Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Chia Sẻ Lời Chúa ngày Tết - Mùng 3 Tết (Giuse Luca)

NGÀY  MỒNG 3 TẾT 

ĐỀ TÀI: THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

Lời Chúa:  Mt 25,14-30

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Ga 15,4a.5b

Halêluia. Halêluia. Chúa nói: Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Ai ở lại trong Thầy, thì sinh nhiều hoa trái. Halleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 25,14-30

“Ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu:

14 Bấy giờ, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: "Người kia sắp đi xa, gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. 15 Ông đưa cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, 16 người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn,  và gây lời được năm yến khác. 17 Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. 18 Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. 19 Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy đến và yêu cầu họ thanh toán sổ sách. 20 Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây." 21 Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!"22 Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây." 23 Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!"24 Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. 25 Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này!" 26 Ông chủ đáp: "Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, 27 thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! 28 Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. 29 Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. 30 Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng."

Đó là lời Chúa.

 

Bài 1: CỘNG TÁC VỚI ƠN CHÚA

(DỤ NGÔN NHỮNG NÉN BẠC)

1/  Ý nghĩa của bài dụ ngôn hôm nay là gì? Hôm nay chúng ta nghe dụ ngôn những yến bạc. Thiên Chúa sắm vai ông chủ và trao phó cho chúng ta là những tôi tớ, mỗi người một số yến bạc khác nhau. Đó là khả năng, trí tuệ và hoàn cảnh ,điều kiện khác nhau.

2/  Ông chủ muốn chúng ta làm gì? Chúa muốn chúng ta phải ra sức làm việc để đem lại sự sung túc hạnh phúc / không chỉ cho bản thân mình, mà còn cho tha nhân và cho xã hội.

3/  Chúng ta hiểu ý ông chủ và ý Thiên Chúa như thế nào? Ông chủ đã tin tưởng giao phó số vốn cho gia nhân thế nào thì Thiên Chúa cũng tin tưởng giao phó những ân huệ của Chúa cho mỗi người chúng ta như vậy. Chúa muốn chúng ta làm sinh lời chứ đừng lười biếng mà đem chôn dấu những yến bạc của chủ, để sau này khi ông chủ về ,chúng ta khó lòng thoát khỏi sự khiển trách .(tôi tớ tồi tệ)

4/  Bài học thứ nhất từ sách sáng thế là gì? Vào những ngày đầu tạo dựng, Thiên Chúa đã đặt con người vào vườn Eden để con người coi sóc và canh tác đất đai. Cho dù được sống ở vườn Eden , tổ tiên vẫn phải làm việc. Hạnh phúc mà ông bà tiên tổ có được là do biết cộng tác vào chương trình của Thiên Chúa. Cho nên dù đang ở trong tình trạng ân sủng thì con người cũng phải cộng tác với ân huệ Chúa ban để làm sinh lợi những những yến bạc ấy,  Đồng thời muốn phát triển ngôi vườn hạnh phúc ấy thì con người cũng phải biết bảo vệ, gìn giữ và trân trọng những đặc ân do Thiên Chúa thương ban.

5/  Thánh Phao-lô dạy gì ở bài đọc II ? Ngài dạy chúng ta một bài học về sự cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa. Ngài luôn phó thác những người mà Thiên Chúa gởi đến cho Ngài, ngõ hầu những người này cũng được hưởng gia tài do được thánh hiến cho Thiên Chúa. Sau nữa, Ngài khuyên những người này phải cần mẫn lao động để có của tự nuôi thân, không phiền toái đến các giáo đoàn mà Ngài đang lui tới giảng dạy.

6/  Ý giáo hội muốn chuẩn bị gì cho chúng ta? Giáo hội muốn chúng ta có được một bài học từ lễ thánh hóa công ăn việc làm hôm nay: Chúa Giê-su muốn chúng ta cộng tác với Người, tùy theo số vốn Chúa trao để chúng ta làm sinh lời, đó là sức khỏe, thời giờ, tiền của, khả năng, trí tuệ mà mọi người đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa.

7/  Khi nào thì chúng ta mới đáng trách? Nếu chúng ta ỷ lại, lười biếng, đồng nghĩa với việc từ chối ơn Chúa ,là có lỗi với Chúa. Ngược lại, khi chúng ta cộng tác với ơn Chúa, là chúng ta đang tiếp tay xây dựng Nước Trời. Kiến tạo nước Thiên Chúa ngay tại trần thế.

8/  Chúng ta học được gì nơi gương Chúa Giê-su? Chúa Giê-su vâng lời và làm việc liên lỉ (Gn 5,17) Ngài đã mang ơn cứu độ đến cho con người. Chúng ta vừa là Ki-tô hữu, vừa là đoàn viên dòng Ba ,chúng ta hãy ra sức làm việc để mưu cầu hạnh phúc cho mình, giúp đỡ kẻ khác như là cách chúng ta chu tòan thánh ý Thiên Chúa.

9/  Mỗi người cần phải làm gì? Mỗi người cần làm theo hoàn cảnh, địa vị và những ơn riêng Chúa ban: Phải làm việc, chu toàn bổn phận và sinh ích lợi qua các việc mình làm.

10/ Mỗi thành viên trong gia đình phải làm những gì? Làm cha mẹ thì phải lo chu toàn bổn phận của bậc làm cha mẹ, gìn giữ và vun xới hạnh phúc gia đình, làm con thì phải giữ đạo hiếu cho tròn, làm đúng những điều Thánh Phao-lô nhắc nhở trong thư gởi giáo đoàn Epheso “kẻ làm con phải vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, hãy tôn kính cha mẹ…/ Bậc cha mẹ đừng làm cho con cái tức giận và ngã lòng/ Hãy thay mặt Chúa mà khuyên răn, sửa dạy chúng / (Ep 6,1-4).

11/ Đừng quá đam mê của cải vật chất thế gian mà lìa xa Thiên Chúa, nhưng hãy sống trong sự kính sợ và phó thác của một đứa con hiếu thảo.  **R

 

Bài 2: VINH QUANG NƠI TRẦN THẾ

12/ Người Việt Nam chia công việc 3 ngày tết như thế nào? Công việc 3 ngày tết được chia ra như sau: mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy / vì muốn 3 ngày tết có đầy đủ ý nghĩa nên người xưa đã chia ra như vậy / nhà cha là bên nội / nhà mẹ là bên ngoại / người dạy dỗ cho ta nên người hữu dụng chính là thầy.

13/ Tập tục Việt Nam như thế nào? Do tập tục xã giao và chúc tụng được tập trung trong 3 ngày tết, nếu để ra ngoài ngày, sẽ mất đi ý nghĩa nhất là về mặt tình cảm, tôn kính, quý trọng / chính vì thế bạn bè muốn đến chơi trong 3 này đều phải nên hẹn trước / Hơn nữa, gia đình nếu có đi vắng, cũng phải sắp xếp người trực ở nhà để tình cảm không bị rơi vào cảnh trống vắng, lạnh lẽo.

14/ Mồng ba ra mắt mang ý nghĩa gì? Mồng ba tết thầy, cũng là ngày ra mắt tổ sư của nghề nghiệp mình làm / Sáng sớm ai có nghề gì thì đem đồ nghề ấy ra khởi động cho lấy lệ, như là hình thức / Nhà nông thì đem liềm ra cắt một ôm cỏ đem về cho bò ăn (nhưng chưa làm động thổ), người buôn bán thì mang hàng ra bán tượng trưng lấy ngày / thợ thầy thì mang búa, kéo ra đập ít cái để gọi là / Nói chung mọi công việc đều làm với tính cách tượng trưng à gọi là ra mắt tổ nghề / Mong ông tổ sư hộ độ suốt năm làm ăn tấn phát / tất nhiên trong ngày này bàn thờ các ông thần tài, thổ địa, tổ nghề đều rất tươm tất, hương đèn không tắt, hoa trái đầy ắp (phần này chỉ dành cho người lương dân).

15/ Thánh hóa công ăn việc làm: Hội Thánh Công giáo luôn đồng hành cùng dân tộc / Hội Thánh Việt Nam cũng muốn dành ngày mồng ba tết để thánh hóa công việc làm ăn / Chúng ta hãy trình lên Chúa công việc làm ăn trong năm / Để Thiên Chúa chúc lành và ban ơn phù giúp / để cho công việc làm ăn của chúng ta phù hợp với Thánh Ý Chúa.

16/ Đọc chương đầu của Sáng Thế ký, chúng ta nghiệm ra điều gì? Thiên Chúa dựng nên loài người giống hình ảnh Ngài (St 1, 26) / Các nhà chú giải cho rằng: loài người giống Thiên Chúa nhờ sự thông minh và tự do / Giống Thiên Chúa vì loài người được làm chủ vạn vật (St 1,26).

17/ Biết như vậy thì lao động mang ý nghĩa gì? Dù lao động tinh thần hay vật chất đều mang ý nghĩa trọng đại: cộng tác vào việc sáng tạo của Thiên Chúa / giữa ý nghĩa của lao động và giáo thuyết về sáng tạo có mang một sợi dây liên quan.

18/ Tại sao Thiên Chúa muốn con người cộng tác? Vì mọi sự trên thế gian này là của Chúa, nhưng Ngài lại giao phó cho con người quản trị, đổi mới và làm phong phú thêm / Sự quan phòng hằng ngày của Thiên Chúa trên vạn vật cũng là một cuộc sáng tạo không ngừng / Chúng ta chỉ có thể góp một phần nhỏ.

19/ Công Đồng Vatican II đã xác quyết điều gì? Công Đồng quả quyết rằng: làm việc là góp phần sáng tạo và hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử loài người / khi tìm kế mưu sinh cho mình và cho gia đình / Tất tả những ai hoạt động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu đều có thể tin rằng nhờ công lao của mình, họ đang tiếp nối công trình của Thiên Chúa, phục vụ anh em, đóng góp công lao của mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa.

20/ Con người được vinh dự như thế nào? Nếu lao động là đem sức mình để cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa / thì đây quả là một vinh dự lớn lao của con người/ Chúng ta cứ theo ý nghĩa đó mà kết luận rằng: lao động sẽ đem lại sự vinh quang.

21/ Ngày mồng ba tết, chúng ta sẽ xin gì cùng Thiên Chúa? Chúng ta xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn của chúng ta / đặc biệt trong Thánh Lễ này / bài Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta phải biết cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta những nén bạc cơ bản làm vốn, đó là: Sự sống, sức khỏe, trí khôn, thiên hướng, sự tự do, những kinh nghiệm cộng đồng, những tri thức của người đi trước, những nhu cầu phát triển thuận lợi của thời đại.

22/ Những điều gì cần làm sau đó? Xin Chúa giúp chúng ta luôn ý thức công việc làm ăn của bản thân như là thước đo về sự công bằng, bác ái và phát triển xã hội / Xin Chúa cũng ban ơn nâng đỡ tinh thần và nghị lực để chu toàn các trách nhiệm có liên quan đến công việc đang làm .

23/ Một chút quyền gì được Chúa trợ giúp? Mọi người đều được có quyền làm việc và quyền được chuẩn bị chu đáo để có một việc phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mình, để ai cũng được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình là một con Thiên Chúa.

24/ Tóm kết: Khi ước nguyện công ăn việc làm của mình sẽ được Thiên Chúa thánh hóa và chúc phúc, người Kitô hữu cũng khao khát diễn tả hình ảnh một Thiên Chúa luôn hoạt động qua việc mỗi người đang thể hiện công việc lao động của mình / để minh chứng rằng: Thiên Chúa đã trao cho con người quyền được làm cho cuộc sống thêm văn minh và giàu đẹp / Càng văn minh, giàu đẹp, hạnh phúc, con người càng làm vinh danh Chúa/ Đó là mục đích cuối cùng của lao động trần thế.

 

Bài 3: Ý NGHĨA TỪ CÔNG VIỆC

25/ Trong ba ngày Tết, Giáo hội muốn hướng các con mình về đâu ? Ba ngày tết là thời gian nghỉ ngơi thư giãn về mặt thể xác sau những ngày tháng dài làm việc vất vả. Giáo hội muốn nhắc mọi người phải hướng lòng mình về Đấng tối cao, Ngài là Thiên Chúa, là Đấng có hết mọi thứ và có quyền ban phát ân sủng cho mọi người.

26/ Nguyên do của sự bất hạnh ở đâu ?  Con người được Thiên Chúa tạo dựng và được cho ở trong địa đàng hạnh phúc. Tuy nhiên kể từ khi Tổ tông phạm tội, con người mất đi hạnh phúc địa đàng ở trần gian, Thiên Chúa đã đuổi hai ông bà ra khỏi vườn Eden, kèm theo một bản án bất lợi chết người.

27/ Thiên Chúa đã cứu vớt con người như thế nào ? Sau khi ra án phạt, nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi nhân loại, mà sai chính người Con Một của mình xuống thế làm Người, là Đức Yesus Kito. Ngài dạy cho con người một cách sống mới, một kiểu sống để sau đó con người có thể phục hồi lại địa vị đã mất của mình.

28/ Mặt lợi, mặt hại của bản án ấy như thế nào ? Trước đây con người được diễm phúc sống ung dung tự tại, không bị bất cứ thứ gì có thể đe dọa mạng sống của mình. Nhưng sau khi bị kết án thì đất đai trở nên khô cằn sỏi đá, người nam phải vất vả đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có miếng cơm ăn, người nữ thì mang nặng đẻ đau, cả hai cùng bị chi phối bởi sinh lão bệnh tử. Nhưng do Đức Kito nhập thể, Ngài đã mang lại cho nhân loại trần thế một kiểu sống mới, một ý nghĩa mới, biến công ăn việc làm mang một ý nghĩa cứu rỗi chứ không còn là một lời nguyền khốn khổ nữa. Sau đó con người lại được phục hồi địa vị làm con cái Thiên Chúa, điều mà trước đây khi chưa phạm tội, con người sẽ không bao giờ đạt được điều diễm phúc này.

29/ Điều kiện nào con người có thể đạt được hạnh phúc đời này ? Hạnh phúc của con người ở đời này là biết làm ra của cải vật chất để mang lại sự giàu sang phú quý và hạnh phúc cho cuộc sống tạm, miễn là con người biết làm theo Thánh Ý Chúa, biết sử dụng tiền của sao cho đẹp ý Ngài. Vì thế trong ngày Mồng Ba tết, Thánh Mattheu đã trình thuật lại Dụ Ngôn mà Chúa Yesus muốn dạy chúng ta về những nén bạc Chúa trao cho mỗi người tùy theo khả năng, mức độ trí tuệ mà mỗi người đã nhận lãnh ,để làm sinh lợi theo ý Chúa. Điều quan trọng nhất là phải làm sinh lời.

30/ Muốn làm sinh lợi số vốn đó, con người cần phải làm gì ? Thứ nhất ta phải xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm, ngoài ra con người cần phải vận dụng khả năng, phải biết siêng năng, cần mẫn, nhanh nhẹn, nắm bắt cơ hội. Chúng ta cần nhớ rằng : Chúa Yesus đến trong thế giới này, nhận một gia đình để sinh ra, phải lao động để sống vì Chúa muốn đem lại cho lao động một giá trị, một ý nghĩa hoàn toàn mới. Chúa muốn nâng cao đời sống lao động và thánh hóa đời sống lao động, Chúa muốn làm gương phục vụ và cho chúng ta thấy mỗi một giọt mồ hôi, mỗi sự mệt mỏi trong lao động đều mang đến cho ta một giá trị cứu rỗi.

31/ Kinh Thánh dạy gì về điều này ? Trong Thánh Vịnh, Kinh Thánh đã viết, đã hướng dẫn và chỉ bảo rằng:

Bao lâu trái đất này còn

Còn gieo thì gặt, con vun thì trồng

Bốn mùa Chúa đổ hồng ân

Ngài giao màu mỡ ngập tràn lối đi (TV 64)

32/ Ngày Mồng Ba tết, chúng ta xin gì ? Hôm nay là ngày xin ơn thánh hóa công ăn việc làm, chúng ta trước hết hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho chúng ta mỗi người một số nén bạc: Năm nén, hai nén, một nén; tất cả đều là hồng ân. Xin Chúa giúp chúng ta biết làm sinh lợi cho Chúa, cho bản thân, cho xã hội. Làm biếng không làm sinh lợi là chúng ta có lỗi, đáng cho Chúa khiển trách ….“Hỡi tôi tớ làm biếng”.

33/ Thánh Phaolo dạy gì ? Ai không làm thì đừng có ăn, đừng trở nên gánh nặng cho người khác, cho vợ, cho chồng mình, đừng nên ăn mất phần của con cái, đừng ăn mất phần của người nghèo.

34/ Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta làm gì ? Giáo hội muốn chúng ta trao phó công việc làm ăn cho Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng: Thiên Chúa là Đấng quyền năng, Ngài tạo dựng và điều khiển cả vũ trụ này, Ngài là Đấng làm cho mưa thuận gió hòa, Ngài là Đấng ban cho chúng ta sự thành công trong công việc. Vì thế Thánh vương Đavit nói: “Nếu Chúa không xây nhà thì thợ hồ có vất vả cũng uổng công”.

35/ Lịch sử chứng minh điều gì ?  Có biết bao công trình nếu không có bàn tay của Thiên Chúa, hay do họ cố tình loại trừ Thiên Chúa thì sẽ khó hoàn thành. Như sự kiện Tháp Babel, vì con người không chấp nhận thua Thiên Chúa, họ hợp lực cùng nhau chống lại Thiên Chúa để xây tháp tới trời, nhưng lực bất lòng tâm, họ chia rẽ và công trình đã dang dở.

36/ Bài học nào từ con tàu Tinanic? Tàu Tinanic là sự kiêu hãnh của con người. Người ta cứ tưởng nhân loại quá văn mình nên không còn cần ơn trời, và họ vẫn có thể đi biển bình yên. Con tàu ngạo nghễ đó đã mãi mãi nằm dưới đáy đại dương khi va phải mõm đá ngầm / ai mà biết được chữ “ngờ”.

37/ Vì sao việc cầu trời lại quá cần thiết ? Việc cầu trời luôn luôn cần, cho dù là nơi đô thị văn minh, hay chốn đồng không mông quạnh, luôn là việc cần phải làm. Con người luôn nhỏ bé và bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên. Trong vạn vật do Thiên Chúa tạo thành, con người thật là nhỏ bé, hãy khiêm tốn nhận mình nhỏ bé, bất lực, kém tài, hãy nhìn nhận mọi thứ chúng ta đang có không phải do tài năng mà là do ơn trên ban, cũng chẳng phải do mưu trí mà là do ơn trên trợ giúp.

38/ Vì sao tất cả đều là hồng ân ? Thiên Chúa luôn đổ hồng ân xuống trên con người, Thiên Chúa đã làm biết bao điều kỳ diệu cho con người. Con người chỉ là loài thụ tạo, bất tài, hay chết, mọi thứ chúng ta có đều là của Chúa. Nào, chúng ta có thể làm được gì ngoài những điều bắt chước đôi chút !

39/ Hôm nay chúng ta cần dâng lên Chúa điều gì ? Hôm nay là ngày Thánh hóa công ăn việc làm, chúng ta cần dâng lên Chúa những hoài bảo, những ước muốn của chúng ta. Xin Chúa ban cho thế giới một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng trĩu hạt. Xin Chúa chúc lành cho mọi công việc chúng con làm từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều được tốt đẹp nhờ ơn Chúa ban. Amen. **R

 

Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ  SÁNG TẠO CỦA THIÊN CHÚA

40/ Do đâu mà có ngày Mồng Ba tết Thầy ? Nghề nào cũng có ông thầy tổ, nên ngày này cũng là ngày ra mắt tổ sư, tiên sư của nghề nghiệp mình đang theo đuổi, đang hành nghề. Sáng sớm, ai làm nghề nào thì đem đồ nghề ra để khởi động ngày ấy, chỉ khởi động lấy lệ ,mang tính hình thức. Đại khái như nghề nông thì đem lưỡi hái ra cắt một ôm cỏ mang về cho trâu (bò) ăn; người buôn bán thì mở cửa hàng ra bán tượng trưng vài món để lấy hên cho ngày; thợ thầy thì cũng đem kéo búa ra cắt, đập mấy cái gọi là. Nói chung mọi công việc đều làm với tính cách tượng trưng, mong tổ sư, tiên sư phù hộ độ trì suốt năm làm ăn phát đạt. Sau lễ ra mắt thì mọi người lại tiếp tục ăn tết, người giàu thì ăn tết trễ, người nghèo thì tranh thủ khai trương sớm hơn.

41/ Hội thánh Công giáo luôn đồng hành cùng dân tộc thế nào ? Là cố gắng làm phát huy những gì tốt đẹp phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc. Người đời thì dành ngày Mồng Ba để ra mắt tổ sư, khai trương ngành nghề, còn Hội Thánh Việt Nam cũng muốn dùng ngày Mồng Ba để thánh hóa công ăn việc làm, chúng ta hãy dâng lên Chúa công việc làm trong năm để xin Chúa chúc lành và ban ơn trợ giúp để cho công việc của chúng ta phù hợp với Thánh ý Chúa.

42/ Chúng ta giống Thiên Chúa ở điểm nào ? Khi đọc chương đầu của Sách Sáng Thế, chúng ta thấy Thiên Chúa dựng nên loài người giống hình ảnh Ngài (St 1,26). Các nhà chú giải cho rằng: loài người giống Thiên Chúa ở sự thông minh và tự do, loài người cũng giống Thiên Chúa ở quyền bá chủ trên vạn vật “Ta hãy dựng nên loài người giống hình ảnh Ta để chúng làm chủ cá biển, chim trời, mọi thú vật sống trên mặt đất và muôn côn trùng sống trên địa cầu (St 1,26).

43/ Ý nghĩa của việc lao động là gì ? Như vậy theo nghĩa chung, lao động trí óc hay chân tay đều mang một ý nghĩa mà Thiên Chúa muốn, đó là cộng tác vào công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Như vậy giữa ý niệm lao động và công cuộc sáng tạo có một sự tương quan mật thiết.

44/ Vì sao Thiên Chúa lại nghỉ ngày thứ bảy ? Con người có được nhân sinh quan tốt đẹp nhờ tin vào Thiên Chúa sáng tạo, Ngài là Đấng tự do và khôn ngoan. Sau khi dựng nên loài người, Ngài đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy để trao phó mọi công việc còn lại cho con người để con người tiếp tục thực hiện chương trình sáng tạo của Ngài đã có từ đời đời.

45/ Đời sống làm việc của con người phản ảnh điều gì ? Mọi sự trên đời này đều là của Chúa, nhưng Chúa giao cho con người quản trị, đổi mới và làm phong phú thêm. Hằng ngày Thiên Chúa quan phòng trên vạn vật cũng là một cuộc sáng tạo không ngừng, con người chỉ có thể góp phần vào cùng với Thiên Chúa. Người thợ là hình ảnh đặc biệt của Thiên Chúa sản xuất và Ngài cảm thấy rất vui mừng khi con người đem năng lực của mình ra để cộng tác với Ngài .

46/ Công đồng Vatican II xác quyết điều gì ? Làm việc là góp phần sáng tạo và hoàn thành ý định của Thiên Chúa. Thật vậy, trong khi mưu sinh cho mình, tất cả mọi hoạt động của con người đều muốn phục vụ xã hội một cách hữu hiệu. Và ai cũng có lý để tin rằng: Nhờ lao động của mình mà họ có thể tiếp nối công trình của tạo hóa, phục vụ anh em, đóng góp công sức của mình để hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ.

47/  Vì sao lao động là vinh quang ? Vì lao động là cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đây chính là vinh dự lớn lao của con người, vì “nhân linh ư vạn vật”, theo ý nghĩa này chúng ta có thể kết luận mà không sợ mắc sai lầm, “lao động là vinh quang”.

48/ Lao động là đặc thù của con người. Tại sao ? Lao động giúp con người tạo ra của cải vật chất và tinh thần sảng khoái, góp phần phát triển khoa học, thăng tiến con người về văn hóa, về đạo đức. Vì vậy, lao động mang một ý nghĩa rất lớn.

49/  Chúa Yesus đã làm gương như thế nào ? Chúa đã làm nghề thợ mộc tại Nazaret, một nghề tầm thường ở mọi thời đại, Chúa dễ dàng gần gũi với người dân nghèo. Tin Mừng là của người nghèo, vì người rao giảng Tin Mừng là một người nghèo, Ngài thuộc về giới lao động, Ngài ưa chuộng lao động, tôn trọng những con người lao động. Lời giảng của Chúa toát lên chân lý căn bản về vấn đề lao động, một chân lý đã được diễn tả trong tất cả các truyền thống ngay từ đầu Sách Sáng Thế, và sau này đã ảnh hưởng nhiều đến các Môn Đệ, nhất là Thánh Phaolo: “Ai không làm việc thì đừng ăn”.

50/ Trong ngày Mồng Ba tết, ta cần sống như thế nào?  Đúng như bài Tin Mừng trong thánh lễ hôm nay: chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta những nén bạc cơ bản thật quý giá để làm vốn: Sự sống, sức khỏe, trí khôn, thiên hướng, kinh nghiệp sống của cộng đồng, tri thức của người đi trước, những nhu cầu phát triển của thời đại. Sau đó chúng ta hãy xin Chúa ban ơn nâng đỡ tinh thần, nghị lực để chúng ta chu toàn mọi trách nhiệm liên quan đến công việc mà chúng ta vừa nhận lãnh.

51/ Chúng ta cần ý thức điều gì ? Chúng ta cần ý thức rằng: công việc làm ăn của bản thân và của mọi người là thước đo về công bằng và bác ái xã hội. Ai cũng có quyền làm việc và quyền được chuẩn bị chu đáo để có được một công việc phù hợp với nguyện vọng và với khả năng của chính mình.

52/ Như vậy chúng ta cần ước nguyện điều gì ? Chúng ta luôn ước mong công việc trong năm mới được Thiên Chúa thánh hóa. Khi người Kito hữu lao động, chúng ta luôn khao khát diễn tả một hình ảnh Thiên Chúa vẫn hoạt động không ngừng, vì Ngài đã trao cho loài người được quyền làm giàu, đẹp, phong phú thêm cho cuộc sống ở đời này, và sự sống bất diệt ở mai sau.

Cầu nguyện: Lạy Chúa , xin giúp con khi lao động làm ra của cải / xin đừng để con vì ham mê nó mà xa Chúa , xin cho con biết dùng của Chúa ban mang lại nhiều lợi ích cho anh em con / xin Chúa chúc lành và ban bình an cho chúng con trong năm mới này / chúng con cầu xin nhờ Đức Kito , Chúa chúng con / amen / **R


Trở lại      In      Số lần xem: 2065
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  1547
 Hôm qua:  3790
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11415170
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top