Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN 2 Thường Niên / C / Giuse Luca.

CHÚA NHẬT II MÙA THƯỜNG NIÊN C

ĐỀ TÀI

AI ĐẾN VỚI CHÚA ,HỌ SẼ KHÔNG THIẾU THỐN ĐIỀU GÌ 

 

 

 

 

Lời Chúa:  Ga 2, 1-11

TUNG HÔ TIN MỪNG:  (x.2 Tx 2,14)

Halêluia. Halêluia. Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được hưởng vinh quang của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô.Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Ga 2,1-11

“Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

1  Hôm ấy, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. 2  Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. 3  Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi”. 4  Đức Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi?  Giờ của tôi chưa đến”. 5  Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.

6  Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do Thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. 7  Đức Giêsu bảo họ: “Các anh hãy đổ đầy nước vào chum đi!” Và họ đổ đầy tới miệng. 8  Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc”. Họ liền đem cho ông. 9  Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại 10  và nói: “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ”. 11  Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

---//---

1/Khách mời quan trọng nhất trong đám cưới của chúng ta là ai ?

2/Chúng ta cần phải nhờ cậy ai ?

3/Giáo dân Châu Âu có một phong tục như thế nào?

4/Tại sao như thế?

5/Nhân loại đã làm đám cưới với ai ?

6/Con người phải làm gì khi xảy ra tình trạng bất bình thường ?

7/Tại sao rượu nồng tình yêu lại chóng cạn ? 

8/Nếu muốn rượu không cạn, ta phải làm gì ?

9/Tiệc cưới Cana thiếu rượu, gia đình chúng ta có thiếu thứ đó không ?

10/Tiếp theo sau đó là gì ?

11/Chén đĩa úp chung trong chạn vẫn phát ra tiếng kêu nghĩa là gì ?

12/Kết quả sau cùng là gì ?

13/Những sự việc như thế này thường xảy ra ở đâu ?

14/Khi rượu tình đã cạn, ta phải làm gì ?

15/Khi biết rượu đã cạn, họ cần phải làm gì?

 

Bài 1: SỰ CAN THIỆP HỮU HIỆU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Người Do Thái đãi tiệc cưới như thế nào ? Đám cưới của bất cứ dân tộc nào cũng đều là dịp để mọi người trong hai họ vui mừng. Đám cưới của người Do Thái cổ cũng thế, thay vì tuần trăng mật họ lại tổ chức tiệc cưới kéo dài cả tuần. Vì ăn uống lâu và nhiều nên nhà trai cần phải tính toán số lượng cẩn thận kẻo thiếu hụt. Cana là một thành phố nhỏ nằm giữa Nazaret và biển hồ Tiberi-at, là nơi sinh quán của Thánh Nathana-en, là nơi Chúa chữa cho con vị sĩ quan gần chết được khỏi bệnh. Lý do Chúa Giêsu và Mẹ Maria cùng có mặt có lẽ là chỗ bà con họ hàng.

2/Ý nghĩa từ lời van xin của Mẹ Maria như thế nào ? Lúc bấy giờ chưa ai biết về uy quyền của của Chúa Giêsu, Ngài chỉ là anh thợ mộc vô danh. Nhưng mọi mấu chốt đều nằm ở nơi mẹ Maria. Các bà mẹ thường kỹ tính nên dễ nhận ra những thiếu sót cần thiết. Mẹ đã thưa với Chúa Con: Họ hết rượu rồi. Bên ngoài ai mới nghe thì cũng chỉ nghĩ là một câu nói xa vời, không liên quan, không quan tâm mấy. Nhưng bên trong lòng Mẹ lại là một lời van xin thầm kín. Tuy không có vẻ gì nài ép, nhưng lại đầy lòng tin tưởng. Trong thâm tâm Mẹ vẫn nghĩ là con mình có thể sẽ giúp gì cho họ. Tuy vậy Mẹ vẫn hết sức tin tưởng vào con mình khi Mẹ bảo các gia nhân: “Ngài có bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.

3/Vì sao phép lạ có thể xảy ra ? Sau lời trình bày của Đức mẹ, dù Chúa Giêsu trả lời một cách hững hờ. Câu trả lời lại còn hàm ý một cách chối từ, nhưng qua sự kiện này, chúng ta nhận ra lòng tin nổi bật của Mẹ maria. Chúa Giêsu đã ra tay cứu nhà trai bằng một phép lạ đầu tiên, lẫy lừng.

4/Một phép lạ khác cũng đã xảy ra do lời van xin: Sau này Chúa Giêsu cũng làm như vậy trong trường hợp người đàn bà xứ Cana-an. Ở đó Chúa thẳng thắn tuyên bố: Ngài không đến vì dân ngoại. Nhưng rốt cuộc rồi cũng vì đức tin và lời van xin của bà mà Chúa đã ban phép lạ. Hôm nay trong tiệc cưới Cana, nhờ Mẹ động lòng trắc ẩn qua thái độ van xin mà Chúa Giêsu đã khai mạc đầu tiên bằng một phép lạ.

5/Phép lạ đã xảy ra nhờ vào điều kiện nào nữa ? Không một ai để ý đến sự trao đổi của 2 mẹ con. Quan khách chỉ bận ăn, bận nói. Chúa Giêsu đã đến gần bọn gia nhân và bảo họ : Hãy đổ nước đầy các chum, có 6 chiếc chum, mỗi chum từ 80-120 lít nước. Họ đã vâng nghe, không nghĩ thế này thế kia, không ai phản đối, cự cãi. Sự vâng phục đầy tin tưởng đã đưa đến phép lạ.

6/Sứ mạng chính của mẹ Maria là gì ?  Khi dựa theo khía cạnh tín lý, biến cố này cho chúng ta thấy -> Mẹ Maria có một sứ mạng đặc biệt. Sứ mạng này nói lên việc Mẹ cần làm là trách nhiệm bầu cử trung gian của Mẹ dành cho loài người trước ngai toà Thiên Chúa. Thế nhưng liệu trong các cơn gian nan khốn khó, chúng ta có biết chạy đến với Mẹ để xin giúp đỡ hay không ?

7/Quan niệm của người đời về đức Tin như thế nào ? Có nhiều người quan niệm rằng : đức Tin và niềm vui không thể đi đôi với nhau. Sống đạo là phải ăn chay hãm mình và chỉ sống đạo bằng cách chấp nhận gian khổ thì mới có công phúc. Còn lúc nào cũng vui tươi hớn hở thì không phải là tái độ cần có đối với Thiên Chúa. Chính vì quan niệm sai lạc này người Ki-tô hữu sống đạo cách khô khan, mặt mày lúc nào cũng ủ dột, nhăn nhó -> họ tỏ ra việc phục vụ Chúa với  nét mặt sầu thảm.

8/Thiên Chúa muốn dạy điều gì qua phép lạ tiệc cưới ? Qua bài Tin Mừng, chúng ta thấy bầu khí hoàn toàn khác hẳn. Qua dấu chỉ tiệc cưới Cana cho thấy Chúa muốn chúng ta phải sống vui tươi, hồn nhiên và trong sáng. Bởi vì Chúa chỉ mang đến tin vui mừng. Nếu chúng ta thật sự sống niềm tin ấy thì gương mặt chúng ta phải rạng rỡ, vui mừng đúng với câu nói : Một ông thánh có gương mặt buồn là một ông thánh rất đáng buồn.

9/Thiên Chúa muốn dạy ta thêm về điều gì nữa ? Qua phép lạ tiệc cưới Cana, Chúa muốn cho chúng ta biết rằng : Để gặp gỡ Chúa, chúng ta không cần phải thoát tục hay ước mong trở nên thiên thần. Bởi vì chúng ta là người và Chúa cũng đã trở nên người phàm để sống giữa chúng ta. Chúng ta chỉ cần sống đúng tiêu chuẩn người tức là chúng ta đã sống theo gương Chúa Giêsu nhập thể.

10/Muốn gặp Chúa, chúng ta cần phải sống thế nào ? Chúa ban cho chúng ta ơn gọi làm người thì chúng ta nên tập và sống  đức tính nhân bản. Vì nếu thiếu các điều này, chúng ta sẽ là một con người mất quân bình, trở thành cuồng tín và sống lệch lạc. Trước khi trở nên một Ki-tô hữu, chúng ta phải trở nên một con người nhân bản, nghĩa là chúng ta phải sống tam cương, ngũ thường và tứ đức.

11/Sự kiện tiệc cưới Cana còn dạy ta điều gì thêm ? Tiệc cưới Cana còn dạy cho chúng ta biết rằng: Các tiện nghi, vật chất không có gì là xấu, nguy hại. Chúng chỉ có hại khi chúng ta đánh mất phẩm chất con người, vì những thứ ấy dễ dàng biến chúng ta thành những con người ích kỷ, độc ác và bất công.

12/Của cải và con người, thứ nào đáng chê trách ? Của cải tiện nghi vật chất không đáng chê trách vì nó là của Thiên Chúa ban. Vậy thì chỉ có con người là đáng bị chê trách vì con người lạm dụng và quá đam mê. Thánh Phao-lô khuyên chúng ta nên sử dụng đúng các ân sủng Chúa ban.

13/Cách chúng ta sử dụng ân sủng như thế nào? Chúa  ban cho kẻ ít, người nhiều. Ai cũng nhận được một số ân sủng, ít nhiều tuỳ theo sự khôn ngoan quan phòng của Chúa. Chúng ta cần tận dụng nó để làm vinh danh Chúa và mưu cầu lợi ích cho tha nhân. Chính nhờ các ân sủng đa dạng này làm cho cộng đoàn dân Chúa được phong phú, đa dạng.

14/Chúng ta tốt nhất nên sử dụng như thế nào? Chúng ta cần ý thức được những lợi ích từ ơn Chúa ban, để chúng ta sử dụng cho có kết quả / đó là biết tận dụng nó để phục vụ Thiên Chúa trong anh em theo đúng mẫu gương của Đức Ki-tô. **R

 

Bài 2: THIÊN CHÚA NGỰ GIỮA CÁC GIA ĐÌNH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Ý nghĩa từ các phép lạ Chúa làm: Từ những dấu lạ Chúa làm, vén mở cho mọi người thấy con người của Chúa Giêsu. Phép lạ hoá bánh ra nhiều -> Minh chứng Chúa Giêsu là bánh hằng sống. Chữa lành cho người mù -> cho thấy Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian. Cải tử hoàn sinh cho Lazaro -> Minh chứng Chúa Giêsu là sự sống lại. Dấu hiệu ở tiệc cưới cana cũng cho ta biết : Thứ nước dùng cho việc tẩy uế của người Do Thái lại trở thành rượu ngon, một số lượng thật nhiều .

2/Việc làm của Chúa Giêsu tại Cana minh chứng điều gì ? Chúa biến thứ nước lã của thời Cựu Ước trở thành rượu ngon của thời Tân Ước. Đây chính là lúc Chúa mở ra thời đại mới, thời đại Thiên Sai chan chứa niềm vui cứu độ.

3/Đấng Messia đến để làm gì? Những gì có trong thời Cựu Ước không đủ để làm cho con người mãn nguyện (thiếu rượu, rượu lại không ngon). Cho nên con người vẫn luôn khát khao, tìm kiếm hạnh phúc, nhưng hạnh phúc mà con người có được nơi trần thế vẫn là thứ bèo bọt, mong manh.

4/Đức Ki-tô muốn điều gì nơi hôn nhân con người ? Chúa Giêsu vào dự tiệc cưới. Ngài muốn tham dự mọi bữa tiệc liên hoan của con người. Chúa muốn chia sẻ, giúp đỡ và bảo vệ niềm vui nhỏ bé của con người. Vì thế chúng ta đừng nên để Chúa Giêsu đứng bên ngoài hạnh phúc của chúng ta. Đừng coi Ngài như một con người chỉ muốn ganh ghét với niềm vui mà chúng ta có.

5/Muốn cho gia đình hạnh phúc, chúng ta phải làm sao ? Chúng ta hãy nghe lời Ngài, hãy đổ đầy các chum nước vì chính nước là nguồn giải khát, làm cho chúng ta hết khát. Chính nước là thứ mà Chúa có thể biến nó thành rượu ngon, giúp tình cảm vợ chồng chúng ta được nồng ấm, vững bền.

6/Dấu lạ Cana nói lên trọn vẹn vai trò của ai ? Dấu lạ Cana cho ta thấy Chúa Giêsu là ai, Ngài đã làm gì ? Sự hiện diện của Mẹ cũng có một vai trò rất đáng kể, không thể thiếu. Chính nhờ có sự hiện diện của mẹ trong tiệc cưới, nhờ mẹ thấy rõ những lúng túng của chàng rể, nên mẹ mới nói . Họ hết rượu rồi. Chính câu nói của mẹ ẩn chứa một sự nài xin. Chính mẹ tin vững vàng nên mới bảo đám gia nhân -> Ngài có bảo gì, các anh cứ việc làm theo. Nhưng sao mẹ biết Chúa Giêsu con mẹ sẽ giúp ? Vì mẹ hiểu Con mình hơn ai khác .

7/Dấu lạ Cana có gì liên hệ với niềm tin ? Quả thật, Chúa Giêsu đã bảo các gia nhân phải làm gì , nhờ bọn họ làm theo vì quá tin nên mới có phép lạ xảy ra. Qua sự đóng góp của mẹ nên mới có một dấu lạ mở màn. Nhờ thế mà đức Tin của các môn đệ được củng cố, nhờ vậy mà Chúa Yesu được nhiều người biết đến.

8/Nếu có Chúa Giêsu hiện diện thì sao ? Hôm nay Mẹ maria nói nhỏ: Họ hết rượu rồi. Điều này biểu hiện : Niềm vui chợt tắt , tình yêu mới đó đã nhạt phai, gia đình mới đó đã tan vỡ. Vậy thì gia đình luôn cần có sự hiện diện của Chúa, của Mẹ, giữa lúc gia đình có khó khăn bối rối. Hoặc là trong cơn bão táp của cuộc đời, Chúa vẫn nói : Thầy đây, đừng sợ!. Vì thế gia đình có Chúa thì có hạnh phúc. Con thuyền có Chúa thì biển lặng sóng yên.

9/Ý nghĩa từ những bước đi của Mẹ: Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy lúc nào mẹ cũng lên đường: Mẹ đi giúp bà Isave, mẹ đi Bêlem sinh con, mẹ đưa con đi trốn, mẹ đi dâng con vào đền thờ, mẹ đi tìm con đi lạc, mẹ đi dự tiệc cưới Cana, mẹ đi thăm Chúa khi Chúa đi rao giảng và cuối cùng là mẹ đi lên núi Sọ. Mẹ lên đường để đáp lại mọi tiếng gọi từ con người, từ Con của mẹ, từ chính Thiên Chúa.

10/Mẹ muốn dạy gì trên những bước đường mẹ đi ? Chúng ta thấy mẹ luôn đồng hành với Chúa Giêsu trong cuộc sống. Đâu phải con đường nào mẹ đi cũng được trải thảm hoa. Có những con đường đầy máu và nước mắt. Mẹ muốn dạy chúng ta : Hãy lên đường khi nghe tiếng Chúa gọi. Đừng sợ khi đáp lại tiếng gọi ấy, dù phải chia ly tình thân. Mẹ muốn chúng ta luôn đi trên con đường Chúa đi ,để chúng ta tập những bước đi khiêm tốn, hân hoan nhờ đó chúng ta mới gặp được Thiên Chúa.

11/Niềm vui của mùa cưới, ngắn hay dài ? Mùa đông cuối năm thường mang dáng vẻ ảm đạm, tiêu điều. Chính vì lạnh, cô đơn nên con người muốn kết đôi để cho cuộc đời thêm ấm cúng. Đám cưới làm cho mùa đông bớt ảm đạm, lạnh lẽo. Đám cưới nào cũng vui, nhưng niềm vui sẽ kéo dài được bao lâu ? Những lời chúc có thật sự đem lại hạnh phúc không ? Nếu nhìn vào thực trạng hôn nhân hôm nay, chúng ta thấy muốn đạt được hạnh phúc gia đình là điều rất khó / như vậy hạnh phúc trăm năm lại càng khó hơn.

12/Cách Thiên Chúa yêu thương con người như thế nào ? Đám cưới Cana suýt lâm vào cảnh bế tắc. Tiệc nửa chừng thì lại hết rượu, hết rượu có nghĩa là gia đình gặp bất trắc, bất trắc sẽ gây bất đồng rồi đến bất hoà. Nếu không kềm hãm, nhẫn nhục thì bất hạnh sẽ xảy ra. Đám cưới hôm nay gia chủ thật khôn ngoan nên đã mời có Chúa, có Mẹ. Thiên Chúa vì yêu thương nên đã đến ở giữa con người. Chúa còn đến như một người bạn thân thiết, đồng hành, thân tình. Nhờ Chúa đến chia vui nên mới có dịp cứu gia đình này khỏi một điều bất hạnh , gây mất mặt trong những giây phút đầu tiên chung sống.

13/Vì sao gia đình chúng ta cần có Chúa hiện diện? Ai trong chúng ta cũng muốn mời Chúa đến nhà. Có Chúa hiện diện, Ngài sẽ giúp ta vượt qua những bất trắc trong cuộc sống hôn nhân. Gia đình nào cũng có nhiều bất trắc.

14/Thiếu rượu nghĩa là gì ? Thiếu rượu nói lên những thiếu thốn trong gia đình chúng ta. Nhất là về  mặt tình cảm, rượu để lâu mà không đậy kỹ sẽ nhạt mùi, nhạt vị. Tình yêu không vun xới, không hâm nóng sẽ chóng ôi thiu, hư hỏng, nhạt nhẽo. Có những thiếu thốn về vật chất như cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thiếu tiền đóng học phí cho con. Thiếu tiền bác sĩ, thuốc men, tẩm bổ. Có nhiều thứ nói lên sự thiếu thốn về tinh thần như thiếu quan tâm, săn sóc nhau, thiếu khuyên bảo dạy dỗ con cháu, thiếu tôn trọng nhau trong cách đối xử, thiếu tế nhị trong lời nói, thiếu lòng đạo, vắng bóng Chúa, thiếu công bình bác ái, thiếu trách nhiệm để duy trì đời sống đức Tin trong gia đình.

15/Hôn nhân lúc mở đầu thì vui, nhưng sau đó thì sao ? Trong mỗi gia đình, cặp vợ chồng nào lúc đầu cũng vui. Nhưng sau đó nếu không khéo gìn giữ, vun xới sẽ mau nhạt như nước lã. Nhạt nhẽo thì xem như tình đã phai, phai vì bổn phận nặng nề sinh ra nhàm chán, nhạt nhẽo vì những khuyết điểm của nhau không thể tránh được. Nhạt nhẽo vì ù lì, cố chấp , không tha thứ ,không xin lỗi nhau .

16/Vì sao rượu mới đó đã hết ? Những thiếu thốn, những nhạt nhẽo, những ù lì, chai đá xem như ngoài khả năng giải quyết của bản thân ta nên ai cũng muốn mời Chúa đến nhà để Chúa cứu gia đình khỏi tan vỡ.

17/Chúa đến là như thế nào ? Chúa đến không phải là tổ chức làm phép nhà thật trọng thể, ăn tân gia linh đình, Chúa đến không do làm bàn thờ cho đẹp, treo thật nhiều ảnh tượng, mời Chúa đến là phải dọn lòng cho thật kỹ, mời Chúa đến là vợ chồng con cái phải sống với nhau bằng sự bình an, yêu thương. Mời Chúa đến là phải làm theo ý Chúa / như lời Mẹ Maria dạy các gia nhân: Ngài có bảo gì thì các anh cứ việc làm theo! Nhờ làm theo Lời Chúa dạy mà gia đình Cana thoát khỏi cảnh xấu hổ, hạnh phúc gia đình khỏi lung lay ,tan vỡ .

18/Muốn có Chúa trong gia đình ta phải làm gì ? Muốn cho gia đình luôn được vui tươi, hạnh phúc, ta hãy làm theo lời dạy của Phúc Âm, để Lời Chúa hướng dẫn suy nghĩ của mình, để Lời Chúa điều khiển mọi công việc. Lời Chúa trong tờ lộc xuân rút ở nhà thờ , sẽ hướng dẫn ta suốt một năm mới.

19/Sống theo Lời Chúa dạy, ta sẽ được gì ? Có Chúa trong gia đình ,Ngài sẽ cứu giúp chúng ta vượt qua mọi bất trắc , thiếu thốn. Sống với Chúa, tình cảm vợ chồng sẽ nồng nàn, tươi mới như bầu rượu ngon. Sống có Chúa trong gia đình Chúa sẽ đưa chúng ta vào dự tiệc cưới đời đời, lúc đó chàng rể đích thực sẽ là Đức Ki-tô , sẽ cho ta nếm thử rượu ngon trên thiên đàng, đó là thứ hạnh phúc vĩnh cửu.**R

 

Bài 3: HÃY  MỜI CHÚA Ở LẠI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Mùa đông nói lên vẻ lạnh lẽo, ảm đạm, tiêu điều / Chính vì thế mà con người thường tìm đến nhau cho con tim bớt lạnh giá / Đây cũng là những ngày cuối năm  nên họ đua nhau tổ chức đám cưới.

2/Niềm vui của đám cưới thường kéo dài được bao lâu ? Những lời cầu chúc trăm năm hạnh phúc có thật sự đem lại hạnh phúc không ? Hạnh phúc có kéo dài suốt đời không ? Đó là những câu hỏi khó có lời giải đáp / Hạnh phúc trăm năm có khi lại là những điều không tưởng !

3/Bế tắc đầu tiên của đám cưới hôm nay là gì? Cuộc vui nửa chừng / họ suýt lâm vào cảnh bế tắc khi tiệc cưới đang nửa chừng thì hết rượu / Một bất trắc hết sức bất ngờ.

4/Cuộc sống hôn nhân gia đình có quá nhiều bất trắc có thể xảy đến / điều cần nhất là chúng ta phải hết sức bình tĩnh, tự mình đánh giá, tự mình tìm cách giải quyết / hoặc là nhờ sự trợ giúp của ai đó / Bởi vì bất trắc là nguyên do đưa đến những bất đồng trong cách giải quyết / Giải quyết không thuận ý nhau sẽ đưa đến bất hòa / bất hòa rồi sẽ gây mất bình tĩnh cho cả hai bên khiến cho những điều bất hạnh dễ dàng xảy ra.

5/Điểm sáng của chủ tiệc cưới Cana là gì ? Họ đã quá khôn! Quá khôn điều gì ? Họ đã mời Chúa Giêsu đến dự / Sự hiện diện của Chúa cho thấy sự quan tâm của Ngài đối với loài người / Chúa thương con người nên đã đến ở giữa loài người / đồng hành với con người / cùng chia vui sẻ buồn với con người / Đã vậy, Thiên Chúa còn trở nên bạn thân thiết / chưa bao giờ có ai thấy một Thiên Chúa gần gũi và thân tình với con người đến như thế.

6/Chính nhờ vào tình thân này mà gia chủ đã được những gì ? Chúa đã đến chia vui với gia đình trong dịp đại hỷ / Chính nhờ được Chúa đến nhà / mà gia đình họ mới thoát khỏi cảnh bất hạnh trong ngày đầu tiên chung sống vợ chồng.

7/Chúng ta thấy thế, nhưng chúng ta có muốn được như thế không ? Nếu muốn vượt qua mọi bất trắc / chúng ta hãy mời Chúa đến, hãy mời Chúa ở lại / Gia đình có Chúa hiện diện, là gia đình luôn có sự bình an / Có Chúa là có tất cả / nơi nào không có Chúa thì nơi đó là địa ngục / Nếu Thiên đàng mà không có Chúa thì ta lên đó để làm gì?

8/Gia đình thiếu rượu, đám cưới thiếu rượu nói lên điều gì ? Thiếu rượu là gia đình thiếu thốn đủ thứ: thiếu thốn vật chất: cơm không đủ no / áo không đủ mặc / thiếu tiền cho con đi học / thiếu thuốc khi bị bệnh tật / Đó là thiếu thốn vật chất /  Thiếu thốn về tinh thần gồm có: thiếu quan tâm chăm sóc lẫn nhau / thiếu khuyên bảo dạy dỗ con cháu / thiếu tôn trọng nhau trong cách đối xử / thiếu tế nhị trong lời nói / thiếu những cử chỉ âu yếm .

9/Thiếu trầm trọng nhất là thiếu thứ gì ? Đó là thiếu thốn đời sống đạo đức / thiếu đức tin / thiếu lòng sốt sắng / thiếu công bằng bác ái / thiếu trách nhiệm duy trì đức tin trong gia đình.

10/Hôn nhân lúc đầu và hôn nhân lúc cuối có khác nhau không ? Lúc đầu thì hôn nhân rất vui, nhưng sau đó vì không khéo giữ nên dần dần tình yêu trở nên nhạt nhẽo / Có khi còn đắng đót vì những nết xấu không chịu kềm hãm của cả hai người / nhạt nhẽo vì tình yêu phai dần / nhạt nhẽo vì bổn phận nặng nề / vì lo âu sầu khổ / vì nhàm chán / vì nội công ngoại kích / vì họ hàng / vì mẹ chồng nàng dâu / vì mẹ vợ con rể !

11/Tại sao chúng ta cần đến Chúa? Vì những thiếu thốn, nhàm chán, nhạt nhẽo, do hết rượu tình, nên ai cũng muốn mời Chúa đến để cứu gia đình khỏi sụp đổ, tan vỡ / Bởi vì khả năng của chúng ta không thể giải quyết được !

12/Mời Chúa đến cách nào? Mời Chúa đến là làm phép nhà cho long trọng / là ăn tân gia thật linh đình / mời Chúa đến là làm bàn thờ cho đẹp / treo thật nhiều ảnh tượng ? Không phải như thế đâu ! Mời Chúa đến là cầu nguyện để biết Thánh Ý Chúa / là làm theo Ý Chúa như gia nhân ở tiệc cưới Cana/ Chính nhờ làm theo lời Chúa dạy mà gia đình chủ tiệc đã thoát khỏi cảnh xấu hổ / nhờ đó hạnh phúc gia đình được bền vững.

13/Muốn hạnh phúc chúng ta cần làm gì ? Muốn giữ vững hạnh phúc, chúng ta cần làm theo lời Chúa dạy / muốn biết lời Chúa dạy gì, phải học Phúc Âm / suy gẫm, sống và đem ra thực hành / và nhất là lập lại những gì Chúa nói cho mọi người nghe.

14/Lời Chúa hướng dẫn như thế nào ? Để lời Chúa hướng dẫn tư tưởng của mình / hướng dẫn lời ăn tiếng nói của mình / Lời Chúa soi sáng ý nghĩ của mình / điều khiển công việc mình làm.

15/Lộc tết mà chúng ta rút được, sẽ có ý nghĩa nào? Lời Chúa mà chúng ta rút được sẽ hướng dẫn toàn bộ đời sống gia đình chúng ta trong một năm mới / trong cả cuộc đời  .

16/Chúng ta ví lời Chúa như những gì ? Lời Chúa như nguồn sáng hướng dẫn những suy nghĩ của mình / Lời Chúa hướng dẫn lời ăn tiếng nói của mình / Lời Chúa điều khiển mọi việc mình làm.

17/Lời Chúa giúp ta tin tưởng trông cậy / dẫn dắt ta vược qua mọi thiếu thốn / Sống với Lời Chúa , hạnh phúc gia đình sẽ nồng nàn tươi mới như bình rượu ngon / sống kết hiệp với Lời Chúa : sẽ được Chúa đưa vào hưởng tiệc cưới trên trời / lúc đó chàng rể đích thực là Chúa Kitô sẽ cho ta nếm thử loại rượu tuyệt ngon trên Thiên đàng.

18/Lạy Chúa, chúng con xin mời Chúa đến, xin Chúa ở lại luôn với chúng con, dẫn dắt chúng con trong suốt cuộc đời này / để chúng con được uống rượu tình yêu hạnh phúc của Chúa luôn mãi! Amen **R

 

Bài 4: RƯỢU TÌNH ĐÃ CẠN , TA PHẢI LÀM SAO ?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Khách mời quan trọng nhất trong đám cưới của chúng ta là ai ? Trong các đám cưới của chúng ta / Chúa Giêsu phải là một thành viên thân thuộc nhất của gia đình chúng ta / Ngài luôn sẵn sàng giúp đỡ / Ngài đang chờ đợi chúng ta chạy đến xin Ngài / giống như Đức Maria đã làm tại Cana.

2/Chúng ta cần phải nhờ cậy ai ? Tốt nhất là ta hãy cầu xin mọi việc qua Đức Maria tất cả những gì chúng ta cần trong đời sống hôn nhân / trong gia đình của chúng ta / Như thế sẽ không có thứ gì thiếu nữa.

3/Giáo dân Châu Âu có một phong tục như thế nào ? Họ tâm niệm như thế này: a) Nếu bạn đi du lịch bằng đường bộ, hãy đọc 1 kinh Kính Mừng / b) Nếu bạn đi du lịch bằng đường biển, hãy đọc 2 kinh Kính mừng / c) Nếu bạn đi cưới vợ lấy chồng, hãy đọc 100 kinh Kính Mừng

4/Tại sao như thế ? Bởi vì đời sống hôn nhân gia đình đâu phải chỉ là một chuyến du lịch / mà là một cuộc hành trình dài đến mãn đời / Không có sự hiện diện của Chúa, không có Đức Mẹ / thì vợ chồng khó lòng trung thành với nhau cho trọn vẹn tình nghĩa thủy chung được / nhất là khi rượu nồng tình yêu đã hết.

5/Nhân loại đã làm đám cưới với ai ? Thiên Chúa Nhập Thể đã làm đám cưới với nhân loại / Vì yêu thương nhân loại / để nhân loại bắt tay nhau / Động cơ của hiệp nhất cũng như đầu mối của hạnh phúc lứa đôi là tình yêu thương / Tình yêu thương là sự tự nhiên nhất của loài người à  giận ghét, thù oán, chia rẻ, phân ly là tình trạng bất bình thường.

6/Con người phải làm gì khi xảy ra tình trạng bất bình thường ? Mọi người phải cùng nhau dàn xếp để có thể trở lại tình trạng bình thường là yêu thương trong tình hiệp nhất.

7/Tại sao rượu nồng tình yêu lại chóng cạn ? Thiên Chúa là tình yêu / nếu chúng ta không mời Chúa đến trong đời sống hôn nhân / gia đình sẽ có nguy cơ cạn dần thứ rượu nồng tình yêu kia .

8/Nếu muốn rượu không cạn, ta phải làm gì ? Chúa Giêsu phải có mặt trong gia đình, và mọi người trong gia đình phải biết sống với Ngài / yêu mến Ngài và kính trọng Ngài như một vị thượng khách / Khi đó tình yêu thương giữa mọi người trong gia đình sẽ như thứ rượu luôn mới, luôn đầy tràn và đời sống gia đình sẽ luôn luôn là nguồn vui và hạnh phúc.

9/Tiệc cưới Cana thiếu rượu, gia đình chúng ta có thiếu thứ đó không ? Điều gì đã xảy ra ở tiệc cưới Cana, sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra ở hôn nhân gia đình chúng ta / Sự kiện đó muốn nói với chúng ta điều gì ? Mọi cuộc hôn nhân mẫu mực đều bắt đầu bằng một bữa tiệc rượu, vui và nồng nhiệt / Đôi tân hôn được bạn hữu, bà con vây quanh / Họ đến chúc mừng bằng quà cáp, bằng những lời chúc tụng / Đôn tân hôn hy vọng và mơ ước tràn đầy / Họ lên kế hoạch cho tuần trăng mật / sau đó là rượu uống thỏa thuê.

10/Tiếp theo sau đó là gì ? Sau khi từ tuần trăng mật trở về / bây giờ thực tế bắt đầu, họ tính toán công việc làm ăn / họ sắp xếp nhà cửa mọi thứ / và bắt đầu học cách sống chung cùng nhau / Hai người đều tin rằng tình yêu của họ đã được tiền định ở trên trời / và họ cũng rất tự tin rằng: cuộc tình của họ sẽ kéo dài muôn thuở / Bởi vì rượu tình yêu đang còn quá nhiều!

11/Chén đĩa úp chung trong chạn vẫn phát ra tiếng kêu nghĩa là gì ? Những con người cận kề, sống cạnh nhau đương nhiên sẽ có những vấn đề nảy sinh / đụng chạm nhau và căng thẳng sẽ xuất hiện / Họ khám phá ra điều gì ? Họ khám phá ra con người mà họ vừa cưới không phải là một thiên thần / nhưng là một con người đầy những tội lỗi và tính ích kỷ làm chủ / Họ quá ngạc nhiên về sự nghèo nàn, bủn xỉn mà họ vừa khám phá ra ở người bạn kia.

12/Kết quả sau cùng là gì ? Tuần trăng mặt đã qua / rượu tình đã uống gần hết / phần còn lại chỉ là một chút nước lạnh nhạt nhẽo, như là một chút tình yêu còm cõi còn sót lại!

13/Những sự việc như thế này thường xảy ra ở đâu ? Ở trong các gia đình , trong các xí nghiệp, cộng đoàn , thậm chí cả trong ơn gọi Linh mục cũng như đời sống tu trì! Ở những nơi này cũng hết rượu nồng / Niềm vui còn lại chỉ là “nước” của thói quen / Đọc kinh, dự lễ chỉ là thói quen, chẳng có tâm tình gì / thứ còn lại chỉ là sự tẻ nhạt đi kèm với sự vỡ mộng  ,hối tiếc !

14/Hãy trở lại vấn đề: Khi rượu tình đã cạn, ta phải làm gì ? Chúa trong lòng của những con người này thật sự đã cạn theo với rượu / không còn gì nữa / Thái độ này bao hàm cả 2 con người vị kỷ / vì thế trong lúc họ đang lợi dụng lẫn nhau / Họ bắt đầu để mắt đến những chỗ khác / những chỗ có hoa quả mà họ có thể đến hái ăn mà không mất chút công sức nào (ngoại tình).

15/Khi biết rượu đã cạn, họ cần phải làm gì ? Trong lúc hết rượu, họ tìm cách xoay sở với nước/ Họ không nên thất vọng khi điều đó xảy ra / Trong khi chống trả lại cơn cám dỗ vì đã bỏ rơi mối tương quan và sắp sửa đánh mất chính mình và đang cố ngụp lặn trong một xã hội cuồng nhiệt / họ phải nổ lực cải thiện mối tương quan đó để khám phá ra ý nghĩa thật của tình yêu / Tình yêu vị kỷ sẽ qua đi / để cho một tình yêu mới sâu đậm hơn, ý nghĩa hơn phát sinh / Tình yêu mới này sẽ vui hơn khi mình cho đi hơn là nhận được / Đó là tình yêu quảng đại , tình yêu hy sinh , tình yêu tha thứ. **R

 

TÓM Ý

1/Khách mời quan trọng nhất trong đám cưới của chúng ta là ai ? Trong các đám cưới của chúng ta / Chúa Giêsu phải là một thành viên thân thuộc nhất của gia đình chúng ta / Ngài luôn sẵn sàng giúp đỡ / Ngài đang chờ đợi chúng ta chạy đến xin Ngài / giống như Đức Maria đã làm tại Cana.

2/Chúng ta cần phải nhờ cậy ai ? Tốt nhất là ta hãy cầu xin mọi việc qua Đức Maria tất cả những gì chúng ta cần trong đời sống hôn nhân / trong gia đình của chúng ta / Như thế sẽ không có thứ gì thiếu nữa.

3/Giáo dân Châu Âu có một phong tục như thế nào? Họ tâm niệm như thế này: a) Nếu bạn đi du lịch bằng đường bộ, hãy đọc 1 kinh Kính Mừng / b) Nếu bạn đi du lịch bằng đường biển, hãy đọc 2 kinh Kính mừng / c) Nếu bạn đi cưới vợ lấy chồng, hãy đọc 100 kinh Kính Mừng.

4/Tại sao như thế? Bởi vì đời sống hôn nhân gia đình đâu phải chỉ là một chuyến du lịch / mà là một cuộc hành trình dài đến mãn đời / Không có sự hiện diện của Chúa, không có Đức Mẹ / thì vợ chồng khó lòng trung thành với nhau cho trọn vẹn tình nghĩa thủy chung được / nhất là khi rượu nồng tình yêu đã hết.

5/Nhân loại đã làm đám cưới với ai ? Thiên Chúa Nhập Thể đã làm đám cưới với nhân loại / Vì yêu thương nhân loại / để nhân loại bắt tay nhau / Động cơ của hiệp nhất cũng như đầu mối của hạnh phúc lứa đôi là tình yêu thương / Tình yêu thương là sự tự nhiên nhất của loài người => là chuyện bình thường // còn giận ghét, thù oán, chia rẻ, phân ly là tình trạng bất bình thường.

6/Con người phải làm gì khi xảy ra tình trạng bất bình thường ? Mọi người phải cùng nhau dàn xếp để có thể trở lại tình trạng bình thường là yêu thương trong tình hiệp nhất.

7/Tại sao rượu nồng tình yêu lại chóng cạn ?  Thiên Chúa là tình yêu / nếu chúng ta không mời Chúa đến trong đời sống hôn nhân / gia đình sẽ có nguy cơ cạn dần thứ rượu nồng tình yêu.

8/Nếu muốn rượu không cạn, ta phải làm gì ? Chúa Giêsu phải có mặt trong gia đình, và mọi người trong gia đình phải biết sống với Ngài / yêu mến Ngài và kính trọng Ngài như một vị thượng khách / Khi đó tình yêu thương giữa mọi người trong gia đình sẽ như thứ rượu mới, luôn đầy tràn và đời sống gia đình sẽ luôn luôn là nguồn vui và hạnh phúc.

9/Tiệc cưới Cana thiếu rượu, gia đình chúng ta có thiếu thứ đó không ? Điều gì đã xảy ra ở tiệc cưới Cana, sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra ở hôn nhân gia đình chúng ta / Sự kiện đó muốn nói với chúng ta điều gì ? Mọi cuộc hôn nhân mẫu mực đều bắt đầu bằng một bữa tiệc rượu, vui và nồng nhiệt / Đôi tân hôn được bạn hữu, bà con vây quanh / Họ đến chúc mừng bằng quà cáp, bằng những lời chúc tụng / Đôn tân hôn hy vọng và mơ ước tràn đầy / Họ lên kế hoạch cho tuần trăng mật / sau đó là rượu uống thỏa thuê.

10/Tiếp theo sau đó là gì ? Sau khi từ tuần trăng mật trở về / bây giờ thực tế bắt đầu, họ tính toán công việc làm ăn / họ sắp xếp nhà cửa mọi thứ / và bắt đầu học cách sống chung cùng nhau / Hai người đều tin rằng tình yêu của họ đã được tiền định ở trên trời / và họ cũng rất tự tin rằng: cuộc tình của họ sẽ kéo dài muôn thuở / Bởi vì rượu tình yêu đang còn quá nhiều!*

11/Chén đĩa úp chung trong chạn vẫn phát ra tiếng kêu nghĩa là gì ? Những con người cận kề, sống cạnh nhau đương nhiên sẽ có những vấn đề nảy sinh / đụng chạm nhau và căng thẳng sẽ xuất hiện / Họ khám phá ra điều gì? Họ khám phá ra con người mà họ vừa cưới không phải là một thiên thần / nhưng là một con người đầy những tội lỗi và tính ích kỷ làm chủ / Họ quá ngạc nhiên về sự nghèo nàn, bủn xỉn mà họ vừa khám phá ra ở người bạn kia.

12/Kết quả sau cùng là gì ? Tuần trăng mặt đã qua / rượu tình đã uống gần hết / phần còn lại chỉ là một chút nước lạnh nhạt nhẽo, như là một chút tiềm năng còm cõi còn sót lại!

13/Những sự việc như thế này thường xảy ra ở đâu ? Ở trong các gia đình , trong cộng đoàn , xí nghiệp, thậm chí cả trong ơn gọi Linh mục cũng như đời sống tu trì! Ở những nơi này cũng hết rượu nồng / Niềm vui còn lại chỉ là “nước” của thói quen / Đọc kinh, dự lễ chỉ là thói quen, chẳng có tâm tình gì / thứ còn lại chỉ là sự tẻ nhạt đi kèm với sự vỡ mộng, hối hận .

14/ Khi rượu tình đã cạn, ta phải làm gì ? Chúa của những con người này thật sự đã cạn theo với rượu / không còn gì nữa / Thái độ này thường có ở những con người vị kỷ / vì thế trong lúc họ đang lợi dụng lẫn nhau / Họ bắt đầu để mắt đến những chỗ khác / những chỗ có hoa quả mà họ có thể đến hái ăn mà không mất chút công sức nào (ngoại tình).

15/Khi biết rượu đã cạn, họ cần phải làm gì? Trong lúc hết rượu, họ tìm cách xoay sở với nước/ Họ không nên thất vọng khi điều đó xảy ra / Trong khi chống trả lại cơn cám dỗ vì đã bỏ rơi mối tương quan và sắp sửa đánh mất chính mình và đang cố ngụp lặn trong một xã hội cuồng nhiệt / họ phải nổ lực cải thiện mối tương quan đó để khám phá ra ý nghĩa thật của tình yêu / Tình yêu vị kỷ sẽ qua đi / để cho một tình yêu mới sâu đậm hơn, ý nghĩa hơn phát sinh / Tình yêu mới này sẽ vui hơn khi mình cho đi hơn là nhận được / Đó là tình yêu xả kỷ ,quảng đại ,hy sinh ,tha thứ /**R

 Giuse Luca Trương Đình Nghi / Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1659
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  143
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417977
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top