Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH CẢ GIU-SE / 19/03/2018 / GIUSE LUCA

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH CẢ GIU-SE   /    19/03/2018

ĐỀ TÀI:   ĐỨC THÁNH GIU-SE, NGƯỜI CÔNG CHÍNH

Lời Chúa: Lc 2,41-51a

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Luca:

41 Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua.42 Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ.43 Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết.44 Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc.45 Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.

46 Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi.47 Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu.48 Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! "49 Người đáp: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? "50 Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.

51 Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài.

 

Bài 1: THẾ NÀO LÀ SỐNG CÔNG CHÍNH  ? 

1/Công chính là gì? Là công bình, chính trực / là một con người với đầy đủ mọi công nghiệp, phúc đức.

2/Công bình là gì? Là trả lại cho mỗi người, những gì thuộc về họ / Hiểu theo nghĩa khác là thái độ trách nhiệm khi phải sống tình yêu thương với người khác.

3/Thợ mộc theo kiểu của Thánh Giu-se được hiểu sao cho đúng? Thời đó, khi gọi thợ mộc, cũng được hiểu là bao gồm những người sửa chữa vụn vặt / Thánh Giu-se chấp nhận mình là một con người chuyên sửa chữa vụn vặt ấy / Vấn đề ở đây không phải là tay nghề cao hay thấp / xứng với đồng lương mình lãnh / nhưng Thánh Giu-se chọn lựa phục vụ những con người nghèo trong xã hội / Vì nếu dân chúng giàu có thì họ đã chọn thay thế những thứ hư thành những cái mới, tốt hơn / Xã hội nghèo khó cũng chỉ đủ trả cho những người thợ chấp nhận nghèo như họ, để làm những công việc nhiều hơn là đồng lương mà họ được lãnh / Sống nghèo với người nghèo là tái lập sự công bằng giữa những người nghèo đang chịu sự bóc lột của giới giàu có / Đây là lối sống mời gọi trả lại sự công bằng đúng nghĩa cho mọi phẩm giá mà con người cần được tôn trọng.

4/Chúng ta cần hiểu đúng nghĩa sự công bằng ở đây như thế nào? Không giống như những chàng cao bồi nghĩa hiệp mà mọi người thường ca tụng / họ chiếm lấy của cải của người giàu để đem chia cho người nghèo / Sống công bằng theo Thánh Giu-se là chọn lựa kiểu sống nghèo để thông chia với người nghèo những gì mình đã lãnh nhận theo đúng tinh thần của Tin Mừng / nhận nhưng không, hãy cho nhưng không (Mt 10, 8) / Sống nghèo ở đây chúng ta nên hiểu là không gây bất công cho người khác / và dùng những của cải Chúa ban để giúp bảo vệ phẩm giá của người khác.

5/Vị tha là gì? Là tách mình ra khỏi cái tôi ích kỷ / nghe lời Thiên Chúa và thực hành cách sống của đời mình theo đúng ý Chúa / Thánh Giu-se đã thực hiện quan điểm này bằng cách sống thoát ra khỏi chính mình => như là Thánh Kinh tường thuật lại: Giu-se, chồng bà, là người công chính, không muốn tố giác bà…./ Chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ (Mt 19, 21) / So sánh cuộc đời mình với ý muốn của Thiên Chúa / Thánh Giu-se đã dẹp bỏ ước mơ của đời mình để thực hiện ý muốn của Thiên Chúa => là rước Maria về làm vợ mình.

6/Tại sao Thánh Giuse lại được xưng tụng là Đấng công chính ? Tất cả mọi người đều được mời gọi : Hãy nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng Trọn Lành / (Mt 5, 48) / Thánh Giu-se đã thi hành ý muốn của Thiên Chúa.

7/Ra khỏi chính mình là gì ? Là sống quy hướng về Thiên Chúa là đặt người khác ở trên mình / và trở thành người phục vụ (Mt 23,11) / Sống như vậy là ta có thể loại trừ tính đối kháng với nhau để xem anh chị em chung quanh chúng ta như là con cùng một Cha trên trời.

8/Tại sao Thánh Giuse lại không nói lời nào ? / Phục vụ không phải là để làm cho tên tuổi mình được rạng danh ,mà cốt để cho danh Thiên Chúa được hiển vinh / Đó cũng là mẫu gương đích thực cho đời sống phục vụ trong khiêm tốn / và trong tình yêu thương.

9/Thánh Giuse yêu Chúa như thế nào ? Ngài đón nhận ý muốn của Thiên Chúa để thực hiện trong cuộc đời của mình như là thực hiện đời sống trong tình yêu / Thánh Giu-se đón nhận mạc khải của Thiên Chúa về con trẻ Giê-su và Tin Mừng gọi đây là Thiên Chúa Cứu Độ / Cũng là Thiên Chúa yêu thương, thì cũng chính là Thiên Chúa giải thoát / Điều này đã được thực hiện với dân Người khi Thiên Chúa đưa họ ra khỏi tình trạng nô lệ ở đất Ai Cập / Nhờ có kinh nghiệm về lòng yêu thương của Thiên Chúa, Thánh Giu-se đã tự nguyện hiến dâng đời mình để trở nên một công cụ cho Thiên Chúa giải thoát Dân Người.

10/Đời sống công chính của Thánh Giu-se là nhờ vào đâu ? Sống một cuộc đời để trở thành của lễ hiến dâng cho Thiên Chúa hầu giải thoát cho nhiều người / Thánh Giu-se không còn sống cho chính mình nhưng là sống cho Thiên Chúa / Tình yêu này không còn mang tính cá nhân khi Thánh Giu-se thực hiện nó trong Chúa Giê-su ,để trở nên tất cả vì mọi người và cũng để cứu sống mọi người (1 Cor 9, 22).

11/Thánh Giu-se sống tình yêu như thế nào ?Ngài đưa mọi người về với Thiên Chúa để chính Thiên Chúa giải thoát họ / Đây cũng là cách sống công bình trong tình yêu / Trả lại đúng tình yêu của con người / để mọi người được Thiên Chúa yêu thương.

12/Xin Thánh Giu-se cầu bàu cho mọi người sống trên trần thế này / sẽ noi gương Ngài, sống đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi: Hãy nên trọn lành / Để mọi người có thể thoát ra khỏi chính mình và được kết hiệp mật thiết trong tình yêu của Chúa.  **R

 

Bài 2: VÂNG LỜI,KHIẾT TỊNH, KHÓ NGHÈO 

13/ Thánh Giu-se đón nhận Thánh ý Chúa như thế nào? Thánh Giu-se vui vẻ đón nhận thánh ý Chúa để thi hành và sẵn sàng từ bỏ ý riêng mình. Ở đời ai lại không thích lấy vợ. Nhưng lấy vợ để làm gì? Để yêu thương, để sinh con đẻ cái. Nhưng Thánh Giu-se đã uốn đời mình theo Thánh ý Chúa. Chấp nhận sống với người mình yêu như một người bạn và chấp nhận nuôi dưỡng một thai nhi mà mình không phải là tác giả.

14/ Thánh Giu-se cảm nhận như thế nào về đường lối của Thiên Chúa? Thánh Giu-se không xa lạ với nếp sống gia đình, nhưng lại khá bất ngờ với đường lối của Thiên Chúa nên Ngài đã dự định âm thầm chia tay. Tuy nhiên Thiên Chúa đã trấn an ông và ngày càng củng cố Đức Tin cho ông, một chuỗi ĐứcTin được kéo dài và tăng trưởng liên tục qua các mầu nhiệm (thai nhi và Hài Nhi).

15/ Thánh Gia khác với gia đình chúng ta ở chỗ nào?. Cho dù là Thánh Gia, nhưng đâu có gì khác lạ so với các gia đình chúng ta. Nhưng bên trong là cả một thế giới thần linh mà người ngoài không sao hiểu được (Lc2,33)/ (Lc2,48.50). Cho dù làm nghề thợ mộc, nhưng Thánh Giu-se vẫn dầm mình trong thế giới thần linh. Cho dù Chúa Giê-su lớn lên bình thường, cho dù Mẹ Maria vẫn chu toàn bổn phận một cách bình thường. Nhưng bên cạnh những cung cách bình thường đó là những mầu nhiệm đang dần hé lộ. Tin là tiến lên, là đi tìm, là khám phá mãi.

16/ Thánh Giu-se ước mong điều gì? Thánh Giu-se muốn lập gia đình, ông đã đính hôn với Cô Maria nhưng chưa hề chung sống. Ông chỉ ước mong làm một người cha, người chồng bình thường. Nhưng Thiên Chúa lại không muốn. Ông không phải là cha đẻ của Chúa Giê-su. Cho nên ở đoạn (Mt 1,16), Thánh Matheu viết : Giacob sinh ông Giu-se/ Chồng của Đức Maria / Từ bà, Chúa Giê-su được sinh ra, đấng được gọi là Chúa Ki-tô. Giu-se đã sống bên cạnh Đức Mẹ như người bạn, người trợ giúp, và Thánh Giu-se chỉ biết Đức Mẹ trong Đức Tin.

17/ Đời của Thánh Giu-se như thế nào? Bề ngoài Thánh Giu-se vẫn được mọi người coi là chồng của Đức Maria, là cha của Chúa Giê-su, và trong tư cách đó, Thánh Giu-se phải gánh hết mọi trách nhiệm. Nhưng thực tế lại khác và Thánh Giu-se đã chấp nhận như vậy suốt đời. Đời Thánh Giu-se cũng là một mầu nhiệm nên chính Ngài cũng không biết rõ về mình.

18/ Đời Thánh Giu-se khác chúng ta  như thế nào? Cái cách sống âm thầm của Thánh Giu-se làm nên mầu nhiệm. Nhưng nếu đổi lại địa vị chúng ta, chúng ta lại không thích sống ẩn danh, âm thầm. Chúng ta rất muốn nghĩa vụ và quyền lợi phải đi đôi với nhau cách tương xứng. Chúng ta thường không thích âm thầm, riêng tư mà chúng ta thường dễ quên rằng: Thiên Chúa nghĩ về ta như thế nào, thì ta phải như thế ấy, không thể nào khác đi được.

19/ Thánh Giu-se đã sống Đức khiết tịnh thế nào? Đức khiết tịnh của Thánh Giu-se rất đặc biệt. Tuy rằng Ngài có quyền sống như là một người chồng thật của Đức Maria. Nhưng ở đây Đức Khiết Tịnh là một sự lựa chọn khước từ quyền tự nhiên mình có. Không cần thiết Thánh Giu-se phải là một cụ già. Cho dù Ngài có là một thanh niên ,cảm thấy rất khó giữ lòng khiết tịnh ,nhưng với ơn Chúa trợ giúp. Chúng ta có thể làm những việc quá sức của con người.

20/ Thánh Giu-se đã đối xử với Đức Maria như thế nào? Thánh Giu-se đã giữ được Đức Khiết Tịnh nhờ Ngài cảm nghiệm được là ông đang tiếp cận với một mầu nhiệm linh thánh. Cho nên Maria bây giờ không còn là một đối tượng để ông mê đắm và ước ao chiếm hữu. Nhưng Mẹ là hiện thân của một mầu nhiệm khôn dò, khiến cho Thánh Giu-se phái kính ngưỡng.

21/ Như vậy Thánh Giu-se đã nhìn nhận được điều gì? Giữ Đức Khiết Tịnh tức là nhìn nhận bằng Đức Tin, rằng mình không còn có cái quyền làm chủ trên cuộc đời của Đức Maria. Vì Đức Maria từ lâu đã thuộc trọn về Thiên Chúa cả xác lẫn hồn. Vì đời Đức Mẹ là một mầu nhiệm, và sau đó Thánh Giu-se cũng thấy đời mình là một mầu nhiệm, toàn những điều chỉ có thể hiểu được bằng Đức Tin, cho nên cuối cùng Giu-se cũng thấy mình được kêu gọi thuộc trọn về Thiên Chúa ,để cùng với Đức Maria cộng tác cho chương trình cứu độ nhân loại.

22/ Thánh Giu-se sống đời lao động như thế nào? Thánh Giu-se đã dùng lao động như phương thế kết hiệp với Đức Maria và Chúa Giê-su. Trong những cuộc hành trình trái ý , vất vả, chúng ta thấy Thánh Giu-se luôn đi cùng với Đức Maria và Chúa Giê-su và Thánh Giu-se luôn là gia trưởng gương mẫu, luôn đứng mũi chịu sào để bảo vệ Mẹ thánh và người Con chí ái. Nhưng cho dù là thánh gia, thì Thánh Cả cũng không tránh khỏi những âu lo, sóng gió trong cuộc đời.

23/ Thánh Giu-se vâng phục như thế nào? Chúng ta thấy Thánh Giu-se luôn vâng lời tuyệt đối từ lệnh truyền của Thiên Chúa được chuyển đạt qua miệng sứ thần nói trong giấc mộng. Tuy thế, Thánh Giu-se cũng chấp nhận ngay, còn với Đức Maria thì sứ thần truyền đạt lúc đang thức nên ,chúng ta nghe có cuộc trao đổi thật sự và chúng ta đã nghe hai tiếng “xin vâng”.

24/ Thánh Giu-se trả lời sứ thần như thế nào? Vì sứ thần đã nói với Thánh Giu-se trong giấc ngủ nên thánh nhân đã không nói tiếng xin vâng thành lời ,nhưng ông đã nói bằng hành động, ông vâng phục ngay sau khi tỉnh dậy.

25/ Thánh Giu-se đã chứng tỏ tinh thần trách nhiệm như thế nào? Những hình thức truyền đạt Chúa thường dùng riêng cho từng người. Nhưng Thánh Giu-se luôn vâng phục mau mắn. Ông luôn bị đánh thức trong lúc ngủ và Thiên Thần Chúa luôn bảo ông chỗi dậy để thi hành ngay, cho dù là đang giữa đêm khuya. Vâng phục mà không hề đặt vấn đề. Đó là đức tính Vâng Lời, lòng tín thác của Thánh Cả Giu-se.

26/ Vai trò Thánh Giu-se cần thiết như thế nào? Thánh Giu-se là con Vua ĐaVít và khi Giu-se nhận Chúa Giê-su là con về mặt pháp lý . Thì Đức Giê-su cũng thuộc về dòng tộc Đavit. Cho nên Lời Thiên Chúa hứa qua miệng tiên tri Na-tha-na-en đã được ứng nghiệm (2Sm7,12-13) và cũng chính là lời sứ thần nói với Đức Maria (Lc1,32-33) : triều đại của người sẽ vô cùng vô  tận.

27/ Việc tuân phục sáng giá nhất của Thánh Giu-se là gì? Là nhận Đức Maria đang mang thai không phải của mình về làm vợ. Chính hành động này đã khiến cho Giu-se chiếm được chỗ đứng độc đáo trong lịch sử cứu độ. Không ai có thể đoán được điều gì xảy ra. Nếu như Giu-se cương quyết bỏ đi, hay lớn tiếng tố cáo vị hôn thê của mình.

28/ Hậu quả từ việc bị tố cáo là gì? Theo sách Nhị Luật thì bà sẽ bị ném đá (Đnl 22,23-27) và Con Thiên Chúa sẽ chết trước khi chào đời. Ơn cứu độ sẽ bị phá vỡ từ trong trứng nước.

29/ Việc đón nhận Maria về làm vợ, đã mang lại điều tốt đẹp nào? Việc đón nhận Maria, cũng bao gồm cả việc đón nhận thai nhi ,chứng tỏ rằng Ngài tin : Là do tác động của Chúa Thánh Linh. Như vậy Thánh Giu-se là điểm tựa vững chắc của ơn cứu độ, là chỗ nương thân của Đức Maria và Chúa Giê-su. Nhờ đó mà  Đức Maria không bị mang tiếng là thất tiết và Chúa Giê-su là một con trẻ có cha, có nguồn gốc từ Vua Đavit, tổ phụ Abraham.

30/ Công việc thật sự của Thánh Giu-se là gì? Vai trò của Thánh Giu-se thật khiêm hạ nhưng lại hết sức quan trọng. Dù vậy Giu-se không có gì để khoe vì Thánh Giu-se chỉ là người tôi tớ, kẻ giúp việc nghèo hèn của Thiên Chúa mà thôi.

31/ Chúng ta rút được bài học gì từ Lễ Thánh Giu-se? Mỗi người trong chúng ta đều có một chỗ đứng để đóng góp vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Chúng ta phải biết tận tuỵ, chu toàn trong vâng phục. Hãy học cùng Thánh Giu-se mẫu gương, khiêm hạ, vâng phục và chu toàn.

Lạy Thánh Cả Giu-se là Cha nuôi của Chúa Cứu Thế và là bạn khiết trinh của Đức Maria, xin cầu cho chúng con. Amen.   **R        

 

Bài 3: VÂNG PHỤC TRONG ÂM THẦM

32/ Âm thanh của thế giới hôm nay nói lên điều gì? Thánh cả Giu-se chỉ im lặng, không nói lời nào. Trong khi thế giới chúng ta đang sống hôm nay lại quá ồn ào: Tiếng kèn xe, tiếng la hét, tiếng ca hát, tiếng chửi thề, âm nhạc đủ loại. Bên cạnh đó là những lời quảng cáo nóng bỏng, những lời tuyên bố có cánh của các ứng cử viên, ai càng nói nhiều, thì càng sai lỗi nhiều.

33/ Lời chúng ta nói, đúng sai như thế nào? Đâu phải điều nào ta nói cũng đúng đâu. Ai càng nói nhiều thì càng sai lỗi nhiều. Nếu không nói bậy thì cũng là nói sai, nói càng dai, càng nói ẩu khiến kẻ khác thêm buồn phiền ,làm cho tình cảm bị sứt mẻ, gây chia rẽ và sự cảm thông sẽ không còn nữa. Ly nước đổ xuống đất, không thể hốt lên được, nắm lông vịt nếu tung vào trong gió, sẽ không thể nhặt lại được. Một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi theo.

34/ Thánh Giu-se yên lặng như thế nào? Hãy học cách biết im lặng trong những giây phút căng thẳng, hay gặp sóng gió. Biết im lặng đúng lúc, sẽ ngăn chặn được bao đổ vỡ đáng tiếc. Im lặng chính là thái độ khôn ngoan nhất của con người. Cho nên người ta ví : Im lặng là vàng/ là phương thuốc hàn gắn mọi đổ vỡ.

35/ Người đời đánh giá Thánh Giu-se như thế nào? Phúc âm không nói gì về nghề nghiệp của Thánh Giu-se. Nhưng chúng ta biết chắc rằng : Ngài là một người thợ nổi tiếng chăm chỉ, siêng năng. Cho nên khi Chúa Giê-su bắt đầu ra rao giảng công khai, Những người cùng quê rất ngạc nhiên trước sự khôn ngoan của Ngài. Nên họ luôn bàn tán: Bởi đâu ông ta được như thế này ? Ông không phải là con bác thợ mộc đó sao ?

36/ Lao động mang lại lợi ích cho chúng ta như thế nào? Ngày nay hai tiếng lao động, sản xuất luôn được nghe nói rất nhiều. Là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống hôm nay. Con người sinh ra là để làm việc, con chim sinh ra là để bay. Nhờ làm việc nên con người đã thay đổi được bộ mặt của trái đất và đem lại cho đời sống một ý nghĩa thật khả quan. Nó là một thứ muối làm tăng hương vị cho cuộc sống. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lao động vì miếng cơm ,manh áo.

37/ Ý nghĩa của lao động là gì đối với xã hội ? Lao động chính là cách chúng ta trả nợ cho đời và cũng là cách để chúng ta chu toàn bổn phận đối với gia đình nhỏ của mình. Đây cũng là cách chúng ta xây dựng quê hương. Cuộc sống của mỗi người luôn có liên hệ mật thiết với nhau theo cách mà chúng ta trao đổi cho nhau ,để nương tựa nhau mà sống. Ví như : cơm áo, đường sữa, xăng dầu…, mọi thứ đều có sự đóng góp công sức của người khác/ thì đến lượt chúng ta cũng phải đóng góp phần mình do công sức chúng ta mang lại.

38/ Lao động có ý nghĩa gì đối với Thiên Chúa? Đối với Chúa, lao động là cách chúng ta cộng tác với Chúa trong công việc sáng tạo. Đúng như lời Thiên Chúa phán: hãy làm chủ cá biển, chim trời và muôn vật muôn loài trong vũ trụ.

39/ Thánh Giu-se vâng phục thánh ý Chúa như thế nào? Phúc âm ghi lại có 3 lần thiên thần hiện ra báo mộng cho Thánh cả Giu-se biết ý định của Thiên Chúa. Lần nào Thánh Giu-se cũng cúi đầu xin vâng mà không hề có chút phản đối. Lần 1/ Đón Maria về làm bạn mình, dù trong lòng ông đang phân vân nghi ngờ. Lần 2/ Thánh cả đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai cập. Lần 3/ Thánh Giu-se đưa thánh gia về tái định cư tại Nazaret. Cả 3 lần ông đều không hỏi tại sao  ?

40/ Chúng ta thường sống đạo như thế nào? Chúng ta không giống với Thánh Cả Giu-se, chúng ta thường tìm ý mình hơn là thực thi ý Chúa. Lắm lúc gặp tai ương, hoạn nạn. Chúng ta thường kêu trách, có khi còn dám xúc phạm đến Chúa. Có khi chúng ta còn cho rằng : Chúa Đối xử bất công; nhiều khi chúng ta còn cho rằng : Vâng lời là hèn nhát, là đánh mất tự do, là chôn vùi nhân phẩm.

41/ Cách sống của Thánh Giu-se có còn thích hợp với chúng ta không? Kiểu sống của Thánh Giu-se đã trải qua 2.000 năm. Có khi chúng ta còn phân bì : Thánh Giu-se đã cai quản 1 gia đình gồm toàn những con người thánh. Còn chúng ta hôm nay, cũng lãnh một gia đình, nhưng lại gồm những con người phàm. Thế thì mẫu gương ấy làm sao chúng ta có thể đạt được ?

42/ Vậy câu trả lời phải như thế nào? Cuộc sống của Thánh gia bao gồm những khốn khó vượt bậc. Khó ở chỗ: Chúa Giê-su là Thiên Chúa, Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Thánh cả Giu-se là dưỡng phụ của Chúa cứu thế. Nếu các Ngài không khiêm tốn, vâng phục thì làm sao có thể chịu được những trái ý đau khổ, bất công mà không hề ỷ lại địa vị của mình. Chúng ta biết chắc rằng nếu chúng ta có quyền phép như Chúa Giê-su, thì dễ gì chúng ta chịu để cho Herode doạ nạt, hay cắn răng để cho quân dữ đánh đòn, đóng đinh?

43/ Như vậy: Công chính là gì? Công chính là không phạm luật, là không gây bất công, là trả lại cho người khác những gì thuộc về họ/ Xưa kia có người giải thích rằng : Thánh Giu-se bỏ trốn vì nghi ngờ Đức Mẹ. Nhưng đa số các nhà chú giải sau này thì cho rằng : Thánh Giu-se bỏ trốn vì ông luôn cảm thấy mình bất xứng, không dám tiếp nhận danh hiệu là Cha nuôi Đấng Cứu Thế / vì thấy mình không xứng đáng nên Thánh Giu-se đã muốn bỏ trốn.

44/ Lạy Thánh Giu-se là Đấng Công Chính, xin giúp chúng con sống công chính như Ngài . Amen.  **R

Giuse Luca/ Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1941
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1358
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11404174
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top