Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN Chúa Thánh Thần Hiện Xuống / C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT  CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG  C -    

ĐỀ TÀI: SỨC MẠNH, QUYỀN NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA THẦN KHÍ

 

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến, cho tâm hồn tín hữu được nhuần thấm muôn ơn, và cháy lửa yêu mến Ngài. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Ga 20, 19-23   

"Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần."

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!" 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/Bối cảnh Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ ?

2/Cửa đóng kín nói lên điều gì ?

3/Người thổi hơi vào các ông nghĩa là gì ?

4/Chúng ta nên hiểu thế nào về những lời Ban quyền ?

5/Tình trạng các môn đệ như thế nào sau khi Chúa bị bắt ?

6/Ý nghĩa của lời chào bình an thứ nhất là gì ?

7/Chúa Giêsu muốn minh chứng điều gì qua việc cho xem cạnh sườn bị đâm thâu qua?

8/Lời chào bình an thứ hai mang ý nghĩa nào ?

9/Chúa muốn các môn đệ minh chứng điều gì ?

10/Ý nghĩa của việc “Người thổi hơi vào” là gì ?

11/Sự kiện này nhắc chúng ta nhớ lại điều gì ?

12/Quyền tha và buộc tội phải được hiểu như thế nào ?

13/Ơn ban của Đấng Phục Sinh là gì ?

14/Dấu chỉ nào minh chứng Chúa Giêsu đã thắng thế gian ?

15/Đấng mà chúng ta gặp trong Tin Mừng hôm nay là ai ?

16/Chúa Ki-tô phục sinh đã ban cho chúng ta điều gì ?

17/Các Tông đồ đã nhận ra điều gì ?

18/Thánh Thần là ai ? **R

 

Bài 1: CHÚA HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỆ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1) Khung cảnh Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các môn đệ: Trong tình trạng tranh tối, tranh sáng lúc bình minh. Bà Maria Madala đi đến mộ Đức Giêsu và thấy cửa mộ đã mở ra trống không / cho tới nay, có hai sứ điệp của Đức Giêsu Phục Sinh (Yn 20,2 và 17) / vào buổi chiều của ngày dài này / Đấng Phục Sinh đã đến gặp các môn đệ của Người / Người gặp họ khi họ đang ở trong phòng cửa đóng kín / nói cho rõ hơn: họ còn đang ở trong ngôi mộ đóng kín của nỗi sợ hãi / chứ họ chưa thật sự thông dự vào sự sống lại của Người / ngay lúc này Đức Giêsu đã đưa các môn đệ ra khỏi tình trạng bế tắc do tội phản bội và sợ hãi  và Người đã trao sứ mạng để các ông trở thành những sứ giả đi khắp nơi mà ban ơn tha tội và ban sự bình an !

2) Bản văn được chia làm mấy phần ? Hai phần.

a- Lời chào bình an thứ nhất và minh chứng sự Phục Sinh (Yn 20,19-20)

b- Lời chào bình an thứ hai với sứ mạng và trao ban Chúa Thánh Thần (Yn 20,21-23)

3) “Các cửa đều đóng kín” nói lên điều gì ? Lý do được nêu ra trong bản văn là vì “các ông sợ người Do Thái” / nhưng có lẽ tác giả cũng còn muốn cho thấy: thân thể của Đức Giêsu Phục Sinh có thể đi qua được lớp cửa đóng kín !

4) “Người thổi hơi vào các ông”…anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (22). Hành động này nhắc chúng ta nhớ đến làn hơi sáng tạo của Thiên Chúa trong sách sáng thế (St 2,7) / làn hơi của Chúa Giêsu chính là Thánh Thần / trên thập giá Chúa Giêsu cũng trao Thần khí (nếu trước đây có sách dịch: trút hơi thở là không đúng). Lúc đó người đã trao ban Thánh Thần cho những người đứng dưới chân thập giá, mà đặc biệt là thân mẫu Người, tượng trưng cho Hội Thánh, hay là dân mới của Thiên Chúa / và cho người môn đệ mà Người thương mến, tượng trưng cho các kitô hữu.

5) Anh em tha tội cho ai…anh em cầm giữ ai…(23). Câu này khiến ta nhớ lại câu chuyện của Bilơ-am trong sách dân số (Ds 22-24) / vua Balac sai Bilơ-am đi chúc dữ dân Do Thái, nhưng sứ thần Chúa ngăn cản ông và bắt ông phải nói lời Thiên Chúa muốn ông nói / sứ thần của Thiên Chúa đã chặn lừa của ông ba lần / câu chuyện này có nghĩa là: Thiên Chúa đã chúc phúc cho dân Do Thái rồi, nên Bilơ-am không thể chúc dữ cho họ theo lời của vua Balac muốn được !

6) Tình trạng của các môn đệ sau khi Chúa Giêsu bị bắt như thế nào ? Khi Chúa Giêsu bị bắt, bị xử tử và được an táng / tình trạng của các môn đệ thật đáng thương / các ông về nhà đóng kín các cửa vì sợ người Do Thái / các ông hoàn toàn mất bình an / trong khi các môn đệ đang ở trong sự bế tắc cùng cực / Đức Giêsu Phục Sinh đã đến với họ, Ngài tự mình đi vào ngay giữa lòng tình trạng thê thảm đó.

7) Ý nghĩa lời chào bình an thứ nhất: Khi hiện ra với các ông, điều đầu tiên Chúa nói là: Bình an cho anh em (Yn 19,19) / nhưng nếu chỉ nói không thôi thì chưa đủ / Người còn cho các ông thấy rằng: Người đang sống ở giữa các ông / Người không chỉ nói suông, Người còn cung cấp nền tảng vững chắc cho lời của Người nói: là các vết thương / điều này minh chứng rằng: Người chính là Đấng đã chết trên thập giá, nhưng nay Người đã trở lại với cuộc sống trong tư cách là Đấng vừa chịu tử nạn vừa là Đấng chiến thắng cái chết mà các vết thương là dấu chứng tình yêu vô biên của người.

8) Các môn đệ đã được gặp ai ? Trong cùng một lúc, Người đã cho các môn đệ gặp Người như Đấng chịu đóng đinh cũng là Đấng vừa Phục Sinh / do đó Người chính là sự bình an và cũng là nguồn mạch tuôn trào niềm vui cho các môn đệ (câu 20).

9) Một chi tiết nào trong cuộc khổ nạn Chúa tượng trưng cho Thánh Thần ? Ở đây, chúng ta có thể coi nước chảy từ cạnh sườn của Đức Giêsu như là biểu tượng về Chúa Thánh Thần là nước và Thánh Thần được đặt cạnh nhau trong  (Yn 3,5) cái chết của Chúa Giêsu là điều kiện cần thiết để Chúa Thánh Thần đến (Yn 7,39 và Yn 16,7)  / Ở (Yn 7,38-39) Thánh Gioan đồng hóa những dòng nước hằng sống sẽ chảy ra từ ngực Đức Giêsu với Thánh Thần.

10) Khi Chúa Giêsu cho các môn đệ xem cạnh sườn bị đâm, người muốn chứng minh điều gì ? Người muốn cho chúng ta thấy Người chính là con chiên vượt qua, đã chết trên thập giá nhưng nay đã sống lại / Người còn cho thấy rằng: Thánh Thần đã tuôn trào từ Người và bây giờ là lúc được trao ban cho các môn đệ !

11) Lời chào bình an thứ hai với sứ mạng nào ? Với sứ mạng trao ban Thánh Thần (câu 21-23) / sau khi chúc bình an Chúa Giêsu nói đến việc sai các môn đệ (câu 21) / trước đây Thánh Gioan nói đến việc Chúa sai phái các môn đệ cũng tương tự như việc Chúa Cha sai phái Chúa Giêsu (Yn 13,20).**R

 

Bài 2: THẦN KHÍ VÀ ƠN BÌNH AN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

12)  Chúa Giêsu muốn các môn đệ minh chứng điều gì ? Chúa Giêsu đã nói về những điều mình đã thấy và nghe (Yn 3, câu 11 và câu 32) / thì các môn đệ cũng phải làm chứng về Người như vậy (Yn 15,27) / Ý Chúa nói: cành nho không thể tự mình sinh trái nhưng vì nhờ ở lại trong cây nho, các môn đệ cũng phải ở lại trong Đức Giêsu / Bởi vì: “Không có thầy, anh em chẳng làm gì được” (Yn 15,4-5).

13)  Đặc điểm ngôn sứ trong sứ mạng của Chúa Giêsu là gì ? Chúa Giêsu đã ban cho họ vinh quang mà Chúa Cha đã ban cho Người (Yn 17,22) như vậy khi Chúa Giêsu Phục Sinh và lên trời thì chức vụ ngôn sứ được Ngài giao lại cho các môn đệ.

14)  Nói xong “Người thổi hơi vào” => nghĩa là gì ? Tác giả giải thích rằng hơi của Đức Giêsu là Thánh Thần / cũng như sự kiện Thần khí xuống để đánh dấu khởi đầu của sứ vụ Đức Giêsu tại sông Yodan(Yn 1,32-33) / nay Ngài cũng ban Thần khí khai mạc sứ vụ của các môn đệ / Chúa Giêsu giải thích: Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến (Yn 16,13).

15)  “Thổi hơi vào” nhắc chúng ta nhớ lại điều gì ? So sánh ở câu tin mừng (Yn 20,22) câu này đã được dùng tại (St 2,7) / là chỗ nói về việc Thiên Chúa thổi hơi mang sức sống cho Ađam / Dựa vào ý nghĩa này mà các nhà chú giải đã giải thích rằng: chức năng của Thần khí là rửa sạch tội lỗi cho các môn đệ và làm cho họ thành những sinh vật mới được tạo dựng ! Ở đây, lợi ích của Thần khí không dùng cho cá nhân họ nhưng là vì những kẻ khác.

16)  Anh em tha tội ai… cầm giữ ai… có nghĩa gì ? Câu này nói đến quyền tha tội và buộc tội => dưới ánh sáng của câu chuyện Bilơ--am trong sách dân số => không có nghĩa là Thiên Chúa cứ nhắm mắt mà phê chuẩn bất cứ hành vi tha tội và cầm tội nào mà các môn đệ đã tự do công bố / đúng hơn thì các điều này diễn tả như sau: nhờ Thánh Thần mà chức năng ngôn sứ được ban cho các ông, vì thế các môn đệ sẽ có khả năng tha tội cho bất cứ ai, là những người đã được Thiên Chúa hoặc Đức Giêsu đã tha tội cho họ trước đó .

17)  Ơn ban của Đấng Phục Sinh là gì ? Là chính sự bình an (Yn 20,19+21+26) ngay trong diễn từ cáo biệt, Chúa Giêsu cũng hứa ban sự bình an này cho các môn đệ / vì Người đã thắng thế gian (Yn 16,33) / và đang về cùng Chúa Cha (Yn 14,27).

18)  Dấu chỉ thật sự của Chúa Giêsu khi thắng thế gian là gì ? Dấu chỉ về sức mạnh mà Chúa Giêsu đã tiêu diệt thế gian là người đã chiến thắng cái chết và thật sự lên cùng Chúa Cha / Người đã đạt được mục tiêu và đang sống giữa các môn đệ như một Đấng chiến thắng vì thế chính Người là nền tảng của sự bình an (Ep 2,14) Bây giờ các ông có thể ra đi thực hiện chương trình cứu độ nhờ vào Thánh Thần của Ngài !

19)  Đức Kitô mà chúng ta gặp trong Tin Mừng là ai ? Đấng mà chúng ta gặp trong lời Chúa, trong các buổi cử hành phụng vụ, trong giờ cầu nguyện của cộng đoàn chính là Đấng Kitô Phục Sinh / Người đã ban cho chúng ta ơn bình an và Thánh Thần / và đang sai chúng ta đi chia sẽ niềm tin và hy vọng ấy cho mọi người.

20)  Chúa Kitô Phục Sinh ban cho chúng ta điều gì ? Hãy để cho Chúa lôi chúng ta ra khỏi ngôi mộ của sự sợ hãi và ích kỷ, của những sai lầm / Để chúng ta vững niềm tin đi vào lòng thế giới / Đức Giêsu không giải thoát chúng ta ra khỏi những ưu phiền, nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, niềm tin không lay chuyển và sự bình an.

21)  Các môn đệ đang muốn xác tín điều gì ? Các ông xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ chính là Đấng đã chết trên thập giá, cho dù Ngài đã sống lại nhưng vẫn mang những thương tích của cuộc thương khó / Người chính là con chiên đã bị giết (Kh 5,6) / các vết thương đó chứng tỏ sự tàn ác của loài người và cũng nói lên tình yêu vô biên của Thiên Chúa / Để rồi các ông sẽ có cái nhìn thực tế hơn khi các ông dấn thân vào thế giới mà các ông đang sống.

22)  Thánh Thần là gì ? Là chính làn gió của Thiên Chúa, người ta không thấy gió, cũng chẳng biết gió bắt nguồn từ đâu / và đi đến đâu thì dừng lại / các nhà khí tượng học cũng báo trước những trận bão ,nhưng cũng chẳng biết nó bắt đấu từ đâu/ chúng ta luôn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí, vừa mạnh mẽ bao trùm / gió thổi gây ra tiếng động, bẻ gãy, nhổ bật lên / gió tàn phá nhưng cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu, gió có khi quạt mát, có khi thiêu đốt / làn gió Thánh Thần cũng thế, Người mạnh mẽ, len lỏi, bẽ gãy, nhổ tung, phá hủy những gì chống lại tình yêu của Thiên Chúa.**R

 

Bài 3: NGUYÊN LÝ CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

23)  Ý nghĩa của Lễ Hiện Xuống là gì ? Lễ Hiện Xuống kết thúc mùa Phục Sinh / hãy nhìn lại những bước đường mà Phụng Vụ đã dẫn chúng ta đi qua / Đức Giêsu đã nhập thể, sống với loài người / Ngài đi khắp Palestina để rao giảng Tin Mừng, rồi chịu khổ nạn / Sau đó Ngài sống lại và lên trời / hôm nay Ngài sai Thánh Thần đến để tiếp bước, thánh hóa loài người / như thế Chúa Thánh Thần đến hôm nay là để hoàn tất ơn cứu độ.

24)  Chúng ta có lỗi gì với Chúa Thánh Thần ? Chúng ta thường ít khi nghĩ đến Ngài là Đấng Thiên Chúa ban để hỗ trợ chúng ta / chúng ta thường làm mọi việc theo ý riêng chứ không theo sự soi sáng, hướng dẫn của Chúa Thánh Thần / Chúa Thánh Thần là Đấng hiệp nhất, còn chúng ta thường sống ích kỷ, chia rẽ.

25)  Câu chuyện ngày Lễ Ngũ Tuần ra sao ? Vâng theo lời căn dặn của Chúa Giêsu Phục Sinh , các Tông Đồ tụ họp nhau trong nhà tiệc ly để chờ đón điều Chúa Giêsu đã hứa ban / Sáng ngày Lễ Ngũ Tuần / Chúa Giêsu đã thực hiện lời hứa ấy / Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông Đồ dưới hình lưỡi lửa / Lưỡi tượng trưng cho lời nói, lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành / Nhờ có Chúa Thánh Thần / các Tông Đồ đã nhiệt thành rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Đức Giêsu Kitô phục sinh .

26)   Đáp ca của Thánh vịnh 103 ca tụng những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm do sinh khí của Ngài là Chúa Thánh Thần.

27)  Bài đọc II nói về điều gì ? Thánh Phaolô kêu gọi mọi tín hữu hãy đoàn kết hợp nhất với nhau trong Chúa Thánh Thần / Ở vào thời kỳ Giáo Hội sơ khai, Chúa Thánh Thần ban nhiều đặc sủng khác nhau cho các tín hữu / Tuy các đặc sủng khác nhau nhưng đều nhằm phục vụ lợi ích chung cho cả cộng đoàn / Vì thế Thánh Phaolô căn dặn: Tránh gây chia rẽ, phải tận dụng mọi ơn Chúa Thánh Thần ban để xây dựng Hội Thánh.

28)  Ơn cao trọng nhất của Chúa Thánh Thần ban là gì ? Buổi chiều hôm Lễ Phục Sinh / Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các môn đệ / Nhưng theo quan điểm của Luca thì Thánh Thần được ban vào ngày Lễ Ngũ Tuần / Chúa Thánh Thần được ban đồng thời với lời chúc bình an, quyền tha tội và lời sai các ông ra đi / Từ đó ta có thể thấy rằng: ơn cao trọng nhất của Chúa Thánh Thần là   bình an,   đặc trưng của thời Messi-a.

29)  Ơn cao trọng thứ hai là ơn gì ? Là ơn tha tội, chính nhờ có ơn tha tội mà con người có ơn bình an thật sự / Ơn ban của Chúa Thánh Thần nhằm giúp cho Giáo Hội ra đi loan báo tin mừng cứu độ.

30)  Đối trọng của bài tường thuật trong sách Tông Đồ Công Vụ hôm nay là gì ? Chính là bài tường thuật tháp Babel thời cựu ước => Ngày xưa ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau / Bỗng dưng họ để cho tính kiêu ngạo xúi giục, muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình tài giỏi, cao hơn Thiên Chúa / khiến họ bị phạt phải nói nhiều thứ tiếng / vì thế người này không còn hiểu người kia nữa và  họ đã chia rẽ nhau .

31)  Ý nghĩa câu chuyện tháp Babel là gì ? Chuyện đó ngụ ý rằng: con người không quy tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không thể hiểu nhau nên không thể thông cảm cho nhau / Hôm Lễ Ngũ Tuần, Thiên Chúa đã sửa chữa lại sự hư hại đó / Tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và ngôn ngữ khác nhau nhưng họ đã hiểu nhau, nhờ vào đâu ? Họ nhờ Chúa Thánh Thần, là nguyên lý của sự đoàn kết và hợp nhất.

32)  Hôm nay con người cần thứ gì ? Hôm nay con người cũng rất cần lưỡi lửa / Nói là một loại hình hoạt động cần thiết cho cuộc sống chung, cuộc sống xã hội của con người / Hằng ngày khi ta gặp người khác, chúng ta chào và thăm hỏi nhau, trao đổi ý kiến cho nhau, thảo luận, tranh luận / chính vì để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp này mà khoa học kỹ thuật ngày nay đã phát minh ra máy ghi âm, máy khuếch âm, điện thoại…

33)  Nhu cầu nói đi kèm với thứ gì ? Nói với nhau là một chuyện, còn hiểu được nhau hay không là một chuyện khác / Hai chuyện này chưa chắc đã đi đôi với nhau / Nói với nhau thì nhiều nhưng hiểu nhau chắc không được bao nhiêu / Dịch một cuốn sách ngoại ngữ thì dễ, nhưng hiểu được ý, được lòng của người bên cạnh không dễ tí nào ! Nếu có đặt mình trong hoàn cảnh  như thế thì chúng ta mới thấy được lưỡi lửa hôm nay trong sách Tông Đồ Công Vụ là cần thiết  cho chúng ta như thế nào !**R

 

Bài 4: LÒNG NHIỆT THÀNH TỪ NƠI CHÚA THÁNH THẦN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

34)  Hiệu quả của Lưỡi lửa trong ngày Lễ Ngũ Tuần là gì ? Ngày xưa những người có mặt trong ngày Lễ Ngũ Tuần, tuy họ nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng họ đều hiểu nhau / Đó là hiệu quả của lưỡi lửa Chúa Thánh Thần / Lưỡi hình lửa là tiếng nói tình yêu / là tiếng nói chân thật phát xuất từ cõi lòng / là tiếng nói dễ hiểu nhất dùng cho mọi sắc tộc màu da, tiếng nói đó là ngôn ngữ tình yêu / cho dù ngày nay nhiều cặp vợ chồng khác về ngôn ngữ, nhưng họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau bởi vì họ có ngôn ngữ tình yêu.

35)  Bài tường thuật tạo dựng con người như thế nào ? Sách Sáng Thế kể rằng : sau khi Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành hình người / Ngài đã thổi hơi sinh khí vào đó, và thế là con người đầu tiên xuất hiện / hơi thở của Thiên Chúa chính là Chúa Thánh Thần / Chúa Thánh Thần là nguyên lý tạo dựng / nhưng sau đó con người đã phạm tội, bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng / hạnh phúc ban đầu đã bị đánh mất.

36)  Thiên Chúa đã tái tạo cách nào ? Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu lại thổi hơi trên các Tông Đồ / phải chăng đây là hình ảnh đã được trưng bày ra trong câu chuyện sách Sáng Thế / Nếu đúng là như thế thì hôm nay Thiên Chúa tái tạo lại con người cũng bằng hơi thở là Chúa Thánh Thần / bởi vì Chúa Thánh Thần cũng là nguyên lý của sự tái tạo.

37)  Giáo Hội hôm nay thật sự rất đa dạng, điều này có thể là phong phú hay là đang gặp khủng hoảng ? Giáo Hội hôm nay bao gồm đủ thứ linh đạo, đủ loại dòng tu, đủ cách làm Tông Đồ / có quá nhiều hội nhóm, có quá nhiều khuynh hướng, có quá nhiều ý kiến // nhiều kẻ bi quan nên khi quan sát thấy như vậy thì họ lại cho là khủng hoảng / nhưng thật ra sự đa dạng này nói lên một sức sống phong phú của Giáo Hội.

38)  Cái nguy hiểm của đa dạng là gì ? Đa dạng là tốt nhưng đừng dẫn tới chia rẽ, cũng đừng chống đối phá hoại nhau / Đa dạng nhưng phải hiệp nhất / muốn hoạt động đúng hướng chúng ta phải lưu ý tới những giáo huấn sâu sắc của thánh Phaolô trong bài đọc II hôm nay => mỗi người, mỗi nhóm hãy ý thức rằng: Đặc sủng của mình là do Chúa Thánh Thần ban, chứ không phải là tài sản riêng hay khả năng riêng của bất kỳ ai !

39)  Cách thức nhận lãnh ơn Chúa Thánh thần như thế nào ? Đừng khó chịu, đừng ganh tỵ, trái lại hãy vui mừng khi thấy người khác, nhóm khác cũng được ban cho những đặc sủng khác / Đó là dấu chỉ Chúa Thánh Thần yêu thương Giáo Hội / Hãy tận dụng đặc sủng của Chúa Thánh Thần ban để góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội / đồng thời cũng nên ý thức rằng đó chỉ là một phần nhỏ mà mình đóng góp cho Giáo Hội / Nên phải luôn tôn trọng phần góp của người khác và luôn hy vọng Giáo hội được có nhiều người khác góp phần vào hơn nữa !

40)  Chúa Thánh thần là Đấng dễ bị lãng quên, tại sao ? Đúng vậy, Thiên Chúa có Ba ngôi : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần / thế nhưng chúng ta thường chỉ nhớ có Chúa Giêsu và Chúa Cha, ít khi chúng ta nhớ tới Chúa Thánh Thần / thế nhưng Chúa Thánh Thần là Đấng rất kỳ diệu / một khi Người hoạt động nơi một ai, thì sẽ phát sinh ra biết bao điều kỳ diệu nơi người ấy / chúng ta tạm đưa ra hai bằng chứng:

41)  Bằng chứng thứ nhất: Qua đoạn sách Tông Đồ Công Vụ mà chúng ta vừa nghe / Chúa Thánh Thần hoạt động nơi các Tông Đồ / trước đó các Tông Đồ đã từng theo Chúa Giêsu 3 năm, từng nghe biết bao lời dạy dỗ của Chúa Giêsu / từng chứng kiến bao nhiêu phép lạ / nhưng con người của các ông hầu như chẳng tiếp nhận được ảnh hưởng tốt nào cả / các ông vẫn lo tranh dành quyền lợi / vẫn sợ chết nên trốn kín trong nhà / thế rồi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các ông, và sau đó các ông đã biến đổi hẳn, nhiệt thành với Tin Mừng, can đảm ra đi rao giảng / có ai ngờ một người như Phêrô, đã từng run sợ, chối Chúa và run lẫy bẩy trước những  đầy tớ của Thượng Tế / thế mà bây giờ ông lại dám đứng ra trước đám đông rao giảng hùng hồn / khiến cho liền sau đó có 3000 người xin theo đạo.

42)   Bằng chứng thứ hai: Là một bức thư rất đặc biệt của một cô gái nước ngoài gửi cho một linh mục / Bởi vì vị linh mục này trước đó có biên thư cho cô gái để trình bày những khó khăn trong bổn phận / cô gái đã khuyên vị linh mục này hãy can đảm, hãy cầu nguyện và mỗi ngày hãy dâng lễ sốt sắng / cô gái còn cho biết nếp sống hằng ngày của mình: ngoài những giờ làm ăn, cô còn tranh thủ dạy 2 lớp giáo lý / sau đó còn tham gia cầu nguyện với một nhóm giáo dân từ 8h-10h đêm / một cô gái mới 20 tuổi mà nhiệt thành làm việc Tông Đồ như vậy và còn dám đưa ra một lời khuyên cho một vị linh mục / Do đâu mà cô có lòng nhiệt thành như vậy  /nếu không phải là do Chúa Thánh Linh thúc đẩy  ?**R

 

TÓM Ý

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Bối cảnh Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ: Vào ngày đầu tuần, khi các môn đệ đang sống trong tình trạng lo âu sợ hãi, tranh tối – tranh sáng. Mặc dù các ông có nghe các chị phụ nữ thuật lại lúc các bà ra viếng mộ buổi sáng sớm. Họ có về báo lại là không thấy xác thầy nữa. Nhưng trong buổi chiều cùng ngày, Chúa Giêsu đã đến gặp các ông khi các ông đang giam mình trong căn phòng đóng kín đầy sợ hãi. Chúa Giêsu đã hiện đến giải thoát các ông khỏi tình trạng bế tắc, đồng thời Chúa Giêsu cũng trao ban Thánh Thần, ban quyền và trao sứ mạng cho các ông.

2/Cửa đóng kín nói lên điều gì? Bản văn có ý nói: Các Tông đồ đang sống trong tình trạng sợ sệt. Tác giả cũng muốn nói là : Thân thể Chúa Ki-tô Phục sinh vẫn có thể đi qua lớp cửa đóng kín.

3/Người thổi hơi vào các ông nghĩa là gì ? Đây là cách Chúa ban Thánh Thần. Chúng ta cần nhớ lại làn hơi sáng tạo trong sách sáng thế (St 2,7). Làn hơi thở của Chúa Giêsu chính là Thánh Thần. Trên Thánh Giá Chúa trút hơi thở, cũng là trao thần khí cho thân mẫu, cho hội thánh, là cho Dân Chúa qua người môn đệ thương mến.

4/Chúng ta nên hiểu thế nào về những lời Ban quyền ? Anh em tha tội cho ai. Anh em cầm giữ ai. Chúng ta cần nhớ lại câu chuyện tư tế Bi-lơ-am được Vua Balac sai đi chúc dữ dân Do Thái. Nhưng Thiên Chúa sai sứ thần đi chặn đầu con lừa của ông ba lần. Câu chuyện này có nghĩa rằng : Dân Do Thái đã được Thiên Chúa chúc phúc rồi thì không ai có thể chúc dữ họ được. Vua Balac dù muốn cũng không làm được.

5/Tình trạng các môn đệ như thế nào sau khi Chúa bị bắt ? Tình trạng thật đáng thương. Các ông về nhà đóng kín cửa vì sợ sệt, các ông hoàn toàn mất bình an và bế tắc cùng cực. Chúa Giêsu phục sinh đã đến và phá tan sự bi thảm đó.

6/Ý nghĩa của lời chào bình an thứ nhất là gì ? Khi Chúa nói : Bình an cho anh em, có nghĩa là Chúa không phiền trách các ông điều gì. Người còn cho các ông thấy rằng : Người đang sống giữa các ông. Chúa còn cung cấp các chứng cứ vững chắc là cho các ông thấy các vết thương: Điều này minh chứng rằng : Đấng vừa bị chết treo trên thập giá nhưng nay Chúa đã sống lại và đến đây với tư cách là Đấng chiến thắng tử thần mà các vết thương chính là dấu chỉ của tình yêu thương.

7/Chúa Giêsu muốn minh chứng điều gì qua việc cho xem cạnh sườn bị đâm thâu qua? Chúa muốn cho chúng ta thấy Ngài chính là chiên vượt qua, đã chết treo trên thập giá mà nay vừa sống lại. Chúa cũng cho thấy rằng : Thánh Thần đã tuôn trào từ cạnh sườn Ngài và bây giờ là lúc Chúa trao ban cho các môn đệ .

8/Lời chào bình an thứ hai mang ý nghĩa nào? Cùng với việc Chúa trao ban Thánh Thần sau câu chúc bình an cũng nói đến việc Chúa sai các môn đệ như là chính Chúa Cha đã sai Chúa Giêsu (Yn 13,20).

9/Chúa muốn các môn đệ minh chứng điều gì? Ý Chúa muốn dạy rằng : Những điều mà Chúa thấy và nghe từ Chúa Cha, Chúa cũng đã nói lại với các ông, thì các ông cũng phải làm chứng cho Chúa như vậy.

10/Ý nghĩa của việc “Người thổi hơi vào” là gì ? Tác giả giải thích rằng : Hơi của Chúa Giêsu là Thánh Thần. Cũng như sự kiện Thánh Thần hiện xuống đánh dấu điểm khởi đầu của sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu tại sông Yodan.

11/Sự kiện này nhắc chúng ta nhớ lại điều gì ? Nhắc chúng ta nhớ lại việc Thiên Chúa thổi hơi ban sức sống cho Adam, cũng dựa vào ý nghĩa này mà các nhà chú giải đã giải thích rằng : Chức năng của Thần Khí là rửa sạch tội lỗi và làm cho họ trở thành những tạo vật mới.

12/Quyền tha và buộc tội phải được hiểu như thế nào ? Dưới ánh sáng của câu chuyện tư tế Bi-lơ-am trong sách dân số thì không phải là Thiên Chúa cứ nhắm mắt mà phê chuẩn bất kỳ hành vi tha tội và cầm tội nào mà các môn đệ có quyền tự do công bố , mà chúng ta cần hiểu như thế này: Nhờ Thánh Thần mà chức năng ngôn sứ được ban cho các ông, nhưng các ông chỉ có thể tha tội cho ai là những người đã được Thiên Chúa tha tội cho họ trước đó.

13/Ơn ban của Đấng Phục Sinh là gì ? Là chính sự bình an, vì Chúa Giêsu đã hứa ban bình an cho các môn đệ, vì Ngài đã thắng thế gian và đang đi về cùng Cha.

14/Dấu chỉ nào minh chứng Chúa Giêsu đã thắng thế gian ? Dấu chỉ cho thấy Chúa Giêsu đã thắng thế gian là Chúa đã chiến thắng sự chết. Ngài đã đạt mục tiêu này và đang sống giữa các môn đệ như một Đấng chiến thắng. Vì chính Chúa là nền tảng của sự bình an. Cho nên bây giờ các ông đi thực hiện sứ vụ cứu độ nhờ thần khí của Ngài.

15/Đấng mà chúng ta gặp trong Tin Mừng hôm nay là ai ? Đấng mà chúng ta gặp trong phụng vụ lời Chúa hôm nay là Đấng Ki-tô Phục sinh. Ngài đã ban bình an và sai chúng ta đi chia sẻ niềm vui và hy vọng ấy cho mọi người.

16/Chúa Ki-tô phục sinh đã ban cho chúng ta điều gì ? Chúa Ki-tô đã đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ đầy ích kỷ và sợ hãi của những yếu đuối, nhát đảm và sai lầm. Chúa cũng giải thoát ta ra khỏi ưu phiền. Ban cho chúng ta sự bình an, ơn can đảm và một đức Tin không lay chuyển.

17/Các Tông đồ đã nhận ra điều gì ? Các ông đã nhận ra rằng : Đấng đang sống giữa họ chính là Đấng đã bị chết treo trên thập giá. Cho dù Ngài đã sống lại, nhưng Ngài vẫn tiếp tục mang thương tích của cuộc thương khó. Điều này nói lên tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Nhờ đó các môn đệ có cái nhìn thực tế hơn khi ra đi dấn thân vào trong thế giới các ông đang sống.

18/Thánh Thần là ai ? Ngài chính là làn gió tình yêu của Thiên Chúa. Ngài chính là Đấng tác tạo, cứu độ và canh tân bộ mặt trái đất, gió chính là một sức mạnh huyền bí, vừa mãnh mẽ , bao trùm, gió có thể bẻ gãy, nhổ bật, tàn phá. Ngài cùng làm cho đất đai phì nhiêu, quạt mát, sưởi ấm, thiêu đốt. Chúa Thánh Thần cũng thế, Ngài mạnh mẽ, len lỏi, bẻ gãy, nhổ tung, phá huỷ những gì đang manh tâm chống lại tình yêu của Thiên Chúa, đồng thời Ngài cũng có thể canh tân và biến đổi chúng ta.  **R

KBX / Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1538
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1842
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407251
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top