Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

TÌM HIỂU VÀ SỐNG TIN MỪNG CN 12 TN C -LỄ KÍNH MÌNH MÁU CHÚA KYTO

CHÚA NHẬT  12   THƯỜNG NIÊN   C 

ĐỀ TÀI:  LỄ KÍNH MÌNH MÁU CHÚA KI-TÔ

 

Tung hô Tin Mừng:   Ga 6, 51

Haleluia. Haleluia. Chúa nói: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 9, 11b-17

"Mọi người đều ăn, và được no nê."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.

11b  Hôm ấy, Đức Giêsu nói với đám đông về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa .

12  Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giêsu thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” 13  Đức Giêsu bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” 14  Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giêsu nói với  các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” 15  Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. 16  Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. 17  Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu được mười hai thúng.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

-----//-----

1/Thế nào là một bữa ăn đặc biệt ?

2/Điều gì quan trọng, bữa tiệc này ?

3/Bữa tiệc ly gồm có những món ăn nào?

4/Ý nghĩa của những cử chỉ và lời nói trịnh trọng đó là gì ?

5/Bữa tiệc lịch sử này nói lên điều gì ?

6/Có điều gì khác biệt sau lời truyền phép của các Linh mục ?

7/Chúa Giêsu đã củng cố niềm tin chúng ta như thế nào ?

8/Phép lạ thứ nhất đã xảy ra như thế nào ?

9/Phép lạ thứ hai diễn biến ra sao ?

10/Phần nào quan trọng nhất trong Thánh Lễ ?

11/Thế nào là mầu nhiệm Đức Tin ?

12/Tại sao gọi là nhiệm tích ?

13/Đức Tin cho ta thấy sự khác nhau như thế nào ?

14/Giác quan nào có thể giúp ích cho niềm tin của chúng ta?

15/Chúa Giêsu đã nói gì khi bẻ bánh ?

16/Công đồng Tridentino đã công bố điều gì ?

17/Chúng ta hiểu được gì từ bài giáo lý trên đây ?

18/Chân lý thứ 2 là gì ?

19/Thánh Yoan Tông đồ định nghĩa Thiên Chúa như thế nào ?

20/Kỷ vật mà Chúa Giêsu muốn để lại là gì ?

21/Điều đáng buồn nhất là gì ?

22/Chúng ta hiểu thế nào về mầu nhiệm tình yêu ?

23/Bí tích thánh thể nói lên điều gì ?

24/Muốn gặp được Chúa, ta phải làm gì ?

25/Điều nào mâu thuẫn khi dâng thánh lễ ?

26/Vậy chúng ta phải cầu xin thế nào ?

Câu trả lời nằm ở phần Tóm ý

 

Bài 1: MÀU NHIỆM ĐỨC TIN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Thế nào là một bữa ăn đặc biệt ? Có một bữa ăn của Chúa Giêsu đã được 4 sách Tin Mừng cùng ghi lại / Có thêm một chỗ thứ 5 nữa cũng ghi lại => đó là trong thư của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Corinthô / Đó là bữa tiệc cuối đời, bữa Tiệc Ly / Ngài giã từ các môn đệ để lên đường chịu khổ nạn và chịu chết.

2/Có điều gì quan trọng trong bữa tiệc này ? Nó rất quan trọng vì chính trong bữa tiệc này, Chúa Giêsu đã biến bánh miến thành Thịt của Ngài và biến rượu nho thành Máu của Ngài để nuôi dưỡng linh hồn muôn người / Đây chính là Phép Thánh Thể / là Nhiệm Tích Mình Máu Thánh Chúa Kitô.

3/Bữa tiệc cao trọng này diễn tiến như thế nào ? Hôm ấy là ngày thứ nhất trong tuần Lễ Bánh Không Men, là tuần lễ chuẩn bị Lễ Vượt Qua của người Do Thái / Chúa Giêsu sai 2 người là Phêrô và Yoan đi dọn chỗ / Hai ông vào thành ,đã mượn được một chỗ theo y như lời Thầy dạy và đã chuẩn bị những thứ cần thiết cho bữa tiệc.

4/Bữa tiệc gồm những món ăn gì? Đến chiều ngày thứ 5, Chúa Giêsu và các môn đệ cùng đến đó / gồm một tuần rượu, những món ăn cổ truyền / Trong khi ăn uống thì có xen lẫn với việc đọc sách Thánh và hát Thánh Vịnh / Sau khi Chúa Giêsu đã nhắn nhủ các môn đệ xoay quanh các vấn đề chính là phải yêu thương nhau / Sau đó Chúa Giêsu cầm lấy bánh và nói trước mặt các môn đệ rằng: tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn, vì này là Mình Thầy / sau đó Chúa trao cho các môn đệ cùng ăn / cùng một thể thức như thế, Chúa cầm lấy chén rượu và nói: tất cả các con hãy cầm lấy mà uống, vì này là chén Máu Thầy / Chúa trao cho các môn đệ cùng uống.

5/Qua những cử chỉ và lời nói trịnh trọng đó, Chúa đã làm gì ? Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể, và còn truyền cho các môn đệ: các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy / tức là Chúa ban quyền cho các môn đệ được làm những việc cao quý này để tưởng nhớ đến Ngài.

6/Bữa tiệc lịch sử này đã nói lên điều gì ? Đây là bữa tiệc lịch sử và cũng là Thánh Lễ đầu tiên do chính Chúa Giêsu cử hành / Chúa đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể và truyền chức Linh mục cho các Tông đồ.

7/Có gì khác biệt trước và sau lời truyền phép của các Linh mục ? Từ đó trở đi cho đến ngày tận thế, mỗi khi Linh mục trịnh trọng lập lại lời truyền phép ấy thì bánh không còn là bánh thường, rượu nho không còn là rượu nho thường nữa nhưng đã được biến đổi trở nên Mình và Máu Chúa Kitô / Đây là một chân lý cao siêu, vượt quá tầm hiểu biết của trí khôn con người / Bởi vì ngay lúc đó, cho dù chúng ta có đụng chạm đến bánh và rượu thì chúng ta cũng chẳng cảm nhận được có gì khác biệt / thế nhưng đức tin dạy chúng ta lại khác nhau một trời một vực / Một bên là Máu Thánh Chúa, một bên là rượu nho thường / một bên là Mình Thánh Chúa Kitô, một bên là tấm bánh nhỏ bé / Chính vì thế chúng ta gọi đây là một Bí Tích, là Mầu Nhiệm đức tin.

8/Thiên Chúa đã củng cố đức tin chúng ta như thế nào ? Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ tỏ tường để minh chứng cho mọi người biết trong Bí Tích Thánh Thể có Chúa Kitô thật sự và hoàn toàn đáng tin cậy!*

9/Phép lạ thứ nhất: Ở làng Bôn-sê-na, nước Ý / Phép lạ này đã lưu lại cho chúng ta lễ Kính Mình Máu Chúa Kitô / Chúa muốn dùng phép lạ này để dẹp tan sự băng khoăn, nghi ngờ của nhiều người về sự Chúa Kitô hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể / Vào năm 1263, một Linh mục người Đức cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ Thánh Kris-ti-na Đồng Trinh tử đạo, đến khi Linh mục bẻ bánh thì đột nhiên bánh ấy biến thành thịt và máu thật sự, từ phần nhỏ mà Linh mục cầm trong tay, những giọt máu ở bánh Thánh chảy loang ra thấm ướt khăn thánh, Linh mục gấp khăn lại, nhưng gấp đến đâu thì máu chảy đến đấy và in lại dung mạo Chúa Kitô rõ ràng.

10/Phép lạ thứ hai: xảy ra với Thánh An-tôn Padu-a / Có một người Do Thái tên là Bôn-vi-lô, không tin và nhiều lần nhạo báng phép Thánh Thể / Dù Thánh An-tôn nói thế nào thì anh ta cũng vẫn chế nhạo như thế / Một hôm ngài nói với ông ta như một cuộc thách thức: nếu con lừa ông cưỡi mà quỳ xuống và thờ lạy Chúa thì ông có tin không ? Ông ta coi là một lời nói chơi nên đã chấp nhận lời thách thức / Hai ngày liền ông ta không cho lừa ăn và dẫn tới chợ để có đông người chứng kiến / Giữa 1 bên là lúa mạch và một bên là Thánh An-tôn kiệu Mình Thánh Chúa đi tới / Con lừa quên đói, không thèm ngó ngàng gì đến lúa mạch, quay sang Thánh An-tôn, quỳ xuống gật gật đầu thờ lạy cho đến khi Thánh An-tôn kiệu Mình Thánh Chúa đi qua / Mọi người quỳ xuống thờ lạy Chúa và cùng hoan hô Thánh An-tôn. **R

 

Bài 2: CUỘC BIẾN THỂ VÔ HÌNH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

11/Thế nào là Mầu Nhiệm đức tin? Là một sự kiện vượt quá tầm hiểu biết của con người / đến nỗi con người chỉ có biết dựa vào thế giá của Chúa Kyto, dựa vào ơn Chúa / rồi lấy lý trí mà chấp nhận.

12/Phép lạ nào quan trọng nhất trong Thánh Lễ ? Quan trọng nhất là lúc thực hiện phép lạ biến thể / là lúc bánh và rượu trở thành Mình Máu Chúa Kitô / Chính lúc đó cả cộng đoàn cúi mình thờ lạy và nghe Giáo Hội tuyên xưng: Đây là Mầu Nhiệm đức tin.

13/Tại sao lại gọi là Nhiệm Tích ? Là Mầu Nhiệm vượt quá sự hiểu biết của con người / Thị giác, xúc giác và vị giác đều bất lực trước Bí Tích này / bởi vì trước và sau khi truyền phép chúng ta sẽ không nhận thấy điều gì khác nhau qua sự đụng chạm hay nếm thử / nếu có đưa vào phòng thí nghiệm để phân chất thì chúng ta cũng sẽ chẳng thấy có gì khác nhau giữa phẩm, lượng, khối, hình.

14/Đức tin cho thấy khác nhau như thế nào ? Qua đức tin chúng ta sẽ nhận thấy khác nhau vô vàn: một đàng là Mình Máu Chúa Kitô, Con Thiên Chúa xuống thế làm người / một đàng là tấm bánh nhỏ bé tầm thường, không có gì đáng kể / Bởi thế Giáo Hội đã dạy: hãy lấy đức tin mà bù lại, nếu giác quan chẳng cảm thấy gì!

15/Trong trường hợp này thì giác quan nào giúp ích cho niềm tin của chúng ta ? Chúng ta chỉ còn có thính giác có thể giúp chúng ta nhận biết và tin Mầu Nhiệm này / vì sao ? Vì nhờ có thính giác, chúng ta mới tin tưởng chắc chắn => tôi tin những gì Con Thiên Chúa nói / Bởi vì nó không chỉ là lời chân thật mà còn là lời chân lý nữa  !

16/Chúa Giêsu đã nói gì ? Ngài đã cầm tấm bánh, cầm chén rượu và nói: này là Mình Thầy, này là Máu Thầy / thế là bánh đã trở nên Mình Ngài và rượu trở nên Máu Ngài / Nếu chúng ta không tin rằng Chúa Kitô nói đúng thì chúng ta đã cho rằng: Ngài là một kẻ điên khùng, là tên bịp bợm / Trái lại, nếu tin Ngài là Con Thiên Chúa, một người hiền lành, chân thật //thì phải tin rằng: sau khi Ngài nói những câu trên thì bánh và rượu đã thực sự biến đổi / đã trở nên Mình và Máu Ngài.

17/Công Đồng Tri-đen-ti-nô đã công bố như thế nào ? Công Đồng ấy tuyên bố như sau: Bản thể của bánh và rượu trong lúc truyền phép được biến đổi sang bản thể của Mình và Máu Chúa Kitô / Đó là giáo lý về sự biến thể.

18/Biến thể có nghĩa là gì ? Là cuộc biến chuyển vô hình từ một bản thể này, sang một bản thể khác, sau cuộc biến chuyển này, bánh và rượu không còn nữa, mặc dầu hình bánh và hình rượu vẫn còn y => nghĩa là màu sắc, mùi vị, hình thức, tất cả những gì do giác quan của chúng ta cảm nhận được, vẫn còn nguyên, không có gì thay đổi / nhưng bản chất bánh và rượu đã biến đổi thành: Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.

19/Từ bài giáo lý trên, chúng ta suy ra được điều gì ? Thưa có 2 chân lý / Thứ nhất: Chúa Kitô hiện diện hoàn toàn dưới mỗi hình sắc và từng phần nhỏ của các hình sắc đó / Vì không thể nào Chúa Kitô lại bị phân chia ra được từ khi Ngài Phục Sinh / Thân thể và Máu Ngài không thể tách biệt nhau được nữa / Vậy bất cứ ở đâu có Mình thì cũng có Máu, Linh hồn cùng với Thần tính của Ngài / cho nên chỉ cần rước một hình sắc thì cũng đã lãnh nhận toàn thân Chúa Kitô!

20/Có hàng ngàn hàng triệu Bánh Thánh trên khắp thế giới, như vậy có ảnh hưởng gì đến bản thân Chúa Kitô không ? Thưa không ảnh hưởng gì  vì Chúa Kitô vẫn hiện diện khắp nơi với toàn thân Ngài, dưới từng hình bánh, và cũng không vì thế mà Chúa bị nhân thừa lên / Cái bị nhân thừa là dấu hiệu chỉ sự hiện diện của Ngài, nghĩa là những hình sắc Bí Tích mà thôi !

21/Chân lý thứ hai là gì ? Chúa Kitô vẫn hiện diện thật sự dưới hình bánh hình rượu, bao lâu những hình sắc đó chưa bị hư hỏng / Thực vậy, Chúa Kitô cũng vui lòng tùng phục cả những định luật tự nhiên chi phối bánh và rượu để tồn tại hóa sự hiện diện Bí Tích của Ngài / Nghĩa là trong bao lâu mà bánh và rượu còn giữ nguyên hình dáng, thì bấy lâu Chúa vẫn còn ẩn ngự trong đó / Trái lại khi bánh đã biến chất hay rượu đã hư hỏng, đã chua, đã biến tính đi, thì khi đó Chúa Kitô mới thôi hiện diện.  **R

 

Bài 3: KỶ VẬT TÌNH YÊU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

22/Tại sao Thánh Yoan Tông đồ nói: Thiên Chúa là tình yêu ? Tình yêu Thiên Chúa là vô hạn, không bờ bến / Một tình yêu bao giờ cũng muốn san sẻ khối tình nặng đang mang trong lòng / như Chúa Giêsu đã nói: “Ta đem lửa yêu thương xuống trần gian, Ta không mong ước gì hơn là thấy lửa ấy cháy lên và lan tỏa khắp thế giới!” Bí Tích Thánh Thể là lửa tình, là bằng chứng tình yêu vô hạn mà Chúa Kyto mang đến.

23/Câu chuyện 2 chiếc nhẫn trên tay người vợ trẻ / Tóm tắt: Hai vợ chồng thương nhau/ anh chồng mắc bệnh và qua đời / người chồng để lại vật kỷ niệm cho người vợ trẻ / chiếc nhẫn mà xưa kia là nhẫn thành hôn và bây giờ thêm một chiếc nhẫn nữa của người chồng quá cố / đang ở trên tay người vợ.

24/Qua câu chuyện trên, ta hình dung được điều gì ? Chúa Giêsu trước khi về trời, đã làm một việc chứng tỏ tình yêu vô hạn của Ngài / đó là Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể / để lưu lại cho chúng ta một bằng chứng tình yêu vĩ đại.

25/Kỷ vật của Chúa để lại là gì ? Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ thân yêu / Chúa muốn để lại cho loài người một kỷ vật / một vật kỷ niệm / Ngài không để lại tiền bạc,vì tiền bạc hay phản lại tình yêu / Ngài không để lại một thư từ biệt, vì thư không thể nói hết ý / Ngài không để lại lời nói vì lời nói có thể trở thành hơi gió bay mất / Ngài không để lại kỷ vật như khăn tay, chiếc nhẫn, cuốn sách, tấm hình, cái áo,… vì những thứ đó xem ra quá tầm thường, quá hời hợt / chẳng đủ để nói lên hết tấm lòng yêu thương của Chúa.

26/Thứ quý giá nhất mà Chúa để lại là thứ gì ? Kỷ vật Ngài để lại cho loài người hết sức đặc biệt / Cái mà khi người ta yêu thương nhau, người ta quý trọng hơn cả / Đó chính là Mình Ngài / là chính bản thân Ngài.

27/Điều đáng buồn nhất là gì ? Nhưng bản thân bằng xương bằng thịt của Ngài lại sắp sửa bị bắt, bị giết / chính vì thế Chúa muốn thực hiện ý muốn trên đây bằng một thể thức vô cùng linh diệu / là lưu lại bản thân Chúa dưới một hình thức Nhiệm Mầu / Chúa lấy bánh và rượu để biến đổi thành Mình Máu Thánh Ngài và đem phân phát cho các Tông đồ như của ăn của uống thiêng liêng nuôi sống linh hồn các ông.

28/Việc làm trên đây hàm chứa ý nghĩa gì ? Đây là một việc làm hàm chứa rất nhiều ý nghĩa yêu thương / đồng thời cũng mang đậm tính chất đức tin / Qua đó chúng ta thấy bánh và rượu chỉ mang hình dáng bề ngoài / trong khi đó bản chất bánh và rượu đã trở nên Mình và Máu Chúa.

29/Chúng ta hiểu thế nào về Mầu Nhiệm tình yêu ? Chúng ta nhận thấy rằng: trong cuộc tử nạn của Chúa, tình yêu và cái chết luôn gắn liền nhau / nhưng tình yêu đã thắng và siêu nhiên hóa sự chết / Và Bí Tích Thánh Thể là bằng chứng của sự chiến thắng đó.

30/Chết là gì ? Chết là vĩnh biệt người yêu / Mầu Nhiệm Thánh Thể lại thắng định luật ấy/ Chúa đã chết nhưng đã Phục Sinh, và nhờ Mầu Nhiệm Phục Sinh và Bí Tích Thánh Thể, Ngài vẫn hiện diện và hiệp nhất giữa loài người chúng ta.

31/Bí Tích Thánh Thể nói lên điều gì ? Là Bí Tích của sự hiện diện / Qua Bí Tích này, Chúa Giêsu hiện diện cụ thể bằng xương bằng thịt giữa loài người luôn mãi cho đến tận thế / Thánh Thể cũng là Bí Tích của sự hiệp nhất / Hiệp nhất với Chúa và hiệp nhất với nhau / Chúng ta cùng tụ họp nhau quanh bàn Thánh, cùng ăn một bánh, cùng uống một chén / nên chúng ta hiệp nhất với Chúa và với nhau hơn bất cứ sự hợp nhất nào khác.

32/Muốn gặp gỡ Chúa, chúng ta phải làm gì ? Chúng ta hãy đến trước nhà chầu, Chúa Kitô đang hiện diện cụ thể ở đó / Ngài là người Cha rất nhân từ / Ngài là người bạn chí thiết / Chúng ta hãy tâm sự với Chúa, trình bày với Chúa hết mọi nhu cầu, trong hoàn cảnh sống của chúng ta / Chúa sẽ nghe, sẽ an ủi, sẽ ban ơn cho ta.

33/Thánh Thể làm cho chúng ta hợp nhất với nhau, tức là yêu thương nhau / cho nên nếu chúng ta cùng dâng lễ với nhau mà không yêu thương nhau / là một điều không thể chấp nhận được / phương chi chúng  ta cùng rước lễ mà không yêu thương nhau thì lại càng khó chấp nhận hơn / Người ta còn cho là chúng ta mâu thuẫn và quái gỡ nữa / Chúng ta hãy xin Chúa qua Bí Tích Thánh Thể, chúng ta gặp gỡ Chúa, hiệp nhất với Chúa và yêu thương mọi người.   **R

 

Bài 4: CHÚ GIẢI ĐOẠN TIN MỪNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

1/Đoạn 9, câu 11: Chúng ta thấy Đức Giêsu và các môn đệ không có lúc nào được nghỉ ngơi, các Ngài luôn bị người ta theo sát / Thời gian này là dịp sắp cử hành Lễ Vượt Qua / Hàng ngàn khách hành hương đang đi từ phía bắc bờ hồ Galilê đổ về Yerusalem / Một số trông thấy Đức Giêsu, nên chạy dọc theo bờ hồ để mong gặp được Ngài.

2/Khi Đức Giêsu và các môn đệ đến một bãi đất trống: thì có đám đông đã chờ sẵn Ngài ở đó / Tại đây Chúa Giêsu đã bày tỏ sự cảm thông sâu xa của Người qua việc đón tiếp họ/ cho dù họ có quấy rầy và cản trở chương trình của Ngài / Ngài cảm thông sự đói khát của họ / Ngài tiếp tục giảng dạy cho họ, nói với họ về Nước Thiên Chúa và chữa lành cho những ai cần chữa.

3/Đoạn 9, câu 12: Ngày đã tàn, mọi người đã thấm mệt và đói, đường về còn xa quá / Lúc này các môn đệ tỏ ra đầu óc rất thực tế, họ đã lượng định nguồn thức ăn đang có => tất cả những gì họ tìm được chỉ là một chú bé có năm chiếc bánh và hai con cá (Yn 6, 9) / Sau khi cùng nhau hội ý, họ đã xin Đức Giêsu giải tán đám đông.

4/Tại sao các môn đệ lại bối rối ? Họ đang đối diện với thực tế là khoảng năm ngàn người đang đói, mà trong tay các ông lại không có gì để cho họ ăn / Dựa vào bối cảnh thời gian là trời đã về chiều và đang ở nơi hoang vắng / Họ thấy mình chẳng giúp được gì cho đám đông! Cũng theo đoạn Tin Mừng Yn 6, 6 / chúng ta thấy Đức Giêsu biết việc Ngài sắp làm / Ở đây Người cũng muốn dạy các môn đệ một bài học về niềm tin.

5/Đoạn 9 câu 13: Câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm cho các ông kinh ngạc => “Chính anh em hãy cho họ ăn” / Ông Philiphê đã thưa với Đức Giêsu rằng: họ không thể kiếm đâu ra tiền để mua bánh cho bằng ấy người ăn (Yn 6, 7) / mà nếu có tiền thì cũng chẳng biết mua bánh ở đâu / Bởi vì các môn đệ đã thấy nguồn lực của mình / cho nên các ông  nói những gì các ông  đang có chỉ là năm chiếc bánh và 2 con cá thì chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu lớn lao như thế.

6/Ngoài phép lạ Phục Sinh, thì đây là phép lạ duy nhất được 4 Tin Mừng cùng thuật lại/ Mt 14, 13-21 / Mc 6, 30-44 / Lc 9, 10-17 / Yn 6, 1-14 / Tuy trình thuật có chút khác biệt nhưng nội dung chính đều giống nhau.

7/Người ta nghi ngờ phép lạ này như thế nào ? Họ giải thích ra sao ? Họ tự đặt vấn đề: liệu phép lạ này có thật không ? năm ngàn người đàn ông không kể đàn bà và trẻ con / Họ cho rằng lối hiểu phép lạ này xảy ra trong lòng mọi người / vì khi các môn đệ chia cho mỗi người một chút thức ăn ít ỏi của các ông / đám đông đã tự cảm thấy xấu hổ, nên bắt đầu mang ra những thức ăn mà họ đã thủ sẵn / Việc chia sẻ cứ thế lan rộng đến độ => mọi người đều được ăn no.

8/Một lối giải thích huyền thoại khác khi cho rằng phép lạ này ám chỉ về một bữa tiệc phụng tự: Đức Giêsu đã dùng những gì mà các môn đệ đang có để chia cho đám đông mỗi người một chút / Đúng như cách  mà chúng ta đang làm trong Thánh Lễ hôm nay / Cả đám đông ấy cùng chia sẻ với Đức Giêsu một bữa ăn mang tính biểu tượng để xoa dịu cơn đói khát tâm linh của họ.

9/Hai cách giải thích này xuất phát từ đâu ? Họ có cái nhìn chủ quan của con người khi cho rằng: mọi hiện tượng đều có cách giải thích, đều lý giải được / Khi họ cố tình lập luận và giải thích những hành động của Thiên Chúa như thế / thì cùng lúc họ cũng phủ nhận hết mọi phép lạ khác có trong sách Thánh.

10/Họ phản biện như thế có vô lý không ? Để có thể tin rằng phép lạ này diễn ra khác với những gì mà bốn Thánh Sử đã ghi lại thì đương nhiên người ta sẽ phải tin nhiền hơn là đi tin vào những trình thuật Thánh này / Giả sử mọi người có mang theo thức ăn thì chắc chắn các Thánh Sử có ghi lại / Còn nếu Đức Giêsu cử hành một bữa tiệc phụng tự / thì tại sao các Ngài lại không kể ra.

11/Đoạn 9, câu 14: Các môn đệ bảo họ ngồi xuống thành từng đám, chỗ thì năm mươi, chỗ thì một trăm / Theo chữ Hy Lạp, là ngôn ngữ tượng hình nên chữ “đám” được dùng để chỉ những đám rau trong vườn / Nếu ngồi xuống theo trật tự này thì sẽ dễ phân phát hơn / Khi Chúa Giêsu thực hiện phép lạ, Người muốn mọi người cộng tác vào đó / Theo tục người Do Thái là nằm nghiêng bên trái, tựa người trên khủy tay trái.

12/Đoạn 9, câu 15: Khi mọi người ngồi xuống, vẫn chưa có gì khác lạ xảy ra như là các môn đệ đang mong chờ / Điều mà họ đang thấy chỉ là một nhúm thức ăn với hàng ngàn người đang chờ được ăn / Nhưng các ông vẫn vâng lời và chờ đợi xem Người sẽ làm gì.

13/Đoạn 9, câu 16: Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa / Lời kinh tạ ơn trước bữa ăn trong các gia đình ở Palestin rất đơn giản: Xin chúc tụng Ngài, Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa chúng con, Ngài là vua cả hoàn vũ, là Đấng ban cơm bánh cho thế gian / Amen / Chúng ta khó mà tưởng tượng hôm ấy đám đông sẽ tạ ơn Chúa bao nhiêu lần vì khi đói mà được ăn no / Một điều chắc chắn là họ không thể quên lời cầu nguyện của Đức Giêsu và những gì đã xảy ra hôm ấy.

14/Sau đó Đức Giêsu làm gì tiếp theo ? Rồi Đức Giêsu trao bánh cho các môn đệ và các ông phân phát cho mọi người / Chúa Giêsu liên tục trao bánh cho các môn đệ, điều này cho thấy phép lạ hóa bánh ra nhiều xảy ra trên tay của Người.

15/Chúa Giêsu dạy chúng ta một nguyên tắc gì ? Đức Giêsu không bao giờ đòi hỏi điều mà chúng ta không có / nhưng tất cả những gì Người cần là các môn đệ, để qua các ông, Người có thể thực hiện phép lạ.

16/Đoạn 9, câu 17: Phép lạ này được tóm gọn trong một câu: “Họ ăn và ai nấy đều được no nê” / Chữ no nê này của tiếng Hy Lạp thường dùng đối với gia súc, chúng được ăn một bụng cỏ no nê.

17/Kết thúc phép lạ này bằng một câu nào gây ngạc nhiên ? “Thức ăn thừa được thu nhặt lại” / các môn đệ đã học được một bài học về sự khôn ngoan trong kinh tế / Cũng còn cho chúng ta một bài học khác: Nếu chúng ta cho đi những gì chúng ta có, thì điều đó không những đủ cho những kẻ chúng ta phục vụ mà còn đủ phần cho cả chúng ta, thậm chí còn dồi dào hơn những gì chúng ta có lúc ban đầu / Bởi đó khi chúng ta cho đi, chúng ta sẽ không sợ bị đói là như thế.

18/Bài học quan trọng nhất mà chúng ta cần học hôm nay là gì ? Tất cả chúng ta đều tin Chúa hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, vậy thì trong khi thực hành, chúng ta hãy sống niềm tin đó, nhưng cần phải nhớ 2 điều: 1) Khi vào nhà thờ, hãy nghiêm trang cung kính cúi mình thờ lạy, khi đi dâng lễ, hãy cố gắng chuẩn bị cẩn thận để rước lễ / 2) Dọn mình thật kỹ khi rước lễ và cảm ơn sau khi rước lễ / Vì đây là cách hiệp dâng Thánh Lễ đầy đủ, sốt sắng và tốt đẹp nhất.       **R

TÓM Ý

1/Thế nào là một bữa ăn đặc biệt ? Đây là một bữa ăn đặc biệt vì nó là bữa ăn cuối đời của Chúa, là bữa tiệc ly để Chúa Giêsu giã từ các môn đệ, lên đường chịu nạn chịu chết.

2/Điều gì quan trọng, bữa tiệc này ? Chính trong bữa tiệc này, Chúa Giêsu đã biến bánh miến thành thịt của Ngài và biến rượu nho thành máu của Ngài để nuôi dưỡng linh hồn nhân loại, đây chình là Bí Tích Thánh Thể.

3/Bữa tiệc ly gồm có những món ăn nào? Vào buổi chiều thứ 5, Chúa Giêsu và các môn đệ cùng đến một nơi đã được chuẩn bị sẵn. Thực đơn gồm một tuần rượu và những món ăn cổ truyền. Trong khi họ ăn uống thì có xen lẫn với việc đọc sách Thánh và hát Thánh Vịnh. Sau đó Chúa Giêsu nhắn nhủ các môn đệ là phải yêu thương nhau và Chúa Giêsu cầm lấy bánh và rượu và nói trước mặt các môn đệ : Đây là bánh rượu, là mình và máu thầy/  Chúa trao cho các môn đệ cùng ăn cùng uống.

4/Ý nghĩa của những cử chỉ và lời nói trịnh trọng đó là gì ? Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể và truyền cho các môn đệ : Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.

5/Bữa tiệc lịch sử này nói lên điều gì ? Đây là bữa tiệc lịch sử và cũng là Thánh Lễ đầu tiên do chính Chúa Giêsu cử hành. Đây là cách Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể và truyền chức cho các Tông đồ.

6/Có điều gì khác biệt sau lời truyền phép của các Linh mục ? Kể từ ngày đó trở đi : Mỗi khi Linh Mục trịnh trọng lập lại lời truyền phép thì lúc ấy bánh không còn là bánh thường, rượu nho không còn là rượu nho thường nữa. Nhưng đã được biến đổi trở nên mình máu Chúa Ki-tô. Đây là một chân lý cao siêu, cho dù ngay lúc đó chúng ta có đụng chạm đến bánh rượu thì chúng ta cũng không cảm nhận được sự khác biệt. Nhưng Đức Tin đã dạy ta như thế cho nên chúng ta mới gọi đây là một nhiệm tích, một mầu nhiệm của đức Tin.

7/Chúa Giêsu đã củng cố niềm tin chúng ta như thế nào ? Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ tỏ tường để minh chứng trong Bí Tích Thánh Thể có Chúa Ki-tô thật và là điều đáng để chúng ta vững lòng tin cậy.

8/Phép lạ thứ nhất đã xảy ra như thế nào ? Tại làng Bôn-se-na bên Ý. Vào năm 1263, một Linh Mục đang cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ Thánh Kris-ti-na đồng trinh tử đạo, đang khi vị Linh Mục này bẻ bánh thì đột nhiên bánh ấy biến thành thịt và máu thật sự, máu từ tấm bánh ấy loang chảy ra thấm ướt khăn thánh. Khi Linh Mục gấp khăn lại nhưng khi gấp đến đâu thì máu ấy chảy đến đó và in lại dung mạo Chúa Ki-tô thật rõ ràng.

9/Phép lạ thứ hai diễn biến ra sao ? Phép lạ xảy ra với Thánh Anton Padu-A : Có một người Do Thái tên Bôn-vi-lô, người này không tin và đã nhiều lần nhạo báng phép Thánh Thể. Dù Thánh An-tôn có nói thế nào cũng không được. Một hôm ngài đưa ra một lời thách đố: Nếu con lừa anh ta đang cưỡi mà biết quỳ xuống thờ lạy Bí tích Thánh Thể thì ông ta phải tin, ông ta chấp nhận lời thách, ông ta bắt con lừa nhịn đói 2 ngày : Sau đó ông ta dẫn con lừa đến chợ, có rất đông người chứng kiến : Giữa một bên là lúa mạch mà con lừa yêu thích, còn bên kia là Thánh An-tôn đang kiệu mình Thánh Chúa đi qua, con lừa đã quên đói, không thèm ngó đến lúa mạch, nó quay sang Thánh An-tôn gật đầu thờ lạy cho đến khi Thánh An-tôn và mình Thánh Chúa đi qua. Khi đó mọi người cùng thờ lạy và hoan hô Thánh An-tôn.

10/Phần nào quan trọng nhất trong Thánh Lễ ? Là lúc Linh Mục đọc lời truyền phép. Chính lúc ấy bánh và rượu trở nên mình Máu Thánh Chúa Ki-tô. Chính lúc đó toàn thể cộng đoàn thờ lạy và nghe Giáo hội tuyên xưng : Đây là màu nhiệm Đức Tin.

11/Thế nào là mầu nhiệm Đức Tin: Là một sự kiện lạ vượt quá tầm hiểu biết của con người, đến nỗi con người chỉ có thể dựa vào thế giá của Chúa Ki-tô, rồi lấy lý trí mà chấp nhận.

12/Tại sao gọi là nhiệm tích ? Là một mầu nhiệm vượt quá tầm hiểu biết của con người, tất cả ngũ quan đều bất lực trước bí tích này. Bởi vì trước hay sau lời truyền phép, chúng ta sẽ không nhận ra điều gì khác nhau. Vì không có sự thay đổi nào về : Phẩm, lượng, khối, hình.

13/Đức Tin cho ta thấy sự khác nhau như thế nào ? Chỉ qua Đức Tin, chúng ta mới nhận ra sự khác nhau : Một bên là bánh rượu tầm thường, một bên là mình máu Chúa Ki-tô, là Con Thiên Chúa làm người. Bởi vậy Giáo hội luôn căn dặn : Ta hãy lấy Đức Tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì.

14/Giác quan nào có thể giúp ích cho niềm tin của chúng ta? Chỉ có thính giác mới có thể giúp cho chúng ta nhận biết và tin vào mầu nhiệm này. Bởi vì tôi tin khi nghe lời Con Thiên Chúa , vì đó là Lời chân lý, là lời chân thật.

15/Chúa Giêsu đã nói gì khi bẻ bánh ? Chúa Giêsu cầm lấy tấm bánh, chén rượu và nói : này là mình Thầy, này là máu Thầy. Nếu chúng ta không tin thì chúng ta cho rằng Ngài bịp bợm, nhưng nếu chúng ta tin Ngài quyền năng, hiền lành, chân thật thì chúng ta phải tin rằng : Sau lời Ngài nói thì bánh và rượu đã thật sự biến đổi.

16/Công đồng Tridentino đã công bố điều gì ? Công đồng ấy tuyên bố như sau : Bản thể của bánh và rượu trong lúc truyền phép được biến đổi sang bản thể của mình và máu Chúa Ki-tô.

17/Chúng ta hiểu được gì từ bài giáo lý trên đây ? Chúng ta có 2 chân lý : Chúa Ki-tô hiện diện hoàn toàn dưới mỗi hình sắc và trong từng phần nhỏ của hình sắc đó. Vì Chúa Ki-tô không thể nào bị phân chia ra. Từ ngày phục sinh ,thân thể và máu Ngài không thể tách biệt nhau được nữa. Cho nên ở bất cứ đâu có mình thì cũng có máu, linh hồn và thần tính của ngài. Cho nên chỉ cần rước một hình sắc, thì cũng như là đã lãnh nhận toàn thân Chúa Ki-tô.

18/Chân lý thứ 2 là gì ? Chúa Ki-tô vẫn hiện diện thật sự dưới hình bánh, hình rượu bao lâu những hình sắc ấy chưa bị hư hỏng. Thật vậy, Chúa Ki-tô cũng vui lòng tùng phục những luật định tự nhiên khi nó chi phối bánh và rượu để tồn tại hoá sự hiện diện bí nhiệm của Ngài. Nghĩa là bao lâu bánh và rượu chưa biến dạng, thì lấy bâu, Chúa Ki-tô vẫn còn ẩn ngự trong đó. Trái lại, khi bánh đã biến chất hay rượu đã hỏng, đã chua thì khi đó Chúa Ki-tô mới thôi hiện diện.

19/Thánh Yoan Tông đồ định nghĩa Thiên Chúa như thế nào ? Thiên Chúa là tình yêu vô hạn, không bờ bến. Thiên Chúa luôn muốn san sẻ mối tình yêu đang mang nặng trong lòng / Chúa Giêsu là lửa từ trời xuống, Ngài muốn nó cháy lên và lan toả khắp nơi. Bí tích Thánh thể là lửa tình, là bằng chứng một tình yêu vô hạn mà Chúa Yesu đã mang đến.

20/Kỷ vật mà Chúa Giêsu muốn để lại là gì ? Trước bữa ăn tối với các môn đệ thân yêu. Chúa muốn để lại cho loài người một kỷ vật, một vật lưu niệm. Chúa không muốn để lại kỷ vật bằng thứ vật chất tầm thường, hời hợt, không đủ nói lên hết tấm lòng. Cái mà ai cũng quý trọng hơn cả, đó là Chính bản thân Ngài.

21/Điều đáng buồn nhất là gì ? Nhưng bản thân bằng xương, bằng thịt của Ngài sắp bị bắt, bị giết. Vì thế Chúa muốn thực hiện ý này bằng một thể thức vô cùng linh diệu, đó là lưu lại bản thân Chúa dưới một hình thức nhiệm mầu. Chúa dùng bánh và rượu để biến đổi thành bản thân Chúa và đem phân phát cho các Tông Đồ như của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn các ông.

22/Chúng ta hiểu thế nào về mầu nhiệm tình yêu ? Chúng ta hiểu rằng: Trong mầu nhiệm cứu độ, tình yêu và cái chết luôn gắn liền nhau, nhưng sau cùng tình yêu đã thắng, Chúa đã chết nhưng đã phục sinh và bí tích thánh thể là bằng chứng của chiến thắng đó.

23/Bí tích thánh thể nói lên điều gì ? Bí tích thánh thể là bí tích kỳ diệu của sự hiện diện. Qua bí tích này, Chúa Giêsu đang hiện diện cụ thể bằng xương bằng thịt giữa loài người mãi cho đến tận thế. Bí tích thánh thể cũng là bí tích của sự hiệp nhất. Hiệp nhất với Chúa và hiệp nhất với nhau. Chúng ta là một tình yêu hiệp nhất hơn bất cứ cách hợp nhất nào khác.

24/Muốn gặp được Chúa, ta phải làm gì ? Chúa là người Cha nhân từ, người bạn chí thiết, ta hãy đến trước nhà chầu vì có Chúa Kitô hiện diện cụ thể ở đó. Ta hãy trình bày với Chúa hết mọi nhu cầu , hoàn cảnh. Hãy nài xin Chúa an ủi và ban ơn cho ta.

25/Điều nào mâu thuẫn khi dâng thánh lễ ? Thánh lễ Misa giúp ta hợp nhất với Chúa và với nhau. Nếu chúng ta cùng đến để dâng lễ mà chúng ta không thương yêu nhau thì điều này không thể nào chấp nhận được, phương chi chúng ta cùng rước Chúa mà lại không yêu thương nhau thì lại càng khó chấp nhận hơn. Đây quả là điều mâu thuẫn và quái gỡ.

26/Vậy chúng ta phải cầu xin thế nào ? Xin Chúa qua bí tích thánh thể, cho chúng con gặp Chúa, đón Chúa trong tình yêu thương với Chúa và với mọi người để chúng con lúc nào cũng được hạnh phúc khi ở trong bí tích tình yêu của Chúa. Amen  **R

GIUSE LUCA /  KT EMMAUS

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1425
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  1207
 Hôm qua:  2070
 Tuần trước:  19480
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11319589
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top