Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và Thực hành Tin mừng / Lễ Tro / MC / C / 2019 / GIUSE LUCA

 

THỨ TƯ    /   LỄ TRO  /  MC  / C   

ĐỀ TÀI:   NGUỒN GỐC CON NGƯỜI LÀ BỤI TRO

  Lời Chúa  :  Mt 6, 1-6. 16-18

 

 
LỄ TRO / MÙA CHAY / NĂM C / 2019
 
ĐỀ TÀI:          NGUỒN GỐC BỤI TRO
 
Lời Chúa            Mt 6, 1-6. 16-18
 
TUNG HÔ TIN MỪNG:   x. Tv 94,7b.8a
Ngày hôm nay, anh em chớ cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa.
 
PHÚC ÂM:  Mt 6,1-6.16-18
 "Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh".
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu:
1 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: "Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. 2 Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi.3 Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, 4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh. 5 "Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: Chúng đã được phần thưởng rồi. 6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
16 "Rồi khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 17 Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm,18 để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.    Đó là lời Chúa.
 
BÀI ĐỌC 1:  Ge 2, 12-18
"Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng".
 
Lời Chúa trong sách ngôn sứ Giô-en.
12 Đây là sấm ngôn của Đức Chúa: "Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van." 13 Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ. 14 Biết đâu Người chẳng nghĩ lại và hối tiếc mà để lại phúc lành, hầu anh em có lễ phẩm và lễ tưới rượu dâng lên Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em. 15 Hãy rúc tù và tại Xi-on, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng; 16 hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú. Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê! 17 Giữa tiền đình và tế đàn, các tư tế phụng sự Đức Chúa hãy than khóc và nói rằng: "Lạy Đức Chúa, xin dủ lòng thương xót dân Ngài! Xin đừng để gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã và nên trò cười cho dân ngoại! Chẳng lẽ các dân lại được cớ mà nói: Thiên Chúa của chúng ở đâu rồi? " 18 ĐỨC CHÚA đã nồng nhiệt yêu thương đất của Người, đã tỏ lòng khoan dung đối với dân Người.     Ðó là lời Chúa.
 
BÀI ĐỌC II:  2 Cr 5, 20 ­­­─ 6, 2  
 
"Anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa: Đây là thời Thiên Chúa thi ân".
 
Lời Chúa trong thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
5 20 Thưa anh em, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. 21 Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.
6 1 Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em: anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để trở nên vô hiệu. 2 Quả thế, Chúa phán rằng: Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ.      Ðó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM LỜI CHÚA:
 
THỨ TƯ  /   LỄ TRO  /  MC  /   C    
 
ĐỀ TÀI:       NGUỒN GỐC BỤI TRO
  Mt 6,1-6.16-18
 
“Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo sẽ trả lại cho anh” (Mt6,4)
 
Suy niệm: Hôm nay Giáo Hội mời gọi các tín hữu ăn chay hãm mình, hy sinh cầu nguyện và làm việc bác ái. Lý do nào phải ăn chay? Ăn chay để nhớ các tổ phụ chúng ta đã phải vất vả như thế nào nơi Ai Cập, nơi hoang mạc… cũng như trong sự vất vả gian lao đó Chúa đã đoái thương họ như thế nào. Ngày nay, ăn chay là chúng ta chống lại khuynh hướng hưởng thụ ngày một tăng trong xã hội chúng ta, cũng như ăn chay để có thể cầu nguyện gắn bó với Chúa hơn, và để có gì đó làm việc bác ái cho anh chị em thiếu thốn hơn mình. Như thế mục đích của ăn chay là để có thể gắn bó với Chúa cách mật thiết hơn. Chúa là Đấng thấu suốt tâm can con người, Ngài sẽ ban cho ta hơn nhiều những gì mà chúng ta có thể ước mong. Và ta nên nhớ rằng khi ta khoe khoang hay tự phụ là mình đạo đức… thì lúc đó chúng ta đã lạc xa Thiên Chúa vì nơi Chúa chỉ là khiêm nhường, là hiến thân vì yêu.
 
Sống Lời Chúa: Sống vui tươi khi giúp đỡ người khác. 
 
Cầu nguyện: Lạy Chúa, ngày hôm nay Giáo hội khởi đầu Mùa Chay để chúng con tiết chế hầu có thể quên đi bản thân mình hầu có thể dể dàng đến với Chúa. Xin cho con biết làm mọi việc mà Chúa muốn với tâm hồn vui tươi hớn hở. Amen.      **R
 
*****
BÀI SỐ :01
 
ĐỀ TÀI : XÁT TRO HAY XÉ LÒNG 
 
Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:
1 Ý nghĩa của Lễ Tro: Mùa Chay được mở đầu bằng nghi thức xức tro / Đây là truyền thống của dân tộc Do Thái thời Cựu Ước là mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn sám hối, người Do Thái thường xức tro trên đầu, mặc vải thô, hoặc xé áo mình ra.
2 Cho một ví dụ cụ thể về tập tục này: Tập tục này dễ nhớ nhất là câu chuyện dân thành Nini-vê / Thành phố Nini-vê rất lớn, dân chúng ăn chơi trụy lạc nên Thiên Chúa muốn tiêu diệt thành này/ Trước khi đánh phạt, Thiên Chúa đã sai tiên tri Gio-na đi báo động / Vị ngôn sứ này đi loan báo là Thiên Chúa sắp giáng phạt / Dân thành này sợ hãi, bảo nhau bỏ đàng ăn chơi tội lỗi / tha thiết ăn chay cầu nguyện, mặc áo vải thô, ngồi trên đống tro / Thấy lòng dân chúng thật tình thống hối nên Thiên Chúa đã tha phạt.
3 Việc xức tro trên đầu nói lên điều gì? Nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm tội lỗi / Tội nhân đã tự nhận mình là người bất xứng / chỉ đáng sống với bụi tro dơ bẩn, với áo rách tồi tàn, rất đáng bị khinh bỉ, chà đạp, giẫm lên như cát bụi ở trên đường đi.
4 Việc này giúp tội nhân ý thức được điều gì? Xức tro và xé áo làm cho tội nhân ý thức mình là thân phận bọt bèo / cuộc đời mau chóng tàn phai như cánh hoa phù dung / như giấc mộng / Đời người như một nắm tro bụi / một làn gió nhẹ cũng khiến nó bay đi và bị xóa sạch vết tích / Đời người cũng giống như manh áo,  hôm qua mới đẹp, hôm nay đã cũ kỹ, xấu xí / hôm qua còn lành, hôm nay đã rách.
5 Ý nghĩa của việc xức tro đang đi về đâu? Việc xức tro và xé áo có nội dung và ý nghĩa rất sâu xa / nhưng với thời gian, do việc cử hành máy móc, các việc này đã dần dần bị rơi vào thái độ hình thức bên ngoài / Người ta làm cách qua loa, chiếu lệ / chẳng còn có chút ý thức thống hối.
6 Tiên tri Gio-en đã chắc nhở điều gì? Ngôn sứ Giô-en đã kêu gọi dân chúng: hãy ăn chay, khóc lóc, thống thiết van xin, hãy xé lòng hơn là xé áo (Ge 2, 12b-12a) / Các nghi thức phải diễn tả đúng tâm tình thì việc cử hành nghi thức ấy mới có lợi / Việc xức tro sẽ vô ích nếu lòng ta không dâng lên một tâm tình sám hối / việc xé áo sẽ trở thành giả dối nếu lòng ta không tan nát vì hối hận các tội lỗi đã phạm.
 
7 Kiểu xức tro nào là quan trọng? Xức tro trên đầu không bằng xức tro trong tâm hồn / Hãy xức tro trong hồn như xát muối vào vết thương để chúng ta có thể cảm nhận được sự đau đớn vì tội lỗi / Hãy xức tro vào thói kiêu căng để nó biết hạ mình xuống trong khiêm tốn bé nhỏ / Hãy xức tro vào thói phô trương để tâm hồn bị dìm xuống đáy âm thầm nghèo hèn / Hãy xức tro vào thói hận thù ghét ghen để nó cảm nhận được sự đau đớn vì đã không biết yêu thương / Hãy xức tro vào mối chia rẽ bất hòa để nó rửa sạch vết thương và hàn gắn tình hiệp nhất / Hãy xức tro vào thói ích kỷ để nó biết mở rộng lòng ra và sống chia sẻ / Hãy xức tro vào thói lười biếng để nó không mê ngủ, luôn biết tỉnh thức và chăm lo việc đạo đức / Xức tro hay xát muối sẽ gây đau đớn xót xa trong lòng, tuy có đau nhưng linh hồn sẽ được tẩy sạch và nên trong trắng.
8 Kiểu xé áo nào là quan trọng? Xé áo sẽ không có lợi nếu ta không xé lòng / lòng ta bấy lâu nay đã gắn bó, đã giao lưu, đã sống chung với tội lỗi / Tội lỗi đã ăn sâu, chôn chặt vào tâm hồn khiến cho nó trở thành một phần không thể thiếu của tâm hồn / Muốn đứt lìa tội lỗi, ta phải xé nát nó ra / Hãy xé lòng ra khỏi những đam mê dục vọng bất chính / Hãy xé lòng ra khỏi thói tham lam tiền bạc / Hãy xé lòng ra khỏi những thói nô lệ danh vọng chức quyền / Hãy xé lòng ra khỏi những đam mê ăn uống, rượu chè, cờ bạc / hãy xé lòng ra khỏi thói tự mãn, tự tôn.
9 Những thứ xấu xa nào đã trở thành thân thiết với chúng ta? Biết bao nhiêu thứ xấu đã trở thành bạn thiết: những quan hệ bất chính, những tiền bạc của cải, những chức tước danh vọng, những thú vui ăn chơi trác táng / những tự ái tự mãn / những giận hờn ghét ghen à tất cả đã gắn chặt vào đời ta / Giờ đây ta phải xé nó ra, quả thật là đau đớn / vết thương sẽ khủng khiếp lắm, máu sẽ chảy nhiều lắm.
10 Sau khi phẫu thuật cắt bỏ, linh hồn sẽ cảm thấy gì? Khi đã cắt bỏ hết những ung nhọt độc hại, linh hồn sẽ nhẹ nhàng, trong sạch, mạnh khỏe và sung mãn / Vì nó đã được tràn đầy ơn phúc và tình yêu của Chúa.
11 Lời cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thêm sức mạnh cho chúng con, để Mùa Chay năm nay con thực sự biết xức tro vào tâm hồn / biết xé linh hồn trong đau đớn vì tội lỗi / đồng thời cũng xin Chúa đổi mới linh hồn chúng con. Amen.
 
12 Câu hỏi cần được trả lời:
a) Nết xấu nào cầm đầu trong con người của bạn? (xét về 7 mối tội đầu)
b) Mỗi năm bạn từ bỏ được mấy nết xấu?
c) Nếu phải cắt bỏ ung nhọt, điều nào sẽ làm bạn đau đớn nhất?
d) Lúc còn trẻ và bây giờ, nếu đem so sánh thì lúc nào bạn cảm thấy mình tốt hơn ?
e) Bạn có cảm thấy ghét chính mình vì đã sống những năm tháng không ra gì trước mặt Chúa không? Trong gia đình bạn, bạn đã làm gương sáng chưa ? Hãy tự phê bình.  **R
 
*****
BÀI SỐ : 02
ĐỀ TÀI :  CÁCH THỂ HIỆN TINH THẦN ĐẠO ĐỨC 
 
Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:
 
1 Sự khác biệt giữa con người, loài thú, cây cỏ: Cả ba thứ tạo vật đều có một điểm chung đó là khi chết rồi đều thành tro bụi và trở về với lòng đất/ chỉ có một khác biệt duy nhất dành riêng cho con người /đó là sự sống do thần khí của Thiên Chúa ban tặng/ bởi vì con người được tạo dựng giống với hình ảnh của Thiên Chúa./ Đất không thể có sự sống nếu không có sự tác động của Thiên Chúa./
2 Có mấy việc chính yếu thể hiện tinh thần đạo đức? Có 3 thứ:
a) Việc lành phúc đức (Bác ái) /  b) Ăn chay hãm mình  /  c) Cầu nguyện
3 Gía trị của các việc thiêng liêng cao đẹp ở chổ nào? Dương nhiên các việc lành luôn có giá  trị cao đẹp/ nhưng Thiên Chúa lại rất ghét tính phô trương./ Ngài muốn chúng ta làm không phải để được khen, cũng chẳng phải để quảng cáo/ Ngài muốn chúng ta làm cách âm thầm, và có ý phó dâng mọi sự cho Thiên Chúa.
4 Ai có thể lừa dối được Thiên Chúa? Chẳng có ai có thể lừa dối được Thiên Chúa./ Nếu chúng ta làm chỉ vì hình thức bề ngoài thì Thiên Chúa biết hết/ trước nhan Thiên Chúa, các hành vi chia sẻ của cải cho những anh em túng thiếu mới có giá trị chứ không phải là thói đạo đức giả./ Điều gì trong sáng , chân thật thì mới có giá trị.
5 Điều gì đang lên ngôi bá chủ trong thời đại của chúng ta? Ngày nay chủ nghĩa thực dụng đã lên ngôi/ vật chất đã trở nên quan trọng đối với con người/ Tiền tài là ông chủ vạn năng/ sự ích kỷ, sự thiếu tình thương đang lên ngôi, đang dần thay thế cho văn minh tình thương và sự sống!
 
6 Chúa Giê-su đã sống như thế nào? Chúa Giê-su đã sống khiêm nhường, không khoe khoang, không giả hình/ Các Thánh tông đồ đã từ bỏ tất cả khi đi theo Chúa/ Thánh Đaminh đã bán hết tất cả những cuốn sách quý để giúp người nghèo, Thánh Tê-rê-sa Calcutta không bỏ rơi bất cứ người nghèo khổ bệnh tật nào mà Ngài gặp./ Thánh Martin da đen cũng đã dành cả đời mình cho các bệnh nhân! Lòng các Ngài chân thật, vô vị lợi và không háo danh, giả nhân giả nghĩa./
7 Việc cầu nguyện quan trọng như thế nào? Cầu nguyện được ví như hơi thở mang lại sự sống, Chúa Giê-su nói: Các con hãy cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ/
 
8 Người Do Thái cầu nguyện như thế nào? Người Do Thái có nhiều hình thức cầu nguyện hằng ngày, tại những nơi công cộng bằng rất nhiều tư thế như là: Đứng, giang tay ra, giơ tay lên trời, cúi mình xuống, quỳ gối, phủ phục….vv
9 Mặt trái của những hoạt động này là gì? Các động tác này nếu làm thái quá, sẽ trở thành những động tác khoe khoang, không phù hợp với việc hành xử Thiêng Thánh này/ Đạo đức giả dành cho những người chỉ quan tâm đến điệu bộ bên ngoài/ Chúa Giê-su muốn nhắc nhở rằng: Cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa bằng cách thâm nhập sâu vào tình yêu của Ngài.
10 Lời cầu nguyện phải như thế nào? Lời cầu nguyện phải chân thành chứ không chỉ thể hiện bằng đầu môi chót lưỡi/ Cầu nguyện là đặt niềm tin tưởng vào người Cha nhân từ/ Cầu nguyện phải kiên trì, năn nỉ./ Sau cùng, cầu nguyện phải nhân danh Chúa Giê-su!
 
11 Các hình thức chay tịnh: Chay tịnh là hình thức sống đạo quan trọng/ người Do Thái kiêng cữ thực phẩm nhiều ngày, nhiều tuần là điều họ quen làm/ điển hình là khi họ ăn chay vào ngày lễ xóa tội kippur (Lv16,29 / Lv23,27-32)/ ăn chay còn có nghi thức nhằm làm nổi bật ý nghĩa thống hối như là: Than vãn, kêu khóc, mặc vải thô, rắc tro lên người, bỏ quan hệ vợ chồng/ bỏ săn sóc cơ thể, bỏ tắm rửa, không xức dầu thơm, đi chân đất, nằm đất, không chào hỏi// luôn đi tham dự các lễ nghi phụng vụ.
12 Ý nghĩa của ăn chay là gì ? Là hạ thấp nhu cầu của con người/ hạn chế những khác vọng vô trật tự của thể xác / nó còn có ý nghĩa khác: Thanh luyện, xá tội và ban ơn huệ (1Sm7,6 / 2Sm12,6 / 1V21,27).
13 Điều Chúa Giê-su muốn dạy về ăn chay là gì ? Chúa không đã kích việc ăn chay, nhưng lên án kiểu ăn chay chỉ để được khen/ thay vì ăn chay thì phải hạ mình/ thì họ ăn chay chỉ để phục vụ tính kêu ngạo/ thay vì ăn chay để diễn tả hành vi thống hối, thì nó lại thể hiện tính khoe khoang.
14 Kiểu ăn chay này thể hiện điều gì ? Nếu ăn chay chỉ tỏ vẻ bề ngoài/ thì kiểu ăn chay này chưa nói lên tấm lòng muốn thực sự trở về với Thiên Chúa.
15 Tại sao Chúa Giê-su muốn chúng ta nhìn lại ? Chúa muốn chúng ta rà soát lại động lực nào đã thúc đẩy mình làm các việc đạo đức/ các việc làm này phải là cách thể hiện lòng mình muốn tôn vinh Thiên Chúa của người Ki-tô hữu/ Chứ không phải là dịp để biểu diễn thói tự mãn, kêu căng, hợm mình. **R
 
*****
BÀI SỐ : 03 
 
ĐỀ TÀI :  LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA 
 
Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:
1 Ý nghĩa thần học Phụng vụ của Lễ Tro: Chúng ta nghe lời Thánh ca từ sách Sáng Thế: Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro / Lời Kinh Thánh nhắc chúng ta nhớ về thân phận con người qua biểu hiện bụi tro trong ngày thứ tư đầu Mùa Chay.
2 Lịch sử ngày thứ tư Lễ Tro: Năm Phụng Vụ nói về ngày Lễ Tro như sau: Mùa Chay bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro và được kết thúc ngay trước Thánh Lễ Tiệc Ly / Ngày thứ tư đầu Mùa Chay có xức tro và ngày đó khắp nơi phải ăn chay.
3 Theo truyền thống phụng vụ: Từ thế kỷ thứ 7, ngày thứ tư Lễ Tro là ngày quan trọng nhất, người ta gọi là: Đầu Mùa Chay 40 ngày / Việc ăn chay trong mùa này có từ thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả (590-604) / Nghi thức làm phép tro và xức tro: qua dòng thời gian, nghi lễ này đã được biến đổi từ một định chế, một tập tục thống hối công cộng thời xưa / Nghi thức cử hành Bí Tích thống hối, hòa giải cũng như định chế của Giáo Hội về một số sinh hoạt đặc biệt, có tục lệ bỏ tro cho hối nhân tại nơi công cộng vì họ đã phạm một số tội nặng cách công khai mà mọi người đều biết, như là: chối bỏ đức tin, giết người, ngoại tình / những người này bị loại ra khỏi cộng đoàn tín hữu.
4 Nếu muốn được nhận lại trong cộng đoàn, họ phải làm gì? Họ phải thống hối tại nơi công cộng theo luật lệ đã được Giáo Hội đã đưa ra: vào ngày thứ tư trước Chúa nhật thứ I Mùa Chay, những hối nhân công cộng này sẽ tụ tập lại tại nơi nhà thờ chính tòa, và sau khi xưng thú tội mình, họ sẽ được Đức Giám mục trao cho chiếc áo nhặm mang trên mình, rồi lãnh nhận tro trên đầu, trên mình / Sau đó họ bị đuổi ra khỏi nhà thờ và được chỉ định đi tới một tu viện để ở đó và thi hành một số việc thống hối mà Bề trên đã ra cho họ / Vào sáng thứ năm Tuần Thánh, các hối nhân này tụ tập lại tại nhà thờ chính tòa / Sau khi đã được Đức Giám mục xem xét việc thực hành thống hối của họ trong Mùa Chay / Sau đó ngài đọc lời xá giải tội lỗi để họ được giao hòa với cộng đoàn. Từ đây, họ được quyền tham dự các buổi cử hành Bí Tích./ *Tại Roma, vào thế kỷ thứ 7 các hối nhân công cộng tụ họp tại một số nhà thờ có tước hiệu tại thành phố, cũng như tại 4 Đại Vương cung Thánh Đường: Thánh Phêrô, Thánh Phaolô, Thánh Gioan Laterano, và Đức Bà Cả / để cử hành nghi lễ như vừa kể ở trên đây.
 
5 Về sau định chế thống hối không còn nữa / tuy nhiên nghi thức xức tro vẫn còn giữ lại trong ngày thứ tư Lễ Tro / Lúc đầu chỉ có các tín hữu lãnh nhận tro trên mình / về sau các Giáo Hoàng, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và các tín hữu đều lãnh tro, để tỏ lòng sám hối / Sang thế kỷ thứ 10 thì việc làm phép tro và một lời cầu nguyện kèm theo, bắt chước cơ cấu Thánh Lễ / nghĩa là cũng có lời nguyện Thánh Thể / và việc lãnh nhận tro như khi cử hành việc Rước Lễ / Vào thế kỷ thứ 11, tại Roma, Đức Giáo Hoàng tập họp các giáo sĩ, giáo dân tại nhà thờ Thánh Anatasia / ngài làm phép tro, xức tro cho mọi người, sau đó tất cả đi kiệu về nhà thờ Thánh nữ Sabina / Trong khi đi kiệu / Đức Giáo Hoàng và cộng đoàn hát kinh cầu các Thánh, tất cả đều mặc áo nhặm, đi chân không để tỏ lòng thống hối ăn năn / Khi đến nhà thờ Thánh Sabina, Đức Giáo Hoàng đọc lời xá giải cho cộng đoàn và cùng hát bài: “Chúng ta hãy thay đổi đời sống, xức tro và ăn chay hãm mình, khóc than vì lỗi mình đã phạm / Hãy khẩn cầu Thiên Chúa chúng ta, vì Người rất từ bi nhân hậu, sẵn sàng tha thứ mọi tiền khiên” (Ge 2, 13)
6 Vào năm 1091 Công Đồng Benevento (Nam Italia) đã truyền cử hành nghi lễ bỏ tro cho tất cả mọi nơi trong Giáo Hội / Trong khi bỏ tro, vị Linh mục đọc lời: ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (St 3, 19).
7 Xuất xứ của tro: Tro này được lấy từ những cành lá được làm phép trong ngày Lễ Lá năm trước để lại / Trước công cuộc canh tân Phụng vụ của Cộng Đồng Chung Vaticano II, nghi lễ làm phép tro và bỏ tro được cử hành trước Thánh Lễ / Vào năm 1970 khi công bố sách lễ Roma được tu chỉnh, thì lễ nghi này được cử hành sau phần Phụng vụ Lời Chúa / Ngoài câu trích từ sách Sáng Thế, còn có thêm một công thức dùng khi bỏ tro được lấy từ Phúc Âm: Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng (Mt 1, 15) / Ý nghĩa của công thức mới này là canh tân đời sống trong Mùa Chay Thánh.
8 Trong Cựu Ước, việc xức tro và mặc áo nhặm dùng để biểu lộ điều gì? Biểu lộ lòng thống hối cá nhân hay toàn thể cộng đoàn dân Israel / Tro chỉ thân xác chúng ta là bụi tro, là xác chết (St_3,_18-27 / Giob 34, 17 / 25, 34 / Est 4, 13 / Is 58, 5 / Dn 9, 3 / Giona 3, 6 / Giudith_4,16;_9,1) / Tại một số nơi, các Đan sĩ muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhặm để chết / Thánh Martino thành Rours bên Pháp nói rằng: không có gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là việc nằm chết trên đống tro bụi.
9 Theo ngôn từ Do Thái thì chữ canh tân có nghĩa là gì? Là quay trở lại một cách tận căn / là quay ngược lại 360 độ / Đàng khác khi suy luận về bụi tro, ta có thể thấy sự yếu hèn của mình và tính cách của con người luôn tùy thuộc vào Thiên Chúa vì con người do Ngài tạo dựng / cũng do Ngài đoái thương ban ơn cứu rỗi / Phụng vụ luôn diễn tả điều này qua các lời kinh của ngày thứ tư Lễ Tro.**R
 
*****
BÀI SỐ : 04
 
ĐỀ TÀI : HÃY TRỞ VỀ VỚI CHÚA 
 
Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:
 
1 Lời tuyên án hay lời nguyền rủa? “Con là tro bụi, hãy trở về bụi tro”/ đây có phải là một án phạt hay đơn thuần chỉ là một lời nguyền rủa? việc rắc tro hôm nay chỉ liên hệ đến tội lỗi/ nên giáo hội chỉ muốn nhắc nhở chúng ta nhìn lại số phận của con người/ một số phận được kết thúc bằng một cái chết dưới nhiều hình thức/ và thân xác này sau đó sẽ tan rã và trở về với lòng đất.
2 Vậy thì gốc gác con người ở đâu? Vì con người là một thụ tạo phát xuất từ đất/ đây là một thực tại cần phải nhớ và vật chất thì không thể nào tồn tại vĩnh viễn/ đây là một giới hạn đáng buồn.
3 Thực chất của con người là gì? Vì cùng chia sẻ sự sống từ lòng đất mẹ như những thụ tạo khác cũng bởi đất mà ra /nên cũng có những phẩm chất giống nhau như đời sống của thực vật./ Bản chất của đất không thể tự khởi động/ cho nên nắm tro bụi của bản thân con người cũng vậy/ tự nó, nó bất động và không có sự sống.
4 Vậy thì sự sống của con người phụ thuộc vào điều gì? Tính sống động của mỗi con người đều hoàn toàn phụ thuộc vào chút hơi thở của Thượng đế ban cho “nhưng không”/ tùy thuộc vào lượng hải hà của Ngài mà chẳng cần đến một lý do nào cả./ Tuy nhiên con người không thể nào chiếm đoạt nó để làm của riêng, bởi vì nó là của Thiên Chúa.
5 Hậu quả của sự lệ thuộc này là gì? Bởi vì con người là một chủ thể bị lệ thuộc, nên rất dễ bị tổn thương/ từng giây, từng phút đều hoàn toàn lệ thuộc vào hơn thở của Thiên Chúa để mà sống/ nói theo một nghĩa khácà sự sống của con người đến từ Thượng đế/ Ngài là nguồn gốc của sự sống.
6 Do đâu chúng ta được sống? Như đã lý giải ở trên đây, chúng ta không có quyền lựa chọn tình trạng này/ nhưng đây cũng không phải là hình phạt có liên hệ đến tội lỗi/ nhưng ý nghĩa căn bản của nó là: Chúng ta sống từng giây, từng phút là do nhận được lượng hải hà của Thiên Chúa.
 
7 Hai ông bà nguyên tổ đã làm một việc dại dột nào? Đúng là được voi đòi tiên/ hai ông bà trong một phút giây điên dại, đã muốn thoát ra khỏi tình trạng này, để trở nên ngang bằng với Đấng tạo hóa/ họ không muốn làm tôi tớ, chỉ muốn làm ông bà chủ.
8 Lễ tro nhắc chúng ta điều gì? Giáo hội kêu gọi chúng ta nhớ lại tính chất thụ tạo của mình, mà chúng ta thường hay lãng quên/ chúng ta cần phải quyết liệt hồi tâm, xác định lại nguồn gốc của mình/ phải tôn trọng những giới hạn tự nhiên/ không nên ngang ngược vượt qua giới hạn của mình/ để mong trở thành Thượng đế.
9 Chúng ta xin Thiên Chúa điều gì trong ngày lễ tro? Chúng ta là tội nhân nên bị Ngài đoán phạt là lẽ đương nhiên, chỉ mong Ngài nhớ lại như trong Thánh vịnh 103, câu 14 à “Ngài quá biết chúng ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn Ngài nhớ chúng ta chỉ là cát bụi”/ Ngài biết rõ chúng ta được tạo dựng từ cát bụi, nên xin Ngài hãy trung tín với ý định của mình, đừng từ bỏ, đừng đoán phạt chúng ta cho dù chúng ta đang sống trong tội.
10 Từ những mối nguy hiểm chết chóc, Thiên Chúa đã có sáng kiến gì? Thiên Chúa dư biết tội lỗi luôn gây ra mối nguy hiểm chết chóc đang đe dọa mạng sống của con người/ mong rằng Thiên Chúa mau chóng tìm ra phương thế khác để xóa bỏ nó.
11 Thiên Chúa quan tâm đến điều gì nhất? Chúa biết chúng ta là cát bụi, sẽ chết trong tội lụy của mình nên việc Chúa quan tâm hơn cả là tìm mọi cách để cứu chúng ta/ tay trái Ngài muốn giáng phạt, nhưng tay phải của Ngài lại muốn thể hiện lòng tha thứ vô biên, bởi vì Ngài luôn xót thương và luôn trung tín với lời mình đã hứa, Thánh vịnh 103 câu 14 cũng diễn tả như thế: “ Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta”
12 Lễ xức tro gợi chúng ta nhớ điều gì? Xức tro là để kêu gọi chúng ta trông cậy vào lòng thương xót của Chúa, Đấng hiểu rõ nhu cầu thiêng liêng của mỗi người/ loài người mắc chứng bệnh mau quên/ Chủ nghĩa thực dụng làm cho căn bệnh mỗi ngày thêm nặng hơn/ Chúng ta mau quên quá khứ tội lỗi, không nhớ ơn gọi của mình/ quên tính chất thụ tạo bùn đất của mình/ quên cái hình hài quá mỏng manh của mình/ cứ tưởng mình cỏ thể làm được mọi thứ/ tưởng rằng mình có thể chiến đấu với tử thần bằng sức riêng/ chúng ta cũng quên mất rằng ơn gọi nguyên thủy của mình là phục vụ Thiên Chúa và chăm sóc muôn loài muôn vật.
13 Đứng trước một cuộc chiến giữa hai não trạng, chúng ta cần làm gì? Một bên là não trạng hối cải, một bên là não trạng thực dụng (hưởng thụ)/ chúng ta phải mạnh dạng từ bỏ tính kiêu ngạo, từ bỏ ý định phản bội/ hy vọng với nắm tro trên đầu, chúng ta phải nghĩ đến thân phận thấp hèn của mình, luôn muốn ấp ủ những lý tưởng cao thượng, bỏ đi những thứ ti tiện, nhỏ nhen/ luôn khắc ghi nội dung Tin mừng vào trong tim và cố làm vinh danh Chúa trong thân phận thấp hèn của mình.**R
 
GIUSE LUCA / KBX / CĐ KT EMMAUS 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 1011
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  4
 Hôm nay:  2354
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407763
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top