Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 22 TN C - / Giuse Luca

CN 22 TN - C 

ĐỀ TÀI:  HÃY SỐNG KHIÊM TỐN

 

 

Tung hô Tin Mừng:   Mt 11, 29ab

Haleluia. Haleluia. Chúa nói : Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 14, 1.7-14

Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.

1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.

7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: 8 "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, 9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. 10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. 11 Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."

12 Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. 13 Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. 14 Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/Khiêm tốn là gì ?

2/Thế nào là khiêm tốn như Chúa ?

3/Muốn được Chúa yêu thương, ta cần phải sống thế nào ?

4/Ông nhà văn đã ngộ nhận như thế nào ?

5/Trong đời sống xã hội, người ta thường tranh chấp nhau điều gì ?

6/Bài Tin Mừng hôm nay muốn cho chúng ta thấy điều gì ?

7/Thế nào là sống khiêm tốn ?

8/Người môn đệ phải khiêm tốn như thế nào?

9/Người ta thường đánh giá người khác dựa trên thứ gì?

10/Chúa khuyên ta nên chọn khách như thế nào ?

11/Người đời thích giao du với ai ?

12/Chúng ta nên sống như thế nào ?

13/Khi nào chúng ta mới có hạnh phúc ?

14/Ai là người cần ta giúp đỡ ?

15/Điều đáng tiếc nhất khi sống ở đời là gì ?

16/Tranh chỗ thường diễn ra ở đâu  ?

17/Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta ngồi vào chỗ nào ?

18/Khiêm nhường đúng nghĩa là gì ?

19/Khiêm nhường là chấp nhận điều gì ?

20/Khiêm nhường là nhận ra điều gì ?

21/Lợi ích từ những lời chỉ trích của kẻ khác ?

22/Một sự thật mà mỗi người cần biết là gì ?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

Giuse Luca / Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus

 

Bài 1: SỐNG KHIÊM TỐN NHƯ CHÚA

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/Khiêm tốn là gì ? Có người cho rằng: Khiêm tốn là tự hạ mình xuống và cho rằng mình kém cỏi, tự phủ nhận giá trị đích thực của mình, hoặc là giảm thiểu nó đi.

2/Ý nghĩa đích thực của khiêm tốn: Khiêm tốn mang một ý nghĩa rất tốt đẹp / không phải chỉ là ít nghĩ về mình, mà là không nghĩ gì về mình hết / Riêng đức khiêm tốn của người Kitô hữu là trở nên giống hệt như Chúa , là Đấng đã từng nói: các con hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng / và Con Người đến không phải để được phục vụ nhưng là đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho muôn người.

3/Khiêm tốn như Chúa là như thế nào ? Là sống bắt chước giống như Chúa, không sống cho riêng mình nhưng sống cho người khác, dùng tài năng của mình để phục vụ mọi người / Không phải cho bản thân, cho lợi ích cá nhân / mà là phục vụ cho nhu cầu của người khác !

4/Ta phải sống với Chúa, với người khác như thế nào ? Chúng ta hãy sống khiêm tốn từ trong tư tưởng, lời nói, việc làm / Nhờ đó mà chúng ta được người khác yêu mến, hơn nữa là được chính Chúa chúc phúc / Càng sống khiêm tốn, càng trở nên cao cả và càng được Chúa yêu thương.

5/Câu chuyện: Tối hôm ấy, ông nhà văn quyết định đưa vợ và 4 đứa con của mình đi xem phim / khi họ bước vào trong ,thì rạp thì mới chỉ có 6 người / Khi họ vừa vào thì cả 6 người trong rạp đều đứng lên vỗ tay / Ông nhà văn lịch sự mỉm cười đáp lễ / sau khi ngồi vào chỗ, ông nhà văn bèn quay sang bà vợ và nói: có lẽ họ nhận ra anh và hình ảnh của anh được đăng trên báo với những tác phẩm của anh được quảng cáo rộng rãi / ngay lúc đó người thanh niên kia đến bắt tay ông, ông nhà văn bèn hỏi: Làm sao anh nhận ra tôi? Thế nhưng chàng thanh niên kia trả lời: Tôi chẳng hề biết ông là ai / Sở dĩ chúng tôi vỗ tay khi gia đình ông bước vào là vì viên quản lý rạp đã bảo: nếu không có thêm 4 khán giả nữa thì ông ta không thể chiếu xuất phim này!

6/Câu chuyện ở trên giúp chúng ta nhớ lại điều gì ? Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta sống khiêm nhường, bởi vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống / Ông nhà văn cho rằng mình là người nổi tiếng cho nên ông nghĩ như vậy cũng là điều bình thường/ Cho nên ông nghĩ rằng người thanh niên kia đến bắt tay ông là vì anh ta đã nhận ra ông là ai/ Nhưng khi chàng thanh niên ấy cho biết là anh ta chẳng biết ông là ai / thì ông nhà văn sẽ phản ứng hụt hẫng hay là ông ta phải chịu chấp nhận thân phận nhỏ bé của mình?

7/Trong đời sống hằng ngày, người ta thường tranh chấp nhau thứ gì? Phần lớn những cuộc tranh chấp ở đời là chiếc ghế / Lúc đầu: ghế tượng trưng cho chức vụ, chức năng / Dần dần sau đó nó tượng trưng cho chức quyền, chức tước / Ai cũng thích ghế cao và luôn muốn bảo vệ chiếc ghế của mình / Người Pharisiêu thích ngồi ghế danh dự trong Hội đường / Yacobe và Yoan thích ngồi bên tả bên hữu Chúa / Philatô sợ mất ghế nên đã cho đóng đinh người vô tội.

8/Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy điều gì ? Cho thấy khách dự tiệc cứ muốn chọn cỗ nhất mà ngồi, con người luôn bị ám ảnh bởi chiếc ghế / Chiếu trên chiếu dưới là chuyện xưa ở đình làng, ngày nay vẫn cứ tồn tại / Các bạn trẻ hôm nay cũng cố kiếm cho được một mảnh bằng và một chỗ làm có lương cao để hãnh diện và có chỗ đứng trong xã hội / Ai tôn mình lên cho dù là lộ liễu hay kín đáo, cũng sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống / Ai thực tâm hạ mình xuống sẽ được Thiên Chúa tôn lên cao.

9/Phải sống khiêm tốn như thế nào ? Chúa Giêsu dạy chúng ta phải vượt qua thói háo danh để sống khiêm tốn/ Khiêm tốn không phải là giả vờ tự hạ / Khiêm tốn không phải là coi thường mình hay là sợ người khác / Khiêm tốn không phải là rụt rè không dám nhận trách nhiệm / Khiêm tốn là biết mình nhận được mọi sự từ nơi tay Chúa.

10/Người môn đệ Chúa dùng chiếc ghế để làm gì ? Người khiêm tốn không sợ chức vụ cao hay ghế nhất, nhưng biết dùng chiếc ghế để phục vụ mọi người / Chức vụ cao cho họ cơ hội cúi xuống thật gần với những nỗi đau của nhân loại đang chờ họ giúp đỡ / Người khiêm tốn không tự tìm vinh quang cho mình / nhưng họ phó thác mọi sự cho Thiên Chúa định liệu.

11/Chúng ta thường đánh giá người khác dựa trên thứ gì ? Chúng ta thường đánh giá người khác dựa trên chiếc ghế của họ / nhưng một người phu quét đường có lương tâm , còn có giá trị hơn một giám đốc nhưng chuyên tham ô lãng phí !

12/Khi mời khách, Chúa khuyên chúng ta nên làm gì ? Khi chọn khách để mời ăn tiệc, Chúa khuyên ta nên mời những người nghèo khó, tật nguyền, hơn là mời những người ruột thịt, thân quen, giàu có / Ngài muốn đưa chúng ta vượt qua cái óc tính toán vụ lợi để đi vào thế giới của những kẻ bất hạnh.

13/Người đời thích giao du với hạng người nào ? Chúng ta thường thích giao du với những người có thế giá, có học thức, có của cải / để dễ nhờ vả khi cần / Chính vì thế nên xã hội vẫn còn quá nhiều người bị bỏ rơi, vì họ nghèo túng, kém cỏi về mọi mặt / cho nên họ khó có cơ hội để đáp trả lại cho chúng ta !   **R

 

Bài 2: HẠ MÌNH XUỐNG ĐỂ ĐƯỢC NÂNG LÊN

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/Chúng ta nên sống như thế nào ? hãy ra khỏi cái thế giới quen thuộc của mình để đến với những người đang cần chúng ta hơn / biết bao trẻ em ở vùng xa đang cần giáo viên / bao nhiêu bệnh viện ở huyện đang cần bác sĩ / biết bao nhiêu kẻ cơ nhỡ, nghèo khổ ở nông thôn mà chỉ cần 10 ngàn đồng bạc thì họ có thể sống được một ngày no cơm !

2/Khi nào thì chúng ta thật sự hạnh phúc ? Chúng ta sẽ rất hạnh phúc khi cho đi mà không so đo tính toán /khi thấy rằng mình sẽ nhận được gấp trăm lần hơn so với những gì mình đã cho !

3/Trong môi trường đang sống, chúng ta thấy ai là người cần chúng ta giúp đỡ ? Trong đời sống có quá nhiều người bất hạnh, làm sao chúng ta có thể đáp ứng hết được ? Chúng ta hãy giúp đỡ những người mà chúng ta gặp họ trên đường đi, giống như trường hợp của người Samaritanô nhân hậu / chứ đừng ngoảnh mặt bước qua như các thầy tư tế, lêvi .

4/Lời cầu nguyện với Chúa: Giữa một thế giới chạy theo tiện nghi vật chất, xin cho con bằng lòng với cuộc sống đơn sơ / Giữa một thế giới còn quá nhiều kẻ đói nghèo, xin cho con đừng thu tích của cải / Giữa một thế giới mà sự sống đang bị chà đạp, xin cho con biết quý trọng phẩm giá mọi người / Giữa một thế giới mà nhiều người không tìm thấy hướng sống, xin cho con giúp được họ xây dựng lại niềm tin.

5/Một điều ước tốt đẹp: Lạy Chúa, ước gì con dám trao cho Chúa tất cả những gì con có, để Chúa cũng trao tất cả những gì Chúa có cho con và cho toàn thể nhân loại.

6/Tại sao tôi lại chọn chỗ nhất? Nếu cuộc đời là một bữa tiệc, hẵn có nhiều thực khách thích chọn chỗ nhất để ngồi / tôi cũng muốn chọn chỗ nhất vì tôi thấy mình quan trọng, tôi cảm thấy mình xứng đáng hưởng vinh dự đó !

7/Điều gì thật là đáng tiếc ? Tiếc thay không có nhiều chỗ nhất trong cuộc đời, nên người ta phải tranh giành nhau bất chấp mọi thủ đoạn / để chiếm được và giữ được chỗ nhất cho mình !

8/Việc tranh giành chỗ nhất thường diễn ra ở đâu ? Việc tranh giành như thế đâu có gì là xa lạ / Chúng vẫn diễn ra trong gia đình, nơi cộng đoàn, trong khu xóm, trong Giáo xứ, giữa các quốc gia / Bất cứ nơi nào có 2 người ở với nhau là có thể có đụng chạm / vì chỉ có một chỗ nhất.

9/Chúng ta nên ngồi vào chỗ nào trong cái thế giới này ? Giữa một thế giới mà ai cũng sống tự cao tự đại, sẵn sàng xâu xé nhau, nhưng Đức Giêsu lại kêu mời chúng ta sống khiêm nhu, tự hạ / Hãy ngồi vào chỗ cuối.

10/Khiêm nhường đúng nghĩa là gì ? Nhiều người hiểu sai về khiêm nhường / Khiêm nhường không phải là khinh rẻ bản thân, cũng không phải là sống thụ động / không dám nhận lãnh trách nhiệm / Trách nhiệm làm người sống ở đời và trách nhiệm làm con Thiên Chúa ! Khiêm nhường không phải là đeo mặt nạ để lôi kéo sự chú ý của người khác với dụng ý: tôi đã hạ mình xuống rồi, nên hãy nâng tôi lên.

11/Gương khiêm tốn của Abraham như thế nào: Ông là một mẫu gương / Ông ý thức mình chỉ là tro bụi (KN 18, 27) nhưng ông đã dám mạnh dạn mặc cả với Đức Chúa về số người công chính, đủ để cứu dân thành Sodoma >/< Giêrêmia cũng đã từ chối làm Ngôn sứ, lấy cớ mình trẻ người non dạ (Gr 1, 6) nhưng khi ông nhận trách nhiệm Chúa trao / thì ông trở thành người khiêm tốn và can đảm.

12/Khiêm nhường là chấp nhận điều gì ? Khiêm nhường là chấp nhận sự thật, chấp nhận sự thật thì đòi hỏi phải xét lại cách sống / Khiêm nhường là nhận biết thân phận thụ tạo của mình / là nhận ra những gì tôi đang có, kể cả con người của tôi, cũng đều là của Chúa ban/ Khiêm nhường là đón nhận đời mình như quà tặng / và dâng lại đời mình cho Chúa cũng như là món quà đáp trả .

13/Khiêm nhường là nhìn nhận thứ gì ? Là nhìn nhận sự thật về mình: tôi chưa hoàn hảo, tôi còn nhiều thiếu sót, còn nhiều giới hạn, tôi cần được tha nhân nâng đỡ, góp ý / Tha nhân có thể là người cấp trên của tôi, là người giỏi hơn tôi nhưng còn là những người thấp kém hơn tôi nữa / mà có thể  là những người tôi chẳng ưa !

14/Tôi nhận được gì từ những lời chỉ trích của kẻ khác ? Từ những lời tha nhân chỉ trích, tôi nhận được khá nhiều sự thật / Nếu tôi khiêm hạ trước người khác, tôi sẽ thấy được rất nhiều ưu điểm bất ngờ của họ / những ưu điểm của họ không phải là mối đe dọa cho chiếc ghế của tôi / nhưng đó là những món quà tặng làm cho đời sống của tôi thêm phong phú.

15/Sự thật nào chúng ta cần phải biết ? Xin cho con biết Chúabiết con / biết con là kẻ hèn mọn tội lỗi, đáng khinh đáng ghét / Biết Chúa là Đấng quyền năng, thánh thiện, nhân từ, rộng lòng thương xót / Để con càng yêu Chúa thì con càng ghét bản thân tội lỗi của con / Chúng con càng khiêm nhường thẳm sâu thì càng được Chúa yêu thương.

16/Tại sao tôi chọn chỗ ngồi cuối ? Vì đó là chỗ ngồi quen thuộc của Đức Giêsu / Chính vì ngồi vào chỗ cuối đó mà Ngài đã được Thiên Chúa Cha tôn vinh. **R

 

Bài 3: BÀN TIỆC TRÊN TRỜI DÀNH CHO AI  ?

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/Những lời tâm sự với Chúa: Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận xin cho con biết phục vụ trong âm thầm / Giữa một thế giới thích thống trị và chiếm đoạt xin cho con biết yêu thương và tự nguyện dâng hiến / Giữa một thế giới đầy phe phái và chia rẽ, xin cho con biết cộng tác và đề cao trách nhiệm / Giữa một thế giới đầy màu sắc kỳ thị, xin cho con biết coi trọng mọi người như anh em.

2/Chúng ta cần biết điều gì ? Xin dạy chúng con biết yêu như Chúa yêu / biết sống nhờ tha nhân và cũng biết sống cho tha nhân / biết quảng đại cho đi và thật khiêm nhường khi nhận lãnh.

3/Vào thời của Chúa Giêsu, các lãnh đạo Do Thái phân chia làm mấy nhóm ? Họ tự phân chia thành nhiều nhóm: nhóm của Herode / có nhóm cách mạng chống lại đế quốc La Mã / có nhóm Esseni-en khắc kỷ / có nhóm Saducê-ô trợ tế / nhóm Pharisiêu gồm các tiến sĩ và luật sĩ chuyên về giải thích luật / Riêng nhóm này tự cho mình là thông hiểu luật, tự cho mình là đạo đức, mẫu mực và là thầy dạy của dân / nên họ sống tách biệt  (biệt phái)  khỏi dân chúng / Vì thế thủ lãnh của nhóm Pharisiêu có thế lực rất lớn.

4/Trong bữa tiệc hôm nay, ai là người thế lực nhất ? Khách mời dự tiệc hôm nay, Chúa Giêsu thấy ai cũng muốn ngồi chỗ nhất / thói thường ai cũng muốn tỏ ra là người nổi danh, được mọi người kính trọng / mặc khác vì chủ nhà là thủ lãnh của nhóm Pharisiêu, là người rất có thế lực, nên ai cũng muốn ngồi gần ông, hoặc để dựa hơi, gây uy tín, hoặc có dịp nhờ ông giúp đỡ cho việc gì !

5/Tại sao chỗ ngồi lại thiếu ? Vì ai cũng muốn ngồi gần ông chủ ở chỗ nhất nên ở chỗ nhất thiếu chỗ / có những bậc vị vọng đành phải ngồi bên chỗ dưới / Có lẽ Chúa Giêsu vì không muốn tranh giành, Ngài lại coi thường những chức danh phù phiếm, nên Ngài đã tự động ngồi vào chỗ chót.

6/Chủ nhà đã phải xử trí như thế nào ? Trong tình huống này, chủ nhà buộc lòng phải mời những khách không mấy quan trọng xuống khỏi chỗ nhất / và mời Chúa Giêsu lên ngồi chỗ nhất, do một phần vì uy tín của Người / nhưng họ cũng muốn nghe Người nói để mà dò xét và tìm cơ hội bắt bẻ.

7/Chúa Giêsu đã dạy chân lý gì cho mọi người ? Nhân vào hoàn cảnh này, Chúa Giêsu đã lên tiếng dạy họ một bài học khiêm tốn / Ý Chúa muốn cho họ biết: kiêu ngạo là thói thường ở đời / ai cũng muốn mình hơn người khác, trỗi vượt hơn, giỏi giang hơn, giàu có hơn, thế lực hơn / Nhiều người vì muốn mình nổi danh hơn người /nên đã không ngần ngại chà đạp kẻ khác !

8/Tính cách của người kiêu ngạo ra sao ? Kiêu ngạo lại không ưa kiêu ngạo, cũng chẳng ai ưa người kiêu ngạo, nhất là những người kiêu ngạo càng không ưa nhau / Trái lại người khiêm tốn càng được mọi người yêu mến.

9/Câu chuyện ông Dương Chu: Dương Chu sang nước Tống, vào một nhà trọ kia, chủ nhà có 2 nàng hầu, một đẹp, một xấu / Để ý quan sát, Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quý nàng hầu xấu mà khinh rẻ nàng hầu đẹp / Lấy làm lạ nên Dương Chu hỏi một cậu bé trong nhà / Chú bé trả lời: người thiếp đẹp, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp / chẳng ai nhìn thấy cái đẹp của nàng nữa / còn người thiếp xấu tự biết mình xấu mà quên xấu, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa! Dương Chu bèn gọi học trò đến mà bảo rằng: các con ghi nhớ  lấy: giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đâu mà chẳng được kẻ khác yêu quý tôn trọng ?

10/Điều nào đáng xấu hổ? Chúa Giêsu khuyên chúng ta phải biết khiêm nhường, đi ăn tiệc hãy chọn chỗ cuối mà ngồi, nếu chủ nhà mời lên trên mới là điều vinh dự / Nếu tự cho phép mình ngồi chỗ trên, lỡ bị chủ nhà mời xuống thì thật xấu hổ !

11/Khi dạy về sự khiêm tốn, Chúa Giêsu nhắm tới điều gì ? Lời Chúa dạy không chỉ nhằm sửa đổi một lề thói xã hội, nhưng trên hết, Người nhắm đến thực trạng Nước Trời / Nước Trời chỉ dành cho những kẻ có lòng khiêm tốn / Vì người kiêu ngạo là kẻ thù của Thiên Chúa / là tôi tớ của ma quỷ / Trong bàn tiệc Nước Trời, ai càng khiêm tốn càng được nâng lên cao, người khiêm tốn là người trở nên giống Chúa.

12/Mẫu gương khiêm tốn của Chúa Giêsu như thế nào ? Chúa Giêsu luôn chọn chỗ cuối / là Thiên Chúa nhưng Ngài không đòi cho được ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại Ngài đã tự hủy mình, mặc lấy thân phận yếu hèn như ta, ngoại trừ tội lỗi !

13/Hình ảnh khiêm tốn của Chúa để lại trong bàn tiệc ly là gì ? Trong bàn tiệc ly, ai là người cao trọng nhất? Thưa là chính Chúa / Thế mà Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ / Thiên Chúa đã quỳ trước mặt nhân loại, thật là sự khiêm tốn thẳm sâu / trong khi người kiêu ngạo muốn vươn lên làm chúa, thì Thiên Chúa lại hạ mình xuống làm người.

14/Ai muốn lên trời thì phải có phẩm chất nào ? Trong khi con người hèn hạ muốn nâng mình lên bằng cách chà đạp người khác / thì Chúa từ trời cao lại hạ mình xuống để nâng con người lên / Hạ mình là con đường đi của Thiên Chúa / khiêm nhường là khuôn mặt của Ngài / vì thế những ai khiêm tốn là trở nên giống Thiên Chúa, mới xứng đáng ngồi đồng bàn với Thiên Chúa trên Nước Trời / nó không do công phúc của ta / nhưng là do tình thương của Thiên Chúa ban tặng . **R

 

Bài 4: MẪU GƯƠNG SỐNG KHIÊM HẠ VÀ PHỤC VỤ

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/Giá trị thật của con người ở chỗ nào? Ai tự nâng mình lên thì không có giá trị gì / ai được người khác nâng lên, giá trị đó có nhưng không nhiều và rất mong manh, bởi vì hôm nay họ hoan hô, nhưng ngày mai họ lại đả đảo / Chỉ ai được Thiên Chúa nâng lên, giá trị đó mới thật sự cao quý, bền vững / mà Chúa chỉ nâng cao những người khiêm tốn.

2/Khiêm tốn và hèn nhát có khác nhau không ? Khiêm tốn như Chúa, không phải là hèn nhát, trái lại chỉ những ai can đảm, dũng mãnh mới dám hạ mình xuống để phục vụ anh em.

3/Khiêm tốn theo cách của Chúa Giêsu ra sao ? Khiêm tốn như Chúa không phải là nô lệ / Trái lại khiêm tốn phục vụ là một cử chỉ đầy tình yêu, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý / Khiêm tốn hạ mình phục vụ là thoát khỏi cái tôi chật hẹp, ích kỷ / để đi vào con đường tự do, thênh thang của Thiên Chúa, của Nước Trời.

4/Tính chất của Đạo Chúa mà bài Phúc Âm hôm nay mô tả là gì ? Phúc Âm hôm nay mô tả hai nét đặc trưng của đạo Công giáo là khiêm hạ và phục vụ vô vị lợi / Nhiều bộ óc cao siêu có thể đưa ra những lời khuyên dạy / nhưng họ luôn thiếu kinh nghiệm sống của một người Thầy từng sống qua, như Đức Kitô / Vì thế khi đọc bài Phúc Âm hôm nay, muốn hiểu rõ ý nghĩa, muốn có một tâm tình thích hợp, chúng ta phải nhờ gương mẫu Đức Kitô soi sáng cho.

5/Tham vọng của con người nằm ở đâu ? Nét chung của mọi tham vọng con người là lòng ham muốn giàu sang / quyền thế, xác định cá tính và sự thành đạt / Ham muốn đó thường kéo theo mọi thái độ mập mờ và dẫn chúng ta tới một thái độ ứng xử bất công, hà khắc, khoe khoang / dễ dẫn đưa chúng ta đến thái độ bất chấp tất cả để đạt được sự thành công / Chúa Giêsu dạy chúng ta phải đứng về phía đối lập với thứ triết lý phàm tục ấy / Đối với Chúa, khiêm hạ không phải là nhu nhược, nhưng là không thích phô trương.

6/Thiên Chúa giáng trần để làm điều gì ? Thiên Chúa là ai ? Thiên Chúa là tình yêu / Đức Giêsu biểu lộ tình yêu khi Người Nhập Thể để gặp gỡ và cứu nhân loại / Người ta có thể cho rằng Thiên Chúa hạ mình, nhưng thật ra đây là cách tỏ lộ tình yêu vô bờ của Thiên Chúa / Ngài đến gặp con người bằng tầm cỡ xác phàm như con người / Khiêm hạ là một bộ mặt tình yêu / Thiên Chúa ở trên cao vô cùng, nhưng vì yêu cho nên Người mặc lấy kích thước của con người, và sống như con người .

7/Chúa Giêsu hạ mình xuống ngang tầm với ai ? Khi Thiên Chúa muốn đối thoại với con người / Ngài đã xuống ngang tầm với những kẻ hèn mọn, những trẻ thơ, những kẻ yếu đuối / Chúa không tìm địa vị cao sang nổi bật / Chúa khinh chê kiểu kết thân với những kẻ giàu mạnh / Trái lại Chúa quan tâm chiếu cố đến kẻ nghèo hèn, kẻ bị ruồng bỏ, kẻ ốm đau tật nguyền, Người ra tay an ủi và chữa lành họ.

8/Chúa Giêsu căn dặn chúng ta điều gì ? Hãy quan tâm chiếu cố đến mọi người, nhất là không được quên rằng: căn bản của đức khiêm hạ chính là tôn trọng giá trị của người khác.

9/Chúng ta hiểu thế nào về đức tính bất vụ lợi của Chúa ? Lòng khiêm hạ đích thực khiến cho ta phải có lòng tôn trọng bất cứ ai với một tâm tình vô vụ lợi / Thiên Chúa đi tìm kẻ nghèo khổ bệnh tật để ban ơn mà không hề làm cho họ mặc cảm / bởi vì họ chẳng có gì để đền đáp / Chúa Giêsu đã nói đến bữa tiệc mà khách mời đa số thuộc giới nghèo không có khả năng đáp lễ / Chúa đưa các dụ ngôn ấy để nhắc chúng ta nhớ rằng: kẻ nghèo mới dễ dàng nhận được lời mời gọi / Mặt khác người nghèo không có gì đền đáp, không có kiến thức để khoe khoang, không có địa vị để mà chảnh chọe, họ không có bất cứ ưu điểm nào trước mặt Thiên Chúa / Chính vì thế khi họ đến với Chúa cách chân thật và Chúa rất vui thích đón tiếp họ  .

10/Chúng ta cần học cách xử sự rộng rãi từ đâu ? Con người càng nhận ơn dễ dàng bao nhiêu, thì Thiên Chúa càng tỏ ra rộng rãi bấy nhiêu / Nếu chúng ta muốn chuẩn bị tâm hồn để đón nhận các ơn huệ của Chúa / thì chúng ta cũng phải có bổn phận phải san sẻ cho kẻ khác cách rộng rãi / Bởi vì ơn Chúa ban cho chúng ta cách trọng hậu và cho không/ Chúng ta hãy ưu tiên san sẻ cho những người không có thứ gì để tặng lại cho chúng ta / Nghĩa là cho nhưng không trong tinh thần tôn trọng họ .  (chứ không phải là bố thí).

11/Chúng ta cần nhận ra thứ gì từ cõi lòng mình ? Một nghi thức ấn tượng xảy ra trong phần phụng vụ ngày thứ sáu Tuần Thánh: các Chủ tế nằm im lặng trước bàn thờ Chúa như đã chết/ sau đó họ đứng lên để nói lên cho chúng ta hiểu rằng: Họ đã chết trong tội lỗi và đã sống lại trong Đức Kitô, đó là cách thức biểu lộ lòng thống hối tội lỗi trước mặt Thiên Chúa / Chúng ta muốn được Chúa thương yêu / hãy luôn sống trong tâm tình thống hối như thế / Vì thân phận chúng ta đáng phải chết mà Chúa cho sống / Bởi vì Ngài thương yêu chúng ta quá bội ! Chúng ta, mỗi người hãy sống xứng tầm với một người con của Thiên Chúa.   **R

 

TÓM Ý

1/Khiêm tốn là gì ? Là tự cho mình hèn kém, cố ý làm giảm thiểu giá trị của mình đi. Khiêm tốn ở đây mang một ý nghĩa thật tốt đẹp. Chúa Giêsu muốn chúng ta sống như Chúa qua câu nói: Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường. Chúa là Thiên Chúa, Chúa chỉ đến để phục vụ và cứu chuộc chúng ta .

2/Thế nào là khiêm tốn như Chúa ? Là cố gắng sống giống Chúa, không sống cho mình mà chỉ sống cho người khác, dùng tài năng sức lực của mình chỉ để phục vụ người khác.

3/Muốn được Chúa yêu thương, ta cần phải sống thế nào ? Nếu muốn được Chúa yêu thương và chúc phúc / muốn được mọi người yêu mến thì ta phải sống khiêm tốn từ trong tư tưởng, lời nói, việc làm. Ta càng khiêm tốn, ta càng được Chúa yêu thương.

4/Ông nhà văn đã ngộ nhận như thế nào ? Khi gia đình ông vào trong rạp xem phim, thấy có người khác vỗ tay, ông cứ tưởng rằng do ông nổi tiếng nên người khác muốn hoan hô ông.  Nhưng thực ra không phải thế.

5/Trong đời sống xã hội, người ta thường tranh chấp nhau điều gì ? Phần lớn người ta muốn hơn thua nhau ở cái ghế, cái ghế là chức vụ, là quyền năng. Ai cũng muốn ngồi ghế cao và tìm cách bảo vệ cái ghế của mình. Người Pharisieu thích ghế nhất. Yacobe và Yoan thích ghế bên tả bên hữu. Philato sợ mất ghế nên đã đóng đinh người vô tội.

6/Bài Tin Mừng hôm nay muốn cho chúng ta thấy điều gì ? Chúa muốn cho chúng ta thấy khách dự tiệc ai cũng muốn ngồi chỗ nhất. Con người ở thời nào cũng luôn bị ám ảnh bởi chiếc ghế. Chiếu trên chiếu dưới ở cỗ đình làng vẫn luôn tồn tại / các thanh niên hôm nay ai cũng muốn tìm một chỗ cao trong xã hội. Nhưng Chúa không ủng hộ điều đó.

7/Thế nào là sống khiêm tốn ? Chúa bảo chúng ta đừng háo danh, đừng giả vờ tự hạ / khiêm tốn không phải là coi thường mình. Cũng không phải là rụt rè sợ trách nhiệm, khiêm tốn là biết nhận mọi ơn lành ta có được từ bàn tay Thiên Chúa.

8/Người môn đệ phải khiêm tốn như thế nào? Người khiêm tốn không sợ chức vụ cao, nhưng là dùng địa vị cao để phục vụ mọi người. Người có chức vụ càng cao, càng có cơ hội phục vụ mọi người. Vì nhân loại đang chờ họ, người khiêm tốn luôn biết mang vinh quang về cho Thiên Chúa.

9/Người ta thường đánh giá người khác dựa trên thứ gì? Họ thường dựa vào chiếc ghế của người khác. Thế nhưng một anh phu quét đường mà có lương tâm thì có giá trị hơn một ông giám đốc tham nhũng.

10/Chúa khuyên ta nên chọn khách như thế nào ? Khi chọn khách mời, Chúa khuyên ta nên mời người nghèo khó, tật nguyền hơn là chỉ  mời ngững người giàu có ruột thịt, thân quen. Chúa bảo chúng ta đừng toan tính vụ lợi, mà hãy lưu ý đến những kẻ bất hạnh.

11/Người đời thích giao du với ai ? Ai cũng thích giao du với người giàu có, thế giá, có học, có của để khi cần thì nhờ vả. Nhưng xã hội này có quá nhiều người nghèo nên họ luôn bị bỏ rơi. Bởi vì họ nghèo nên khó có cơ hội để đền đáp.

12/Chúng ta nên sống như thế nào ? Chúng ta nên bỏ đi các thói quen lệch lạc đó để đến với những người đang cần chúng ta. Trẻ em vùng xa đang cần giáo viên, bao nhiêu bệnh viện tuyến huyện đang cần bác sĩ, bao nhiêu người nghèo ở nông thôn chỉ cần 10 nghìn đồng để sống no cơm cho một ngày.

13/Khi nào chúng ta mới có hạnh phúc ? Chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi sống với mọi người mà không chút so đo tính toán vì nghĩ đến phần thưởng mà ta sẽ nhận được sau này.

14/Ai là người cần ta giúp đỡ ? Thế giới này quá rộng lớn mà bàn tay ta lại quá nhỏ bé, ta chỉ có thể nối vòng tay lớn hoặc ta chỉ có thể giúp đỡ những ai mà ta gặp được trên đường đi. Giống như hình ảnh người Samari nhân hậu.

15/Một lời cầu xin : Lạy Chúa, xin ban cho con tấm lòng phó thác để con đừng thu tích của cải, xin cho con biết quý trọng phẩm giá người khác, xin cho con có thể giúp những người thất vọng lấy lại được niềm tin.

16/Một điều ước: Con sẽ ước gì ? Con ước rằng : Con dám trao tất cả những gì con có cho Chúa  , cho anh em chung quanh con đang thiếu thốn, đói nghèo.

17/Điều đáng tiếc nhất khi sống ở đời là gì ? Cuộc đời luôn giống như một bữa tiệc mà ai cũng thích ngồi chỗ nhất. Nhưng chỗ nhất chỉ có rất ít. Chính vì thế mà người ta phải tranh dành nhau bất chấp mọi thủ đoạn để chiếm chỗ nhất cho mình.

18/Tranh chỗ thường diễn ra ở đâu  ? Chúng vẫn diễn ra ở khắp mọi nơi: Từ trong gia đình, ra nơi cộng đoàn, trong khu xóm, trong giáo xứ, giữa các quốc gia dân tộc và ngay cả những nơi chỉ có 2 người.

19/Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta ngồi vào chỗ nào ? Giữa một thế giới lúc nào cũng xâu xé nhau, thì Chúa Giêsu lại bảo chúng ta hãy ngồi vào chỗ cuối, hãy khiêm nhu tự hạ .

20/Khiêm nhường đúng nghĩa là gì ? Nhiều người hiểu sai về khiêm nhường, khiêm nhường không phải là khinh dễ bản thân, không phải là sống thụ động, không dám nhận trách nhiệm, khiêm nhường cũng không phải là đeo mặt nạ để lôi kéo người khác hiểu lầm là : tôi đã hạ mình rồi.

21/Khiêm nhường là chấp nhận điều gì ? Là xét kỹ lại cách sống và chấp nhận sự thật về mình, khiêm nhường là biết mình là tro bụi, là thụ tạo và mọi ơn ta có được là so Chúa ban / hãy dâng hết lại cho Chúa như món quà mà ta muốn đáp trả.

22/Khiêm nhường là nhận ra điều gì ? Là nhận ra mình khiếm khuyết, chưa hoàn hảo, là tôi còn khiếm khuyết, thiếu sót, giới hạn, cần được nâng đỡ, góp ý, tha nhân có rất nhiều người hơn tôi, mặc dù tôi chẳng ưa họ.

23/Lợi ích từ những lời chỉ trích của kẻ khác: Nhờ bị chỉ trích mà tôi nhận ra được sự thật. Nếu tôi khiêm tốn, tôi sẽ nhận ra nhiều điều hay, tốt từ người khác. Nếu họ giỏi, điều đó không đe doạ cho chiếc ghế của tôi. Họ giỏi, họ sẽ làm được nhiều điều lợi ích cho Chúa, cho cộng đoàn.

24/Một sự thật mà mỗi người cần biết là gì ? lạy Chúa, xin cho con biết Chúa, biết con. Biết Chúa là đấng tốt lành, để con yêu mến, suy phục, tôn thờ. Biết con là đứa hèn hạ, tội lỗi để con đừng lên mặt với bất cứ ai, để con khiêm nhường thẳm sâu và đáng được Chúa xót thương tha thứ . **R

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1807
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  670
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350974
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top