Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 2 Mùa Vọng A

Chúa nhật 2 Mùa Vọng  A

Đề tài: Yoan Tẩy Giả rao giảng

 

Tung hô Tin Mừng: Lc 3, 4.6

Haleluia. Haleluia. Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 3, 1-12

"Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần."

Tin Mừng Chúa Yesus Kitô theo Thánh Matthêu.

1  Hồi ấy, ông Yoan Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: 2 “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” 3  Ông chính là người đã được ngôn sứ Isai-a nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối ngay thẳng cho Người đi.

4  Ông Yoan mặc áo lông lạc đà, thắt lương bằng dây da, lấy châu chấu và mật ông rừng làm thức ăn. 5  Bấy giờ, người ta từ Yerusalem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Yodan, kéo đến với ông. 6  Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Yodan. 7  Thấy nhiều người thuộc phái Pharisieu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? 8  Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. 9  Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: ‘Chúng tôi đã có Tổ phụ Abraham.” Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Abraham. 10  Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. 11  Phần tôi, tôi làm phép rửa cho các anh bằng nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh bằng Thánh Thần và bằng lửa. 12  Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”           

Đó là lời Chúa.

Bài 1: SÁM HỐI LÀ CHUẨN BỊ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Đâu là sự liên kết giữa tâm tình sám hối và việc chuẩn bị mừng Chúa đến? Trong khi đang vẽ bức họa nổi tiếng “Bữa Tiệc Ly” / Tác giả Léonardo Da Vinci đã có một cuộc cãi vã với người bạn / Ông đã nhiếc mắng bạn ấy bằng những lời gay gắt cộng với những cử chỉ dọa nạt / Sau cuộc cãi vã ấy, ông quay trở lại công việc vẽ mặt Chúa Yesus trên bức họa / nhưng ông không thể phát họa thêm một nét vẽ nào / Cuối cùng ông nhận ra rằng: trong lòng ông đang lo lắng, phiền muộn / Ông liền bỏ bút vẽ xuống, đi tìm người bạn mà ông vừa mới xúc phạm, xin bạn ấy tha thứ cho mình / sau đó ông trở về và bình tĩnh vẽ  khuôn mặt Chúa Yesus.

2/ Tác phẩm mùa Giáng sinh của chúng ta sẽ như thế nào ? Giống như nhà họa sĩ / chúng ta cũng đang cố gắng vẽ mặt Chúa Yesus vào trong tác phẩm của mình là Lễ Giáng Sinh / Chúng ta muốn Chúa Yesus là tâm điểm của việc chúng ta muốn cử hành / và tai của chúng ta cũng đang nghe tiếng Yoan Tiền Hô khuyên nhủ: “Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần đến” / Vậy muốn đón Chúa cách trọn vẹn thì phải sám hối.

3/ Làm sao chúng ta có thể vẽ được gương mặt của Chúa? Léonardo Da Vinci đã không thể vẽ được gương mặt Chúa Yesus khi ông cảm thấy mình còn tội lỗi, mình còn xúc phạm đến người khác / Chúng ta cũng không thể vẽ gương mặt Chúa Yesus vào bức họa Giáng Sinh, bao lâu chúng ta chưa chịu sám hối.

4/ Sám hối là gì? Thưa sám hối là lo buồn, là hối hận về điều mình đã vấp phạm / về điều mình đã không làm cho anh em / Tâm tình sám hối không phải chỉ là việc quay trở về dĩ vãng / bằng cách ăn năn những gì mình đã lỗi phạm / mà còn hơn thế nữa, mình còn phải hướng tới tương lai, bằng cách dốc quyết uốn nắn lại những sai lỗi ấy để thăng tiến bản thân và đổi mới cuộc đời.

5/ Thực tế sám hối là gì nữa? Là nhận ra con người yếu đuối tội lỗi của mình để sống khiêm tốn / là nhận ra tình thương hải hà của Thiên Chúa để mà tôn kính, cảm tạ, mến yêu / và sau đó quyết lòng chừa bỏ đàng tội / mà cốt lõi của bao nhiêu việc đó chính là: sự trở về cùng Thiên Chúa.

6/ Sám hối có phải là đổi mới không? Sám hối đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn mới, một thái độ mới, một cuộc sống mới / Nếu chúng ta sám hối hôm nay / nhưng rồi chúng ta vẫn sống cuộc sống cũ, không quyết tâm, không cố gắng, thế thì đổi mới như thế chẳng đem lại hiệu quả gì!

7/ Tại sao sám hối thì phải quyết tâm? Trong cuộc sống, đã có nhiều lần chúng ta không thực hiện những điều làm vui lòng Chúa / chẳng hạn: cầu nguyện, dâng Thánh Lễ, học hỏi giáo lý, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những người chung quanh / Trái lại chúng ta hay làm điều Chúa không muốn, chẳng bao giờ làm theo ý Chúa / Đó chính là những rào cản, ngăn Chúa đến với chúng ta.

8/ Chúng ta cần phải làm gì trong những ngày này? Trong những ngày này, chúng ta hãy mau chạy đến với Chúa nơi tòa giải tội để xin ơn tha thứ / Việc xưng tội không phải chỉ để tẩy xóa những vết nhơ tội lỗi, mà còn giúp chúng ta nhận thêm ơn Chúa để có sức mạnh xa tránh tội lỗi, nhờ đó chúng ta sẽ kết hợp với Chúa cách chân thành hơn / đầy lòng yêu mến hơn.

9/ Tại sao phải dọn đường Chúa đến? Hãy ra sức khử trừ tội lỗi / hãy cố gắng phá hủy những chướng ngại vật trên con đường mà Chúa sẽ đến viếng thăm ta / Khử trừ tội lỗi sẽ giúp chúng ta nhìn thấy Chúa Kitô rõ hơn / khử trừ tội lỗi sẽ làm cho con đường Chúa đến với ta sẽ bằng phẳng hơn / sẽ biến tâm hồn chúng ta thành một hang đá đẹp, ấm cúng, êm ái hơn cho Chúa ngự.

10/ Thánh Yoan Tiền Hô có đi ngược lại trào lưu không? Các nước đang phát triển, có hướng đô thị hóa rất mạnh / Dân quê bỏ đồng ruộng ra thị thành để sinh sống / Còn chính phủ thì lo đô thị hóa nông thôn / càng phát triển người ta càng có khuynh hướng tiêu thụ sảm phẩm rất mạnh: ăn sang, mặc đẹp / Vậy  mà Phúc Âm hôm nay lại đưa ra hình ảnh Thánh Yoan Tiền Hô, một con người sống trong sa mạc, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mặc áo da thú / Phải chăng Phúc Âm đã dùng hình ảnh lỗi thời / và đi ngược lại với trào lưu tiến hóa của nhân loại?

11/ Hãy đào sâu sứ điệp của Yoan Tiền Hô: Sứ điệp Phúc Âm được nhắn gửi qua đời sống của Yoan Tiền Hô, ông chỉ nhận mình là tiếng kêu trong sa mạc / Đây không phải là một tiếng kêu vô hồn, vô nghĩa / nhưng đây là tiếng kêu có nội dung / Một tiếng kêu như một sứ điệp gửi đến loài người.

Bài 2: ĂN CHAY CẦU NGUYỆN MỚI GẶP ĐƯỢC CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

12/ Sứ điệp thứ nhất của Yoan Tiền Hô là gì? Hãy vào sa mạc! Vào sa mạc là sống giữa thiên nhiên, sống hòa hợp với đất trời, cùng cỏ cây muôn chim và dã thú / Trong cuộc sống văn minh hiện tại, người ta chỉ lo khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không nghĩ đến việc tái tạo / Thiên nhiên đang bị hủy diệt / rừng xanh đang bị xóa bỏ / muôn loài vật đang kêu cứu / Sứ mệnh của Yoan Tiền Hô có giá trị như một thức tỉnh con người trước sự tàn phá của nền văn minh tiêu thụ .

13/ Vì sao phải vào sa mạc? Sa mạc là nơi yên tĩnh, thuận tiện cho việc nghỉ ngơi / Vì các đô thị đã hoàn toàn bị ô nhiễm: ô nhiễm tiếng động, ô nhiễm khói xăng, ô nhiễm rác rưởi, bụi bặm / nhưng đây chỉ mới là nhu cầu xã hội / Thánh Yoan Tiền Hô chỉ nhắm vào đời sống tâm linh của con người / Nhịp sống trong xã hội công nghiệp ngày càng cao, càng tăng tốc độ / con người luôn vội vã đuổi theo công nghiệp / nên con người càng ngày càng sống hời hợt với nhau , không còn thời giờ để lắng đọng tâm hồn / Vào sa mạc tâm linh chính là tạo cho mình một thời gian, một không gian yên tĩnh / dứt bỏ những bận bịu, lo loan trong cuộc sống, để trở về với cõi lòng của mình.

14/ Vào trong sa mạc, chúng ta sẽ đi theo chiều hướng nào? Trong sa mạc không có đường đi, nên chỉ có thể đi theo con đường Chúa hướng dẫn / Ngày xưa dân Do Thái chỉ đi theo đám mây, cột lửa nên đã tìm thấy đường về với Chúa / Như Elia chạy trốn trong sa mạc, chẳng tìm được đường nào để thoát thân, nhưng ông đã được Chúa chỉ đường / Như Chúa Yesus đã ăn chay 40 đêm ngày trong hoang địa, nhờ thế Ngài đã tìm thấy con đường mà Chúa Cha muốn Ngài phải đi, đó là khiêm nhường, hy sinh, sống trọn tình con thảo!

15/ Con người sẽ gặp gì trong sa mạc tâm linh? Vào trong sa mạc tâm linh là sẽ gặp Chúa trong sâu thẳm lòng mình / Vì Chúa là Đấng thân thiết hơn chính bản thân ta, vì Chúa là Đấng sâu xa, thấu suốt hơn chính bản thân của mỗi người.

16/ Sứ điệp thứ hai của Yoan Tiền Hô là gì? Hãy sống khổ hạnh! Chúng ta tưởng thế giới càng văn minh tột bậc, thì cuộc sống khổ hạnh đã đi vào quá khứ rồi ư? Thực ra con người càng văn minh, thì họ càng muốn đi theo con đường của Yoan Tiền Hô / Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay mà thế giới đang lo lắng là: làm sao để khỏi tăng cân, để khỏi bị cholesterol, để khỏi bị xơ vữa động mạc / để khỏi bị tiểu đường, để khỏi bị mỡ bao quanh tim,… / Người ta đã phải kiêng ăn, bớt uống / vì càng ăn uống nhiều, càng mau chết.

17/ Ăn uống đạm bạc sẽ có lợi gì? Ăn uống đạm bạc không những có lợi cho sức khỏe mà có dư một khoảng tiền tiết kiệm để chia sớt cho những người thiếu ăn, thiếu mặc!

18/ Ăn uống đạm bạc còn có điều lợi nào nữa? Nếu sống khổ hạnh trước hết nhắm đến phục vụ đời sống tâm linh / Tuy ăn uống là nhu cầu căn bản của con người / nó phục vụ cho khả năng sinh tồn và đứng đầu trong tứ khoái / Một khi con người làm chủ được ăn uống, thì cũng dễ dàng làm chủ được bản thân / Một khi đã chế ngự được bản năng ăn uống, thì cũng chế ngự được những tham, sân, si của con người / Đó là bước khởi đầu của con đường đạo hạnh có thể dẫn ta đến gặp Chúa và thân thiết với Ngài (các môn đệ hỏi Chúa Yesus => tại sao chúng con không trừ được con quỷ này).

19/ Sứ điệp thứ ba của Yoan Tiền Hô là gì? Hãy sám hối! Phải sám hối vì con người luôn lầm lỗi và đi sai lạc / Các Thánh đã không ngừng sám hối, không ngừng cầu nguyện để bản thân có thể thích hợp với đời sống Tin Mừng / Sám hối cũng là điều kiện tiên quyết để đón nhận Tin Mừng.

20/ Sám hối triệt để là gì?Là không ngồi đó mà than khóc, nhưng là quyết tâm thay đổi đời sống / Không phải thay đổi một phần nhưng là thay đổi trọn vẹn / Đó là đổi mới hoàn toàn, là thay đổi ngay lập tức như dân thành Ninivê => bỏ hết ăn chơi, bỏ đàn ca xướng hát, lo đọc kinh cầu nguyện, lo xức tro lên đầu, mặc áo nhặm / Sám hối như Phaolô, bỏ hẳn ngựa, gươm, bỏ hẳn nếp sống biệt phái, bỏ hẳn con đường cũ / để tin nhận Đức Kitô và sống một nếp sống hoàn toàn mới / Sám hối phải triệt để như Giakêu, chia sẻ cho người nghèo phân nửa tài sản và đền bù gấp bốn cho những ai mà mình lỡ gây thiệt hại.

21/ Sám hối cấp bách là gì? Không do dự vì thời giờ đã đến hồi cấp bách, vì cái rìu đã đặt sẵn ở gốc cây /Cái nia đang ở trong sân lúa/ Số phận của cây không sinh trái sẽ bị đốn ngay / Trấu sẽ bị đốt ngay, cỏ lùng cũng sẽ chịu chung số phận.

22/ Sứ điệp của Yoan Tiền Hô không hề lỗi thời, sứ điệp sa mạc, sứ điệp khổ hạnh, sứ điệp sám hối cũng sẽ luôn được thực hiện / Những sứ điệp ấy soi sáng con đường ta đi, phải tu sửa để có thể gặp được Đấng Cứu Độ / Chúa Yesus chính là mặt trời công chính mà chúng ta đang mong chờ trong đêm tối của cuộc đời này.

Bài 3: NHIỀU KHÍA CẠNH CHO MỘT HÀNH VI SÁM HỐI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

23/ Những khía cạnh cần quan tâm của sám hối: Nhiều người quan niệm: sám hối đồng nghĩa với lòng hối hận / Hối hận là nhận ra thân phận tội lỗi của mình / thấy rằng do tội lỗi mình đã phạm đã làm xấu cuộc đời của mình / Tất nhiên kiểu hối hận này mang một ý nghĩa nhất định / nhưng nếu bản thân mình chỉ muốn dừng lại ở đó / rõ ràng là tâm hồn ta đang muốn co cụm lại và cúi gập mình trên những lỗi lầm đó / Con người như thế xem ra hối hận vì lỗi thì ít mà hận mình thì nhiều / để rồi tự mình vùng vẫy trong một tình huống mất thăng bằng như vậy / rõ ràng chẳng khác nào con muỗi sa vào lưới nhện / càng vùng vẫy càng bị siết chặt / như kẻ đang sa vào vũng lầy, càng vùng vẫy thì càng bị lún sâu.

24/ Làm sao tôi biết mình có tội? Thật ra hối hận chỉ là một khía cạnh trong hành vi sám hối, hay nói cho đúng nó chỉ mới là khởi điểm trên con đường trở về với Thiên Chúa / Chính lúc tôi đối diện với Thiên Chúa, nhận ra Ngài quá tốt lành thánh thiện, tràn ngập yêu thương mà tôi biết mình đã phạm tội / chính vì tôi đang hướng lòng về Chúa/ và tôi muốn trở về với Ngài.

25/ Tại sao có lúc 2 con mắt mình lại nhìn về 2 hường khác nhau? Nhiều người bảo sám hối là cả hai con mắt cùng nhìn vào nội tâm / một con mắt nhìn vào mình để nhận ra những tội lụy của một đời mình đã sa ngã và xa lìa tình thương của Chúa / một con mắt còn lại đã nhìn vào Thiên Chúa để thấy nơi Ngài một tình yêu thương của trái tim người Cha, tấm lòng người Mẹ để xin ơn thương xót và xin làm lại cuộc đời.

26/ Ý nghĩa thâm sâu của đôi mắt có 2 hướng nhìn: Cho dù nhìn 2 hướng nhưng cũng chỉ là một tấm lòng sám hối mang màu sắc hy vọng / Nếu thiếu một trong hai thì sắc màu tím không còn là màu hy vọng vì nó sẽ bị nhạt nhòa / Con người sẽ mang một tâm trạng thất vọng nếu  chỉ nhìn thấy tội lỗi của mình mà quên nhìn vào tình Chúa yêu thương / con người sẽ mang một tâm trạng ảo vọng nếu chỉ nhìn vào tình Chúa mà không chịu nhìn vào tội của mình.

27/ Đàng sau lời kêu gọi hãy sám hối, sẽ có thứ gì đi kèm? Nếu niềm hy vọng bắt đầu từ sự sám hối thì niềm hy vọng ấy sẽ dâng lên cao đến tình yêu của Thiên Chúa / cho nên trong tiếng kêu gọi hãy sám hối, luôn có một tiếng kêu khác, âm thầm nhưng rất mạnh mẽ, là: Hãy hy vọng.

28/ Hàm ý của Yoan Tẩy Giả khi kêu gọi sám hối là gì? Ông luôn nuôi một hy vọng lớn lao bằng cách dọn đường chờ mong ngày Chúa đến! Ông luôn chờ mong trong hy vọng nên đã sẵn sàng chấp nhận mọi thiệt thòi về mình khi nói rằng: Ngài thì phải lớn lên, còn tôi phải bé đi / tôi không xứng cởi dép cho Ngài / tôi còn tệ hơn một nô lệ dân ngoại.

29/ Thực tế của hình thức sám hối là gì? Một số người cho rằng: sám hối là một chuyển biến từ một tình trạng cũ và xấu, đến một tình trạng tốt và mới hơn / nhưng hối lỗi chỉ diễn ra trong tâm hồn, hoặc bằng một nghi thức nào mà Giáo Hội quy định / thế thôi / nhưng rõ ràng nếu có một cái nhìn như thế thì quả là không ổn chút nào / Không ổn ở chỗ: nhiều người có cách nghĩ máy móc khi cho rằng: chỉ cần tham dự một số nghi thức sám hối, thì đương nhiên mình đã được thanh tẩy, bất kể là đời sống của mình trước đó có tệ hại thế nào đi nữa / họ bám víu vào kiểu kể tội trong gió để rồi gió thổi bay đi là xong.

30/ Sám hối của Mùa Vọng phải được hiểu đúng như thế nào? Là phải sám hối toàn diện, đúng mức so với lòng hối cải / Nó bao gồm hai động tác cơ bản sau đây? Hối là hối lỗi, cải là chữ viết tắt của cải thiện / Hối cải phải hiểu đúng là: đoạn tuyệt với quá khứ tội lụy, thì cải thiện là một quyết tâm tiến đến một tương lai mới / cho đến khi sám hối trở thành một thói quen ăn sâu vào tiềm thức để rồi quyết tâm chuyển đổi đời sống không ngừng lên những tình trạng tốt hơn! Thì đây mới chính là cuộc lột xác, cuộc đổi đời, không phải là đổi đời xe, nhưng là đổi đời sống cho phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa!

31/ Yoan Tẩy Giả đã bảo gì với những kẻ đến với ông? Ông đã kêu gọi: “Hãy làm việc lành cho xứng với lòng sám hối” qua câu nói này Thánh Yoan Tiền Hô muốn thấy lòng sám hối đích thực của mỗi người trong Mùa Vọng này chính là: tích cực đổi mới trong chính đời sống cụ thể của mình.

32/ Sám hối có phải như một phong trào không: Nhiều người quan niệm: sám hối chỉ là một phong trào khi Giáo Hội một năm có mấy lần kêu gọi vào những dịp lễ trọng, đặc biệt, như là xuân thu nhị kỳ: một lần vào Mùa Vọng và một lần vào Mùa Chay để mừng Lễ Phục Sinh cho phải đạo và vượt qua được cái ngưỡng trụ hạng của đá bóng, hay là cửa ải xưng tội một năm ít nhất 1 lần, là quá tệ, nhưng nếu xưng tội 2 lần thì rõ ràng là đỡ hơn nhiều / Tuy nhiên nếu sống đạo như thế thì rõ ràng là chưa ổn chút nào.

CHÚ GIẢI 1

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Đoạn 3, câu 1: “Trong những ngày ấy” ý nói đến khoảng thời gian Chúa Yesus sống tại Nazaret / Yoan là anh em họ với Chúa Yesus / Lúc mới sinh ra ông được cho là người thuộc về Thiên Chúa / Những điều lạ liên quan đến việc hạ sinh ra ông / được ghi rõ trong Tin Mừng Luca 1, 5-25.

2/ Yoan bắt đầu rao giảng trong sa mạc Giuđa / Sa mạc này trải dài trong khoảng giữa miền núi Giuđa và Biển Chết / Đời ông tuy ngắn, nhưng sứ mạng lại rất quan trọng.

3/ Đoạn 3, câu 2: Sám hối là thay đổi cách suy, cách nghĩ / Nó còn bao gồm ý nghĩa thay đổi tư tưởng, biến đổi thái độ sống của con người / thay đổi mục tiêu / nó hàm ý nghĩa thay đổi triệt để / Ví dụ: sám hối những tội đã trót phạm, dốc lòng chừa, quy phục Thiên Chúa/ mời Chúa làm chủ cuộc sống đời mình.

4/ Nước Trời là vương quyền phổ quát và vĩnh hằng của Thiên Chúa / Đúng nhất là nó ám chỉ một vương quốc thái bình của Đấng Messia / một vương quốc được các Ngôn sứ tiên báo và đã được chính Thiên Chúa hứa ban (Đn 2, 44, 45 / Is 2, 2-5 / Mk 4, 1-5).

5/ Đoạn 3, câu 3: Chữ “chính” nhấn mạnh đến sứ điệp của Yoan đã được báo trước trong Cựu Ước (Is 40, 3) / 725 năm trước khi ông Yoan xuất hiện thì Isaia đã kêu mời Yerusalem hãy loan tin vui cho các thành của miền Giuđa bị tàn phá / Thiên Chúa đã đáp lại sự tin tưởng của họ và đã giải thoát họ khỉ tay vua At-Sua.

6/ Isaia đã truyền cho Yerusalem hãy cất tiếng reo hò: Kìa Thiên Chúa đang trở lại với Dân Người / Người đến như một Mục Tử Nhân Lành / Cũng trong bối cảnh này, Isaia đã đề cập đến tiếng hô trong sa mạc, kêu gọi hãy dọn đường cho Chúa.

7/ Hoang địa trong tiếng Do Thái dùng để gọi miền bắc của Biển Chết / nơi mà Yoan Tẩy Giả đang thi hành sứ mệnh.

8/ Đoạn 3, câu 4: Yoan mặc y phục dệt từ lông lạc đà thô / Sách Dcr viết: áo khoát bằng lông thú chính là dấu hiệu giúp nhận diện ra sứ mệnh Ngôn sứ.

9/ Thần sắc của Yoan Tẩy Giả sẽ gợi nhắc cho thính giả liên tưởng đến Ngôn sứ Isaia   (2 v 1 , 8): Khác hẳn với bộ áo thụng thướt tha của các kinh sư (Mc 12, 38) / khác hẳn với bộ áo sa hoa, lộng lẫy của quần thần vua Herode (Lc 7, 25).

10/ Yoan Tẩy Giả xuất hiện như một Ngôn sứ nghiêm khắc, khắc khổ, nhiệt tâm hết mình cho sứ mệnh của ông / Đồ ăn thức uống cũng đạm bạc: châu chấu là món ăn của người nghèo / mật ong lấy thì những bụi gai trong hoang địa, hay ở các hốc đá của các dòng suối cạn.

11/ Luật Moisen kể cào cào, châu chấu là những món ăn thanh sạch (Lv 11, 21-22), Người ta lột bỏ hết phần đầu, chân, cánh, chỉ giữ lại phần có nhiều thịt, rồi đem phơi khô, người ta chỉ dùng món ăn này khi thực phẩm đã cạn kiệt / Trong khi Gioan Tẩy Giả lại dùng nó như thức ăn mỗi ngày (quá đạm bạc).

12/ Đoạn 3, câu 5: Dân chúng trong vùng và các miền phụ cận mong đến để nghe ông giảng vì họ cho ông là một Ngôn sứ / Một vị Ngôn sứ sau khi đợi chờ mấy trăm năm mới có / vì vắng bóng Ngôn sứ quá lâu nên có người còn cho rằng ông chính là Đấng Messia / mà Thiên Chúa đã hứa ban (Lc 3, 15).

13/ Đoạn 3, câu 6: Muốn hiểu được phép rửa của Yoan đã thực hiện cho dân / ta phải xem xét nó có gì liên hệ tới sứ mệnh của ông: sứ mệnh của ông là dọn lòng dân để đón gặp Đấng Messia.

14/ Ông loan báo cho dân biết: muốn chuẩn bị sẵn sàng như vậy, họ cần phải tin và sám hối, vì thế ông chỉ làm phép rửa cho những ai đã thú tội / Phép rửa này không phải là sáng kiến của riêng ông, bởi vì sau thời kỳ bị lưu đày Babylon / phép rửa chỉ dành cho những ai muốn cải đạo, là những người không phải người Do Thái nhưng muốn trở thành người Do Thái và gia nhập Do Thái giáo.

15/ Với riêng ông Yoan, phép rửa chỉ là dấu hiệu bên ngoài, chứng nhận cho việc thú nhận tội lỗi/ ngay cả với người Do Thái chính gốc / họ phải thú nhận tội lỗi trước Đức Chúa, thì mới mong thoát khỏi cơn lôi đình của Ngài (câu 7) / và mới mong đón nhận ơn cứu độ sắp đến.

16/ Làm phép rửa, theo nghĩa đen là “dìm mình xuống nước” / Tuy nhiên chính Yoan là người đầu tiên làm phép rửa cho người khác / Phép rửa là người muốn gia nhập Do Thái giáo kể trên, là phép rửa tự họ thực hiện lấy / còn phép rửa của ông Yoan đòi buộc và đi sau việc thú tội là một tiến trình chưa từng có trước đó / Vì thế người ta được biết đến ông với danh xưng là Yoan Tẩy Giả.

17/ Đoạn 3, câu 7: Phái Pharisieu và phái Sađốc là hai nhóm tôn giáo trong Do Thái giáo / Pharisieu là nhóm rất nhiệt thành trong việc giữ luật, là nhóm nổi trội hơn (Cv 26, 5) / Họ chú trọng và đặt những truyền thống của họ ngang hàng với những mệnh lệnh của Cựu Ước.

18/ Sađốc là những thành viên gốc gác quý tộc tư tế / Nhóm này nổi bật hơn về khía cạnh chính trị hơn hẳn về mặt tâm linh và tôn giáo / Họ chỉ chấp nhận bộ sách Torah tức bộ Ngũ Thư / Họ không tin kẻ chết sống lại / cũng không tin có Thiên sứ hay quỷ thần (Cv 23, 8).

CHÚ GIẢI 2

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Cụm từ “nòi rắn độc” (Mt 12, 34 / 23, 33) / Tương tự như con cái ma quỷ (Yn 8, 44) / Rắn độc bỏ chạy trốn khi thấy có đuốc hơ lửa dí tới / Người Do Thái cũng trốn chạy cuộc phán xét của Thiên Chúa sắp xảy đến.

2/ Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa là cuộc chung thẩm (Rm 2, 5 / 1 Tx 1, 10) / Án phạt hỏa ngục, cực hình hố lửa (Kh 20, 11-15) / Câu hỏi “Ai” dành để nhấn mạnh vào một chủ từ bông lung:  ai đó   chớ không phải tôi.

3/ Đoạn 3, câu 8: Những loại cây  ăn trái, chỉ có ích lợi khi chúng có đơm bông kết trái / nhưng sự hoán cải không chỉ đơn giản là chấp nhận một số giáo lý nào đó, mà nó bao hàm một sự thay đổi trong lối suy nghĩ (câu 2) / và phải được thể hiện qua những đổi thay trong cách ăn nết ở, thay đổi cả lời nói  / lẫn việc làm   (Lc 3, 10-14).

4/ Đoạn 3, câu 9: Lối suy nghĩ không đúng của các lãnh đạo tôn giáo cũng là điều thường thấy (Yn 8, 33-39) / Các kinh sư còn dạy rằng: công đức của các Tổ phụ, đặc biệt là của Abraham đã được tích trữ sẵn / và bất cứ ai là dân Israel, tức là con cháu của Abraham, đều có thể kín múc công đức ấy ra mà hưởng dùng / Nghĩa là những người này có thể trang bị cho mình một sự công chính không cần cố gắng, nhưng chỉ dựa vào những việc lành phúc đức của kẻ khác.

5/ Yoan đã bác bỏ điều này khi khẳng định mạnh mẽ rằng: cho dù họ là con cháu của Tổ phụ Abraham / thì cũng đâu có thể miễn cho họ bổn phận phải hoán cải và tích cực làm việc lành / Ông Yoan khẳng định thêm rằng: nếu như từ khối đá tảng là Tổ phụ Abraham mà Thiên Chúa có thể đẽo nên con cái Israel (Is 51, 1) / thì Người cũng có thể khiến chỗi dậy những con cháu tổ phụ Abraham từ bất cứ hòn đá nào khác.

6/ Vấn đề không phải ở chỗ người ta thuộc về Tổ phụ Abraham theo huyết thống / nhưng hệ tại ở chỗ: nhờ đức tin mà người ta hoán cải để được kể vào dòng giống của Tổ phụ Abraham (Rm 9, 7-8) / Ở đây khi nói đến những hòn đá à là tượng trưng cho các dân ngoại.(Thiên Chúa có thể biến dân ngoại , thành dân Chúa )

7/ Đoạn 3, câu 10: Hình ảnh cái rìu ở gốc cây / và lửa thiêu đốt là hình ảnh mô tả về phán quyết công thẳng của Đức Chúa đang chờ sẵn dành cho những kẻ hủ bại, suy đồi (Is 10, 33-34 / 66,_24) / Cái rìu đặt ở gốc cây có nghĩa là phán quyết của Thiên Chúa đang chờ sẵn / Vì thế những ai không chịu sinh hoa trái phát xuất từ việc sám hối, sẽ bị kể là đã hư mất (câu 8, câu 12, câu 33).

8/ Đoạn 3, câu 11: Phép rửa và sứ điệp của ông Yoan, nhắc cho chúng ta nhớ tới lời tiên báo ở sách ED36, 24-29 / Ở đó, vị Ngôn sứ đã nói trước là Israel sẽ được thanh tẩy bằng nước, và sẽ được giải thoát khỏi sự bất chính.

9/ Phép rửa được phát xuất từ lòng sám hối, để được ơn tha tội, nên phép rửa là bằng chứng bên ngoài cho thấy sự diễn biến  bên trong lòng.

10/ Cởi dép, xách dép là dấu chỉ cho thấy sự hèn mạc, thua kém /  Việc thua kém này đến độ không dành cho người Do Thái mà dành cho dân ngoại / Có nghĩa là Yoan đem mình để so sánh với địa vị của Đấng Thiên Sai thì ông không bằng một tên nô lệ dân ngoại.

11/ Lửa trong câu này nghĩa là: Diễn tiến câu chuyện đến đây đang nói về ngày chung thẩm, có nghĩa là: Thiên Chúa sẽ quăng kẻ gian ác vào lửa đời đời (Is 66, 24 / Ml 3, 3-4) / Lửa cũng có trong lời hứa ban phép rửa trong Thánh Thần / Trong kỷ nguyên mới, Thần Khí Chúa sẽ tuôn đỗ xuống dư tràn (Is 32, 15 / 44, 3).

12/ Yoan giới thiệu về Đấng Messia sắp đến như là nhân vật đại diện tối cao của Đức Chúa / và chính Đấng ấy sẽ mang ơn cứu độ đến cho dân Người / mà ơn huệ lớn nhất của ơn cứu độ là Chúa Thánh Thần / và Đấng đại diện ấy sẽ dành hình phạt muôn đời cho những kẻ hủ bại.

13/ Đoạn  3, câu 12: Việc đạp lúa sẽ được thực hiện ngoài trời, thường ở nơi cao, người ta để lúa trong một sân tròn, rồi cho bò hoặc lừa đạp lên (Đnl 25, 4 / 1Cor 9, 9/ 1 Tm 5, 18) / hoặc dùng tay để tuốt / Ở Việt Nam ta hiện nay dùng máy tuốt lúa / Tiếp theo là tách trấu và lúa lép, người ta dùng cối quạt gió, nia để sảy thóc, vỏ trấu nhẹ nên gió cuốn đi, còn hạt lúa chắc sẽ ở lại / thế là thóc mẩy được phơi khô và cho vào kho, còn trấu lép thì bị đốt đi.

14/ Thiên Chúa sẽ quy tụ những kẻ tin theo Ngài vào vương quốc của Ngài, còn những kẻ hủ bại thì sẽ bị kết án để chịu cực hình đời đời (Mt 13, 30, 45, 50).

15/ Lời tiên báo này đưa ra một cái nhìn trước về cuộc quang lâm của Đức Kitô và những sự kiện gắn liền với hình ảnh quang lâm này / và dạy chúng ta phải sống như thế nào cho đúng với ý muốn của Thiên Chúa.

ĐẶT CÂU HỎI / ĐỂ GỢI Ý CHIA SẺ

Đâu là sự liên kết giữa sám hối và việc chuẩn bị mừng Chúa đến? (1).

Tác phẩm Mùa Giáng Sinh của chúng ta sẽ như thế nào? (2).

Làm sao chúng ta có thể vẽ được  gương mặt Chúa? (3).

Sám hối là gì? (4).

Sám hối có phải là trở về cùng Thiên Chúa không? (5).

Sám hối có phải là đổi mới không? (6).

Tại sao sám hối cần phải quyết tâm? (7).

Chúng ta cần phải làm gì trong những ngày Mùa Vọng này? (8).

Tại sao phải dọn đường cho Chúa đến? (9).

Cách sống của Yoan Tiền Hô có đi ngược lại với trào lưu không? (10).

Sứ điệp thứ nhất của Yoan Tiền Hô là gì? (12).

Vì sao phải vào sa mạc? (13).

Khi vào sa mạc, chúng ta sẽ đi theo hướng nào? (14).

Sứ điệp thứ hai của Yoan Tiền Hô là gì? (16).

Ăn uống đạm bạc sẽ có lợi gì? (17 + 18).

Sứ điệp thứ ba của Yoan Tiền Hô là gì? (19).

Sám hối triệt để là gì? (20).

Sám hối cấp bách là gì? (21).

Sứ điệp của Yoan Tiền Hô có lỗi thời không? (22).

Một mặt trái của sám hối: (23).

Làm sao tôi biết mình có tội? (24).

Điều gì đi kèm với lòng sám hối? (27).

Thực tế của hình thức sám hối là gì? (29).

Sám hối trong Mùa Vọng phải được hiểu đúng như thế nào? (30).

Yoan Tẩy Giả đã bảo gì với những kẻ đến với ông? (31).

Sám hối có phải là một phong trào không? (32).

TÓM Ý

1/ Hoang địa là khoảng giữa miền núi Yu-đê-a và biển chết, nằm ở phía bắc/ Yoan Tẩy Giả làm phép rửa tại phía cuối nguồn sông Giodan trước khi chảy vào biển chết.

2/ Cuộc đời thơ ấu lạ lùng của Yoan Tẩy Giả có nói rõ ở phúc âm Lc 1,5-25/

3/ Áo lông thú, làm bằng lông lạc đà thô, giúp chúng ta nhận ra ai là ngôn sứ/

4/ Châu chấu khô và mật ong là thức ăn đạm bạc dành cho người nghèo, hoặc khi lương thực đã cạn kiệt/ cào cào + châu chấu là loại thứ ăn thanh sạch /Lc 11,21-22/

5/ Vì đã quá lâu mới có một ngôn sứ xuất hiện và cũng vì có dấu hiệu Thiên Chúa ở cùng Yoan, nên người ta cho ông là một tiên tri/ nên đã đến nghe ông giảng/

6/ Sứ mệnh của Yoan Tẩy Giả là dọn lòng dân để đón nhận Đấng Thiên sai/

7/ Phép rửa này đã có từ trước/ vào thời dân Do Thái bị lưu đày ở Babilon, phép rửa chỉ dành cho những ai muốn cải đạo/ muốn gia nhập Do Thái giáo/

8/ Phép rửa này là dấu chỉ bên ngoài, làm chứng cho việc thú nhận tội lỗi/ người Do Thái, dù là một dân riêng, cũng phải thú tội trước Thiên Chúa/

9/ Người chịu phép rửa là tự dìm mình xuống nước/ riêng Yoan làm phép rửa cho người khác lần đầu tiên/ khiến cho ông có biệt danh là Tẩy giả/

10/ Rắn độc là con cái ma quỷ/

11/ Hoán cải là cây phải đơm bông kết trái/ cây nào không trái sẽ bị chặt đi/

12/ Cho dù con cái của Abraham, nhưng nếu không sống đúng với lời Chúa dạy thì không thể nhận được ơn cứu rỗi/

13/ Thiên Chúa dùng một hòn đá (Dân ngoại) để tạo nên một dân tộc khác/

14/ Rìu đã ở sẵn bên gốc cây, cái nia đã ở trên sân lúa/ phán quyết của Thiên Chúa đang chờ sẵn/ nếu không sinh trái sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa/

15/ Cởi dép -> tượng trưng cho con người thấp bé, hèn mọn, thua kém/ đây không phải chỉ nói về một nô lệ Do Thái/ nhưng tệ hơn, đó là một nô lệ dân ngoại/

16/ Thiên Chúa sẽ quy tụ những kẻ tin vào vương quốc của Ngài/ còn những kẻ hủ bại, tội lỗi, thì Ngài sẽ quăng vào lò lửa/ ai muốn được cứu thì phải sống đúng ý Chúa/

17/ Sứ điệp I của Yoan Tẩy giả -> Hãy vào sa mạc: Sa mạc là nơi yên tĩnh, dùng để nghỉ ngơi, cầu nguyện/ không ai có thể cầu nguyện nơi phố chợ/ Trong kỷ nguyên công nghiệp hóa, người ta đang tận diệt tài nguyên/ Thánh Yoan muốn đưa ra một lời cảnh báo thức tỉnh mọi người/ Đừng tàn phá những ơn huệ Chúa ban/ các độ thị bị ô nhiễm vì xăng khói, rác rưởi, ồn ào, bệnh hoạn/ người ta chỉ lo đáp ứng nhu cầu cho danh lợi thú/ mà chẳng chú ý gì đến phần tâm linh/ không chừa giây phút nào để lắng đọng tâm hồn/ Vào nơi yên tĩnh là rời bỏ mọi ồn ào, bận bịu để trở về với lòng mình, trở về với Chúa. Vào sa mạc sẽ không có đường đi, lúc đó ta sẽ phải để cho Chúa hướng dẫn/ như dân Do Thái suốt 40 năm trong sa mạc/ như Elia trốn chạy, lạc vào sa mạc, như Chúa Yesus trong suốt 40 ngày chay Thánh/ Sa mạc là nơi thẳm sâu tận đáy lòng mình, khiến ta có thể dể dàng gặp được Chúa/

18/ Sứ điệp của Yoan Tẩy Giả: Sống khổ hạnh: Con người ngày nay quá văn minh nên ngày nay cho rằng sống khổ hạnh là lỗi thời/ Không phải thế đâu, con người rất sợ bị lên cân, bị dư mỡ, dư đường, dư cholesterol … nên ai càng ăn nhiều càng mau chết/ Họ không ăn, bớt uống/ ai ăn uống đạm bạc thì khỏe mạnh, lại còn có dư tiền để giúp người nghèo/ Ăn là một trong bốn tứ khoái: no cơm ấm cật, dâm dật một cây/ kiêng ăn sẽ chế ngự được tình dục, là cội rể của mọi giống tội (tham, sân, si), mọi thứ bệnh, ăn nhiều khó lòng gặp được Chúa/ Chúa Yesus bảo: loại quỷ này chỉ có thể trừ nó bằng ăn chay, cầu nguyện/

19/ Sứ điệp của Yoan: Sám hối: => Sám hối là điều kiện tiên quyết để đón nhận tin mừng cứu độ/ con người phải sám hối do phạm phải quá nhiều lỗi lầm/ các Thánh cũng phải luôn sám hối/ Sám hối có 2 đặc tính:

a) Sám hối triệt để: là quyết tâm thay đổi liền, chứ không ngồi đó mà than khóc/ phải thay đổi toàn phần chứ không một phần/ thay đổi lập tức như dân Thành Ninive, như Thánh Phaolo, như Giakeu/

b) Sám hối cấp bách: Không do dự, vì đã đến giờ, vì cái rìu đã đặt ở gốc cây/ vì cái nia đã để nơi sân lúa/ cây nào không sinh trái sẽ bị chặt và đốt đi/

Kết luận: Cả 3 sứ mệnh của Yoan vừa nêu trên đều phải được thực hiện, ai cũng phải tu sửa để xứng đáng đón nhận ơn cứu độ/ chúng ta đang sống trong đêm tối, nên rất mong chờ ánh sáng của mặt trời công chính/

- Sám hối  không phải là hận mình, vì mình đã làm xấu mình, nhưng vì mình đã làm mất lòng Chúa/ sám hối là đổi mới, là trở về với Chúa, là chê ghét tội, là muốn từ bỏ đáng tội/

- Sám hối là khiêm tốn nhận lỗi/ là nhận ra tình thương của Chúa/ và nhất quyết không bao giờ phạm tội nữa / **R

 GiuseLuca, KT Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1847
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1603
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407012
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top