Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN 3 Thường Niên / C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT III TN C 

ĐỀ TÀI: CHÚA GIÊSU TỰ MINH CHỨNG VỀ MÌNH

 

TUNG HÔ TIN MỪNG: Lc 4,18Halêluia. Halêluia. Chúa đã sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Lc 1,1-4; 4,14-21   /  “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”

Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

 1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta.2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta.3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, 4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.

14 Khi ấy, được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận.15 Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.

16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người đã được dưỡng dục. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: 18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức,19 công bố một năm hồng ân của Chúa.

20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

----//----

1/Bằng chứng nào cho thấy Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai ?

2/Trong Cựu Ước có mấy bằng chứng cụ thể ?

3/Thế nào là lời Tiên Tri ?

4/Tin Mừng hôm nay dẫn chứng điều gì ?

5/Những lời tiên báo nào được ứng nghiệm ?

6/Chúng ta đón nhận các sự kiện ấy như thế nào ?

7/Ai hướng dẫn công việc của Chúa Giêsu ?

8/Nhờ đâu Chúa Giêsu luôn được Thánh Thần hướng dẫn ?

9/Vì sao Chúa Giêsu yêu thích đọc sách kinh ?

10/Chúa Giêsu đã làm gì khi biết được Thánh Ý Chúa Cha ?

11/Chúa Giêsu đã làm gương như thế nào ?

12/Muốn sống đạo tốt ta phải làm gì ?

13/Do đâu Chúa Giêsu có thể chu toàn sứ vụ ?

14/Những người giảng dạy về đức Tin ngày naycần có tâm tình gì ?

15/Thời đại mới là gì ?

16/Các lời tiên tri được ứng nghiệm như thế nào ?

17/Sứ vụ của Chúa Giêsu là gì ?

18/Giáo Hội đã thực thi sứ mạng như thế nào ?

19/Chúa Giêsu đã làm gì trong Hội đường ?

20/Lý do Chúa Giêsu được tràn đầy Chúa Thánh Thần ?

21/Vị thế của Chúa Giêsu là ai ?

22/Sứ vụ của Chúa Giêsu là gì ?

23/Chúa Giêsu được sai đến với ai ?

 

Bài 1: LỜI TIÊN TRI ĐÃ ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Bằng chứng nào chứng tỏ Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai ? Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ kinh thánh, chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu đã thực thi đúng với những lời tiên tri nói về Ngài từ hàng trăm năm trước. Đó là một bằng chứng xác quyết: Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng là mà Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại. Hôm nay, các lời kinh thánh đó đã được ứng nghiệm.

2/Có mấy bằng chứng trong Cựu Ước? Xin thưa có 5 :

a.  Này đây là trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai (Isai-a).

b. Và ngươi, hỡi Bê-lem xứ Giu-đa, ngươi không phải là một thành trì nhỏ bé (Mikea).

c.  Ta sẽ gọi con ta ra khỏi đất Ai cập .( Ose)

d. Hỡi Yerusalem, này vua ngươi đang đến, Ngài cưỡi trên lừa con .(Giacaria).

e.  Người ta đáng đập, nhưng Ngài bằng lòng chấp nhận, như con chiên yên lặng trước người thợ xén lông (TT Isaia nói về cái chết của Chúa).

3/Thế nào là lời tiên tri ? Mỗi lời tiên tri là một lời nói trước về một biến cố nào đó sẽ xảy ra liên quan đến hành động của Thiên Chúa. Những lời báo trước về Đức Ki-tô đã được Thiên Chúa mạc khải cho các tiên tri. Sau đó các tiên tri công bố cho dân Do Thái hàng mấy trăm năm trước. Những biến cố trên đây đã được Chúa Giêsu thực hiện đúng như lời các tiên tri loan báo.

4/Tin Mừng hôm nay dẫn chứng điều gì ? Khi đọc kỹ kinh thánh, chúng ta tin nhận Đức Ki-tô đã đến với chúng ta. Ngài là Thiên Chúa, là Đấng cứu độ mà muôn dân đang trông đợi. Như đoạn tin mừng hôm nay của tiên tri Isaia mà Chúa Giêsu đã đem ra để dẫn chứng và xác quyết với mọi người rằng: Ngài là Thiên Chúa đã đến để cứu chuộc mà ưu tiên là những người nghèo khó, khổ đau, bất hạnh.

5/Những lời tiên báo nào của Chúa đã được ứng nghiệm ? Lời Chúa Giêsu tiên báo về sự sụp đổ của thành Thánh Yerusalem đã được ứng nghiệm. Rồi đây sẽ không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào. Sự việc đã xảy ra đúng như vậy vào năm 70 khi tướng Ti-tô của La-mã đã vây hãm và bình địa thành phố này.

6/Phần chúng ta đón nhận những sự kiện ấy như thế nào ? Ngay thời đại hôm nay, chúng ta cũng đang làm sống lại những biến cố đã được ứng nghiệm như là biến cố giáng sinh, phục sinh đang được lập lại trên bàn thờ này. Thế nhưng chúng ta có đón nhận Lời Chúa và hy tế thánh thể một cách trang nghiêm, sốt sắng hay chúng ta cũng cứng lòng như dân thành Nazaret, để rồi cuối cùng chúng ta xua đuổi và tìm cách để xô Ngài xuống vực sâu ?.

7/Ai hướng dẫn, thúc đẩy công việc của Chúa Giêsu ? Chúa Giêsu luôn hành động theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Tin Mừng đã nhiều lần mô tả điều này chẳng hạn như Chúa Thánh Thần thúc đẩy Ngài vào sa mạc để ăn chay, cầu nguyện. Hôm nay, Chúa Thánh Thần thúc đẩy Ngài đi rao giảng ở miền Galile, rồi trở về Nazaret. Ngài đọc sách thánh trong hội đường đúng với đoạn sách nói về Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn. Việc này cũng có nghĩa là Chúa Giêsu được tràn đầy ơn nghĩa của Chúa Thánh Thần.

8/Nhờ đâu Chúa Giêsu luôn được Thánh Thần hướng dẫn ? Tin mừng hôm nay cho biết : Chúa Giêsu thường xuyên đọc sách thánh. Hôm nay Ngài vào hội đường do thói quen Ngài hay làm trong ngày Sabat là đứng lên đọc sách thánh, vì yêu mến lời Chúa nên Ngài gắn bó với hội đường.

9/Thói quen tốt lành này đã có từ lúc nào ? Đây là nếp sinh hoạt bình thường mà Ngài luyện tập , đã trở thành thói quen từ khi tuổi còn nhỏ. Nên lúc Chúa được 12 tuổi thì Chúa đã có thể đối đáp thật tốt với các bậc tiến sĩ trong đền thờ.

10/Chúa Giêsu đọc sách thánh như thế nào ? Chúa không đọc sách thánh theo thói quen, nhưng đọc cách trịnh trọng, kính cẩn. Ta hãy đọc kỹ đoạn văn diễn tả của Thánh Luca -> Thái độ của Chúa rất chăm chú khi làm việc này. Thái độ của Chúa làm ảnh hưởng đến cả hội đường. Cho nên khi Chúa đọc thì mọi người chăm chú nhìn Ngài.

11/Vì sao Chúa Giêsu yêu thích đọc sách thánh ? Chúa đọc sách một cách trân trọng vì Ngài luôn thao thức tìm biết Thánh ý Thiên Chúa Cha, Ngài đọc sách thánh để tìm nguồn hướng dẫn cho đời mình. Ngài đọc sách để mong chu toàn Thánh Ý Chúa Cha, Ngài cố đọc, cố nhận biết Ý Chúa Cha qua các trang sách.

12/Chúa Giêsu đã làm gì khi biết được Ý Chúa Cha ? Chúa Giêsu nghiêm túc đem ra thực hành. Cho nên khi nói với mọi người : Hôm nay, đã ứng nghiệm lời kinh thánh…./ Thì Ý Chúa Giêsu muốn đề cập đến 2 điều : Chúa đọc đoạn sách với tấm lòng khiêm tốn, hiếu thảo, lắng nghe và biết được Thánh Ý Chúa Cha đã ứng nghiệm vào sứ mạng của mình. Thứ hai : Khi biết được ý Cha rồi, thì Chúa cương quyết thi hành. Ngài coi đó như kim chỉ nam, như chương trình hành động và cương quyết hoàn thành sứ mạng này.

13/Chúa Giêsu đã làm gương như thế nào ? Hãy thường xuyên đọc sách thánh để ta luôn được tiếp xúc với Thiên Chúa. Đây là kết quả của ơn Chúa Thánh Thần. Khi ta kính cẩn đọc, Chúa sẽ soi sáng cho ta biết đường đi. Sau đó hãy quyết tâm thực hành những điều mà ta đã đọc.

14/Muốn sống đạo thật tốt, chúng ta cần điều kiện nào ? Chẳng ai có thể say mê kinh thánh nếu không có ơn Chúa Thánh Thần lôi cuốn. Chẳng ai có thể tìm ra thánh ý Chúa nếu không có Chúa Thánh Thần soi sáng. Chẳng ai có thể thực hành Lời Chúa nếu không có ơn Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Càng được ơn Chúa Thánh Thần ta càng say mê kinh thánh, ta càng say mê kinh thánh ta càng được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Ta sẽ mau mắn thi hành ý muốn của Thiên Chúa.

15/Do đâu Chúa Giêsu có thể chu toàn sứ vụ ? Bắt nguồn từ quyền phép Chúa Thánh Linh, vì Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, Chúa Giêsu có được quyền phép này là do Người cầu nguyện liên lỉ. Mỗi khi Chúa nói hay hành động Chúa đều cầu nguyện xin Thánh Linh hướng dẫn. Nhờ vậy mỗi khi Chúa rao giảng ,Chúa nói toàn những lời châu ngọc khiến cho dân chúng say mê, ngưỡng mộ.

16/Tâm tình của kẻ giảng dạy Đức Tin là gì ? Đây là  một quy luật căn bản bởi vì ngày nay khi rao giảng không còn có phép lạ đi kèm nữa, cho nên người rao giảng luôn phải có tâm tình tuỳ thuộc và gắn bó vào Chúa Thánh Linh.

17/Thời đại mới mà Chúa Giêsu mang đến là gì ? Mục đích của Chúa là mang đến tin mừng cứu độ, là mang tin giải phóng nhưng không phải là giải phóng chính trị, nhưng là giải phóng tâm hồn, mở ra cơ hội cho kẻ vô vọng. Những người được ưu tiên đón nhận sứ điệp ấy là những người nghèo, những kẻ bị áp bức, giam cầm. Sự có mặt của Chúa đã khai mạc một thời đại mới, thời đại cứu độ.

18/Cách giảng dạy của Chúa Giêsu như thế nào ? Cách Chúa Giêsu giáo dục dân chúng cách tuần tự , cho họ quyền tự do nghe hay không nghe, dẫn dắt họ tiến dần đến sự hiểu biết rằng : Nếu tin và thực hành theo Lời Thiên Chúa dạy thì niềm tin ấy sẽ đem đến cho họ sự giải phóng, sự tự do thật sự-> Đó chính là ơn cứu độ.**R

 

Bài 2: GIÁO HỘI TIẾP NỐI SỨ VỤ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

19/Làm sao người ta có thể hiểu được lời Thiên Chúa ? Đứng trước mầu nhiệm của Thiên Chúa, con người làm sao có thể hiểu nổi, hơn nữa ngôn ngữ của con người làm sao diễn tả được ý định của Thiên Chúa. Bởi vậy cách chúng ta giải thích lời Thiên Chúa là thú nhận rằng mình không hiểu nổi. Chỉ có Thiên Chúa mới hiểu được Lời Thiên Chúa. Vì thế hôm nay khi đọc lời tiên tri Isaia, Chúa đã giải thích cho chúng ta thật ngắn gọn, đầy đủ nên khi nghe ai cũng hiểu: Hôm nay đã ứng nghiệm Lời kinh thánh mà tai quý vị vừa nghe.

20/Như thế nào là ứng nghiệm lời tiên tri ? Nhiều bằng chứng cho thấy các phép lạ Chúa làm hôm nay thì đã có rất nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước tiên báo. Đó là bằng chứng cho thấy Ngài là Đức Ki-tô được Thiên Chúa sai đến. Ngài thật là con Thiên Chúa.

21/Sứ mạng của Chúa Giêsu là gì? Trong suốt thời gian Chúa sống và đi rao giảng ,Chúa đã thực hiện đúng các lời tiên tri : Công bố Tin mừng cho người nghèo -> Ngay từ lúc vừa sinh ra, những mục đồng được loan báo đầu tiên. Sau này khi môn đệ Yoan tẩy giả đến hỏi có phải Ngài là Đấng Cứu Thế không ? Thì Ngài bảo họ về kể lại cho Yoan nghe : Mù được thấy, què được đi, câm-điếc nghe nói được, người chết sống lại và người nghèo được nghe rao giảng tin mừng. Đúng với những gì tiên tri Isaia nói trước. Hôm nay, trong hội đường Do Thái, Chúa Giêsu cũng công bố : Ngài đến để thực hiện những lời mà Isai-a mà họ vừa nghe -> Ngài có  sứ mạng đem lại ơn cứu độ cho mọi người.

22/Giáo hội đã thực hiện sứ mạng này như thế nào ?  Qua suốt chiều dài lịch sử từ khi Giáo hội được thành  lập. Giáo hội luôn nỗ lực đem tin mừng đến cho người nghèo khó. Chính giáo hội đã khai sinh ra các trường học, bệnh viện, cô nhi viện, trại cùi, trại tế bần, trại dưỡng lão. Các việc từ thiện bác ái mà giáo hội thực hiện thì ngày nay vẫn còn nguyên giá trị ,và sứ mạng của Giáo hội hôm nay cũng cấp bách, quan trọng hơn trong các vấn đề công lý, giải phóng, phát triển và hoà bình thế giới.

23/Giấc mơ của Thánh Tê-rê-xa Calcutta như thế nào ? Mẹ Thánh trong thời gian đầu khi mới khởi sự làm việc bác ái cho những người cùng khổ ở vùng ngoại ô Calcutta, mẹ bị sốt liệt giường, trong cơn mê sảng mẹ thấy mình được đem đến trình diện cùng Thánh Phê-rô. Nhưng Thánh Phê-rô chặn mẹ lại không cho vào, Thánh Phê-rô nói : Không để cho người nào ở khu ổ chuột được vào Thiên Đàng. Mẹ tức giận nói với Thánh Phê-rô : Thế ư ? Vậy con sẽ làm mọi cách để làm cho Thiên Đàng đầy rẫy dân cư của các khu ổ chuột. Và lúc đó bắt buộc Ngài phải cho con vào Thiên Đàng.

24/Hiệu quả thế nào từ việc làm của Thánh nữ Tê-rê-xa ? Kể từ sau giấc mơ đó, không biết bao nhiêu người cô đơn ,cùng khổ đã qua đời trong vòng tay ôm ấp của mẹ và của các nữ tu khác. Thiên Đàng đã trở thành nơi cư trú cuối cùng của những con người cùng khổ mà dòng mẹ mang về. Ngày nay có hơn 3.000 nữ tu thừa sai bác ái với 350 cơ sở xã hội hiện diện trên 100 vùng lãnh thổ quốc gia. Các nữ tu thừa sai bác ái đó là những nhân chứng cho tin mừng .

25/Việc làm của Thánh Tê-rê-xa nhắc ta điều gì ? Việc làm của mẹ Thánh là bằng chứng thúc giục chúng ta hãy hành động trong phạm vi của mình, không được nản chí, đừng chê những việc nhỏ vì tất cả dù lớn hay nhỏ cũng đều là hành động của tình yêu. Còn có biết bao kẻ nghèo đói, khốn cùng chung quanh chúng ta.

26/Chúng ta phải tiếp nối công việc của Chúa Giêsu như thế nào ? Biết đến bao giờ chúng ta mới dám nói như Chúa Giêsu : Hôm nay, ứng nghiệm lời kinh thánh mà tai anh chị em vừa nghe ! Mỗi người hãy thực thi sứ vụ của Chúa Ki-tô nơi anh chị em chung quanh mình bằng cách mang đến ánh sáng chân lý, nâng đỡ người nghèo khổ, xua trừ nỗi sợ hãi, giải thoát kẻ bị tù đày, bất công, dốt nát / xoa dịu mọi nỗi oán hờn, an ủi kẻ cô đơn, biểu lộ cách sống đạo tích cực.

27/Làm sao để Nước Chúa có thể hiện diện giữa chúng ta ? Nếu chúng ta thực thi đúng nhiệm vụ của môn đệ Chúa Ki-tô như bài tin mừng vừa nêu, thì lời tiên tri Isaia hôm nay cũng sẽ được ứng nghiệm. Năm hồng ân năm nay cũng vừa được công bố và Nước Thiên Chúa cũng đang hiện diện giữa chúng ta trong lúc này.

28/Về cơ bản chúng ta có mấy loại Ki-tô hữu ? Thưa, có 3: Trước hết là Ki-tô hữu theo danh nghĩa, thứ hai là Ki-tô hữu theo thói quen và thứ 3 là Ki-tô hữu đích thực.

29/Thế nào là nhiệm thể Chúa Ki-tô ? Giáo hội là một nhiệm thể, được ví như trong y học ngày nay có rất nhiều khoa. Nên thân thể cũng được chia ra làm nhiều phần, các nhà chuyên môn này chỉ quan tâm đến những bộ phận mà mình chịu trách nhiệm mà không quan tâm đến toàn bộ con người. Thân thể con người được tạo nên một xác thể thống nhất dù rằng nó bao gồm rất nhiều chi thể, những chi thể này rất khác nhau và chức năng cũng khác nhau. Cho nên có những chi thể xem ra quan trọng hơn các chi thể khác. Nhưng một thân thể cần có đầy đủ các chi thể và các chi thể thì luôn cần có nhau và điều này càng không thể thiếu.

30/Thế nào là một Ki-tô hữu độc lập ? Chúng ta dù nhiều chi thể nhưng cùng tạo thành trong một thân thể trong Đức Ki-tô và qua phép rửa tội chúng ta trở thành những chi thể trong một thân thể của Chúa Ki-tô tức là Hội Thánh. Một số người muốn sống một mình, muốn hoạt động một mình, không muốn cậy nhờ hoặc chung chạ với ai. Nhưng chúng ta không thể có một Ki-tô hữu cô lập như thế. Những người chủ trương tách lìa sẽ làm tổn thương cho cộng đoàn. Chúng ta là một phần của người khác nên phải hết sức tránh đừng để cho mình sống biệt lập.

31/Tại sao chi thể phải cần lẫn nhau ? Cộng đoàn luôn có những yêu cầu đối với chúng ta. Vì lẽ đó có những cơn cám dỗ muốn cho ta sống một mình, không cần đến ai. Muốn tự mình tìm kiếm ơn cứu độ cho riêng mình. Đây là một cơn cám dỗ mạnh mẽ, nhưng điều này là không thể được vì chúng ta cần có nhau như các phần thân thể rất cần có nhau. Và giáo hội cũng cần đến chúng ta. Chúng ta cần có ý thức mình đang thuộc về nhau và cùng thuộc về Đức Ki-tô, chúng ta thuộc về một cộng đoàn nên nó có lợi ích rõ ràng.

32/Người Ki-tô hữu cần đoàn kết, vì sao? Chúng ta cần lấy hình ảnh cây sậy làm điển hình. Cây sậy một mình thì mềm yếu và dễ gãy nhưng khi cột chúng nhiều thân cây thành một bó, chúng sẽ không thể bẻ gãy, điều đó cũng sẽ đúng với con người.

33/Ý nghĩa hình ảnh cây nho: Tầm quan trọng của cộng đoàn đã được Chúa Giêsu nhấn mạnh, Người dùng hình ảnh cây nho và cành nho. Hình ảnh này tuy đơn sơ nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc qua đặc tính hiệp nhất và lệ thuộc lẫn nhau. Cành nho cần cây nho để sống, cây nho cần cành nho để ra hoa kết trái.

34/Cây nho là đầu, cành nho là chi thể, ý nghĩa của nó ? Nếu nói theo ngôn ngữ của Thánh Phao-lô : Đức Ki-tô là đầu của thân thể, chúng ta là những chi thể. Nếu một người không có ý thức mình thuộc về một cộng đoàn, cùng chăm sóc và cùng chịu trách nhiệm cho nhau, thì người ấy không thật sự là một Ki-tô hữu.

35/Sự hiệp nhất mang lại điều gì ? Chúa Giêsu mong muốn chúng ta mang lại hiệu quả, trước tiên phải là sự hiệp nhất, qua sự hiệp nhất ấy, mọi người nhận ra ta thuộc về Đức Ki-tô. Nhờ sự liên kết mà chúng ta sẽ thực sự có thể săn sóc yêu thương nhau mà yêu thương nhau tức là môn đệ của Đức Ki-tô.**R

 

Bài 3: CÁCH CHÚA ỨNG XỬ TRONG HỘI ĐƯỜNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

36/Chúa Giêsu đã làm gì trong Hội Đường ? Trong Hội Đường, khi hai bài đọc của sách lề luật và sách tiên tri chấm dứt, thì một cử toạ có thể đứng lên chú giải bản văn hoặc đưa ra lời giải thích hay đưa ra bài giáo huấn xây dựng. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng làm thế. Mọi người chờ đợi trong sự kinh ngạc, Chúa Giêsu đã làm gì khiến cho người ta chú tâm đến Ngài. Bởi vì Ngài không phải là một Rabbi, hoặc là người đã từng viết sách tra cứu, chỉ là bỗng dưng người ta nghe đồn khi Ngài khởi sự dạy trong các thành khác của xứ Galile.

37/Đoạn sách Isaia mô tả điều gì ? Đây là lần đầu tiên Chúa trở về Nazaret, một nơi mà ai cũng biết rõ về Ngài. Trong bản văn vừa đọc, tiên tri Isaia mô tả thời cuối cùng của cuộc lưu đày và là mở đầu cho thời kỳ huy hoàng. Thời kỳ mà Đấng cứu thế sẽ xuất hiện, với vẻ trân trọng, Chúa Giêsu đã áp dụng lời tiên tri đó vào chính bản thân mình một cách hết sức tự nhiên.

38/Lý do Chúa Giêsu được tràn đầy ơn Thánh Thần: Thánh thần Chúa ngự trên tôi. Chỉ có Chúa Giêsu mới dám nói lên câu đó. Không phải Ngài chỉ xem thấy Thần linh Chúa ngự xuống bằng hình thức mà mắt con người có thể xem thấy. Nhưng nhờ sự kết hợp bản tính Thiên Chúa với bản tính nhân loại ở cùng một chủ vị nơi Ngài mà Thần linh Thiên Chúa cùng đồng hoá với thần trí của Ngài. Không phải ngự trong chốc lát nhưng là ngự vào một cách trường tồn.

39/Vị thế của Chúa Giêsu là ai ? Người đã xức dầu cho tôi. Chúa Ki-tô là một loại dầu tuyệt hảo. Chúa Giêsu trỗi vượt hơn các tiên tri, những việc Ngài làm được thì chưa hề có tiên tri nào làm được. Vì Ngài là dấu tấn phong nên Ngài là vua trên hết các vị vua, là Đấng thống trị tối cao và nước của Ngài là Nước Thiên Chúa. Ngài là vị tư tế thượng phẩm được hiến thánh, Ngài là Người-Chúa, là đấng trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại, Ngài là Đấng Messia mà dân Isarel luôn mong đợi.

40/Sứ vụ của Chúa Giêsu là gì ? Người sai tôi đi, ơn gọi tôn giáo luôn đi kèm với một sứ mạng. Đấng xức dầu không phải là đấng được xức dầu, mà là cho những ai mà vị này được phái tới. Sứ vụ của Ngài là Đấng được sai đi, Ngài xuất phát  từ Thiên Chúa và Ngài được phái đi trần gian để đưa trần gian về với Chúa Cha.

41/Chúa Giêsu được sai đến với ai ? Sứ vụ của Ngài là đem tin mừng đến cho người nghèo. Đây là những người nghèo khó về vật chất mà cũng kể cả những người nghèo về phần thiêng liêng. Chỉ có ai nhận ra sự khốn khổ của mình thì mới biết dọn lòng chuẩn bị đón nhận Tin mừng. Chúa Giêsu không được sai đến cho những người đang nghĩ rằng mình đã đầy đủ rồi. Nhưng là đến với những người có hoàn cảnh đau khổ, vì những người  này mới coi đó là sứ điệp Tin mừng.

42/Ai là kẻ tù đày được giải thoát ? Loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị tù đày. Tù đày bề ngoài là nô lệ ở Đế Quốc Babilon, tù đày bề trong là tội lỗi do ma quỷ trói buộc. Nếu hiểu theo nghĩa này thì đây mới chính là những người tù đày cần được giải thoát. Sứ điệp tự do là chân lý chủ yếu của đạo Ki-tô giáo. Ở đâu không có câu nệ, hình thức, lo âu, sợ hãi thì ở đó không có sự tự do vì nó đã bị bóp méo ngay trong bản chất của nó.

43/Dấu chỉ người mù được thấy là gì ? Người mù được thấy. Mù ở đây là mù nội tâm, tối tăm trong nghi hoặc, đêm đen của tâm hồn và xa cách ánh sáng chân lý. Chúa Ki-tô là ánh sáng soi chiếu trần gian, soi sáng trong đêm tối. Đức Ki-tô chỉ cần đụng tay là người mù được sáng mắt. Đây là ý nghĩa về sự soi sáng mà Chúa Ki-tô mang đến cho kẻ mù loà phần linh hồn.

44/Ánh sáng mạc khải là gì ? Tất cả ánh sáng mạc khải, ánh sáng lý trí, ánh sáng vinh quang, tất cả đều là hoa trái của ánh sáng Chúa Ki-tô.

45/Chúa Ki-tô đứng về phía những ai ? Trả tự do cho kẻ bị áp bức -> Chúa Ki-tô luôn đứng về phía kẻ yếu đuối, kẻ cô thế, bị bóc lột, áp bức. Sứ điệp của Chúa Ki-tô mang tính cách xã hội. Satan là áp bức đe doạ tâm hồn, làm cho cuộc sống con người bị bất ổn. Chính Satan là thủ lãnh thế gian và Ki-tô giáo là cách mạng tôn giáo. Vì nó muốn lật nhào những kẻ muốn chiếm đoạt những của không thuộc về chúng. Và thay vào đó là để cho quyền năng tối cao của Thiên Chúa thống trị toàn cõi.

46/Thế nào là hừng đông của thời đại ? Loan báo năm Hông ân là thời kỳ vĩ đại của ơn cứu độ được mở đầu với việc Đấng Messia đến. Tất cả mọi năm hoan hỉ của Israel chỉ là điềm báo cho thời tương lai này. Thời mà sự vui mừng vô tận được phát sinh từ âm hưởng của việc loan báo tin mừng.

47/Vì sao dân chúng lắng nghe, cảm kích ? Khi áp dụng các lời tiên tri vào chính mình. Chúa Ki-tô muốn mọi người nhìn vào sứ vụ của Ngài bằng những từ ngữ tuy đơn sơ nhưng rất uy nghiêm đến độ dân chúng đã phải nín thở, hồi hộp lắng nghe đầy cảm kích. Họ ngạc nhiên về cách Ngài dạy dỗ / một con người chưa từng học hành ở đâu cả. Họ kinh ngạc về cách Ngài dạy dỗ khác xa với các thói quen mà họ đã từng nghe, lời Ngài dạy rất hấp dẫn, chí lý và thật dễ hiểu. Và đây mới chính là sứ điệp mang lại ơn cứu độ.

48/Hai thái cực của một bầu khí: Sau những lời Chúa Giêsu giải thích chính là thời gian thinh lặng. Các cử toạ sau khi đã trao đổi cảm tưởng, đây là một pha lôi cuốn, đầy vui mừng, rồi từ từ có nhiều tiếng nói khác nhau nổi lên. Sau đó là tiếng nói các luật sĩ. Bầu khí từ từ thay đổi, rồi biến đổi hẳn. Phần hoạt cảnh sau đó diễn biến theo chiều ngược lại. Họ trục xuất và tìm cách giết Chúa.  **R

 

Bài 4: NGƯỜI CÔNG BỐ NĂM HỒNG ÂN

Chia sẻ kinh nghiệm sống Tin Mừng:

49/Hãy kể ra 3 đặc điểm của chức vụ mà Chúa Giêsu vừa mới nhận lãnh kể từ sau khi chịu phép rửa của Yoan và vào sa mạc để chịu ma quỷ cám dỗ:

a.  Chức vụ được thi hành do quyền năng Chúa Thánh Thần.

b. Danh tiếng của Chúa Giêsu được đồn rộng ra khắp xứ.

c.  Ngài giảng dạy như Đấng Có Uy Quyền giữa công chúng.

50/Mô tả về Nazaret: Đây là một thành hay một thị trấn, dân cư có khoảng 20.000 người / Nazaret tọa lạc trong vùng đất sườn đồi của Gali-lê, gần cánh đồng Gi-tri-en / Có ba con đường lớn vây quanh Nazaret  => con đường phía nam đưa khách hành hương lên Yerusa-lem / Con đường dọc bờ biển đưa đoàn thương gia chở hàng hóa nặng đi từ Ai Cập lên Đa-mát / Con đường lớn đi từ phương Đông cho những đoàn doanh thương từ xứ Arabi tới và cũng có những đoàn quân viễn chinh La Mã tiến về các biên giới miền Đông của đế quốc.

51/Nazaret có phải là một vùng quê hẻo lánh không? Thật là sai lầm nếu ai dám nghĩ như thế  / Đây là một thành có tầm cỡ lịch sử và có các trục giao thương của thế giới chạy ngang qua trước cửa ngõ / Đây cũng chính là nơi Ngài đã lớn lên và trưởng thành / Đây cũng chính là nơi Chúa Giêsu đã giảng bài quan trọng chứa đựng cả chương trình và sứ vụ của Ngài / Đây cũng được gọi là nơi Ngài đã đưa ra bản tuyên ngôn về công tác cứu rỗi mà Ngài phải đến để thực hiện.

52/Hãy nói về sự kiện ngày Sabát xảy ra tại Hội đường Nazaret: Hôm ấy là ngày Sabát, bà con bạn hữu và những người đồng hương của Chúa Giêsu đều hội họp đông đảo tại nơi thờ phượng chung là Hội đường / Tất cả đều nóng lòng muốn được nghe một người mà họ quen biết nhiều / một người mới thình lình nổi tiếng //Có thể là do Chúa Giêsu yêu cầu hoặc là người phụ trách Hội đường đưa cho Ngài cuộn sách ghi lời Kinh Thánh của Tiên tri Isai-a để Ngài hướng dẫn giờ đọc Lời Chúa.

53/Điều bất ngờ là gì? Chúa Giêsu bất ngờ mở sách nhằm chỗ nói về niềm vui của năm hồng ân / Tác giả mô tả sự vui mừng của những kẻ trở về sau cuộc lưu đày Babylon hơn 50 năm / Chúa Giêsu đọc xong đoạn sách thì ngồi xuống như cách các kinh sư vẫn thường làm.

54/Thái độ của dân chúng ra sao ? Mọi người đều chăm chú nhìn vào Ngài và chờ đợi / Chúa lợi dụng dịp này để công bố lời tiên tri này đã được ứng nghiệm nơi chính Ngài.

55/Chúa Giêsu đã tuyên bố điều gì ? Chúa Giêsu tuyên bố chính Ngài là Đấng Messia (Đấng Cứu Thế) đã được hứa ban / Lời tiên tri bắt đầu với câu: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi”, khi đem câu này áp dụng cho chính Ngài / có nghĩa rằng Ngài đã được xức dầu tấn phong / không phải bằng loại dầu thường như các tiên tri, như các thượng tế hay như các vua / nhưng được xức dầu Thánh Thần để được làm Đấng Kitô của Thiên Chúa.

56/Với tư cách là Đấng Messia, Chúa Giêsu phải làm gì ? Ngài sẽ rao giảng Tin Mừng cho người nghèo / Ngài sẽ công bố phóng thích cho những người bị tù đày vì tội lỗi / Và Chúa sẽ thiết lập những nguyên tắc để đem lại sự tự do cho nhân loại.

57/Hiệu quả của những nguyên tắc này là gì ? Ngài sẽ giúp cho kẻ áp bức được tự do, đồng nghĩa với việc cởi bỏ những xiềng xích là hậu quả do lòng độc ác, do tính ích kỷ và của sự tội lỗi / Ngài sẽ công bố một thời đại ân xá cho tất cả mọi người.

58/Như vậy Chúa gián tiếp giải thích thời đại ân sủng như thế nào? Chúa mô tả về sự giải phóng nô lệ / Công bố tin vui của năm hồng ân / Chúa Giêsu đã diễn đạt tính chất ân sủng dạt dào do chức vụ của Ngài mang đến!

59/Dưới tác động của ơn Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu đã làm gì ? Chúng ta cần phải xem xét thật kỹ để nhận ra các cách mà Chúa Giêsu đã vận dụng Kinh Thánh Cựu Ước như thế nào vào trong sứ mệnh cứu thế của Ngài.

60/Hôm nay chúng ta nhận ra điều gì khi quan sát Chúa Giêsu đọc sách Thánh ? Khi Chúa Giêsu giảng dạy trong các nhà Hội , thường vẫn có đọc sách Thánh / Đây là cơ hội duy nhất chúng ta biết được Ngài chọn bản văn / và những lời đầu tiên được Ngài công bố: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi” / Chúng ta có thể nhận thấy niềm hoan lạc tỏa ra từ giọng nói và nét mặt khi Ngài thốt ra lời của Tiên tri Isai-a / Chúa muốn tôn vinh lời tác giả Thần Linh / Đấng trước kia đã linh ứng lời tiên tri và bây giờ đang hướng dẫn Ngài việc thực hiện lời tiên tri ấy.

61/Những người đồng hương của Chúa ngạc nhiên như thế nào ? Chúa Giêsu đang ở trong làng nơi Ngài đã trải qua nhiều năm sinh sống / Vì thế ai cũng biết rõ gia đình Ngài: “Đây không phải là con ông gIuse sao ?” / Câu nói ấy đã biểu lộ sự ngạc nhiên khi thấy con của một người thợ tầm thường, nhưng nay lại có được sự khôn ngoan và quyền năng như thế / Nhưng cũng chính điều này hé mở cho chúng ta thấy và xác tín rằng: một giá trị cao cả như thế không thể nào lại do nguồn gốc của gia đình đó mang lại / nhưng là do Thần Khí của Thiên Chúa.

62/Chúa Giêsu đang muốn xác định điều gì ? Chúa Giêsu đã tuyên bố: giáo lý và các hành động của Ngài là do Thiên Chúa đặt định / Bởi vì ngay lúc này chưa ai có thể nhận ra Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến một ngôi vị Thần Linh khác đang điều khiển sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu / Đó là Thánh Linh Thiên Chúa.**R

 

TÓM Ý

1/Bằng chứng nào cho thấy Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai ? Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ kinh thánh, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn thực thi đúng với những lời tiên tri đã nói về Ngài hàng trăm năm trước. Điều này chứng tỏ rằng Ngài là Đấng Messia.

2/Trong Cựu Ước có mấy bằng chứng cụ thể? Thưa, có 5

a) Này đây là trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai  .(Isaia).

b)Hỡi Bê-lem xứ Giu-đa, một thành trì nhỏ bé …(MiKea).

c) Ta sẽ gọi con ta ra khỏi đất Ai cập .(tiên tri Ose)

d)Hỡi Yerusalem, này vua ngươi đang đến, Ngài cưỡi trên lừa con (TT. Giacaria).

e) Ngài như con chiên yên lặng trước người thợ xén lông (Isaia)

3/Thế nào là lời Tiên Tri ? Là lời nói trước về một biến cố sẽ xảy ra liên quan đến một công việc của Thiên Chúa. Là những lời báo trước về Đức Ki-tô đã được Thiên Chúa mạc khải cho các tiên tri. Sau đó các tiên tri công bố cho dân Do Thái

4/Tin Mừng hôm nay dẫn chứng điều gì ? Khi đọc kinh thánh, chúng ta tin nhận Đức Ki-tô đã đến với chúng ta. Ngài là Đấng cứu độ đến từ Thiên Chúa mà muôn dân đang trông đợi. Ngài luôn dành ưu tiên cho những kẻ bất hạnh.

5/Những lời tiên báo nào được ứng nghiệm ? Lời Chúa báo trước về sự sụp đổ của thành Yerusalem điều này đã xảy ra vào năm 70 khi tướng Ti-tô bao vây và bình địa thành Yerusalem.

6/Chúng ta đón nhận các sự kiện ấy như thế nào ? Vào thời đại hôm nay, chúng ta cũng làm sống lại những biến cố giáng sinh, phục sinh trên bàn thờ. Nhưng liệu chúng ta có đón nhận các sự kiện ấy một cách trang nghiêm, sốt sắng, hay là chỉ làm cách qua loa chiếu lệ ?

7/Ai hướng dẫn công việc của Chúa Giêsu ? Chúa Giêsu luôn hành động theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Tin Mừng nhiều lần mô tả điều này : Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào sa mạc để ăn chay, cầu nguyện. Hôm nay Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu đi rao giảng ở vùng Galile rồi trở về Nazaret ,Ngài vào đọc sách trong Hội Đường.

8/Nhờ đâu Chúa Giêsu luôn được Thánh Thần hướng dẫn ? Do Chúa Giêsu thường xuyên đọc sách thánh. Hôm nay Ngài vào hội đường và cũng làm theo thói quen ấy và Ngài cũng đứng lên đọc sách thánh.

9/Chúa Giêsu đọc sách thánh như thế nào ? Chúa không đọc theo thói quen, nhưng đọc một cách kính cẩn, trang trọng. Thái độ của Chúa rất chăm chú, làm ảnh hưởng tốt đến cả hội đường. Cho nên khi Chúa đọc thì mọi người chăm chú lắng nghe.

10/Vì sao Chúa Giêsu yêu thích đọc sách kinh ? Chúa đọc kinh thánh rất trân trọng, kính cẩn vì Ngài luôn thao thức tìm biết ý Chúa Cha. Ngài đọc sách thánh để tìm đường lối hướng dẫn cho nhân loại, để chu toàn thánh ý Chúa Cha.

11/Chúa Giêsu đã làm gì khi biết được Thánh Ý Chúa Cha ? khi biết rồi Chúa Giêsu nghiêm túc đem ra thi hành. Cho nên khi Chúa nói với mọi người : Hôm nay, đã ứng nghiệm lời kinh thánh… có nghĩa là Chúa biết được Thánh ý Chúa Cha ứng nghiệm vào sứ mạng của Ngài. Cho nên Ngài cương quyết thi hành và Chúa coi đó như kim chỉ nam cho chương trình để Ngài hành động.

12/Chúa Giêsu đã làm gương như thế nào ? Chúa muốn chúng ta thường xuyên đọc sách thánh để luôn được tiếp xúc với Thiên Chúa. Đây là kết quả của ơn Chúa Thánh Thần. Khi ta đọc kinh thánh, Chúa sẽ soi sáng để hướng dẫn cho ta biết đường đi.

13/Muốn sống đạo tốt ta phải làm gì ? Nếu không có ơn Chúa Thánh Thần lôi cuốn. Ta không thể say mê kinh thánh, không có ơn soi sáng chúng ta không thể tìm ra thánh ý Chúa, ta khó lòng thực hành Lời Chúa nếu không có Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Ta càng say mê kinh thánh ta càng được ơn Chúa nâng đỡ, cuốn hút.

14/Do đâu Chúa Giêsu có thể chu toàn sứ vụ ? Chúa Giêsu là con Thiên Chúa. Chúa Giêsu làm được điều này là do Ngài cầu nguyện liên lỉ, mỗi khi Chúa Giêsu nói gì hay hành động, Ngài đều xin Chúa Thánh Linh hướng dẫn. Nhờ vậy nên những lời Chúa nói ra đều khôn ngoan ý nghĩa , nên dân chúng say mê.

15/Tâm tình phải có của kẻ chuyên giảng dạy về Đức Tin : Ngày nay, khi đi rao giảng, Chúa không còn ban phép lạ đi kèm cho nên người giảng dạy luôn phải có tâm tình tuỳ thuộc, gắn bó, phó thác vào Chúa Thánh Linh.

16/Thời đại mới là gì ? Mục đích của Chúa khi đến là mang Tin Mừng cứu độ, là mang ơn giải phóng, cứu thoát. Nhưng không phải ở lĩnh vực chính trị nhưng là giải phóng theo lĩnh vực tâm hồn. Mở ra cơ hội cho kẻ thất vọng, nghèo khó, vì những người nghèo là những kẻ được ưu tiên đón nhận. Đây là thời đại mới, thời đại Thiên Chúa cứu độ.

17/Các lời tiên tri được ứng nghiệm như thế nào? Bằng chứng cho thấy: Có rất nhiều phép lạ hôm nay Chúa làm thì cũng có rất nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước đã tiên báo. Đó là bằng chứng cho thấy Ngài là Đấng được sai đến, Ngài chính là con Thiên Chúa.

18/Sứ vụ của Chúa Giêsu là gì? Suốt thời gian đi rao giảng, Chúa đã thực hiện đúng các lời tiên tri : Công bố tin mừng cho người nghèo -> Ngay từ lúc mới vừa sinh ra thì những mục đồng đã được loan báo đầu tiên. Sau này khi Chúa trả lời cho những môn đệ của Yoan tẩy giả đến hỏi : Người mù được thấy, người què được đi, điếc được nghe, câm nói được và người nghèo được nghe rao giảng Tin Mừng.

19/Giáo Hội đã thực thi sứ mạng như thế nào ? Từ khi Giáo hội được thành lập, Giáo hội luôn nỗ lực đem Tin Mừng đến cho người nghèo khó. Chính Giáo hội đã lập nên các trường học, bệnh viện, nhà tế bần, nhà hưu dưỡng, trại trẻ mồ côi. Và cho đến ngày nay những việc làm đó vẫn còn nguyên giá trị. Sứ mạng của Giáo hội ngày càng cấp bách và quan trọng hơn.

20/Chúa Giêsu đã làm gì trong Hội đường ? Khi hai bài đọc về sách luật và sách tiên tri vừa chấm dứt thì một người nào đó sẽ đứng lên chú giải hoặc đưa ra bài giáo huấn. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng làm thế, mọi người chờ đợi, lắng nghe.Người ta kinh ngạc là phải vì Ngài không phải là một Rabbi hoặc là người từng viết sách, nhưng bỗng dưng họ lại nghe đồn về Ngài.

21/Lý do Chúa Giêsu được tràn đầy Chúa Thánh Thần: Chỉ có Chúa Giêsu mới dám nói câu này : “Thần khí Chúa ngự trên tôi”. Không phải Chúa chỉ xem Thánh Linh bằng mắt. Nhưng nhờ sự kết hợp giữa 2 bản tính mà thần Linh Thiên Chúa lại đồng hoá với thần trí của Ngài, không phải là trong chốc lát nhưng là ngự mãi mãi.

22/Vị thế của Chúa Giêsu là ai ? Người xức dầu tấn phong tôi. Chúa Ki-tô lại chính là thứ dầu tuyệt hảo. Ngài trỗi vượt hơn các tiên tri, những việc Chúa làm, chưa có ai làm được. Vì Ngài là dầu tấn phong nên Ngài là vua trên hết các vua, là Đấng thống trị, nước Ngài là nước của Thiên Chúa. Ngài là vị thượng phẩm đã được hiến thánh, Ngài là Đấng trung gian là Đấng Messia mà muôn dân luôn trông đợi.

23/Sứ vụ của Chúa Giêsu là gì ? Ơn gọi tôn giáo luôn đi kèm với một sứ mạng. Đấng xức dầu cho những ai được phái tới, Ngài xuất phát từ Thiên Chúa, Ngài được sai đi trần gian để mang trần gian về cho Thiên Chúa.

24/Chúa Giêsu được sai đến với ai ? Sứ vụ của Chúa là đem Tin Mừng đến cho người nghèo. Không chỉ người nghèo khó về vật chất mà còn nói đến những người nghèo khó về phần thiêng liêng. Chỉ có ai nhận ra con người mình khốn khổ thì mới chịu dọn lòng đón nhận tin mừng. Chúa không được sai đến cho những con người có đầy đủ. Nhưng là đến với những người có hoàn cảnh thiếu thốn, những người này mới coi đó là sứ điệp tin mừng và mới dễ dàng chấp nhận.**R

 Giuse Luca Trương Đình Nghi

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1568
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1274
 Hôm qua:  2070
 Tuần trước:  19480
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11319656
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top