Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN V Thường Niên / C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT  V  THƯỜNG NIÊN C 

ĐỀ TÀI: LÀM THEO Ý CHÚA, SẼ ĐẸP LÒNG CHÚA .

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:   Mt 4, 19

Halêluia. Halêluia. Chúa nói: Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá . Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Lc 5, 1-11

 "Các ông bỏ hết mọi sự mà theo Đức Giê-su".

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

1 Một hôm, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa.2 Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới.3 Đức Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Si-môn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.

4 Giảng xong, Người bảo ông Si-môn: "Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá."5 Ông Si-môn đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới."6 Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới.7 Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.

8 Thấy vậy, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! "9 Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.10 Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn: "Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta."11 Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

---//---

 

1/ Các ông thuyền chài đã làm gì khi nghe tiếng Chúa gọi ?

2/ Thái độ dứt khoát ấy nói lên điều gì ?

3/ Muốn theo Chúa, chúng ta cần làm gì ?

4/ Hình ảnh một ngọn đèn hết dầu như thế nào ?

5/ Thế nào là lòng quảng đại ?

6/ Hy sinh là gì ?

7/ Thế nào là sự hy sinh trong gia đình ?

8/ Thế nào là yêu mến Chúa thật ?

9/ Ai là người khôn ngoan trong việc đi tìm Chúa ?

10/ Thánh Phê-rô bày tỏ sự khôn ngoan ở chỗ nào ?

11/ Sự khiêm tốn ấy đã giúp gì cho Phê-rô ?

12/ Phê-rô đã thể hiện lòng biết ơn như thế nào ?  

13/ Vì sao Phê-rô tin Chúa ?

14/ Phê-rô thể hiện lòng khiêm tốn như thế nào ?

15/ Kiêu ngạo là trở ngại lớn cho niềm tin ?

16/ Qua đoạn Tin Mừng, Chúa muốn mời gọi chúng ta điều gì ?

17/ Tâm trạng của Phê-rô đang như thế nào ?

18/ Chúa muốn dạy Phê-rô điều gì ?

19/ Muốn làm chứng cho Chúa, chúng ta cần nhận ra điều gì ?

20/ Chúa tỏ mình ra cho Phê-rô như thế nào ?

21/ Chúa Giêsu muốn dạy gì cho Phê-rô ?

22/ Tại sao ta phải liều lĩnh khi đi theo Chúa ?

23/ Điều nào khó nhất khi đi theo Chúa ?

24/ Khi từ bỏ mọi sự, ta còn lại gì ?

25/ Điều kiện để ta theo Chúa là gì ?

26/ Vì sao Phê-rô dám vâng theo một lệnh truyền trái ngược ?

27/ Chúa Giêsu muốn gì nơi người Ki-tô hữu ?

28/ Việc lưới cá thì được, nhưng lưới người thì có phải là điều cưỡng bách không?

 

Bài 1: HY SINH LÀ DÂNG HIẾN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Các ông thuyền chài đã làm gì khi nghe tiếng Chúa gọi ? Khi đọc qua đoạn Tin Mừng. Chúng ta nhận ra thái độ dứt khoát từ bỏ của 4 ông thuyền chài khi các ông nghe lời mời gọi của Chúa Giêsu. Các ông đã bỏ cả ghe thuyền, chài lưới và người thân để đi theo Chúa.

2/Thái độ dứt khoát của các ông nói lên điều gì ? Thái độ mau mắn dứt khoát ấy làm cho chúng ta nhớ lại lời Chúa phán : Ai muốn theo ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo ta. Các môn đệ  đã bày tỏ thái độ như thế, còn chúng ta thì sao ?

3/Muốn theo Chúa, chúng ta cần phải làm gì ? Chúng ta nói nhiều nhưng làm thì ít. Trong lòng chúng ta thì chỉ muốn thờ một mình Chúa. Muốn hiến dâng tất cả cho Chúa. Nhưng khi sống cụ thể, chúng ta lại rất ngại khi phải hy sinh từ bỏ. Có khi chúng ta dâng cho Chúa nhưng một ngày nào đó chúng ta đòi lại từ từ.

4/Hình ảnh một ngọn đèn hết dầu nói lên điều gì ? Tình yêu chúng ta dành cho Chúa chẳng khác gì một cây đèn hết dầu. Bình thường nó chỉ cháy leo loét nhưng khi cần cố gắng hy sinh thì ngọn lửa bỗng nhiên phụt tắt.

5/Lòng quảng đại nói lên điều gì ? Chúng ta cần phải hồi tâm xét mình, kiểm điểm lại đời sống và phải chấp nhận con người thật của mình là như thế nào. Chúng ta có quảng đại đáp trả lời mời gọi của Chúa hay không. Vì chính lòng quảng đại là thước đo sự gắn bó và lòng yêu Chúa của chúng ta.

6/Hy sinh là gì ? Là một Ki-tô hữu, Chúa kêu mời chúng ta hy sinh những thú vui, cho dù thú vui đó là quyền lợi chính đáng. Giúp chúng ta chu toàn bổn phận đạo đức đối với Chúa. Giúp chúng ta chu toàn giới luật yêu thương với anh em . Đồng thời nó cũng giúp chúng ta thực thi thánh ý Chúa trong suốt cuộc đời của chúng ta.

7/Thế nào là hy sinh cho con cái ? Làm cha mẹ, chúng ta cần chấp nhận hy sinh gian khổ vì tương và cuộc sống của con cái. Cho dù có nhiều khó khăn chất chồng ,Nhưng chúng ta cần phải hy sinh để đem vào trong gia đình một bầu khí yêu thương và đạo đức ,để cho con cái có được sự bình an, hạnh phúc.

8/Con cái phải hy sinh cho cha mẹ như thế nào ? Là con cái, chúng ta cần mau mắn vui vẻ vâng theo những lời khuyên bảo của cha mẹ. Chúng ta cần chia sẻ những lo lắng của cha mẹ bằng cách chu toàn mọi bổn phận được giao.

9/Thế nào là yêu mến Chúa thật ? Nếu chúng ta còn ngại hy sinh. Nếu chúng ta không dám từ bỏ, thì đây là dấu chỉ chắc chắn chúng ta chưa yêu mến Chúa thật. Chưa thể làm môn đệ đích thực của Ngài.

10/Thế nào là một người khôn ngoan ? Nhìn vào cuộc sống của xã hội chúng ta thấy người khôn ngoan là người biết tận dụng mọi cơ hội để làm giàu cho mình. Đồng thời cũng phải biết mình, biết người. Đây chính là điều kiện để sống khiêm tốn / kẻ thành công phải biết tự tin vào khả năng của mình đồng thời cũng phải biết cậy dựa vào kiến thức và kinh nghiệm sống của người khác.

11/Ai là người khôn ngoan trong việc đi tìm Chúa ? Trong hành trình Đức Tin, chúng ta cũng không thể đi ra ngoài sự khôn ngoan ấy. Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng mô tả những khuôn mặt khôn ngoan của những người đi tìm Chúa và quyết tâm nhận ra Ngài. Những người này điển hình là Thánh Phê-rô. Một trong những người đầu tiên tin tưởng, tìm kiếm và dứt khoát đi theo Chúa.

12/Thánh Phê-rô đã chứng tỏ mình khôn ngoan ở chỗ nào ? Phê-rô là một thuyền chài chuyên nghiệp. Ông có nhiều năm kinh nghiệm đi biển quý giá, nhưng ông đâu dám tự phụ với sự từng trải ấy. Trái lại, ông có một sự khôn ngoan đặc biệt đó là tin tưởng, lắng nghe, khiêm tốn vâng phục vào Lời Chúa Giêsu dạy .

13/Sự khiêm tốn ấy đã giúp gì cho Phê-rô ? Sự khiêm tốn ấy được gói gọn trong câu nói : Vâng lời thầy, con thả lưới. Trước mẻ cá lạ lùng này, nhưng Phê-rô vẫn khiêm tốn, ông không hề tự hào về hành động đức Tin của mình để mà khoe khoang với các bạn chài. Cũng không hề kể công với Chúa. Chúng ta cũng nên lưu ý: Ở đâu có Đức Tin, ở đó có phép lạ/ Trái lại, ông biết dùng sự kiện lạ lùng này để suy nghĩ và nhận ra Đức Ki-tô, là Thiên Chúa của ông. Một lần nữa ông lại khiêm tốn thú nhận : Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi.

14/Cách Phê-rô thể hiện lòng biết ơn Chúa như thế nào ? Chính nhờ thái độ khiêm tốn này, nên đức Tin của ông được củng cố. Ông không chỉ nói lên lời cảm ơn suông, mà ông còn đáp trả tình Chúa bằng chính cuộc sống của mình, qua cách ông từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa.

15/Vì sao Phê-rô tin và lắng nghe Chúa ? Phê-rô khiêm tốn lắng nghe lời Chúa qua những con người, qua các sự kiện mà Chúa gởi đến. Có lẽ Phê-rô đoán biết Chúa Giêsu không có kinh nghiệm về biển, về chài lưới. Nhưng ông rút kinh nghiệm qua các phép lạ mà ông đã thấy. Vì thế ông vẫn khiêm tốn vâng phục và tin tưởng vào Chúa Giêsu vì Ngài là Thầy, là người hướng dẫn ông .

16/Lòng khiêm tốn của Phê-rô ở đâu ? Kinh nghiệm bản thân cho ông biết : Ban đêm mới là cao điểm để đánh bắt cá, thế mà ông từng cực nhọc suốt đêm nhưng chẳng bắt được con cá nào. Nhưng do lòng tôn kính ,tin tưởng của ông đối với Chúa Giêsu đã thúc giục ông thả lưới giữa ban ngày, là thời điểm trái ngược. Vậy khi chúng ta cầu xin Chúa, chúng ta đừng  quá tự hào về kinh nghiệm bản thân, Để rồi ta có khép kín lòng mình trước Lời mời gọi của Chúa không ?

17/Kiêu ngạo có phải là một trở ngại không ? Nhiều khi với kinh nghiệm và sự hiểu biết trở thành chướng ngại cho hành trình đức Tin. Nếu chúng ta không biết khiêm tốn như Phê-rô. Hãy cư xử như Phê-rô bằng cách đón nhận ý Chúa qua kinh nghiệm của Đấng bề trên. Đồng thời chúng ta cũng biết cám ơn Chúa qua hành động quyết liệt như Phê-rô. Ông từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa.**R

 

Bài 2: VÂNG LỜI ĐỐI THOẠI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Qua đoạn Tin Mừng, Chúa muốn mời gọi chúng ta điều gì ? Tin Mừng hôm nay thuật lại một mẻ cá lạ mà Phê-rô và các bạn chài cùng được chứng kiến. Đây không những là một phép lạ khiến cho chúng ta ngưỡng mộ quyền năng của Thiên Chúa mà qua dấu lạ này Chúa muốn mời gọi chúng ta ra khơi truyền giáo / cũng qua phép lạ này Chúa Giêsu muốn áp dụng một chương trình đào tạo cho các môn đệ. Đặc biệt cho người đứng đầu là Phê-rô.

2/Tâm trạng Phê-rô lúc này như thế nào ? Phê-rô và các bạn đang chán nản, mệt mỏi giặt lưới. Một đêm thức trắng vật lộn với biển khơi mà không mang lại kết quả nào. Các ông đang chua cay não nề , thế mà Chúa lại bảo các ông ra khơi một lần nữa. Chỗ nước sâu là chỗ nguy hiểm , chỗ mà Phê-rô vừa mới thất bại.

3/Chúa Giêsu muốn dạy Phê-rô điều gì ? Chúa muốn Phê-rô trở lại chính chỗ nước sâu để nhận thức thật rõ về sự thất bại, bất lực của bản thân. Chúa Giêsu muốn ông nhận rõ điều đó để ông biết đường mà khiêm nhường. Khiêm nhường chính là bài học đầu tiên mà Chúa muốn các ông học.

4/Muốn làm chứng cho Chúa, chúng ta cần biết điều gì ? Muốn làm chứng cho Chúa. Các ông cần cảm nghiệm thật rõ về sự cao cả của Thiên Chúa. Muốn làm chứng cho ai, ta cần hiểu rõ và có kinh nghiệm về Con Người này. Ai chưa gặp, chưa tiếp xúc, thì không thể làm chứng về Ngài. Thông thường Thiên Chúa thường chủ động tỏ mình ra trước . như Chúa từng tỏ mình ra cho Moisen, cho Phao-lô.

5/Chúa tỏ mình ra cho Phê-rô như thế nào ? Hôm nay, Chúa Giêsu tỏ mình ra cho Phê-rô qua mẻ cá lạ. Lập tức Phê-rô nhận ra sự cao cả, thánh thiện quyền năng của Chúa. Ông sợ hãi vì thấy mình tội lỗi. Ông vội quỳ xuống xin Chúa rời xa. Ông đã từng được sống bên cạnh Chúa. Ông cảm nghiệm được sự thánh thiện ,cao cả của Chúa. Cho nên sau này khi đi rao giảng, ông đã mạnh mẽ tuyên xưng ra những điều mà ông từng mắt thấy, tai nghe.

6/Chúa Giêsu muốn dạy gì cho Phê-rô ? Phê-rô rất ngạc nhiên khi Chúa bảo ông ra khơi đánh cá giữa ban ngày. Không ngạc nhiên sao được khi ông chính là thuyền chài. Trong khi Chúa Giêsu lại là thợ mộc, ông có nhiều kinh nghiệm khi đi biển bắt cá. Thế mà khi Chúa bảo ông đi thả lưới ông đã vâng lời tuyệt đối, Phê-rô đã xử sự đúng tư cách của một người môn đệ và ông đã thành công .

7/Tại sao khi theo Chúa, ta phải liều lĩnh ? Ra đi mà không biết đi đâu là liều lĩnh. Liều lĩnh khi leo lên núi cheo leo. Ra đi biển khơi tức là chấp nhận đối đầu với phong ba bão táp. Vượt qua đoạn đường vật lý đã khó, vượt qua không gian tâm lý lại còn khó hơn. Ra đi là rời bỏ nơi an toàn để đến nơi bấp bênh. Ra đi là từ bỏ nơi quen biết để đến nơi xa lạ. Lên đường truyền giáo là phải bỏ lại gia đình, thuyền bè, chài lưới. Bỏ lại nghề đã thành thạo để bắt tay vào học việc nghề mới. Bỏ chài cá ….để đi chài người.

8/Điều nào khó nhất khi đi theo Chúa ? Điều khó nhất khi đi theo Chúa chính là phải rời bỏ chính mình. Nếu có ra đi xa ngàn dặm nhưng ta vẫn cứ giữ những thói quen xưa cũ thì coi như ta vẫn còn dậm chân tại chỗ. Muốn lên đường, người môn đệ phải bước ra khỏi tính tự ái, tự mãn ra khỏi quan niệm hẹp hòi. Bước ra khỏi lối suy nghĩ viễn vông, ra khỏi tính ích kỷ nghèo nàn.

9/Khi theo Chúa, người môn đệ còn lại gì ? Khi đã từ bỏ tất cả. Người môn đệ sẽ trở nên hoàn toàn nghèo nàn, gia tài còn lại chỉ là niềm tin cậy, phó thác vào Đấng đã kêu gọi ta. Vũ khí còn lại chính là sự vâng phục tuyệt đối vào Đấng đã sai ta.

10/Điều kiện để đi theo Chúa là gì ? Mỗi người đều được Chúa dạy dỗ. Bao lâu ta chưa cảm nghiệm được sự hèn kém của mình, bao lâu ta chưa cảm nghiệm được sự cao cả thánh thiện của Thiên Chúa thì ta chưa có được sự vâng phục tuyệt đối. Chưa thể ra đi trong sự khó nghèo, ta chưa trở thành môn đệ Chúa. Nếu ta được đào tạo kỹ, thì phần thất bại sẽ chắc chắn ít hơn.

11/Một lệnh truyền trái ngược là gì ? Chúa Giêsu sai Phê-rô đem thuyền ra khơi thả lưới. Chúa dư biết khi ra lệnh như thế, người đòi Phê-rô phải làm một việc trái ngược với kinh nghiệm của một dân chài. Phê-rô tin chắc rằng : Sau một đêm mệt nhọc uổng công. Bây giờ lại là ban ngày nên có cố gắng cũng vô ích. Tuy nhiên vì vâng lời Chúa, Phê-rô đã thả lưới. Sau khi vớt được mẻ cá quá lạ lùng, Phê-rô đã phản ứng của một kẻ có tâm hồn đơn sơ, ngay thẳng : Lạy thầy, xin tránh xa con.

12/Lệnh truyền cho người Ki-tô hữu là gì ? Chúa bảo hãy ra khơi. Chúa nói thế vì biết ngoài khơi có nhiều cá. Thế giới này luôn có những chỗ nước nông và nước sâu. Những chỗ an bình và những chỗ nguy hiểm. Chúng ta nghĩ đến một Phê-rô thuyền trưởng đang lèo lái con thuyền của Giáo hội. Trên thuyền với những thuỷ thủ là người Ki-tô hữu. Lệnh được ban ra là hãy thả lưới xuống biển. Mặc dù chúng ta đã mất rất nhiều công sức và thời giờ mà chẳng được gì, thế nhưng chỉ có Chúa mới biết lúc nào là đúng thời, đúng buổi, lúc nào là có đàn cá đông đảo đi qua. Vì thế vâng lời Chúa sẽ đem lại một mẻ lưới thần kỳ.

13/Việc lưới cá và lưới người có cưỡng bách không ? Tuy nhiên việc thả lưới bắt cá không phải bao giờ cũng gặt hái được kết quả bất ngờ. Nếu nghĩ thế thì có phải là chúng ta làm việc gì cũng quá dễ dàng sao ? Điều quan trọng là chúng ta đừng hiểu lầm cách nói của Chúa khi Chúa nói với Phê-rô : Từ nay ngươi sẽ là kẻ lưới người. Chúng ta đừng nên nghĩ nhân loại bị cưỡng bách phải vào trong lưới của Giáo Hội. Nhưng ở đây chúng ta cần hiểu rõ một điều căn bản: Phê-rô và các Tông đồ do có hành vi biểu lộ đức Tin lại trái ngược với kiến thức sống theo quan niệm loài người. Các ông rất xứng đáng được Chúa cho biết trước số phận là các ông được kết hợp, cộng tác với Chúa trong cuộc cứu độ thế giới và sẽ đi đến thành công viên mãn.

14/Chúng ta cần tìm hiểu khía cạnh từ bỏ của các Tông đồ ? Thiên Chức tu sĩ, linh mục được đòi hỏi ở một khía cạnh từ bỏ gắt gao nhất. Tuy chúng ta không có một sự nghiệp kếch sù như của người thanh niên giàu có. Nhìn vốn liếng của các Tông đồ rất  là khiêm tốn như là chiếc thuyền đánh cá, lười cá ,căn nhà tranh vách đất, thôn xóm. Đối với các ông đây là những gì thân thiết nhất. Nhưng cả hai đối tượng đều được Chúa kêu gọi hãy bỏ lại mọi sự. Có nhiều thì bỏ nhiều, có ít thì bỏ ít. Nghĩa là có bao nhiêu thì bỏ bấy nhiêu.

15/Thiên chức linh mục và điều kiện độc thân có lợi thế gì ? Trong thông điệp về sự độc thân của linh mục. Đức Phao-lô 6 đã nhắc nhở rằng : Thế giới chúng ta đang sống còn có nhiều vùng nước sâu, lắm cá cho nên giáo hội cũng rất cần có nhiều môn đệ hy sinh bỏ lại mọi sự để đi theo Đức Ki-tô / càng không vướng mắc, càng có nhiều tự do lựa chọn để có thể đáp lại tiếng gọi từ bỏ mọi sự để làm Tông đồ cho Chúa.

16/Sự sống động và kiên định của kinh thánh là ở chỗ nào ? Thiên Chúa không bao giờ thay đổi. Ngài vẫn mãi mãi là một, hãy nhìn Chúa bằng quá khứ , hiện tại, vị lai. Những gì Thiên Chúa đã làm trong quá khứ, thì Ngài cũng vẫn đang làm cho chúng con hôm nay. Những gì Ngài đã nói trong quá khứ thì Ngài vẫn đang nói với chúng con hôm nay, những gì Ngài đã dạy cho Phê-rô năm xưa thì Ngài cũng dùng lời ấy để dạy chúng con hôm nay.

17/Chúng ta cần vâng lời theo cách nào ? Thánh Phê-rô là dân đánh cá, công việc của ông là để sinh sống chứ không phải để giải trí. Đây là một cái nghề mà ông cùng các đồng nghiệp đã vất vả suốt đêm , đây chính là thời điểm hành nghề tốt nhất. Nhưng các ông đã thất bại, Chúa Giêsu là một thợ  mộc chính tông, đã nói với Phê-rô là một ngư dân chuyên nghiệp   -> hãy thả lưới một lần nữa. Nhưng ban ngày là thời điểm tệ hại nhất để đánh cá. Nhưng Phero sau khi trình bày quan điểm với Chúa và thình lình ông nhận ra Chúa là ai cho nên ông đã vâng lời. Đây chính là cách vâng lời đối thoại.

18/Vì sao Phê-rô có quyết định cuối cùng ? Sau khi Phê-rô nhìn sâu vào ánh mắt của Chúa, nó giúp ông nhận ra mình đang đối diện với ai. Nhờ đó đức Tin của ông đã trưởng thành khiến cho ông nhấn mạnh một cách quả quyết khi nói : Thầy nói như vậy thì con sẽ thả lưới.

19/Chúng ta có được bài học nào từ sứ vụ của Isaia ? Isaia cũng có bài học giống như Phê-rô. Đầu tiên ông cũng không chấp nhận sứ vụ làm tiên tri cho dân Chúa vì ông thấy mình bất xứng. Ông biện hộ rằng mình không biết ăn nói. Nhưng Thiên Chúa lại muốn ông làm  nên đã sai Thiên Thần Saraphin đụng đến môi của Isaia. Đây là dấu hiệu Thiên Chúa ban ân sủng và với ân sủng này thì Isaia đã đáp trả : Này, tôi đây xin hãy sai tôi đi.

20/Những cơ hội là do Chúa ban, chúng ta có nhận ra không ? Có biết bao điều thình lình xảy ra trong đời mà chúng ta chưa kịp nhận ra. Một vị hôn thê vừa ý, một công việc bất ngờ , một cơ hội chợt đến ngoài khả năng dự tính. Nhờ đó chúng ta nhận ra bàn tay chăm sóc kỳ diệu của Thiên Chúa.

21/Ý định của Thiên Chúa khác ta như thế nào ? Nhiều điều Thiên Chúa đã thực hiện trong đời sống của chúng ta vượt xa sự mong đợi. Khi Thánh Phao-lô nghĩ rằng ông đang thi hành một chức năng biệt phái hết sức đúng đắn, nhưng Thiên Chúa lại có dự định khác cho ông. Điều ông vừa làm hôm nay, ông có thể cho là tốt. Nhưng điều ông sẽ làm ngày mai  theo ý Chúa thì lại quá tốt cho ông và có ích cho nhiều người về sau này.

22/Hết phiên ta lại đến lượt Chúa, nghĩa là gì ? Lẽ ra làm như thế là ta có được một mẻ cá lớn. Nhưng chúng ta đã thất bại, vậy thì tiếp theo chúng ta hãy để cho Chúa hành động. Từ thị kiến của tiên tri Isaia, chúng ta nhận ra rằng : Thiên Chúa siêu việt và đường lối của Ngài luôn là cách tốt nhất. Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn nhẫn nại và bền đỗ. Còn phần chúng ta chỉ cần làm theo ý Chúa là chúng ta sẽ có được mọi thứ vì Ngài sẽ làm thay chúng ta .**R

 

TÓM Ý

1/Các ông thuyền chài đã làm gì khi nghe tiếng Chúa gọi ? Cả 4 ông đều dứt khoát từ bỏ nghề nghiệp, thuyền chài và người thân để đi theo Chúa.

2/Thái độ dứt khoát ấy nói lên điều gì ? Thái độ ấy giúp chúng ta nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, các Thập Giá mình mà theo Ta”.

3/Muốn theo Chúa, chúng ta cần làm gì ? Chúng ta chỉ thích nói mà không chịu làm, trong lòng chúng ta muốn theo Chúa, muốn dâng hiến hết mọi sự cho Chúa, nhưng trong đời sống cụ thể, chúng ta thường rất ngại khi phải hy sinh điều gì đó cho Chúa.

4/Hình ảnh một ngọn đèn hết dầu như thế nào ? Cái kiểu ta yêu Chúa như một cây đèn hết dầu. Bình thường thì nó leo loét, nhưng chỉ cần Chúa đòi ta hy sinh một chút thì đèn của ta tắt ngay.

5/Thế nào là lòng quảng đại ? Muốn biết chúng ta có quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi hay không vì đó chính là thước đo cho sự gắn bó và lòng ta yêu Chúa.

6/Hy sinh là gì ? Chúa kêu gọi chúng ta hy sinh, hy sinh cả những thú vui, những quyền lợi của chúng ta. Qua đó chúng ta có thể chu toàn bổn phận đạo đức / đó là chu toàn giới luật yêu thương, đây là cách chúng ta thể hiện lòng mến Chúa qua cách chúng ta thực thi ý Chúa.

7/Thế nào là sự hy sinh trong gia đình ? Cha mẹ chấp nhận mọi hy sinh gian khổ vì tương lai và hạnh phúc của con cái. Còn con cái thì phải mau mắn vâng theo lời khuyên bảo dạy dỗ của cha mẹ, con cái cần chia sẻ nỗi lo âu của cha mẹ bằng cách chu toàn mọi bổn phận được giao.

8/Thế nào là yêu mến Chúa thật ? Nếu chúng ta còn ngại hy sinh, còn ngại từ bỏ thì chúng ta chưa yêu Chúa thật,  chưa thể làm Môn Đệ chân chính của Ngài.

9/Ai là người khôn ngoan trong việc đi tìm Chúa ? Trong hành trình đức tin, ta cần có sự khôn ngoan. Đoạn Tin Mừng hôm nay cho thấy những khuôn mặt khôn ngoan khi đi tìm Chúa và quyết tâm đi theo Ngài, mà điển hình là Phê-rô.

10/Thánh Phê-rô bày tỏ sự khôn ngoan ở chỗ nào ? Phê-rô là thuyền chài chuyên nghiệp, dù ông có nhiều kinh nghiệm đi biển quý giá, nhưng ông không dám tự phụ với sự từng trải ấy, nhưng ông đã dẹp tính tự phụ, khiêm tốn lắng nghe, vâng phục và làm theo ý Chúa dạy.

11/Sự khiêm tốn ấy đã giúp gì cho Phê-rô ? Ông khiêm tốn khi vâng nghe, dù được mẻ cá lạ nhưng ông cũng không dám tự hào về đức tin của mình, để mà khoe khoang với các bạn chài, ông cũng không kể công với Chúa. Trái lại ông đã nhận ra mình là tội lỗi, bất tài khi thú nhận “Lạy Chúa, xin tránh xa con”.

12/Phê-rô đã thể hiện lòng biết ơn như thế nào ?  Ông đã tin Chúa nên làm theo ý Chúa, và cũng nhờ phép lạ này mà đức tin của ông thêm vững mạnh. Ông không cảm ơn suông, nhưng đã dùng chính cuộc đời của mình để đi theo phục vụ Chúa suốt đời .

13/Vì sao Phê-rô tin Chúa ? Có lẽ Phê-rô cũng đoán biết Chúa Giêsu không có kinh nghiệm về chài lưới, nhưng ông đã rút kinh nghiệm qua các phép lạ Chúa làm, vì thế ông đã khiêm tốn vâng phục và để cho Chúa hướng dẫn đời ông.

14/Phê-rô thể hiện lòng khiêm tốn như thế nào ? Theo kinh nghiệm bản thân ông : Ban đêm mới là thời điểm thuận lợi để đánh bắt cá. Thế mà ông đã cực nhọc suốt đêm nhưng công cốc. Giờ đây do lòng tin tưởng và tôn kính Chúa thúc giục ông thả lưới vào ban ngày. Vậy chúng ta hãy kêu xin Chúa giúp chúng ta đừng quá tự hào với kinh nghiệm bản thân để rồi ta khép kín lòng mình trước tiếng gọi của Chúa.

15/Kiêu ngạo là trở ngại lớn cho niềm tin ? Nhiều khi ta cứ ỷ lại về kinh nghiệm hiểu biết nên không muốn vâng nghe lời Chúa dạy. Chúng ta cần học khiêm tốn ở Phê-rô và đồng thời cũng biết cảm ơn Chúa bằng hành động như Phê-rô.

16/Qua đoạn Tin Mừng, Chúa muốn mời gọi chúng ta điều gì ? Chúa muốn mời gọi chúng ta ra khơi là đi truyền giáo. Qua phép lạ này Chúa cũng muốn đào tạo các môn đệ về niềm tin.

17/Tâm trạng của Phê-rô đang như thế nào ? Phê-rô đang chán nản, mệt mỏi,  thế mà Chúa lại bảo các ông ra khơi lần nữa. Ngay chỗ mà Phê-rô vừa thất bại.

18/Chúa muốn dạy Phê-rô điều gì ? Chúa muốn Phê-rô nhận rõ sự bất lực, thất bại của mình / Chúa muốn ông hiểu rõ để biết đường sống khiêm nhường.

19/Muốn làm chứng cho Chúa, chúng ta cần nhận ra điều gì ? Muốn làm chứng cho Chúa các ông cần có kinh nghiệm về sự cao cả của Chúa. Ai chưa gặp, chưa tiếp xúc, chưa tin Chúa thì chưa thể làm chứng cho Chúa. Thông thường chính Thiên Chúa tự động tỏ mình ra như đã tỏ mình ra cho ông Moisen, cho ông Phao-lô.

20/Chúa tỏ mình ra cho Phê-rô như thế nào ? Chúa tỏ mình ra cho Phê-rô qua mẻ cá lạ. Nhờ đó Phê-rô nhận ra sự cao cả quyền năng của Chúa. Ông sợ hãi khi thấy mình tội lỗi, bất lực, thấp hèn. Sau này ông mới mạnh dạn nói về những điều mắt thấy tai nghe.

21/Chúa Giêsu muốn dạy gì cho Phê-rô ? Phê-rô dẫu ngạc nhiên khi Chúa bảo ông đi thả lưới giữa ban ngày. Vì tin nên ông đã vâng lời tuyệt đối. Phê-rô đã xử sự đúng tư cách của người môn đệ, nên ông đã thành công.

22/Tại sao ta phải liều lĩnh khi đi theo Chúa ? Đi mà không biết đi đâu, ra khơi là chấp nhận đối đầu với phong ba bão táp, ra đi là rời bỏ một nơi an toàn để đến một nơi bếp bênh, ra đi truyền giáo là phải rời bỏ gia đình, ra đi là từ bỏ một nghề thành thạo để đi học một nghề mới. Bỏ nghề đánh cá …để đi đánh bắt người.

23/Điều nào khó nhất khi đi theo Chúa ? Điều khó nhất là phải từ bỏ mọi sự, từ bỏ mình. Nếu có ra đi thật xa mà không thay đổi chính mình thì kể như ta vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Muốn theo Chúa, ta phải bỏ thói tự mãn, khỏi thói hẹp hòi, ích kỷ.

24/Khi từ bỏ mọi sự, ta còn lại gì ? Khi từ bỏ tất cả, ta sẽ trở nên nghèo nàn, gia tài chỉ còn là sự trông cậy, phó thác, là sự vâng phục tuyệt đối.

25/Điều kiện để ta theo Chúa là gì ? Là ta biết mình hèn kém, là ta biết Chúa đầy quyền năng và yêu thương. Nếu ta chưa cảm nghiệm được sự thánh thiện của Chúa thì ta chưa thể có sự vâng phục tuyệt đối.

26/Vì sao Phê-rô dám vâng theo một lệnh truyền trái ngược ? Theo kinh nghiệm của một dân chài. Việc đánh cá ban ngày là một việc làm vô ích. Tuy nhiên vì tin nên Phê-rô khẳng định: Vâng lời Thầy, con xin thả lưới.

27/Chúa Giêsu muốn gì nơi người Ki-tô hữu ? Lệnh truyền Chúa đã ban ra là hãy thả lưới. Cho dù chúng ta đã mất rất nhiều công sức, nhưng chỉ có Chúa mới biết lúc nào là đúng thời điểm. Chỉ cần chúng ta tin Chúa như Phê-rô chắc chắn chúng ta sẽ thành công.

28/Việc lưới cá thì được, nhưng lưới người thì có phải là điều cưỡng bách không? Chúng ta đừng nghĩ việc đánh cá bao giờ cũng có kết quả bất ngờ. Nếu nghĩ thế thì chúng ta lại cho rằng có Chúa thì làm việc gì cũng dễ. Chúng ta cũng đừng nghĩ nhân loại luôn bị cưỡng bách như cá mắc lưới Giáo hội. Thế  nhưng Chúa muốn các ông hiểu rằng : Các ông chỉ cần tin tưởng và cộng tác với Chúa trong việc cứu độ thế giới. Thì dù công việc có khó khăn thế nào, các ông cũng sẽ thành công viên mãn.**R

GIUSE LUCA / GDBX / CĐKT EMMAUS

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1649
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  7973
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11425807
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top