Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu TM CN 2 Mùa Vọng C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG  C

ĐỀ TÀI:  MUÔN DÂN ĐANG TRÔNG CHỜ ƠN CỨU THOÁT

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:   Lc 3, 4-6  

Halêluia. Halêluia. Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Lc 3, 1-6

"Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

1 Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên, 2 Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa. 3 Ông đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, 4 như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. 5 Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. 6 Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

  1/ Ý nghĩa mùa vọng là gì?

  2/ Ý nghĩa của sứ điệp Yoan Tiền Hô tại bờ sông Yodan là gì ?

  3/ Vì sao tôi phải tự vấn lương tâm ?

  4/ Sa mạc cuộc đời của chúng ta ở đâu ?

  5/ Thảm trạng của con người khi vào nơi sa mạc hoang vắng .

  6/ Sa mạc giúp gì cho ta ?

  7/ Kinh nghiệm của người Do Thái khi ở trong sa.

  8/ Chúa Giêsu đã làm gì trong hoang địa ?

  9/ Giáo Hội kêu gọi chúng ta làm gì trong chúa nhật II mùa vọng ?

10/ Thiên Chúa dạy gì qua bài đọc I ?

11/ Muốn cho sự trở về với Thiên Chúa được dễ dàng, con người cần phải làm gì ?

12/ Thánh Phao-lô dạy gì qua bài học II ?

13/ Thế nào là yêu thương nhau thật sự ?

14/ Thế nào là tội đồng loã ?

15/ Thiên Chúa đã chuẩn bị ơn cứu độ như thế nào ?

16/ Chúng ta phải sống mùa vọng như thế nào ?

17/ Thánh Luca muốn nói gì qua khung cảnh hoang mạc ?

18/ Thực tế của hoang địa là đâu ?

19/ Lời kêu gọi của Yoan Tẩy Giả nhắm vào ai ?

20/ Chúng ta thấy gì từ số phận của Yoan ?

21/ Ý nghĩa từ chiếc áo da thú của Yoan.

22/ Cơn cám dỗ của con người thời nay là gì ?

23/ Khi nào thế giới mới nhìn thấy ơn cứu độ ?

24/ Thực trạng của nước Do Thái thời bấy giờ ra sao ?

25/ Vì sao dân Do Thái mong chờ Đấng cứu tinh ? 

26/ Nguồn ơn cứu độ phát xuất từ đâu ?

27/ Vì sao dân Do Thái không nghe tiếng Chúa ?

28/ Ai mới gặp được Thiên Chúa cứu độ?

29/ Hình thức nào nói lên sự khiêm nhường?

30/ Thế nào là cuộc chiến nội tâm?

 

Bài 1: CHÚNG TA NÊN TÌM CHÚA Ở ĐÂU?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Ý nghĩa mùa vọng là gì? Chúng ta đang sống trong mùa vọng phụng vụ và cũng là mùa vọng cuộc đời của chúng ta. Hôm nay, chúng ta đón nhận Chúa đến như một biến cố lịch sử, chúng ta còn đón Chúa hàng ngày mỗi khi lên rước Lễ, mà chúng ta còn chuẩn bị đón Chúa vào ngày cuối cùng cuộc đời chúng ta và cũng sẽ là ngày tận cùng của vũ trụ này.

2/ Sứ điệp mà Yoan Tiền Hô gởi đến, mang ý nghĩa gì ? Sứ điệp mà Yoan Tiền Hô rao giảng tại bờ sông Giodan đó là mọi người hãy ăn năn sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi, mau trở về với Thiên Chúa. Ông mạnh mẽ cảnh báo họ : Cái rìu đã kề gốc cây, hãy sinh trái còn bằng không sẽ bị chặt và ném vào lửa.

3/ Vì sao tôi phải tự vấn lương tâm ? Nếu Chúa đến vào lúc này thì liệu tôi có sẵn sàng để đối diện với Ngài và tính sổ cuộc đời của mình không ? Vậy mùa vọng là thời gian thuận tiện để chúng ta chuẩn bị tư thế và hành trang cho cuộc gặp gỡ định mệnh với Thiên Chúa. Hãy tính xem chúng ta đã làm được những gì ?

4/ Sa mạc cuộc đời chúng ta là đâu ? Khi bước vào ngôi Thánh Đường với bầu không khí trang nghiêm, thinh lặng. Phải chăng đây là hình ảnh của một sa mạc, nơi mà con người có thể gặp gỡ Thiên Chúa và sống thân mật với Ngài giữa dòng đời nhiều bon chen, ồn ào, dao động này. Sa mạc cũng là nơi con người chịu nhiều thử thách.

5/ Thảm trạng của con người trong sa mạc hoang vắng là gì ? Sa mạc chính là hình ảnh cuộc sống con người mà không có bóng dáng của Thiên Chúa. Vì sống giữa cảnh hoang vu nên con người đang đói khát, lạc hướng. Nhờ vào thảm trạng này mà con người sẽ ý thức được thân phận bé bỏng, vô nghĩa và cát bụi của đời mình. Vì con người lúc khởi đầu là cát bụi nên khi trở về lòng đất cũng chỉ là bụi tro.

6/ Sa mạc giúp gì cho ta ? Nhờ ý thức được thân phận mình, con người sẽ loại bỏ được tính kiêu căng, ngạo mạn. Nhờ đó, chúng ta mới mở rộng tâm hồn mình ra để đón nhận ơn sủng của Chúa đổ vào, Đường vào sa mạc là điểm hẹn để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa mà Thiên Chúa chính là nguồn mạch mọi ơn phúc.

7/ Người Do Thái có kinh nghiệm gì trong sa mạc? Dân Do Thái đã lang thang trong sa mạc suốt 40 năm trời. Trong thời gian này họ đã gặp biết bao thử thách và cũng được chứng kiến biết bao điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm vì thương yêu họ.

8/ Chúa Giêsu đã làm gì trong sa mạc? Trước khi bước vào đời sống công khai, Chúa Giêsu cũng vào trong sa mạc suốt 40 đêm ngày. Kinh Thánh ghi lại trong thời gian này: Chúa Giêsu đã ăn chay , cầu nguyện và chịu cám dỗ.

9/ Chúa nhật II mùa vọng, Giáo Hội mời gọi chúng ta làm điều gì? Giáo hội mời gọi chúng ta gia tăng niềm hy vọng bằng cách chuẩn bị thật kỹ tâm hồn mình để đón Chúa đến cứu chúng ta. Ngoài ra giữa cuộc sống bon chen, chúng ta cũng phải biết vào sa mạc / dành ra những giây phút thinh lặng để cầu nguyện, gặp gỡ và kết hiệp mật thiết với Chúa.

10/ Thiên Chúa dạy gì bài đọc I? Tiên tri Baruc gợi nên niềm hy vọng cho dân Israel đang tản mác khắp nơi. Sau khi thành Yerusalem bị thất thủ, ông và tiên tri Gieremi-a chạy trốn sang Ai cập. Baruc kêu gọi dân chúng đừng mất niềm tin, niềm hy vọng vào Thiên Chúa. Ông cho biết thời gian làm nô lệ, bị lưu vong sắp kết thúc. Một thời đại Yerusalem huy hoàng đã gần kề.

11/ Muốn cho sự trở về được dễ dàng, chúng ta nên làm gì? Khi đó Đức Ki-tô sẽ là vua hiển trị trên các dân tộc, các nước sẽ tôn thờ Ngài, họ trở về với Ngài sau khi bị tội lỗi và sự dữ phân tán khắp nơi. Muốn cho sự trở về với Thiên Chúa được dễ dàng thì con người phải tự nguyện: san bằng mọi núi cao, hãy lấp đầy những hố sâu vực thẳm, hãy uốn cho thẳng những con đường quanh co để  mọi người dễ dàng bước đi trong khi miệng lưỡi cao rao danh Chúa.

12/ Tiên tri Baruc kêu gọi chúng ta làm gì? Ông kêu gọi chúng ta hãy hoán cải tâm hồn. Hồi tâm suy nghĩ về những việc mình đang làm để xem lòng mình có ngay thẳng không, có quanh co lên đèo xuống vực không? Có phải là đường hầm tối tăm mờ ám không?

13/ Thánh Phao-lô dạy gì qua bài đọc II? Trong thư gửi Tín hữu Philipphe. Thánh Phao-lô hé mở cho chúng ta một con đường lạc quan hơn trong công cuộc trở về với Thiên Chúa. Ngài lạc quan hơn khi lập luận rằng : Việc gì Thiên Chúa đã bắt đầu thì Ngài cũng sẽ hướng dẫn cho đến lúc hoàn thiện. Nhưng điều mà thánh nhân ao ước và cầu nguyện là làm sao cho mọi người biết thương yêu nhau, còn gọi là đức yêu người khi mọi người trong một cộng đoàn biết lo đến hạnh  phúc của nhau, biết sống vì lợi ích ,vì sự thăng tiến của tập thể.

14/ Thế nào là yêu thương nhau thật sự? Đành rằng Chúa Giêsu dạy: hãy yêu kẻ ghét mình và làm ơn cho kẻ làm khốn mình. Nhưng chúng ta phải sáng suốt phán đoán để phân biệt con người và điều ác mà người đó đang làm hại người khác. Mặc dù là chúng ta phải yêu thương và cầu nguyện cho họ, mong họ cải tà quy chánh, sống trong tình anh em của một Cha trên trời. Nhưng điều ác mà họ đang làm cũng giống như nọc độc tác hại đến người khác và chúng ta phải tận diệt nọc độc đó mới là yêu thương nhau thật sự.

15/ Thế nào là đồng lõa với kẻ làm điều ác? Bao lâu cộng đoàn còn những kẻ lộng hành, chèn ép, bóp nghẹt người khác, thì Thánh Phao-lô muốn mọi người phải biết sáng suốt phán đoán mọi việc. Một người đang bị ức hiếp một cách bất công, mà lại bảo người đó cố gắng bằng lòng chịu vì Chúa, yêu kẻ ghét mình và làm ơn cho kẻ làm khốn mình, tức là tôi đã đồng lõa với kẻ làm điều ác. Như vậy tôi đã dùng tôn giáo để ru ngủ con người.

16/ Ơn cứu độ đã được Thiên Chúa chuẩn bị như thế nào? Nơi bài Phúc Âm Thánh Luca ghi lại rất rõ ràng: Niên hiệu của những nhà lãnh đạo Roma cũng như Do Thái , đạo cũng như đời, lúc mà Yoan tẩy giả bắt đầu rao giảng. Bởi vì Luca muốn chú ý đến khía cạnh lịch sử, và dựa vào đó để chúng ta thấy rằng: Ơn cứu độ đã bắt đầu thực hiện trên trần gian này. Đừng chờ lâu nữa, nên hãy bắt đầu đi và dĩ nhiên là công cuộc cứu độ đã khởi sự từ thời Cựu Ước, nhưng lúc này lại là thời kỳ quyết liệt nhất.**R

 

Bài 2: LỜI KÊU GỌI CỦA GIOAN TIỀN HÔ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

17/ Chúng ta phải sống mùa vọng như thế nào? Chúng ta thấy lời tiên tri Baruc trong Bài đọc thứ nhất: hãy dọn đường cho Chúa… và mọi người sẽ nhìn thấy ơn Cứu Độ/ trong khoảng 3 tuần nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Giáng Sinh. Ước gì Lễ Giáng Sinh không qua đi nhanh chóng như các ngày lễ khác trong năm. Nhưng chúng ta phải làm sao để Chúa cứu thế sinh lại trong đời sống của mình, trong gia đình mình, trong mỗi cộng đoàn của chúng ta. Nếu sống được như thế là chúng ta đã sống trọn vẹn mùa vọng trong ơn Chúa.

18/ Hãy nhìn vào toàn cảnh bức tranh của chúa nhật II mùa vọng năm nay: Cứ nhìn vào bức tranh hôm nay có 2 cảnh trí đối nghịch nhau: Một bên là cảnh trí giàu sang của vị Đại diện cho Hoàng Đế La Mã, đó là Tổng Trấn Philato và các ông vua bù nhìn là Herode, Philiphe. Bên cạnh đó là 2 cái bóng mờ của Kha-nan và Caipha. Hai vị lãnh đạo tôn giáo lúc bấy giờ. Ở một nửa của bức tranh ấy là một cảnh trí được tô đậm, một sa mạc vắng vẻ, là nơi cư ngụ của một kẻ nghèo nàn tên là Yoan, con trai ông Giacari-a.

19/ Thánh Luca muốn nói gì qua khung cảnh sa mạc vắng vẻ ấy? Luca muốn nói với chúng ta rằng : Chính nơi vắng vẻ nghèo nàn ấy, con người mới có thể nghe được tiếng Chúa nói.

20/ Ý nghĩa của câu chuyện sa mạc: Sa mạc luôn là điểm hẹn quan trọng của Kinh Thánh. Những cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa và con người thường diễn ra trong sa mạc. Moisen lẩn trốn vào sa mạc nên mới có dịp gặp Chúa và lãnh sứ mạng giải phóng dân tộc. Bốn mươi năm lang thang trong sa mạc là thời kỳ thanh luyện để dân Do Thái được thanh sạch trước khi vào đất Chúa hứa. Các tiên tri thường đi vào sa mạc trước khi thi hành sứ vụ và sau cùng Chúa Giêsu chay tịnh 40 đêm ngày trước khi bắt đầu cuộc đời công khai. Cuối cùng là những đêm thức trắng để cầu nguyện của Chúa Giêsu trong nơi vắng vẻ.

21/ Thực tế của vùng đất hoang địa là gì? Hoang địa đồng nghĩa với nắng cháy, trơ trụi, nghèo nàn, là nơi con người trút bỏ những thứ ồn ào, những tiện nghi không cần thiết để lắng nghe tiếng Chúa và thanh luyện niềm tin của mình. Lịch sử công giáo luôn chứng minh rằng : Những cuộc bách hại là yếu tố thanh luyện niềm tin và canh tân giáo hội.

22/ Bài học nào được rút ra từ sa mạc? Từ kinh nghiệm sa mạc, Thánh Yoan đã nghe được tiếng Chúa mà còn có được sự can đảm để hô lớn tiếng cho mọi người nghe thấy : Hãy dọn đường cho Chúa, hãy sửa đường, hãy san bằng.

23/ Lời kêu gọi của Yoan nhắm vào ai? Yoan vừa nói với đám dân nghèo, thấp cổ bé họng mà ông còn gởi tới giai cấp thống trị trong cả nước nữa. Ông bị ngồi tù ,bị chém đầu vì dám lên tiếng tố giác hành vi sai trái của vua Herode.

24/ Chúng ta thấy gì từ số phận của Yoan? Số phận của Yoan cho ta thấy ông đã đi đến tận cùng sứ mạng tiên tri của ông, ông đã nói thẳng và sống thực. Bởi vì ông không có gì để mất, không có gì để bám víu, không có gì để tiếc ngoài tấm áo da thú của mình.

25/ Ý nghĩa từ chiếc áo da thú của Yoan: Chiếc áo da thú tượng trưng cho sứ mạng tiên tri. Đó là lý do tại sao trong các dịp tấn phong Hồng Y cho một số lãnh đạo trong Giáo hội, Đức Yoan Phao-lô II đã nói đến phẩm phục màu đỏ mà chúng ta quen gọi là Hồng Y. Màu đỏ là màu của hy sinh, màu của máu. Các Ngài phải hy sinh đến độ đổ máu đào.

26/ Màu đỏ của áo nói lên điều gì? Màu áo đỏ có giá trị đặc biệt đối với các vị Hồng Y đến từ những nơi mà giáo hội đang bị bách hại. Những nơi mà các vị ấy cần phải lên tiếng cho dẫu phải hy sinh mạng sống của mình. Yoan dám lên tiếng tố cáo sự loạn luân và kêu gọi san bằng mọi bất công. Ngài can đảm vì Ngài không còn gì để mất, chẳng có quyền lợi, cũng chẳng có ân huệ nào.

27/ Cơn cám dỗ của con người thời nay là gì? Miếng cơm, manh áo, một chút bã vinh hoa phú quý có thể là động lực thúc đẩy con người thỏa hiệp với tội lỗi để sống dối trá. Thế nên chỉ cần một chút đặc quyền đặc lợi, một chút ưu đãi ,dễ dãi, nó sẽ là miếng mồi ngon khiến cho nhiều người có thể bán đứng lương tâm mình, có thể uốn cong miệng lưỡi hay ít ra cũng chịu thỏa thuận để giữ im lặng.

28/ Vì sao chúng ta phải đi vào sa mạc? Mùa vọng phải nên đi vào sa mạc, sa mạc là nơi nghèo khó giúp ta dễ dàng siêu thoát, giúp ta dễ dàng nhận ra tiếng nói của Chúa. Có nghèo khó mới có siêu thoát, mới có can đảm không còn gì để mất. Nhờ đó chúng ta mới dám gióng lên tiếng gọi của Chúa: hãy sửa đường cho Chúa.

29/ Khi nào thế giới mới nhìn thấy ơn cứu độ ? Khi nào cuộc sống Ki-tô hữu trở thành Lời mời gọi. Khi miệng lưỡi dám nói lên sự chân thực, thì lúc đó như Tin Mừng mới nói với chúng ta: Mọi người sẽ nhìn thấy Ơn cứu độ của Thiên Chúa.

30/ Thực trạng của nước Do Thái lúc bấy giờ: Bài Tin Mừng đã nêu tên thật long trọng tất cả những vị lãnh đạo cao cấp thời bấy giờ. Từ hoàng đế La Mã Tiberi-o, đến quan phủ toàn quyền là Philato, đại diện cho Hoàng Đế. Đến ông vua anh Herode bù nhìn ở miền bắc, đến ông vua em Philiphe cai trị miền nam, đến hai vị thượng tế Kha-nan và Caipha ,nắm giữ quyền lãnh đạo Do Thái. Tất cả đều nói lên một thực trạng : Nước Do Thái đang bị đô hộ, họ đang làm nô lệ.

31/ Vì sao  dân Do Thái mong chờ vị cứu tinh? Chính vì đất nước đang bị đô hộ, dân chúng phải làm nô lệ nên Do Thái rất mong chờ Đấng Cứu thế đến để giải thoát. Thế nhưng, Chúa đã đến rồi, Ngài không đến bằng con đường phô trương nhưng bằng con đường nội tâm. Thánh Yoan kêu gọi mở đường là đường nội tâm, chỉ ai sửa con đường nội tâm này chon gay thẳng thì mới gặp được Thiên Chúa.

32/ Chương trình cứu độ phát xuất từ đâu? Một chương trình lớn lao như thế, nhưng Chúa lại chẳng ngỏ lời với vị lãnh đạo cao cấp, uy quyền mà lại ngỏ lời với một con người thấp hèn trong hoang địa xa xôi. Thật ra Chúa vẫn ngỏ lời với mọi người, với nhân loại. Nhưng tiếng Chúa nói thật âm thầm, thật sâu thẳm ,xa xôi.

33/ Vì sao dân Do Thái không nghe tiếng Chúa? Vì Các vị lãnh đạo cao cấp đang thích sống trong nơi ồn ào của đô thị phồn hoa, nơi có quá nhiều tiếng gào thét của đam mê dục vọng, quyền lực lấn át nên họ không thể nghe được tiếng Chúa. Thánh Yoan nghe được tiếng Chúa do ông ở trong nơi cô tịch, hiu quạnh, sống ẩn dật nơi hoang địa, vì ông khao khát nghe tiếng Chúa nên ông bỏ ngoài tai tất cả mọi tiếng ồn ào của thế tục.

34/ Ai gặp được Thiên Chúa cứu độ? Chúa là Đấng khiêm nhường nên chỉ có ai khiêm nhường mới gặp được Chúa. Các vị lãnh đạo luôn rất tự mãn, tự mãn vì mình có nhiều uy quyền, tự mãn vì đền đài nguy nga đồ sộ, tự mãn vì quần áo lụa là, tự mãn vì yến tiệc linh đình.

35/ Hình thức nào nói lên sự khiêm nhường? Thánh Yoan khiêm nhường nên sống khó nghèo, âm thầm nơi hoang địa, khiêm nhường trong thực phẩm đạm bạc. Chỉ ăn châu chấu khô và mật ong rừng. Khiêm nhường trong trang phục giản dị bằng da thú chỉ mục đích che tạm bản thân. Khiêm nhường khi cho mình là tiếng kêu trong hoang địa, như tiếng kêu của loài dã thú, nhờ đó ông được tuyển chọn làm người mở đường.

36/ Cuộc chiến nội tâm là gì? Đời sống chúng ta có quá nhiều lo lắng, bon chen nên luôn thiếu chiều sâu nội tâm . Hôm nay Yoan Tiền Hô dạy rằng : hãy biết ăn năn sám hối dể trở về với Chúa. Hãy rửa sạch tội lỗi, hãy đổi mới tâm hồn bằng cách sống chiều sâu nội tâm. Tìm những giờ, những nơi thanh vắng để lắng nghe tiếng Chúa. Hãy sống khiêm nhường như Chúa, hãy chiến đấu để từ bỏ ý riêng, Chúa đã đến nhưng vì đường đi quá quanh co, lồi lõm, gồ ghề nên ta không thể thấy Chúa. Vậy ta phải sống mùa vọng như thế nào ?  **R

 

Bài 3: SỨ MỆNH CỦA GIOAN VÀ SỨ MỆNH CỦA BẠN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

37/ Mỗi năm, khi bắt đầu vào mùa Phụng vụ mới, chúng ta lại được gặp Thánh Yoan Tiền Hô / một Tiên tri trọng đại, một cuộc sinh ra khác thường / Một lối sống kỳ lạ, cũng chính là vị Tiên tri cuối cùng của thời Cựu Ước / Cái chết vì đạo của ông đã khép lại kỷ nguyên của Cựu Ước! Mở ra trang sử cứu độ của thời kỳ Tân ước .

38/ Hoang địa là nơi nào? Là nơi hoang vắng, trơ trụi, thiếu sự sống, không có bóng dáng của nền văn minh / cũng chính từ nơi này Thánh Yoan đã lớn lên và trưởng thành, đã gặp gỡ thâm trầm với Thiên Chúa, sau đó ông đã lãnh nhận sứ mệnh tiền hô cho Đấng Cứu Thế!

39/ Sứ mệnh của Yoan là gì? Càng lớn lên, ông càng ý thức được sứ mạng của mình, ông đã sống thánh trong những năm tháng đợi chờ để nghe tiếng Thiên Chúa ngỏ lời với ông / Sau đó lời của Chúa đã đưa ông ra khỏi hoang địa để đến vùng ven sông Yo-đan để gặp gỡ con người và cũng để làm chứng về Con Thiên Chúa.

40/ Lời Chúa đã tác dụng lên ông như thế nào? Tiếng Chúa gọi ông đã trở thành tiếng của ông đi kêu gọi mọi người / Lời Chúa mà ông nghe đã trở thành lời mà ông phải công bố / Yoan là vị Ngôn sứ cho dân tộc Ngài sau năm trăm năm vắng bóng Ngôn sứ / Ông đã xuất hiện giữa dòng lịch sử của cả đạo lẫn đời / Một hoàng đế Tiberi-ô / hai thượng tế Kha-nan và Caipha / một Phila-tô tham lam và bạo tàn / một Hero-đê độc ác, tiểu vương vùng Gali-lê, kẻ sẽ giết ông sau này.

41/ Yoan đã làm gì với sứ vụ của mình? Yoan đã đón nhận toàn bộ dòng lịch sử ấy / Lịch sử của một dân tộc Chúa chọn, một đất nước được vinh dự đón nhận sự diễn ra của lịch sử cứu độ / Yoan biết mình lãnh sứ vụ làm tiền hô cho Đấng Cứu Thế / Ông đã cố gắng chu toàn sứ mạng của mình trước lịch sử / Yoan đã mời gọi dân chúng sám hối, vì không thể nào tiếp tục sống như trước đây nữa.

42/ Đây chính là lúc nào? Đây chính là lúc phải đổi đời, đổi lối suy nghĩ, ông kêu gọi mọi người hãy sửa sang đường sá của lòng mình cho sạch đẹp, ngay thẳng, phẳng lì để đón nhận lấy Vua Messia / Đấng cao trọng ấy mà chính ông không xứng đáng cởi dây giày cho Ngài .

43/ Đường vào cõi lòng có quan trọng không ? Có biết bao lối suy nghĩ quanh co / có biết bao tính toán lệch lạc / có biết bao hố sâu tăm tối / không có chút ánh sáng tình yêu / có biết bao núi đồi ngạo nghễ vì kiêu căng, tự mãn / có quá nhiều chỗ mấp mô, lồi lõm giữa người với người / Phải sửa cho thẳng, phải lấp cho đầy, phải uốn cho ngay, phải bạt cho thấp, phải san cho phẳng.

44/ Phải sửa chữa đường ra sao? Hãy bạt đi những thói kiêu căng tự mãn, tự ái ngang ngạnh / Hãy lấp đầy những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hòa, những đam mê dục vọng / Hãy uốn nắn lại những quanh co, dối trá, giả hình / Hãy san bằng những dợn sóng gồ ghề độc ác / những câu nói hành nói xấu trong cuộc sống hằng ngày.

45/ Sám hối là gì? Là dọn con đường của lòng mình, và mời gọi mọi người cùng dọn các con đường thành đại lộ / Điều này không dễ chút nào nên thường gây đau đớn / Sám hối không phải là đi xưng tội qua loa, nhưng là dẹp bỏ những chướng ngại trong tâm hồn / là thề hứa với Chúa / là làm các việc bác ái để đền tội mình / chỉ có như thế mới đáng được Chúa trở lại trong tâm hồn mình!

46/ Nhiệm vụ của Yoan và nhiệm vụ của chúng ta là gì? Yoan là Ngôn sứ chuẩn bị cho Chúa đến lần đầu / Chúng ta là ngôn sứ chuẩn bị cho Chúa đến lần cuối / Ta phải làm ngôn sứ cho dân tộc mình, cho thời đại mình à đó cũng chính là ơn gọi của người Kitô hữu chẳng trừ ai / Chúng ta cần cất tiếng hô to bằng lời nói và bằng chính cuộc sống gương sáng hằng ngày.

47/ Ơn cứu độ đã đến từ lâu nhưng vẫn thiếu điều gì? Ơn cứu độ đã đến từ 20 thế kỷ nay, nhưng vẫn còn thiếu những con đường phẳng phiu, ngay thẳng để Thiên Chúa có thể đến để gặp gỡ con người / Xin Thánh Thần Chúa giúp chúng ta xây dựng lại, sửa sang lại những con đường mới bên cạnh những con đường quen thuộc cũ kỹ của nhân loại.

48/ Câu hỏi cần được trả lời:

a)  Ngôn sứ phải nói lời Thiên Chúa / có bạn nào dám nói lên điều do lương tâm đòi hỏi, nhưng đem lại sự thiệt thòi cho bạn không?

b) Đường sá quá cần thiết cho việc phát triển, bạn sẽ làm gì trong Mùa Vọng này để dọn đường cho Chúa đến?

49/ Lạy Chúa, sám hối không phải là điều dễ làm, bởi lẽ chúng con chưa đủ khiêm tốn để nhận mình luôn lầm lỗi / Chúng con thật sự ngạc nhiên khi thấy Chúa vô tội nhưng lại phải đứng chung với hạng người tội lỗi và lại nhờ Thánh Yoan làm phép rửa / Cũng vì Chúa muốn làm bạn đồng hành với những người mỏng dòn yếu đuối / Xin cho chúng con biết thường xuyên xét mình, điều chỉnh lối nghĩ, lối sống và lời nói của mình / để chúng con luôn tỉnh táo và tránh bị ảo tưởng khi nghĩ rằng mình đạo đức thánh thiện, để chúng con khỏi tự lừa dối mình / Ước gì những tư tưởng hoán cải trong đầu chúng con, sẽ biến thành những hành động cụ thể, để chúng con dám chấp nhận những cắt tỉa đau đớn, nhờ đó chúng con dễ dàng được Chúa chấp nhận và yêu thương hơn / Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.**R

 

Bài 4: THIÊN CHÚA CẦN ĐIỀU GÌ?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

50/Tôi là ai? Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta muốn tự định nghĩa về mình, chúng ta tự hỏi: “Mình là ai?” / Đây cũng là một câu hỏi quan trọng và cần thiết / Thánh Yoan Tẩy Giả cũng đã đặt cho mình một câu hỏi tương tự / Nhiều người nghĩ rằng ông là Đấng Messia, là Eli-a,… / nhưng còn ông, ông quá biết rõ ông là ai / Yoan không muốn đánh lừa chính mình, hay đánh lừa người khác / Ông đã tự định nghĩa: “Tôi là tiếng kêu trong sa mạc, hãy dọn đường Chúa đến” (Yn 1, 23).

51/Cả cuộc đời Yoan là gì? Ông chỉ là tiếng kêu / tiếng kêu ấy đã vang lên từ khi ông được thụ thai / Một cuộc thụ thai lạ lùng khi cha mẹ ông đã luống tuổi / Tiếng kêu được rõ dần qua cuộc sống của ông ở nơi hoang địa: mặc áo da thú, ăn châu chấu khô và uống mật ong rừng / Tiếng kêu ấy đã vang dội khắp vùng ven sông Yodan / một tiếng kêu khẩn thiết: “Hãy sám hối” / một tiếng kêu cấp bách: “Hãy dọn đường cho Chúa đến” / và một tiếng kêu cuối cùng đã đưa ông tới cái chết: “Vua không được phép lấy bà chị dâu mình làm vợ” (Mt 14,4).

52/Do đâu mà ông Yoan hấp dẫn mọi người? Vì ông dám sống điều ông rao giảng / ông sống khổ hạnh và mời gọi người ta sám hối / Yoan luôn hấp dẫn vì không bao giờ ông đi tìm chính mình / ông chỉ sống vai trò của người mở đường / ông giới thiệu người đang đến sau ông lại cao trọng hơn ông, là quyền thế hơn ông / Ông vui mừng khi xóa tên mình đi và làm cho Chúa Giêsu được nổi bật / Chính vì thế mà ông trở nên cao trọng / Con người chỉ trở nên cao trọng khi họ dám sống cho Thiên Chúa , cho người khác !

53/Tại sao hôm nay chúng ta vẫn cần Yoan? Hôm nay chúng ta lại gặp Yoan khi mùa Vọng trở về / Chúa Giêsu vẫn cần Yoan / vì có những người như Yoan mới có tiếng kêu thức tỉnh nhân loại / mới dạy cho thiên hạ biết đợi chờ / mới giúp cho nhân loại nhận ra ơn cứu độ đang đến, đã đến.

54/Dọn đường là gì? Là người lội ngược dòng nước / là kẻ dám chấp nhận bị khai trừ, bị từ chối / Yoan đã dọn đường bằng cả cuộc đời mình / Yoan đã chuẩn bị cho cuộc hôn nhân giữa Chúa Kitô với nhân loại được thành tựu / Hội Thánh đang rất cần những người dám sống điều mình nói và dám nói lên điều mình đang sống !

55/Ý nghĩa về sứ vụ của Yoan Tẩy Giả? Nhiệm vụ của ông là chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến / Ông đã rời bỏ hoang địa sau thời gian tĩnh tâm lâu ngày / Ông muốn trả lời cho những ai nghĩ rằng mình cứ giữ đúng luật là được Thiên Chúa yêu thương / nhưng họ đâu biết rằng điều cần thiết là phải thay đổi nếp sống, phải biết hồi tâm / Thật ra ông chỉ tiếp nối lời giảng của các Ngôn sứ vì ông là vị Ngôn sứ cuối cùng được sai đến trước Đức Kitô.

56/Các Ngôn sứ đã không ngớt nhắc nhở điều gì? Các Ngài đã nhắn nhở dân Isra-el phải chuẩn bị nghênh đón Chúa / Đây là nhiệm vụ của toàn dân và cũng là nhiệm vụ của mỗi người / Sửa soạn đón Chúa là không được quên lãng việc thờ phượng Chúa / là phải xua đuổi ngẫu tượng / là phải uốn thẳng đường ngõ đã bị bất công và ích kỷ làm cho cong queo, khúc khuỷu.

57/Điều gì chúng ta cần rút ra từ đoạn Tin Mừng này? Người ta thường nhận thấy trong Kinh Thánh điều này: Thiên Chúa luôn chuẩn bị cho những sứ giả của Người bằng một cuộc tĩnh tâm ở nơi vắng vẻ trong thời gian dài / nhưng trong thế giới hôm nay, sự chuẩn bị như thế vẫn có giá trị đối với bất kỳ người Kitô hữu nào / Không phải ai cũng cần phải dành nhiều ngày giờ để sống trong cô tịch / nhưng phải trong một chừng mực nào mà theo ơn gọi cũng như trách vụ mà người Kitô hữu đang đảm nhận trong Giáo Hội / thì người ấy phải sắp đặt thời giờ cần thiết để cầu nguyện mặt đối mặt với Thiên Chúa.

58/Yoan Tẩy Giả đã rao giảng một phép thanh tẩy bằng sự sám hối, ăn năn trở lại để lãnh nhận ơn tha thứ / Biệt phái và Sa-đốc là giới thính giả được Yoan chú trọng đặc biệt / Vì hạng người đó tin rằng: hễ tuân giữ đúng lề luật là đã giữ đạo cách đầy đủ / Nhưng Yoan đã nói với họ rằng: Điều quan trọng là phải đổi mới tâm hồn / Cũng từ bài học này, ít lâu sau Chúa Giêsu đã dạy rằng: những điều làm cho con người ta ra ô uế lại phát xuất từ chính trái tim họ / Một trái tim chứa đầy thù hận, gian tà, ghen ghét, dâm ô, bất công à là chủ trương duy vật của thế gian gì nó mang ý nghĩa của những nhu cầu quá thực tế, thực dụng .

59/Để chuẩn bị nghênh đón Chúa, Yoan Tẩy Giả đã loan báo sự gì? Ông cho biết sự cần thiết là phải thanh luyện tâm hồn / Chúng ta cần phải ghi nhớ những điều sau đây: Tuân giữ giới răn Chúa mới chỉ là bề ngoài / Còn phải đi kèm với một nội tâm thật sự xua đuổi tội lỗi / tâm tình đó mới chính là thái độ thành thật đối với Thiên Chúa.

60/ Tóm kết lời dạy của bài Phúc Âm hôm nay là gì? Thiên Chúa không cần chúng ta sửa đường cho Ngài đi / nhưng chính chúng ta mới cần một con đường tốt để đi đến với Chúa và đi đến với anh em!  **R

 

TÓM Ý

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Ý nghĩa mùa vọng là gì? Mùa vọng cũng giống như cuộc đời của chúng ta. Chúng ta luôn chuẩn bị đón chờ Chúa đến bằng cách dọn lòng hằng ngày mỗi khi chúng ta lên rước Chúa. Cũng là cách chúng ta sống đạo để chuẩn bị đón Chúa đến vào ngày cuối cùng của cuộc đời chúng ta và cũng sẽ là ngày cùng tận của vũ trụ này.

2/ Ý nghĩa của sứ điệp Yoan Tiền Hô tại bờ sông Yodan là gì ? Yoan kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi, mau trở về với Thiên Chúa. Ông cũng mạnh mẽ cảnh báo họ: Cái rìu đã kề sẵn gốc cây…./

3/ Vì sao tôi phải tự vấn lương tâm ? Nếu Chúa đến ngay vào lúc này, liệu tôi đã sẵn sàng chưa ?. Tôi đã chuẩn bị tư thế như thế nào để gặp gỡ Chúa ? Tôi đã làm được những gì để có thể đem ra trình diện trước mặt Chúa ?

4/ Sa mạc cuộc đời của chúng ta ở đâu ? Khi bước vào ngôi Thánh đường với bầu khí trang nghiêm, thinh lặng. Đây chính là hình ảnh của sa mạc, nơi mà các tiên tri, Chúa Giêsu và cả chúng ta đến để gặp gỡ Thiên Chúa, nhận lãnh những huấn lệnh cùng những thử thách.

5/ Thảm trạng của con người khi vào nơi sa mạc hoang vắng : Sa mạc cũng chính là hình ảnh cuộc sống của con người khi không có hình ảnh của Thiên Chúa. Vì sống giữa cảnh hoang vu nên con người thường thiếu tiện nghi, đói khát, lạc hướng. Chính ở môi trường sa mạc mà con người mới cảm nhận được thân phận mình bé bỏng, vô nghĩa, cát bụi.

6/ Sa mạc giúp gì cho ta ? Nhờ ý thức rõ thân phận mình, con người sẽ dễ dàng loại bỏ được tính kiêu căng, ngạo mạn. Nhờ đó chúng ta dễ dàng mở rộng lòng mình ta để đón nhận ơn Chúa.

7/ Kinh nghiệm của người Do Thái khi ở trong sa mạc :Chúa để cho dân Do Thái lang thang trong sa mạc suốt 40 năm. Nhờ được gặp bao thử thách, nhờ được chứng kiến bao điều kỳ diệu mà họ có thể nhận ra Thiên Chúa rất yêu thương họ.

8/ Chúa Giêsu đã làm gì trong hoang địa ? Chúa Giêsu đã dùng thời gian này để ăn chay, cầu nguyện, chịu cám dỗ và lãnh nhận Thánh ý Chúa Cha.

9/ Giáo Hội kêu gọi chúng ta làm gì trong chúa nhật II mùa vọng ? Giáo hội bảo chúng ta gia tăng niềm hy vọng và chuẩn bị thật kỹ tâm hồn mình để đón Chúa đến.

10/ Thiên Chúa dạy gì qua bài đọc I ? Qua miệng lưỡi của tiên tri Baruc, Chúa muốn gia tăng niềm hy vọng cho dân Israel. Ông kêu gọi dân chúng hãy vững niềm tin và ông cho biết thời gian làm nô lệ và lưu vong sắp kết thúc. Thời đại Yerusalem huy hoàng đã gần kề.

11/ Muốn cho sự trở về với Thiên Chúa được dễ dàng, con người cần phải làm gì ? Chúa Giêsu sẽ là vua cai trị mọi dân tộc. Các dân tộc sẽ quy tụ lại dưới chân Ngài. Vì vậy, nếu muốn cho sự trở về được dễ dàng thì con người phải tự nguyện : Lấp đầy các vực thẳm, phải san bằng mọi đèo cao ,uốn cho ngay những con đường quanh co, để mọi người dễ dàng tiến về nhà Chúa.

12/ Thánh Phao-lô dạy gì qua bài học II ? Thánh Phao-lô trong thư gửi tín hữu Philiphe, Ngài lập luận rằng : Việc gì Thiên Chúa đã khởi đầu thì Ngài cũng sẽ hướng dẫn chúng ta cho đến lúc kết thúc hoàn thiện, điều Ngài muốn và luôn cầu nguyện là làm sao cho mọi người biết thương yêu nhau. Mọi người phải vì lợi ích của nhau, vì sự thăng tiến của tập thể.

13/ Thế nào là yêu thương nhau thật sự ? Chúa bảo hãy yêu kẻ ghét mình và làm ơn cho kẻ làm khốn mình -> Nhưng Chúa muốn chúng ta cậy nhờ vào ơn sáng suốt Chúa ban để phân biệt con người tốt xấu, và những điều ác mà người đó đang làm hại người khác. Mặc dù chúng ta luôn yêu thương và cầu nguyện cho họ. Mong họ cải tà quy chánh, nhưng nếu việc họ làm là nọc độc tác hại đến người khác thì chúng ta phải diệt nọc độc đó, mới chính là yêu thương nhau thật sự.

14/ Thế nào là tội đồng loã ? nếu ta thấy một người đang chịu ức hiếp một cách bất công mà ta lại bảo người đó hãy vui chịu vì Chúa. Tức là tôi đã đồng loã với kẻ làm điều ác. Như vậy tôi đã dùng tôn giáo để ru ngủ mọi người.

15/ Thiên Chúa đã chuẩn bị ơn cứu độ như thế nào ? Thánh Luca đã ghi lại rõ niên hiệu của những nhà lãnh đạo Roma và Do Thái. Bởi vì Luca muốn mọi người chú ý đến khía cạnh lịch sử để giúp chúng ta thấy rõ rằng : Ơn cứu độ đã được chuẩn bị và bắt đầu từ thời Cựu ước thế nên lúc này chính là thời kỳ quyết liệt nhất.

16/ Chúng ta phải sống mùa vọng như thế nào ? Khoảng 3 tuần nữa chúng ta sẽ mừng lễ giáng sinh. Đừng để lễ giáng sinh trôi qua như một lễ hội, nhưng làm sao để Chúa cứu thế có thể sinh lại trong tâm hồn mỗi người, trong gia đình mình, trong cộng đoàn mình.

17/ Thánh Luca muốn nói gì qua khung cảnh hoang mạc ? Ý Ngài muốn nói rằng chính nơi hoang mạc xa vắng ấy, con người mới có thể nghe tiếng Chúa là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Moisen đặp được Thiên Chúa ở sa mạc, dân Do Thái lang thang 40 năm trong sa mạc để Chúa thanh luyện họ trước khi vào đất hứa.

18/ Thực tế của hoang địa là đâu ? Là nơi vùng đất nắng cháy, trơ trụi, nghèo nàn là nơi con người có thể xa lánh sự ồn ào, từ bỏ những tiện nghi vật chất, thanh luyện bản thân và canh tân niềm tin của mình.

19/ Lời kêu gọi của Yoan tẩy giả nhắm vào ai ? Yoan muốn nói với đám dân nghèo thấp cổ bé họng mà ông cũng nói với giai cấp thống trị trong cả nước. Ông đã ngồi tù và bị chém đầu chỉ vì dám lớn tiếng ngăn cản hành động vô luân của vua Herode.

20/ Chúng ta thấy gì từ số phận của Yoan ? Chúng ta thấy Yoan tẩy giả đi đến cùng tận của sứ mạng, ông đã mất tất cả vì Chúa, hay nói cho đúng hơn -> Ông không có gì để tiếc ngoài chiếc tấm áo da thú hôi thối, thô cứng.

21/ Ý nghĩa từ chiếc áo da thú của Yoan : Nhìn tấm áo da thú của Yoan, ta liên tưởng tới phẩm phục màu đỏ của Hồng Y, màu đỏ là màu của hy sinh, màu của máu hy sinh cho ơn cứu độ của loài người, là biểu tượng cho sứ  mạng tiên tri.

22/ Cơn cám dỗ của con người thời nay là gì ? Điều mà con người dễ vấp ngã nhất chính là miếng cơm, manh áo, một chút tiện nghi vật chất, một chút bã vinh hoa phú quý, nó có thể làm nên một thoả hiệp với con người, với tội lỗi với sự dối gian, độc ác, một chút lợi lộc có thể mua được biết bao lương tâm của con người .

23/ Khi nào thế giới mới nhìn thấy ơn cứu độ ? Khi nào cuộc sống người Ki-tô hữu trở nên Lời mời gọi, khi nào miệng lưỡi chúng ta dám nói lời chân thực, khi nào cuộc sống của chúng ta trở thành những biểu tượng của chứng nhân. Lúc đó mọi người sẽ nhìn thấy Ơn cứu độ của Thiên Chúa.

24/ Thực trạng của nước Do Thái thời bấy giờ ra sao ? Thánh Luca đã long trọng nêu tên các vị lãnh đạo La Mã thời bấy giờ. Từ hoàng đế đến các vị vua bù nhìn, đến quan toàn quyền La mã, đại diện cho Hoàng đế, đến các vị lãnh đạo tôn giáo Do Thái, tất cả đều nói lên rằng : Nước Do Thái đang bị đô hộ đang sống trong nô lệ.

25/ Vì sao dân Do Thái mong chờ Đấng cứu tinh ? Chính vì đất nước đang bị đô hộ, nên Do Thái rất mong chờ Đấng cứu tinh. Thế nhưng Chúa Giêsu đã đến rồi, Ngài đến trong âm thầm, Ngài đi bằng con đường nội tâm cho nên chỉ những ai đi bằng con đường nội tâm thì mới gặp được Chúa.

26/ Nguồn ơn cứu độ phát xuất từ đâu? Một chương trình lớn lao như thế mà Chúa lại không nói với những người lãnh đạo cao cấp, uy quyền mà chỉ ngỏ lời với một con người thấp hèn trong hoang địa xa xôi, thật ra Chúa vẫn luôn nói với mọi người nhưng tiếng Chúa nói thật âm thầm, sâu thẳm từ trong cõi lòng của những người thiện tâm.

27/ Vì sao dân Do Thái không nghe tiếng Chúa ? Bởi vì các lãnh đạo cấp cao Do Thái vẫn cứ thích sống trong chốn phồn hoa ồn ào, nơi có quá nhiều tiếng gào thét của những mối đam mê dục vọng, nên họ không thể nghe tiếng Chúa. Còn Yoan sống ẩn dật nơi cô tịch hoang địa, ông luôn khao khát tiếng Chúa, nên ông dễ dàng nhận ra thánh ý Chúa.

28/ Ai mới gặp được Thiên Chúa cứu độ? Chúa Giêsu là Đấng khiêm nhường nên chỉ những ai có lòng khiêm nhường mới gặp được Chúa. Các vị lãnh đạo Do Thái thì luôn tự mãn, họ tự mãn vì mình có mọi thứ nên họ luôn cảm thấy không cần Thiên Chúa.

29/ Hình thức nào nói lên sự khiêm nhường? Thánh Yoan tẩy giả là người có đầy lòng khiêm nhường trong tâm hồn. Ngài khiêm nhường trong lời nói, cách ăn mặc, lại cho  mình chỉ là tiếng kêu trong nơi hoang vắng, khác nào tiếng kêu của loài dã thú nhờ vậy nên ông được Chúa chọn làm người mở đường.

30/ Thế nào là cuộc chiến nội tâm? Đời sống trần gian luôn có quá nhiều thứ bon chen, lo lắng nên ai cũng quên đi chiều sâu của nội tâm. Yoan tiền hô đã dạy rằng : hãy sám hối, mau quay về. Hãy tìm nơi thanh vắng để lắng nghe tiếng Chúa. Hãy sống khiêm nhường, hãy từ bỏ ý riêng. Chúa đã đến nhưng vì tâm hồn chúng ta quá gồ ghề, quanh co, khúc khuỷ, nên chúng ta chưa thể thấy Chúa. Chúa cũng chưa thể đến với ta, vậy nên ta phải sống làm sao trong mùa vọng này ?**R

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1523
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  1275
 Hôm qua:  3790
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11414898
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top