Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 1 Mùa Vọng A / HÃY CANH THỨC VÀ SẴN SÀNG / GIUSE LUCA

Chúa Nhật 1 Mùa Vọng A

Đề tài: Hãy Canh Thức và Sẵn Sàng .

 

Tung hô Tin Mừng: Tv 84, 8

Haleluia. Haleluia. Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa và ban ơn cứu độ cho chúng con. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 24, 37-44

"Anh em hãy canh thức để được sẵn sàng."

Tin Mừng Chúa Yesus Kitô theo Thánh Luca.

37  Hôm ấy, Đức Yesus nói với các môn đệ rằng: “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 38  Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. 39  Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 40  Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.

42  Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. 43  Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. 44  Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”

Đó là lời Chúa.

Bài 1: ĐỢI CHỜ TRONG HY VỌNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Giáo Hội đang khuyên nhủ chúng ta điều gì? Qua phần Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, Giáo Hội muốn đưa chúng ta đến trước số phận đời đời đang chờ đón / Giáo Hội khuyên chúng ta đừng để những danh – lợi – thú ru ngủ / nhưng hãy tỉnh thức và sẵn sàng / vì Đức Kitô sẽ đến vào lúc bất ngờ nhất, chúng ta sẽ không hay biết.

2/ Đoạn Tin Mừng hôm nay đang trình bày về điều gì? Chúa Yesus đã trình bày cho chúng ta về ngày sau hết sẽ đến rất bất ngờ, không ai nắm vững, chẳng có ai biết chắc / Thế nhưng có rất nhiều người trong chúng ta lại dám nghĩ rằng: ngày ấy còn rất xa, ngày ấy sẽ không bao giờ xảy đến!

3/ Ngày sau hết của mỗi người là gì? Trong phạm vi cá nhân => ngày sau hết chính là ngày cái chết gõ cửa / Đúng thế, cái chết là một sự kiện chắc chắn phải đến, lại rất gần gũi với con người / Cái chết chính là lúc chúng ta phải ra trước toà án tối cao của Thiên Chúa / mọi người phải chịu phán xét về những việc lành , dữ đã lo, đã nói, đã làm / Những thứ liên quan đến cuộc sống trần gian của chúng ta.

4/ Giới tuyến là gì? Phúc Âm cho thấy thế giới chúng ta đang sống có 2 giới tuyết rất rõ rệt / Hai người đàn ông ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận,/ còn người kia bị bỏ lại / Còn hai người đàn bà đang xay bột: một người được tiếp nhận /còn người kia bị bỏ lại .

5/ Hai trường hợp nêu trên, Chúa muốn dạy điều gì? Cả hai trường hợp đều cho thấy cả 2 con người đều đang làm việc trong ngày Đức Kitô trở lại, thế nhưng số phận đời đời của họ thì hoàn toàn khác nhau, một người được đưa về trời hưởng hạnh phúc vĩnh cửu / còn một người sẽ bị đọa đày trong hỏa ngục với muôn vàn cực hình khổ đau / Bởi họ đã cố tình từ chối ân sủng và tình thương của Thiên Chúa cho đến cùng.

6/ Tại sao Chúa Yesus luôn nhắc nhở chúng ta? Đời sống của chúng ta chỉ có 2 điều quan trọng nhất, đó là sống trong ân sủng và tình thương của Chúa / Vì yêu thương nên Chúa muốn chúng ta được ơn cứu rỗi / Vì thế Chúa bảo chúng ta hãy luôn tỉnh thức và sẵn sàng/ Mỗi ngày có biết bao người đã vĩnh viễn ra đi / chính vào lúc họ nghĩ rằng ngày ấy còn rất xa / vì thế họ đã không kịp chuẩn bị, sửa soạn /    một tai nạn xe hơi /    một cơn đau tim /      một ngọn gió độc bất ngờ.

7/ Thái độ của người tín hữu trưởng thành phải như thế nào? Chúng ta thường cảm phục thái độ can đảm của những con người trưởng thành khi phải đối diện với cái chết / Họ đã biết giục lòng ăn năn sám hối, xin Chúa thương xóa bỏ tội lỗi / Họ coi đó như một hồng ân Chúa ban bởi vì Chúa đã cho họ kịp chuẩn bị cho mình một cái chết lành thánh.

8/ Sự kiện nào quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta? Cái chết là biến cố quan trọng nhất trong cuộc sống / hơn cả ngày chúng ta chào đời / Bởi vì kể từ lúc chúng ta chết đi => thì số phận đời đời của chúng ta sẽ được ấn định.

9/ Chúng ta phải chuẩn bị giờ chết như thế nào? Chúng ta phải bằng mọi cách chuẩn bị cho giờ chết / phải chết trong tình thương của Chúa, trong ân sủng của Ngài .

10/ Thánh Phaolô đã dạy gì về điều này? Thánh Phaolô bảo: đừng ngủ quên, đừng chìm đắm trong vui thú / Ngài nói tiếp: đêm sắp tàn, và ngày gần đến / Hãy từ bỏ những hành vi ám muội / hãy mang lấy khí giới ánh sáng / mỗi người hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày / không ăn uống say sưa / không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp, ghen tị / chớ lo thỏa mãn dục vọng xác thịt.

11/ Hãy mặc lấy Đức Kitô là gì? Bởi vì Ngài là đường, là sự thật, là sự sống, chúng ta hãy nghĩ, hãy nói, hãy làm như Chúa / Hãy loại bỏ những chương trình riêng tư để chăm bẳm thực hành những điều Chúa dạy / Chúng ta đừng chỉ lo sống cho riêng mình, nhưng hãy chừa thời gian để sống cho Chúa.

12/ Tại sao Thánh đường hôm nay đượm vẻ u buồn? Bàn thờ đạm bạc, không hương hoa / lễ phục lại mang màu tím / màu tím của hy sinh, màu tím của âm thầm cầu nguyện, màu tím của thiết tha, đợi chờ / Màu tím nhắc cho chúng ta nhớ:   Mùa Vọng

13/ Chúng ta đang chờ đợi điều gì? Là mùa đợi chờ Chúa đến cứu độ ta, cuộc đời ta có quá nhiều đau khổ / quá nhiều tội lỗi, chán nản, bế tắc / Chỉ có Chúa mới thay đổi đời ta, mới có thể giải thoát ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi / đưa ta trở lại tình trạng thánh thiện của con cái Thiên Chúa.

14/ Thế nào là Mùa vọng? Mùa vọng là mùa hy vọng / đợi chờ thì luôn luôn có hy vọng / Màu tím là màu chờ đợi, thấp thoáng màu xanh hy vọng / vui tươi / nhưng làm sao để màu tím biến thành màu xanh, làm sao nắm bắt được màu hy vọng / làm sao gặp được khi Chúa ngự đến? Lời Chúa sẽ hướng dẫn mọi sự cho chúng ta.

15/ Làm sao chúng ta có thể gặp được Chúa? Đầu bài Tin Mừng, Chúa khuyên chúng ta noi gương Tổ phụ No-e / Tổ phụ No-e đã gặp được Chúa, nhờ ông biết sống đẹp lòng Chúa, nhờ ông tin và làm theo lời Chúa dạy, nên ông và gia đình đã được cứu thoát khỏi  lụt Đại Hồng Thủy / cũng nhờ ông biết sống tích cực Lời Chúa hứa / Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ thái độ của ông No-e trong cuộc sống!

Bài 2: CHỜ ĐỢI ĐÚNG CÁCH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

16/ Tại sao sống là phải luôn hy vọng? Con người ta sống nhờ vào hy vọng, nếu không có hy vọng, thì không có ai sống nổi ở đời này / Cuộc đời phù du, mau qua lại tràn ngập khổ đau, càng có quá nhiều thử thách / nhờ hy vọng mà con người có thể tiếp tục sống, làm việc và thăng tiến.

17/ Con người thường sợ điều gì nhất? Có nhiều người cho rằng: con người sợ nhất là cái chết / điều này chỉ đúng với một số người / còn một số khác thì không đồng ý / Bởi vì có quá nhiều người sẵn sàng nhảy cầu, nhảy lầu, lao đầu vào xe ô tô, uống thuốc độc, treo cổ/ chứng tỏ rằng họ đâu có sợ chết / họ chỉ sợ thất vọng, tuyệt vọng mà thôi!

18/ Tại sao người nông dân không ngại ngùng sương gió? Chính vì hy vọng vào mùa gặt bội thu mà người nông dân không ngại dầm sương, dãi nắng, thức khuya dậy sớm, cần cù cày bừa, gieo vãi, chịu ăn uống đạm bạc, giảm bớt vui chơi, đêm đêm cố gắng làm thêm cho kịp thời vụ .

19/ Tại sao Tổ phụ No-e lại kiên nhẫn? Chính niềm hy vọng được cứu thoát đã giúp Tổ phụ No-e có đủ can đảm và kiên nhẫn để đầu tư thời gian, công sức để đóng một con tàu lớn như thế / Niềm hy vọng của ông được nuôi dưỡng bằng lời hứa của Chúa / tin tưởng vững vàng vào lời Chúa dạy / Tổ phụ No-e đã sống tràn đầy niềm hy vọng vào tương lai / niềm hy vọng đã khiến ông vượt qua những khó khăn hiện tại.

20/ Chúng ta cần làm gì để chuẩn bị cho tương lai? Niềm hy vọng vào tương lai giúp ta thêm can đảm / nhưng đừng hy vọng thiếu thực tế thành ra ảo vọng / vì thế muốn đạt được niềm hy vọng trong tương lai, chúng ta phải tích cực sống giây phút hiện tại / và phải tích cực làm việc   vì   tương lai.

21/ Hy vọng một cách thực tế là gì? Người học trò muốn có một tương lai tươi sáng thì không thể ngồi đó mà đợi chờ, nhưng phải ngày đêm chăm lo học hành / Người nông dân muốn có mùa gặt bội thu thì không thể khoán trắng công việc đồng áng cho trời đất / nhưng phải cần cù chăm chỉ, chịu dầm mưa dãi nắng.

22/ Tổ phụ No-e đã phải sống hy vọng như thế nào? Tổ phụ No-e không thể khoanh tay chờ Chúa đến cứu / nhưng ông đã bắt tay vào công việc, ông đã làm việc cật lực trong bao nhiêu năm / ông bất chấp những lời dèm pha, dị nghị, cười chê, mai mĩa của bao người chung quanh.

23/ Tục ngữ Pháp có câu gì để răn dạy về điều này? “Hãy tự giúp mình, rồi trời sẽ giúp” / Tổ phụ No-e đã thực hiện đúng như thế / ông đã dồn hết sức mình cho việc chuẩn bị tương lai và Thiên Chúa đã cứu ông đúng như lời Ngài đã hứa.

24/ Đời sống của chúng ta ở trần gian là gì? Lời Chúa hứa là một niềm hy vọng cho nên đời sống của ta như một Mùa Vọng kéo dài / Cuộc sống trần gian đang muốn bao phủ chúng ta bằng một màu tím buồn của những gian nan thử thách / những thất bại, chán nản, lo âu, nghi ngờ, mệt mỏi / Ta hãy noi gương Tổ phụ No-e: tin tưởng vững chắc vào Lời Chúa hứa / Lời Chúa hứa sẽ chiếu soi niềm hy vọng lương lai vào màn đêm tối tăm, u buồn hiện tại.

25/ Làm sao để ta không bỏ lỡ cơ hội khi Chúa đến? Chúng ta hãy làm những việc nhỏ mọn, tầm thường bằng một cách hết sức phi thường như Thánh Terexa nhỏ / hãy làm việc nhỏ với tình mến Chúa yêu người tha thiết / đó chính là cách ta sẵn sàng chờ đón Chúa đến / Đó là ta đang tỉnh thức để khỏi bỏ lỡ cơ hội khi Chúa xuất hiện!

26/ Chúng ta cần phải chọn một trong hai thái độ: Có nhiều người chỉ quan tâm đến đời  sau mà không chịu làm việc hiện tại / Có nhiều người chỉ lo làm ăn kiếm tiền mà không nghĩ đến đời sau / Bạn đang nằm ở đâu trong 2 thái độ này?

27/ Ta phải sống thế nào để vừa chu toàn nhiệm vụ hiện tại với bản thân, với gia đình, với xã hội mà không quên Chúa, quên linh hồn của mình? Chúng ta phải sống thế nào, phải làm gì để chuẩn bị đón Chúa đến?

28/ Thế nào là chờ đợi đúng cách? Vào một ngày của tháng 10/1992 / một số giáo dân Hàn Quốc tụ tập nhau ở nhà thờ để chờ ngày tận thế sẽ đến vào lúc nửa đêm / Có người đã bán nhà, xin nghỉ việc / nhưng dĩ nhiên sau đó là không phải ngày tận thế / Kinh Thánh cũng chẳng nói tận thế sẽ xảy ra vào lúc nào / Chúa Yesus cũng bảo là Ngài không biết (Mt_24, 36) / Chính vì thế người Kitô hữu không nên tin vào lời đồn thổi / nhưng phải kiên tâm chờ đợi trong hy vọng / chờ đợi không phải là nơm nớp chờ đợi, khoanh tay / nhưng là chờ đợi bằng cách sống hết mình để chuẩn bị cho trái đất đón chờ  ngày Chúa trở lại.

Bài 3: GẠT BỎ NHỮNG THÓI QUEN XẤU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

29/ Chúng ta cần làm gì trong Mùa Vọng? Mùa Vọng là thời gian tập sống trong chờ đợi / không phải chỉ là chờ mừng Lễ Giáng Sinh mà còn là chờ đợi Chúa đến kết thúc dòng lịch sử  .

30/ Tại sao ngày tận thế lại đáng sợ? Ngày tận thế và ngày Chúa quang lâm là một / Đó là một ngày đáng sợ / không phải vì sẽ có những hiện tượng kinh khủng sẽ xảy ra / nhưng đó là ngày Chúa phán xét kẻ sống, người chết / Ngày đó còn là một ngày vui / ngày vui của Chúa Yesus toàn thắng trong vinh quang / ngày vui vì mọi người được cứu chuộc / ngày vui của vũ trụ vật chất được giải phóng.

31/ Tại sao cuộc sống lại có quá nhiều mối lo âu? Cuộc sống hiện tại có vô số mối lo âu, và hy vọng: ăn uống, cưới vợ, gả chồng, làm ruộng, xay bột / Có lẽ chúng ta mong chờ Chúa đến ít hơn các giáo hữu tiên khởi / chẳng có ai thích nghĩ đến ngày tận thế / Tận thế bị coi như chuyện của tương lai xa vời.

32/ Cái chết dạy cho chúng ta điều gì? Sự chết dạy cho chúng ta biết cách sống / ngày tận thế dạy con người biết cách xây dựng thế giới trên nền tảng vĩnh cửu / trên những giá trị trường tồn.

33/ Ngày tận thế có gì lạ? Ngày tận thế là ngày Chúa quang lâm / chúng ta phải sẵn sàng ra đón Chúa / sẵn sàng cùng với Chúa xây dựng một địa cầu đầy tình thương và công lý / sẵn sàng biến trái đất thành con đường dẫn tới Thiên đàng.

34/ Bằng cách nào chúng ta có thể dung hòa giữa những lo lắng cho đời này, lẫn đời sau? Mỗi người cần phải sống đề cao trách nhiệm / Chúa Yesus nói: của César hãy trả cho César / của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa / không được bênh phía này mà bỏ phía kia / nhưng chúng ta cần phải chu toàn cả hai bổn phận.

35/ Nếu ngày mai tận thế, hôm nay tôi phải làm gì? Thánh Savio đang chơi ở sân, có người hỏi Ngài: nếu ngày mai tận thế, hôm nay Cậu sẽ làm gì? – tôi vẫn tiếp tục chơi / người ta hỏi tiếp: tại sao? Ngài trả lời: bởi vì tôi lúc nào cũng sẵn sàng nên chẳng có gì phải bận tâm lo lắng lúc nào Chúa sẽ đến! Nếu hôm nay chúng ta mới chạy đi xưng tội thì e rằng đã quá trễ / Vì các Linh mục cũng phải chạy đi xưng tội / như thế mọi người đều gặp nhau ở những chỗ kẹt xe  ngoài đường và như vậy thì ai sẽ Giải tội cho ai?

36/ Thói quen là gì? Giấc ngủ là một thói quen, nó làm cho chúng ta mất ý thức rằng thời gian đang trôi qua mau  / Chúa Yesus cũng mô tả thói quen: vào thời ông No-e, người ta ăn uống, người ta dựng vợ, gả chồng / có người chìm đắm trong thói quen, có người thoát ra được / người đó là ông No-e / Khi No-e bước lên tàu / những người khác vẫn sống bình thường mà không nghi ngờ gì cả / cho đến khi trận lụt ập đến và nhấn chìm tất cả / cuốn trôi tất cả.

37/ Thói quen sẽ ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta? Thói quen nhấn chìm chúng ta/ mọi người hãy nghĩ đến câu: tôi phải phản ứng lại, tôi phải bắt đầu lại / tôi không ngờ thời gian trôi nhanh như thế / Nếu tôi có thể làm lại từ đầu / nếu lúc còn trẻ biết thế thì… / Biết như thế ….có muộn lắm không?

Bài viết của YuseLuca, nhóm Emmaus

38/ Chuẩn bị hay không chuẩn bị? Chúng ta quá biết rõ, hoặc chúng ta cần lắng nghe Chúa Yesus nói thì sẽ rõ / Hai người cùng ở trong ruộng, một người được đem đi, một người bị bỏ lại / Hai bà cùng xay một cối bột, thì một sẽ được đem đi, còn một sẽ bị bỏ lại / Chúa bảo chúng ta phải tỉnh thức / khi làm cùng những công việc, có người thì chết, có người sống / có người chuẩn bị sẵn sàng / có người chẳng chuẩn bị gì cả!

39/ Sẵn sàng cho cái gì? chúng ta phải lặp đi lặp lại lời cảnh giác, bởi vì Chúa Yesus cũng lặp đi lặp lại lời cảnh giác đó / Một lời cảnh giác thật sự / lời cảnh giác có thể làm cho chúng ta lo âu, tê liệt / lời ấy cũng có thể làm cho chúng ta coi khinh thế gian và những công việc trần thế / Lời cảnh giác cũng mang lại một sức sống mạnh mẽ để chúng ta chu toàn những bổn phận hiện tại.

40/ Bài ca của những thói quen là gì? Đây là bài ca thói quen, bài ca con cá / Tôi không có thời giờ / đây là tiếng than phiền của cuộc sống / Thói quen của chúng ta thường là công việc, truyền hình, xe cộ / Lo kiếm tiền nhiều hơn, lo hoàn thành nhiệm vụ nào đó, hoặc dự định nghỉ ngơi cuối tuần / nghỉ ngơi mùa hè / Chúng ta luôn mong muốn sử dụng cuộc sống cho an nhàn thư thái đến nơi đến chốn / chúng ta sẵn sàng gạt bỏ ý nghĩa tình yêu và cuộc sống / gạt bỏ sự phục vụ huynh đệ, gạt bỏ lời kêu gọi của công tác truyền giáo, giờ kinh nguyện, giờ thánh lễ ,gạt bỏ giờ giáo lý …../

41/ Sự tỉnh thức của người Kitô hữu mang ý nghĩa gì? Tỉnh thức là có cuộc sống tốt trước mặt Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa / Chỉ cần chúng ta làm đúng điều đó, chúng ta sẽ có được thứ lợi ích rất rõ ràng: một sẽ được đem đi, một sẽ bị bỏ lại / Người tỉnh thức thì bộ rễ đã bám sâu vào sự sống vĩnh cửu /còn người say mê thói quen trần thế thì chỉ bám rễ ở trên bề mặt/ lúc nào họ cũng có nguy cơ bị dòng nước lũ cuốn đi.

CHÚ GIẢI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Đoạn 24, câu 37: Phúc Âm nhắc lại cơn Hồng Thủy thời No-e / như một cách đối chiếu và Chúa Yesus nhất mạnh rằng: việc Người đến cũng sẽ đột ngột, bất ngờ.

2/ Đoạn 24, câu 38: Chúa Yesus có ý cho người ta thấy rằng: vào ngày ông No-e vào tàu, dân chúng vẫn mãi mê làm những việc riêng của họ / nên cũng chẳng còn thời gian dành cho Thiên Chúa nữa / Họ nghĩ: ngày nào cũng như ngày nào / nhưng sự thể đã không phải như vậy / vì hôm ấy cơn Hồng Thủy đã bất ngờ tràn tới.

3/ So sánh với việc Chúa Yesus đến, mọi sự cũng sẽ xảy ra y như thế, không có một biểu lộ hay dấu chỉ bên ngoài nào xảy ra vào ngày trước đó / Đức Kitô sẽ xuất hiện bất thình lình / ai đang mãi mê chìm đắm trong kế hoạch riêng của mình /sẽ bị bất ngờ nên chẳng kịp chuẩn bị gì cả (2 Pr 2, 5).

4/ Đoạn 24, câu 39: Dù ông Noe có loan báo về sự công chính, nhưng dân chúng chẳng ai thèm bận tâm tới ông, hay những cảnh báo của ông, mà ông đã nhận được từ nơi Thiên Chúa / rằng đại họa sẽ xảy tới / Họ không biết, không hiểu, không nhận ra những gì Thiên Chúa đang thực hiện, vì thế họ cứ mãi miết chạy theo kế hoạch to tát của riêng mình / một khi cửa đã đóng lại, cơn Hồng Thủy tới, tất cả đều bị cuốn phăng / mọi chuyện đã quá trễ nếu muốn bước lên tàu / Họ không thể nào tránh khỏi sự đoán phạt.

5/ Chúng ta nhận thấy thời ông No-e hay thời hôm nay, cũng chỉ có 2 hạng người: một nhóm thờ ơ và một nhóm háo hức trông đợi / Nhóm thờ ơ thì cho rằng còn lâu việc đó mới xảy tới, họ xem thường nó / còn nhóm háo hức thì kiên tâm mong đợi ngày Chúa đến / Họ chuẩn bị sẵn sàng, dẫu biết rằng, điều này do chính Thiên Chúa quyết định ngày giờ mà Chúa Yesus sẽ quang lâm / Những kẻ thờ ơ thì chẳng kịp chuẩn bị gì, họ sẽ bị cuốn chìm trong phán quyết lôi đình của Thiên Chúa.

6/ Đoạn 24, câu 40: Việc Đức Kitô quang lâm sẽ bao gồm: một cuộc phán xét bất thình lình, và một sự phân tách bất thình linh nữa / Trong quá khứ đã có những tín hữu tin vào việc Chúa Yesus quang lâm / họ khuyến khích một số người tụ họp lại tại một nơi nào đó để chờ Chúa Yesus đến.

7/ Những Chúa Yesus cho thấy: Khi Người đến, người ta vẫn làm công kia việc nọ như thường, người tin cũng sống bên cạnh những kẻ không tin / Đồng án là công việc chung mà mọi người vẫn làm thời đó / Chúa Yesus cho thấy, vào ngày Ngài đón những kẻ tin / thì mọi người vẫn đang làm công việc thường ngày của mình / người thì được nhấc lên để về trời / kẻ thì bị bỏ lại để hứng chịu sự phán xét của Thiên Chúa.

8/ Có người cho rằng đem đi để chịu phán xét, nhưng nếu hiểu theo nghĩa này thì không thuận: Vì khi nói đem đi, thì Chúa Yesus là người phát ngôn, nên được đem đi là đi cùng với Chúa Yesus.

9/ Đoạn 24, câu 41: Người Do Thái không có thùng kín nắp để dự trữ bột mì (sợ bị mốc, bẩn, mọt), nên ăn tới đâu, họ xay tới đó, đây là công việc dành cho cánh đàn bà con gái / Bột mì là thành phần thức ăn chính trong bữa ăn hằng ngày của họ / vì vậy, khi giờ hợp đoàn đến, cánh phụ nữ vẫn làm công việc thường nhật của mình như mọi khi và sẽ có người được mang đi để tụ họp trên trời, còn người khác thì bị bỏ lại / Tin Mừng Luca còn trình bày thêm một minh họa thứ ba, đó là 2 người cùng nằm chung giường / Điểm lưu ý ở đây là: có người sẵn sàng khi Chúa đến, có người lại không chuẩn bị gì cả ! (Lc 17, 34-36).

10/ Đoạn 24, câu 42: Như thế là đã rõ: những người tin và kẻ không tin đều  được cảnh báo trước về ngày giờ Chúa Yesus đến để mang Giáo Hội đi / Những kẻ tin được báo trước để đề phòng, tỉnh thức, chống lại các chước cám dỗ, là thứ có thể cướp mất phần thưởng của họ / Những người tin là phải hoàn thành sứ mệnh lớn lao đó là làm công việc của mình dưới ánh sáng của Chúa /việc không hề biết được ngày Chúa đến lại tốt hơn cho họ, giúp họ cẩn trọng và sẵn sàng trong việc phụng tự Thiên Chúa.

11/ Đoạn 24, câu 43: Chúa Yesus còn nhấn mạnh việc phải tỉnh thức, sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa quang lâm / bằng cách so sánh ngày đó với việc kẻ trộm đến / Người Do Thái chia đêm ra làm 3 canh, mỗi canh 4 tiếng / nếu chủ nhà biết canh nào kẻ trộm đến thì ông sẽ không để cho nhà mình bị kẻ trộm đột nhập / và đào ngạch / Ngày xưa tường nhà làm bằng những viên gạch bằng đất phơi khô / Kẻ trộm thì không bao giờ báo trước, nên chủ nhà phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, hòng đối phó với các cuộc thăm viếng bất chợt của đạo chích / để ngôi nhà khỏi bị hư hại, và những món đồ giá trị khỏi bị mất.

12/ Đoạn 24, câu 44: Việc Chúa quang lâm vẫn là việc chắc chắn xảy ra, muốn chuẩn bị thì phải tỉnh thức, cho dù ngày giờ không được xác định rõ ràng / nhưng vì Thiên Chúa là Đấng Trung Tín, luôn giữ lời / và như thế sẽ không còn lời bao biện nào cho những hành động bất chợt mà không chịu chuẩn bị sẵn sàng.

13/ Việc chuẩn bị sẵn sàng là việc tối cần thiết /  Thánh Phaolô giải thích Chúa là ánh sáng, chúng ta là con cái sự sáng, chúng ta phải bước đi trong ánh sáng với cặp mắt tâm linh luôn rộng mở để canh chừng / ai tỉnh thức sẵn sàng thì cũng biết điều độ, tiết chế, sống quân bình/ không bị chi phối bởi các đam mê, nóng nảy, hấp tấp, vội vàng, hay có sự thái quá ,vô độ / vốn là những biểu hiện của một con người bị thống trị bởi tính ích kỷ và dục vọng đê hèn.

ĐẶT CÂU HỎI / ĐỂ GỢI Ý CHIA SẺ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

Hôm nay Giáo Hội khuyên chúng ta điều gì? (1).

Chúa Yesus cảnh báo điều gì qua bài Tin Mừng? (2).

Ngày sau hết của mỗi người là gì? (3).

Đời sống của con người có mấy giới tuyến? (4).

Chúa muốn dạy chúng ta điều gì qua 2 trường hợp nêu trên? (5).

Thái độ của người tín hữu trưởng thành phải như thế nào? (7).

Biến cố nào quan trọng nhất trong mỗi con người? (8).

Chúng ta chuẩn bị giờ chết như thế nào? (9).

Thánh Phaolô đã dạy điều gì về vấn đề này? (10).

Hãy mặc lấy Đức Kitô là gì? (11).

Tại sao Bàn Thánh hôm nay đượm vẻ u buồn? (12).

Thế nào là Mùa Vọng? (14).

Làm sao chúng ta có thể gặp được Chúa? (15).

Tại sao con người phải có niềm hy vọng? (16).

Con người thường sợ điều gì nhất? (17).

Tại sao người nông dân không ngại sương gió? (18).

Tại sao Tổ phụ Noe lại kiên nhẫn? (19).

Chúng ta cần làm gì để chuẩn bị cho tương lai? (20).

Hy vọng một cách thực tế là gì? (21).

Cách sống hy vọng của Tổ phụ Noe như thế nào? (22).

Đời sống của chúng ta ở trần gian là gì? (24).

Làm sao để chúng ta không mất cơ hội khi Chúa đến? (25).

Tại sao chúng ta phải sống dứt khoát? (26).

Thế nào là chờ đợi đúng cách? (28).

Chúng ta cần phải làm gì trong Mùa Vọng? (29).

Tại sao ngày tận thế lại đáng sợ? (30).

Tại sao cuộc sống lại có nhiều mối lo âu? (31).

Cái chết dạy cho chúng ta điều gì? (32).

Làm sao chúng ta có thể dung hòa giữa 2 thái độ sống? (34).

Nếu ngày mai tận thế, hôm nay tôi sẽ làm gì? (35).

Thói quen là gì? (36).

Thói quen ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của chúng ta? (37).

Tại sao phải chuẩn bị? (38).

Sẵn sàng là gì? (39).

Bài ca con cá là gì? (40).

Sự tỉnh thức mang ý nghĩa gì? (41).

TÓM Ý

1/ Giáo hội khuyên chúng ta hãy đối diện với số phận đời đời đang chờ đón chúng ta/ Giáo hội cũng khuyên chúng ta đừng để danh lợi thú làm cho chúng ta mê ngủ/ hãy tỉnh thức vì Chúa sẽ đến bất ngờ/

2/ Bài tin mừng hôm nay lưu ý chúng ta về cái chết sẽ đến bất ngờ đừng bao giờ ỷ y khi cho rằng ngày ấy còn rất xa/

3/ Ngày sau hết của mỗi người chính là giờ chết/ cái chết chắc chắn sẽ đến/ cũng là lúc chúng ta phải ra trước tòa Chúa để chịu phán xét về những việc lành, dữ mà chúng ta đã làm khi còn sống ở trần gian/

4/ Đời sống của chúng ta có 2 giới tuyến rõ rệt:  kẻ lành, kẻ dữ/ chiên, dê, lúa, cỏ lùng/ cá tốt, cá xấu/ người tốt được đem đi, còn kẻ xấu bị bỏ lại/

5/ Ngày Chúa đến, mọi người sẽ bất ngờ, cũng chính là lúc số phận đời đời của mỗi người sẽ được định đoạt/ người tốt thì được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu/ kẻ xấu phải chịu phạt đời đời/ hình phạt chỉ dành cho những ai quyết tâm từ chối ơn Chúa/

6/ Cái chết đến thật bất ngờ: tai nạn (xe hơi,…)/ bệnh tật (đau tim,…)/ xui rủi (làn gió độc,…)

7/ Người có đức tin trưởng thành bình tĩnh đối diện với cái chết/ Họ luôn sám hối, đền tội và chuẩn bị cho mình một cái chết lành Thánh/

8/ Cái chết là một biến cố quan trọng nhất vì chính giờ phút cuối đó mà số phận đời đời của mỗi người sẽ được ấn định/

9/ Thánh Phaolo dạy: Ta là con cái ánh sáng, hãy mặc lấy đức tin Ki-tô, đi đứng đàng hoàng, không say sưa, không dâm đãng, không tranh chấp ghen tỵ.

10/ Hãy nghĩ, hãy noi, hãy làm như Chúa, đó là mặc lấy Đức Ki-tô / Chỉ lo thực hành điều Chúa dạy/ không dành hết thời gian cho riêng mình, nhưng luôn luôn chừa thời gian để sống cho Chúa/

11/ Thánh đường hôm nay u buồn vì là mùa vọng, màu tím, màu đợi chờ, màu sám hối ăn năn, màu tỉnh thức cầu nguyện/

12/ Chúng ta đợi chờ Chúa hoán cải, thay đổi đời cho ta/ Đời ta luôn bế tắc, tội lỗi, chán nãn/ chỉ có Chúa mới có khả năng giải thoát ta/ đưa ra trở lại tình trạng làm con Thiên Chúa/

13/ Chúng ta chỉ có thể gặp được Chúa khi chúng ta noi gương tổ phụ Nô-e/ ông sống đẹp lòng Chúa nên ông gặp được Chúa, nên ông được Chúa thương cứu thoát/

14/ Sống ở đời phải có niềm hy vọng/ không ai có thể sống mà thiếu niềm hy vọng/ con người tự tử vì họ tuyệt vọng/

15/ Người nông dân dầm sương giải nắng vì họ hy vọng một mùa gặt bội thu/ cậu học sinh cố gắng vì cậu ta hy vọng đỗ đạt/ tổ phụ kiên nhẫn đóng tàu vì ông hy vọng được cứu thoát/

16/ Hy vọng phải thực tế, nếu hy vọng thái quá sẽ trở thành ảo vọng/ muốn tương lai tươi sáng thì hôm nay phải cố gắng/ phải tích cực vì tương lai/

17/ Hy vọng phải thực tế, nếu hy vọng thái quá sẽ trở thành ảo vọng/ muốn tương lai tươi sáng thì hôm nay phải cố gắng/ phải tích cực vì tương lai/

18/ Tổ phụ Nô-e không khoán trắng cho Chúa, nhưng ông đã nổ lực làm việc, bất chấp lời dèm pha, dị nghị, cười chê, mai mỉa của người xung quanh/

19/ Hãy tin tưởng vào lời Chúa hứa, đừng chán nãn, thất vọng/ bằng cách chu toàn những công việc nhỏ mọn tầm thường vì lòng yêu Chúa như Thánh Tê-rê-xa.

20/ Chúng ta phải chu toàn cả 2 bổn phận, đời này và đời sau/ đừng quá lo lắng của cải vật chất mà bỏ quên Chúa/ đừng quá đam mê việc Chúa mà bỏ bê bổn phận gia đình/

21/ Đừng tin vào những lời đồn thổi về ngày tận thế mà làm xao động cuộc sống/ hãy bình tĩnh đợi chờ ngày Chúa trở lại/ Hãy từ bỏ mọi đam mê/ đừng chạy theo tội lỗi/ đừng làm điều gian ác/ đừng gây bất công, đừng báo oán/

22/ Ngày tận thế rất đáng sợ vì đó là ngày Thiên Chúa phán xét/ ngày đó là ngày vui, vui vì Chúa Ki-tô đã toàn thắng, vui vì chúng ta được cứu độ/

23/ Đừng tuyệt vọng khi nghĩ đến cái chết/ Hãy dùng cái chết để xây dựng tương lai đời sau/ hãy dùng cái chết để xây dựng công lý thật bình tĩnh/ vì tôi luôn sẵn sàng nên chẳng có điều gì tôi phải sợ/

24/ Chúng ta luôn ghi nhớ câu Chúa nói: Của César trả lại cho César.

25/ Nếu ngày mai tận thế thì hôm nay tôi phải sống thật bình tĩnh/ vì tôi luôn sẵn sàng nên chẳng có điều gì tôi phải sợ/

26/ Có 2 thứ thói quen, thói tốt và thói xấu/ Thói quen xấu làm cho người ta quên hết thời giờ là của Chúa/ chỉ dành thời giờ cho bản thân mình mà thôi không quan tâm tới Chúa, tới anh em/ Đây là những con người ích kỷ, đáng chịu phạt/

27/ Phải biết chuẩn bị, phải biết sẵn sàng/ Hãy nghe lời Chúa cảnh báo, hãy nghe lời Hội Thánh nghiêm dạy/ Hãy nghe cha mẹ dạy bảo/

28/ Bài ca con cá mà nhiều người thường dùng: Tôi không có thời giờ/ đây là lý do đưa ra để từ chối Chúa, từ chối anh em/

29/ Hãy sống cuộc sống tốt đẹp, như là đang ở trước mặt Chúa/ như Chúa đang quan sát mọi việc chúng ta làm/ như Thiên Thần đang ghi rõ tất cả / **R

Giuse Luca /  KT Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1802
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  1616
 Hôm qua:  2070
 Tuần trước:  19480
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11319998
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top