Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 32 TN C / Giuse Luca

CHÚA NHẬT 32 TN C   

ĐỀ TÀI:  THIÊN CHÚA CỦA KẺ SỐNG

 

Tung hô Tin Mừng:   Kh 1, 5a.6b

Haleluia. Haleluia. Đức Giê-su Ki-tô là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy; kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 20, 27-38

Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.

27 Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. 28 Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: "Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. 29 Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. 30 Người thứ hai, 31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. 32 Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. 33 Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ? "

34 Đức Giê-su đáp: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, 35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. 36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. 37 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham,Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. 38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống."

Đó là lời Chúa.

 

Bài 1: MỘT CÂU HỎI CẦN LỜI GIẢI ĐÁP

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/Trong một cuộc giao tranh giữa Đức và Pháp / một anh lính Đức đang ngồi dưới hầm để tránh bom đạn, tình cờ, một lính Pháp cũng lạc bước và nhảy xuống, trước khi anh lính Pháp kịp nhận ra gương mặt kẻ thù thì anh đã bị anh lính Đức nhảy đến đâm chết / Anh lính Đức bước lại để vuốt mắt và kịp nhận ra đôi mắt anh lính Pháp đang mở trừng trừng kinh ngạc / Chợt lòng anh lính Đức xúc động và cảm thấy ân hận thấm thía ! Lục chiếc bóp người chết và mở ra xem, anh thấy hình người đàn bà và một bé gái trạc tuổi con anh/ anh chợt nhận ra người chết kia không còn là kẻ thù của anh nữa, mà là một người chồng, một người cha, một con người cũng biết yêu thương như chính anh ta !

2/Anh lính Đức chợt nhận ra điều gì ? Bất ngờ anh nhận ra là mình phải biết yêu thương người đồng loại / Anh chợt nhận ra người mà trước kia anh từng xem như kẻ thù / nhưng nay anh lại có một ánh mắt hoàn toàn mới / chính nhờ nguồn ánh sáng này mà anh lính Đức đã thay đổi cảm nghĩ của mình đối với anh lính Pháp !

3/Nhóm Sađốc không tin điều gì ? Dựa vào câu chuyện trong đoạn Tin Mừng: chúng ta biết là nhóm Sađốc không tin có sự sống lại / Họ đã dựa vào một đoạn trong sách Đệ Nhị Luật để đưa ra lời cật vấn Chúa Giêsu.

4/Nhóm Sađốc muốn ép buộc Chúa nói ra điều gì ? Họ đưa ra câu chuyện này để đòi hỏi Chúa Giêsu phải có một lập trường dứt khoát / nếu như Chúa Giêsu không tin có sự sống lại, thì họ lại có thêm được một đồng minh / còn nếu như Ngài tin có sự sống lại thì làm sao có thể giải quyết vụ hôn nhân của người vợ góa với 7 anh em ruột đều là chồng của mình.

5/Nhóm Sađốc hiểu đúng hay sai ? Dựa vào lời cắt nghĩa của Chúa Giêsu, chúng ta thấy nhóm Sađốc đã hiểu sai về sự sống lại cũng như về cuộc sống mai sau / Họ cho rằng: khi sống lại là được phục hồi những điều kiện vật chất cho người quá cố / Trong khi đó Chúa Giêsu lại bảo => người được sống lại sẽ như Thiên thần, không còn có việc dựng vợ gả chồng nữa / Đối với niềm tin của chúng ta: vấn đề này chỉ thực sự được giải quyết qua cái chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô / Bởi vì chúng ta luôn tuyên xưng: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”.

6/Kết luận thứ nhất được rút ra là điều gì ? Là hãy biết yêu thương giúp đỡ những người bên cạnh, nhất là những người thương yêu trong gia đình, là ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc ngay từ bây giờ / lúc họ đang còn sống, đừng để đến khi chết rồi mới thực hiện thì đã quá muộn !

7/Kết luận thứ 2 được rút ra là gì? Hãy chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết, đó là một linh hồn sạch tội, không bị hoen ố / một đôi bàn tay chất đầy công nghiệp là bác ái yêu thương / Nhờ đó, trong ngày sau hết chúng ta sẽ được Chúa đón nhận vào nơi vinh phúc.

8/Chuyển kể về một bệnh nhân đã chết, được sống lại: Có một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, chị tắt thở, đã chết / nhưng nhiều giờ sau, chị sống lại / các bác sĩ đã hỏi: chị đã thấy gì trong thời gian ấy! Chị kể lại: chị thấy mình bay bổng lên cao, từ trên cao, chị nhìn thấy các bác sĩ và y tá đang chăm sóc mình, chị nhìn thấy thân xác mình nằm bất động, chị nhìn thấy thuốc men, dụng cụ y tế / chị cũng nhìn thấy một chiếc giầy tennis cũ màu xanh da trời ,đế giày bị mòn ở mép trong bàn chân / dây giày màu trắng, đầu một sợi dây thòng xuống dưới đáy giày / nghe lời tả chi tiết của chị, vị bác sĩ chuyên điều tra, băn khoăn ,để ý tìm kiếm / một hôm vị bác sĩ đó đi qua tòa nhà đối diện, bà nhìn sang bệnh  viện, bà giật mình vì nhìn thấy ở tầng ba của tòa nhà, trên một gờ xi măng rất cheo leo, có một chiếc giày tennis cũ của ai đã đặt ở đó tự bao giờ / Vị bác sĩ đã quan sát kỹ và thấy chiếc giày đó giống từng chi tiết với chiếc giày mà người chết đã kể lại: chiếc giày cũ màu xanh, đế giày mòn ở mép trong, sợi dây màu trắng / một đầu dây thòng xuống nằm ở dưới đáy giày >< Trong tât cả 1.370 trường hợp người trở về từ cõi chết mà các bác sĩ Đức và Mỹ đã điều tra, theo những người có kinh nghiệm về những cái chết này thuật lại: cuộc sống ở cõi bên kia hạnh phúc hơn cuộc sống ở cõi bên này! Và những người này không còn sợ chết nữa!

9/Dựa vào điều gì để ta có thể cho rằng => bên kia cái chết còn có một cuộc sống khác? Những câu chuyện tương tự nêu trên đây chưa phải là bằng chứng chắc chắn về việc người chết sống lại, nhưng nó lại rất gần gũi với Lời Chúa đã mạc khải hôm nay / Dựa vào những kinh nghiệm hiếm có và rất hữu ích cho chúng ta, kinh nghiệm của họ đã gián tiếp nói với chúng ta điều này là: bên kia cái chết, vẫn còn có một cuộc sống khác!

10/Kinh nghiệm của những người hồi sinh phù hợp với điều gì? Phù hợp với niềm tin dân gian: người Việt Nam vẫn tin rằng: có sự sống ở bên kia cái chết, vì thế chúng ta mới thờ kính tổ tiên, giỗ chạp, cúng quẩy! Niềm tin ấy cũng phù hợp với giáo lý của Chúa / Hãy trở lại câu chuyện ông Moisen nhìn thấy bụi gai có lửa cháy đỏ / ông hỏi Chúa là ai, Chúa đã trả lời: Ta là Thiên Chúa của Abraham, của Isa-ác, của Gia-cóp… Vào thời đó, Abraham đã chết 5, 6 trăm năm trước mà Chúa vẫn còn giới thiệu là Thiên Chúa của Abraham, tức là Abraham vẫn sống và đang sống bên Thiên Chúa / Vì Thiên Chúa của người sống chứ không phải Thiên Chúa của kẻ chết.         **R

 

Bài 2: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA  2  KIẾP SỐNG

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

11/Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu có nói gì đến cuộc sống sau cái chết không ? Có vài lần Chúa nói đến cuộc sống sau cái chết, như là: dụ ngôn người nhà giàu và Lazarô ăn mày /  dụ ngôn ngày phán xét  chiên với dê ,  cây lúa và cỏ lùng.

12/Thánh Phaolô đã dạy gì về cuộc sống đời sau? Ngài căn dặn rằng: cuộc sống đời sau mới là cùng đích mà các tạo vật phải nhắm tới / Trong thư gửi tín hữu Rôma, ngài có viết: muôn loài thọ tạo những mong ngóng chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người / Muôn loài đang phải lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì họ muốn như thế, nhưng vì Thiên Chúa bắt phải chịu như vậy / cho đến nay muôn loài thọ tạo đang phải rên siết và quằn quại như sắp sinh nở (Rm 8, 19-23) / Chúng ta rên siết vì cuộc sống hiện tại đầy khổ ải và đang mong chờ cuộc sống đích thực mai sau / Đời này chúng ta đang phải chịu thai nghén, phải chịu đau đớn để sinh lại vào đời sau.

13/Cuộc sống bên kia có gì khác biệt ? Cuộc sống trần gian, con gười là một thọ tạo bất toàn, có đủ mọi thứ để lo âu sầu khổ / sau cùng là cái chết sẽ ập đến / Linh hồn ở nơi Thiên quốc thì không như thế, không còn bị chi phối bỡi sinh – lão – bệnh – tử / không còn phải lo bị cám dỗ, sa ngã, chịu phạt, mất chức làm con Thiên Chúa / Con người ở nơi Thiên quốc được nhìn ngắm tôn nhan Thiên Chúa và được có tất cả mọi thứ từ nơi vinh quang Thiên Chúa.

14/Chân lý thứ nhất mà Chúa muốn mạc khải cho người Sađốc: Chỉ những ai được Chúa chọn lựa và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi đó thì mới vào được Nước Chúa / Nghĩa là không phải ai cũng được vào / nhưng chỉ những ai được xét là xứng đáng mới được vào / Chúa đã dạy qua các dụ ngôn chọn lựa chiên, dê, lúa tốt và cỏ lùng, cá tốt, cá xấu / mà tiêu chuẩn để chọn lựa là 8 Mối Phúc Thật và giới răn bác ái yêu thương.

15/Chân lý thứ hai là gì ? Ai được ở trên trời sẽ giống như Thiên thần / Ở trên trời không có thứ gì giống với đời sống dưới đất / sẽ chẳng lấy vợ lấy chồng / cũng chẳng còn sinh con nối dõi, không bao giờ chết nữa / Ở trên trời tuy có khác, nhưng ta vẫn là ta.

16/Xin giải thích rõ thêm về chân lý này: Đứa bé khôn lớn hôm nay cũng chính là cái bào thai cựa quậy mấy tháng trước / một bà cụ 90 tuổi đâu có gì giống với một cô thiếu nữ trẻ đẹp cách nay 70 năm, nhưng vẫn là một / một con bướm muôn màu hôm nay chẳng có gì giống với một con sâu xấu xí cách nay nửa tháng / nhưng nó vẫn là một / Bản thân ta hôm nay và linh hồn ta mai sau ở trên trời, tuy có chút khát biệt nhưng vẫn là một.

17/Chân lý thứ ba là gì ? Ta sẽ trở thành con Thiên Chúa, sau khi ta được sống lại / cũng giống như một đứa con phiêu bạc, xa quê bấy lâu nay, nay được trở về lại nhà cha mẹ / Tâm hồn trước nay luôn khao khát, hôm nay mới được no thỏa / Thiên Chúa chính là nguồn hạnh phúc, sẽ lấp đầy nỗi khao khát của  ta.

18/Thánh Augustinô đã dạy gì ? Chúa đã tạo dựng nên con người, Chúa luôn khao khát cho đến khi nào chúng ta được yên nghỉ trong Chúa / Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của chúng ta là được làm con Thiên Chúa

19/Thánh Phaolô dạy thêm điều gì ? Những đau khổ ta phải chịu ở đời này sẽ không thấm vào đâu so với hạnh phúc mà ta được hưởng mai sau / Mọi tạo vật đều mong cho đến ngày được giải thoát khỏi cảnh bị hư nát để cùng hưởng chung vinh quang với Con Thiên Chúa (Rm 8, 22) / Cũng chính vì hạnh phúc ấy mà người mẹ 8 con đã cam chịu mọi hình khổ , chịu chết trong bài đọc thứ nhất.

20/Lời Chúa hôm nay đã dẫn chúng ta đi đến đâu? Lời Chúa đã đem niềm hy vọng đến cho chúng ta / và cho ta biết cuộc đời mình sẽ không đi trong hư vô, lạc lối, bất định / nhưng Lời Chúa sẽ dẫn chúng ta đến cùng đích, đó là trở về với Thiên Chúa, cũng chính là cội nguồn của chúng ta.

21/Thánh Phaolô dạy thêm điều gì? Thánh Phaolô nói: Gieo xuống thì hư nát mà chỗi dậy thì bất diệt / Gieo xuống thì hèn hạ mà chỗi dậy thì vinh quang / Gieo xuống thì yếu đuối mà chỗi dậy thì mạnh mẽ /gieo xuống thì chỉ sống nhờ sinh khí nhưng chổi dậy thì sống nhờ Thần Khí.

22/Chúng ta sẽ chuẩn bị cái chết như thế nào ? Chỉ cần ở đời này chúng ta sống đúng với lời Chúa dạy / mai sau chúng ta sẽ xứng đáng được trở nên con Thiên Chúa.

23/Đôi nét về nhóm Sađốc: Chúa Giêsu đã đánh bại các kinh sư và các thầy tư tế khi họ cứ tìm cách gài bẫy Ngài, trước là chuyện nộp thuế, bây giờ là sự sống lại, họ không tin sự bất tử của linh hồn, không tin việc người chết sống lại, không tin các Thiên sứ và các Thần Linh / Trong Kinh Thánh, họ chỉ công nhận bộ luật thành văn của Cựu Ước, và trong Cựu Ước họ chỉ công nhận luật Moisen. Dựa vào luật hôn nhân Cựu Ước => chiếu theo sách Lêvi, ĐNL_25, 5 / khi một người đàn ông chết không có con nối dõi, thì anh trai hay em trai của người chết này phải cưới người vợ góa đó / Vào thời Chúa Giêsu, luật này không còn thi hành nữa, nhưng vì nó đã có trong luật Moisen, cho nên người Sađốc coi luật đó vẫn còn hiệu lực. Họ cho rằng: câu hỏi này sẽ làm cho những người có niềm tin vào sự sống lại sẽ trở thành một câu chuyện  khôi hài,  lố bịch.  **R

 

Bài 3: MẦU NHIỆM SỐNG LẠI

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

24/Qua bài Tin Mừng, Chúa muốn nhấn mạnh với chúng ta điều gì? Chúa nhắc nhỡ rằng: Thiên Chúa của kẻ tin không phải là Thiên Chúa của kẻ chết / Ngài là Thiên Chúa của người sống / Ngài yêu mến sự sống nên Ngài là Thiên Chúa Hằng Sống / Khi xác định như thế, Chúa đã đưa cuộc tranh luận lên một tầm cao, vượt qua khỏi một cuộc bàn cãi vô ích / Chúa đưa họ vào vị thế lố bịch / trong lúc họ lại muốn chế giễu Chúa.

25/Xảo thuật biện chứng là gì? Đây là cách mà những người không chấp nhận một điều đáng phải tin, ưa dùng / Họ từ chối thảo luận về toàn bộ Mầu Nhiệm / họ muốn tách riêng từng phần của Mầu Nhiệm / họ luôn cho mình là người thông thái, có thừa sức để lý luận và có thể bác bỏ từng phần một.

26/Kế hoạch phản biện của Chúa Giêsu như thế nào? Phải xác định đức tin trong tầm mức của đức tin / Khi muốn nói về những sự kiện đức tin thì phải đứng ở cao độ của đức tin / Chúa Giêsu muốn xác định về sự kiện kẻ chết sẽ sống lại / Chúa muốn loại bỏ ngay cách nhìn quá đơn giản khi cho rằng sự sống lại là trở lại với đời sống thế gian như đang hiện hữu.  (đang sống )

27/Sự chết là gì ? Trước khi nói đến sự sống lại, thì trước hết hãy nói về ý nghĩa của sự chết / Chết là một sự kiện tàn khốc, xét về thể xác bên ngoài thì chết là hết sinh khí / nhưng chết là bắt đầu một cuộc sống mới / Có nghĩa là đời sống con người trong thân phận hiện tại, nó vẫn mang dấu vết của sự chết / vì một ngày qua đi, là một bước đi tới nấm mồ.

28/Sự sống là gì ? Tội lỗi đã biến đổi chúng ta / chúng ta không còn là những thọ tạo phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa lúc ban đầu / chính do ân huệ của Thiên Chúa, sự sống lại là sự hoàn trả lại cho Thiên Chúa trạng thái của con người lúc ban đầu / Vậy thì trạng thái Phục sinh sẽ như thế nào ? Về điều này, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy gạt đi những ảo tưởng của xác phàm và chúng ta sẽ sống lại trong trạng thái con Thiên Chúa cả hồn lẫn xác / Xét cho cùng thì chẳng còn ơn huệ nào cao quý hơn là chức con Thiên Chúa nhưng tại sao chúng ta còn muốn biết thêm điều gì khác nữa ?

29/Chúa Giêsu nghĩ gì về sự chết của chúng ta ? Qua lời dạy của Chúa Giêsu, chúng ta cảm thấy Chúa nhìn cái chết của chúng ta qua cái chết của Người. Chúa liên kết chúng ta với tước phẩm Con Thiên Chúa của Người / cho nên Chúa phán: chúng ta là con Thiên Chúa/ hết thảy hãy sống cho Thiên Chúa / Đó cũng là mục đích tối hậu của con người.

30/Những Mầu Nhiệm nào đã xảy ra chung quanh chúng ta ? Những Mầu Nhiệm là một phần của cuộc sống / nó đang xảy ra trong hành tinh chúng ta đang sống như là trái đất xoay vần bằng một khoảng cách chính xác chung quanh mặt trời / Nếu nó chạy lệch đi thì hoặc là chúng ta sẽ bị đốt cháy trong ngọn lửa và thành tro, hoặc là sẽ đông cứng như tảng băng / Tại sao trời mưa xuống thì đất lại trổ sinh hoa trái? Vậy điều gì đã làm nên những sự tuyệt diệu ấy? Chúng ta có thể miêu tả nhưng không thể cắt nghĩa / Một điều kỳ diệu nhất, lớn lao nhất đó là nòi giống con người / đây quả là điều kỳ diệu lớn lao nhất trong vũ trụ.

31/Một điều kỳ diệu đang trình bày một điều kỳ diệu: Mỗi người chúng ta bắt đầu bằng một sự hiện hữu trong thân xác mẹ của chúng ta / Chúng ta đang ở trong một phòng đơn độc, nhỏ xíu và tầm thường / nó bám vào trong nhau của người mẹ như một đặc ân quý giá của đời sống / nó đang tìm sự cư trú an toàn trong dạ bà mẹ của chúng ta / chúng ta phát triển và lớn lên mỗi ngày / rõ ràng hơn, sau đó trở thành một tạo vật mà Thánh Vịnh 8 đã miêu tả là: tạo vật ấy kém thua các  Thiên thần một chút / Vậy thì điều nào là điều kỳ diệu ?

32/Ý đồ của phái Sađốc là gì ? Họ muốn đánh bẫy Chúa và đặt một câu hỏi cho có vẻ giống như là sự Phục sinh thì không thể có / không phải là họ không tin vào sự phục sinh, nhưng họ muốn chứng tỏ mình là người khôn ngoan tài trí, giỏi luật để lòe thiên hạ và để khẳng định mình.

33/Cái sai lầm của phái Sađốc là gì ? “Người đàn bà đó sẽ là vợ của ai ?” Họ đã sai lầm khi nghĩ về giáo lý phục sinh bằng một cách hết sức đơn giản / Phục sinh là sống lại một đời sống xác thịt trần tục như là thân xác mà họ đã sở hữu trước khi chết ? / Chúa Giêsu đã sửa chữa điều này khi cho biết: trước đó chúng ta nhỏ hơn Thiên thần một chút, nhưng sau khi phục sinh, chúng ta sẽ sống giống như các Thiên thần / Chúng ta sẽ ở trong một sự kiện ,khác với việc chúng ta ở trong dạ mẹ chờ ngày sinh nở.

34/Đời sống của chúng ta được liên tục phát triển nhờ vào điều gì ? Sự phát triển đời sau của chúng ta đang diễn ra ngay bây giờ, ngay từ đời này, qua việc tiếp nhận Mình Máu Thánh Chúa trong Bí Tích Thánh Thể / Chúa Yêsu đã chết và sống lại / đó chính là Chúa của sự sống lại vinh quang / Khi chúng ta lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa, thì đức tin của chúng ta được củng cố bởi lời Chúa hứa: “Ai ăn Thịt và uống Máu Ta sẽ được sống đời đời, và Ta sẽ cho chúng sống lại vào ngày sau hết.” **R

 

Bài 4: CHÚ GIẢI

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

35/Đoạn 20, câu 27: Hôm nay, những người đến chất vấn Chúa Giêsu không phải là người Pharisieu hay những người thuộc phe vua Herode Antipas (Mt 22, 16) mà là nhóm Sađốc / Họ là những người chủ trương không có sự sống lại / Họ không tin có Thiên sứ hay Thần Linh (Cv_23,8) / Sađốc là một nhóm chính trị quan trọng, họ chi phối cả giới thượng tế / họ nắm quyền đa số trong thượng hội đồng tại Yerusalem / họ liên hệ với giới nhà giàu để chống lại Chúa Giêsu và nhóm Pharisieu / Nhóm này chủ trương dùng vũ lực / điều này được thể hiện rõ ràng qua cách họ đối xử với Chúa Giêsu và với ông Phaolô trong các cuộc tra vấn (Mt 26, 67 / Cv_23,_2:   (họ đánh Chúa  /  vả vào mặt Phaolô).

36/Đoạn 20, câu 28: Một số Giáo phụ cho rằng: nhóm Sađốc chỉ nhận có năm quyển sách ,đó là Ngũ thư / và chúng ta thấy những câu chất vấn của họ đều nằm trong bộ Ngũ thư (ĐNL 25, 5 / XH 3, 6).  (NGŨ THƯ =  SÁNG THẾ, XUẤT HÀNH, LÊ VI, DÂN SỐ, ĐỆ NHỊ LUẬT )

37/Họ dựa vào điều gì để chất vấn Chúa Giêsu: Họ dựa vào huấn thị của Moisen về trường hợp một người đàn ông chết mà không có con, thì những người anh em còn lại ấy phải cưới người góa phụ / Tục cưới chị em dâu này được tìm thấy tại nhiều quốc gia thời cổ đại / Có lẽ tục lệ này phát sinh từ việc không tin có sự sống đời đời / chứ không phải để duy trì tên tuổi người chết / Dựa vào điều này ta có thể hiểu tại sao phái Sađốc chống lại việc thân xác phục sinh.

38/Đoạn 20, câu 29: Người Sađốc đã bày binh bố trận cho cuộc chất vấn, họ trưng dẫn lệnh truyền Cựu Ước liên quan tới tục cưới chị em dâu và cố ý dèm pha những người tin thân xác phục sinh/ Họ đang thách thức uy quyền và lòng tin của Chúa Giêsu và cả đối thủ của họ là nhóm Pharisieu nữa / Khi bị rơi vào trường hợp này, các Rabbi trung lập và những người Pharisieu đã chọn giải pháp im lặng / và chịu thua  , họ để bỏ ngõ đề tài “thân xác phục sinh”.

39/Đoạn 20, câu 30 và 31: Họ đã sắp đặt nền tảng cho trường hợp này và dựa vào đó để áp dụng cho cả 7 anh em / Một lần nữa nhóm Sađốc đã sử dụng quan niệm chung về việc không có con nối dòng /  nhằm đề phòng những trường hợp khác khi cho rằng người đàn bà ấy có đứa con gái, họ sẽ dùng lý lẽ này để phi bác những trường hợp khi có người khác đưa ra / Nhóm Sađốc muốn bịt hết mọi ngóc ngách để có thể chiến thắng trong các cuộc tranh luận .

40/Đoạn 20, câu 32 và 33: Cuối cùng người Sađốc cũng đưa ra điểm trọng tâm của vấn đề, đó là nguời đàn bà ấy chết / Vậy nếu có sự sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai ? Họ đặt câu hỏi này có ý khinh miệt giáo lý của Đức Giêsu cùng với quan điểm tôn giáo của Người.

41/Đoạn 20, câu 34: Chúa Giêsu bất chấp sự khinh miệt của nhóm người này, Chúa Giêsu đã trả lời một cách quả quyết / Tại đoạn này, hai thánh sử Mattheô và Marcô còn ghi rõ: Chúa Giêsu đã tố cáo họ, những người Sađốc chẳng biết tý gì về sách Thánh ,lẫn quyền năng của Thiên Chúa / còn tác giả Luca thì dùng lời giải thích của Chúa Giêsu / để cho chúng ta biết rõ ràng sự khác biệt giữa đời này và đời sau !

42/Người Sađốc tuy có ý hoài nghi về sự phục sinh, nhưng những câu hỏi của họ cũng cho ta thấy:   họ cũng quan tâm đến niềm tin của đa số người Do Thái / Đối với người Do Thái, sống lại là nối dài cuộc sống đời này / cộng với một số thay đổi /  Chúa Giêsu đã cho họ thấy những khác biệt đó : như là không còn đau khổ, không còn phiền muộn, không còn kẻ thù, được sống thảnh thơi, yên bình, hạnh phúc / Người Sađốc thì cho rằng không có sự khác biệt giữa hai đời sống nên đã đưa ra câu hỏi rất ấu trĩ đó.

43/Đoạn 20, câu 35: Việc cưới vợ lấy chồng là quy luật ở đời này / Matthêô trình bày rất đơn giản: Khi sống lại người ta không cưới vợ, lấy chồng (Mt 22, 30) / Luca thì lý luận cao hơn: còn những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau thì khi sống lại , họ không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng!

44/Được xét là đáng hưởng: ý nói về những người được cứu chứ Chúa không có ý nói về tất cả những người đã chết / Ý ở đây muốn nói: chỉ những người công chính mới được sống lại trong cuộc sống bất diệt / còn kẻ tội lỗi thì chết là chết luôn / Ý nghĩa này có liên quan đến những kẻ tin.

45/Đoạn 20, câu 36: Chúa Giêsu nói rõ rằng trong đời sống mới , con người trở nên như Thiên thần, nghĩa là không còn phải chết nữa / Đây chính là đặt tính của đời sống phục sinh  ,của cuộc sống bất diệt.

46/Con người sống ở đời này vì phải chết ,nên cần phải duy trì nòi giống bằng cách cưới vợ gả chồng: nhưng ở đời sau không bị chết nữa, nên việc duy trì nòi giống là không cần thiết nữa / Đó là sự khác biệt giữa cuộc sống nhân sinh và cuộc sống thần linh.

47/Thánh Mattheô và Marcô cho biết: khi sống lại, con người trở nên giống các Thiên thần/ Trong khi Luca nhấn mạnh: những người sống lại sẽ được gọi là con Thiên Chúa / Đây là một đòn chí mạng đánh vào đầu nhóm Sađốc.

48/Đoạn 20, câu 37: mặc dù nhóm Sađốc trả lời cách chung chung về sự phục sinh dựa trên nền tảng của Ngôn sứ và các sách Thánh/ còn câu trả lời của Chúa đền nằm trong Ngũ thư / Chúa biết họ chỉ sính Ngũ thư hơn các sách Thánh khác ,nên Chúa đã trích 1 đoạn trong sách Xuất hành (Xh 3, 6).

49/Đoạn 20, câu 38: Chúa Giêsu cho biết có sự liên kết giữa Thiên Chúa và sự sống / như vậy đối với Chúa, tất cả đều đang sống /  khi nói điều này Chúa Giêsu đã khiến cho nhóm Sađốc phải câm miệng vì Chúa trưng dẫn Ngũ thư và cho thấy ông Moisen cũng chứng thực về cuộc sống đời sau / Họ đã sai lầm khi nói rằng những quy luật chi phối cuộc sống đời này thì cũng chi phối cuộc sống đời sau / Họ đã quá sai lầm khi biết rằng: Thiên Chúa một khi đã chuẩn bị điều gì thì điều đó cũng sẽ rất tốt đẹp.   **R

 

TÓM Ý

1/Khi chết rồi thì con người không còn là kẻ thù của nhau nữa. Trong một cuộc giao tranh thời thế chiến thứ nhất. Một anh lính Đức đâm chết anh lính Pháp; sau khi bước lại vuốt mắt kẻ thù, anh lục chiếc bóp và thấy hình một người đàn bà trẻ và một cháu trai trạc tuổi con anh. Anh thấy quá ân hận vì người lính kia không còn là kẻ thù của anh nữa. Bởi vì anh ta cũng có 1 gia đình, và cũng biết yêu thương vợ con  như mình.

2/Vì sao anh lính Đức lại thay đổi cảm nghĩ ? Bất ngờ anh nhận ra là tại sao mình không biết yêu thương đồng loại. Trước kia anh lính Pháp là kẻ thù. Nhưng nay thì không / chính nhờ tình thương đã giúp anh lính Đức thay đổi cảm nghĩ của mình.

3/Thắc mắc của Sa_đốc cho ta thấy điều gì ? Vì không tin ở sự sống lại nên họ đưa một đoạn trong sách Nhị Luật để cật vấn Chúa Giêsu. Họ muốn ép Chúa Giêsu nói ra một lập trường. Nếu Chúa không tin có sự sống lại thì họ có thêm một đồng minh. Còn nếu Chúa tin có sự sống lại thì làm sao Ngài có thể giải quyết trường hợp của bà vợ goá và 7 anh em trai kia đều là chồng mình.

4/Nhóm Sa-đốc đã hiểu sai điều gì ? Nhóm Sa-đốc đã hiểu sai về cuộc sống mai sau. Họ cho rằng: sống lại cũng đồng nghĩa với việc phục hồi tất cả những điều kiện vật chất cho người quá cố. Nhưng Chúa Giêsu cho biết những người được sống lại sẽ như những thiên thần.

5/Dụ ngôn nào trong Phúc Âm có nói về sự sống đời sau? Đó là dụ ngôn người nhà giàu và Lazaro ăn mày. Dụ ngôn về ngày phán xét, Chúa tách rời chiên và dê. Cuối cùng là dụ ngôn : cây lúa và cỏ lùng.

6/Thánh Phao-lô đã dạy gì về cuộc sống đời sau ? Trong thư  gửi tín hữu Roma, Ngài cho biết : Muôn loài đang lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì họ muốn nhưng vì Thiên Chúa bắt phải chịu như vậy. Cho nên hôm nay muôn loài thọ tạo đang phải rên siết, quằn quoại như người sắp sinh nở (Rm 8,14-23). Chúng ta rên siết vì cuộc sống quá khổ ải và đang mong chờ cuộc sống mai sau. Đời này chúng ta chịu thai nghén để được sinh vào đời sau.

7/Hai cuộc sống có gì khác biệt ? Con người sống ở trần gian với sinh-lão-bệnh-tử. Linh hồn ở nơi thiên quốc không còn bị cám dỗ, sa ngã, chịu phạt, lại được làm con Thiên Chúa và được tham dự vào phần phúc và vinh quang của Ngài.

8/Chân lý mà Thiên Chúa muốn mạc khải hôm nay là gì ? Chỉ những ai được chọn và họ sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi bằng một cuộc sống công chính thì mới được vào. Mà tiêu chuẩn để được vào là phải sống 8 mối phúc và thực hành giới răn yêu thương.

9/Chân lý thứ hai là gì ? Ai được ở trên trời thì cũng là thiên thần. Trên trời không có thứ gì giống dưới đất, không đau khổ, không chết, không lấy vợ, không sinh con. Ở trên trời thì trước sau ,mãi mãi vẫn là một. Không như ở dưới đất : Lúc mới sinh ra là một em bé, lúc đã 90 thì là một cụ già. Ở trên trời, cho dù là 100 hay 1000 năm, vẫn là một ,không hề thay đổi.

10/Chân lý thứ ba là gì ? Ai cũng trở thành con Thiên Chúa, lúc trước ta sống xa Cha mình, ta khao khát, nhưng hôm nay được trở về sống bên Cha, ta no thoả. Vì Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc vô tận, ta không còn khát khao nữa.

11/Niềm hạnh phúc lớn nhất của Thiên Chúa là gì ? Ngài luôn khao khát cho đến ngày tất cả chúng ta đều thuộc về Ngài. Con người cũng luôn khát khao sẽ được ở bên Chúa. Chúng ta thấy rõ niềm hạnh phúc này qua câu chuyện một bà mẹ và 8 đứa con cam chịu khổ cực cho đến chết trong bài học thứ nhất.

12/Lời Chúa hôm nay dẫn ta đến đâu? Lời Chúa hôm nay đem đến cho chúng ta niềm hy vọng, và cho ta biết đời mình sẽ không đi vào hư vô, nhưng lời Chúa dẫn chúng ta đi về cùng Thiên Chúa vì Ngài là cội nguồn của chúng ta.

13/Chúng ta cần chuẩn bị như thế nào? Chỉ cần mỗi người sống đúng lời Chúa dạy thì mai sau tất cả chúng ta sẽ trở thành con Thiên Chúa.

14/Ý định của nhóm Sa-đốc là gì ? Nhóm Sa-đốc thấy các kinh sư và các thầy tư tế bị Chúa Giêsu đánh bại. Bấy giờ họ tìm cách gài bẫy Chúa, họ không tin vào sự sống lại và linh hồn bất tử. Vào thời Chúa Giêsu, tuy luật này không còn áp dụng nữa, nhưng nó vẫn có ở trong luật Moisen / cho nên nhóm Sa-đốc vẫn coi như nó còn hiệu lực. Nhưng khi Chúa Giêsu đưa ra dẫn chứng để bác bỏ thì những người tin vào sự sống lại sẽ coi đó như một chuyện khôi hài.

15/Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh điều gì? Đã là Thiên Chúa trường sinh bất tử thì làm sao lại có thể là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta tin Chúa vì Ngài hằng sống, thế mà họ lại có ý muốn chế diễu Chúa.

16/Xảo thuật biện chứng là gì ? Những con người tráo  trở, dối trá thường không muốn chấp nhận điều gì đáng lẽ phải tin. Vì thế họ không muốn thảo luận về toàn bộ mầu nhiệm, mà họ muốn tách riêng ra từng phần để mạch văn không còn mang tính liên kết. Rồi họ lại tự cho mình là thông thái để lý luận và nguỵ biện để bác bỏ từng phần một. Thế nhưng đâu có phàm nhân nào có thể qua mặt được Chúa Giêsu.

17/Kế hoạch phản biện của Chúa Giêsu ra sao? Muốn xác định được tầm mức của Đức Tin. Chúa Giêsu đã ở địa vị trí cao độ của Đức Tin. Chúa trước tiên là Chúa Giêsu phải xác định về sự kiện kẻ chết sống lại như thế nào. Sau đó Chúa loại bỏ ngay cách nghĩ cách nhìn quá đơn giản và phàm tục. Khi họ cho rằng Thiên Chúa cũng sống chết như họ. Và đời sống trên nước trời cũng giống với đời sống mà họ đang hiện hữu.

18/Sự chết là gì ? Đời sống mỗi con người trong thân phận thụ tạo hiện tại, nó vẫn mang dấu vết của sự chết. Chúng ta đang chết đi từng ngày khi có ai đó nói rằng : Một ngày qua đi là một bước đi tới nấm mồ/ Chết là sự kiện tàn khốc nhất của con người. Vậy chết là thể xác hết sinh khí, nhưng sự chết là khởi đầu cho một cuộc sống mới và chỉ có chết mới có thể đến được bên Thiên Chúa ,là bến bờ của hạnh phúc.

19/Sự sống là gì ? Tội lỗi đã biến đổi chúng ta từ một sinh vật bậc cao, trở thành một thọ tạo thấp hèn. Sai với ước muốn ban đầu của Thiên Chúa. Vì vậy sự sống lại là hoàn trả lại trạng thái con người buổi ban đầu cho Thiên Chúa, để Ngài ban cho chúng ta chức vị làm con Ngài.

20/Ý đồ của nhóm Sa-đốc là gì ? Họ muốn gài bẫy Chúa khi đặt ra một câu hỏi giống như là sự phục sinh không hề có. Họ không tin vào sự phục sinh nhưng họ lại muốn chứng minh họ là những người tài trí khôn ngoan, giỏi luật để khẳng định hầu loè thiên hạ.

21/Họ sai lầm về điều gì ? Họ cứ tưởng sự phục sinh là được sống lại trong thân xác trần tục là thân xác mà họ đã sở hữu khi còn sống. Chúa Giêsu đã sửa chữa điều này khi cho biết: Trước kia ta thua thiên thần. Nhưng sau khi Chúa Giêsu phục sinh chúng ta cũng được sống với Ngài. Lúc đó ta lại trở thành con Thiên Chúa như vậy nó khác rất xa với việc chúng ta là một bào thai chờ ngày sinh nở.

22/Linh hồn chúng ta phát triển nhờ vào điều gì ? Sự phát triển này diễn ra ngay từ đời này. Qua việc chúng ta lãnh nhận bí tích thánh thể mỗi ngày, Chúa Giêsu đã chết, đã phục sinh. Đó là sự sống vinh quang của Ngài. Đúng như lời Chúa hứa : Ai ăn thịt và uống máu ta sẽ được sống đời đời.

23/Từ cuộc tranh luận này, chúng ta rút ra được điều gì? Hãy yêu thương những người thân trong gia đình, hãy giúp đỡ người bên cạnh, hãy yêu thương bà con thân thuộc ngay từ bây giờ, đừng hẹn đến khi chết rồi thì đã quá muộn.

24/Chúng ta cần chuẩn bị gì cho đời sau ? Hãy giữ tâm hồn mình luôn sạch tội, hãy chuẩn bị cho mình với đôi tay đầy công nghiệp là tình bác ái yêu thương. Nhờ đó khi đến ngày sau hết, Chúa Giêsu đón nhận và đưa ta vào nơi vinh phúc vĩnh cửu.  **R

GIUSE LUCA 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1877
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  41
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417875
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top