Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN 18 TN A / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT 18  / TN  A 
 
Đề tài: Phép lạ hoá bánh ra nhiều
 
 

TUNG HÔ TIN MỪNG: Mt 4,4b

Haleluia. Haleluia. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh,
nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. Haleluia.

 

PHÚC ÂM:  Mt 14, 13-21

"Ai nấy đều ăn và được no nê.”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Máthêu.

13 Khi được tin ông Gio-an Tẩy giả chết, Đức Giê-su xuống thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân chúng từ các thành đi bộ mà theo Người.14 Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.

15 Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.” 16Đức Giê-su bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.” 17Các ông đáp: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá!” 18Người bảo: “Đem lại đây cho Thầy!” 19 Sau đó, Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. 20 Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẫu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. 21 Số người ăn khoảng chừng năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.

Đó là lời Chúa.

Bài 1: CỘNG TÁC VỚI ƠN CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/  Phúc âm hôm nay nói về sự kiện gì? Tin Mừng hôm nay kể lại việc Chúa Yesus làm phép lạ hóa bánh ra nhiều từ 5 chiếc bánh và 2 con cá. Theo Thánh Yoan thì số thực phẩm ít ỏi này là của 1 em bé, em bé này đã trao cho Chúa và cả năm nghìn người đã được ăn uống no nê.

2/ Ý nghĩa từ hành động này của em bé : Nếu em bé này không trao số thực phẩm ấy cho Chúa thì có lẽ đám đông đã không được nuôi ăn giữa nơi hoang vắng này khi trời đã về chiều. Từ hành động quảng đại này, chúng ta có thể đi đến kết luận : “ Hãy cộng tác với Chúa để xoa dịu nỗi đau của người khác”, Cũng như đem lại cho họ niềm vui và hy vọng.

3/ Ý nghĩa của việc mang lại niềm vui cho kẻ khác : Một hành khách vừa bước lên xe, đã vội khen Bác tài xế một câu. Mới nghe qua thì anh tài xế thầm nghĩ : Có thể người này đang tìm cách xỏ xiên mình, đây cũng là một phương pháp mà nếu ai đã từng đọc qua cuốn sách“ Đắc nhân tâm” thì không có gì phải ngạc nhiên. Anh tài xế lại hỏi :“Anh làm vậy với mục đích gì”? Anh khách trả lời : “ Tôi muốn đem lại cho anh chút niềm vui” , từ niềm vui này sẽ phát sinh ra biết bao niềm vui khác. Nói chung anh ta chỉ muốn đem lại niềm vui cho những người chung quanh, mọi người sẽ cảm thấy vui và niềm vui sẽ được lan truyền.

4/ Phản ứng dây chuyền : Một người này được vui, sẽ mang lại niềm vui cho người khác. Như vậy sự niềm nở và tử tế sẽ được trải rộng khắp nơi, lời nói của anh hành khách làm chúng ta nghĩ đến một câu danh ngôn : “Thà thắp lên một ngọn nến, còn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng đêm!”

5/ Hạt cải hóa thành cây to, việc nhỏ hóa thành việc lớn : Chúng ta thấy em bé trao cho Chúa tất cả những gì em có, sau đó Chúa đem chia sẻ quà tặng ấy cho mọi người ,như thế mỗi người chúng ta đều có thể, đều phải trở thành dụng cụ góp phần cho Chúa làm phép lạ. Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành phương tiện cứu giúp biết bao nhiêu người khác nhờ lời nguyện, nhờ hành động chia sẻ như Thánh Tê-rê-xa Calcutta.

6/ Chúng ta thấy gì khi nhìn vào đời sống của Thánh Tê-rê-xa Calcutta? Một ngôi sao truyền hình của Anh Quốc đã trở lại Đạo Công Giáo, anh cho biết nguyên do của cuộc đổi đời này là do ảnh hưởng của Mẹ Tê-rê-xa. Anh nói : Làm sao tôi có thể diễn tả được là tôi đã mang ơn Mẹ như thế nào?. Mẹ Thánh đã chỉ cho tôi một Ki-tô giáo bằng hành động. Mẹ đã dạy cho tôi biết sức mạnh của tình thương. Mẹ đã làm cho tôi tin rằng : “Một cá nhân giàu lòng khoan dung từ ái, có thể khơi dậy một ngọn sóng yêu thương, để rồi ngọn sóng này ngập tràn vào cả thế giới” .

7/ Sứ điệp Tin Mừng hôm nay muốn nói điều gì? Dù chỉ là hành động của một em bé mang tính cá nhân, nhưng hành động ấy đã phát ra hiệu quả đáng kể nếu chúng ta biết chia sẻ những gì mình có với Chúa, sau đó Ngài sẽ làm phần còn  lại. Ngài sẽ biến cái ít ỏi, cái yếu đuối, cái tầm thường ấy trở thành điều hữu ích. Đem lại kết quả vượt xa điều chúng ta mong muốn.

8/ Chúng ta phải làm gì? Chúng ta hãy dâng lên Chúa chút khả năng ít ỏi, chút tinh thần thấp hèn để tùy ý Ngài sử dụng. Sau đó Chúa sẽ dùng những thứ ít ỏi đó để làm phép lạ.

9/ Những điều ước : Ước gì con được làm Con của Thiên Chúa quyền năng. Ước gì con là sợi dây để Chúa biến con thành chiếc đàn. Con chỉ là giọt nước, ước gì Chúa biến con thành dòng suối ngọt ngào thơm mát. Con chỉ là tia lửa nhỏ, ước gì Chúa biến con thành bó đuốc lớn soi sáng thế gian.

10/ Những bài học từ đoạn Tin Mừng hôm nay: Tin Mừng  hôm nay chứa đựng nhiều bài học : Nước Trời, Dân Chúa, Bí tích Thánh Thể, và quan trọng nhất là sống tình liên đới. Một bài học mà Chúa muốn dạy các môn đệ và cho tất cả chúng ta.

11/ Tình liên đới trong yêu thương là gì? Nhìn thấy đám đông đói khát, Chúa chạnh lòng thương vì họ đau khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không ai chăn dắt.

12/ Đám đông đi theo Chúa để làm gì? Đám đông đi theo Chúa không phải chỉ được ăn no, nhưng còn mong muốn để được chữa lành, nhất là để được an ủi, dạy dỗ, chỉ bảo. Khi Chúa chạnh lòng thương là lúc Chúa dạy chúng ta phải nhìn người chung quanh bằng ánh mắt liên đới trách nhiệm.

13/ Tại sao lại là trách nhiệm của tôi? Chúa bảo : Những người này đói vì tôi đã ăn quá nhiều nên hết phần của họ. Người kia rách bởi vì tôi mải mê đua đòi theo mốt nên phung phí quần áo. Những người trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia bị rơi vào nhóm tội phạm bởi vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt là phần trách nhiệm của tôi. Thế giới này chưa công bằng bởi vì tôi còn ăn gian nói dối. Thế giới còn tin quơ thờ quấy bởi vì tôi vẽ mặt Chúa Yesus không đúng/Tôi không sống đúng với giáo huấn Chúa dạy nên họ chê đạo Chúa và không chịu tin theo.

14/ Liên đới trách nhiệm là gì? Khi các môn đệ nhìn thấy đám đông đói khát, các ông đã muốn thoái thác, phủi tay => Nơi đây hoang vắng và đã muộn rồi, xin Thầy hãy giải tán đám đông…./ Đây là một giải pháp nghe qua thì rất hợp lý, đỡ cực, đỡ tốn, đỡ trách nhiệm và quá nhẹ nhàng, mạnh ai nấy lo, mình khỏi lo.

15/ Một giải pháp hợp lý nhưng sai lầm, tại sao? Bởi nó thiếu tinh thần liên đới nên đã không được Chúa Yesus chấp nhận. Chúa muốn các môn đệ nhận lấy trách nhiệm :“Họ không cần đi đâu cả, anh em hãy cho họ ăn”. Họ đói các con hãy cho họ ăn, xem ra trách nhiệm này vượt quá khả năng của các môn đệ. Lòng đã cảm thương thì phải có trách nhiệm, trái tim phải hướng dẫn bàn tay làm việc .

16/ Yêu thương là góp phần: Chúa không cần làm phép tính,Chúa không tính coi 5 nghìn người sẽ ăn bao nhiêu cái bánh, đầu óc tính toán quá sẽ làm trái tim ta lo sợ, Chúa không cần chúng ta tính toán, Chúa chỉ cần chúng ta đóng góp, Chúa không cần chúng ta giỏi toán, Chúa chỉ cần chúng ta tin tưởng, phó thác. Chúa cần chúng ta làm phần bé nhỏ, phần lớn lao còn lại thì Chúa sẽ làm.****

Bài 2: HÃY BẺ BÁNH VÀ TRAO ĐI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

17/ Chúa Yesus cần điều gì? Em bé chỉ có một số thực phẩm ít ỏi, nghèo nàn nhưng Chúa không chê: “ Đem lại đây cho Thầy”, có ít hãy góp ít. Điều quan trọng Chúa muốn nói ở đây là : Hãy bắt đầu góp phần của mình, tình liên đới không đòi ta phải chu cấp đầy đủ mọi sự, nhưng đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm trong việc góp phần mình vào công việc chung.

18/ Tình liên đới có phải là chia sẻ không? Cho dù đóng góp ít, Chúa vẫn chúc tụng và làm phép bánh, cá. Cho dù của góp có ít nhưng phần góp đó trở thành liêng thiêng cao quý, Chúa không làm phép lạ ngay để bánh và cá trở thành một kho lương thực để cho mọi người tự do đến lấy. Cũng không tự tay mình ban phát nhưng Chúa dùng bàn tay của các môn đệ trao lại cho nhau.

19/ Hiệu quả từ việc trao cho nhau => Chính khi mọi người trao cho nhau mà Chúa làm phép lạ nên bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi nẩy nở, bao lâu con người còn trao cho nhau. Bánh và cá vẫn cứ tiếp tục nhân lên bao lâu con người còn nhìn nhau với tình thương yêu nhau. Chúng được nhân lên theo nhịp đập của trái tim yêu thương, nhờ đó lương thực trở nên phong phú, dồi dào.

20/ Cái lo lắng của kẻ ích kỷ: Các môn đệ lo lắng vì bấy nhiêu bánh chả thấm béo vào đâu. Người ta cứ lo thế giới này quá chật hẹp, không đủ chỗ ở cho mọi người. Hôm nay, Chúa dạy chúng ta hãy chia sẻ những gì mình có, làm được như thế thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Trái tim mọi người rộng mở thì thế giới sẽ dư thừa chỗ ở.

21/ Ý nghĩa của việc cho đi: Biết đủ thì nó đủ, càng cho thì càng có nhiều, càng cho đi thì càng phong phú. Nước giếng không múc thì sẽ trở thành nước ao tù, lương thực không dùng tới thì nó sẽ hư, mốc, mối, mọt. “Xởi lởi thì Trời gởi cho”, chúng ta hãy nhìn gương bà góa Serepta, nếu bà không cho ông Elia chiếc bánh thì ngày mai bà cũng chết đói thôi, nhờ cho đi mà hũ bột không vơi, bình dầu không cạn.

22/ Bối cảnh câu chuyện: Khi nghe Yoan tẩy giả bị giết, Chúa Yesus rút lui. Chúa rút lui vì chưa đến giờ ( Mt 12,15). Nhưng dân chúng lại đến đón nơi bến thuyền mà Ngài sắp cập bến. Thấy họ bơ vơ, Ngài chạnh lòng thương nên giảng dạy và chữa bệnh cho họ. Tại nơi hoang vắng khi trời đã ngã về chiều, các môn đệ xin Chúa giải tán đám đông nhưng Chúa Yesus đã làm các ông ngạc nhiên khi bảo các ông cho họ ăn.

23/ Cách Chúa thử lòng các môn đệ“Chính anh em hãy cho họ ăn”. Làm sao có thể  cho đám đông này ăn được? Các môn đệ thú nhận cái giới hạn của mình bởi họ chỉ có bấy nhiêu đó nên không thể làm được điều Thầy mình muốn.

24/ Chúng ta cần phải làm gì? Chúa cần những đóng góp nhỏ nhoi của chúng ta, chúa cần chúng ta trao cho Chúa tất cả những gì mình có và tất cả những gì chúng ta đang cần.  Đó chỉ là năm chiếc bánh và hai con cá.

25/ Đường đi của Năm chiếc bánh : Từ tay môn đệ đến tay Chúa Yesus. Từ tay Chúa Yesus dâng lên cho Thiên Chúa Cha, rồi trở lại tay các môn đệ, rồi cuối cùng đến tay từng người trong đám đông, vậy thì thử hỏi: Phép lạ này đã xảy ra trên tay của ai?    

26/ Cốt lõi của phép lạ là gì? Những tấm bánh từ tay Chúa Yesus đã được bẻ ra, trao đi và hóa nhiều. Tin Mừng không nói rằng Chúa Yesus đã làm phép lạ để có một đống bánh, một đống cá thật to, rồi các môn đệ cứ thế đến lấy rồi phân phát. Tin Mừng chỉ nói Chúa bẻ bánh và trao cho họ và rồi họ cũng phải bẻ bánh ra để chia cho đám đông. Rồi cũng có lẽ những người trong đám đông cũng bẻ bánh rồi chia cho nhau. Như thế chẳng mấy chốc mà mọi người đều có bánh ăn.

27/ Các môn đệ và dân chúng đã đóng góp thứ gì ? Mọi người góp phần bằng việc bẻ ra và trao đi và hóa nhiều. Đây là một phép lạ quan trọng và nhãn tiền, vì có đông người chứng kiến. Và vì được cả 4 cuốn Tin Mừng kể lại, và cũng vì Chúa muốn nó được kéo dài cho đến tận thế việc : ‘Bẻ ra, trao đi và hóa nhiều’ .

28/ Qua phép lạ hôm nay, Chúa muốn mời gọi điều gì ? Chúa muốn chúng ta tham dự để biết phép lạ không phải là chuyện viễn vông, khó tin. Và Chúa có ý muốn dạy rằng : Đừng sợ bẻ ra, trao đi sẽ gây hao hụt, nhưng nếu giữ lại 5 chiếc bánh nó cũng chỉ là 5 chiếc bánh, không gây ích lợi gì nhiều .

29/ Thế giới này đang cần bao nhiêu loại bánh ? Có người cần bánh mì, có người cần bánh sự thật, có người cần bánh tự do, có người cần bánh công bằng, có người lại cần thứ bánh cảm thông, yêu thương, tha thứ, có người lại cần bánh an ủi, chia sẻ. Hãy nhớ rằng ‘Chúng ta đừng lo vì chúng ta có quá ít// vì Chúa không cần ta có nhiều hay ít mà Chúa chỉ cần chúng ta có lòng quảng đại’. Nếu như chúng ta dám bẻ đôi những gì mình có, bảo đảm thế giới sẽ được no nê.

30/ Tác dụng của việc hiến trao là gì? Có tấm lòng hiến trao sẽ không làm cho mình  nghèo đi mà lại còn làm cho mình thêm giàu có, phong phú và trưởng thành. Chúng ta cần có kinh nghiệm rằng  : ‘Càng xởi lởi thì Trời càng gởi cho, càng bo bo thì Trời sẽ lấy lại’.Chúa Yesus còn nói : ‘Chẳng những nó không được ban cho thêm mà ngay của nó đang có cũng sẽ bị lấy đi’.

31/ Đứng trước cơn đói khát của thế giới, chúng ta sẽ  làm gì ? Nếu họ đói thì mình có bó tay không ? Đương nhiên là không, bởi các tông đồ đã cậy dựa vào sức mình nên các ông cảm thấy sợ, nhưng nếu chúng ta cậy dựa vào Chúa, làm theo lệnh Chúa thì đương nhiên chúng ta không phải sợ gì ! Bởi Cha chúng ta, Ngài có tất cả !

32/ Lời cầu nguyện : Giữa một thế giới đang chạy theo tiện nghi, hưởng thụ, xin cho chúng con biết sống đơn sơ. Giữa một thế giới có quá nhiều người đói nghèo, xin cho chúng con đừng chỉ lo thu tích của cải. Giữa một thế giới chỉ muốn tiến lên bằng cách chà đạp kẻ khác xin cho chúng con biết quý trọng phẩm giá từng con người. Giữa một thế giới đang lạc lối xin cho chúng con biết tạo dựng niềm tin. Xin cho chúng con biết nghe lời mời gọi của Chúa. Amen.****

Bài 3: CHÚ GIẢI

1/ Đoạn 14, câu 13 : Lúc bấy giờ Chúa Yesus đang ở khu vực Phía Đông biển Hồ ngày nay là nước Syri. Phía Tây là biển Địa Trung Hải, Phía Tây nằm ở miền nam Palestin là dãy Gaza là nơi mà chiến sự đang khốc liệt trong tháng 07/2014.

2/ Phía Đông biển hồ Galilê thì ít người lui tới, ngược lại với phía tây biển hồ là vùngCapharna-um náo nhiệt, Chúa và các môn đệ đến làng Bet-sai-đa nằm ở Đông Bắc biển hồ.

3/ Khi Yoan tẩy giả bị bắt tống ngục, Chúa Yesus đang bắt đầu sứ vụ tại Galilê (Mt 4,12-17). Sau khi Ông Yoan bị giết, Chúa Yesus mới lánh xa đám đông để toàn tâm, toàn ý dạy dỗ các môn đệ (Mt 16,6.13.21.24). Việc lánh mặt này cũng đánh dấu hành trình của Đức Yesus từ Capharna-um miền đông Galilê lênJerusalem .

4/ Chúa Yesus đi vào nơi hoang vắng gần Bet-sai-đa không phải để tránh việc lùng bắt của He-rô-đê An-ti-pas, mà chỉ đơn giản vì Chúa muốn tìm một chốn riêng tư cùng với các môn đệ. Ngay sau đó Chúa Yesus đến một nơi hoang vắng nằm phía nam của Bet-sai-đa khoảng 1 cây số, trên một ngọn đồi (Yn 6,3) nơi này vẫn nằm trong vùng cai  trị của Vua He-rô-đê con.

5/ Đoạn 14, câu 14: Chúa đang hy vọng tìm được một chốn riêng tư, nhưng rốt cuộc Ngài lại bị cả mấy nghìn người bao quanh. Dù vậy, Chúa không hề bực bội, khó chịu, trái lại Chúa chạnh lòng thương đám đông nên đã ra tay chữa lành những người đau yếu (Mt 9,36).

6/ Tin Mừng (Mc 6,34) còn thêm rằng: Đức Yesus thấy đám đông như bầy chiên không có người chăn dắt, Ngài tỏ lòng thương và đã dạy dỗ nhiều điều. Còn Luca (9,11) thì cho biết trọng tâm lời dạy của Chúa Yesus là nước Thiên Chúa.

7/ Việc phép lạ Chúa cho 5000 người ăn là một trong số những sự kiện hiếm hoi và là phép lạ duy nhất được cả 4 Tin Mừng thuật lại (Trừ phép lạ Phục Sinh) .

8/ Phép lạ này là một bước ngoặc trong sứ vụ của Đức Yesus. Tin Mừng (Yn 6,4) nói rõ : Thời điểm này giáp lễ vượt qua. Như vậy phép lạ này xảy ra một năm trước khi Chúa Yesus chịu khổ nạn.

9/ Ở trong giai đoạn Phúc Âm có 2 chữ “Chiều đến : Câu 15 và câu 23, theo quan niệm người Do Thái thì có 2 thời điểm để xác định ban đêm : a) Lúc chập tối; b) Khi tối hẳn. Điều này được phản ảnh trong thành ngữ của Hypri : Giữa các buổi chiều . Đây cũng là cách ước định thời gian trong Cựu Ước (Xh 12,6). Sau này các Rabbi mới xác định rõ : Thời điểm thức nhất bắt đầu từ 3 giờ, thời điểm thứ hai bắt đầu từ lúc 6 giờ. Hiểu được điều này thì chúng ta có thể hiểu được câu 15 và câu 23.

10/ Nhận thấy đám đông đã biểu hiện sự mỏi mệt, các môn đệ báo cho Chúa Yesus rằng trời đã quá muộn. Các ông cũng biết phần lớn dân chúng đến từ phía bắc biển hồ, người ta vội theo Chúa nên cũng chẳng có ai mang theo đồ ăn.

11/ Một số học giả muốn bác bỏ yếu tố phép lạ nên đã cố giải thích rằng : Hầu hết dân chúng đều có giấu thức ăn bên trong áo choàng của họ. Điều này không đúng và không thích hợp trong bối cảnh này.

12/ Đoạn 14, câu 16 : Thay vì chấp nhận lời đề nghị của các môn đệ là giải tán dân chúng thì Chúa bảo các ông hãy cho họ ăn. Lời này gợi nhớ lại lời ngôn sứ Elia khi ông sai một tiểu đồng làm một việc tương tự như việc Chúa Yesus sai các môn đệ làm, một việc xem ra bất khả thi (2V4,42-44). Đức Yesus sẽ thực hiện phép lạ và các môn đệ phải cộng tác vào đó, họ sẽ phân phát cho người ta những gì mà họ vừa nhận lãnh từ tay Chúa Yesus.

13/ Trong đoạn Tin Mừng (Yn 6,5-7) Chúa Yesus đặt một câu hỏi với ông Phi-lip-per để thử lòng tin của ông. Phi-lip-per trả lời rằng : Có đến 200 quan tiền cũng không thể mua đủ bánh cho từng ấy người ăn (một quan tiền = một công nhật) (Mc 6,37).

14/ Đoạn 14, câu 17 : Mức độ nghiêm trọng của vấn đề được diễn tả qua câu trả lời của các môn đệ : Ở đây chúng con chỉ có 5 cái bánh và 2 con cá. Tin Mừng Yoan còn nói rõ rằng : Đó là những chiếc bánh lúa mạch dành cho người nghèo (Yn 6,9). Đó là loại bánh tròn, nhỏ, thường thì không phải bẻ ra, cá thì được kẹp giữa 2 cái bánh dạng như bánh mì Sandwich ngày nay. Từ một bữa trưa của cậu bé, Đức Yesus đã đãi cho cả đám đông cùng ăn.****

15/ Đoạn 14, câu 18,19 : Chúa Yesus truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, theo phong tục Do Thái là : Nằm nghiêng tựa mình trên khủy tay trái. Tin Mừng (6,40), còn mô tả người ta ngồi xuống thành từng đám nghĩa là từng ô, từng ô. Như những ô vuông hay ô chữ nhật dạng như luống hoa. Vai trò trong phép lạ này : Các môn đệ được mô tả cách chi tiết => Trước hết họ mang bánh và cá cho Chúa Yesus, sau đó họ nhận lại và đi phân phát cho dân chúng.

16/ Quang cảnh được mô tả như vậy là rất hợp lý, bởi quần áo nhiều màu sắc của đám đông tạo nên như hoa. Đám đông được phân thành từng nhóm 50 người hay 100 người để cho các môn đệ dễ phân phát.

17/ Đức Yesus đóng vai chủ nhà: Theo đúng truyền thống Do Thái : Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng rồi bẻ ra . Mẫu kiểu tạ ơn mà người ta thường đọc trước bữa ăn là : “Xin chúc tụng Ngài, lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, Ngài là Chúa tể hoàn vũ, từ ruộng đất Ngài đã làm ra cơm bánh”.  Sau bữa ăn họ còn có lời cầu nguyện dài hơn.

18/ Tuy nhiên : Hành vi ngước mắt lên trời không phải là thói quen của người Do Thái, Chúa Yesus chỉ thực hiện đều này vài lần, nhưng mỗi lần như thế đều mang đến một kết quả đặc biệt  (Mc7,34), (Yn 11,41) Ở đây Người bẻ bánh và khi Người ban phát thì bánh lại hóa nhiều (Mc 6,43)

19/ Lời tạ ơn của Chúa Yesus ở đây gợi nhớ đến lời của Người trong bữa tối ( Mt 24,26), chúng ta có thể kết luận rằng : Chúa Yesus làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho thấy Ngài có thể làm thỏa mãn nhu cầu thể lý và đó cũng là hình ảnh bữa tối của Chúa mà những người tin ngày nay nhờ đó mà được dự phần vào Vương quốc đang ngự đến của Người (Mt 26,29)

20/ Đoạn 14, câu 20 : Ai nấy đã được ăn no nê, thu lại thức ăn thừa trong các bữa ăn của người Do Thái là một việc làm nghiêm túc. Ở đây họ thu lại nhiều hơn những gì họ bỏ ra, điều này dạy cho các Tín Hữu rằng : Đức Yesus không chỉ đáp ứng nhu cầu của họ lúc này mà còn quan tâm đến tương lai của họ nữa.

21/ Các thành viên trong nhóm 12 lúc đầu đã băn khoăn vì lượng thức ăn quá ít ỏi, thì giờ đây ai nấy đều thu lại được mỗi người một giỏ đầy, là loại giỏ đựng hành trang của lính hay của lữ khách.

22/ Trong trình thuật Đức Yesus cho 4000 người ăn (Mt 15,37), tác giả đề cập đến một loại giỏ khác được tạm dịch là thúng, loại thúng này này lại lớn hơn loại giỏ ở trên và giống với chiếc thúng trong (Cv 9,25). Số thức ăn thừa được thu lại là những mẩu thức ăn Chúa Yesus bẻ ra phân phát mà người ta không dùng hết chứ không phải những mẩu bánh ăn thừa.

23/ Đoạn 14, câu 21 => Liệt kê số người người ăn chỉ là khoảng 5000 người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con. Trình thuật Macô cho thấy nếu tính số người ăn khá dễ dàng vì người ta ngồi thành từng nhóm 50 hay 100 (Mc 6,39-40)/(Mt 14,21) như thế số người hiện diện có thể lên đến 15.000 người, cũng có thể hơn.

24/ Trình thuật không ghi lại phản ứng của dân chúng. Bài  học rút ra từ phép lạ này là dành cho các môn đệ chứ không phải dành cho đám đông. Chúa muốn trước hết các môn đệ nhận ra Chúa Yesus là con Thiên Chúa (Mt 14,33)/(Mc 6,52).

25/ Thiên Chúa, qua Đức Yesus, Chúa đã thực hiện điều mà Người đã làm qua ông Moisen (Xh 16/Ds11/ và Elisa 2V4,42-44) trong Cựu Ước.

Bài học : Các môn đệ phải biết rằng :

Nuôi dưỡng người nghèo là bổn phận của các ông, ngay khi mà trong tay của các ông không có thứ gì!****

 

TÓM Ý

1/ Phúc âm hôm nay nói về sự kiện Chúa Yesus dùng 5 chiếc bánh và 2 con cá của một em bé để nuôi ăn 5000 người đàn ông, không kể đàn bà và các em nhỏ.

2/ Hành động của em bé quảng đại khi hy sinh phần ăn của mình để cho Chúa làm phép lạ nuôi sống đám đông!

3/ Cho đi là mang lại niềm vui cho kẻ khác, khiến cho thế giới này tốt đẹp hơn.

4/ Hạt cải bé nhỏ hóa thành cây to, một chút việc nhỏ đã hóa thành việc lớn.

5/ Mẹ Thánh Tê-rê-xa Calcutta đã cho mọi người thấy một đạo Ki-tô giáo bằng hành động.

6/ Một đóng góp nhỏ => phát ra một hiệu quả lớn.

7/ Ta chia sẻ phần ít, phần còn lại hãy để cho Chúa làm.

8/ Chia sẻ tình liên đới là sống yêu thương. Chúa thấy dân chúng đau khổ, đói khát nên chạnh lòng thương. Họ bơ vơ vì không có ai chăn dắt.

9/ Đám đông theo Chúa để được chữa lành, được an ủi, được dạy dỗ, chỉ bảo. Hãy nhìn anh em bằng ánh mắt liên đới trách nhiệm.

10/ Tại sao họ đói khát lại là lỗi của tôi? Họ rách cũng tại tôi? Họ hư hỏng cũng tại tôi? Họ phạm tôi cũng tại tôi? Họ chưa tốt cũng tại tôi? Thế giới bất công tại tôi sống gian dối, chưa công bằng cũng tại tôi. Họ tin quơ thờ quấy cũng tại tôi. Họ chê đạo Chúa cũng tại tôi?

11/ Liên đới trách nhiệm là không được thoái thác, không được phủi tay, không được trốn trách nhiệm.

12/ Chúa muốn các môn đệ phải nhận lấy trách nhiệm.

13/ Liên đới là không tính toán => Bao nhiêu người ăn bao nhiêu cái bánh, tính toán quá hóa ra so đo. Chúa không cần chúng ta tính, Chúa chỉ cần chúng ta góp, Chúa muốn chúng ta làm phần nhỏ, phần lớn Chúa sẽ làm.

14/ Chúa không chê ít, có ít hãy góp ít, điều quan trọng là hãy góp phần mình ,Chúa không đòi chúng ta góp đủ. Nhưng chỉ cần chúng ta có trách nhiệm.

15/ Chúa không làm phép lạ hóa bánh và cá thành một núi to. Nhưng Chúa chỉ bẻ, Chúa chỉ trao.

16/ Mọi người trao cho nhau chính là lúc Chúa làm phép lạ.

17/ Lo lắng quá sẽ thành kẻ ích kỷ, các môn đệ sợ chẳng thấm vào đâu nên đã có ý chối từ, người ta sợ thế giới này chật hẹp không đủ chỗ ở. Hãy chia sẻ phần mình có ,thì lương thực sẽ dư thừa.

18/ Biết đủ thì đủ, càng cho thì càng phong phú. Nước giếng không múc sẽ thành nước ao tù, lương thực không dùng tới nó sẽ hư thối đi... “Bà góa Serepta”  là một tấm gương .

19/ Chúa thử lòng các môn đệ => Các anh hãy cho họ ăn đi, các môn đệ thú nhận cái giới hạn của mình. Bởi họ tự dựa vào sức mình nên không thể làm được điều Thầy muốn.

20/ Chỉ cần chúng ta trao hết những gì mình có cho Chúa, Chúa chỉ cần những đóng góp nhỏ nhoi của chúng ta.

21/ Đường đi của 5 chiếc bánh : Từ môn đệ đến Chúa Yesus, từ tay Chúa Yesus dâng lên Chúa Cha, rồi trở lại bàn tay các môn đệ, rồi cuối cùng đến tay từng người của đám đông. Vậy phép lạ đã xảy ra trên tay của ai?

22/ Các môn đệ đóng góp bằng việc bẻ bánh ra, trao đi và hóa nhiều.

23/ Đừng sợ bẻ ra và trao đi sẽ gây hao hụt. Nhưng nếu em bé giữ lại 5 chiếc bánh, thì nó cũng chỉ là 5 chiếc bánh, không gây ích lợi gì nhiều.

24/ Thế giới cần mấy loại bánh? Có người cần bánh mì, bánh sự thật, bánh tự do, bánh công bằng, bánh cảm thông, yêu thương tha thứ, bánh an ủi, chia sẻ.

25/ Khi trao đi sẽ được cho thêm vì “ Xởi lởi thì Trời gởi cho”. Chúa không cần chúng ta cho nhiều hay ít, Chúa chỉ cần lòng quảng đại của chúng ta. Nếu chúng ta dám chia đôi những gì mình có, bảo đảm thế giới sẽ được no đủ.

26/ Thế giới đang đói, nhưng chúng ta đừng cậy dựa vào sức mạnh của mình.Vì như thế chúng ta sẽ sợ, nhưng nếu cậy dựa vào Chúa, làm theo lệnh Chúa thì chúng ta không phải sợ gì, bởi Chúa có tất cả.

27/ Chúa khuyên : "Đừng thu tích của cải, đừng chà đạp nhân phẩm kẻ khác. Hãy tạo dựng niềm tin, hãy biết nghe lời mời gọi của Chúa" .                                     

                                                                                                                                                                GDBX / GIUSE LUCA TRƯƠNG ĐÌNH NGHI                                                                                                                                                                                                          

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1714
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  992
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349482
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top