Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu TM CN 3 Mùa Vọng C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT III  MV  C

ĐỀ TÀI:  CÔNG LÝ, NỀN TẢNG CỦA TÌNH THƯƠNG

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:   Is 61,1 (x. Lc 4,18)

Halêluia. Halêluia. Thần khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Lc 3, 10-18

"Chúng tôi phải làm gì ? ".

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

10 Bấy giờ dân chúng lũ lượt đến xin ông Gio-an làm phép rửa, họ hỏi ông rằng: "Chúng tôi phải làm gì ? " 11 Ông trả lời: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy."12 Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì? "13 Ông bảo họ: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh."14 Binh lính cũng hỏi ông: "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? " Ông bảo họ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình."

15 Hồi đó, dân đang trông đợi, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a! 16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: "Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa.17 Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi." 18 Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ.  Đó là Lời Chúa 

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/   Điều gì làm nên sự khác biệt giữa Yoan Tẩy Giả và các nhóm khác?

2/   Sứ điệp của Yoan là gì ?

3/   Ai là Đấng phải đến ?

4/   Làm thế nào để Thiên Chúa nguôi giận ?

5/   Vì sao Yoan kêu gọi hết mọi người ?

6/   Lời kêu gọi của Yoan muốn nhấn mạnh đến điều gì ?

7/   Cách chúng ta chuẩn bị mừng đón Chúa.

8/   Hiệu quả từ lời giảng của Yoan ra sao ?

9/   Cụ thể họ nhận ra điều gì ?

10/   Chúng ta nghĩ gì khi nghe lời kêu gọi của Yoan ?

11/   Sự mâu thuẫn hay sự yếu đuối có từ đâu ?

12/   Mùa Vọng giúp gì cho ta ?

13/   Vì sao dân chúng lại hỏi Yoan ?

14/   Những việc cụ thể họ phải làm là gì ?

15/   Công bình là gì ?

 

16/   Phải thực thi những việc cụ thể đó ở đâu ?

17/   Thực tế chúng ta phải đổi mới như thế nào  ?

18/   Muốn gặp được Chúa chúng ta cần làm gì ?

19/   Thế nào là tu thân, tề gia ?

20/   Yoan Tẩy Giả đã làm gì trước khi rao giảng ?

21/   Chừng nào thì lời rao giảng mới có hiệu quả ?

22/   Ý nghĩa từ lời mời gọi của Thánh Phao-lô.

23/   Tin Mừng là gì ?

24/   Thiên Chúa là ai ?

25/   Chúng ta làm sao để có thể đến gần Thiên Chúa ?

26/   Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Ngài như thế nào ?

27/   Giáo hội muốn chúng ta đón Chúa như thế nào ?

28/   Dân Do Thái bày tỏ thái độ bất trung như thế nào ?

29/   Điều gì sẽ xảy ra vào ngày của con Người ?

30/   Thiếu nữ Sion là những ai ?

31/   Mẹ Maria là ai ?

32/   Ơn giải thoát cho con người bắt nguồn từ đâu ?

33/   Vì sao người Ki-tô hữu cần phó thác, hy vọng ?**R

 

Bài 1: TRÁNH ÁN PHẠT BẰNG VIỆC SÁM HỐI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Điều gì làm nên sự khác biệt đối với Yoan ? Nhìn Yoan, ta thấy có quá nhiều sự khác biệt. Khác biệt trong cách sống, trong tư tưởng, cả trong hành động. Đang khi các phe nhóm trong tôn giáo ở thời đại của ông như Phariseu, như Saduce-o, nhóm Etxeni-en. Tất cả bọn họ đều trông chờ một chiến thắng của dân tộc Do Thái trên mọi kẻ thù. Riêng Yoan thì lại đến như là một dấu chứng đối kháng -> Một sự kết án đễ huỷ diệt dân Do Thái.

2/ Sứ điệp của Yoan là gì? Yoan đến để loan báo một sự tàn phá. Sứ điệp của Yoan thật dễ   hiểu : Thiên Chúa đang nổi cơn thịnh nộ với dân Ngài, Ngài đưa ra một chương trình để phạt họ. Ngài sắp can thiệp sâu vào để thiêu huỷ họ. Yoan diễn tả sự dữ này sẽ là một biển lửa thiêu huỷ mọi dân tộc. Yoan tiên báo hình phạt nghiêm khắc này sẽ được một con người đến để thực hiện.

3/ Ai sẽ là Đấng phải đến? Yoan đang nói về con người phải đến đó. Ngài đang đứng đó với một cái rìu và một cái sàng. Nếu ai muốn tránh án phạt mà Thiên Chúa sắp đổ xuống, Yoan kêu gọi họ sám hối, và chỉ cho họ một hình thức thanh tẩy mà ông đang giới thiệu.

4/ Làm cách nào để Thiên Chúa nguôi giận? Nếu tất cả, hay một số đông con cái Isreal thành tâm hối cải. Có thể Thiên Chúa sẽ nguôi giận và tha phạt, còn nếu dân Israel không hối cải, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt họ để thiết lập một dân tộc mới.

5/ Vì sao Yoan tẩy giả lại phải kêu gọi hết mọi người? Vì sợ Thiên Chúa sẽ huỷ diệt con cái Israel nên ông đã vội vã kêu gọi hết mọi người, đủ mọi thành phần, nào là : đĩ điếm, thu thuế, lính tráng, luật sĩ, Phariseu. Ở đây tất cả mọi người đều được mời gọi hãy hoán cải, hãy biến đổi cuộc đời.

6/ Yoan tẩy giả muốn nhấn mạnh đến điều gì? Yoan nhấn mạnh đến một nếp sống theo tiêu chuẩn xã hội, lấy căn bản phục vụ anh em làm gốc, chứ không phải là lề luật, để mỗi người sẽ phải sống vì nhau -> Như là chia áo, chia của ăn. Với các nhân viên thu thuế thì ông bảo chớ đòi quá mức ấn định, với lính tránh thì ông bảo chớ sách nhiễu hay tìm dịp vu khống, hãy bằng lòng với những gì mình đang có.

7/ Cách chuẩn bị nào có ý nghĩa nhất? Đối với thói quen chúng ta, khi nói đến việc chuẩn bị mừng Chúa là chúng ta lại phải nghĩ ngay đến việc xưng tội. Lo dọn mình cho sạch, trong khi đó Lời Chúa dạy trong thánh kinh lại khác -> Đó là đổi mới đời sống, phải sống đầy tình người, không được sống gian dối, bóc lột, không lừa đảo, gian tham, sống liêm chính, công bình, yêu thương, chia sẻ, phục vụ. Sống như thế mới giúp ta chuẩn bị đón Chúa cách đầy đủ và ý nghĩa nhất.

8/ Hiệu quả từ lời giảng của Yoan: Khi Yoan kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối. Việc này có giống như là Yoan chỉ tay vào ai đó để nói : “anh là kẻ có tội”. Việc này cũng gây ra một hậu quả: Có người cười nhạo ông, có người thì tức giận ông, cũng có người nhận ra những sai trái của mình.

9/ Dân chúng đã nhận ra điều gì? Ví dụ như người thu thuế thì nhận ra đã có lúc mình đòi hỏi quá mức. Những người lính thì nhận ra cũng có lúc mình đã đối xử tàn bạo với dân chúng. Còn đa số thì nhận ra nhiều lúc mình đã khước từ lời cầu xin giúp đỡ của anh em. Yoan đã đụng vào nỗi đau, vào những khuyết điểm của dân chúng, làm cho họ phải nhìn lại tâm hồn mình, để rồi họ có thái độ dứt khoát từ bỏ tội lỗi mà quay về với Chúa.

10/ Khi nghe lời Yoan kêu gọi, chúng ta đã nghĩ gì? Chắc nhiều người trong chúng ta cũng có ý thức được hậu quả do tội lỗi gây ra cho mình, cho gia đình cũng như cho xã hội. Thế nhưng chúng ta lại không đủ can đảm để dứt bỏ, mà đôi khi chúng ta còn chạy theo những lời xúi giục, mời mọc, lôi kéo, để rồi đúng như lời Thánh Phao-lô nói : Sự thiện tôi muốn thì tôi lại không làm…

11/ Bệnh ngại và thái độ cần dứt khoát : Ta muốn đi tắm nhưng lại sợ lạnh, nên cứ ngồi ở cầu ao thò chân xuống rồi lại co chân lên. Cứ thế, nửa muốn tắm, nửa lại sợ rét. Hay như con bò, nửa muốn uống nước, nửa muốn ăn cỏ, hết nhìn bên này lại nhìn bên kia mà bụng vẫn đói, vẫn khát.

12/ Sự mâu thuẫn từ trong tâm hồn: Tâm hồn chúng ta xinh đẹp vì nó giống hình ảnh Thiên Chúa. Đồng thời nó cũng rất yếu đuối, nên ta có thể ngã bất cứ lúc nào. Vì thế chúng ta không khác gì một chiếc bình sành, nó rất dễ vỡ/ có quá nhiều khía cạnh chúng ta cần ơn trợ giúp, tha thứ và chữa lành qua bí tích giải tội.

13/ Mùa vọng giúp gì cho chúng ta ? Mùa vọng là khoảng thời gian giúp chúng ta nhìn thấy mình yếu đuối và nhận ra tội lỗi của mình để rồi ta sám hối ăn năn để được Chúa tha thứ. Sau đó chúng ta mới hưởng được sự bình an mà Chúa mang đến trong đêm giáng sinh.

14/ Câu hỏi của dân chúng nói lên điều gì? Đó là câu : Chúng tôi phải làm gì? Khi nghe Yoan giảng, hàng đoàn người lũ lượt kéo đến xin chịu phép rửa để ăn năn sám hối. Hơn thế nữa, họ còn muốn thay đổi cuộc đời nên ai trong bọn họ cũng hỏi Yoan như thế!

15/ Những việc phải làm, cụ thể là gì? Đó là thái độ sống công bình, bác ái. Bác ái là chia sẻ -> Ai có hai áo, hãy chia; Ai có gì ăn, cũng phải làm như vậy, Như thế Bác ái không phải là bố thí những gì dư thừa nhưng là sống bằng tinh thần nhường cơm sẻ áo, hạt gạo cắn làm đôi. Chia cả những thứ mình đang cần/ cơm áo là tất cả những gì cụ thể thiết thực nhất .

16/ Công bình là gì? Công bình đâu phải là điều gì quá phức tạp, chỉ cần giữ đúng luật pháp -> Đối với nhân viên thu thuế, đừng đòi hỏi những gì quá mức ấn định. Binh lính khi thi hành luật pháp thì phải có lòng nhân ái chứ đừng cậy quyền mà áp bức, bóc lột, vu khống tống tiền người khác. Tuy là đơn sơ nhưng là những điều rất cần để đạt được ơn cứu độ.**R

 

Bài 2: SỐNG TỐT LÀ GÓP PHẦN ĐỔI MỚI THẾ GIỚI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

17/ Phải thực hành những việc cụ thể đó ở đâu? Chúng ta nên làm trong đời sống cụ thể. Không cần tìm nơi xa xôi để làm. Mỗi người hãy thực thi công bình bác ái ngay trong đời sống thường ngày của mình, với những người chung quanh mình.

18/ Thánh Yoan kêu gọi chúng ta thay đổi như thế nào? Ngài không kêu gọi chúng ta ra khỏi môi trường cũ, không cần phải đi đâu xa. Ngài chỉ kêu gọi chúng ta từ bỏ nếp sống cũ, người thu thế cứ thu, binh lính cứ làm nhiệm vụ, nhưng phải làm với tinh thần mới. Điều quan trọng không phải là đổi mới nơi ở, nhưng là đổi mới chính mình, đổi mới tư tưởng, đổi mới lời ăn tiếng nói. Đổi mới việc làm.

19/ Thực tế phải đổi mới như thế nào? Tục ngữ có câu : Dù có đi xa vạn dặm mà không chịu thay đổi, thì bạn vẫn chỉ là con người cũ. Cứ ở tại chỗ mà dám đổi mới là chúng ta đã tiến bộ rất xa để sẵn sàng gặp được Chúa và lãnh nhận ơn cứu độ.

20/ Thế nào là sống tinh thần mong chờ Chúa đến? Người Do Thái thời xưa đã thực lòng mong chờ Chúa đến nên đã hỏi Yoan ngay những việc cần làm, và khi đã nhận được lời khuyên ,họ thi hành ngay tức khắc. Vì thế họ đã gặp được Chúa.

21/ Muốn gặp được Chúa, ta cần làm gì? Hôm nay, ta cần tích cực sửa chữa đời sống của mình theo tinh thần công bình và sau đó là phải sống theo tinh thần bác ái. Đó là tinh thần sống chia sẻ, dám cho đi những gì mà mình thấy cần thiết. Mẹ thánh Terexa quả quyết: ta hãy cho đi cho đến lúc lòng mình cảm thấy xót xa, thì sự cho đi lúc ấy mới có ý nghĩa. Lúc đó ta sẽ gặp được Chúa.

22/ Thế nào là tu thân, tề gia? Ta luôn bất bình với xã hội chung quanh, ta cứ đòi thế giới phải đổi mới. Hãy nghe Thánh Yoan tẩy giả nói : Đừng đòi hỏi người khác đổi mới nếu chính lòng mình không đổi mới. Hãy đổi mới chính mình, sau đó xã hội sẽ đổi mới, rồi sau đó thế giới đổi mới. Hãy sống tốt, rồi mọi người chung quanh sẽ tốt, sống tốt là thay đổi thế giới, sống tốt là góp sức cho công cuộc cứu chuộc.

23/ Yoan tẩy giả làm gì trước khi rao giảng ? Phúc Âm hôm nay công bố lời mời gọi của Yoan tẩy giả. Nhưng trước khi công bố lời mời gọi ăn năn hối cải, Yoan đã sống thật bằng cuộc đời của chính mình, điều mà ông truyền dạy kẻ khác khi họ hỏi ông / Ông đã kêu gọi mọi người hãy sống thực thi tình liên đời bằng công bình, bác ái, từ bỏ bạo lực, sống tôn trọng, trật tự và hoà bình.

24/ Chừng nào thì lời rao giảng mới có hiệu quả ? Chỉ khi nào mọi người, nhất là những môn đệ của Chúa Ki-tô thực hiện được sự hoán cải của chính con người của mình, thì lúc đó con người mới hưởng được niềm vui của Chúa. Mới có thể sống an vui theo lời mời gọi của tiên tri Sophoni-a trong bài đọc I.

25/ Ý nghĩa từ lời mời gọi của Thánh Phao-lô nơi bài đọc II : Ngài dạy : Hãy vui luôn trong Chúa. Làm sao chúng ta có thể sống an vui được khi tâm hồn chúng ta chưa thật lòng trở lại cùng Chúa ? Chưa dứt khoát chừa bỏ tội lỗi chưa bỏ đi thói quen sống tiêu cực, ghen ghét, hận thù đối với anh em chung quanh.

26/ Tin Mừng là gì ? Tin mừng là mang đến niềm vui mừng, Tin Mừng luôn mời gọi con người sống vui tươi. Tin Mừng là một cách sống xác nhận giá trị cao cả của thế giới, của con người. Tin Mừng chính là mạc khải sự thật về Thiên Chúa, là nguồn mạch của mọi niềm vui và hy vọng cho con người.

27/ Thiên Chúa thật sự là ai dưới mạc khải của Ngài ? Thiên Chúa là Đấng sáng tạo mọi loài, Ngài là nguồn mạch niềm vui của mọi tạo vật nói chung và cho loài người nói riêng. Ngài nói rằng : Sự hiện hữu của con người là điều tốt đẹp và niềm vui của Thiên Chúa được phổ biến qua tin mừng và điều tốt lành của Thiên Chúa luôn cao cả hơn mọi điều xấu của thế giới này. Đây là điểm phân biệt rõ ràng đạo Ki-tô ra khỏi mọi hình thức của thuyết bi quan hiện sinh, ra khỏi nhóm nhận định bi quan về cuộc sống con người. Tóm lại : Thiên Chúa là nguồn mạch niềm vui, niềm hạnh phúc và cũng luôn là niềm hy vọng của con người.

28/ Chúng ta cần làm gì để có thể đến gần Thiên Chúa ? Chúng ta hãy đến với Chúa, hãy đến gần Thiên Chúa hơn bằng cách canh tân cuộc sống của mình để chúng ta có thể hưởng được niềm vui thật sự khi đến gần Thiên Chúa và sống bên Chúa.

29/ Nếu Chúa thương con, xin Ngài hãy chứng tỏ : Lạy Chúa, nếu con không đủ can đảm, không đủ điều kiện để đến với Chúa, để đến gần Thiên Chúa hơn, thì xin Chúa hãy thương đến với chúng con. Xin hãy chứng tỏ tình Chúa yêu con qua việc tha thứ hết mọi tội chúng con đã phạm. Xin thanh tẩy linh hồn con khỏi mọi tì vết như là oán hờn, ghen tuông, thù hận, để chúng con đuợc thật sự sống trong ân sủng của Chúa.

30/ Chúng ta phải sống thế nào trong bầu khí lễ giáng sinh ? Lời Chúa hôm nay kêu mời chúng ta sống trong niềm vui, như lời Thánh Phao-lô nói : Anh em  hãy vui lên trong Chúa. Tiên tri Sophoni-a cũng có lời đầy khích lệ : Hỡi thiếu nữ Sion hãy cất tiếng ca, hỡi Israel hãy hân hoan, hỡi thiếu nữ Yerusalem hãy hân hoan nhảy mừng.

31/ Giáo Hội muốn chúng ta đón Chúa như thế nào ? qua câu đáp ca, Giáo hội cũng kêu gọi : hãy nhảy mừng và ca ngợi vì ở giữa ngươi có Đấng thánh của ISrael thật cao cả. Như thế Giáo Hội muốn chúng ta đón Chúa cứu thế với một tâm hồn thật vui vẻ / niềm vui rất cần thiết nên ai cũng mong cho đời sống của mình luôn vui tươi.

32/ Dân Do Thái bày tỏ thái độ bất trung như thế nào ? Ngôn sứ Sophoni-a sống vào thời cuối thế kỷ thứ VII, vào thời đó có rất đông dân chúng Thành Yerusalem và vùng phụ cận Yudea chạy theo các thần linh ngoại giáo. Họ chủ trương hoà đồng thói tôi thờ thần ngoại lai với việc phụng tự Thiên Chúa. Vị tiên tri này mạnh mẽ tố cáo thái độ lệch lạc đầy bất trung này của họ. Ông báo trước các hình phạt mà họ phải gánh chịu do đạo quân của đế quốc Babylon bủa vây đánh chiếm.

33/ Điều nào sẽ xảy ra trong ngày của Đức Chúa ? Khi diễn tả những tai ương này, ngôn sứ đã dùng kiểu nói : Ngày của Yave. Trong ý nghĩa của kinh thánh nói về ngày của Thiên Chúa, tác giả muốn ám chỉ đến biến cố Thiên Chúa sẽ phân xử con người và mọi loài trong ngày cánh chung. Ngày mà thế với vật chất sẽ kết thúc. Thiên Chúa sẽ lại can thiệp để tạo dựng trời  mới, đất mới. Đây là thời gian định đoạt số phận con người ; hoặc là con người được lãnh nhận ơn cứu độ, hoặc là bị loại trừ khỏi hàng ngũ của những kẻ được ơn cứu thoát.

34/ Thiếu nữ Sion là những ai ? Ngôn sứ Sophoni-a hé mở cho dân Do Thái biết lòng nhân lành và hết sức xót thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ xuất hiện, Ngài sẽ thu hồi án phạt. Chấm dứt tình trạng đoạ đày đầy đau thương của họ và cứu thoát họ. Vì thế, ông mời gọi mọi người hãy vui lên. Vì thiếu nữ Sion là những người con gái yêu của Thiên Chúa. Kiểu nói này được thi sĩ các dân tộc vùng Trung đông cổ đại dùng để gọi các thành phố vùng biển. Trong truyền thống kinh thánh thì con gái Si-on ám chỉ nhóm tính hữu còn sót lại của dân Israel, không lạc lõng đi thờ thần ngoại lai. Là những kẻ vẫn kiên trung tin tưởng vào Thiên Chúa, tuân giữ lề luật và đang mong chờ Đấng cứu thế đến. Chúng ta nhớ lại trong tường thuật biến cố truyền tin cho Đức Maria là biến cố Chúa Giêsu con Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu chuộc nhân loại. Đây là một tin vui vĩ đại. Chính vì thế nên sứ thần mới chào mẹ Maria bằng một lời chào lạ lùng : Hãy vui lên hỡi Đấng đầy ơn phúc !

35/ Mẹ Maria là ai ? Mẹ là người được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn, nên mẹ được tràn đầy ơn thánh Chúa. Mẹ là hiện thân thiếu nữ Sion còn sót lại của Israel, của cộng đồng bé nhỏ bao gồm : các tín hữu đã biết sống trung thành với Thiên Chúa và luôn mong đợi lời hứa của Ngài. Đồng thời mẹ cũng là hậu thân của Israel đang trông đợi ơn cứu độ. Mẹ Maria là Sion mới, nơi Thiên Chúa sẽ ngự xuống sống với con cái loài người .

36/ Vì sao người Ki-tô hữu phải mừng vui? Thánh Phao-lô trong bài đọc II cũng lập lại lời khuyến khích các tín hữu hãy sống vui tươi để quên hết mọi khó khăn ,đau đớn, tủi nhục, cay đắng, để chỉ còn cảm thấy niềm vui. Lý do để các tín hữu vui bởi vì kể từ khi Chúa Giêsu nhập thể làm người thì Thiên Chúa đã hiện diện ở trần gian để Ngài đồng hành và chia sẻ mọi biến cố vui buồn trong đời họ.

37/ Ơn giải thoát cho con người bắt đầu từ đâu ? Qua bí tích rửa tội, Chúa Giêsu đã giải thoát con người khỏi xiềng xích tội lỗi, trả lại cho họ sự tự do và ban ơn cho họ làm con cái Chúa. Tin vui ấy không cho phép người Ki-tô hữu buồn rầu thất vọng như những kẻ không có niềm tin. Khi có Chúa trong lòng, khi có Chúa trong đời thì người Ki-tô hữu sẽ có tất cả.

38/ Vì sao người Ki-tô hữu phải sống phó thác ? Đã có Chúa trong lòng thì chúng ta phải sống tin yêu, phó thác, bình an, vui tươi, không lo âu, không sợ hãi. Kết hợp với Chúa qua lời cầu nguyện bằng những lúc đối thoại thân tình, họ phó thác mọi sự cho Chúa và sẽ noi gương Chúa sống nhân hậu, yêu thương, cảm thông và quảng đại với mọi người.**R

 

Bài 3: HOA TRÁI CỦA SÁM HỐI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

39/ Tại sao con người luôn bất bình với thế giới chung quanh? Chúng ta luôn mong ước thế giới đổi mới / luôn mong cho thế giới hòa bình / chúng ta có dám nghe lời kêu gọi của Thánh Yoan không? Tại sao chúng ta luôn đòi hỏi người khác đổi mới trong khi chính mình lại không chịu đổi mới ?

40/ Chúng ta cần làm gì? Hãy đổi mới chính mình trước, rồi mọi người sẽ đổi mới / Khi mọi người đổi mới thì thế giới sẽ đổi mới / Hãy bắt đầu sống tốt / rồi mọi người chung quanh sẽ sống tốt / Khi đã sống tốt, đó cũng chính là lúc ta bắt đầu thay đổi thế giới / Sống tốt chính là góp phần vào công cuộc cứu chuộc của Chúa !

41/ Kể câu chuyện: Những dòng chữ viết trên tấm mộ bia của 1 cụ già / (phải chi tôi đổi mới bản thân tôi trước, thì có khi tôi đã làm được nhiều điều có ích cho quê hương tôi, cho gia đình tôi…chứ không trắng tay như hiện tại )

42/ Phụng Vụ trong Mùa Vọng mang màu sắc gì? Màu tím bao trùm Mùa Vọng / các tín hữu lo sám hối để lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải / nhiều người lo ngại xưng tội, lo ngại đào bới lại dĩ vãng / quá khứ / Đối với nhiều người: xưng tội mang dáng dấp của một cái gì buồn thảm/ xưng tội mà mặt mày buồn xo / Tại sao không vui lên / không tươi tắn lên? Thật ra sám hối không chỉ là quay về với quá khứ mà còn hướng lòng đến tương lai và đặt ra cho mình rất nhiều mối hy vọng.

43/ Hôm nay áo lễ mang màu gì? Áo lễ hôm nay mang màu hồng / Hôm nay dân chúng đến với Yoan để nhận phép rửa sám hối / Sám hối không chỉ mang đến cho chúng ta một cảm xúc thánh thiện mà còn biến tâm hồn ta thành một nơi chứa đầy sự nhẹ nhàng, an vui, hạnh phúc / còn đưa chúng ta đến hành động cụ thể, lành thánh / Yoan đã cho chúng ta những câu trả lời đầy giá trị.

44/ Ý nghĩa của sám hối: Sám hối là sống bác ái, khi có hai , ta dám cho đi một / nhường cơm sẻ áo là mở toang cánh cửa ích kỷ của lòng mình / Sám hối là sống công bằng, không tham lam, vơ vét / không dùng quyền lực để cưỡng đoạt, áp bức người khác / Sám hối là không sống nô lệ cho của cải, tiền bạc, quyền lực / Như thế à dọn đường cho Chúa đến bằng cách sám hối có nghĩa là đòi ta phải chỉnh đốn lại con đường  đến với tha nhân.

45/ Yêu Chúa là gì? Trở về với Chúa là gì? Yêu Chúa bằng việc yêu anh em, trở về với Chúa đồng nghĩa với việc đến với anh em / Yoan không buộc người thu thuế phải bỏ cái nghề ô nhục đó / cũng không đòi hỏi người lính phải bỏ thái độ phục vụ vua Hero-đê / ông cũng chẳng bảo dân chúng lên đền thờ để dâng lễ đền tội / hay phải vào hoang địa sống nhiệm nhặt như mình / Họ cứ làm nghề của họ / nhưng phải sống bằng tinh thần mới / sám hối thực sự thì phải sử dụng đến bàn tay / một bàn tay nhanh nhẹn, một con tim quảng đại, một khối óc nhiệt tình, sống tốt để giúp đỡ mọi người .

46/ Mùa Vọng chúng ta phải tự nhủ điều gì? Chúng ta phải tự hỏi: mình phải làm gì? Chúng ta hãy chứng minh cuộc sống của mình có ích cho cộng đồng / hãy dùng thời giờ và tiền bạc sao cho có ý nghĩa / hãy gặp nhau, hãy chấp nhận nhau để cùng làm việc với nhau / hãy cùng nhau làm điều gì tốt cho đồng bào mình, cho dân tộc mình / hãy chứng minh cho mọi người thấy mình sống có đức tin.**R

47/ Đức tin diễn tả điều gì? Đức tin diễn tả hành động yêu thương cụ thể / để tình yêu thương đó được đáp lại, nhờ đó đức tin mỗi ngày một lớn thêm lên.

48/ Muốn xưng tội nên, ngoài việc sám hối, ta cần thêm điều kiện gì? Chúng ta cần dốc lòng chừa tội / Dốc lòng chừa tội đòi hỏi phải đổi cách suy nghĩ, cách sống / Đứa con thứ cần phải sống khác sau khi  trở về nhà Cha.

49/ Chúng ta cần gì sau khi đã chịu phép rửa trong Thánh Thần ? Vì chúng ta quá yếu đuối nên vẫn cần được Chúa Thánh Thần thanh tẩy mỗi ngày / chúng ta không thể tự sức mình canh tân cuộc sống / chúng ta không thể tự mình trở lại với tình yêu của Chúa Thánh Thần / Ước  gì lòng chúng ta luôn mềm mại để cho Ngài dễ uốn nắn và biết nhiệt tình bày tỏ tấm lòng hoán cải!

50/ Nghe và chấp nhận lời Chúa thì dễ, nhưng thực hành thì quá khó, tại sao? Con đường dài nhất là con đường từ lỗ tai đến bàn tay / chúng ta thường được ví như người dại xây nhà trên cát / Chúng ta rất thích thú nghe lời Chúa dạy nhưng lại không dám đem ra thực hành / chính vì thế lời Chúa khó lòng kết trái nơi tâm hồn chúng ta / càng ngày lời Chúa càng trở nên xa lạ / Mỗi người hãy nhiệt tâm dọn dẹp mảnh đất tâm hồn mình / để hạt giống Lời Chúa luôn được tự do tăng trưởng.**R

 

Bài 4: CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

51/ Động từ “làm” trong Kinh Thánh mang ý nghĩa nào? Trong Tin Mừng của Thánh Luca, động từ “làm” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Tại sao anh em gọi Thầy là Chúa, mà anh em không làm điều Thầy dạy?” (Lc 6, 46) / Người nghe lời Chúa mà không thực hành giống như người xây nhà không nền móng (Lc 6, 49) / Trong lúc đối thoại với một luật sĩ, Chúa Giêsu đã bảo ông: Hãy làm như vậy và ông sẽ được sống! (Lc 10, 28) / Sau dụ ngôn người Samari nhân hậu, Ngài còn dặn ông ta: hãy đi và làm như vậy (Lc 10, 37) / Con đường dài nhất là con đường từ lỗ tai đến bàn tay / Chúa luôn muốn mọi người phải đi hết con đường đó.

52/ Hình thức sống đạo của người Kitô hữu hiện nay ra sao? Với lối sống đạo cằn cỗi, nhàm chán / nhiều người cho rằng đạo Công giáo là một thứ duy tâm ru ngủ / ý tưởng sống đạo tuy đẹp nhưng chẳng bao giờ trở thành hiện thực.

53/ Thực ra lý tưởng của đạo Công giáo là gì? Là một tôn giáo của hành động / là một đạo mà người giáo dân phải sống dấn thân, phải sống bác ái tích cực / sống đạo là nhập cuộc / hạnh phúc đích thực được phát hiện ra từ chính những đau khổ hằng ngày mà kiếp con người đang phải gánh chịu / Tình yêu Chúa đích thực phải được thể hiện qua công cuộc đổi mới từ chính bản thân mỗi người / Muốn cải tạo xã hội, người Công giáo phải tự hoàn thiện bản thân / phải tạo được bình an hạnh phúc từ chính nơi gia đình mình / nói được mà làm không được mới chính là điều đáng xấu hổ!

54/ Chúng tôi phải làm gì đây? Câu hỏi này được nhắc lại 3 lần trong đoạn Tin Mừng / Những ai đến với Yoan để chịu phép rửa, đã không chỉ sám hối vì quá khứ tội lỗi / mà còn muốn tìm một hướng sống tốt trong tương lai.

55/ Hoán cải là gì? Hoán cải đích thực, đòi hỏi mọi người phải thay đổi lối sống / Ông Gia-kêu là một tấm gương / ông đã chia phân nửa tài sản cho người nghèo / Yoan còn mời gọi: ai có 2 áo, hãy chia sẻ cho người không có / Hoán cải đòi mọi người phải trả giá, phải đền bù khi chúng ta đã làm thiệt hại cho kẻ khác / Sự trả giá này nó đụng chạm đến tiền bạc là nó đụng chạm đến nỗi đau, nỗi xót xa nhất của con người / Chính vì thế, hoán cải là một cái ơn mà khi ta xin, ta phải lấy hết can đảm để đón nhận.

56/ Mùa Vọng chúng ta cần làm gì? Mùa Vọng là mùa hoán cải, là mùa đổi mới, là mùa tỉnh thức để đón chờ Chúa đến / Mọi người hãy lo xét mình xưng tội, dốc lòng chừa để bắt đầu sống một cuộc sống mới. Hãy vui tươi, hãy tin tưởng, hãy quên mình để sống công bình bác ái.

57/ Thánh Phaolo đã để lại cho chúng ta kinh nghiệm sống nào? Sau khi bị quật ngã trên đường đi Đamas, ông đã hỏi Chúa: “Lạy Chúa, tôi phải làm gì?” Tiếp theo đó, Thánh Nhân đã bị rất nhiều búa rìu dư luận, người ta có thành kiến xấu về ông / Nếu không từ bỏ mình, ông đã không thể nào trở thành một vị Đại Tông đồ với một kho tàng triết lý đạo đức vô tiền khoáng hậu mà ông đã để lại cho hậu thế.

58/ Lời cầu nguyện cần nhớ:

- Lạy Chúa, con no nê mà vẫn thiếu ăn, vì bên cạnh con còn có người đói lả.

- Con uống nước mát mà họng con vẫn khô vì bên con còn có người đang khát.

- Con vui cười mà nước mắt tuôn rơi, vì bên con còn có bao người phiền muộn.

- Con sáng mắt mà vẫn ở trong bóng đêm, vì bên con còn có người mù tối.

- Con mặc áo đẹp mà vẫn rách tả tơi, vì bên con có vô số người trần trụi.

- Con nằm trong nệm êm mà vẫn thao thức, vì bên con còn có người đang thiếu thốn.

59/ Ánh sáng của những cây đèn: Ngày xa xưa, trong bóng đêm u tối, người ta thường đốt lên những ngọn đèn / Những ngọn đèn dầu leo lét, ngày nay ánh sáng điện đã vượt xa ánh sáng đèn dầu cũ / đến nỗi không còn ai tiếc nuối ánh sáng cũ nữa / Nói đến điều này, chúng ta nhớ về Yoan Tẩy Giả / ông đã làm việc cần cù để mang đến cho mọi người một thứ ánh sáng của bản thân ông / Ông là nhân vật nổi tiếng của cả một vùng / nhưng ông lại luôn ý thức rằng: có một nguồn sáng vĩ đại sắp đến / một thứ ánh sáng mà bản thân ông chỉ được tiền định để đi dọn đường / Ánh sáng vĩ đại đó xuất hiện qua con người của Chúa Giêsu ,thì ông phải đứng sang một bên để nhường đường / Đây là một tính cách rất vĩ đại!

60/ Bài học cuối cùng cho chúng ta là gì? Khi có một người nổi tiếng xuất hiện, chúng ta nên nhớ rằng: đàng sau hậu trường của họ / luôn có những người tạo điều kiện thuận lợi cho họ /  những người đó đã hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ họ / Nói cách khác, để chuẩn bị đường cho ta, khi ta có được sự nổi tiếng thì không ai còn nhìn thấy bóng dáng của người dọn đường nữa / và họ thường bị rơi vào quên lãng / Hãy nhớ đến cha mẹ, thầy cô, những người đã bỏ biết bao công sức để dạy cho ta nên người / Hãy cảm ơn họ cho xứng đáng.     **R

 

TÓM Ý

1/ Điều gì làm nên sự khác biệt giữa Yoan tẩy giả và các nhóm khác? Các phe nhóm tôn giáo khác trong thời đại của Yoan TG như Phariseu, Saduce-o, Etxeni-en… Tất cả bọn họ đều trông chờ một Đấng cứu thế mang chiến thắng đến cho dân tộc Do Thái, riêng Yoan thì khác hẳn. Ông mang đến một tin đối chứng là sự kết án huỷ diệt.

2/ Sứ điệp của Yoan là gì? Yoan đến để loan báo một sự tàn phá -> Thiên Chúa đang nổi cơn thịnh nộ, Ngài đưa ra một chương trình để đánh phạt dân Ngài. Yoan diễn tả sự dữ này như một biển lửa thiêu huỷ mọi dân tộc.

3/ Ai là Đấng phải đến? Yoan giới thiệu về một con người đang đến. Ngài cầm nơi tay một cái rìu và một cái sàng. Bất cứ ai muốn tránh án phạt thì phải ăn năn sám hối qua hình thức thanh tẩy mà ông Yoan đang giới thiệu.

4/ Làm thế nào để Thiên Chúa nguôi giận? Nếu có một số đông con cái Israel thành tâm hối cải, có thể Thiên Chúa sẽ nguôi giận và tha phạt. Còn ngược lại thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt để thiết lập một dân tộc mới.

5/ Vì sao Yoan kêu gọi hết mọi người? Vì sợ Thiên Chúa sẽ huỷ diệt con cái Israel nên ông đã vội vã kêu gọi hết mọi người, đủ mọi thành phần như là: đĩ điếm, thu thuế, lính tráng, luật sĩ biệt phái … Tất cả đều được kêu gọi hãy biến đổi cuộc đời.

6/ Lời kêu gọi của Yoan muốn nhấn mạnh đến điều gì? Yoan muốn nhấn mạnh đến tiêu chuẩn căn bản là phục vụ, ông kêu gọi mọi người hãy sống vì nhau. Như là : chia cơm, chia áo, đừng đòi hỏi, đừng sách nhiễu, đừng vu khống. Hãy an phận.

7/ Cách chúng ta chuẩn bị mừng đón Chúa : Chuẩn bị không chỉ là xưng tội, là dọn mình cho thanh sạch nhưng là đổi mới đời sống, sống tình người , không gian dối, bóc lột, lừa đảo, tham lam. Sống công bình- yêu thương- phục vụ, đó mới là cách đón Chúa hoàn hảo nhất.

8/ Hiệu quả từ lời giảng của Yoan ra sao ? Khi Yoan rao giảng cũng giống như có ai đó chỉ đích danh: Anh là kẻ có tội !. Vì thế có người tức giận, có người nhạo cười, có người nhận ra những sai trái của mình.

9/ Cụ thể họ nhận ra điều gì? Người thu thuế thì nhận ra đã có lúc mình đòi hỏi quá mức. Anh lính thì nhận ra có lúc mình đã đối xử tàn bạo, còn đa số dân chúng thì nhận ra đã có nhiều lúc mình đã khước từ những lời cầu xin giúp đỡ của người khác. Để rồi họ có thái độ dứt khoát từ bỏ tội lỗi.

10/ Chúng ta nghĩ gì khi nghe lời kêu gọi của Yoan? Có khi chúng ta cũng có ý thức những hậu quả do tội gây ra. Nhưng lại không đủ can đảm để dứt bỏ nó, để rồi chúng lại chạy theo những lời mời mọc lôi kéo mà ngoảnh mặt làm ngơ với lời kêu gọi hoán cải.

11/ Sự mâu thuẫn hay sự yếu đuối có từ đâu? Ta giống Chúa vì ta có hình hài xinh đẹp, nhưng ta cũng rất yếu đuối dễ sa ngã. Chúng ta như một cái bình dễ vỡ, vì thế chúng ta rất cần ơn trợ giúp và ơn tha thứ của Chúa qua Bí Tích giải tội.

12/ Mùa vọng giúp gì cho ta? Mùa vọng là khoảng thời gian Chúa muốn chúng ta nhìn lại tâm hồn mình. Nhận ra sự yếu đuối tội lỗi của mình để mà sám hối ăn năn. Sau đó ta sẽ được Chúa tha thứ và hưởng được sự bình an trong mùa giáng sinh.

13/ Vì sao dân chúng lại hỏi Yoan? Chúng tôi phải làm gì? khi nghe Yoan giảng ,họ lũ lượt kéo đến ăn năn sám hối xin chịu phép rửa. Họ muốn thay đổi cuộc đời nên mới hỏi như thế.

14/ Những việc cụ thể họ phải làm là gì ? Đó là thái độ sống công bình, bác ái. Bác ái là chia sẻ cơm áo, bác ái không phải là bố thí của thừa nhưng là chia cho nhau những gì cụ thể ,thiết thực nhất.

15/ Công bình là gì? Công bình không phải là điều gì quá phức tạp khó làm. Chỉ cần giữ đúng luật pháp. Nhân viên thu thuế thì đừng đòi hỏi quá mức, binh lính thì đừng quá cậy quyền mà ức hiếp dân lành ,đừng tống tiền, chỉ cần sống an phận .

16/ Phải thực thi những việc cụ thể đó ở đâu ? Chúng ta không cần phải tìm nơi xa xôi, theo quan niệm của Thánh Martin da đen: Bác ái có trật tự từ trong gia đình trước, kế đến là những người ở gần. Sau đó, nếu còn thì mới đến người ở xa. Chúng ta hãy thực thi công bình, bác ái trong đời sống thường ngày với những người chung quanh mình.

17/ Thực tế chúng ta phải đổi mới như thế nào? Thánh Yoan không kêu gọi chúng ta đi xa nhưng hãy từ bỏ nếp sống cũ // cứ ở tại chỗ mà dám thay đổi là chúng ta đã tiến bộ rất xa. Như vậy chúng ta sẽ rất dễ gặp Chúa.

18/ Muốn gặp được Chúa chúng ta cần làm gì ? Hôm nay, chúng ta cần tích cực sửa chữa đời sống theo tinh thần công bình. Sau đó luyện tập sống theo đức bác ái -> Đó là sống tinh thần chia sẻ / cho đi mà cảm thấy lòng mình xót xa thì của cho lúc ấy mới có ý nghĩa.

19/ Thế nào là tu thân, tề gia? Ta luôn cảm thấy bất bình với những người chung quanh, ta cứ đòi thế giới phải đổi mới. Tại sao ta không đổi mới trước khi đòi người khác đổi mới, hãy sống tốt rồi người chung quanh mới tốt. Sống tốt là thay đổi thế giới, sống tốt là đóng góp cho công cuộc cứu chuộc.

20/ Yoan tẩy giả đã làm gì trước khi rao giảng? Trước khi công bố lời mời gọi ăn năn, hối cải Yoan đã sống thật bằng chính đời sống của mình. Ông đã làm điều mà ông đang dạy kẻ khác phải làm.

21/ Chừng nào thì lời rao giảng mới có hiệu quả? Chỉ khi nào những người môn đệ của Chúa thực hiện được sự hoán cải chính mình. Lúc đó mọi người mới hưởng ứng lời mời gọi của tiên tri Sophoni-a, như Yoan tẩy giả như trong bài đọc I và bài Phúc Âm.

22/ Ý nghĩa từ Lời mời gọi của Thánh Phao-lô : Thánh Phao-lô nói : Làm sao ta có thể an vui khi chúng ta chưa thực lòng trở lại cùng Chúa, chưa dứt khoát với tội lỗi, chưa bỏ đi thói quen sống tiêu cực, ghen ghét, hận thù với anh em chung quanh chúng ta.

23/ Tin Mừng là gì? Tin Mừng là tin mang đến niềm vui. Là lời mời gọi sống vui tươi/ Tin Mừng là lời mạc khải sự thật về Thiên Chúa, Ngài là nguồn mạch mọi niềm vui và là niềm hy vọng cho con người.

24/ Thiên Chúa là ai? Ngài là Đấng sáng tạo muôn loài, Ngài là nguồn mạch niềm vui của mọi tạo vật. Sự hiện hữu của con người mang lại niềm vui cho Thiên Chúa. Sự hiện diện của Thiên Chúa mang lại hạnh phúc cho con người.

25/ Chúng ta làm sao để có thể đến gần Thiên Chúa? Chúng ta có thể đến gần Thiên Chúa qua việc canh tân đời sống của mình, để chúng ta có được niềm vui khi đến gần bên Chúa.

26/ Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Ngài như thế nào? Xin Chúa hãy thương đến gần bên chúng con, xin hãy chứng tỏ tình thương ấy qua việc tha hết mọi tội chúng con đã phạm, xin hãy thanh tẩy linh hồn con khỏi mọi tính mê tật xấu để cho con luôn được sống trong ơn nghĩa Chúa.

27/ Giáo hội muốn chúng ta đón Chúa như thế nào? Giáo hội kêu gọi: hãy nhảy mừng và ca ngợi vì ở giữa ngươi có Đấng Thánh của Israel như vậy Giáo hội muốn chúng ta đón Chúa cứu thế với một tâm hồn thật vui vẻ.

28/ Dân Do Thái bày tỏ thái độ bất trung như thế nào? Vào thời đó có một số đông dân chúng thành Yerusalem và vùng phụ cận Yude-a chạy theo thờ các thần ngoại giáo. Họ chủ trương vừa thờ thần ngoại lai vừa thờ Thiên Chúa. Vị tiên tri Sophoni-a đã mạnh mẽ tố cáo thái độ lệch lạc bất trung của họ và ông cũng báo trước các hình phạt mà họ phải gánh chịu do đạo quân đế quốc Babylon mang lại.

29/ Điều gì sẽ xảy ra vào ngày của con Người? Tác giả muốn ám chỉ đến biến cố Thiên Chúa sẽ phân xử con người trong ngày cánh chung. Ngày mà thế giới vật chất sẽ kết thúc. Thiên Chúa sẽ tạo dựng trời mới và đất mới.

30/ Thiếu nữ Sion là những ai? Thiếu nữ Sion là những người con gái yêu của Thiên Chúa kiểu nói này được thơ văn của các dân tộc vùng Trung Đông cổ đại dùng để ám chỉ các thành phố biển. Nếu theo truyền thống kinh thánh thì người con gái Sion ám chỉ nhóm tín hữu còn sót lại của dân tộc Israel, không lạc lòng đi thờ thần ngoại lai mà vẫn kiên trung tin tưởng vào Thiên Chúa.

31/ Mẹ Maria là ai? Mẹ là người được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn nên Mẹ được tràn đầy ơn Thiên Chúa, Mẹ là hiện thân của thiếu nữ Sion còn sót lại của dân tộc Israel, của cộng đồng những con người vẫn trung thành với Thiên Chúa. Mẹ Maria là Sion mới để Thiên Chúa ngự xuống và ở với con cái loài người.

32/ Ơn giải thoát cho con người bắt nguồn từ đâu? Qua Bí Tích Rửa Tội, Chúa Giêsu đã giải thoát con người khỏi xiềng xích tội lỗi ,trả lại cho mọi người sự tự do và ban cho họ ơn được làm con cái Chúa. Tin vui ấy giúp cho người tín hữu có được niềm phó thác hy vọng.

33/ Vì sao người Ki-tô hữu cần phó thác, hy vọng? Có Chúa trong lòng thì chúng ta sẽ sống yên vui, không lo âu, không sợ hãi. Qua lời cầu nguyện, con người được kết hiệp mật thiết với Chúa bằng những lúc đối thoại chân tình. Vì yêu thương Chúa nên mọi người sẽ noi gương Chúa sống nhân hậu, quảng đại và yêu thương mọi người.**R

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1628
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  5909
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11423743
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top