Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 6 sau lễ Phục Sinh / C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT  6  SAU LỄ PHỤC SINH C  

ĐỀ TÀI:  THÁNH THẦN SẼ LÀ THẦY DẠY ANH EM.

 

Tung hô Tin Mừng:  Ga 14,23

Haleluia. Haleluia. Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến với người ấy.” Haleluia.

PHÚC ÂM: Ga 14, 23-29

"Thánh Thần sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an.

23  Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. 24  Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha – Đấng đã sai Thầy. 25  Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. 26  Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.

27  “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. 28  Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. 29  Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.”

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/Bài Tin Mừng hôm nay thuộc phần nào của Phúc Âm thứ 4 ?

2/Bình an mà Chúa nói ở đây có nghĩa là gì ?

3/Câu “Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” có nghịch lại với thần tính của Chúa Giêsu không ?

4/Giữ lời Người, nghĩa là gì ?

5/Đấng bảo trợ đến để làm gì ?

6/Tại sao Chúa Giêsu ban bình an rồi lại ra đi ?

7/Chúng ta đánh giá thế nào về cái chết của Chúa Giêsu ?

8/Chúng ta có yêu mến Chúa không ?

9/Dựa vào đâu để biết rằng : ta có yêu mến Chúa ?

10/Lời Chúa ở đâu ?

11/Tại sao chúng ta phải tuân giữ Lời Chúa ?

12/Muốn sống như Chúa, chúng ta phải làm gì ?

13/Thước đo lòng yêu mến là gi ?

14/Tại sao tình yêu phải được kiểm nghiệm ?

15/Phải hiểu sao cho đúng hai chữ: Yêu mến và tuân giữ ?

16/Hiệu quả từ việc tuân giữ Lời Chúa.

 

Bài 1: CHÚA GIÊSU CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Đoạn văn này thuộc về phần nào của Phúc Âm thứ 4 ? Thuộc về phần II của Tin Mừng Yoan, đây là diễn từ cáo biệt thứ nhất / Đức Giêsu nói những lời này sau khi rửa chân cho các môn đệ (Yn 13, 1-20) / và loan báo Yuda sẽ phản bội (Yn 13, 21-30) / Chúa kêu gọi các môn đệ đừng hoang mang trước việc Người sắp ra đi (Yn 14, 1)? Chúa Cha sẽ cử một Đấng Bảo Trợ khác để giúp các ông, đó là Thánh Thần (Yn 14, 16-17).

2/Bản văn này được chia làm mấy phần? Được chia làm 3 phần:

a)  Chúa Cha đến cùng với Đức Giêsu (Yn 14, 23-24).

b) Chúa Cha sai phái Đấng Bảo Trợ đến giảng dạy (Yn 14, 25-26).

c)  Đức Giêsu ban bình an và ra đi (Yn 14, 27-29)

3/“Dạy” và “làm cho nhớ lại”, có phải là 2 chức năng không ? Không phải là 2 chức năng của Chúa Thánh Thần nhưng là 2 phương diện của cùng một chức năng.

4/Bình an Chúa nói ở đây có nghĩa là gì ? Khi ra đi, Chúa nói bình an với các môn đệ / nhưng đây không phải là lời chào thông thường mà là lời ban ơn cứu độ / Bình an không chỉ là tình trạng không có chiến tranh / hay chấm dứt sự căng thẳng về tâm lý, hay là một cảm giác thư thái / Theo kiểu nói của Yoan: bình an, sự thật, ánh sáng, sự sống, niềm vui là những chữ mang ý nghĩa ẩn dụ về các phương diện khác nhau của các ơn huệ lớn lao mà Chúa Giêsu đã mang từ Chúa Cha đến cho con người.

5/Chúa Cha cao trọng hơn Thầy / Câu này có chống lại Thần tính của Chúa Giêsu không ? Câu này đã là đề tài cho nhiều cuộc tranh luận về Kitô học và về Chúa Ba Ngôi / Phái Ari-o dựa vào câu này để biện minh cho Kitô học của họ / Họ dùng nó để chống lại Thần tính của Chúa Giêsu / Nhóm thứ nhất của Origiê-nê thì cho rằng bản văn diễn tả sự phân biệt giữa Chúa Cha và Chúa Con / Chúa Con được nhiệm sinh bởi Chúa Cha / Còn Chúa Cha thì không / Nhóm các Giáo phụ Cyri-lo Alexandri-a giải thích rằng: tư cách của con người Chúa Con Nhập Thể kém hơn Chúa Cha / Lối giải thích này thoạt tiên nghe có lý hơn lối giải thích trước, nhưng vẫn nhằm phân biệt các bản tính nơi Chúa Giêsu / Yoan cũng không có ý diễn tả đến sự phân biệt giữa Đức Chúa Giêsu nói như con người và Đức Chúa Giêsu nói như Thiên Chúa / Đây cũng chỉ là cách giới thiệu bản thân Người trong hình thức nhân loại /với ý nghĩ tròn đầy của bản thân Người trong tư cách là Thiên Chúa, đó là mạc khải của Chúa Cha / Vấn đề ở đây là nhận biết Chúa Cha nơi Chúa Giêsu / Khi các môn đệ đã đạt được tới đó, họ sẽ không còn cho rằng ai thấp, ai cao. Bởi vì Chúa Cha và Chúa Giêsu chỉ là một / và Đức Giêsu mà chúng ta đang nói đến, Ngài luôn siêu việt hơn cả thời gian lẫn không gian.

6/“Giữ lời Người” nghĩa là gì? Chúa Giêsu khẳng định rằng người nào yêu mến Người thì phải giữ lời Người, nghĩa là gắn bó với lời loan báo của Người và nhận biết bằng đức tin những gì Người đã yêu cầu và phải đáp lại bằng trọn cuộc đời dấn thân thực tế và quảng đại / Trong Cựu Ước, dân Isra-el đã nhận biết Thiên Chúa do họ thấy Ngài che chở những kẻ nhỏ bé nhất, yếu đuối nhất, những ngoại kiều, những trẻ mồ côi và các quả phụ / Nếu Chúa Giêsu đang làm những việc tương tự thì điều đó có nghĩa rằng: Thiên Chúa đang ở trong Người và Người cũng đang ở trong Thiên Chúa.

7/Chúa Giêsu sẽ sai phái Đấng Bào Trợ đến / Chúa Giêsu nhắc lại là Chúa Thánh Thần sẽ đến (Yn 14, 16-17) / Chúa Cha sẽ ban Thánh Thần theo lời Chúa Giêsu thỉnh cầu / Chúa Giêsu để lại Lời và các sứ điệp của Người / Đây là những yếu tố đưa các môn đệ đến với Người / Nhưng các ông sẽ không phải dựa vào sức riêng mà có thể hiểu được lời Chúa nhưng là họ cần có ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần / Sự hỗ trợ hữu hiệu của Thánh Thần sẽ không đưa ra một giáo huấn mới nào nữa / Vì toàn thể mạc khải đã được ban ra nơi Chúa Giêsu.

8/Đức Giêsu ban bình an và ra đi nghĩa là gì ? Đức Giêsu không để các môn đệ phải mồ côi (Yn 14, 18) / Nghĩa là Chúa không bỏ rơi các ông, không để mặc các ông phải sợ hãi, luôn hỗ trợ nâng đỡ các ông / Chúa từ giã và ban bình an của Chúa cho các ông / Sự bình an và che chở chỉ có thể xuất phát từ Người!

9/Chúa Giêsu đã đạt được điều gì khi trở về nhà Cha ? Khi đi chịu chết, thật ra là Chúa Giêsu trở về nhà Cha mình (Yn 13, 1) / Như thế là Chúa đã đạt được mục tiêu của hành trình trần thế của mình / Đối với Chúa Giêsu, niềm vui lớn lao nhất của Người là được hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha / Điều này cũng phải có giá trị tuyệt đối nơi các môn đệ của Người / Một sứ điệp giữa Cha với Con / Một sự hiệp thông đã được ban cho họ từ bây giờ, ngay tại trần thế này, sẽ là nền tảng cho sự bình an mai sau của họ / Và khi Chúa Giêsu đã đạt được mục tiêu  ,thì đó cũng là nền tảng vững chắc cho niềm vui của họ.

10/Hãy nhìn đúng đắn vào cái chết của Chúa Giêsu: Mọi sự xảy ra có giá trị như thế nào đều tùy thuộc vào cái nhìn đúng đắn của mỗi người: nhìn từ bên ngoài, cái chết của Chúa Giêsu giống như là một tai họa, một sự đổ vỡ tan tành / một sự vô ích thành mây khói / Đối với những ai tuân giữ lời Người / thì cái chết đó lại củng cố niềm tin cho chính họ / và kéo họ vào trong niềm vui chiến thắng của Người / Chúa Giêsu sẽ làm điều này qua các hoạt động của Chúa Thánh Thần / Ngài sẽ dẫn dắt, dạy bảo, giúp chúng ta nhớ lại tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói.**R

 

Bài  2: THƯỚC ĐO LÒNG YÊU MẾN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Chúng ta có yêu mến Chúa không ? Ai trong chúng ta cũng có thể trả lời được câu hỏi này / Có người còn cho là quá dễ, có khi còn cho là một câu hỏi ngớ ngẩn, dư thừa là đàng khác.

2/Dựa vào đâu để biết rằng mình có yêu mến Chúa không ? Dĩ nhiên câu hỏi này ai cũng trả lời được, tuy rằng những câu trả lời sẽ khác nhau / Tuy nhiên để có được câu trả lời chính xác, chúng ta hãy lắng nghe câu trả lời của Chúa Yesu .

3/Chúa Giêsu trả lời thế nào? Chúa Giêsu chỉ cho ta thấy một dấu hiệu, một bằng chứng, đó là => chúng ta có tuân giữ lời Chúa dạy hay không / “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy” / Một câu Kinh Thánh ấy cũng đủ định nghĩa thế nào là người yêu mến Chúa / Đây cũng là thước đo lòng yêu mến của chúng ta / Yêu mến nhiều là tuân giữ nhiều / yêu mến ít thì tuân giữ ít.

4/Lời Chúa ở đâu: Nếu muốn trả lời ngắn gọn thì Lời Chúa ở trong Kinh Thánh / Nếu muốn nói rộng ra thì Lời Chúa còn ở trong Thánh Truyền => là những mạc khải được truyền khẩu và trong giáo huấn của các Giáo phụ / Lời Chúa chứa đựng trong Phụng vụ tức là những gì Giáo Hội thể hiện trong sinh hoạt Phụng tự / Lời Chúa còn chứa đựng trong đời sống của Giáo Hội thể hiện qua giáo huấn của các Công đồng / của các Giáo Hoàng / của các Giám mục / Tóm lại kho tàng Lời Chúa được chứa đựng trong Kinh Thánh, Thánh truyền, Phụng vụ và Giáo huấn của Giáo Hội / Cụ thể khi chúng ta nói đến Lời Chúa thì chúng ta thường hiểu là sách Tin Mừng.

5/Tại sao chúng ta phải tuân giữ Lời Chúa ? Tuân giữ Lời Chúa chứng tỏ chúng ta yêu mến Chúa / Khi yêu mến ai, chúng ta luôn muốn ở gần người đó / tâm sự, trò chuyện mật thiết / Thì đối với Chúa, chúng ta cũng phải như vậy / Và còn hơn thế nữa / để chúng ta nên giống Chúa hơn / Tục ngữ có câu: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng / Tục ngữ Tây Phương cũng có câu: “Anh nói cho tôi biết anh đọc sách gì và làm bạn với ai / tôi sẽ nói cho anh biết: anh là người thế nào!” Khi thương nhớ ai mà không được gặp mặt, chúng ta thường lấy hình ra ngắm, lấy thư ra đọc / Nếu ta thật sự yêu mến Chúa, chúng ta cũng sẽ làm như vậy.

6/Muốn sống như Chúa, chúng ta phải làm gì ? Người ta thường nói: có đầy trong lòng thì miệng mới nói ra / Muốn suy nghĩ, muốn nói, muốn hành động như Chúa thì điều quan trọng là phải có đầy Chúa trong tâm hồn / phải thấm nhuần tinh thần của Chúa / phải in sâu hình ảnh Chúa vào lòng, nhớ những gương sáng Chúa thực hiện, nhớ lời Chúa dạy / Nếu muốn được như vậy thì hàng ngày chúng ta phải chăm chỉ đọc sách Tin Mừng / suy gẫm và cầu nguyện / Xin Chúa hướng dẫn đời sống của chúng ta / và giúp chúng ta sống ngày càng giống Chúa hơn.

7/Thước đo lòng yêu mến là gì ? Đọc và suy niệm, cầu nguyện hằng ngày với Lời Chúa là tốt rồi / nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta phải áp dụng, phải thực hành Lời Chúa / Vì đây mới chính là thước đo lòng yêu mến của chúng ta đối với Chúa / Chúng ta sẽ không đạt tiêu chuẩn yêu mến Chúa khi chúng ta không làm đúng những gì Chúa dạy / Nếu chúng ta làm sai Lời Chúa thì không phải là chúng ta yêu Chúa mà là chúng ta ghét Chúa / chúng ta là kẻ phản bội Lời Chúa nếu chúng ta tránh né, coi thường hay lười biếng không làm những việc đáng phải làm / Nếu chúng ta nói yêu mến Chúa mà không tuân giữ Lời Chúa thì khác gì đứa con gọi dạ, bảo vâng nhưng không chịu làm theo lời cha mẹ dạy / đó chỉ là tình yêu giả dối, đầu môi chót lưỡi.

8/Tại sao tình yêu phải được kiểm nghiệm ? Tình yêu nếu không được thử thách, không được kiểm nghiệm bằng việc làm cụ thể thì làm sao ai biết được chúng ta dám nói nhưng chúng ta có dám làm hay không ? Thực hành Lời Chúa là phải làm mọi nơi, mọi lúc => cho dù ở nhà thờ hay khi về nhà mình / Dù là nơi công sở, chợ búa, phố xá / Nếu ai cũng nhiệt tình đem ra áp dụng thì nhân loại này đã yêu thương nhau biết mấy! Nhưng điều đáng tiếc là chẳng ai chịu thực hành đến nơi đến chốn cho nên “Nước Cha chưa trị đến” là thế!

9/Yêu mến và tuân giữ phải hiểu sao cho đúng ? Giữ ở đây không có nghĩa thụ động là đem chôn giấu, cất kỹ / nhưng phải hiểu theo nghĩa tích cực / Nghĩa là phải có sáng kiến đem Lời Chúa ra thực hành trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống / Vậy Lời Chúa là lời nào ? Lời Chúa chỉ tóm gọn trong một chữ “Yêu” => yêu Chúa và yêu mọi người như Chúa đã yêu.

10/Hiệu quả của việc tuân giữ Lời Chúa: Sống ở trần gian, không ai tránh khỏi những giây phút âu lo sầu khổ về tương lai, về gia đình, về con cái, về tiền bạc, công việc làm ăn, sức khỏe,… Lời Chúa luôn an ủi, khích lệ chúng ta : đừng xao xuyến, đừng sợ hãi / Chúng ta hãy phó thác mọi sự cho Chúa, xin Chúa ban bình an / Bởi mọi sự có Chúa sẽ dễ như trở bàn tay/ Có Chúa thì màng nhện sẽ vững chắc như tường thành / Không có Chúa thì cao như núi cũng sẽ đổ ầm xuống biển.**R

 

Bài 3: KHÚC QUANH LỊCH SỬ / CÔNG ĐỒNG YERUSALEM

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Chương 15 sách Tông Đồ Công Vụ nói gì ? Thuật lại giai đoạn mang tính quyết định trong đời sống Giáo Hội lúc khởi đầu / Giai đoạn này cho thấy trước ảnh hưởng rộng lớn của đạo Chúa => nhiều lương dân đón nhận Tin Mừng, họ gia nhập Giáo Hội mỗi ngày mỗi đông hơn.

2/Hiện tượng theo Chúa đông đã gây nên một sự cố như thế nào ? Dân ngoại theo Chúa đông đã gây một phản ứng mãnh liệt từ phía những người Kitô hữu gốc Do Thái trở lại đạo Chúa / Bởi vì Kitô hữu dân ngoại gốc Hy Lạp, Sy-ri-a và Shíp tràn ngập và muốn thoát khỏi ảnh hưởng Do Thái / Từ đây Giáo Hội Chúa mới được khai sinh.

3/Xảy ra cuộc tranh luận như thế nào ? Cuộc tranh luận khởi sự từ Antiôkhi-a được họ trình lên các Tông Đồ và Hội Thánh Yerusa-lem / Một Công nghị được triệu tập chắc chắn vào năm 49 / Từ đó về sau được gọi là Công đồng Yerusa-lem.

4/Bản văn bài đọc I được chia làm mấy phần? Được chia làm 2 phần: phần đầu giới thiệu lịch sử Công Đồng Yerusa-lem (Cv 15, 1-2) / Phần 2 tường thuật các kết luận của Công Đồng (Cv 15, 22-29) / Ở giữa 2 phần này là diễn tiến của cuộc tranh luận mà bản tường trình không thể nào ghi hết được vì nó quá dài so với khuôn khổ của một bài đọc Chúa nhật  / Chúng ta sẽ diễn tả tóm tắt sau đây =>

5/Hoàn cảnh xảy ra tranh luận như thế nào ? Thời ấy có những người từ miền Yudea, đến dạy các anh em tại Antiôkhi-a rằng: nếu anh em không chịu phép cắt bì (theo luật Moisen) thì không thể có được ơn cứu độ.

6/Tại sao từ trước thì điều này không có mà bây giờ lại có ? Người ta tự hỏi: ai bày vẽ ra điều này? Tại sao bây giờ lại nêu ra một điều mà trước đây đã không có ai đặt ra ? Rõ ràng Thánh Phêrô đã không đòi hỏi như vậy khi Thánh nhân ban phép rửa cho viên bách quản Roma và toàn thể thân quyến của ông ? Thánh Phaolô và Banaba là những nhà truyền giáo đầu tiên của đảo Shíp cũng không hề đòi hỏi / Thầy trợ tế Philipper cũng không đòi hỏi  như vậy khi làm phép rửa cho viên thái giám Ethi-ốp / Thánh Phaolô và Banaba trong cuộc hành trình truyền giáo ở Tiểu Á cũng không đòi hỏi lương dân phải chịu phép cắt bì.

7/Thế thì tại sao có lý do để xảy ra việc đòi hỏi này ? Bởi vì nhóm Kitô hữu gốc Do Thái cảm thấy ghen tức khi những đặc ân mà các con cái của lời hứa được hưởng thì nay có thể bị tiêu tan / Bởi vì bấy lâu nay họ vẫn cố gắng giữ và lấy làm vinh dự vì mình là con cái của Tổ phụ Abraham / Trong khi dân ngoại trở lại đạo, không chịu phép cắt bì, mà cũng được hưởng một cách hết sức ngon lành những ơn huệ mà họ không phải vất vả gì !

8/Mặc trái của sự đòi hỏi này là gì ? Nguyên do thật của sự oán hận này là vì niềm tự hào chủ nghĩa dân tộc, Dân Chúa Chọn, Dân Riêng / đáng lẽ phải được lãnh phần nhiều hơn, ưu tiên hơn / Dân ngoại đến sau, không phải là dân ưu tiên thì đáng lẽ chỉ được thừa hưởng ít hơn / nhưng Thiên Chúa đã ưu đãi họ ngang bằng.

9/Một lý do khác nữa là gì ? Lúc đó, Do Thái giáo có chuyện xích mích với đế quốc Roma, cũng vào năm 49 này / Hoàng đế Clau-đê đã ra lệnh trục xuất khỏi kinh đô đế quốc tất cả những người Do Thái / gồm cả các người Kitô hữu chưa được phân biệt rạch ròi /khi đối mặt với cuộc khủng hoảng này họ bị tính cả 2 thành một khối thống nhất / Từ việc lương dân chịu phép cắt bì để trở thành Kitô hữu sẽ làm cho họ liên đới tới Do Thái giáo /đang lúc bị đe dọa,  khuynh hướng Do Thái hóa sẽ gây nên những căng thẳng trong Giáo Hội Kytô giáo  ,bắt nguồn từ Giáo đoàn Antiôkhi-a.

10/Thánh Phaolô và Thánh Banaba đã làm gì ? Hai ngài đã tranh luận khá gay go với những vị đó, sau đó họ quyết định cử 2 ông đi Yerusa-lem / Có nghĩa là những người Kitô hữu gốc lương dân này đã nhận ra quyền tối thượng của Hội Thánh Yerusa-lem và họ muốn trình vấn đề này lên các Tông Đồ và các Kỳ mục !

11/Công Đồng Yerusalem có phải là khúc quanh của Giáo Hội không ? Đây đúng là khúc quanh của Giáo Hội khi chuyển hướng sang lương dân hay ít ra là chúng ta có thể hiểu: Giáo Hội mở đường cho lương dân đón nhận đức tin.

12/Cuộc tranh luận giữa 2 ông với Thánh Phêrô, các Tông Đồ, các Kỳ mục và Thánh Yacobe tại Yerusalem mang ý nghĩa gì ? Họ hiểu ngay rằng không phải chuyện quan trọng là cắt bì hay không cắt bì mà là một sự lựa chọn: là phải hy sinh hoặc những người Kitô hữu gốc lương dân, hay phải hy sinh những người Kitô hữu gốc Yude-a /để  mở rộng Nước Chúa và đón nhận lương dân.

13/Kinh nghiệm của Phêrô về vấn đề này như thế nào ? Vị thủ lãnh Phêrô lên tiếng đầu tiên, do ông đã có kinh nghiệm chứng kiến: Chúa Thánh Thần tuôn đổ ơn xuống cho vị đại đội trưởng Roma và cả gia đình ông / Vì thế Thánh Phêrô công bố theo kiểu Thánh Phaolô rằng: ơn cứu độ do đức tin và ân sủng của Chúa Giêsu / Vì thế không nên quàng thêm ách vào cổ những Kitô hữu gốc lương dân này một cái ách mà cha ông cũng như chúng ta không đủ sức mang nổi / Ách đó là Luật Moisen và các huấn thị của Luật.**R

 

Bài 4: THÀNH THÁNH  YERUSALEM HIỆN TẠI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Ý kiến của Thánh Yacobe, thủ lãnh của Cộng đoàn Yerusalem như thế nào ? Ông hoàn toàn tán thành với Thánh Phêrô trên nội dung của vấn đề / nhưng đề nghị một sự dàn xếp trong nhiều hình thức để người Kitô hữu gốc Yudea không cảm thấy mình bị thiệt thòi!

2/Công Đồng Yerusalem đã kết luận như thế nào để giải quyết vấn đề này ? Công Đồng quyết định gửi một bức thư trong đó có chứa đựng những quyết định của Công Đồng gởi cho các Kitô hữu gốc lương dân tại Antiôkhi-a, tại miền Syri và Ki-li-ki-a để trấn an họ.

3/Công Đồng đã quyết định như thế nào ? “Thánh Thần và chúng tôi quyết định”: đây là một kiểu trả lời mà những người kế vị Thánh Phêrô luôn lặp lại để khẳng định uy quyền của Tông Đồ Đoàn và Giáo Hội Mẹ được thiết lập dựa trên ơn phù trợ  Chúa Thánh Thần.

4/Có mấy lệnh cấm của Công Đồng ? Lệnh cấm chủ yếu về thức ăn: không ăn đồ đã cúng cho tà thần, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết, tránh gian dâm / Và còn một vấn đề này xem ra còn trầm trọng hơn vấn đề cắt bì, tức là làm sao để họ cùng ăn đồng bàn với Kitô giáo gốc dân ngoại / Những người Kitô hữu gốc Do Thái vẫn còn tuân giữ những điều cấm kỵ của Luật Moisen cho nên họ không thể cùng ăn chung với người Kitô hữu gốc dân ngoại / Vì thế ở Antiôkhi-a hai Cộng đoàn này khi dùng bữa (ăn cơm) thì ăn riêng ra / Cho nên những quyết định của Thánh Yacobê nhằm giải quyết vấn đề này vì đây là một yếu tố quan trọng để tạo ra sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu có từ những nguồn gốc dân tộc khác nhau.

5/Thánh Yacobe gợi hứng khởi từ điều gì ? Từ truyền thống Israel và những tập quán hiếu khách, bởi vì luật truyền phải đón tiếp khách ngoại kiều, khách nhập cư và luật cũng ca ngợi lòng bao dung đối với những người này / Nhưng luật cũng yêu cầu các khách mời được ân cần tiếp đón như thế thì cũng phải tôn kính ngày Sabát và tuân giữ vài quy định liên quan đến việc cưới hỏi và thức ăn! Đồng thời cũng giảm thiểu hết mức những thứ mà Kitô hữu gốc dân ngoại dùng nhưng lại làm cho những Kitô hữu gốc Do Thái ghê tởm nên không muốn ngồi đồng bàn!

6/Những Kitô hữu gốc Yudea cảm thấy hơn thiệt điều gì ? Họ nhận ra những điều kiêng cử này mà truyền thống lâu đời đòi buộc dành cho ngoại kiều sống ở Israel, nhưng họ cũng phải mở rộng tấm lòng để đón tiếp những người cùng chia sẻ niềm vui với họ nhưng lại mang gốc gác lương dân.

7/Bài đọc II, chương 21 của sách Khải Huyền nói lên điều gì ? Tường thuật lại 2 thị kiến / Thị kiến thứ nhất đã đọc vào Chúa nhật trước (CN 5 PS) miêu tả Giáo Hội khải hoàn được sánh ví với một hôn thê trang điểm lộng lẫy, đang chờ đón vị hôn phu là Đức Kitô / Đây là một Giao Ước mới, hoàn hảo, vĩnh viễn.

8/Thị kiến 2 miêu tả điều gì ? Miêu tả Giáo Hội thời các Tông Đồ, và nhấn mạnh đây là một Giáo Hội từ trời xuống, Giáo Hội xuất phát từ nơi Thiên Chúa, chói lọi, vinh quang.

9/Núi cao hùng vĩ nói lên điều gì ? Thành Thánh Yerusalem thời Thiên sai được các Ngôn sứ định vị trên núi cao, có nghĩa là siêu vượt (Is 2, 2) => trong tương lai, núi mà Đức Chúa đứng kiên vững trên đỉnh các non cao, vươn mình lên trên hết mọi ngọn đồi / Hay như của Ed 17, 22 => “Từ ngọn cây, từ ngọn hương bá cao chót vót, Ta sẽ lấy, sẽ ngắt một chồi non, chính Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi cao vời vợi”.

10/Khía cạnh nổi bật của Thành Thánh là gì ? Chính là sự chói lọi của vinh quang Thiên Chúa / Trước đây cũng chính với viên đá quý chiếu sáng mà ngai Thiên Chúa được gợi lên: Đấng Ngự đó trông giống như ngọc thạch và xích não / Chung quanh ngai có cầu vồng trông giống như ngọc bích (Kh 4, 3).

11/Vinh quang Thành Thánh được sánh ví với thứ gì ? Thành Thánh được sánh ví với viên đá quý tuyệt vời / Điều này muốn nói lên sự thánh thiện của Giáo Hội và chỉ ra sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân của Ngài / Qua câu nói: “Con Chiên là ngọn đuốc chiếu soi”.

12/Việc miêu tả Thành Thánh Yerusalem ám chỉ điều gì ? Việc miêu tả Thành Thánh, được gợi hứng từ Ngôn sứ Ezeki-en / Trong cảnh lưu đày Babylon / Sau khi biết tin Thành Thá nh Yerusalem và  Đền thờ bị phá hủy / Ngôn sứ đã hình dung ra việc tái thiết xây dựng lại đền thờ => nó hoàn hảo, vuông vức (ED 48) / Thánh Yoan cũng miêu tả Thành Thánh Yerusalem thời các Tông Đồ không còn nữa bởi vì Thành cũng như Đền thờ đã bị quân Roma phá hủy vào năm 70 / Sau Công Nguyên / Vì thế ThànhThánh Yerusalem đích thực hôm nay chính là Giáo Hội.

13/Giáo Hội trần gian mang dấu chỉ gì? Mang dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa lòng nhân loại (Ed 48, 35) / Thiên Chúa hiện diện mà không còn cần đến Đền thờ bằng đá do tay người phàm xây dựng / Giáo Hội là Giáo Hội khải hoàn của Đấng Phục Sinh / Đền thờ là chính thân thể của Đức Kitô / Thiên Chúa trực tiếp ngự giữa nhân loại / như khi Chúa Giêsu nói với người phụ nữ Samria (Yn 4, 19-24).

14/Viễn cảnh thời cánh chung là gì ? Là sự hiện diện của Thiên Chúa: Con Chiên là ngọn đuốc chiếu soi / Sự hiện diện của Thiên Chúa làm yên lòng cho Giáo Hội chiến đấu / Đức Kitô là Con Chiên đang sống cạnh các tín hữu của Ngài trong các Bí Tích và qua các ơn phù trợ của Chúa Thánh Linh.  **R

 

TÓM Ý

1/Bài Tin Mừng hôm nay thuộc phần nào của Phúc Âm thứ 4 ? Đây là đoạn diễn từ cáo biệt. Chúa Giêsu nói những lời này sau khi rửa chân cho các môn đệ ,Chúa báo trước việc Yuda sẽ phản bội, Chúa bảo các ông đừng hoang mang trước việc Chúa sắp ra đi. Bởi vì Chúa sẽ cử Thánh Thần đến để thay thế Ngài.

2/Bình an mà Chúa nói ở đây có nghĩa là gì ? Trước khi ra đi, Chúa nói lời này: Đây là lời ban ơn cứu độ. Bình an không phải là một cảm giác thư thái, không phải là tình trạng không chiến tranh, hay không có sự căng thẳng về tâm lý, hay là một cảm giác an nhàn , mà là một thứ ân huệ lớn lao mà Chúa Giêsu mang đến từ Chúa Cha cho con người.

3/Câu “Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” có nghịch lại với thần tính của Chúa Giêsu không ? Từ câu này đã gây ra bao cuộc tranh luận về Ki-tô học và về Chúa Ba Ngôi. Phái Ari-o thì dựa vào câu này để chống lại thần tính của Chúa Giêsu. Còn phái Ôrigie-nê thì diễn tả sự phân biệt giữa Chúa Cha và Chúa Con. Nhóm Cyrilo- Alexandri-a thì giải thích rằng: Tư cách và quyền năng của Chúa Con kém hơn Chúa Cha. Thoạt tiên nghe lối giải thích này cũng có  lý, nhưng Yoan không có ý diễn tả sự phân biệt Chúa Giêsu như phàm nhân và Chúa Giêsu như Thiên Chúa. Nhưng đây cũng chỉ là cách giới thiện bản thân Chúa Giêsu trong một hình thức nhân loại cho chúng ta dễ hiểu mà thôi .

4/Giữ lời Người, nghĩa là gì ? Đây là điều mà Chúa Giêsu khẳng định, giữ lời là gắn bó với những lời loan báo của Người, phải nhận biết Chúa bằng đức Tin và những điều Ngài đã yêu cầu và phải đáp lại bằng những dấn thân thực tế. Thời Cựu Ước, Dân Israel đã nhận biết Thiên Chúa do họ thấy Thiên Chúa che chở cho những kẻ thấp hèn, yếu đuối, nhỏ bé. Thì ngày nay Chúa Giêsu cũng đang làm những việc tương tự -> Điều này nói rõ rằng : Thiên Chúa đang ở trong Người và Người cũng đang ở trong Thiên Chúa.

5/Đấng bảo trợ đến để làm gì ? Chúa Cha sẽ ban Thánh Thần đến theo Lời Chúa Giêsu thỉnh cầu. Chúa Giêsu đã để lại Lời và các sứ điệp của Người cho các Tông đồ, nhưng các ông sẽ không thể dựa vào sức riêng mà có thể hiểu được Lời Chúa, nhưng phải nhờ đến ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, và Chúa Thánh Thần sẽ không đưa ra một mạc khải nào nữa. Vì các mạc khải đã được Chúa Giêsu đưa ra đầy đủ.

6/Tại sao Chúa Giêsu ban bình an rồi lại ra đi ? Chúa Giêsu không để các  môn đệ  phải mồ côi, Chúa không bỏ rơi, cũng không để mặc các ông phải sợ hãi. Chúa luôn hỗ trợ nâng đỡ các ông, sự bình an và chở che chỉ có thể xuất phát từ nơi Người.

7/Chúng ta đánh giá thế nào về cái chết của Chúa Giêsu ? Giá trị của mỗi sự kiện xảy ra đều  do cái nhìn đúng đắn của mỗi người. Nếu nhìn từ bên ngoài thì cái chết của Chúa Giêsu như là một tai hoạ, một sự đổ vỡ, một công việc vô ích. Đối với những ai tin Chúa thì cái chết đó dùng để củng cố niềm tin cho chính họ, giúp họ có được niềm vui chiến thắng với Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ dẫn dắt, dạy bảo họ, giúp họ nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói.

8/Chúng ta có yêu mến Chúa không ? Ai cũng có thể trả lời được câu này, vì nó quá dễ. Nhiều người còn cho rằng : Đây là một câu hỏi ngớ ngẩn, thế nhưng thế nào là yêu mến Chúa?

9/Dựa vào đâu để biết rằng : ta có yêu mến Chúa ? Có nhiều cách trả lời của nhiều người. Nhưng tốt hơn hết : ta hãy lắng nghe câu trả lời của Chúa Giêsu: Ai yêu mến Thầy thì giữ Lời Thầy. Đây là thước đo lòng yêu mến, yêu mến nhiều hay ít tuỳ theo mức độ ta tuân giữ.

10/Lời Chúa ở đâu ? Lời Chúa ở trong kinh thánh, Lời Chúa trong Thánh Truyền là những mạc khải đã được truyền khẩu. Lời Chúa còn chứa đựng trong Giáo huấn của giáo hội, lời Chúa chứa đựng trong phụng vụ của hội thánh, trong các giáo huấn công đồng của các Giáo Hoàng, Giám Mục. Cụ thể mà chúng ta muốn nói đến Lời Chúa là nó chứa đựng trong các sách Tin Mừng.

11/Tại sao chúng ta phải tuân giữ Lời Chúa ? Tuân giữ Lời Chúa chứng tỏ lòng chúng ta yêu mến Chúa. Khi yêu mến ai, chúng ta muốn luôn ở gần với người đó, muốn trò chuyện thân mật, thì đối với Chúa, chúng ta cũng phải có tâm tình như vậy và để cho chúng ta yêu mến Chúa hơn. Khi thương mà không được gặp mặt thì chúng ta thường lấy hình ra ngắm, lấy thư ra đọc. Nếu thật sự yêu mến Chúa, chúng ta cũng sẽ làm như vậy.

12/Muốn sống như Chúa, chúng ta phải làm gì ? Người đời thường nói : Lòng có đầy thì miệng mới nói ra. Muốn suy nghĩ, muốn nói, muốn hành động như Chúa thì điều quan trọng là lòng ta phải có đầy Chúa trong tâm hồn, phải thấm nhuần, phải in sâu hình Chúa vào lòng. Phải nhớ lời Chúa dạy, phải nhớ gương sáng của Chúa làm, muốn được như vậy ta phải chăm chỉ đọc Tin Mừng, suy gẫm và cầu nguyện. Xin Chúa hướng dẫn đời sống của ta.

13/Thước đo lòng yêu mến là gi ? Điều quan trọng là chúng ta phải thực hành Lời Chúa, đây mới chính là thước đo. Chúng ta không đạt tiêu chuẩn nếu chúng ta không làm đúng những điều Chúa dạy. Khi ta làm sai Lời Chúa chính là lúc chúng ta ghét Chúa, nếu chúng ta yêu mến Chúa mà không tuân giữ Lời Chúa thì chúng ta chỉ là người sống đạo đầu môi chót lưỡi, đâu khác gì những người kinh sư, biệt phái.

14/Tại sao tình yêu phải được kiểm nghiệm ? Tình yêu nếu không được thử thách, nó sẽ không giá trị. Như vậy chúng ta chỉ là những kẻ dám nói mà không dám làm. Phải thực hành bất kỳ ở đâu cho dù là nhà thờ hay nhà mình, cho dù là nơi công sở, chợ búa, phố xá. Nếu chúng ta đem Lời Chúa ra áp dụng ở mọi nơi thì thế giới này đã tràn ngập yêu thương từ lâu , đáng tiếc là chúng ta chẳng ai chịu thực hành đến nơi đến chốn nên: Nước Cha chưa trị đến.

15/Phải hiểu sao cho đúng hai chữ: Yêu mến và tuân giữ ? Tuân giữ không thể hiểu theo nghĩa tiêu cực: Chôn cất, giấu kỹ, Nhưng chúng ta phải hiểu theo nghĩa tích cực, nghĩa là phải có sáng kiến đem Lời Chúa ra thực hành trong mọi hoàn cảnh, trong cuộc sống sao cho có lợi cho tha nhân nhất. Bởi vì Lời Chúa, Kinh Thánh, giáo huấn của Giáo hội đều chỉ tóm gọn trong một chữ yêu.

16/Hiệu quả từ việc tuân giữ Lời Chúa. Sống ở trần gian không ai có thể thoát khỏi những giây phút lo âu, sầu khổ về gia đình, về con cái, tiền bạc, công ăn việc làm, sức khoẻ. Lời Chúa giúp ta sống bình an, luôn biết phó thác mọi sự trong tay Chúa. Bởi vì Ngài là Đấng quyền năng, nên đối với Chúa tất cả mọi sự đều dễ như trở bàn tay. Nếu có Chúa thì cho dù là sợi tơ nhện cũng trở nên vững chắc. Không có Chúa thì cho dù là thành luỹ, núi non đều có thể đổ ầm xuống biển trong giây lát .**R

KẺ BẤT XỨNG / GIUSE LUCA / KT EMMAUS 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1446
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  25
 Hôm nay:  2016
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417695
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top