Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN 2 Mùa Chay / C / Giuse Luca /

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY / C

ĐỀ TÀI: CHÚA GIÊSU HÉ LỘ THIÊN TÍNH

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  

Từ đám mây sáng chói, tiếng Chúa Cha phán rằng: Đây là con yêu dấu, làm vui thoả lòng Ta, hãy vâng nghe lời Người.

PHÚC ÂM:  Lc 9, 28b-36   

"Đang lúc Đức Giê-su cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác."

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

28b Hôm ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê.29 Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. 30 Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. 31 Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. 32 Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người. 33 Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." Ông không biết mình đang nói gì. 34 Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. 35 Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!" 36 Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

----//----

1/ Ai được chứng kiến cảnh Chúa Giêsu biến hình ?

2/ Lúc nào thì Chúa Giêsu biến hình ?

3/ Ý Chúa muốn dạy gì qua sự kiện biến hình ?

4/ Cách nào có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa ?

5/ Có cách nào để đến với Chúa nhanh nhất ?

6/ Ánh sáng của Chúa giúp ta điều gì ?

7/ Chúa Giêsu đã mạc khải con đường đau khổ khiến cho tâm trạng các ông ra sao ?

8/ Núi cao biểu hiện cho điều gì ?

9/ Cuộc biến hình sẽ giúp gì cho các môn đệ ?

10/ Muốn nghe được tiếng Chúa, chúng ta phải làm gì ?

11/ Chúa Giêsu biến hình nhắc ta điều gì ?

12/ Cả 2 sự kiện nói lên điều gì ?

13/ Hai biến cố đó ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào ?

14/ Cầu nguyện sẽ giúp gì cho ta ?

15/ Tại sao Mùa Chay lại mang màu tím ?

16/ Phản ứng của Phero ra sao khi nghe Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn ?

17/ Chủ đích của Chúa Giêsu trong cuộc biến hình là gì ?

 

18/ Chúa muốn ban điều gì cho các môn đệ qua cuộc biến hình ?

19/ Hai Ngôn sứ thời Cựu Ước xuất hiện mang ý nghĩa gì ?

20/ Ý nghĩa của 2 lời Chúa Cha phán.

21/ Cuộc biến hình hôm nay có gây ngạc nhiên cho các môn đệ không ?

22/ Tại sao chúng ta không nhận ra Chúa trong cuộc sống ?

23/ Chúa Giêsu ý thức điều gì khi biến hình ?

24/ Muốn được vinh quang như Chúa, ta phải làm gì ?

25/ Hiệu quả của sự vâng phục là gì ?

26/ Chúa Giêsu biến hình đang khi đang làm gì ?

27/ Khi nào thì các Môn Đệ mới hiểu được việc làm của Chúa Giêsu ?

28/ Đời sống tại trần thế của chúng ta bao gồm những gì ?

29/ Thập Giá thường đưa ta tới đâu ?

30/ Hai vị Tiên Tri đến để làm gì?

31/ Hai biến cố này nhắc nhớ gì cho chúng ta ?

32/ Khi gặp những hoàn cảnh trái ý, chúng ta phải làm gì ?

33/ Tâm tình của thánh Phero khi chứng kiến Chúa biến hình ra sao ?

34/ Kiếp người thường ước muốn điều gì ?

Bài 1: NHỊP CẦU ĐƯA TA ĐẾN VỚI CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Biến hình là gì ? Trong khi Chúa biến hình, các môn đệ đã nhìn thấy Chúa trong một trạng thái hoàn toàn mới lạ. Lần đầu tiên các ông thấy sự vinh quang, tốt đẹp bên trong con người của Chúa được bộc lộ ra bên ngoài.

2/Tại sao sự kiện biến hình lại được xếp vào đầu mùa chay ? Đầu tiên Chúa Giêsu đã báo cho các môn đệ rằng :Ngài phải lên Yerusalem để chịu nạn chịu chết. Khi nghe Chúa nói thế thì Phê-rô liền can ngăn: Lạy Thầy, Xin đừng để điều đó xảy ra!. Ngay lập tức Chúa Giêsu đã gay gắt với Phê-rô: Hãy xéo đi, Satan.. Các môn đệ thân tín của Chúa bị sốc khi Chúa hướng các ông về cuộc tử nạn của Ngài. Đó cũng là lý do khiến cho Giáo hội nói về cuộc biến hình vào đầu mùa chay như là một trợ lực cần thiết trước khi chúng ta bước vào tuần thánh.

3/Chúng ta thấy gì từ 2 hình ảnh ? Núi Tabor và vườn cây dầu ? Chúng ta dễ dàng nhìn thấy nét tương phản giữa cuộc biến hình và cơn hấp hối của Chúa. Cả hai biến cố đều xảy ra trên núi trước sự chứng kiến của 3 môn đệ thân tín. Trên đỉnh núi Tabor, các môn đệ nhìn thấy Chúa Giêsu xuất thần, qua hình ảnh đó họ chiêm ngắm Thiên tính của Chúa, còn trên núi cây dầu, các ông nhìn thấy Chúa hấp hối và qua đó nhân tính của Chúa được bộc lộ  thật rõ nét.

4/Qua 2 sự kiện trên, Chúa muốn lý giải điều gì ? Hai hình ảnh này nói lên nét tương phản sinh động giữa thiên tính và nhân tính của Chúa. Hai biến cố này không thể tách lìa nhau như 2 mặt của một đồng xu. Điều này muốn nói lên rằng : Thiên Chúa vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. Mặt này là thánh giá khổ đau, nhưng mặt kia lại là vinh quang phục sinh.

5/Chúa muốn gởi đến chúng ta sứ điệp gì ? Một sứ điệp quan trọng đó là chúng ta giống với Đức Ki-tô, mỗi người chúng ta cũng có hai mặt. Một mặt thuộc về nhân tính, một mặt thuộc về thiên tính. Con là con thúngười là thần linh. Mỗi người chúng ta cũng có hai nét một nét giống như Adam, một nét giống như Thiên Chúa. Cũng như Đức Ki-tô trên núi Tabor. Trong cuộc đời, có đôi lúc chúng ta cũng có những giây phút xuất thần, khi nét giống Chúa được toả sáng thì chúng ta cảm thấy thật gần gũi với Chúa. Nếu đang ở vào những giây phút quý giá này, chúng ta lại thấy đời màu hồng, thật tươi đẹp và luôn cảm thấy muốn tha thứ tất cả, muốn yêu thương mọi người.

6/Khi nào  thì hình ảnh Chúa bị nhạt nhoà ? Nếu xét theo mặt khác giống như lúc Đức Ki-tô trong vườn cây dầu. Chúng ta cũng cảm nghiệm giây phút hấp hối, khi mà tâm tình của Adam rực cháy trong lòng ta, chính lúc này hình ảnh Chúa trong ta lại bị nhạt nhoà.

7/Điều nào chúng ta cần nhớ nhất ? Khi được ơn an ủi, chúng ta cảm nhận được sự xuất thần, Chúng ta lại nhớ đến ngọn núi Tabor,  nhưng khi chúng ta bị thê thảm, chúng ta lại nhớ đến Chúa Giêsu trong vườn cây dầu. Chúng ta cũng cần nhớ rằng: Chúa Giêsu đã cảm nghiệm được cả hai: Lúc vinh quang nhất, cũng như lúc thê thảm nhất. Nhưng cho dù là đang vui hay đang buồn thì cả hai trường hợp đều xảy ra trong lúc Chúa đang cầu nguyện.

8/Cách nào chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa ? Cầu nguyện là cách Chúa Giêsu có được khoảnh khắc ấy. Vì thế, chúng ta cũng phải làm theo giống Chúa, nhờ đó chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa Cha nói với chúng ta như Ngài đã nói với Chúa Giêsu: Này là con ta yêu dấu. Nếu chúng ta hấp hối như Chúa Giêsu trong vườn câu dầu, thì chính đôi tay của Chúa Cha có thể chữa lành cho chúng ta.

9/Tại sao mùa chay lại mang sắc tím ? Màu tím là màu buồn, ảm đạm, mùa chay mang màu tím, màu tím nhắc chúng ta nhớ đến thân phận tội lỗi, màu tím là cuộc sống chóng tàn nơi dương thế, màu tím đưa bước chân ta đi theo Chúa trên con đường khổ nạn, màu tím nhắc ta nhớ đến cái chết của Chúa trên đồi Canve.

10/Hai thái độ của Phê-rô có gì khác nhau ? Chúng ta nhớ lại cách đó 8 ngày trước, khi Chúa loan báo cho các tông đồ về cuộc khổ nạn ở Yerusalem. Phê-rô đại diện cho các ông đã lên tiếng phản đối, Phê-rô không chấp nhận thánh giá. Ông không muốn thầy mình dấn thân vào cái chết khổ nhục. Thế mà hôm nay khi nhìn thấy chút vinh quang của thầy mình, ông đã say mê và đề nghị nên ở lại trên núi để hưởng hạnh phúc. Định luật trốn khổ, tìm sướng là định luật bất di bất dịch của con người, nhưng Chúa đã dẫn các ông xuống núi để trở lại với thực tại là Yerusalem.

11/Chủ đích của Chúa Giêsu là gì ? Chúa muốn hé lộ thiên tính của Ngài để các môn đệ thêm lòng tin. Chúa cho các ông thấy vinh quang thần tính của Chúa để các ông chấp nhận con đường đau khổ mà Chúa sắp trải qua.

12/Mục đích của người nông phu là gì ? Việc Chúa biến hình là gieo vào lòng các ông niềm hy vọng. Niềm hy vọng đó là con đường đau khổ mà Chúa đang đi sẽ dẫn đến hạnh phúc. Cái chết tủi nhục sẽ dẫn đến sự phục sinh. Nếu không có niềm hy vọng thì không ai có thể sống ở đời / người nông phu thức khuya, dậy sớm, dầm mưa dãi nắng để chăm bẵm vào luống cày. Họ hy vọng vào một mùa gặt bội thu. Các học sinh ngày ngày cắp sách đến trường, đêm đêm chong đèn học thêm vì chúng hy vọng vào kết quả mùa thi. Cha mẹ tần tảo, quên mình để lo cho con cái, hy vọng tương lai con cái sẽ tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng vào sự phục sinh giúp các môn đệ chấp nhận cuộc khổ nạn thương đau và cái chết khổ nhục của Thầy chí thánh.

13/Các môn đệ học được điều gì từ biến cố này ? Từ nay các ông không chỉ nhìn vào bề mặt mà còn biết nhìn vào chiều sâu. Bên trong thân xác phàm nhân của Chúa Giêsu còn ẩn chứa bản tính Thiên Chúa. Bên trong cuộc khổ nạn tủi nhục có gieo sẵn mầm mống của sự phục sinh vinh quang. Như vậy bên trong một thân xác, còn có sự hiện diện của một linh hồn, bên trong thửa ruộng khổ đau có gieo sẵn một hạt mầm hạnh phúc. Bên trong sự nhọc nhằn hôm nay đã hứa hẹn sự thành công tươi sáng vào ngày mai.

14/Việc biến hình sẽ giúp gì cho các môn đệ ? Bản tính Thiên Chúa hôm nay, đã chiếu sáng trên xác phàm con người. Do đó con người được rạng ngời vinh quang Thiên Chúa. Đây là điềm báo trước rằng : Nếu con người đang mang sẵn mầm mống thần linh thì trước sau gì con người cũng sẽ trở về với Thiên Chúa. Cuộc trở về sẽ là một cuộc vượt qua mọi đớn đau, thử thách.

15/Đích đến của người Ki-tô hữu ở đâu ? Nếu chúng ta đã biết được đích đến, chúng ta sẽ vui lòng đón nhận tất cả. Vì thế tuy đạo Ki-tô giáo đề cao sự đau khổ nhưng không ai yếm thế, bi quan. Đau khổ chỉ là phương tiện, chấp nhận thánh giá làm nhịp cầu để con người vượt từ sự chết qua sự sống, đi từ  đau khổ đến hạnh phúc, từ tủi nhục đến vinh quang.**R

 

Bài 2: VIỆC THÍCH HỢP NHẤT TRONG MÙA CHAY

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

16/Sự kiện biến hình xảy ra như thế nào ? Một đêm như mọi đêm, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện cùng 3 môn đệ. Chúa Giêsu đang chìm sâu trong sự đối thoại thân tình với Chúa Cha. Chúa biết rõ những gì đang chờ đón mình / đó là con đường chịu đau khổ, cái chết nhục nhã và sự phục sinh (Lc 9, 22). Chúa Giêsu đón nhận con đường  mà Cha muốn Ngài phải đi.

17/Phản ứng của các môn đệ như thế nào ? Đêm đã khuya nhưng Chúa Giêsu vẫn còn trò chuyện với Cha Ngài. Còn các môn đệ thì chìm sâu trong giấc mộng. Nhưng họ chợt tỉnh giấc khi nhìn thấy cảnh tượng phi thường. Chúa Giêsu đang đàm đạo với hai vị tổ phụ. Vinh quang rạng ngời đang bao phủ, khuôn mặt và hình dạng của Chúa đã trở nên khác thường. Các môn đệ ngất ngây nên muốn kéo dài hạnh phúc này. Phê-rô đề nghị xin thầy làm 3 lều để các ngài nghỉ lại.

18/Thiên Chúa muốn nhắn nhủ điều gì ? Tất cả mọi sự kiện xảy ra đều nhằm chuẩn bị để các môn đệ nghe lời nhắn nhủ của Chúa Cha: Đây là con Ta, người được Ta tuyển chọn. Hãy vâng nghe lời Người!

19/Vì sao Chúa Giêsu cần phải biến hình ? Việc Chúa Giêsu biến hình thật là cần thiết. Đây là cách Chúa nâng đỡ các môn đệ đang cùng đi Yerusalem. Nó giúp các ông can đảm, vui vẻ đón nhận một số phận như thầy mình. Sau đó sẽ được cùng Thầy chia sẽ vinh quang (Lc 9,23-26). Vinh quang con Thiên Chúa đã được ẩn dấu khi làm người. Hôm nay vinh quang ấy đã loé sáng. Nhưng đến ngày phục sinh, ngài cũng chưa tỏ hết vinh quang / vinh quang chỉ tỏ tường ngày Chúa Giêsu quay trở lại.

20/Trong mùa chay, chúng ta cần làm gì ? Đám mây sau đó rồi cũng tan. Chúa Cha cũng về trời, Elia và Moisen cũng biến đi. Chỉ còn  một mình Chúa Giêsu ở lại. Một giương mặt bình thường với con đường thập giá phía trước. Thầy trò lại phải xuống núi rồi. Trong mùa chay năm nay chúng ta cần gặp được Chúa. Chúng ta cũng cần được Chúa biến hình.

21/Làm sao chúng ta có thể bừng sáng ? Sám hối đích thực, làm theo ý Chúa sẽ dẫn tới sự biến hình rực rỡ. Chúng ta sẽ bừng sáng qua cách cầu nguyện chuyên cần, chay tịnh trong lặng lẽ dấu kín. Chúng ta sẽ được chiếu toả khi biết chia sẻ với tha nhân. Ước gì tôi được bừng sáng, biến đổi do cách tôi nghĩ, tôi sống gương sáng.

22/Ba việc chúng ta sẽ làm trong mùa chay, nó sẽ giúp gì cho ta ? Chúng ta có 3 hướng chính để sống mùa chay. Cầu nguyện giúp ta tìm ra ý Chúa, ăn chay giúp ta xa lánh các dịp tội, các cơn cám dỗ / chia sẻ bố thí giúp ta gặp được Chúa trong anh em. Ba việc này thật cần thiết, không thể thiếu, nhờ đó chúng ta có thể toả sáng như Chúa Giêsu hôm nay.

23/Cầu nguyện với Chúa giúp ta hiểu thêm được điều gì ? Nhờ cầu nguyện mà Con kết hợp được với Cha, sau đó Con được Cha thông ban tình yêu. Nhờ có tình yêu tình người nên con mới hiểu được rằng: Tấm bánh mà con đang để dành đang thuộc về người đói. Chiếc áo dư trong tủ đang thuộc về người trần trụi, tiền bạc con cất ở ngân hàng đang thuộc về những người thiếu thốn.

24/Sự bất công đang nằm ở đâu ? Có biết bao thứ con giữ mà chẳng bao giờ dùng, có biết bao món con lãng phí bên cạnh những anh em Lazaro, có biết bao món lợi nhuận con có được dựa trên nỗi đau xót của người khác. Có biết bao thứ con muốn mua sắm mà chẳng hề có nhu cầu. Những thứ vừa kể trên đây chứng tỏ rằng : Sự bất công không nằm ở đâu xa. Nó nằm ngay trong cõi lòng khép kín của con. Con phải chịu trách nhiệm về cái nghèo đói của xã hội.

25/Của cải thì chung nhưng sao có người lại thiếu hụt ? Tài nguyên trên trái đất là bao la, là quà tặng Cha dành cho mọi người và ai cũng có quyền hưởng. Cha cố tình tạo ra một sự thiếu hụt và Cha đòi chúng con phải san sẻ cho nhau. Thế giới còn có quá nhiều người nghèo đói vì chúng con cất giữ quá nhiều thứ. Xin Chúa dạy con cách làm giàu ân phúc. Nhờ biết sống quảng đại, chia sẻ, yêu thương.

26/Vì sao con người thích làm đẹp ? Ai cũng muốn có khuôn  mặt dễ mến. Nhiều người bỏ tiền ra để sửa lại khuôn mặt. Ai cũng muốn người khác đổi cái nhìn về mình.

27/Vì sao gương mặt Chúa Giêsu lại sáng ? Hôm nay chúng ta được chiêm ngắm hình dáng và khuôn mặt sáng của Chúa Giêsu. Thánh Luca nói rõ điều này : Đang khi cầu nguyện thì khuôn mặt Ngài chiếu sáng. Ai gặp gỡ Chúa thì con người ấy được biến đổi. Moisen lên núi Sinai gặp Thiên Chúa, lúc xuống núi ông phải che mặt lại vì không ai dám nhìn. Ai gặp Chúa thì xác cũng biến đổi mà linh hồn cũng biến đổi. Y phục của Chúa cũng trắng như tuyết.

28/Chúng ta thường quên điều gì ? Trong mùa chay, ai cũng muốn biến đổi cuộc đời mình. Ai cũng muốn có khuôn mặt mới. Nhưng ít ai muốn lên núi cao để gặp gỡ Thiên Chúa. Núi cao ở đây chính là nơi sâu thẳm của linh hồn mình. Chính là nơi ta có thể dễ dàng đối diện với Ngài.

29/Mọi biến đổi do đâu mà có ? Nơi mỗi người, nơi gia đình, nơi hội đoàn, nơi tập thể luôn phải khởi đầu bằng việc gặp gỡ Thiên Chúa.

30/Thế giới đang thiếu điều gì ? Chúng ta ít khi muốn gặp Chúa mỗi ngày, luôn lấy cớ mình bận việc này việc nọ. Mọi người chỉ muốn lăng xăng những việc phần xác mà tâm hồn lúc nào cũng xao lãng việc cầu nguyện. Chúng ta đang đói lời cầu nguyện, đang đói Thánh thể Chúa. Đói sự hy sinh hãm mình, đói làm việc thiện.

31/Môn đệ được lợi ích gì từ 2 cuộc biến đổi ? Thế giới lúc nào cũng ngủ say li bì, các môn đệ cũng thế. Họ đều ngủ say ở cả hai nơi. Thế cho nên họ chẳng có chút biến đổi nào. Họ chỉ chợt tỉnh khi thấy khuôn mặt Chúa rực sáng và có chút hưng phấn nhất thời. Nhưng ở núi sọ thì họ không dám ở lại để chiêm ngắm khuôn mặt đầy thương tích của Chúa.

32/Thiên Chúa đã nói gì với chúng ta trong mùa chay ? Thiên Chúa nói : “Các ngươi hãy nghe lời Ngài” Một lời nhắc nhở thật hiếm hoi dành cho chúng ta. Thế nên chúng ta cũng không quan tâm bao nhiêu. Nếu chúng ta mến mộ và tin tưởng ở Chúa. Chúng ta sẽ luôn vâng nghe lời Ngài. Chúng ta sẽ luôn thực thi, chúng ta không khác các tông đồ ngày xưa bao nhiêu. Cũng vui đâu chúc đó, khi vui thì chạy tới, khi buồn thì hô biến, đó là tình cảm hời hợt của con người.**R

 

Bài 3: ÁNH SÁNG XUA TAN BÓNG TỐI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

33/Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì qua sự kiện biến hình ? Chúng ta phải có con mắt đức tin mới có thể nhìn ra những điều kỳ diệu vốn ẩn chứa trong những nét thường tình trong đời sống / Biến cố này dạy chúng ta phải luôn sống trong tin yêu và vâng phục Thánh Ý Chúa / Chúa cũng dạy chúng ta phải nhớ nằm lòng là: không qua khổ giá không thể tới vinh quang.

34/Người Kitô hữu luôn vững tin vào Chúa thì sẽ phát hiện ra điều gì ? Nhận thấy dấu chân của Chúa qua các biến cố lịch sử / Hay mở rộng đôi mắt để nhận ra tình yêu của Chúa / Hãy mở rộng đôi tay để đón nhận Chúa qua anh em / Hãy uốn nắn lưỡi để luôn biết cảm tạ và xưng tụng danh Chúa vì Chúa đã làm biết bao kỳ công cho chúng ta.

35/Trong đời sống của chúng ta, tốc độ nào đi nhanh nhất ? Ánh sáng đi nhanh 300.000km/giây / trong chớp mắt, ánh sáng có thể đi đến một miền xa thẳm không vật nào có thể đi nhanh hơn ánh sáng  / Tuy ánh mắt của các môn đệ bị giới hạn bởi không gian / nhưng tầm mắt của các ông cũng được phóng đi rất xa, xa từ bản tính con người để có thể nhìn thấy được bản tính của Thiên Chúa / nhờ đó các ông đã xác định được hướng sống làm nền tảng cho niềm hy vọng của  cuộc đời mình!

36/Ánh sáng của Chúa là loại ánh sáng nào ? Là loại ánh sáng thần kỳ / từ ánh sáng này, Chúa Giêsu đã mạc khải những nét sự thật về Ngài cho các môn đệ / đã mạc khải rõ nét về sứ mạng của Ngài / Chúng ta cũng cần phải tìm về nguồn ánh sáng đó để cùng với các môn đệ chiêm ngưỡng dung nhan tuyệt vời của Chúa Giêsu, để nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ.

37/Các môn đệ đang bị giằng co điều gì ? Do được chứng kiến cảnh biến hình thần kỳ trên núi / các môn đệ đỡ phải sống trong cảnh giằng co giữa cuộc đời thực tế và mộng tưởng về Đấng Thiên Sai / Hình ảnh Đấng Thiên Sai vẫn đẹp như ngày nào, là hình ảnh của một anh hùng cái thế, có thể thực hiện giấc mộng bá chủ của dân tộc Do Thái / nhưng thực tế lại tiên báo về một Đấng Thiên Sai chịu đau khổ, bị các nhà lãnh đạo Do Thái tiêu diệt khỏi mặt đất (Mt_16,_21 / Lc 9, 22 / Mc 8, 31).

38/Lời Thầy Giêsu tiên báo đã dẫn các môn đệ đi về đâu ? Lời ấy đã dẫn các môn đệ đi vào một đường hầm dày đặc bóng tối / nhưng hôm nay các ông đã thấy ánh sáng lóe lên ở cuối đường hầm / Chúa Giêsu muốn đưa các môn đệ ra khỏi cảnh hoang mang, lo sợ / Chúa Giêsu đã phải củng cố niềm tin cho các ông, nếu không các ông  sẽ mất hẳn chiếc phao / Cả sự nghiệp của thầy trò sẽ tan thành mây khói / Chính vì thế Chúa mới dẫn lên núi để tìm một điểm nhấn cho tương lai.

39/Núi cao biểu hiện cho điều gì ? Núi cao là biểu tượng nơi Thiên Chúa ngự. Núi Tabor, núi Horeb, núi Sinai / Núi là nơi lý tưởng để gặp gỡ Thiên Chúa / Núi là nơi lý tưởng để thầy trò cầu nguyện à núi Cây Dầu, núi Tabor / Núi cũng là nơi con người chứng kiến, lãnh nhận những mạc khải siêu nhiên từ nơi Thiên Chúa, là nơi Thiên Chúa tỏ vinh quang cho loài người.

40/Cuộc biến dạng của Chúa đã giúp được gì cho các môn đệ ? Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông, y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy (Mc 9, 3) / Chúa Giêsu đã hiện nguyên hình là một Thiên Chúa vinh quang / thân xác đã không cản nổi luồng ánh sáng từ Thiên tính của Ngài / nhờ đó niềm tin của các môn đệ đã bừng dậy / Nói theo kiểu nhà Phật, Đức Giêsu hôm nay đã dẫn các môn đệ của Ngài thoát khỏi cơn mê !

41/Trong ánh sáng biến hình, các môn đệ đã hiểu được điều gì ? Các ông đã hiểu về một triều đại Thiên Chúa đầy vinh quang (Mc 9, 1) và lòng các ông đã xác tín rằng: Thầy là Đấng Kitô (Mc 8, 30) / Nói theo cách khác: Chúa Giêsu đã tự mạc khải Ngài là Đấng Quyền Năng, là Đấng Messia, Đấng có sứ mạng cứu nhân độ thế / Thầy xứng đáng ở vị trí lãnh đạo muôn dân về đất Chúa hứa / Thầy đã làm cho các lời tiên tri trong Cựu Ước trở thành hiện thực.

42/Moisen và Elia xuất hiện để làm gì ? Để củng cố niềm tin cho các môn đệ về sứ mạng của Thầy Giêsu / Đúng hơn là hai ông đến để đánh bóng dung nhan của Đức Giêsu.

43/Muốn được nghe tiếng Chúa Cha phán, chúng ta phải làm gì ? Muốn được nghe tiếng Chúa phán, chúng ta phải làm như Chúa Giêsu, lên núi cao cầu nguyện, tìm biết và thi hành Thánh Ý Chúa, lúc đó chúng ta sẽ được nghe lời trìu mến của Chúa Cha: Này là con Ta yêu dấu (Mc 9, 7) **R

 

Bài 4: QUA THẬP GIÁ , ĐẾN VINH QUANG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

44/Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor nhắc nhở chúng ta điều gì ? Biến cố này làm cho chúng ta nhớ đến cơn hấp hối của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu / cả 2 sự kiện cùng xảy ra trên 2 ngọn núi, dưới sự chứng kiến của 3 môn đệ thân tín.

45/Cả hai biến cố cho ta thấy rõ điều gì ? Biến cố biến hình cho ta thấy Thiên tính vinh quang của Chúa / biến cố ở vườn Cây Dầu cho ta thấy rõ nhân tính yếu đuối của Ngài / Cả hai biến cố này cùng bổ túc cho nhau để cho chúng ta nhận ra Ngài vừa là người thật, vừa là Thiên Chúa thật.

46/Cả hai biến cố này ý Chúa muốn gởi sứ điệp gì cho chúng ta ? Chúng ta rút ra bài học là chúng ta giống Đức Kitô, chúng ta cũng có hai hướng sống: một hướng thuộc về nhân tính, một hướng thuộc về Thiên tính / Có nghĩa là trong mỗi con người của chúng ta đều mang một số nét giống Tổ tông Adam, một số nét lại giống với Thiên Chúa!

47/Hai nét giống này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào ? Khi ở trên núi Tabor , chúng ta cảm nhận được giây phút xuất thần của Chúa khi mà nét giống Chúa của chúng ta được tỏa sáng, khiến chúng ta cảm nhận được Chúa thật sự gần gũi đến nỗi chúng ta có thể đưa tay chạm vào được / ở vào giây phút quý giá này, chúng ta ngạc nhiên khi thấy cuộc sống sao tươi đẹp quá, chúng ta thấy muốn yêu thương mọi người, muốn tha thứ tất cả!

48/Nếu xét theo mặt khác, khi ở vườn Cây Dầu, chúng ta cảm nghiệm điều gì ? Chúng ta cảm nghiệm được giây phút hấp hối của Chúa / cũng chính lúc ấy khi mà đường nét của Adong rực cháy trong chúng ta khiến cho chúng ta lại cảm thấy hình ảnh của Chúa thật sự nhạt nhòa, có khi ta lại chẳng nhìn thấy gì!

49/Chính vào lúc tăm tối nhất ấy, ta lại cảm thấy cuộc sống thật tồi tệ, chúng ta cảm thấy muốn ghét bỏ mọi người / khiến chúng ta nghi ngờ mọi người / muốn gây gỗ với những người chung quanh / muốn trả đũa đích đáng đám kẻ thù của chúng ta / Ngay cả lúc ấy nếu có sự hiện diện của Chúa thì chúng ta cũng muốn chối bỏ luôn.

50/Hình ảnh 2 ngọn núi khiến chúng ta nhớ đến điều gì ? Dù ở trong giây phút hấp hối hay xuất thần, chúng ta cũng hãy nhớ đến hình ảnh 2 ngọn núi / Chúng ta cũng biết rằng: Chúa Giêsu là người đã cảm nghiệm được cả 2 khoảnh khắc ấy à là vinh quang và thê thảm nhất trong cuộc đời của Ngài / Và quan trọng hơn hết mà chúng ta cần phải lưu tâm là cả 2 khoảnh khắc ấy Chúa Giêsu đều đang ở trong trạng thái cầu nguyện.

51/Cách thức mà Chúa Giêsu đón nhận khoảnh khắc ấy là gì ? Chúa Giêsu dùng phương pháp cầu nguyện để đón nhận khoảnh khắc ấy, thì chúng ta cũng nên làm giống Ngài / Nhờ đó chúng ta có thể sẽ nghe được tiếng Chúa Cha nói với chúng ta / như đã nói với Chúa Giêsu trong lúc biến hình: “Này là Con Ta yêu dấu…” Khi nghe được câu này, thì chúng ta cũng cảm nhận được đôi tay Chúa đang muốn chạm vào để chữa lành, để cứu vớt chúng ta.

52/Tại sao Mùa Chay mang một màu tím buồn ? Màu tím giúp ta nhớ lại thân phận tội lỗi, yếu hèn của mình, nhắc đến một cuộc sống mong manh chóng tàn nơi trần thế / Màu tím đưa ta đi theo bước chân Chúa Giêsu trên con đường khổ nạn / Màu tím cũng nhắc chúng ta nhớ đến cái chết khổ đau của Người trên Thập Giá.

53/Thánh Phêrô đã nói gì khi chứng kiến Chúa Giêsu biến hình ? “Ở đây thì tốt quá”, các ông không muốn rời bỏ đỉnh núi Tabor / Trong bầu khí ảm đạm của Mùa Chay / bỗng một luồng ánh sáng chói chang phát ra từ đỉnh núi Tabor / đang lúc Chúa Giêsu cầu nguyện thì dung mạo Người bỗng dưng đổi khác, dung mạo của Người trở nên sáng láng rực rỡ, làm say mê tâm hồn các môn đệ.

54/Chúng ta cần nhớ lại việc gì đã xảy ra trước đó 8 ngày ? Khi Chúa Giêsu loan báo sẽ đi lên Yerusa-lem để chịu đau khổ và chịu chết / Phêrô đại diện cho các môn đệ đã phản đối / Ông không muốn chấp nhận thánh giá / Ông không muốn Thầy mình đi vào con đường chịu chết khổ nhục / Thế mà hôm nay, đứng trước vinh quang của Thầy mình / ông đã say mê và đề nghị Thầy trò cùng ở lại trên núi này để hưởng hạnh phúc!

55/Sự tầm thường của kiếp người là gì ? Trốn khổ tìm sướng là cái sự thường tình của con người / Tuy nhiên Chúa Giêsu cũng dẫn các môn đệ xuống núi để tiếp tục đi con đường khổ giá sắp được bắt đầu ở Yerusa-lem.

56/Chủ đích của Chúa Giêsu là gì ? Chúa hé lộ một chút thần tính của mình để các môn đệ có thêm niềm tin tưởng / Chúa cho các ông chiêm ngưỡng vinh quang thần tính của Chúa, để các ông chịu chấp nhận con đường đau khổ mà Ngài sắp phải đi qua.

57/Chúa Giêsu muốn ban cho các môn đệ điều gì qua biến cố biến hình ? Ban cho các ông niềm hy vọng / Hy vọng đó là: con đường đau khổ sẽ dẫn đến hạnh phúc / cái chết tủi nhục sẽ là khởi đầu cuộc phục sinh vinh quang / Không có niềm hy vọng thì không ai có thể sống ở đời / Niềm hy vọng vào vinh quang phục sinh sẽ giúp các môn đệ can đảm chấp nhận cuộc khổ nạn đau thương và cái chết khổ nhục của Thầy Chí Thánh.**R

 

Bài 5: GIẢI THÍCH SỰ KIỆN RÕ HƠN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

58/Biến cố hôm nay đang nằm trong giai đoạn nào của sứ mạng cứu độ ? Đây là biến cố cuối cùng trong thời gian hoạt động tại Gali-lê (Lc 3, 1-9,50) / Phêrô vừa mới đây, tuyên xưng Ngài là Đức Kitô của Thiên Chúa / nhân dịp này Chúa Giêsu cũng muốn củng cố thêm niềm tin và sự hiểu biết của các môn đệ bằng cách loan báo trước cuộc thương khó (Lc 9, 22) Chúa muốn cho các môn đệ thấy trước vinh quang của Chúa, vinh quang Nước Trời bằng một cuộc biến hình / Ở đây Chúa Giêsu cũng muốn các môn đệ nhìn thấy một chút vinh quang ở Thiên giới qua việc có 2 gương mặt của Cựu Ước xuất hiện / Đây cũng là bài học dạy các Kitô hữu cần phải lắng nghe lời Người / như là đang lắng nghe lời của Con Thiên Chúa, Đấng đã được Thiên Chúa tuyển chọn.

59/Nội dung bài Tin Mừng được chia ra 3 phần:

a) Hoàn cảnh của cuộc biến hình (câu 28).

b)Cuộc biến hình (câu 29-35).

c) Kết thúc cuộc biến hình (câu 36).

60/“Dung mạo Người đổi khác” để tránh những câu chuyện về “hóa thân” mà chúng ta thường gặp trong những câu chuyện thần thoại ngoại giáo.

61/Có 2 nhân vật: vì được giới thiệu là có 2 nhân vật, 2 người đàn ông, làm cho chúng ta liên tưởng đến: 2 người đàn ông y phục sáng chói / trong câu chuyện Phục Sinh / hoặc 2 người đàn ông mặc áo trắng trong câu chuyện Thăng Thiên (Cv 1, 10) / Hai ông Moisen và Elia là 2 nhân chứng của Đức Giêsu / nhưng ở đây tư cách của 2 ông là 2 nhân vật ở Thiên giới, nhằm loan báo vinh quang của Đức Kitô / Quang cảnh này báo trước cuộc vinh quang trong tương lai của Đức Kitô / Hình ảnh này coi như cuộc báo trước hình ảnh Chúa Giêsu lên trời /  (Cv 1, 9, đám mây).

62/Xuất hành: Tác giả Luca coi toàn bộ sự việc: Thương Khó, Phục Sinh,Thăng Thiên là một cuộc xuất hành mới đi từ Yerusa-lem (dân cứng lòng tin) là Ai Cập, đang tiến vào vinh quang của Thiên Chúa (là miền đất hứa).

63/“Thật là hay”: Chúng ta không rõ là Phêrô nói như thế là hay cho ai! Ông chưa hiểu rõ hoàn cảnh, nhưng cảm thấy vui nên mơ ước được kéo dài tình trạng này.

64/Đám mây: Đám mây bao phủ các Đấng, nên các ông mới sợ chết / Có lẽ cả 3 môn đệ đều ở ngoài đám mây / và trong đám mây được coi như có sự hiện diện của Thiên Chúa, do đó các môn đệ sợ hãi.

65/Hoàn cảnh trước cuộc hiển dung: Cả 3 môn đệ này chứng kiến Chúa Giêsu chữa cho con gái ông Gia-ia  sống lại (Lc 8, 51-56) / Hôm nay các ông được chứng kiến trước (cho thấy trước) sự vinh quang Phục Sinh của Người / để giúp các ông hiểu những ý nghĩa của các thử thách sắp tới.

66/Tại sao khi Chúa Giêsu đang cầu nguyện thì dung mạo lại đổi khác ? Kết quả của việc cầu nguyện là Chúa Giêsu được đi vào vinh quang của Thiên Chúa / Chúa Giêsu đã hiểu chương trình của Chúa Cha muốn Người thực hiện / Các môn đệ cũng hiểu rằng: phải để cho Chúa Giêsu đưa các ông vào nơi thanh vắng, đến gần Thiên Chúa và cầu nguyện thì mới hiểu được mầu nhiệm Nước Chúa và  sứ mạng của Ngài.

67/Tại sao Chúa Giêsu phải biến hình ? Bởi vì dung mạo quen thuộc của Chúa Giêsu ở trần gian từ bấy lâu nay không thể diễn tả hết thực tại của Ngài / Các ông cũng hiểu thêm rằng: dung mạo của Chúa Giêsu tại trần gian luôn có ẩn giấu dung mạo siêu phàm thần thiêng của Ngài .

68/Tại sao phải cần có 2 gương mặt Cựu Ước xuất hiện ? Hai vị này là 2 gương mặt nổi bậc trong lịch sử Dân Chúa / Các ông đại diện cho các lãnh đạo ,nói lên mối quan tâm chăm sóc của Thiên Chúa và cuộc chiến đấu của Ngài dành cho dân tộc nầy.

69/Thái độ của các môn đệ là gì ? Các ông thường đón nhận giáo huấn của Chúa bằng những giấc ngủ mê mệt / câu 32 / Khi Thầy làm phép lạ, hoặc khi đám đông hoan hô Thầy thì các ông thức / nhưng khi Thầy bắt đầu nói về chương trình của Thiên Chúa, việc hiến dâng mạng sống, phục vụ người nghèo, thì họ khước từ, không muốn hiểu biết bằng cách nhắm mắt lại ngủ / Cả sau này tại núi Cây Dầu các ông cũng ngủ (Lc 22, 45) / Chỉ vì các ông chỉ chờ đợi đến lúc vỗ tay hoan hô / chứ không chịu hiểu vai trò của thập giá mà Thầy đang hướng tới.

70/Bổn phận của các môn đệ ra sao: Tất cả những điều đã xảy ra từ trước tới nay trong suốt thời gian các ông nghe Thầy mình rao giảng / Bây giờ mới được xác nhận và biểu lộ hết ý nghĩa trọn vẹn khi có tiếng từ trời phán bảo các ông / Trước đó Pherô đã tuyên xưng nhằm nhìn nhận Đức Giêsu là Đấng Kitô (Lc 9, 20) / Bây giờ các ông mới hiểu rõ qua lời mạc khải từ trời là Đức Giêsu là Con Thiên Chúa / Sau này, sau khi các ông đã biết rõ Đức Giêsu là Con của Ngài / Thiên Chúa mới tuyên bố về tình yêu mà Ngài luôn dành cho Đức Kitô / Cũng chính vì thế hậu quả của lời dạy bảo đó nói lên nền tảng tư cách của Chúa Giêsu và bổn phận của các ông là phải nghe lời Đức Giêsu.

71/Sau khi đã thông suốt hết mọi sự / các ông đã giữ thinh lặng, không tiết lộ điều gì / cho đến khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết (Phục Sinh).**R

 

TÓM Ý

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Ai được chứng kiến cảnh Chúa Giêsu biến hình ? Có 3 môn đệ thân tín, đó là Phero / Yacobe / Yoan.

2/Lúc nào thì Chúa Giêsu biến hình ? Chúa Giêsu biến hình đang khi cầu nguyện / Cầu nguyện, đàm đạo, gặp gỡ là thái độ của một tâm hồn đang hướng lên cùng Thiên Chúa / Các Thánh đã tôn thờ Thiên Chúa và cầu nguyện cùng Chúa suốt cả cuộc đời.

3/Ý Chúa muốn dạy gì qua sự kiện biến hình ? Chúng ta phải dùng con mắt đức tin để nhìn ra những điều kỳ diệu vốn ẩn chứa trong những nét bình thường của đời sống / chúng ta phải luôn sống tin yêu và vâng phục.   (các bề trên)

4/Cách nào có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa ? Chúng ta có thể nhận ra ý Chúa qua các biến cố lịch sử / Hãy mở rộng con mắt đức tin để nhận ra tình yêu của Chúa / Hãy mở rộng đôi tay để đón nhận Chúa qua anh em / Hãy cảm tạ Chúa vì biết bao kỳ công Chúa đã làm cho chúng ta.

5/Có cách nào để đến với Chúa nhanh nhất ? Ánh sáng đời thường đi tốc độ 300.000km/giây/ nhưng lời cầu nguyện của ta đến với Chúa còn nhanh hơn.

6/Ánh sáng của Chúa giúp ta điều gì ? Ánh sáng của Chúa là ánh sáng thần kỳ / Chính nhờ ánh sáng đó mà các môn đệ đã nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa / Chính nhờ ánh sáng đó mà các ông đã nhận ra sự vinh quang của Chúa.

7/Chúa Giêsu đã mạc khải con đường đau khổ khiến cho tâm trạng các ông ra sao ? Lời tiên báo ấy đã dẫn các môn đệ vào một con đường hầm tăm tối / Chúa Giêsu muốn đưa các ông ra khỏi cảnh hoang mang lo sợ / bằng cách củng cố niềm tin cho các ông khi đưa các ông lên đỉnh núi để tìm ra một điểm tựa cho tương lai.

8/Núi cao biểu hiện cho điều gì ? Núi cao là biểu hiện chỗ Thiên Chúa ngự / Núi Tabor, núi Horeb, núi Sinai / Núi cũng là nơi lý tưởng để ta gặp gỡ Thiên Chúa / cũng là nơi con người nhận lãnh mạc khải của Thiên Chúa.

9/Cuộc biến hình sẽ giúp gì cho các môn đệ ? Giúp các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu là Thiên Chúa vinh quang / làm cho niềm tin của các ông thêm vững mạnh / dẫn các ông thoát khỏi cơn mê.

10/Muốn nghe được tiếng Chúa, chúng ta phải làm gì ? Chúng ta phải cầu nguyện, tìm biết Thánh Ý Chúa Cha để mà thi hành / Lúc ấy chúng ta sẽ nghe được tiếng Chúa Cha phán: Này là con Ta yêu dấu (Mc 9,7)

11/Chúa Giêsu biến hình nhắc ta điều gì ? Biến cố này nhắc chúng ta nhớ lại cơn hấp hối của Chúa Giêsu trên núi Cây Dầu (Ôliu) / Cả hai sự kiện đều xảy ra ở 2 ngọn núi / đều có 3 môn đệ thân tín chứng kiến.

12/Cả 2 sự kiện nói lên điều gì ? Biến cố trên núi Tabor cho ta thấy Thiên tính vinh quang của Thiên Chúa / Biến cố vườn Cây Dầu cho ta nhìn rõ sự yếu đuối của Chúa Giêsu / Cả 2 biến cố cùng bổ túc cho nhau và giúp chúng ta nhận ra Ngài vừa là người vừa là Thiên Chúa thật.

13/Hai biến cố đó ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào ? Ở trên núi Tabor chúng ta cảm nhận được giây phúc xuất thần và nét giống Chúa trong ta được tỏa sáng, khiến chúng ta thấy thật gần gũi với Chúa / Mặt khác ở vườn Cây Dầu, chúng ta cảm nhận được sự quá gần gũi giây phúc hấp hối của Chúa / Cũng chính lúc ấy tính người trong thân xác Adam lại bừng cháy, khiến chúng ta cảm thấy hình ảnh của Chúa quá nhạt nhòa, quá buồn tẻ.  Lúc ấy nếu có Chúa hiện diện thì chúng ta cũng sẵn sàng chối bỏ.

14/Cầu nguyện sẽ giúp gì cho ta ? Cầu nguyện sẽ giúp chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và nghe được tiếng Chúa phán với chúng ta / Như Chúa Cha đã phán với Chúa Giêsu: Này là Con Ta yêu dấu / Ôi lời này khi nghe được thì lòng tràn ngập hạnh phúc.

15/Tại sao Mùa Chay lại mang màu tím ? Màu tím nhắc nhớ chúng ta là thân phận tội lỗi, yếu hèn, đau buồn vì đã xúc phạm đến Chúa / nhắc chúng ta nhớ đến cuộc sống chóng tàn, mong manh nơi trần thế / Màu tím đưa ta bước theo chân Chúa Giêsu / nhắc chúng ta nhớ đến cái chết khổ đau trên thập giá.

16/Phản ứng của Phero ra sao khi nghe Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn ? Thánh Phero đã phản đối khi nghe Thầy nói điều này / Ông không muốn Thầy mình đi vào con đường khổ nhục, chết chóc/ Thế mà hôm nay khi nhìn thấy vinh quang của Thầy mình, ông đã đề nghị được ở lại trên núi này để hưởng hạnh phúc.

17/Chủ đích của Chúa Giêsu trong cuộc biến hình là gì ? Chúa muốn hé lộ một chút Thần tính của mình, để các môn đệ có thêm niềm tin tưởng / Chúa cho các ông thấy một chút vinh quang, để các ông sẵn sàng chấp nhận con đường mà Chúa sắp đi qua!

18/Chúa muốn ban điều gì cho các môn đệ qua cuộc biến hình ? Chúa muốn ban cho các ông niềm hy vọng / Hy vọng là dẫn đi từ đau khổ đến hạnh phúc / cái chết khổ nhục sẽ mở đầu cho sự phục sinh vinh quang / chẳng ai có thể sống mà không có niềm hy vọng /

19/Hai Ngôn sứ thời Cựu Ước xuất hiện mang ý nghĩa gì ? Hai ông là 2 thế giá / 2 chứng nhân/ Moisen đại diện cho luật pháp / Elia đại diện cho các Ngôn sứ nói lời Thiên Chúa.

20/Ý nghĩa của 2 lời Chúa Cha phán: Ở sông Yodan, Chúa Cha xác nhận sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu / Hôm nay Chúa Cha chuẩn nhận tình yêu và sự vâng phục của Chúa Giêsu sẽ được thể hiện qua cuộc khổ nạn thập giá / mà hôm nay một chút vinh quang đã được tỏ lộ.

21/Cuộc biến hình hôm nay có gây ngạc nhiên cho các môn đệ không ? Thường ngày Chúa Giêsu vẫn luôn chia sẻ cuộc sống bên cạnh họ, bỗng nhiên hôm nay Chúa trở nên sáng láng khiến các ông quá ngạc nhiên   (sốc).

22/Biến đổi từ vô hình sang hữu hình: Từ trước đến nay Thiên Chúa vẫn vô hình, hôm nay bỗng nhiên Thiên Chúa vô hình ấy đã trở nên hữu hình trong thân xác biến đổi của Chúa Giêsu.

23/Tại sao chúng ta không nhận ra Chúa trong cuộc sống ? Rất nhiều khi Thiên Chúa hiện diện trong các biến cố đời thường mà chúng ta không nhận ra / như khi Thiên Chúa ẩn mình trong cơn gió nhẹ khi lướt qua mặt tiên tri Elia.

24/Chúa Giêsu ý thức điều gì khi biến hình ? Trước đó Chúa Giêsu đã loan báo về cuộc Tử nạn của mình, nên Ngài hoàn toàn ý thức được rằng Ngài chấp nhận chương trình cứu độ mà Chúa Cha muốn Ngài thực hiện cho đến khi hoàn tất.

25/Muốn được vinh quang như Chúa, ta phải làm gì ? Nếu muốn được như thế, chúng ta phải sống trong tình yêu và vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa / Nếu chúng ta sống như Chúa, chúng ta sẽ được vinh quang như Chúa.

26/Hiệu quả của sự vâng phục là gì ? Sự vâng phục nhiều khi làm chúng ta đau đớn, thiệt thòi / Đời sống Kitô hữu là sống trong tình yêu và  sự vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa / Nếu chúng ta sống như Chúa Giêsu, chúng ta cũng được vinh quang như Ngài.

27/Chúa Giêsu biến hình đang khi đang làm gì ? Cầu nguyện, đàm đạo, gặp gỡ là thái độ của một tâm hồn đang hướng lên cùng Thiên Chúa / Các Thánh đã tôn thờ Thiên Chúa và cầu nguyện cùng Chúa suốt cả cuộc đời.

28/Khi nào thì các môn đệ mới hiểu được việc làm của Chúa Giêsu ? Sau khi biến hình, Chúa Giêsu đã trở lại sống đời thường / Chỉ sau biến cố Phục Sinh, các ông mới hiểu hết ý nghĩa của nó.

29/Đời sống tại trần thế của chúng ta bao gồm những gì ? Có những lúc chúng ta gặp vinh quang / có những lúc chúng ta gặp thử thách nặng nề, bóng tối dày đặc / Thánh giá và an ủi luôn đi liền kề nhau / Thánh giá là Chúa mắc nợ ta / Ơn an ủi là ta mắc nợ Chúa! Thánh giá để thánh hóa bản thân / an ủi để giúp ta đứng dậy sau khi quỵ ngã.

30/Thập giá thường đưa ta tới đâu ? Thập giá luôn đưa ta tới vinh quang / Chúa Giêsu đã đi trước, đã tới đích, chúng ta hãy vững bước theo sau.

31/Hai vị tiên tri đến để làm gì? Các ngài đến để củng cố niềm tin cho các môn đệ về sứ mạng của Thầy Giêsu / Đúng hơn là các ông đến để đánh bóng dung nhan Chúa Giêsu.

32/Hai biến cố này nhắc nhớ chúng ta giống Chúa: Chúng ta cũng có 2 hướng sống / Hướng đi xuống là nhân tính / hướng đi lên là thiên tính / Hướng đi xuống chỉ cho chúng ta thấy những nét giống Tổ tông Adam / Hướng đi lên chỉ cho ta thấy: Chúng ta cũng có nét giống Đức Kitô.

33/Mặt khác ở vườn Cây Dầu, chúng ta cảm nhận được sự quá gần gũi giây phúc hấp hối của Chúa / Cũng chính lúc ấy tính người trong thân xác Adam lại bừng cháy, khiến chúng ta cảm thấy hình ảnh của Chúa quá nhạt nhòa, quá buồn tẻ. Cũng chính vào lúc tối tăm nhất ấy, ta cảm thấy cuộc sống quá tồi tệ, để rồi chúng ta muốn ghét bỏ mọi người, nghi ngờ mọi người / muốn gây gổ với mọi người chung quanh / muốn trả đũa kẻ thù / Lúc ấy nếu có Chúa hiện diện thì chúng ta cũng sẵn sàng chối bỏ.

34/Khi gặp những hoàn cảnh trái ý, chúng ta phải làm gì ? Cho dù ở vào hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cần phải nhận ra những thăng trầm trong cuộc đời của Chúa / Chúng ta ghi nhớ, dù ở bất kỳ thăng trầm nào thì chúng ta cũng phải luôn cầu nguyện.

35/Tâm tình của thánh Phero khi chứng kiến Chúa biến hình ra sao ? “Ở đây thì tốt quá!” / Ông không muốn rời bỏ đỉnh núi Tabor / Trong bầu khí ảm đạm, bỗng một luồng ánh sáng rực rỡ chiếu ra từ đỉnh núi, bỗng dưng dung mạo Chúa Giêsu đổi khác, làm say mê hồn các môn đệ.

36/Kiếp người thường ước muốn điều gì ? Ai cũng muốn trốn khổ, tìm sướng, đó là sự thường tình của con người / Tuy thế, Chúa Giêsu đã đưa các môn đệ xuống núi để tiếp tục con đường lên Yerusa-lem mà Chúa Cha đã vạch sẵn.**R

Giuse Luca / KBX / KT EMMAUS 


Trở lại      In      Số lần xem: 2016
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1909
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417588
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top