũng sẽ có vô số người gặp nạn đang nằm trên đường đi, đang chờ chúng ta ra tay cứu giúp họ.

23/Đức mến phát xuất từ đâu ? Nó phát xuất từ đáy lòng, người Samari nhìn thấy người bị hại, liền dừng lại để băng bó vết thương và thanh toán tiền thuốc men, trả tiền trọ cho chủ quán. Ông không cần tìm hiểu ai đây, quen hay lạ, bạn hay thù. Ông chỉ biết đây là một kẻ đáng thương và ông đã ra tay cứu giúp họ.

24/Con người luôn ước muốn điều gì ? Con người luôn ước muốn được sống lâu, cho dù là một anh ăn mày, anh cũng muốn được sống lâu. Nhưng sống lâu như thế thì có ích gì ?

25/Con đường nào dẫn đến sự sống đời đời ? Con đường từ Yerusalem đi Yericho tượng trưng cho con đường về trời, là con đường rất khó đi, nguy hiểm và luôn bị bọn cướp rình rập. Muốn vượt qua con đường này cần có một trái tim nhân hậu.

26/Trái tim người Samari như thế nào ? Dù ông đang bận việc riêng, nhưng trái tim ông vẫn nhạy bén. Cho dù thế giới ồn ào, bên tai ông là tiếng gió thổi vù vù, nhưng ông vẫn có thể nghe tiếng rên rỉ yếu ớt của nạn nhân.

27/Trái tim của thầy tư tế và Lê-vi bị gì ? Hai ông có trái tim đóng kín nên các ông chẳng nghe tiếng rên, tuy có  thấy nạn nhân nhưng hai ông cũng chẳng động lòng. Lòng các ông đã bị cánh cửa lề luật đóng kín, hơn nữa hai ông sợ đụng vào sẽ phạm phải điều luật ô uế, sẽ hao tiền tốn của, mất thời gian.

28/Người Samari nghe và thấy bằng gì ? Ông không dùng tai để nghe, dùng mắt để thấy nhưng dùng chính trái tim để quan tâm, để xoa dịu, để giúp đỡ, để phục vụ.

29/Người nào là thân cận của sân Isarel ? Chỉ là những người đồng hương chứ không phải là những ngoại kiều, những kẻ mà họ coi là thù địch, không cùng dòng giống, chi tộc hay tôn giáo.

30/Dụ ngôn này đang chỉ trích ai ? Chúa muốn chỉ trích những người sống đạo gương mù gương xấu mà điển hình là tư tế và Lê-vi. Họ được coi là những con người khoác áo đạo đức vì họ cố giữ đúng luật. Nhưng bên trong đầy những đố kỵ, thù hằn, ích kỷ.

31/Người thân cận của chúng ta là những ai ? Là mọi người anh em mà chúng ta tiếp xúc và sống bên cạnh, là những người kém may mắn, nghèo đói, khổ đau, bệnh tật, những người tội lỗi, yếu đuối, bị khinh khi. Chúa muốn chúng ta yêu thương giúp đỡ họ.

32/Con đường nào xa xôi nhất ?  Là khi ta giả đui, giả điếc trước tiếng mời gọi của Chúa, trước lời cầu cứu của anh em. Cho dù là họ đang ở đâu, chúng ta vẫn sẵn sàng yêu thương và coi họ như những người thân cận. Con đường xa nhất cũng vẫn là đoạn đường từ lỗ tai đến từ bàn tay. Nếu chúng ta không chạm được tới anh em thì chúng ta cũng đừng hòng chạm tay đến cửa nước trời.  **R

 

KBX / Giuse Luca / KT EMMAUS 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2211
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  460
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350764
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top