Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 10 Thường Niên A

CN CHÚA TT HIỆN XUỐNG A 8/6/2014 

Đề tài: Chúa Thánh Thần hiện xuống

TUNG HÔ TIN MỪNG:

Haleluia, Haleluia.Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến, cho tâm hồn tín hữu được nhuần thấm muôn ơn, và cháy lửa yêu mến Ngài - Haleluia.

PHÚC ÂM:  Ga20, 19-23

Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an.

19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “ Bình an cho anh em!” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: “ Bình an cho anh em! như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Đó là lời Chúa.

Bài 1 : CHÚA THÁNH THẦN LÀ AI?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Chúa Thánh Thần là Đấng nào? Chúng ta muốn đi sâu vào bản tính Thiên Chúa, nhưng chỉ có đức tin mới có thể trả lời được, Thánh Tôma tiến sĩ nói: Đây là mầu nhiệm, mà trí khôn ta hạn hẹp, nên điều này vượt quá khả năng con người!

2/ Hình ảnh Thiên Chúa từ Cựu Ước: Cựu Ước chỉ ghi lại một vài hình ảnh mù mờ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba ngôi. Loài người phải chờ đến khi có Đức Kitô, người con duy nhất của Thiên Chúa xuất hiện và Mạc khải/ Chúng ta mới hiểu đôi chút về đặc tính cốt yếu của Thiên Chúa, đó là tình yêu/

3/ Chúng ta hiểu được đôi chút về Chúa Thánh Thần từ đâu ? Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh thần là Thiên Chúa ngôi Ba, là đấng ban sự sống, Ngài bởi ở Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra/ Ngài cũng được phụng thờ như Hai ngôi kia/ Ngài phán dạy mọi điều qua miệng các Tiên Tri/

4/ Chúa Con đã Mạc khải điều gì ? Qua Chúa Con, Thiên Chúa đã tỏ rõ tình yêu của Ngài cho chúng ta như lời Thánh Yoan đã xác quyết : Thiên Chúa đã yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban con một để ai tin vào người con ấy thì sẽ có được sự sống vĩnh cửu// Ngay từ thuở đầu đời, Chúa Cha đã sinh ra Chúa Con, và mối tình yêu thắm thiết phát sinh ra giữa hai cha con, đó là Chúa Thánh Linh .

5/ Chúng ta hiểu thế nào về tình yêu của Thiên Chúa ?/ Chúa Thánh Thần là sợi dây kết nối yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con và tình yêu ấy lan tỏa đến với chúng ta/ Như thế, nhờ vào Chúa Thánh Thần, chúng ta mới hiểu được bản chất về tình yêu Thiên Chúa/ Đồng thời Chúa Thánh Thần cũng là đấng thực hiện chương trình tình thương của Thiên Chúa đối với loài người qua công cuộc cứu độ/

6/ Muốn cứu độ trần gian, Thiên Chúa cần làm gì ?Chúa Yesus vân lệnh của Chúa Cha, cùng với sự cộng tác của Chúa Thánh Thần, Ngài đã chết đi để chuộc lại sự sống cho trần gian/ Nhờ ơn cứu độ mà chúng ta được phúc làm con cái Chúa, chúng ta được Thiên Chúa yêu thương/ Nhờ Chúa Thánh Thần mà tình yêu Thiên Chúa lan tỏa trong ta và nhờ liên kết với Thiên Chúa nên chúng ta phản ánh tình yêu của Ngài/

7/ Tác động của Chúa Thánh Thần với chúng ta như thế nào? Chúa Thánh Thần tác động tình yêu giữa 2 vợ chồng giúp họ biết trung thành và hy sinh cho nhau/ Chúa cũng ở giữa những đứa con để giúp chúng nói lên được 2 tiếng Thưa Ba, Thưa Má/ Ngài ở ngay giữa những người bạn để giúp họ biết tâm đầu ý hợp/

8/ Hôm nay, Giáo hội mừng kính điều gì ? Hôm nay lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống / Giáo hội mừng kính tình yêu của Thiên Chúa được nhìn thấy hình ảnh tượng trưng qua hình lưỡi lửa trên đầu các tông đồ/ Giáo hội muốn chúng ta thành khẩn kêu xin : Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy xuống tràn ngập tâm hồn các Tín hữu Chúa… và xin đốt lửa tình yêu Chúa trong lòng họ/

9/ Lời cầu nguyện : Lạy Thiên Chúa ngôi Ba, Ngài không phải là một Thiên Chúa vô hình hay một Thiên Chúa luôn bị lãng quên, xin hãy thắp lên trong thế gian ngọn lửa yêu thương để chúng con không còn đối xử với nhau bằng sự chia rẽ, thù hận, chết chóc, chúng con cầu xin nhờ Chúa Thánh Linh Chúa chúng con, Amen.

10/ Ngày lễ ngũ tuần của người Do Thái :Lễ này trong tiếng Hy Lạp là ngày lễ thứ 50 nên được gọi là lễ Ngũ tuần/ Tuần ở đây được hiểu là 10 ngày/ Ki-Tô giáo bắt đầu tính từ ngày Lễ Phục Sinh/ 40 ngày sau Lễ Phục Sinh có lễ Chúa lên trời thường rơi vào ngày thứ 5, nhưng thường được dời vào ngày chúa nhật kế tiếp/ ngày lễ Ngũ tuần kỷ niệm Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống và cũng là ngày khai sinh ra giáo hội/ Ngày này được coi là ngày hội mùa, ngày đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới/ Tại nhà Thờ vào ngày lễ này, họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì và những hạt lúa mì đầu tiên/

Đối với người Do Thái, đây là ngày lễ lớn/ là ngày đánh dấu mốc thời gian Thiên Chúa giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập/

Ngày lễ này người ta kỷ niệm : Đây là dịp Lễ Chúa hiện xuống, ngày này được mọi người tin là mang đến những tín hiệu tốt lành và niềm tin vào sự sống/ Các nước Châu Âu còn coi ngày Lễ này có nghĩa là phép thần trị bệnh/ ngày này người ta chúc nhau: Mọi bệnh tật sẽ qua khỏi/ Ngày này theo luật thì người công giáo không được làm ăn công, ăn lương ( kiêng việc )

11/ Nhờ đâu chúng ta nhận ra Chúa Thánh Thần?Chúa Thánh Thần không có khuôn mặt để cho ta ngắm, nhưng ta vẫn có thể nhận ra Ngài nhờ vào những dấu chỉ khả giác -> Một tiếng như tiếng gió thổi dữ dội, những lưỡi lửa tản ra đậu trên đầu mỗi người/

12/ Những người đang hiện diện được tràn đầy những gì? Bỗng chốc Thánh Thần tràn đầy trong lòng những người hiện diện/ Có cái gì đó làm cho cửa mở tung/ Để con người được tự do bay bổng/ Có ngọn gió ùa vào đầy nhà/ Có ngọn lửa lan tỏa vào làm ấm mọi trái tim/

13/ Các ông Thuyền Chài đã làm được những gì?Cái gì thôi thúc cho người ta đi ra mở cửa, họ cất tiếng nói-> phải kêu to cho mọi người, chẳng có gì phải sợ/ Hãy nói về những kỳ công Thiên Chúa đã làm cho Thầy mình/ trước mặt các ông nhà quê đánh cá, ít học, mọi người khắp nơi đổ về nghe giảng, mọi người kinh ngạc khi họ nghe các ông nói được tiếng của vùng đất họ đang sinh sống/.

Bài 2: NGÔN NGỮ CỦA KI-TÔ GIÁO

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

14/ Lợi ích từ việc nói được nhiều thứ tiếng: Đây là ơn Chúa Thánh Thần dành cho các môn đệ, nhằm giúp cho việc loan báo tin mừng cho mọi dân tộc được thuận lợi/ Nghe ai đó loan báo tin mừng bằng tiếng mẹ đẻ, sẽ giúp người nghe cảm thấy gần gũi.

15/ Lợi ích thực tế từ tin mừng: Tin mừng là phương tiện kết nối giữa mọi người và giữa các dân tộc, ngôn ngữ, màu da, tiếng nói, xã hội, văn hóa/ Như thế Chúa Thánh Thần làm cho con người hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn làm cho Hội Thánh trở thành một Hội Thánh của mọi dân tộc /

16/ Chúng ta có kinh nghiệm gì từ tháp Babel?Chúa Thánh Thần giúp vết thương của Tháp Babel được lành/ Chúng ta cũng cần nhớ rằng : Nhiều khi những con người có chung ngôn ngữ nhưng không thể hiểu nhau/

17/ Ý nghĩa của Lễ Truyền giáo : Lễ Hiện xuống là lễ khai sinh một hội Thánh Truyền giáo/ Đức Yesus chào đời tại Châu Á cách đây hơn 2000 năm nhưng dân số Châu Á đông nhất thế giới, thế thì làm sao để người Châu Á hiểu được tin mừng/ Đó là vấn đề lớn mà các nước Châu Á cần phải quan tâm .

18/ Muốn đón nhận tin mừng người ta cần những thứ gì ? Hiểu được tin mừng là bước đầu, là điều kiện để người ta tin theo, nếu chúng ta nghe được họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa .

19/ Làm sao chúng ta có thể đi truyền giáo cho Châu Á? Muốn đi truyền giáo Châu Á, chúng ta phải nói nhuần nhuyễn ngôn ngữ/ và phải hiểu rõ về những mạc khải của Chúa Yesus/ Một điều quan trọng hơn nữa đó là làm sao hiểu được phong tục, văn hóa, tín ngưỡng, luân lý, truyền thống của họ/ Có như thế chúng ta mới có thể gần gũi họ được /

20/ Hiện tại chúng ta thiếu thứ gì?Chúng ta là người Việt, kinh thánh tiếng việt mà chúng ta chưa tiếp cận, chưa hiểu được thì làm sao chúng ta nói Lời Chúa cho người Việt hiểu? Chúng ta hãy xin Chúa Thánh Linh cho chúng ta biết khiêm tốn, can đảm học những ngôn ngữ của những người mà chúng ta được sai đến / Hơn nữa kinh thánh đã được dịch ra được 2197 thứ tiếng, thế thì làm sao chúng ta có thể học hết được/ Chúa bảo Chúa chỉ cần một thứ ngôn ngữ thôi, ngôn ngữ ấy mọi người đều hiểu/ Đó là ngôn ngữ yêu thương bác ái, như mẹ Thánh Te-rê-xa Calcutta đã làm và thế giới đã rất ngưỡng mộ bà/

21/ Chúng ta nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần từ khi nào?Chúng ta đã lãnh nhận Thánh Thần từ khi chịu phép rửa tội, thêm sức/ Nhờ ơn can đảm , các ông thuyền chài đã mạnh dạn đứng lên loan báo tin mừng / Gia đình, nghề nghiệp cuộc sống của chúng ta cũng là những thứ ngôn ngữ để chúng ta nói về Chúa.

22/ Một vị Thiên Chúa xa lạ : Chúng ta vẫn nghe nói về Chúa Thánh Thần nhưng Ngài vẫn là Thiên Chúa xa lạ/ Ngày chịu phép thêm sức chỉ còn lại trong ta như một kỷ niệm đẹp/ Bởi nó không làm cho chúng ta có chút ý thức nào về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần/ Đấng đang ngự trị trong lòng ta và đang sai ta đi làm chứng cho Chúa/

23/ Chúa Ki-Tô phục sinh đã kêu gọi các môn đệ làm gì?Chúa đã kêu gọi các ông làm một việc thật quan trọng, đó là các ông phải tiếp tục sứ mạng rao giảng tin mừng cứu độ mà Ngài đã bắt đầu : Hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy (Mt 28,19)/ Hãy đi loan báo tin mừng cho mọi loài thọ tạo (Mc 16,15)

24/ Tin mừng hôm nay, Chúa Phục sinh nói gì với các môn đệ? Chúa nói : Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em Yn 20,21/

25/ Sứ mạng nối dài là gì? Chúa Yesus cho các môn đệ tham dự vào sứ mạng của mình/ chỉ có một sứ mạng duy nhất mà Ngài đã nhận được từ nơi Chúa Cha/ Các môn đệ cần phải nối dài sứ mạng ấy/

26/ Ai giúp các ông thực hiện sứ mạng? Khi Chúa Yesus Ki-tô phục sinh lên trời, Chúa Thánh Thần giúp các ông thực hiện sứ mạng này, Ngài đã cho các ông sức sống, lòng can đảm để các ông dám mở toang cánh cửa để lên đường loan báo phục sinh/

27/ Sức mạnh nhờ hơi thở của Chúa phục sinh :Chúa phục sinh đã trao hơi thở cho các môn đệ, hơi thở của Chúa là sức sống Thần Linh/ Khi các ông được trao ban Thánh Thần, các ông đã trở nên những con người mới. Họ sẵn sàng lên đường/ sẵn sàng để đi rao giảng và làm chứng cho Chúa/

28/ Chúa Thánh Thần có mặt bên ta vào lúc nào ? Chúa Thánh Thần chẳng ở xa chúng ta, Ngài có mặt khi ta đọc và rung động trước một đoạn Lời Chúa / Hoặc khi chúng ta muốn đem Lời Chúa để áp dụng vào đời thường/ Ngài có mặt khi ta gọi tên Yesus trên môi (1 Cor 12,3) và gọi Thiên Chúa là Cha với lòng từ ái (Rm8,15) Ngài có mặt khi ta tiến một bước mới trong đời sống cầu nguyện, đời sống thiêng liêng .

29/ Thánh thần làm gì cho giáo hội được hiệp nhất /Thánh Thần vẫn luôn ở trong lòng giáo hội//Chúa làm cho giáo hội được hiệp nhất/ bằng cách ban những đặc sủng khác cho từng người/ để họ phục vụ cho lợi ích chung/ Chúa cũng hiện diện trong các quyết định của các lãnh đạo Giáo hội/ Chúa cũng hiện diện trong lòng giáo dân qua cung cách vâng lời trong sự hiệp nhất /.

Bài 3: HIỆU QUẢ CỦA LỬA THÁNH HÓA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

30/Chúa Thánh Thần là gì của giáo hội?Ngài là linh hồn của giáo hội/ Nếu không có Ngài thì giáo hội chì là một cơ cấu đáng ngờ/ Chúng ta cần mềm mại hơn để cho Ngài dẫn dắt/ Chúng ta cần bớt cứng cỏi để cho Ngài canh tân / Chúng ta cũng đừng dập tắt tiếng nói của Ngài, thì chúng ta sẽ thấy có nhiều biến đổi kỳ diệu /

31/ Chúng ta cần xin gì cùng Chúa Thánh Thần? Xin Ngài hãy thổi làn gió mát vào đời con, vào giáo hội, vào thế giới/ Để đem lại cho chúng con sự tươi mát nhẹ nhàng/ Sự tự do thanh thoát/ Xin Chúa hãy như dòng nước chảy vào đời con, vào giáo hội, vào thế giới , để nước cuốn trôi đi mọi nhơ nhớp, khô cằn, cứng cỏi, và làm mọc lên những mầm non xanh tươi sức sống nơi chúng con/ Xin Chúa hãy đến như ngọn lửa hồng chiếu sáng đời con, chiếu sáng giáo hội, chiếu sáng thế giới, để chúng con không còn ở nơi tối tăm, nhưng luôn mang một trái tim ước mơ cháy bỏng và làm cho thế giới này rực sáng lửa tình yêu .

32/ Những dấu vết nào giúp chúng ta nhận ra Chúa ?Nhìn những dấu chân trên cát, ta biết có người vừa đi qua / Nhìn những cành cây lay động, ta biết có gió thổi/ Chúa Yesus và Thánh Thần như làn gió, muốn thổi đi đâu thì thổi/ Chẳng ai biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu !(Yn3,8)/ Chúng ta chỉ thấy những dấu vết của hoạt động Chúa Thánh Thần nhưng lại không thấy Ngài/ Nên cũng chẳng biết được đường đi nước bước của Ngài .

33/ Dấu hiệu của sự sống là gì ? Chúa Thánh Thần là hơi thở của Chúa phục sinh/ Hơi thở là dấu hiệu của sự sống con người/ Thiên Chúa đã thổi hơi vào Ađam để cho ông được sống/ Chúa phục sinh đã thổi hơi vào các môn đệ để họ nhận được sự sống hoàn toàn mới/ Đời sống Ki-Tô hữu là sự sống từ Thánh Thần.

34/ Chúa Thánh Thần đến từ lúc nào? Từ trong giây phút đầu tiên trong lòng Mẹ Maria, Chúa Yesus đã tràn đầy Thánh Thần ngự xuống và lưu lại/ Chính Thánh Thần đưa Ngài vào sa mạc để cầu nguyện và ăn chay để định hướng cho cuộc đời sứ vụ/

35/ Chúa Yesus đã nhờ ai để thi hành sự mạng? Tại Galilê Chúa Yesus đã bắt đầu sứ mạng trong quyền năng của Chúa Thánh Thần (Lc4,14)/ Ngài đã nhờ Thánh Thần mà đuổi quỷ/(Mt12,28)/ Ngài đã thốt lên lời ca ngợi khi được hân hoan trong Thánh Thần (Lc10,21)/ Chúa Yesus đã nhận được Thánh Thần một cách vô hạn Yn3,34

36/ Chúng ta đã được những gì ở Chúa Thánh Thần? Chúng ta luôn cảm thấy xa lạ với ngôi Ba, Ngài thật sự là một người bạn rất gần gũi và chúng ta cần Ngài như cần hơi thở/ Nhờ Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể gọi được Thiên Chúa là Cha(Rm8,15)/ Ta biết cầu nguyện nhờ Ngài/ Nhờ Ngài ta nếm được vị ngọt ngào của Lời Chúa/ Nhờ Ngài mà Hội Thánh được canh tân liên tục/ Bằng những làn gió bất ngờ, bằng những canh tân đổi mới liên tục/.

37/ Tiếng nói của Chúa Thánh Thần từ nơi đâu? Chúa Thánh Thần vẫn lên tiếng qua những người có trách nhiệm, qua bạn bè, qua các hoàn cảnh mới cần thích nghi/ Qua lời mời gọi, thúc đẩy trong tâm trí .

38/ Ơn Chúa Thánh Thần như ngọn lửa thanh luyện : Như lửa thanh luyện để thử vàng ,thử các kim loại để loại bỏ tạp chất ,ngọn lửa Thánh Thần tẩy sạch con người cũ của các tông đồ/ trước kia các ông là những người nhỏ nhen, ích kỷ, ham danh, hám lợi, tranh giành cao thấp/ Nhưng khi có ơn Chúa Thánh Thần, các ông trở lên quảng đại hy sinh, quên mình/ chỉ nghĩ đến việc phục vụ Chúa/ Trước kia các ông quá nhút nhát, hôm nay lại trở nên quá can đảm, trung thành/

39/ Ơn Chúa Thánh Thần như ngọn lửa soi sáng: Ai có dịp đi trong hang động tối tăm, mới hiểu được nỗi khổ thế nào là người mò mẫm, lò dò từng bước đi trong đêm tối/ Những tảng đá lởm chởm, những thú vật nguy hiểm như rắn, rết, bò cạp/ cùng với biết bao thứ hiểm nguy đang rình mò/ Hạnh phúc biết bao khi tìm được chút ánh sáng / Các tông đồ trước kia cũng thế, như người đi trong đêm tối/ không biết hướng đi về đâu/ Nhưng nhờ lửa Chúa Thánh Thần soi sáng trí khôn, biến các ngư phủ quê mùa thành sáng suốt thông minh, hiểu biết Lời Chúa, biến các ông trở thành những nhà lãnh đạo dẫn đường cho muôn dân tiến về quê trời .

40/ Ơn Chúa Thánh Thần là ngọn lửa sự sống: Sau ngày Chúa chịu khổ nạn, các tông đồ sợ hãi chạy tản lạc tứ phía/ Các ông chạy trốn, ẩn nấp, sợ sệt, lo âu/ Các ông phải trốn trong nhà vì sợ người Do Thái/ Các ông sống mà như đã chết / như xác không hồn/ Nhưng khi Chúa Thánh Thần đến, các ông như vừa nhận được sức sống quá mãnh liệt khiến các ông không thể nào ngồi bó gối để chờ thời, nên đã mạnh mẽ ra đi rao giảng lời Chúa.

41/ Thế giới hôm nay cũng đang cần Chúa Thánh Thần : Bản thân mỗi con người hôm nay đều có đầy những tì tích hoen ố/ Chúng ta cần phải được thanh luyện bằng lửa Chúa Thánh Thần / bởi tâm hồn chúng ta đầy tràn bóng tối/ Chỉ có lửa Chúa Thánh Thần soi đường dẫn lối chúng ta đi/ Thế giới hôm nay chứa đầy thứ văn minh của sự chết sẽ đưa con người tới hủy diệt/ chỉ có lửa Chúa Thánh Thần mới khôi phục lại sự sống cho chúng ta và đưa chúng ta vào đời sống vĩnh cửu trong Thiên Chúa/Amen.

TÓM Ý

1/ Chúa Thánh Thần là Đấng mà Cựu Ước chỉ ghi lại một vài hình ảnh lờ mờ về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi/ chỉ đợi đến khi có được mạc khải của Chúa Yesus, chúng ta mới hiểu được Ngài là Thiên Chúa tình yêu!

2/ ở Kinh Tin Kính Chúng ta tuyên xưng Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba, Ngài là Đấng ban sự sống/ Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu nhau mà ra/ Ngài cũng quyền năng, thánh thiện như hai ngôi kia/ Ngài phán dạy mọi điều cho chúng ta qua miệng các Tiên Tri.

3/ Chúa con đã mạc khải :Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta/ Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian nên đã ban Người con một, để ai tin vào Người con ấy thì sẽ có được sự sống vĩnh cửu/ tình yêu thắm thiết giữa hai Cha con đã phát sinh ra Chúa Thánh Linh, vì thế Thiên Chúa Ngôi Ba là Thiên Chúa tình yêu.

4/ Thánh Thần là sợi dây liên kết của tình yêu Thiên Chúa và lan tỏa đến loài người chúng ta/ nhờ vào Chúa Thánh Thần, chúng ta mới hiểu được bản chất tình yêu của Thiên Chúa/ Đồng thời cũng chính Chúa Thánh Thần thực hiện chương trình tình yêu của Thiên Chúa qua công cuộc cứu độ.

5/ Muốn cứu độ trần gian, Chúa Yesus đã vâng lệnh Chúa Cha, cùng cộng tác với Chúa Thánh Thần, Ngài đã chết để cứu chúng ta, nhờ đó chúng ta  được diễm phúc làm con cái Chúa/ nhờ tình yêu Thiên Chúa lan tỏa trong ta ,nên chúng ta đã phản ảnh được tình yêu của Thiên Chúa.

6/ Nhờ ơn tác động của Chúa Thánh Thần giúp cho vợ chồng biết yêu thương và hy sinh cho nhau, giúp cho các đứa con biết tôn kính yêu mến cha mẹ, giúp cho những người bạn biết tâm đầu ý hợp với nhau.

7/ Hôm nay mừng kính Chúa Thánh Thần, Giáo Hội muốn chúng ta mừng kính tình yêu Thiên Chúa qua hình ảnh hình lưỡi lửa trên đầu các Tông đồ, Giáo Hội cũng muốn chúng ta nài xin Ngài canh tân, đổi mới và xin đốt lửa tình yêu Chúa trong lòng mọi người.

8/ Thiên Chúa Ngôi Ba không phải là Thiên Chúa vô hình, hay một Thiên Chúa bị lãng quên/ Xin Chúa hãy thắp lên ngọn lửa yêu thương, để chúng con không đối xử với nhau bằng sự chia rẽ, hận thù, chết chóc.

9/ Ngày lễ ngũ tuần là ngày thứ 50 được tính từ lễ phục sinh, là ngày lễ kỷ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống/ cũng là ngày khai sinh ra Giáo Hội/ cũng là ngày hội mùa của người Do Thái/ Ngày này họ dâng lên Thiên Chúa của lễ đầu mùa, cũng là ngày người Do Thái kỷ niệm mốc thời gian Thiên Chúa giải thoát họ khỏi Ai Cập, ngày này là ngày kiêng việc, không được làm công ăn lương.

10/ Chúa Thánh Thần là Đấng vô hình, tuy thế chúng ta cũng vẫn có những dấu chỉ : một luồng gió thổi/ một cột mây sáng, một lưỡi lửa đậu trên đầu những kẻ được Chúa tuyển chọn, thánh hiến.

11/ Những người đang hiện diện trong phòng, khi ngọn gió lùa vào, họ được đầy tràn Chúa Thánh Thần, họ mở tung cửa, họ đem ngọn lửa ra đi làm ấm mọi trái tim/ Các ông đã nói cho mọi người biết về những kỳ công của Thiên Chúa trước mắt mọi người, Các ông chỉ là những ngư phủ ít học, nhưng mọi người phải một phen kinh ngạc khi các ông dùng tiếng mẹ đẻ của họ để ca tụng Thiên Chúa.

12/ Nói được nhiều thứ tiếng là một ân ban của Chúa Thánh Thần, giúp cho việc loan báo tin mừng được thuận lợi, giúp cho ai nghe tiếng mẹ đẻ cũng cảm thấy ấm áp, gần gũi.

13/ Tin mừng trở thành phương tiện kết nối giữa các dân tộc, như thế Chúa Thánh Thần đã giúp cho mọi dân tộc hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn/ Làm cho Hội Thánh trở thành mẹ các dân tộc.

14/ Chúa Thánh Thần giúp cho vết thương Tháp Baben được lành/ chúng ta cũng nên hiểu rằng: có nhiều người cùng nói chung một ngôn ngữ nhưng lại không hiểu nhau.

15/ Lễ hiện xuống là lễ khai sinh Giáo Hội. là lễ truyền giáo/ Chúa Yesus ra đời tại Châu Á cách nay hơn 2000 năm/ nhưng tại Châu Á lại có quá ít người biết Chúa/ Đó là một điều mà các Giáo Hội Châu Á cần đặc biệt quan tâm.

16/ Đón nhận tin mừng việc cần trước tiên là phải hiểu được tin mừng/ nhưng ai là người có khả năng nói cho người khác hiểu/ đây là một quãng đường thật dài, thật xa mà không biết đến bao giờ chúng ta mới bắt đầu/ Các dự án còn đang là mới dự trù/ chẳng biết bao giờ nó mới thành hiện thực/ thật đáng lo.

17/ Muốn đi truyền giáo tại Châu Á, chúng ta phải hiểu rõ lời Chúa, phải giỏi nhiều ngôn ngữ mà còn phải rành về tập tục, văn hóa, luân lý, truyền thống của từng dân tộc, chỉ có rành như thế chúng ta mới có thể gần gũi họ được.

18/ Khó khăn hiện tại, chúng ta là người Việt, chúng ta còn chưa rành Kinh Thánh tiếng Việt, thì làm sao chúng ta có thể nói cho người ngoại quốc hiểu? Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ơn can đảm, dám đi học những điều mình chưa biết, dám sống những điều chúng ta đã học, để chúng ta có thể minh chứng điều mình muốn diễn tả cho tất cả những ai đến với chúng ta / chúng ta chỉ cần sống đúng lời Chúa dạy là dùng đời sống gương sáng để nói với người rằng chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô/ Một điển hình là Thánh nữ Têrêxa Calcutta.

19/ Chúng ta nhận lãnh sức mạnh từ Chúa Thánh Thần từ khi chúng ta chịu phép rửa tội, thêm sức/ Các ông thuyền chài đã mạnh dạn ra đi làm chứng cho Chúa.

20/ Chúa Thánh Thần ít được nhắc đến, ít được ai dạy dỗ về Ngài, nên có vẻ như Ngài là một vì Thiên Chúa xa lạ/ Chúng ta không có một chút kiến thức nào về Ngài, ngày ta chịu phép thêm sức chỉ còn là một kỷ niệm mơ hồ.

21/ Chúa phục sinh kêu gọi các môn đệ thi hành một việc quan trọng đó là tiếp tục sứ mạng rao giảng tin mừng cứu độ/ Hãy đi loan báo tin mừng cho mọi loài thọ tạo.

22/ Khi Chúa Yesus phục sinh lên trời/ Chúa muốn các môn đệ tham gia vào sứ mạng của mình/ nên sau khi Chúa lên trời, Chúa Thánh Thần đã giúp các ông thực hiện sứ mạng này, Thánh Linh đã cho các ông sức sống và lòng can đảm để các ông mở toang cánh cửa, ra đi loan báo tin mừng Chúa Kitô phục sinh.

23/ Hơi thở của Chúa phục sinh là hơi thở mang sức sống Thần Linh, các ông trở nên những con người mới, sẵn sàng lên đường làm chứng cho Chúa.

24/ Chúa Thánh Thần luôn ở bên chúng ta, khi chúng ta lên rước lễ, khi chúng ta đọc một đoạn Lời Chúa, khi chúng ta dám đem lệnh truyền của Chúa áp dụng vào đời thường/ khi chúng ta gọi tên Yesus, khi chúng ta mở miệng tạ ơn Thiên Chúa, khi chúng ta dâng lời cầu nguyện, khi chúng ta đến với anh em nghèo khổ, bệnh tật.

25/ Thánh Thần vẫn luôn ở trong lòng Giáo Hội, thúc đẩy Giáo Hội hiệp nhất, ban đặc ân cho mỗi người để họ phục vụ cho các mục đích chung/ Chúa Thánh Thần cũng luôn hiện diện qua các giáo huấn của Giáo Hội/ Ngài cũng hiện diện nơi các giáo dân luôn vâng lời và cầu nguyện cho vị Cha chung.

26/ Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, xin Chúa hãy dẫn dắt, canh tân, đổi mới Giáo Hội, đổi mới từng con người giáo dân.

27/ Xin Chúa Thánh Linh hãy thổi làn gió mát vào lòng Giáo Hội, xin như dòng nước sạch cuốn trôi đi mọi nhơ nhớp, khô cằn, cứng cỏi/ xin như nguồn sáng chiếu rọi vào làm cho thế giới hết tối tăm/ cho xã hội luôn rực sáng tình yêu tha nhân.

28/ Chúa Thánh Linh là Đấng vô hình, xin giúp chúng con nhận ra những dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài/ Xin giúp chúng con được có tinh thần hối cải, để chúng con được sống trong tình yêu Chúa, yêu thương anh em/ Chúng con cầu xin…nhờ Thánh Linh ,Chua chúng con . Amen.

29/ Thấy dấu chân trên cát, ta biết có người đi, Thấy cành cây lay động, ta biết có gió thổi, Những việc Chúa Thánh Linh làm, ta ít thấy, khó thấy/ chúng ta hãy tin vì Ngài vẫn hiện diện trong Giáo Hội, trong tâm hồn chúng ta.

30/ Chúa Thánh Thần đến từ lúc Thần Khí Chúa bay là là trên mặt nước, Chúa đến từ phút đầu tiên trong lòng trinh nữ Maria/ Chúa Yesus đã tràn ngập Thánh Thần khi vừa chịu phép rửa xong , cũng chính Ngài hướng dẫn Chúa Yesus vào Sa mạc và xác nhận Thiên tính của Chúa Yesus trên núi Tabor.

31/ Chúa Yesus nhận Thánh Thần trong lúc Chúa rao giảng và chữa lành các bệnh tật, làm các phép lạ hóa bánh và trừ ma quỷ.

32/ Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta biết gọi Thiên Chúa là Cha, biết cầu nguyện, hiểu được lời Chúa/ Ngài canh tân đổi mới mỗi người, và canh tân cả Giáo Hội.

33/ Chúa Thánh Thần như ngọn lửa thanh luyện, biến đổi, tẩy sạch con người cũ của các Tông đồ, từ những con người nhỏ nhen, ích kỷ, ham lợi, trở thành quảng đại, hy sinh quên mình, chỉ lo phục vụ Chúa, lúc trước nhút nhát/ hôm nay các ông can đảm.

34/ Tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các bề trên, qua bạn bè, qua hoàn cảnh, qua lời mời gọi trong tâm trí.

35/ Ơn Chúa Thánh Thần như ngọn lửa soi sáng, như nguồn ánh sáng cho những ai đi trong tăm tối, nhờ ơn soi sáng mà các Tông đồ quê mùa biến thành những người thông minh sáng suốt, thông hiểu Lời Chúa, biến các ông thành những lãnh đạo đại tài.

36/ Ơn Chúa Thánh Thần như ngọn lửa sự sống, từ sau cuộc khổ nạn của Chúa, các Tông Đồ như những người chờ chết, sợ hãi, lẩn trốn/ Nay ơn Chúa Thánh Thần đến, các ông như người vừa khỏi bệnh, như vừa tỉnh ngủ, các ông không chịu ngồi bó gối, nhưng đã nhiệt thành ra đi rao giảng lời Chúa.

37/ Bản thân chúng ta ai cũng rất cần Chúa Thánh Thần/ ai cũng bị hoen ố vì tội lỗi, ai cũng cần được thanh luyện, đổi mới, thế gian đang chứa đầy những văn minh của sự chết, chỉ có lửa Chúa Thánh Thần mới có thể khôi phục lại sự sống cho chúng ta và đưa chúng ta vào đời sống vĩnh cửu cùng Thiên Chúa.

Bài viết của YuseLuca, nhóm Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1367
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1904
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417583
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top