Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 2 Thường Niên A / Gioan giới thiệu Chúa Giesus

CHÚA NHẬT  2 TN A 

ĐỀ TÀI: GIOAN GIỚI THIỆU CHÚA

 

Haleluia. Haleluia. Ngôi Lời đã trở nên người phàm, và cư ngụ giữa chúng ta; những ai đón nhận Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Ga 1, 29-34

"Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

29  Khi ông Yoan thấy Đức Yesus tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. 30  Chính Người là Đấng tôi đã nói khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. 31  Tôi đã không biết Người, nhưng tôi đến làm phép rửa trong nước để Người được tỏ ra cho dân Israel.” 32  Ông Yoan còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. 33  Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” 34  “Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”

Đó là lời Chúa.

BÀI 1 : ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Hình ảnh con chiên có ý nghĩa gì trong Kinh Thánh? Trong sách Samuel quyển 2, tiên tri Nathan có kể cho vua Đavít nghe câu chuyện sau đây: có 2 người sống chung cùng một thành, một người giàu có thế lực, một người thì nghèo túng, hèn mọn / gã nhà giàu có rất nhiều chiên, trong khi anh nhà nghèo chỉ có một con chiên nhỏ bé / đứa con anh nhà nghèo rất thương con chiên ấy / nên chơi đùa với nó suốt ngày / Thế rồi một bữa kia, anh nhà giàu có khách, hắn truyền cho đám tôi tớ qua nhà anh nhà nghèo bắt con chiên về mà giết thịt đãi khách.

2/ Câu chuyện trên đây thích hợp để áp dụng vào ai? Câu chuyện trên rất thích hợp để áp dụng vào Chúa Yesus / Ngài cũng được yêu mến, nhưng lại bị bọn người độc ác giết chết một cách tàn bạo / Bởi thế trong tâm trí của Yoan Tiền Hô luôn có một hình ảnh khi giới thiệu về Chúa Yesus: “Đây Chiên Thiên Chúa” / Hình ảnh con chiên luôn bị sát tế mỗi ngày trong Đền thờ, để làm lễ vật dâng tiến lên Thiên Chúa theo như luật Moisen quy định.

3/ Luật Moisen quy định ra sao? Moisen quy định: mỗi ngày các ngươi phải hiến tế lên bàn thờ 2 con chiên đực một tuổi / một con vào buổi sáng, một con vào buổi chiều / máu của chiên đổ ra có sức tẩy xóa tội lỗi cho dân chúng.

4/ Các Tiên tri đời trước đã mô tả con chiên như thế nào? Trước Yoan Tiền Hô, các Tiên tri cũng đã nói về tôi tớ Thiên Chúa phải chịu đau khổ và phải chết như một con chiên / Tiên tri Isaia mô tả: Ngài như con chiên bị đưa tới lò sát sinh mà không hề thốt lên một lời / Ngài đã giết vì tội chúng ta / còn Tiên tri Giêrêmia thì nói: tôi giống như con chiên bị đem đi giết và tôi không hề biết họ đang trù tính những điều độc ác nào chống lại tôi! Và như thế hình ảnh con chiên gợi lên những sự hy sinh đau khổ.

5/ Hình ảnh con chiên trong sách Khải Huyền: Con chiên trong sách Khải Huyền, ngoài những đặc tính trên, còn thêm vào đó nét vinh quang và khải hoàn của Con Chiên Thiên Chúa à Con Chiên bị giết, đáng được lãnh nhận danh dự và vinh quang và tán tụng / Tóm lại hình ảnh của Con Chiên Thiên Chúa gợi lên 3 hình ảnh: hình ảnh của sự yêu mến, hình ảnh của sự đau khổ, và hình ảnh của sự vinh quang.

6/ Hình ảnh của con chiên dạy ta điều gì? Đây cũng là con đường mà mỗi người chúng ta phải đi qua trong cuộc sống này / đó là nếu chúng ta muốn được Chúa yêu thương và chúc phúc, chúng ta cũng phải bước qua gian khổ, thử thách, thập giá, nhờ đó mới tiến tới vinh quang phục sinh.

7/ Những từ nào có thể thay thế từ Chiên Thiên Chúa? Đó là: Chúa của các ngươi, đó là Đấng Cứu Độ hoặc đây là Đức Kitô, những từ này xem ra không hay hơn sao, thế nhưng từ Chiên Thiên Chúa lại có ý nghĩa rõ ràng hơn.

8/ Từ Chiên Thiên Chúa giúp người Do Thái nhớ lại điều gì? Thật ra đối với người Do Thái, tước hiệu mà Yoan Tẩy Giả rao giảng thì từ: Chiên Thiên Chúa gợi lên trong tâm trí họ toàn bộ giáo lý đức tin của Dân Riêng Chúa / ngay lập tức họ liền nghĩ rằng: không phải là con chiên nhỏ bé nhưng là nhắc đến quyền năng lớn lao và lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa hướng ký ức họ đến dấu máu con chiên, đã giúp họ thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập và mang họ đến một đời sống sung túc tự do nơi miền đất hứa!

9/ Mỗi năm vào dịp này, nhắc họ nhớ lại điều gì? Mỗi năm vào dịp Lễ Vượt Qua, họ lại tưởng nhớ và mừng lễ ấy bằng việc tham dự vào bữa ăn tối vượt qua.

10/ Trước khi rước lễ, vị Linh mục gợi chúng ta nhớ lại điều gì? Lời ấy là: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” / Đây là lời mà chúng ta thường nghe trước khi rước lễ / Chúng ta được mời gọi hãy nhớ lại những gì mà Chúa Yesus muốn nói với chúng ta / Người như Con Chiên Vượt Qua / chúng ta đã diễn tả niềm tin của chúng ta qua lời tuyên xưng trước Thánh Thể / Khi nhớ đến Chiên Vượt Qua đã bị hy sinh sát tế thế nào, thì chúng ta cũng được mời gọi suy niệm về việc Chúa ngự đến như là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ trần gian à Đức Kitô chết, Đức Kitô sống lại và Đức Kitô đến trong vinh quang.

11/ Chúng ta nhận được bài học nào từ sự giải thoát? Khi suy gẫm về ơn giải thoát mà Thiên Chúa đã ban cho các Tổ phụ chúng ta, thì trong đức tin, chúng ta cũng được mời gọi để suy gẫm việc chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi / Khi Chúa đến cứu độ trần gian thì cũng chính là lúc Chúa ban cho chúng ta sự tự do hạnh phúc như đã ban cho các Tổ phụ trong miền đất hứa! Chúng ta có đời sống mới trong Đức Kitô và bằng cái chết của Ngài, Ngài đã tiêu diệt sự chết nơi chúng ta, bằng việc sống lại, Người đã phục hồi sự sống nơi chúng ta.

12/ Khi dự phần vào bữa tối Vượt Qua chúng ta nhận ra được điều gì? Khi suy gẫm về việc các Tổ phụ đã kỷ niệm sự giải thoát của mình bằng việc dự phần vào bữa tối Vượt Qua, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm lại việc chúng ta cử hành ơn cứu độ nơi bàn tiệc Thánh Thể à Lạy Chúa Yesus Kitô, khi chúng con ăn bánh và uống chén này, chúng con tuyên xưng việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến!

BÀI 2: ĐẤNG GÁNH TỘI CHO KẺ KHÁC

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

13/ Trước khi lên rước lễ, Linh mục mời gọi chúng ta thế nào? Ngài nói: “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” / Hạnh phúc thay những ai được mời gọi đến dự bữa tối với Người / bữa tối ở đây không ám chỉ một bữa tối sau cùng / nhưng là bữa tiệc cưới của Con Chiên Thiên Chúa trên Thiên đàng / Bữa tiệc mà người tín hữu nhận được số phận đời đời của mình vì mình đã trở nên một với Chiên Thiên Chúa.

14/ Không còn từ nào đơn giản mà có ý nghĩa thích hợp hơn: Đây Chiên Thiên Chúa / Mỗi người cần có một cuộc suy niệm sâu xa về sự phong phú của tước hiệu này, nó sẽ giúp chúng ta hiểu biết Chúa Yesus rõ hơn và dẫn đưa chúng ta tới dự phần đầy đủ hơn nơi bàn tiệc Thánh Thể của Con Chiên Thiên Chúa.

15/ Ý nghĩa của biểu tượng Chiên trong Kinh Thánh: Trong Kinh Thánh à Chiên biểu tượng cho những người hiền lành đạo đức / nhất là trong dụ ngôn ngày phán xét, Chúa đã tách chiên ra khỏi dê / chiên ở bên phải còn dê ở bên trái.

16/ Kỷ niệm ngày Chiên Vượt Qua, có ý nghĩa sâu xa của nó: Hằng năm, vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái / mỗi gia đình có tục lệ ăn thịt một con chiên / phải là một con chiên non dưới một tuổi / tốt đẹp, không có tì vết / Người Do Thái ăn thịt chiên vượt qua, không phải để mừng mùa đông đã qua và mùa xuân mới bắt đầu / nhưng là để kỷ niệm ngày Thiên Chúa giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập / Lễ Vượt Qua cử hành vào đầu mùa xuân, họ nhớ đến con chiên, con chiên đã chết cho họ được sống / Máu chiên đã đưa họ ra khỏi mùa đông tối tăm, tiến vào mùa xuân tươi thắm / Máu chiên giúp họ thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập / đưa họ về miền đất hứa, được sống tự do, ấm no, hạnh phúc.

17/ Chúa Yesus giống chiên sát tế ở chỗ nào? Chúa Yesus đã chịu tử hình vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái / Bữa Tiệc Ly chính là bữa tiệc Vượt Qua mà Chúa Yesus đã ăn với các môn đệ / Chúa chịu chết vào dịp Lễ Vượt Qua, nên Chúa Yesus chính là Con Chiên của Thiên Chúa bị sát tế để cứu nhân loại / Chúa Yesus là con chiên hiền lành, không hé môi khi bị đem đi xén lông / Người đã khiêm nhường gánh lấy tội lỗi của cả nhân loại.

18/ Ý nghĩa của chữ “xóa tội”: Theo bản văn Kinh Thánh tiếng Việt, chữ “xóa tội” là cách nói văn hoa nhẹ nhàng / nhưng không lột tả hết ý nghĩa của bản văn chính / Nếu dịch đúng, sát nghĩa thì chữ ấy có nghĩa là: nhận lấy vào mình, gánh lấy, vác lấy / Đúng ra phải dịch là: Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh lấy tội nhân loại

19/ Giải thích cách sâu sắc hơn chữ “xóa tội” / gánh tội là gì? Xóa là đứng ngoài cuộc / Chúa Yesus đã nhập cuộc, đã nhận lấy thân phận con người, nhất là gánh lấy tội lỗi của con người / Ngài là Đấng hoàn toàn trong sạch, chính vì gánh lấy tội lỗi của con người, mà Ngài phải chịu xếp hàng giữa những con người tội lỗi để xin Yoan làm phép rửa / Chính vì muốn gánh tội mà Người phải lui tới với những con người tội lỗi, chuyện trò và ăn uống đồng bàn với họ / nhất là vì muốn gánh lấy tội của nhân loại mà Người phải chịu chết giữa 2 tên tội phạm, chịu đồng số phận với họ, đồng bản án với họ, không khác gì một tên trộm cướp.

20/ Tại sao các tín hữu lại được gọi là con chiên của Chúa? Ngài đã gánh lấy tội của ta, để ta được tha thứ, Người hạ mình xuống để ta được nâng lên, Người trở nên nghèo để ta được giàu có / Người chịu làm con loài người để ta được làm con Thiên Chúa / Người trở nên hèn yếu để chúng ta được trở nên mạnh mẽ / Người chịu nhục để ta được vinh quang/ Người chịu cảnh nô lệ để ta được tự do / Người cam lòng chịu chết để cho ta được sống / Danh hiệu Chiên của Chúa ngầm hiểu như một lời cầu chúc => mong sao cho người tín hữu sau này được xếp vào loài chiên trong ngày phán xét / Chiên sẽ được đứng bên hữu của Vị Thẩm Phán và được hưởng vinh quang trong Nước Chúa.

21/ Điều đó có phải là điều chúng ta đang mong ước? Danh hiệu Con Chiên của Chúa cũng gợi lên trong chúng ta một điều ước mong / Ước mong mọi người tín hữu sống theo gương của Chiên Thiên Chúa / ước mong chiên con nối gót theo chiên mẹ đầu đàng đi vào con đường hiền lành, khiêm nhường / ước mong đoàn chiên cũng biết tự hiến đời mình như một lễ dâng lên Thiên Chúa / ước mong đoàn chiên cũng biết gánh lấy số phận của những người khác / để yêu thương, để đoàn kết, để sống tình liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của họ.

22/ Nếu là con chiên của Chúa, chúng ta phải sống thế nào cho xứng với danh hiệu ấy? Vì chúng ta hiểu rằng: con chiên là biểu tượng cho những kẻ hiền lành đạo đức / khiêm tốn, vâng phục, không hề biết hung dữ, gian tham, ác độc / Đó là những đặc tính mà chúng ta cần phải noi gương bắt chước, con chiên ngoan đạo phải biết cầu nguyện và sống gương  sáng, phải biết kết hợp với Chúa Yesus qua Bí Tích Thánh Thể / phải biết yêu mến Mẹ Maria qua việc lần hạt Mân Côi / Người Kitô hữu nào tuân giữ những điều này thì chắc chắn sẽ được đứng bên hữu Thiên Chúa / sẽ được Thiên Chúa chúc phúc.

BÀI 3: NÓI VỚI NGƯỜI KHÁC VỀ CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

23/ Có mấy tiêu chuẩn để giới thiệu Chúa Yesus?  Có 3 tiêu chuẩn : a) Bằng kinh nghiệm bản thân / b) Bằng chính Đức Kitô / c) Nhờ vào quyền năng Chúa Thánh Thần.

24/ Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất? Con người thời đại hôm nay không thích nghe những lời dạy bằng lý thuyết suông, nhưng chỉ thích nghe từ miệng các nhân chứng / nếu chúng ta chỉ giới thiệu Đức Kitô như một học thuyết, thì cho dù diễn giả có nắm vững, có say mê thế nào đi nữa, thì Đức Kitô cũng chỉ là một lý tưởng, một mớ giáo lý còn rất xa lạ vì nó chưa đụng chạm thiết thực với đời sống con người / Hay nói rõ hơn, nếu chỉ giới thiệu Đức Kitô như một hệ thống tín điều, thì cho dù có xác tín đến đâu, thì Đức Kitô vẫn còn rất xa vời nên chưa thể là một nhu cầu thiết thực cho cuộc sống.

25/ Tiêu chuẩn hàng đầu cho việc giới thiệu là gì? Khi muốn giới thiệu Đức Kitô như là Đấng mà mình đã từng tiếp cận, từng gặp gỡ, từng kết thân / chúng ta phải chứng tỏ như mình đang sống trong Người, đúng theo kiểu nói của Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô đang sống trong tôi” / Đây cũng là điều kiện để mình giới thiệu Chúa cho kẻ khác / Với kinh nghiệm bản thân, nếu ta có đủ khả năng tin, thì ta mới có đủ khả năng để giới thiệu / Yoan Tẩy Giả trong Tin Mừng cũng thế, ông đã thấy, đã hiểu và đã tin nên mới dám giới thiệu: “Tôi đã thấy và tôi xin làm chứng”.

26/ Thế nào là giới thiệu Chúa cách chủ quan? Chúng ta thường giới thiệu Chúa Kitô không như hình ảnh của Người, nhưng lại giới thiệu Người như hình ảnh mà mình tưởng nghĩ / Chúng ta cần tránh rơi vào thái cực: Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa, nhưng xem ra con người thích nắn đúc một Thiên Chúa theo như ý mình nghĩ, đó là giống hình ảnh con người / Chúng ta thấy câu chuyện người Do Thái năm xưa sau khi vừa mới rời khỏi Ai Cập, họ đã lấy hình ảnh con bò vàng để làm tượng phải thờ và đây được xem như một kinh nghiệm quá đau xót .

27/ Thế nào là giới thiệu Chúa bằng một hình ảnh chung chung? Nếu chúng ta giới thiệu một Đức Kitô không minh bạch, không đúng, không xác đáng / chúng ta có nguy cơ đơn giản hóa, hoặc đánh đồng, coi Kitô giáo cũng chỉ là một trong nhiều tôn giáo ngang hàng, và Đức Kitô không còn được coi là Đấng Cứu Độ   duy nhất    nữa.

28/ Chúng ta cần mổ xẻ câu hỏi này thật rõ ràng? Cũng có khi chúng ta có dịp đến thăm một người tân tòng mà truyền thống trong gia đình đang tôn thờ đủ thứ đạo: cha mẹ thì theo Phật giáo, con trai thì theo tin lành, con gái nhập vào Công giáo, còn cậu con trai lại là đối tượng đảng nên chẳng theo đạo nào / Bà mẹ trong gia đình nói trống như để phân bua: “Ôi đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành” chính trong lối suy nghĩ của bà mẹ này mà Đức Kitô,dù Ngài là Đấng cứu độ, cũng ngồi chung chiếu như những vị thánh hiền chỉ cổ võ đạo đức nhân sinh mà thôi! Nhưng nếu tư duy cho kỹ, chúng ta thấy mọi việc đều khác hẳn!

29/ Chúng ta cần phải giới thiệu Đức Kitô như thế nào? Khi giới thiệu về Đức Kitô, chúng ta phải trình bày cho mọi người thấy :Ngài là Thiên Chúa cứu rỗi nhân loại, là Đấng cứu độ trần gian, là Đấng từ trời xuống để đem ơn giải thoát đến cho tất cả mọi người và muốn đạt tới từng người / Nét độc đáo của Kitô giáo chính là đây và sở dĩ Đức Kitô kết thân với con người bởi vì Người là Đấng Cứu Thế.

30/ Yoan Tẩy giả đã dứt khoát giới thiệu Chúa như thế nào? Ông đã dứt khoát đưa ra một hình ảnh cho dân chúng thấy Người là Đấng Cứu Độ: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”.

31/ Giới thiệu nhờ vào quyền năng Chúa Thánh Thần: Giới thiệu Chúa Yesus là một công việc rất lâu dài, thậm chí là công việc của một đời người / phải đầu tư để học biết, học hiểu, học tập, học hành, học qua học lại, học tới học lui /nghĩa là phải nổ lực, phải vận dụng hết công suất, hết khả năng Chúa ban để chu toàn ý nghĩa của cuộc đời mình / Ngày nào còn làm một Kitô hữu, ngày đó còn phải gắn bó với việc giới thiệu Đức Kitô cho người khác / đó là yếu tố căn cơ của một con người có đạo.

32/ Giới thiệu là một công trình và được coi như một sứ vụ truyền giáo thuộc về lẽ công bình / Ai đã nhận được lẽ sống từ nơi Đức Kitô thì cũng phải canh cánh bên lòng một sứ mạng đòi buộc phải giới thiệu sự sống ấy cho những người mà mình sẽ gặp gỡ sau này trong suốt cuộc đời / Số vốn Chúa ban không thể bị chôn chặt nơi lòng đất, nhưng phải nảy mầm, lên lá và trổ sinh hoa trái.

33/ Giới thiệu Đức Kitô được xem như một cuộc hiến thân, làm chứng, đón nhận hy sinh/ chấp nhận thiệt thòi, quên mình, thao thức miệt mài / Không chuộng sự dễ dàng, sự dễ dãi, sự dễ chịu / vì thế nên công trình này tự sức mình không ai làm nỗi ngoài ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần / Cho nên Chúa Thánh Thần luôn đóng vai trò chủ động trong công trình lớn lao này / còn con người dẫu  có cố hết lòng hết sức, thì cũng chỉ là dụng cụ phụ ,để góp phần, góp sức cùng Ngài  mà thôi!

TÓM Ý

1/ Hình ảnh con chiên trong Kinh Thánh: Trong sách Samuel quyển thứ 2/ tiên tri Nathan có kể cho vua Đavít nghe câu chuyện về anh nhà giàu bắt con chiên duy nhất của anh nhà nghèo để làm thịt đãi khách/ trong khi anh nhà giàu lại có quá nhiều chiên/

2/ Câu chuyện ở trên Chúa quở trách hành động sai trái của vua Đavít/

3/ Hình ảnh con chiên ở đây dùng để ám chỉ về Chúa Yesus/ trong tâm trí của Yoan Tiền Hô luôn có hình ảnh về con chiên này khi ông giới thiệu về Đức Ki-tô: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian”.

4/ Luật Moisen quy định: Mỗi ngày phải hiến tế cho Thiên Chúa 2 con chiên/ một con vào buổi sáng, một con vào buổi chiều/ một đôi chiên không tì ố, một tuổi/ máu chiên đỗ ra để tẩy xóa tội lỗi cho dân chúng

5/ Hình ảnh con chiên thời các tiên tri: Isaia mô tả,  Ngài như con chiên bị đem tới lò sát sinh mà không thốt một lời/ tiên tri Giêrêmia thì nói:  tôi giống như con chiên bị đem đi giết và tôi không hề biết họ đang trù tính điều độc ác gì/

6/ Hình ảnh con chiên trong  sách khải huyền: con chiên chịu đau khổ, nhưng con chiên cũng được hưởng vinh quang, danh dự và lời táng tụng/

7/  Cuộc đời con chiên chịu sát tế cũng là cuộc đời người Ki-tô hữu nếu muốn được Thiên Chúa chúc phúc.

8/ Chúng ta cũng có thể dùng những từ khác nghe hay hơn để thay thế từ: Chiên Thiên Chúa, ví dụ:  Chúa của các Ngươi/ đây là Đấng cứu độ/ hoặc đây là Đức Ki-tô/ nhưng chỉ có từ: Chiên Thiên Chúa nghe rõ ràng, dể hiểu và đúng sự vụ nhất/

9/ Từ Chiên Thiên Chúa giúp người Do Thái nhớ lại, nhờ máu con chiên đã đỗ ra, giúp họ thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, mang đến cho họ đời sống sung túc, tự do, hạnh phúc nơi miền đất hứa/

10/ Mỗi năm vào dịp này nhắc họ nhớ lại bữa ăn tối vượt qua với thịt chiên và rau đắng => ám chỉ sự đắng cay chua xót của kiếp nô lệ đã qua rồi/

11/ Trước mỗi khi rước lễ , Linh mục cũng nhắc nhở chúng ta về việc con chiên bị sát tế và mời gọi chúng ta suy niệm việc Chúa ngự đến như là Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gian/ Đức Ki-tô chết đi và Ngài sẽ sống lại vinh quang/

12/ Nhắc chúng ta nhớ các tổ phụ của chúng ta được giải thoát khỏi ách nô lệ/ thì chúng ta cũng được giải thoát khỏi xiềng xích tội lỗi/ Chúa cứu độ trần gian cũng là để ban cho chúng ta sự tự do.

13/ Đức Ki-tô chết để ban cho chúng ta đời sống mới, Ngài đã tiêu diệt sự chết nơi chúng ta, sau đó Ngài sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta.

14/  Bữa tiệc Chiên Thiên Chúa là bữa tiệc mà người Ki-tô hữu nhận được số phận đời đời và được trở nên Chiên Thiên Chúa.

15/ Con Chiên trong Kinh Thánh là biểu tượng của người hiền lành, đạo đức/ nhất là trong ngày phán xét, ai cũng muốn mình trở thành con Chiên đứng ở bên hữu Chúa/

16/ Chữ “xóa tội” không đầy đủ nghĩa/ nhưng phải nói là “gánh tội” mới đủ ý nghĩa/ là nhận tội kẻ khác vào mình, là vác lấy hình phạt/ vì Chúa Yesus là Đấng nhập cuộc chứ không phải là kẻ ngoài cuộc/

17/ Chúa nhận lấy kiếp con người, xếp hàng với kẻ có tội/ đồng bàn với người tội lỗi/ bị xử như một tội nhân/ bị chết như một tội phạm/ Chúa gánh lấy tội của ta, để ta được tha thứ/ Chúa hạ mình xuống để ta được nâng lên/ Ngài trở nên nghèo để ta được giàu có, Ngài chịu làm con của loài người để ta được làm con Thiên Chúa, Ngài chịu yếu đuối để ta được mạnh mẽ/ Ngài chịu nhục để ta được vinh quang/ Ngài chịu cảnh nô lệ để ta được tự do/ Ngài chịu chết để ta được sống/ Danh hiệu Chiên Thiên Chúa như lời cầu chúc : mong sao chúng ta được xếp  vào loại chiên trong ngày chịu phán xét/

18/ Nếu là con chiên, chúng ta phải sống hiền lành, đạo đức, khiêm tốn, vâng phục/ con chiên ngoan đạo phải sống như Chúa, cầu nguyện như Chúa, làm việc như Chúa/ phải sống kết hợp với Chúa qua các bí tích Thánh Thể/ và kết hiệp với mẹ Maria qua chuỗi mân côi.

19/ Có 3 tiêu chuẩn để giới thiệu Chúa: a) Bằng kinh nghiệm bản thân, b) Bằng chính Đức Kitô, c) Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần/

20/ Tiêu chuẩn bản thân: Không ai tin người nói suông, , nhưng họ cần nhìn thấy việc làm/ chúng ta phải chứng tỏ như là người đã từng tiếp cận, từng gặp gỡ, từng kết thân với Ngài/ và phải chứng tỏ mình đang có Chúa trong lòng,  như Thánh Phaolô đã quả quyết: Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi! Chúng ta phải dám làm chứng cho Chúa như Yoan đã làm/

21/ Đừng giới thiệu Chúa cách chủ quan, là vẽ Chúa theo ý mình muốn,  như dân Do Thái ngày xưa đúc Bò vàng mà thờ, rồi bảo đó là Thiên Chúa của họ/ thời đại hôm nay con người đang thờ chính mình, họ đang thờ cái bụng của họ/

22/ Giới thiệu Chúa bằng hình ảnh chung chung: Nhiều người cho rằng đạo nào cũng tốt, lập luận như thế có nghĩa là: Chúa Yesus không phải là Đấng cứu độ duy nhất nữa, bởi vì những vị đạo sĩ, những Thánh hiền kia không thể cứu ai cả, họ chỉ cổ vỏ cho một lối sống đạo đức theo bản năng nhân sinh/ còn Đức Ki-tô  mới chính là Đấng cứu độ/

23/ Chúng ta cần phản biện ý này khi trình bày một gia đình tân tòng mà trong đó mỗi người  theo mỗi đạo khác nhau và cho rằng đạo nào cũng tốt/

24/ Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, chúng ta mới có thể miệt mài làm công việc giới thiệu Chúa/ Muốn giới thiệu, phải biết rành, muốn rành phải học mãi/ phải thực tập mãi/

25/ Giới thiệu là một món nợ vay cần phải trả, ngày nào còn là Kitô hữu, ta còn phải giới thiệu Chúa.

26/ Giới thiệu như một cách dấn thân, làm chứng, nhưng sức mình không làm nổi, cần phải xin ơn trợ giúp và cộng tác với ơn Thánh của Chúa Thánh Thần.

KẺBẤTXỨNG / GiuseLuca, Kt Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1686
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  2761
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11408170
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top